Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP Y TẾ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.23 KB, 85 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP Y TẾ TỈNH VĨNH PHÚC
ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030


PHẦN MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung về y tế của cả nước
công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những
thành tựu đáng kể, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Mạng lưới y tế đã
được quan tâm đầu tư và phát triển trên các lĩnh vực: Củng cố mạng lưới y tế cơ
sở, Phòng bệnh, Khám chữa bệnh, Dược và trang thiết bị y tế, Nhân lực y tế.
Tuy nhiên, ngành y tế Vĩnh Phúc còn nhiều khó khăn, thách thức như: Mô
hình bệnh tật ngày càng phức tạp, ngân sách đầu tư cho ngành mặc dù tăng hàng
năm nhưng còn hạn chế, cơ sở hạ tầng và TTB y tế chưa đồng bộ, trình độ
chuyên môn của cán bộ y tế chưa đáp ứng được nhu cầu CSSK ngày càng cao
của nhân dân, công tác xã hội hóa y tế còn nhiều bất cập, hệ thống y tế tư nhân
phát triển chậm...
Để đẩy mạnh công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân nhằm phát
triển tối đa nguồn nhân lực phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
trong những năm tới, việc xây dựng Quy hoạch phát triển mạng lưới y tế Vĩnh
Phúc là cần thiết. Ngành Y tế đã phối hợp với một số cơ quan hữu quan xây dựng
Quy hoạch phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030. Bản quy hoạch này phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát
triển hệ thống y tế Việt Nam và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Vĩnh Phúc.
2 MỤC TIÊU QUY HOẠCH
2.1



MỤC TIÊU CHUNG

Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân
dân tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm đáp ứng nhu
cầu CSSK ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh, góp phần hoàn thành các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng
Bắc Bộ và cả nước.
2.2

MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu chăm sóc, bảo vệ
sức khoẻ nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2006 – 2010.
2. Xác định một số yếu tố chủ yếu tác động đến sức khoẻ nhân dân tỉnh
Vĩnh Phúc trong khoảng 10-15 năm tới.
3. Xác định hệ thống các chỉ tiêu, mục tiêu cơ bản về sức khoẻ của nhân
dân tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015, 2020 và định hướng đến năm 2030.
2


4. xut cỏc chng trỡnh u tiờn v cỏc gii phỏp kh thi thc hin
cỏc mc tiờu ra.
5. Xõy dng cỏc bc i c th cho cỏc giai on quy hoch 5 nm v k
hoch trin khai a quy hoch vo thc tin phỏt trin ngnh.
6. Xỏc nh nhu cu u t cho y t trong tng giai on n nm 2015,
2020 v n nm 2030.
3 CC CN C PHP Lí

