Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

ĐỀ ÁN NÂNG CẤP TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN 2017-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.31 KB, 55 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

DỰ THẢO

ĐỀ ÁN
NÂNG CẤP TRUNG TÂM KỸ THUẬT
TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
GIAI ĐOẠN 2017-2020

Bắc Giang, tháng 4 năm 2016
1


Phần I
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH 13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc
hội;
- Quyết định số 317/QĐ-TTg ngày 15 tháng 03 năm 2012 của Thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt đề án nâng cao năng lực của Trung tâm Ứng dụng
tiến bộ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Quyết định số 269/2015/QĐ-TTg ngày 02 tháng 03 năm 2015 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Thông tư số 04/2010/TT-BKBXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ xây
Dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 22/2012/TT-BKHCN ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ
Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện đề án nâng
cao năng lực của Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm


Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc các tỉnh, Thành phố trực thuộc
trung ương;
- Thông tư 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2;
- Kế hoạch 2922/KH-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Bắc Giang về việc thực hiện chiến lược phát triển Khoa học và Công
nghệ tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 (giai đoạn 2016-2020);
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII, nhiệm
kỳ 2015-2020;
- Kế hoạch số 167/KH-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bắc Giang về việc phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 5 năm 2016-2020;
- Quyết định số 744/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc ban hành chương trình công tác của Ủy
ban nhân dân tỉnh năm 2016.

2


2. Căn cứ thực tiễn
2.1. Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Chi cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Giang được thành lập theo Quyết định
418/QĐ-UBND ngày 31/10/2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang:
2.1.1 Chức năng của Trung tâm
Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các
hoạt động sự nghiệp khoa học và công nghệ khác theo quy định.
2.1.2. Nhiệm vụ của Trung tâm
Nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất
lượng, gồm:

Tổ chức thực hiện công tác giám định, kiểm định phương tiện đo, trang thiết
bị, chuẩn đo lường theo yêu cầu công vụ của các cơ quan chức năng phục vụ quản
lý Nhà nước về đo lường trên địa bàn tỉnh;
Tổ chức việc thử nghiệm, đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa phục vụ
công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra của các cơ quan chức năng về chất lượng sản
phẩm, hàng hóa sản xuất, hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa lưu
thông trên thị trường;
Hỗ trợ kỹ thuật phục vụ cơ quan chức năng thực hiện việc thanh tra, kiểm
tra chuyên ngành về đo lường và chất lượng sản phẩm háng hóa theo kế hoạch
được cấp thẩm quyền phê duyệt;
Duy trì độ chính xác và tính pháp lỹ của các loại chuẩn đo lường của tỉnh
giao cho Trung tâm quản lý và sử dụng;
Tham gia xây dựng kế hoạch: phát triển tiềm lực hoạt động tiêu chuẩn đo
lường chất lượng của tỉnh; chương trình, đề án, dự án... phục vụ việc quy hoạch.
Các nhiệm vụ về tư vấn, dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường chất
lượng, gồm:
Tổ chức thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, sửa chữa các phương tiện đo,
chuẩn đo lường. Thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa đáp ứng các yêu cầu
cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh;

3


Tổ chức thực hiện các dịch vụ, tư vấn về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng
sản phẩm, hàng hóa và các dịch vụ khoa học và công nghệ khác theo quy định
như:
- Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật; về tiêu chuẩn đo lường chất
lượng sản phẩm, hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân;
- Lập hồ sơ mời thầu, giám sát thi công, lắp đặt các trang thiết bị khoa học
và kỹ thuật thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng;

- Xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quẩn
lý tiên tiến như: TCVN ISO 9001:2008, TCVN 22000:2007, ISO 1400, GMP,
HACCP, 5S, ….
- Tổ chức các lớp đào tạo và hướng dẫn về xây dựng, áp dụng các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý tiên tiến và các công cụ quản lý;
Tổ chức thực hiện công tác chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn. Chứng nhận hệ
thống quản lý tiên tiến trong các lĩnh vực, phạm vi được công nhận;
Triển khai thực hiện các chương trình, đề tài, dự án thuộc lĩnh vực tiêu
chuẩn, đo lường, chất lượng;
Tổ chức các hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực có liên quan theo
quy định của pháp luật;
Liên doanh, liên kết sản xuất, cung ứng dịch vụ với các tổ chức và cá nhân
trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở khoa học và Công nghệ giao
và Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giao.
2.2. Thực trạng hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, thử
nghiệm chất lượng hàng hóa của tỉnh Bắc Giang.
Trên địa bàn tỉnh có 03 đơn vị được công nhận khả năng kiểm định, 15
phòng thử nghiệm thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Các đơn vị được công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo có các lĩnh
vực đo trùng nhau, hai đơn vị là Công ty Điện lực Bắc Giang và Công ty Cổ phần
Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc được công nhận khả năng kiểm định về áp kế, công
tơ điện nhưng chỉ phục vụ kiểm định nội bộ trong hai công ty.
Các phòng thử nghiệm thuộc doanh nghiệp chỉ phục vụ cho việc kiểm tra
chất lượng trong quá trình sản xuất và công việc nội bộ của doanh nghiệp.
4


Các phòng thử nghiệm thuộc các cơ quan quản lý chuyên ngành cơ bản đáp

ứng được các yêu cầu phục vụ quản lý Nhà nước theo ngành dọc về các lĩnh vực
môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, bệnh phẩm, dược phẩm, hóa mỹ phẩm, vật
liệu xây dựng, chất lượng công trình... tuy nhiên lĩnh vực thử nghiệm nhóm hàng
hóa phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật và nhóm hàng hóa do do
Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý chưa có đơn vị nào đủ khả năng thử nghiệm.
Lĩnh vực hiệu chuẩn phương tiện đo trên địa bàn tỉnh chưa có đơn vị nào có
đủ năng lực thực hiện.
2.3. Thực trạng năng lực kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, thử nghiệm
chất lượng hàng hóa của Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Khả năng kiểm định của Trung tâm mới chỉ đáp ứng được nhu cầu kiểm
định phương tiện đo sử dụng trong mua bán, giao dịch thương mại, dịch vụ khám
chữa bệnh như: công tơ điện xoay chiều 1 pha và 3 pha kiểu cảm ứng, đồng hồ
nước lạnh cơ khí, cột đo xăng dầu, taximet, cân các loại, huyết áp kế, áp kế ô xy,
Phương tiện đo điện tim, máy chụp X-Quang; chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ quản
lý Nhà nước và nhu cầu kiểm định, hiệu chuẩn các loại phương tiện đo hiện đại sử
dụng trong các công ty, nhà máy sản xuất hàng hóa trên địa bàn như: các phương
tiện đo độ dài, nhiệt độ, độ ẩm, lực, độ cứng, an toàn điện, điện trở, điện áp, dòng
điện.
Hệ thống chuẩn, trang thiết bị của Trung tâm hầu hết đều thiếu đồng bộ, lạc
hậu, chủ yếu là các thiết bị thế hệ cũ, đơn lẻ nên chỉ đáp ứng kiểm định được các
phương tiện đo có độ chính xác thấp; số lượng, loại phương tiện đo kiểm định
được còn rất hạn chế đạt 18/60 loại phương tiện đo phải kiểm định, thuộc 5/9 lĩnh
vực đo theo quy định của thông tư 23/2013/TT-BKHCN.
Trang thiết bị thử nghiệm chỉ thử nghiệm được các chỉ tiêu đơn giản, chưa
thử nghiệm đủ các chỉ tiêu cần thiết đối với một loại sản phẩm như mẫu than 04
chỉ tiêu ( nhiệt, bốc, ẩm, tro), chỉ phân tích được một số chỉ tiêu số ít các sản phầm
hàng hóa gồm rượu trắng, rượu màu, nước mắm, nước chấm, mì chính, đồ chơi trẻ
em chỉ hạn chế ở kiểm tra độc tố. Các sản phẩm thuộc ngành khoa học quản lý
như điện, điện tử, xăng dầu, vàng trang sức chưa có trang thiết bị để phân tích, thử
nghiệm.