Bao gm cỏc cn c v mt phỏp lý (cỏc Ngh quyt ca ng, Chớnh ph,

Tnh ng b) v cn c thc tin (c im tỡnh hỡnh kinh t - xó hi trong ú
cú ngnh y t ca tnh). Di õy l nhng cn c ch yu v phỏp lý, cn c
thc tin s c trỡnh by trong phn th nht ca bỏo cỏo.
Ngh nh s 92/2006/N CP ngy 07/09/2006 ca Chớnh ph v Lp,
phờ duyt v qun lý quy hoch tng th phỏt trin kinh t - xó hi; Ngh nh s
04/2008/N CP ngy 11/01/2008 ca Chớnh ph v Sa i, b sung mt s
iu ca Ngh nh 92/2006/N CP ngy 07/09/2006 ca Chớnh ph; Thông
t 03/2008/TT BKH ngày 01/07/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu t
về
hớng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số
04/2008/NĐ - CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội,
ngành và sản phẩm chủ yếu;
Ngh quyt 46-NQ/TW ngy 23/02/2005 ca B Chớnh tr v cụng tỏc
bo v, chm súc v nõng cao sc khe nhõn dõn trong tỡnh hỡnh mi.
Quyt nh 145/2004/Q-TTg ngy 13/8/2004 ca Th tng Chớnh
ph v Phng hng ch yu phỏt trin kinh t - xó hi vựng kinh t trng im
Bc B n 2010 v tm nhỡn n 2020.
Quyt nh s 243/Q-TTg ngy 5/10/2005 ca Th tng Chớnh ph
v vic ban hnh chng trỡnh hnh ng ca Chớnh ph thc hin Ngh quyt s
46/NQ-TW ngy 23/2/2005 ca B Chớnh tr v cụng tỏc bo v chm súc v
nõng cao sc kho nhõn dõn trong tỡnh hỡnh mi.
Quyt nh s 153/2006/Q-TTg ngy 30/6/2006 ca Th tng Chớnh
ph v vic phờ duyt Quy hoch tng th phỏt trin h thng y t Vit Nam giai
on n nm 2010 v tm nhỡn n nm 2020.
Quyt nh s 225/2006/Q-TTg ngy 9/11/2006 ca Th tng Chớnh
ph v vic phờ duyt Chin lc quc gia v y t d phũng Vit Nam n nm
2010 v nh hng n nm 2020.
Quyt nh s 30/2008/Q-TTg ngy 22/2/2008 ca Th tng Chớnh
ph v vic Phờ duyt Quy hoch phỏt trin mng li khỏm, cha bnh n nm

2010 v tm nhỡn n nm 2020.
Thụng t liờn tch s 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngy 25/4/2008 ca B
Y t v B Ni v Hng dn chc nng, nhim v, quyn hn v c cu t chc
ca S Y t, Phũng Y t thuc U ban nhõn dõn cp tnh, cp huyn.
Vn kin i hi tnh ng b nhim k 2006-2010.
iu chnh Quy hoch tng th phỏt trin kinh t - xó hi tnh Vnh
Phỳc n nm 2010 v nh hng n nm 2020.
3


− Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và
tầm nhìn 2030.
PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ CỦA TỈNH, SỨC KHOẺ
CỦA NHÂN DÂN, THỰC TRẠNG HỆ THỐNG Y TẾ
CỦA TỈNH TRONG NHỮNG NĂM QUA
Vĩnh Phúc thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng, phía Bắc giáp Thái Nguyên
và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và Nam giáp Hà Nội, có
diện tích tự nhiên là 1.231,76 km2.
Hiện nay, Vĩnh Phúc có 137 xã, phường, thị trấn thuộc 9 đơn vị hành chính
là thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Sông Lô, Lập Thạch, Tam
Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường và Yên Lạc.
1 VỊ THẾ TỈNH VĨNH PHÚC

Vĩnh Phúc là địa phương nằm trong ba vùng quy hoạch lớn của Trung
ương: vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ
đô. Từ một tỉnh thuần nông, Vĩnh Phúc ngày nay đã trở thành một tỉnh có ngành
công nghiệp phát triển và đang trở thành trung tâm công nghiệp lớn của vùng
ĐBSH. Với các cơ chế chính sách liên tục được hoàn thiện, Vĩnh Phúc trở thành

một địa chỉ hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, đóng vai trò
quan trọng trong chiến lược huy động các nguồn vốn vào tăng trưởng kinh tế của
Vùng và cả nước.
Là địa phương có vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm sát thủ đô Hà Nội, có
nhiều nút giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường thuỷ quan trọng,
là cửa ngõ nối liền các tỉnh miền núi phía Bắc với đồng bằng Sông Hồng và toả
đi khắp đất nước.
Với địa hình đa dạng gồm miền núi, trung du và đồng bằng, Vĩnh Phúc có
điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và các loại hình sản xuất phong phú,
Vĩnh Phúc đang trở thành một trung tâm du lịch lớn của vùng.
2 MỘT SỐ YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ NHÂN DÂN
2.1