Thời gian qua, có nhiều loại phương tiện đo cần kiểm định, nhiều mẫu hàng
hoá cần thử nghiệm nhanh, chính xác các chỉ tiêu về chất lượng để phục vụ công
tác thanh tra, kiểm tra hàng hoá lưu thông hay nhu cầu thử nghiệm của doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn vẫn phải gửi mẫu đến các Trung tâm
5


thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc tỉnh bạn để kiểm định, thử
nghiệm.
Trên cơ sở đánh giá phân tích thực trạng năng lực về đo lường, thử nghiệm
của Trung tâm và các tổ chức trên địa bàn tỉnh. Sở Khoa học và Công nghệ nhận
thấy việc nâng cấp Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phục vụ
quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trên địa bàn tỉnh là cần
thiết, đặc biệt là các lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Khoa học và
Công nghệ và lĩnh vực phục vụ sản xuất nông nghiệp thiết yếu của tỉnh.

Phần II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN PHƯƠNG
TIỆN ĐO, THỬ NGHIỆM CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA VÀ DỰ BÁO NHU
CẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ
NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐƠN VỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo
Trên địa bàn tỉnh, ngoài Trung tâm có 02 đơn vị được công nhận khả năng
kiểm định phương tiện đo là:
1.1. Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
Được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng công nhận khả năng kiểm
định các loại phương tiện đo gồm:
- Áp kế từ 0 đến 700 bar.
- Cân thông dụng các loại.

- Quả cân đến 20 kg, cấp chính xác đến M1.
Hàng năm Công ty thực hiện kiểm định khoảng 1200 phương tiện đo các
loại, không thực hiện kiểm định bên ngoài.
1.2. Trung tâm Thí nghiệm điện Miền Bắc- Chi nhánh Bắc Giang
Trung tâm được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng công nhận khả
năng kiểm định các phương tiện đo gồm:
- Công tơ điện xoay chiều 01 pha kiểu cảm ứng, điện tử đến cấp chính xác 0,5.
6


- Công tơ điện xoay chiều 03 pha kiểu cảm ứng, điện tử đến cấp chính xác 0,5.
- Biến dòng đo lường có cấp chính xác 0,1.
- Biến áp đo lường cấp chính xác 0,2.
Hàng năm công ty thực hiện kiểm định khoảng từ 80.000 đến 100.000
phương tiện đo .
Tuy nhiên hai công ty chỉ đáp ứng được nhu cầu kiểm định nội bộ trong
ngành, lĩnh vực của mình, không phục vụ được nhu cầu kiểm định của tổ chức, cá
nhân bên ngoài.
1.3. Hiệu chuẩn phương tiện đo
Chưa có đơn vị nào đủ khả năng hiệu chuẩn phương tiện đo.
2. Lĩnh vực thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay có 15 phòng thử nghiệm, trong đó có
06 phòng thử nghiệm thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, 09
phòng thử nghiệm thuộc các doanh nghiệp. Tập trung vào các lĩnh vực sau:
2.1. Lĩnh vực vật liệu xây dựng
Có các phòng thử nghiệm của các đơn vị: Trung tâm Kiểm định chất lượng
công trình, địa chỉ số 01, đường Hùng Vương, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc
Giang; Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng và kiểm định xây dựng Bắc Giang Đồng Cửa, Trần Phú, Bắc Giang; Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Bắc
Giang - đường Đàm Thuận Huy, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang; Công ty
Cổ phần Tư vấn Xây dựng Bắc Giang - Trần Nguyên Hãn, Thành phố Bắc Giang;

Công ty TNHH Thương mại Toàn Cương - Đạo Nam, Việt Yên, Bắc Giang; Công
ty Cổ phần Ngôi Sao Bắc Giang - Tân Dĩnh, Lạng Giang, Bắc Giang.
Các phòng thử nghiệm này chủ yếu thử nghiệm các chỉ tiêu về cơ lý tính
của nhóm sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng.
2.2. Lĩnh vực xăng dầu
Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có Phòng thử nghiệm nào được công nhận
VILAS về thử nghiệm chất lượng xăng dầu. Mới chỉ có 02 đơn vị là Công ty xăng
dầu Hà Bắc và Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang có thiết bị kiểm tra nhanh
chỉ số Cetan và Octane trong xăng và dầu.
2.3. Lĩnh vực sản phẩm điện, điện từ
Công ty Điện lực Bắc Giang thực hiện thử nghiệm các loại thiết bị điện bao
gồm: máy biến áp, máy biến dòng điện trung áp, máy biến dòng điện hạ áp, tụ
7


điện, sứ cách điện, máy cắt điện, dao cách ly, áp tô mát 03 pha, áp tô mat 01 pha,
cáp trung áp, cáp hạ áp, cáp vặn xoắn, dây dẫn trần, rơ le dòng điện, rơ le dòng
điện cảm ứng, rơ le điện áp, rơ le trung gian, tín hiệu, rơ le thời gian, đồng hồ đo
lường, dây cách điện, sào cách điện, găng, ủng, thảm cách điện, bút thử điện.
2.4. Lĩnh vực phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật
Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Đặc Khu Hope Việt Nam- khu công
nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Thử nghiệm các chỉ tiêu về
thức ăn chăn nuôi phục vụ sản xuất của công ty. Không thử nghiệm bên ngoài.
Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc thử nghiệm các chỉ tiêu
phân bón phục vụ quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa của công ty. Không thử
nghiệm bên ngoài.
2.5. Lĩnh vực thử nghiệm khoáng sản
Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc phân tích, thử nghiệm các
chỉ tiêu của mẫu than phục vụ việc sản xuất, kinh doanh của Công ty.
2.6. Lĩnh vực môi trường

Trung tâm Quan Trắc Môi trường - số 158, đường Xương Giang, thành phố
Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang được công nhận VILAS 395 thử nghiệm các chỉ tiêu về
đất, nước, môi trường.
2.7. Lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm
Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh thử nghiệm các chỉ tiêu về hóa thực phẩm,
nước, môi trường, bệnh phẩm gồm 194 chỉ tiêu trong đó có các lĩnh vực cụ thể là:
Hóa lý nước (37 chỉ tiêu); Hóa lý thực phẩm (115 chỉ tiêu); Môi trường không khí
(13 chỉ tiêu); Vi sinh nước (13 chỉ tiêu); Vi sinh thực phẩm (16 chỉ tiêu).
Trung tâm Kiểm nghiệm Bắc Giang thực xác định chất lượng thuốc, mỹ
phẩm, thực phẩm chức năng.
2.8. Lĩnh vực giống, cây trồng
Công ty Cổ phần giống cây trồng Bắc Giang - số 13, đường Giáp Hải, thành
phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang được công nhận LAS - NN 72 các chỉ tiêu về hạt
giống lúa như: độ khô, độ sạch, độ lẫn giống, độ nảy mầm, độ lẫn tạp…
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU
CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
1. Hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, thử nghiệm chất
lượng sản phẩm hàng hóa
8


1.1. Về hoạt động kiểm định phương tiện đo
Trung tâm được giao quản lý, sử dụng 41 loại thiết bị kiểm định. Từ khi
thành lập đến nay, Trung tâm đã thực hiện kiểm định khoảng 50.000 phương tiện
đo các loại gồm: công tơ điện, đồng hồ nước lạnh, cột đo xăng dầu, cân ô tô, cân
kỹ thuật, cân đồng lò xo các loại, Tacximet, áp kế lò xo, huyết áp kế. Số lượng
phương tiện đo được kiểm định đã góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bảo về
quyền lợi người tiêu dùng.
Từ năm 2016 Trung tâm thực hiện kiểm định đối chứng công tơ điện xoay
chiều kiểu cảm ứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang theo chỉ định của Tổng cục Tiêu

chuẩn Đo lường Chất lượng. Kế hoạch năm 2016 Trung tâm kiểm định đối chứng
9.000 công tơ 1 pha và 610 công tơ 3 pha.
Bên cạnh những kết đạt được, hoạt động kiểm định ở Trung tâm còn một số
hạn chế, cụ thể là:
- Chỉ mới kiểm định trong phạm vi được công nhận khả năng kiểm định 5
lĩnh vực trong tổng số 9 lĩnh vực (gồm các lĩnh vực: độ dài, khối lượng, dung tích
lưu lượng, áp suất, nhiệt độ độ ẩm, hóa lý, điện điện từ, quang học) phương tiện
đo bắt buộc phải kiểm định nhà nước theo Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày
26/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ; trong 05 lĩnh vực này chỉ đủ khả năng
kiểm định 18/60 loại phương tiện đo thông dụng có cấp chính xác thấp.
- Chỉ đạt năng lực kiểm định một số phương tiện đo nhóm II, chưa đạt năng
lực hiệu chuẩn, hiệu chuẩn, đo thử nghiệm các phương tiện đo nhóm I.
- Hệ thống chuẩn công tác chưa đủ đáp ứng năng lực kiểm định nhiều loại
phương tiện đo quy định phải kiểm định:
+ Lĩnh vực khối lượng: Chưa kiểm định được cân phân tích, cân băng tải
+ Lĩnh vực điện, điện từ: Chưa kiểm định được công tơ 3 pha kiểu điện tử
nên chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về kiểm tra đo
lường, kiểm định đối chứng công tơ của Công ty Điện lực Bắc Giang.
+ Lĩnh vực nhiệt độ, độ ẩm: công tác quản lý và kiểm định, hiệu chuẩn trên
địa bàn còn chưa được đầu tư máy móc, thiết bị. Trong khi đó, có hàng nghìn
phương tiện đo thuộc lĩnh vực này cần được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định.
+ Lĩnh vực đo độ dài: chỉ kiểm định được Taximet, chưa kiểm định được
thước cuộn.
+ Lĩnh vực đo quang học: chưa kiểm định được phương tiện độ dọi, phương
tiện đo tiêu cự kính mắt.
9


- Các chuẩn đo lường và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kiểm định
phần lớn được trang bị từ trước năm 2000. Do vậy đa số các chuẩn đo lường và

thiết bị đã cũ, nhiều chuẩn đã hết khấu hao, không đồng bộ và lạc hậu so với
chuẩn, thiết bị đo lường công nghệ mới hiện nay, không đáp ứng được yêu cầu
quản lý Nhà nước về đo lường.
(Chi tiết Trang thiết bị, chuẩn của Trung tâm trình bày tại phục lục 1.
Chi tiết năng lực kiểm định của Trung tâm trình bày phụ lục 2).
1.2. Hoạt động hiệu chuẩn phương tiện đo
Hoạt động hiệu chuẩn là hoạt động đặc thù của lĩnh vực đo lường nhằm
truyền dẫn chuẩn, đánh giá độ chính xác đạt được của loại phương tiện đo. Trên
thực tế, hoạt động hiệu chuẩn đã được triển khai có hiệu quả ở một số Trung tâm
của tỉnh bạn như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh…
Trung tâm chưa được trang bị các chuẩn để thực hiện công tác hiệu chuẩn,
nên chưa có năng lực hiệu chuẩn phương tiện đo.
1.3. Hoạt động thử nghiệm chất lượng hàng hóa
Trung tâm được giao quản lý, sử dụng 12 thiết bị thử nghiệm hàng năm
Trung tâm đã thử nghiệm hàng nghìn mẫu hàng hóa phục vụ quản lý Nhà nước và
nhu cầu thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa của các tổ chức, cá nhân.
Khả năng thử nghiệm của Trung tâm thực hiện được các chỉ tiêu đơn giản
của các sản phẩm hàng hóa: nước mắm, mì chính, rượu trắng, rượu mùi, mẫu than,
kiểm tra phát hiện độc tố trong đồ chơi trẻ em, hàng gia dụng.
(Chi tiết về trang thiết bị thử nghiệm của Trung tâm trình bày tại phụ lục 3.
Chi tiết năng lực thử nghiệm của Trung tâm trình bày tại phụ lục 4).
Một số tốn tại, hạn chế:
- Khả năng thử nghiệm của Trung tâm chỉ đáp ứng một số yêu cầu của
khách hàng, nên phần lớn hoạt động thử nghiệm là mẫu than và chỉ dừng lại ở một
vài chỉ tiêu đơn giản (như độ ẩm, hàm lượng tro, chất bốc, nhiệt năng ). Trong khi
đó, có nhiều chỉ tiêu cần phải phân tích thử nghiệm để đánh giá chất lượng hàng
hóa phục vụ quản lý chất lượng của các doanh nghiệp và công tác quản lý Nhà
nước về chất lượng hàng hóa thì chưa thực hiện được.
- Hoạt động thử nghiệm của Trung tâm còn hạn chế so với yêu cầu về quản
lý Nhà nước, yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội hiện nay, cụ thể:


10


+ Chưa thử nghiệm được các chỉ tiêu của 07 nhóm sản phẩm, hàng hoá đã
có quy chuẩn và thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Khoa học và công nghệ:
xăng, nhiên liệu điêzen, đồchơi trẻ em, mũ bảo hiểm, các sản phẩm điện, điện tử,
nhiên liệu sinh học gốc (Etanol trộn vào xăng, điêzen sinh học gốc B100), vàng
trang sức mỹ nghệ.
+ Chưa thử nghiệm được các chỉ tiêu chất lượng của các nhóm sản phẩm về
nông sản, thực phẩm, thuỷ sản … là những sản phẩm có số lượng sản xuất, tiêu thụ
lớn, thiết yếu trên địa bàn.
+ Chưa thử nghiệm được chất lượng sản phẩm hàng hóa: phân bón, thức ăn
chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm
nông nghiệp như cây trồng, vật nuôi là sản phẩm đặc trưng vùng miền và là sản
phẩm thế mạnh sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
+ Các máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác thử nghiệm hầu hết được
trang bị từ những thập kỷ trước, đầu tư không đồng bộ nên đã lạc hậu. Cơ sở vật
chất phục vụ thử nghiệm hàng năm được đầu tư rất hạn chế, không thể đảm bảo
việc thử nghiệm một mẫu hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
2. Hiện trạng trụ sở làm việc của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng
Hiện tại trụ sở làm việc của Trung tâm được bố trí trong trụ sở của Sở Khoa
học và Công nghệ tại số 71 đường Nguyễn Văn Cừ, Thành Phố Bắc Giang, tỉnh
Bắc Giang. Tổng số phòng làm việc và diện tích Trung tâm được sử dụng như sau:
- Phòng giao nhận phương tiện đo: 17m2.
- Phòng kiểm định đo lường điện : 17m2.
- Phòng để chuẩn khối lượng M1, chuẩn dung tích, chuẩn áp suất - huyết áp
kế, chuẩn độ dài: 17m2.
- Phòng chuẩn kiểm định đồng hồ đo nước : 17m2.

- Phòng Thử nghiệm- Tư vấn: 17m2.
- Phòng Hành Chính-Tổng Hợp, phó Giám Đốc: 17m2.
- Phòng Thí nghiệm: 17m2.
Tổng số: 07 phòng với diện tích là 119m2.
Hiện tại với số phòng làm việc hiện có Trung tâm chưa đủ để sắp sếp làm
việc theo từng lĩnh vực chuyên môn đặc thù nên vẫn còn tình trạng một phòng bố
trí nhiều lĩnh vực.
11


3. Hiện trạng nhân sự của Trung tâm
Trung tâm Kỹ thuật được giao 06 biên chế, ngoài ra Trung tâm còn được sử
dụng lao động hợp đồng theo nhu cầu công việc. Hiện số biên chế thực tế của đơn
vị là 05, thiếu 01 biên chế. Để đáp ứng yêu cầu công việc trên cơ sở được sự đồng
ý của lãnh đạo sở Trung tâm ký hợp đồng lao động với 06 lao động hợp đồng thực
hiện nhiệm vụ kiểm định, thử nghiệm.
Về cơ cấu trình độ học vấn Trung tâm hiện có: 08 trình độ đại học, 01 cao
đẳng , 01 Trung cấp, 01 công nhân kỹ thuật. Về chuyên môn nghiệp đơn vị hiện có
02 kỹ sư cơ khí, 01 kỹ sư điện điện tử, 01 kỹ sư tự động hóa, 01 kỹ sư hóa, 01 cử
nhân chuyên ngành hóa phân tích, 02 cử nhân kinh tế, kế toán và 02 Trung cấp
chuyên ngành điện.
Nhìn chung với số nhân sự hiện có của Trung tâm chỉ đáp mới chỉ đáp ứn
được về đo lường một số phương tiện đo có chính xác thấp và thử nghiệm các chỉ
tiêu đơn giản và số ít mẫu hàng hóa. Nhân lực hiện có của Trung tâm chưa đáp
ứng được yêu cầu nâng cao năng lực kiểm định, thử nghiệm đặt ra.
III. DỰ BÁO NHU CẦU KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN PHƯƠNG TIỆN
ĐO, THỬ NGHIỆM CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN
2016-2020
1. Nhu cầu thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hoá
1.1. Lĩnh vực xăng dầu

Tỉnh Bắc Giang hiện có 271 cửa hàng kinh doanh xăng dầu đang hoạt động
(theo số liệu kiểm định các cửa hàng kinh doanh xăng dầu năm 2015 của Trung
tâm), theo quy hoạch của tỉnh đến năm 2020 có 307 cửa hàng. Trong những năm
gần đây, hàng năm lượng xăng dầu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh ước tính ~ 80.000 m 3/
tháng, ~ 960.000 m3/ năm. Trong thời gian qua nhiều cơ quan, đơn vị quản lý nhà
nước trên toàn quốc đã phát hiện những trường vị phạm, gian dối số lượng, chất
lượng trong kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng cho nên việc thử nghiệm các chỉ
tiêu chất lượng xăng dầu nhập khẩu và lưu thông trên thị trường góp phần nâng
cao hiệu quả hiệu lực của cơ quan quản lý Nhà nước về quản lý những mặt hàng
này.
1.2. Lĩnh vực điện, điện từ
Tính đến 31/12/2014 tỉnh Bắc Giang có 61 doanh nghiệp sản xuất lắp ráp
linh kiện điện tử (theo số liệu Phòng Thống kê Công nghiệp- Cục Thống kê).
Thông thường mỗi doanh nghiệp này có trên dưới 10 phương tiện đo điện các loại
12


nên có đến hàng trăm phương tiện đo điện các loại cần hiệu chuẩn, đo thử nghiệm
hàng năm.
Để thực hiện tốt quy hoạch phát triển mạng lưới điện năng của tỉnh cần đầu
tư các thiết bị, khí cụ điện phục vụ cho việc sản xuất điện hoặc truyền tải điện cao
áp, hạ áp… các thiết bị, khí cụ điện trang bị phải thử nghiệm các chỉ tiêu chất
lượng cũng như các chỉ tiêu tiêu kỹ thuật, an toàn điện của các máy biến áp điện
lực; rơ le điện; máy phát điện; động cơ điện; sứ cách điện; cáp điện; khí cụ điện;
van chống sét; aptomát; điện trở tiếp đất, dầu cách điện…theo các tiêu chuẩn quốc
tế IEC. Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử: sản xuất pin, sạc pin,
tai nghe, mạch nguồn, pin năng lượng mặt trời, .. trong quá trình sản xuất lắp ráp
cần kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm như: thiết bị
đo dòng điện, đo dòng rò, đo điện trở, đo điện áp....
1.3. Lĩnh vực phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật

Theo số liệu thống kê (phòng Thống kê Công nghiệp - Cục Thống kê) năm
2014 sản lượng sản xuất mặt hàng phân bón, thức ăn chăn nuôi của tỉnh đạt:
117.511 tấn thức ăn gia súc, 45.157 tấn thức ăn gia cầm, 187.101 tấn Urê, 28.780
tấn NPK và 19.997 tấn phân bón khác.
Theo số liệu (phòng Thống kê Thương mại - Cục Thống kê) năm 2014 trên
địa bàn tỉnh nhóm sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu ước đạt giá trị khoảng 2.662
tỷ.
Theo Báo cáo kết quả hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng
giả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014-2015 (Báo cáo số 58/BC-SNN,
ngày 11/3/2016) của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Giang. Trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang hiện có 3.426 cơ sở, đơn vị sản xuất kinh doanh, trong đó:
Thức ăn chăn nuôi có 600 cửa hàng; thuốc thú y 635 cửa hàng; hơn 100 cơ sở ấp
nở, kinh doanh con giống; 02 cơ sở giết mổ; 60 cơ sở chăn nuôi tập trung và 09 cơ
sở thu gom, bảo quản sản phẩm động vật; 08 cơ sở cung ứng giống vật nuôi; 13
Công ty sản xuất, 04 công ty phân phôi và 800 cơ sở kinh doanh phân bón; 1.150
cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; 10 công ty và 02 nhà phân phối giống cây
trồng nông nghiệp; 20 cơ sở sản xuất, cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp; 13 cơ
sở sản xuất cung ứng giống thủy sản. Ngoài ra Bắc Giang tiếp giáp với tỉnh Lạng
Sơn, có đường quốc lộ I đi qua cũng là nơi trung chuyển hàng hóa, từ Lạng Sơn về
Hà nội vào các tỉnh phía nam. Đồng thời cũng là đầu mối để hàng hóa của Trung
Quốc đưa vào Việt nam tiêu thụ, trong đó có nhiều loại hàng hóa là vật tư nông
nghiệp kém chất lượng, vi phạm nhãn mác, hàng không rõ nguồn gốc và tình trạng
vận chuyển gia súc, gia cầm, vật nuôi, sản phẩm động vật nhập lậu chưa qua kiểm
13


dịch thú y và kiểm dịch thực vật làm ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp
và an toàn thực phẩm trong nước.
Hàng năm các đoàn thanh tra, kiểm tra về nhóm sản phẩm hàng hóa: phân
bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực phải gửi các mẫu hàng hóa đi thử

nghiệm ở Hà Nội.
2. Nhu cầu kiểm định, hiệu chuẩn các phương tiện đo
2.1. Lĩnh vực đo điện, điện từ
Năm 2015 Trung tâm kiểm định 8.559 công tơ điện 1 pha, 816 công tơ 3
pha theo kế hoạch bàn giao các Hợp tác xã điện năng cho ngành điện số lượng
công tơ kiểm định cho các Hợp tác xã sẽ giảm. Năm 2016 đến năm 2018 Trung
tâm thực hiện kiểm định đối chứng công tơ điện cho Công ty Điện lực Bắc Giang.
Kế hoạch năm 2016 kiểm định 9.000 công tơ điện 1 pha và 610 công tơ điện 3
pha. Trong các năm tiếp theo số lượng công tơ điện kiểm định đối chứng sẽ tăng
(số công ty kiểm định đối chứng bằng 10% tổng số công tơ kiểm định/ năm của
Công ty Điện lực) theo tiến độ tiếp quản các Hợp tác xã điện của ngành điện.
Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân việc trang bị máy điện tim,
điện não sử dụng trong các Bệnh viện đa khoa, Trung Y tế dự phòng, Bệnh viện tư
nhân, Phòng Khám đa khoa trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng lên.
2.2. Lĩnh vực đo độ dài
Theo thống kê trên trang wedsite của các Khu công nghiệp, tỉnh Bắc Giang
hiện có khoảng 200 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn về các lĩnh vực
điện tử, cơ khí, may mặc, sản xuất gỗ, sản xuất nhựa, sản xuất giấy tính ra có đến
hàng nghìn phương tiện đo đo độ dài cần kiểm định, hiệu chuẩn hàng năm để phục
vụ sản xuất trong các nhà máy, phân xưởng.
Phương tiện đo độ dài cần kiểm định, hiệu chuẩn gồm các loại chủ yếu sau:
- Các dụng cụ đo kích thước hình dáng, hình học xác định độ chính xác gia
công của các sản phẩm của ngành gia công chế tạo cơ khí, lắp ráp cơ khí, điện tử,
may mặc... gồm: panme, thước cặp, thước đo góc, thước lá, thước nhét...
- Thước cuộn: các loại thước cuộn từ 01m, 05m, 20m đến 100m được sử
dụng rất phổ biến trong ngành xây dựng, giao thông.
2.3. Lĩnh vực đo nhiệt độ, độ ẩm.
Phương tiện đo nhiệt độ cần kiểm định, hiệu chuẩn có các loại chủ yếu sau:

14



- Các nhiệt kế điện trở, nhiệt kế bức xạ, cặp nhiệt điện công nghiệp các loại
đến 1.200oC, đồng hồ đo nhiệt độ, độ ẩm được sử dụng rộng rãi trong các ngành
công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đúc kim loại, chế biến thực phẩm, nhuộm
hấp vải, sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử, công ty dược, quầy thuốc, ...
- Các nhiệt kế thuỷ tinh chất lỏng các loại đến 600 oC sử dụng phổ biến trong
việc đo nhiệt độ môi trường; các thiết bị đo nhiệt (nhiệt kế y học, tủ lưu giữ
vacxin) sử dụng trong lĩnh vực Y tế.
Tỉnh Bắc Giang có 473 quầy thuốc, 68 nhà thuốc, 223 đại lý thuốc, 03 cơ sở
buôn bán dược liệu, 02 bệnh viên tư nhân (số liệu phòng Quản lý Y dược - Sở Y
tế) và các Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện, tỉnh. Có đến hàng nghìn đồng hồ đo
nhiệt độ độ ẩm sử dụng trong các quầy thuốc, công ty dược, các phòng thí nghiệm
cần duy trì nhiệt độ độ ẩm ở các nhà máy. Có đến hàng trăm các đồng hồ hiện thị
nhiệt độ ở các máy, thiết bị; các đầu dò đo nhiệt độ ở các lò lò luyện kim, lò đốt;
súng bắn nhiệt... ở các công ty, nhà máy sản xuất trên địa bàn.