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2.1.1 Vị trí địa lý và địa hình
Quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong những năm gần đây
đã cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý, đưa tỉnh xích lại gần hơn với
các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn như Hà Nội, Hải
Phòng. Sự thuận lợi này tạo thêm cơ hội cho nhân dân Vĩnh Phúc được tiếp cận
và sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng cao tại tuyến trung ương; việc chuyển
tuyến đối với các bệnh nhân nặng cũng được nhanh chóng, kịp thời, đồng thời
cũng là điều kiện thuận lợi để các Bệnh viện trung ương chuyển giao và giúp đỡ
về kỹ thuật. Mặt khác, sự gần gũi và thuận tiện về giao thông với các đô thị lớn
cũng là một điều kiện góp phần làm gia tăng nhanh một số thói quen, lối sống có
hại cho sức khoẻ (như tiêm chích ma tuý, tệ nạn mại dâm...).
4


Về địa hình,Vĩnh Phúc chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và

vùng núi. Vùng núi (trong đó có dãy núi Tam Đảo) có diện tích tự nhiên 65.300
ha, chiếm 53% diện tích toàn tỉnh. Vùng này có địa hình phức tạp, khó khăn cho
việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông. Đây là một yếu tố hạn chế
khả năng tiếp cận các cơ sở y tế của nhân dân trong khu vực này, bao gồm phần
lớn huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô, huyện Tam Đảo và 4 xã thuộc huyện Bình
Xuyên. Hạn chế này sẽ giảm dần theo sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong
những năm tới.
2.1.2 Khí hậu
Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung
bình năm 23,2 - 250 C, lượng mưa 1.500 - 1.700 ml, độ ẩm trung bình 84 - 85%,
số giờ nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông - Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3,
kèm theo sương muối. Vùng núi Tam Đảo hầu như quanh năm mát mẻ (nhiệt độ
trung bình 180 C) cùng với cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các
hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí. Tuy nhiên, mùa rét (tháng 12 đến tháng 2)
vùng này có nhiệt độ trung bình thấp (khoảng 13 0C), độ ẩm cao (thường trên
90%, có khi tới 98%), không có lợi cho sức khoẻ của nhân dân địa phương, đặc
biệt là trẻ em và người cao tuổi. Tam Đảo cũng là nơi có nhiều dược liệu quý làm
phong phú nguồn thuốc nam của tỉnh.
2.2

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI

2.2.1 Dân số - Lao động - Việc làm
Dân số Vĩnh Phúc năm 2010 là 1.010,0 ngàn người, mật độ trung bình 822
người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 11,7‰ năm 2006 xuống còn
10,9‰ (năm 2010). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Vĩnh Phúc không khác biệt
nhiều so với các tỉnh/thành lân cận như Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Nội nhưng
cao hơn so với một số tỉnh trong vùng ĐBSH như Hải Phòng, Hà Nam, Nam
Định, Hải Dương...
Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đã kéo theo tốc độ tăng dân số cơ học và dân số thành thị ở mức khá
cao trong những năm gần đây. Tỷ lệ dân số thành thị hiện nay là 22,4%, thấp hơn
tỷ lệ chung của cả nước (28,1%).
Nguồn lao động dồi dào, trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức,
văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Tỷ lệ lao
động qua đào tạo tăng từ 33,6% năm 2006 lên 46,0% năm 2009, năm 2010 ước
đạt 51,2%.
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động thay đổi theo
hướng tăng dần lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Sự thay đổi cơ cấu
lao động là một trong những nguyên nhân dẫn đến thay đổi trong cơ cấu bệnh tật,
những vấn đề sức khoẻ như bệnh nghề nghiệp, nguy cơ tai nạn lao động sẽ gia
tăng trong những năm tới.

5


Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 15,3% năm 2006 xuống còn khoảng 7%
năm 2010. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2% từ năm 2005 đến nay, đạt
mục tiêu Đại hội đề ra. Giảm nghèo là yếu tố quan trọng để nâng cao sức khoẻ và
sử dụng các dịch vụ CSSK có chất lượng cao hơn.
2.2.2 Cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
Mạng lưới giao thông khá phát triển, mật độ đường giao thông cao và phân
phối đều khắp với 3 loại đường: đường bộ, đường sắt và đường sông.
Về đường bộ, có 4 tuyến quốc lộ đi qua trên địa bàn tỉnh là QL2, QL2B,
QL2C và QL23 với tổng chiều dài 128 km. Có 12 tuyến đường tỉnh với tổng
chiều dài 309 km, 96 tuyến đường huyện với chiều dài 452 km. Toàn bộ các xã,
phường, thị trấn đều có đường ô tô đến tận trung tâm. Sự thuận tiện về giao thông
là một trong những yếu tố quan trọng giúp người dân tại cộng đồng tiếp cận các
dịch vụ CSSK kịp thời khi có nhu cầu, đặc biệt đối với các hoạt động cấp cứu và

vận chuyển cấp cứu.
Trên địa bàn tỉnh có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua các huyện
Bình Xuyên, Vĩnh Yên, Tam Dương và Vĩnh Tường, nối thủ đô Hà Nội qua Vĩnh
Phúc tới các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và với Trung Quốc.
Tỉnh còn có hai tuyến sông chính cấp II do Trung ương quản lý là sông
Hồng (30km) và sông Lô (34km). Hai tuyến sông địa phương là sông Cà Lồ
(27km) và sông Phó Đáy (32km) chỉ thông thuyền trong mùa mưa, phục vụ các
phương tiện vận tải có sức chở không quá 50 tấn. Hiện có 2 cảng là Vĩnh Thịnh
trên sông Hồng và cảng Như Thụy trên Sông Lô.
b) Cấp và thoát nước
Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về nguồn nước. Có nhiều sông chảy qua như
sông Hồng, sông Lô, và các sông nhỏ như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ.
Ngoài ra, còn có hệ thống hồ (như Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc...)
chứa hàng triệu m3 nước tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú, đảm bảo
phục vụ tốt cho các hoạt động kinh tế và dân sinh. Nguồn nước ngầm có trữ
lượng không lớn, đạt khoảng 1 triệu m3 /ngày đêm.
Mặc dù nguồn nước phong phú song phân bố không đều trong năm. Vào
mùa khô vẫn có thời điểm thiếu nước, đặc biệt ở các huyện thuộc vùng núi và
trung du như Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên.
Về cung cấp nước sạch cho sinh hoạt: năm 2009 tỷ lệ người dân nông thôn
được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 76%, dân thành thị dùng nước sạch là 70%,
năm 2010 các tỷ lệ tương ứng là 80% và 75%. Hệ thống cung cấp nước sạch của
tỉnh đến nay vẫn chưa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và cho
sản xuất. Cung cấp nước đô thị chưa tốt và chất lượng nước chưa đạt yêu cầu.
Hệ thống thoát nước mới được xây dựng tại các đô thị lớn, nhưng chưa
đáp ứng yêu cầu. Nhiều thị trấn còn ngập úng vào mùa mưa, gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Hệ thống thoát nước thải của hầu hết các điểm dân cư đô
thị vẫn còn là vấn đề bức xúc, cần được quan tâm đầu tư thoả đáng để đảm bảo
môi trường sống không bị ô nhiễm.
6