Phần III
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu chung
Đầu tư đồng bộ trang thiết bị và cơ sở vật chất để nâng cao năng lực hoạt
động của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, đáp ứng được
nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng và thực hiện dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, thử nghiệm
chất lượng hàng hóa trên địa tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, đo thử nghiệm
Đến năm 2020 năng lực đo lường của Trung tâm đạt:
- Đáp ứng yêu cầu phục vụ quản lý Nhà nước về đo lường, kiểm định 34
loại phương tiện đo nhóm II gồm các lĩnh vực đo độ dài, khối lượng, dung tích,

nhiệt độ, điện, điện từ, áp suất.
- Hiệu chuẩn, đo thử nghiệm 25 loại phương tiện đo nhóm I gồm các lĩnh
vực đo: độ dài, nhiệt độ, độ ẩm, điện...
2.2. Lĩnh vực thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa

15


Đến năm 2020 năng lực Phòng Thử nghiệm - Tư vấn chất lượng của Trung
tâm đạt:
- Được chỉ định Phòng thử nghiệm phân bón - do Bộ Công thương quyết
định;
- Được chỉ định Phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi - do Bộ Nông nghệp
và Phát tiển Nông thôn quyết định;
- Được chỉ định Phòng thử nghiệm thuốc bảo vệ thực vật - do Bộ Nông
nghệp và Phát tiển Nông thôn quyết định;
- Được công nhận Vilas thử nghiệm các chỉ tiêu xăng dầu của Bộ Khoa học
và Công nghệ.
2.3. Đào tạo đội ngũ kiểm định viên, thử nghiệm viên
Đào tạo các kiểm định viên, thử nghiệm viên đảm bảo sử dụng, vận hành
thành thạo các thiết bị được đầu tư, đáp ứng yêu cầu việc xin công nhận khả năng
kiểm định và chỉ định phòng thử nghiệm bởi các cơ quan chức năng.

Phần IV
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
Từ thực trạng của hoạt động kiểm định phương tiện đo, thử nghiệm chất
lượng chất lượng hàng hóa; dự báo nhu cầu kiểm định, thử nghiệm trên địa bàn
giai đoạn 2017-2020; các tồn tại và hạn chế của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng. Đề án đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực kiểm đinh,
thử nghiệm của Trung tâm như sau:

I. ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ CHO HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH, THỬ
NGHIỆM
1. Đầu tư cho lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo
Nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng, nhu cầu kiểm định, hiệu chuẩn của các tổ chức cá nhân, thực hiện
giám định, kiểm tra đo lường đối với phương tiện đo khi được yêu cầu trên địa bàn
tỉnh. Đầu tư 34 thiết bị để kiểm định được 34 loại phương tiện đo nhóm II và hiệu
chuẩn, đo thử nghiệm được 25 loại phương tiện đo nhóm I.
1.1. Lĩnh vực đo điện, điện từ
Đầu tư 17 thiết bị, kinh phí 4.767.599.760 đồng
16


(Bằng chữ: Bốn tỷ, bảy trăm sáu bảy triệu, năm trăm chín mươi chín chín
nghìn, bảy trăm sáu mươi đồng).
(Chi tiết danh mục đầu tư các thiết bị thử nghiệm trình bày tại phụ lục 5).
1.2. Lĩnh vực đo nhiệt độ, độ ẩm
Đầu tư 09 thiết bị, kinh phí 4.707.421.400 đồng
(Bằng chữ: Bốn tỷ, bảy trăm linh bảy triệu, bốn trăm hai mươi mốt nghìn,
bốn trăm đồng).
(Chi tiết danh mục đầu tư các thiết bị thử nghiệm trình bày tại phụ lục 5).
1.3. Lĩnh vực đo độ dài
Đầu tư 08 thiết bị, kinh phí 675.174.400 đồng.
(Bằng chữ: Sáu trăm bảy mươi lăm triệu, một trăm bảy mươi tư nghìn, bốn
trăm đồng).
(Chi tiết danh mục đầu tư các thiết bị thử nghiệm trình bày tại phụ lục 5).
Trong đó:
- Năm 2017: Đầu tư thiết bị để kiểm định Công tơ 1 pha, 3 pha kiểu điện tử
phục vụ kiểm định đối chứng công tơ điện, nhu cầu của nhân dân. Thiết bị hiệu
chuẩn các phương tiện đo nhiệt độ - độ ẩm. đây là là hai loại phương tiện đo có số

lượng cần kiểm định, hiệu chuẩn nhiều trên địa bàn.
- Năm 2018: Đầu tư chuẩn, thiết bị đo độ dài để kiểm định, hiệu chuẩn
phương tiện đo độ dài: Panme, thước cặp, thước lá, thước mét, thước đo góc,
thước đo khe hở; kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo điện như: đo điện trở,
công suất, dòng điện, điện áp....
- Năm 2019: Đầu tư chuẩn, thiết bị đo nhiệt độ để kiểm định, hiệu chuẩn các
phương tiện đo: các loại nhiệt kế, đầu dò nhiệt; tủ sấy, tủ ù,lò nung...; thiết bị hiệu
chuẩn các phương tiện đo điện; xe ô tô chuyên dụng vận chuyển chuẩn, trang thiết
bị đi làm tại hiện trường.
2. Đầu tư cho lĩnh vực thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa:
Đầu tư 28 thiết bị thử nghiệm phục vụ công tác quản lý về chất lượng các
nhóm hàng hóa: phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật; xăng dầu.
2.1. Lĩnh vực phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật
Đầu tư 20 thiết bị, kinh phí 9.960.095.100 đồng.

17


(Bằng chữ: Chín tỷ, chín trăm sáu mươi triệu, không trăm chín mươi lăm
nghìn, một trăm đồng)
(Chi tiết danh mục đầu tư các thiết bị thử nghiệm trình bày tại phụ lục 6).
2.2. Lĩnh vực xăng dầu
Đầu tư 08 thiết bị, kinh phí 7.854.000.000 đồng.
(Bằng chữ: Bẩy tỷ, tám trăm năm mươi tư triệu đồng chẵn)
(Chi tiết danh mục đầu tư các thiết bị thử nghiệm trình bày tại phụ lục 6).
Trong đó:
- Năm 2017: Đầu tư 02 bộ thử nghiệm hóa hơi Hg, và Hidrid cho máy
AAS, 03 thiết bị thử nghiệm nghiệm hóa để phân tích, thử nghiệm hợp chất khó
bay hơi, chất sơ thô, chất béo và các thiết bị phụ trợ phục vụ cho hoạt động phá
mẫu để các máy AAS, Hệ thống sắc ký phân tích mẫu.