c) Cấp điện
100% số xã, phường, thị trấn của tỉnh có điện sinh hoạt, 100% hộ dân có
điện sử dụng.
2.2.3 Vệ sinh - Môi trường
Trong những năm gần đây vấn đề vệ sinh môi trường đã từng bước được
cải thiện. Việc tuyên truyền giáo dục nhân dân được đẩy mạnh.
Rác thải đô thị do công ty Môi trường đô thị đảm nhận thu gom và xử lý,
chủ yếu bằng cách chôn lấp. Tại nông thôn, một số thị trấn và một số xã có các
tổ, đội vệ sinh của địa phương hàng ngày quét dọn đường đi, khơi thông cống
rãnh và thu gom rác chuyển về các bãi để chôn lấp.
Mặc dù vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị
và khu vực nông thôn ngày càng nghiêm trọng. Nhiều khu dân cư nông thôn, nhất
là khu vực có làng nghề ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động. Hầu hết chất
thải ở nông thôn như nước thải sinh hoạt, nước thải trong chăn nuôi... đều đổ trực
tiếp vào các diện tích nước mặt tự nhiên. Rác thải của bệnh viện và hầu hết các
cơ sở y tế (loại rác đặc biệt, là yếu tố lây truyền bệnh và gây ô nhiễm cao) đã
được xử lý bằng các lò đốt có công nghệ tiên tiến. Hầu hết các bệnh viện đã có hệ
thống xử lý nước thải, tuy nhiên chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng.
2.2.4 Kinh tế - văn hoá, xã hội
a) Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ phát triển kinh tế liên tục ở mức cao và ổn định, cao hơn nhiều so
với mức chung của cả nước và cũng cao hơn các tỉnh thuộc vùng KTTĐBB, các
tỉnh lân cận. Tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 15,8%/năm trong giai đoạn
2006-2010 (giá so sánh 94), vượt mục tiêu. GDP năm 2010 dự kiến đạt 11.676 tỷ
đồng (giá so sánh 1994), tăng 1,74 lần so với năm 2006.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, từ một tỉnh thuần nông Vĩnh Phúc
đã chuyển sang hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp. Năm 2010 tỷ trọng
trong GDP (giá thực tế) của khu vực công nghiệp và xây dựng là 58,2% ; dịch vụ

28,5% và nông nghiệp-lâm nghiệp-thuỷ sản giảm còn 13,3%. Công nghiệp và xây
dựng có tốc độ phát triển nhanh nhất và là thế mạnh của tỉnh. Thành tựu lớn nhất
và quan trọng nhất của nông nghiệp Vĩnh Phúc là giải quyết được vấn đề lương
thực, sản xuất phát triển toàn diện gắn với thị trường hàng hoá.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định đã đưa GDP bình quân đầu
người (theo giá thực tế) từ 753,1 USD năm 2006 lên 1.416 USD năm 2009, dự
kiến đạt 1.627 USD năm 2010, vượt xa mục tiêu đề ra là 1.250 USD.
b) Thu, chi ngân sách trên địa bàn
Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. Năm 2006 đạt 4.523 tỷ đồng,
(đứng thứ 8 trong cả nước); năm 2010 dự kiến đạt 10.200 tỷ đồng, tăng hơn 2,2
lần so với năm 2006. Từ năm 2004 tỉnh đã tự cân đối được thu, chi ngân sách.
Tổng chi ngân sách tăng nhanh hàng năm, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi
của tỉnh. Năm 2010 tổng chi ngân sách địa phương theo kế hoạch là 6.334,0 tỷ
đồng, tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển là 34%, vượt MTĐH (trên 30%).
7


c) Các lĩnh vực văn hoá - xã hội
Sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển cả về quy mô, chất lượng và cơ sở vật
chất. Hệ thống giáo dục đào tạo của Vĩnh Phúc bao gồm nhiều loại hình trường lớp
như: công lập, bán công, trường chuyên, giáo dục thường xuyên, bổ túc. Trên địa
bàn tỉnh có 78 cơ sở đào tạo, bao gồm 3 trường đại học, 7 trường Cao đẳng, 13
trường trung cấp chuyên nghiệp, 55 cơ sở dạy nghề thuộc các Bộ ngành TW, tỉnh,
huyện, doanh nghiệp, các tổ chức quần chúng xã hội và các thành phần khác. Vĩnh
Phúc được công nhận phổ cập giáo dục THCS từ năm 2002. Đây là một yếu tố
thuận lợi để tiếp thu và nâng cao kiến thức về sức khoẻ và CSSK-điều kiện quan
trọng để hình thành những hành vi có lợi cho sức khoẻ.
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã thực hiện có
hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Hệ thống phát thanh, truyền thanh từ tỉnh đến cơ sở
được thiết lập và hoạt động đều ở các huyện, thị, xã, phường góp phần đáng kể

trong việc giáo dục-truyền thông về sức khoẻ cho mọi người dân tại cộng đồng.
Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển mạnh cả về số lượng và chất
lượng. Số máy điện thoại trên 100 dân đạt 84,5 máy. Điện thoại là một trong
những phương tiện hiệu quả để tiếp cận một số dịch vụ y tế, đặc biệt khi cần
thông báo kịp thời về những trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, tai nạn hoặc khi
cần tư vấn.
3 THỰC TRẠNG NGÀNH Y TẾ TỈNH VĨNH PHÚC
3.1

MỘT SỐ CHỈ SỐ VỀ SỨC KHOẺ ĐẠT ĐƯỢC ĐẾN NĂM 2010

Cùng với sự phát triển chung về kinh tế, xã hội của tỉnh, ngành Y tế Vĩnh
Phúc đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu, đóng góp tích cực vào việc cải thiện
sức khoẻ của nhân dân. Các chỉ số sức khoẻ của nhân dân trong tỉnh đã được
nâng dần lên, nhiều chỉ số đạt mức ngang hoặc cao hơn so với vùng ĐBSH. Sau
đây là một số chỉ số cơ bản đã đạt được qua một số năm:
Bảng 1. Một số chỉ số sức khoẻ của Vĩnh Phúc đã đạt được qua một số năm

8


2008

TT

Chỉ số sức khoẻ

1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Tuổi thọ trung bình:
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%o)
Tỷ lệ chết trẻ em < 1 tuổi (%o)
Tỷ lệ chết trẻ em < 5 tuổi (%o)
Tỷ lệ sơ sinh nặng < 2500g (%)
Tỷ lệ SDD trẻ em < 5 tuổi (cân nặng/tuổi, %)
Tỷ lệ chết mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống
Tỷ lệ trẻ em <1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (%)
Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 3 lần trở lên (%)
Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm UV2+
Tỷ lệ bác sĩ /10.000 dân
Tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ (%)
Tỷ lệ trạm y tế có NHS/YSSN (%)
Tỷ lệ thôn có NVYT hoạt động (%)
Tỷ lệ trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã (%)
Số giường bệnh/10.000 dân (không kể tuyến xã)


2010

Vĩnh Phúc Cả nước Vĩnh Phúc

9

72*
11,32
6,2
8,6
2,2
18,7
22
97,8
97,0
99,0
5,6
78,0
100
100
95,0
18,4

73
11,8
15,0
25,5
5,3
19,9

75,0
93,9
86,7
93,5
6,52
65,93
93,05
84,44
55,49
19,3

73,8
10,9
5,0
7,5
2,0
15,0
15,0
>98
99,0
>98,0
7,0
100
100
100
100
21,0


Nguồn: Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2008, 2010 của Sở Y tế Vĩnh Phúc,

Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007 và Niên giám Thống kê y tế của BYT năm 2008;

Nhiều chỉ số sức khoẻ của Vĩnh Phúc đã đạt được ở mức cao hơn mức
chung của cả nước và vùng ĐBSH vào cùng thời gian, có những chỉ số đã đạt hoặc
vượt mục tiêu quốc gia (MTQG) đến năm 2010, thậm chí đến năm 2020, thí dụ:
− Tỷ lệ chết mẹ/100.000 trẻ đẻ sống: MTQG đến 2010 là 70/100.000, đến
năm 2020 là <60/100.000, Vĩnh Phúc từ lâu đã vượt xa mục tiêu này và cũng đạt
được ở mức tốt hơn nhiều so với tỷ lệ chung của cả nước.
− Tỷ lệ chết trẻ em < 1 tuổi và < 5 tuổi của Vĩnh Phúc đều thấp hơn nhiều
so với mục tiêu quốc gia đến năm 2010 (<16%o và 25%o), năm 2020 (<15%o và
<18%o) và tốt hơn trung bình của cả nước trong cùng thời gian, thí dụ năm 2008.
Tình hình cũng tương tự đối với tỷ lệ sơ sinh <2.500g.
Một số chỉ số không khác biệt nhiều so với trung bình của cả nước như
tuổi thọ trung bình, số GB/10.000 dân.
Tuy nhiên, có những chỉ số chưa đạt bằng mức trung bình của cả nước như
số bác sĩ, số dược sỹ đại học trên 10.000 dân.
So sánh với các tỉnh trong vùng KTTĐBB, có thể thấy nhiều chỉ số sức
khoẻ của Vĩnh Phúc ở mức trung bình (Phụ lục 1). Một số chỉ số còn thấp, mặc
dù đã được cải thiện (như số bác sĩ, số GB/10.000 dân). Để tránh tụt hậu so với
các tỉnh trong vùng, trong những năm tới ngành y tế Vĩnh Phúc cần được đầu tư
mạnh mẽ hơn nhiều nhằm tạo ra những chuyển biến lớn hơn trong sự nghiệp
CSSKND trong tỉnh mà kết quả được thể hiện qua các chỉ số cụ thể.
3.2