- Năm 2018: Đầu tư 02 thiết bị thử nghiệm nghiệm hóa để phân tích, thử
nghiệm các chất dễ bay hơi, phốt pho và các thiết bị phụ trợ phục vụ cho hoạt
động các máy AAS, Hệ thống sắc ký phân tích mẫu và trang thiết bị cần thiết cgho
phòng thí nghiệm.
- Năm 2020: Tập trung đầu tư các thiết bị thử nghiệm để phan tích thử nghiệm
chất lượng xăng dầu, tiếp tục đầu tư thêm một số chỉ tiêu về đò chơi trẻ em: Trị số
cetan, Trị số Octane (RON, MON, R+M/2), Hàm lượng benzen, Hàm lượng
toluen, Hàm lượng olefin, Ethanol, điểm đo chớp cháy, thành phần cất; thử nghiệm
độ sắc cạnh, vận tốc vật phóng, độ dơi va đạp, độ dò rỉ đối với đồ chơi có chứa
chất lỏng.
II. ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1. Đào tạo nhân lực
Để được công nhận khả năng kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, thử
nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa cần đào tạo kiểm định viên, thử nghiệm
viên như sau:
- Lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn dự kiến đào tạo 46 lượt kiểm định viên,
chi phí: 274.000.000 đồng.
- Lĩnh vực thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa đào tạo 08 lượt thử
nghiệm viên, chi phí: 95.600.000 đồng.
Tổng chi phí: 369.600.000 đồng
18


(Chi tiết các nội dung đào tạo trình bày tại phục lục 7).
2. Phát triển nguồn nhân lực
Tổ chức sắp xếp bộ máy hợp lý, đảm bảo nhân lực đủ điều kiện tiếp nhận và
vận hành khai thác tốt các trang thiết bị được đầu tư. Khi Dự án được phê duyệt
việc mua sắm trang thiết bị đã hoàn thành đi vào vận hành khai thác sử dụng, dự
kiến Trung tâm sẽ cần các vị trí chức danh công việc gồm: Ban Giám đốc trung
tâm 03 người, Quản lý cấp phòng 03 người, kiểm định viên 06 người, thử nghiệm

viên 05, các vị trí chức danh phụ trợ 02 người tổng cộng 20 người.
(Chi tiết vị trí chức chức danh công việc cần có của Trung tâm khi Đề án
được thực hiện trình bày phụ lục 8).
Căn cứ vào số nhân lực hiện có của Trung tâm và nhu cầu sử dụng nhân lực
khi Dự án được phê duyệt sẽ cần thêm 09 vị trí công việc với chuyên môn:
- 01 Phó Giám đốc: yêu cầu tốt nghiệp đại học, chuyên môn kỹ thuật, có
khả năng quản lý, am hiểu về lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo.
- 01 Phó Giám đốc: yêu cầu tốt nghiệp đại học, chuyên kỹ thuật, có khả
năng quản lý, am hiểu về lĩnh vực thử nghiệm, tư vấn chất lượng.
- 01 Chuyên gia tư vấn hệ thống và công cụ quản lý tiên tiến: yêu cầu tốt
nghiệp đại học, chuyên ngành kỹ thuật, hoặc sư phạm thuật, có kỹ năng thuyết
trình, thảo luận, am hiểu về các hệ thống quản lý tiên tiến.
- 02 Thử nghiệm viên: yêu cầu tốt nghiệp đại học, chuyên ngành hóa phân
tích.
- 01 Thử nghiệm viên: yêu cầu tốt nghiệp đại học, chuyên ngành công nghệ
hóa thực phẩm, Hóa vi sinh.
- 03 Kiểm định viên: yêu cầu tốt nghiệp đại học, chuyên ngành kỹ thuật về
cơ khí, điện, điện tử, kỹ thuật nhiệt, máy hóa.
IV. NGUỒN VỐN VÀ TỔNG MỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nguồn vốn
Nguồn vốn thực hiện Đề án: Kinh phí đầu tư phát triển khoa học công nghệ
hàng năm của địa phương.
2. Tổng mức đầu tư thực hiện Đề án:
Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 30.854.469.553 đồng

19


(Bằng chữ: Ba mươi tỷ, tám trăm năm mươi tư triệu, bốn trăm sáu mươi
chín nghìn, năm trăm năm mươi ba đồng)

Trong đó:
Chi phí đầu tư thiết bị : 28.624.290.660 đồng
Chi phí đào tạo : 369.600.000 đồng
Chi phí quản lý và các chi phí khác: 429.364.360 đồng
Chi phí dự phòng (5%) 1.431.214.533 đồng
Kinh phí đầu tư được phân kỳ đầu tư trong 4 năm, cụ thể:
2.1. Năm 2017
Tổng kinh phí

:

8.768.761.813 đồng.

(Bằng chữ: Tám tỷ, bẩy trăm sáu mươi tám triệu, bẩy trăm sáu mươi mốt
nghìn, tám trăm mười ba đồng).
Trong đó:
Chi phí đầu tư thiết bị

: 8.166.912.500 đồng

Chi phí đào tạo

: 71.000.000 đồng

Chi phí quản lý và các chi phí khác : 122.503.688 đồng
Chi phí dự phòng (5%) : 408.345.625 đồng
(Chi tiết danh mục thiết bị đầu tư trong năm 2017 trình bày tại phụ lục 9).
2.2. Năm 2018
Tổng kinh phí :


7.935.196.751 đồng.

(Bằng chữ: Bẩy tỷ, chín trăm ba mươi lăm triệu, một trăm chín mươi sáu
nghìn, bẩy trăm năm mươi mốt đồng).
Trong đó:
Chi phí đầu tư thiết bị

: 7.341.405.400 đồng

Chi phí đào tạo

: 116.600.000 đồng

Chi phí quản lý và các chi phí khác :
Chi phí dự phòng (5%) :

110.121.081 đồng

367.070.270 đồng

(Chi tiết danh mục thiết bị đầu tư trong năm 2018 trình bày tại phụ lục 10).
2.3. Năm 2019
20


Tổng kinh phí :

5.707.000.989 đồng.

(Bằng chữ: Năm tỷ, bẩy trăm linh bẩy triệu, không nghìn, chín trăm tám

mươi chín đồng).
Trong đó:
Chi phí đầu tư thiết bị

:

5.261.972.760 đồng

Chi phí đào tạo

: 103.000.000 đồng

Chi phí quản lý và các chi phí khác : 78.929.591 đồng
Chi phí dự phòng (5%) :

263.098.638 đồng

(Chi tiết danh mục thiết bị đầu tư trong năm 2019 trình bày tại phụ lục 11).
2.4. Năm 2020
Tổng kinh phí :

8.443.510.000 đồng.