CƠ CẤU BỆNH TẬT VÀ TỬ VONG TẠI TỈNH VĨNH PHÚC

3.2.1 Cơ cấu bệnh tật
a) Tình hình mắc một số bệnh dịch lây
Các bệnh có số mắc cao nhất trong những năm gần đây chủ yếu là các
bệnh về đường hô hấp và tiêu hoá. Mỗi năm có hàng chục nghìn trường hợp cúm,

tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em dưới 5 tuổi... Số mắc các bệnh
này có chiều hướng tăng (Phụ lục 2.1).
Ngoài các bệnh phổ biến trên còn có một số dịch bệnh khác nổi lên trong
từng năm như sốt virut (năm 2006 với 2.830 ca bệnh); năm 2008 có dịch thuỷ đậu
với 1.669 trường hợp mắc.
b) Các bệnh truyền nhiễm khác
− Sốt rét: không có dịch và tử vong do sốt rét;
− Lao: hàng năm phát hiện khoảng 500 trường hợp AFB + mới, số bệnh
nhân được quản lý và điều trị khoảng 800 người. Tỷ lệ mắc lao của Vĩnh Phúc
thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nước trong cùng thời gian.
− Bệnh phong: đã được loại trừ từ năm 2000, số bệnh nhân mới được phát
hiện không nhiều, toàn bộ bệnh nhân tàn tật được chăm sóc và hướng dẫn phục hồi
chức năng.

10


− HIV/AIDS: số nhiễm HIV/AIDS có xu hướng tăng nhanh. Số nhiễm
HIV tích luỹ đến 30/5/2010 là 1.862, trong đó 761 trường hợp đã chuyển thành
AIDS, số tử vong do AIDS là 323. Mặc dù vậy, tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS của Vĩnh
Phúc đến nay vẫn thấp hơn nhiều so với cả nước và thấp nhất trong vùng ĐBSH.
c) Tai nạn, ngộ độc, chấn thương
Số vụ tai nạn giao thông, chủ yếu là đường bộ, số người bị thương và số
chết do tai nạn giao thông lên đến con số hàng trăm người mỗi năm (Phụ lục 2.2)
Số người bị tai nạn giao thông mà ngành y tế ghi nhận tăng hơn 6 lần trong giai
đoạn 2006-2009 (từ 1.132 trường hợp năm 2006 tăng đến 6.935 trường hợp năm
2009), số chết tăng 1,4 lần. Tai nạn giao thông là một trong 10 nguyên nhân gây
chết cao nhất và ngày càng chiếm thứ hạng cao hơn.
Tai nạn lao động cũng tăng cùng với sự phát triển của công nghiệp. Số
trường hợp bị tai nạn tăng hơn 2 lần với khoảng 10 ca tử vong mỗi năm.