(Bằng chữ: Tám tỷ, bốn trăm bốn mươi ba triệu, năm trăm mười nghìn
đồng chẵn).
Trong đó:
Chi phí đầu tư thiết bị

:


7.854.000.000 đồng

Chi phí đào tạo

:

79.000.000 đồng

Chi phí quản lý và các chi phí khác :
Chi phí dự phòng (5%) :

117.810.000 đồng

392.700.000 đồng

(Chi tiết danh mục thiết bị đầu tư trong năm 2020 trình bày tại phụ lục 12).
V. Tiến độ thực hiện Đề án
Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện Đề án từ năm 2017 đến 2020 từng
bước đầu tư trang thiết bị nâng cao năng lực kiểm định, thử nghiệm của Trung
tâm.
(Chi tiết tiến độ thực hiện Đề án trình bày tại phụ lục 13).
VI. Hiệu quả của Đề án
Đề án giúp Trung tâm thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ quản lý Nhà nước về
lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên địa bàn tỉnh, giúp các cơ cơ quản lý
Nhà nước chuyên ngành hoạt động hiệu quả, kịp thời hơn trong việc giám sát,
thanh tra, kiểm tra về đo lường và chất lượng hàng hóa, góp phần:

21



- Đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như quyền lợi đơn vị sản
xuất kinh doanh, hạn chế nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng thiếu định
lượng, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, ổn định thị trường;
- Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, hạn chế các hành vi tiêu cực, gian lận
thương mại, những việc làm không đúng do người sản xuất, kinh doanh chạy theo
lợi nhuận, đặc biệt là trong chế biến lương thực, thực phẩm, sử dụng phân bón,
thuốc trừ sâu;
- Đảm bảo an toàn lao động, an toàn cho người tiêu dùng trong việc xử lý
kịp thời hàng giả, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường, tạo niềm tin cho
người tiêu dùng;
- Sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vật tư, năng lượng và lao động;
đẩy mạnh ứng dụng Khoa học và Công nghệ, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà
nước, tạo động lực phát triển kinh tế địa phương trong thời kỳ Công nghiệp hóa Hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế;
- Hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và hiệu quả sản xuất kinh
doanh cho các doanh nghiệp trong tỉnh và trong vùng, nâng cao năng lực cạnh
tranh cho các sản phẩm được sản xuất trên địa bàn tỉnh.
Đề án làm tăng hiệu quả hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đối
với Trung tâm sẽ tăng nguồn thu về hoạt động dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn
phương tiện đo, thử nghiệm chất lượng hàng hóa từ đó có điều kiện cải thiện mức
lương cho viên chức lao động hợp đồng của Trung tâm, trích nộp ngân sách Nhà
nước.
Năng lực phục vụ quản lý Nhà nước của Trung tâm được nâng cao: Đảm
bảo kiểm định được 34/60 loại phương tiện đo nhóm II trên địa bàn tỉnh. Khả năng
thực hiện các chức năng hỗ trợ kỹ thuật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng đối với
các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh ngày càng lớn, tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nâng cao năng suất chất lượng
sản phẩm hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh (thông qua các hoạt động: thẩm
định, đánh giá, thử nghiệm, giám định chất lượng hàng hoá, kiểm định và hiệu
chuẩn phương tiện đo,…).
(Chi tiết khả năng kiểm định, hiệu chuẩn và thử nghiệm của Trung tâm sau

khi được đầu tư trình bày tại phụ lục 14).

22


Phần V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và các đơn vị có liên triển khai
thực hiện Đề án.
Xây dựng dự án triển khai các nội dung của Đề án, là chủ đầu tư trực tiếp
quản lý kinh phí thực hiện các nội dung của Đề án theo từng năm.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí cân đối nguồn vốn ngân sách để thực
hiện các nội dung của Đề án.
3. Sở Tài chính
Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí cân đối nguồn vốn ngân sách để đảm bảo
kinh phí thực hiện Đề án. Tham gia kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn kinh
phí nhà nước đầu tư cho Đề án.
4. Các cơ quan, đơn vị khác
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các tổ chức, các nhân liên
quan phối hợp thực hiện Đề án.
III. KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ
Đầu tư nâng cao năng lực kiểm định, thử nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng là rất cần thiết. Thông qua việc đầu tư nâng cao năng lực gắn với việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm sẽ góp phần từng bước đáp ứng kịp thời
nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang, tăng cường công tác phục vụ
quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và nhu cầu đảm bảo chất
lượng sản phẩm cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.

Tăng cường, mở rộng thêm năng lực cho Trung tâm sẽ giúp Chi cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ có cơ sở pháp lý, kết quả
chính xác, khách quan để tham mưu tốt hơn cho UBND tỉnh trong công tác quản
lý Nhà nước về hoạt động Khoa học và Công nghệ. Trong đó, có hoạt động Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội địa phương trong thời gian tới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII.

23


Sở Khoa học và Công nghệ kính trình Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang xem
xét phê duyệt Đề án./.
Bắc Giang, ngày

tháng 4 năm 2016

GIÁM ĐỐC

Nguyễn Đức Kiên

Phụ lục 1
CHUẨN, THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG CHÍNH CỦA TRUNG TÂM
24


Tên chuẩn đo
lường và phương
TT tiện kiểm định,
hiệu chuẩn, thử

nghiệm

Nước sản
xuất

Cấp/
Phạm vi đo

độ chính
xác

Năm sử Tình
dụng trạng

I Lĩnh vực đo điện

1

Thiết bị kiểm định
công tơ điện 3 pha
(công tơ mẫu số
K0073)

U: 3x220/380V;
Trung quốc I: 3x(0,1-100) A;

0,2

2002


Đã sửa
chữa
nhiều
lần

0,1

2002

Đã cũ

5

2012

Bình
thường

5

2012

Bình
thường

0,1

2015

Bình

thường

F2

1996

Đã cũ

M1

2006

Bình
thường

M1

2006

Bình
thường

F1

2006

Bình

φ: 0-360o
Phạm vi đo:


Công tơ mẫu 3 pha
2 kiểu KEND2000SX Trung Quốc

U: 3x100V;
I: 3x5A;
Xung chuẩn
8x106p/kWh

3

Mêgômet (Đo điện
trở cách điện)

Nhật

4

Mêgômet (Đo điện
trở cách điện)

Nhật

5000V/
200 G Ω
500/4000 Ω
Phạm vi đo:

5


Thiết bị kiểm định
công tơ điện lưu
Trung Quốc
động 1 pha
Kiểu: TF2100

II

U: (0 - 220)V;
I: (0 - 100)A;
φ: -900 ÷900
Xung chuẩn
3.6x107p/kWh

Lĩnh vực đo khối
lượng

6 Bộ quả cân hình trụ

Việt Nam

7

Bộ quả cân M1

Việt Nam

8

Bộ quả cân M1


Việt Nam

9 Bộ quả cân hình đa

Việt Nam

1 kg - 10 kg
20 kg, 16 tấn
(800 qủa)
5 kg (5 quả),
2 kg (10 quả)
1 mg - 500 mg

25


×