Mỗi năm có hàng trăm ca ngộ độc thức ăn. Số ngộ độc thức ăn có xu
hướng giảm trong những năm gần đây, nguyên nhân ngộ độc chủ yếu là do nhiễm
khuẩn thức ăn và dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép.
Tỷ lệ ngộ độc thức ăn/100.000 dân là 9,3 cao hơn so với kế hoạch được giao
(2009). Không có tử vong trong thời kỳ này.
d) Các bệnh có số mắc cao nhất tại bệnh viện
Các bệnh nhiễm trùng hiện vẫn rất phổ biến, đặc biệt là nhóm bệnh về
đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản) và đường tiêu hoá (như tiêu chảy). Các
bệnh không nhiễm trùng (như huyết áp cao, tim mạch và nhóm bệnh của hệ thần
kinh) đã xuất hiện với thứ hạng cao dần trong số 10 bệnh có số mắc cao nhất
(Phụ lục 2.3).
3.2.2 Các bệnh có số chết cao nhất
Qua thống kê và báo cáo hàng năm ở giai đoạn (2006 – 2010) cho thấy,
trong số những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cao trong các năm gần đây
gồm: chấn thương do tai nạn giao thông, AIDS, các bệnh tim mạch, các bệnh của
thời kỳ chu sinh (< 7 ngày tuổi); Trong đó, các bệnh không nhiễm trùng có xu
hướng tăng cao và thay thế dần các bệnh nhiễm trùng (Phụ lục 2.4).
Mô hình bệnh tật và tử vong ở tỉnh Vĩnh Phúc cũng như nhiều tỉnh, thành
phố khác trong nước ta là mô hình bệnh tật của sự đan xen giữa các bệnh nhiễm
trùng và các bệnh của xã hội phát triển, tuy nhiên các bệnh nhiễm trùng vẫn
chiếm phần lớn.
3.3

HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI Y TẾ CỦA TỈNH VĨNH PHÚC

3.3.1 Mạng lưới y tế cơ sở công lập
a) Y tế cơ sở xã, phường, thị trấn
Hiện nay, 100% thôn/ bản trên địa bàn tỉnh có Nhân viên y tế hoạt động.
100% các xã, phường, thị trấn trong tỉnh có Trạm y tế. 100% xã, phường
có bác sĩ làm việc, 100% số trạm y tế có Y sĩ sản nhi hoặc Nữ hộ sinh trung học.

Bình quân mỗi TYT có 6,3 cán bộ y tế.
Tỷ lệ xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã là 100% (137/137 xã).
11


b) Tuyến huyện
Mạng lưới y tế cơ sở sẽ được tổ chức lại theo Nghị định số 14/2008/NĐCP và Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV. Hệ thống y tế tuyến huyện
bao gồm: 9 Phòng y tế huyện (trực thuộc UBND huyện); 6 BVĐK huyện, 8
PKĐKKV, 6 TTYT. Hiện còn 3 TTYT huyện, thị, thành đảm nhiệm cả 2 chức
năng: phòng bệnh và chữa bệnh là Vĩnh Yên, Phúc Yên, Tam Đảo. Dự kiến 3 đơn
vị y tế trên được tách theo TT 03/2008/TTLB – BYT - BNV vào tháng 08/2010.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có trên 100 doanh nghiệp vừa và lớn có
Trạm y tế và cán bộ y tế tham gia CSSK người lao động. Các cơ sở y tế này chủ
yếu làm nhiệm vụ CSSK ban đầu cho cán bộ viên chức của nhà máy, xí nghiệp.
3.3.2 Mạng lưới bệnh viện và hoạt động khám chữa bệnh
3.3.2.1

Mạng lưới và quy mô giường bệnh

a) Tuyến tỉnh
Hiện có 6 bệnh viện tuyến tỉnh với tổng số 1.430 giường bệnh, bao gồm:
BV Đa khoa tỉnh, BVĐKKV Phúc Yên, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện
Điều dưỡng & Phục hồi chức năng, Bệnh viện Tâm thần và Bệnh viện Sản Nhi
(dù kiÕn đi vào hoạt động với quy mô ban đầu 150 giường vµo quý III n¨m
2010).
b) Tuyến huyện
− Bệnh viện huyện: có 6 BVĐK và 8 PKĐKKV trực thuộc với 610
giường bệnh tại các huyện: Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch, Tam Dương, Sông
Lô và Bình Xuyên. Các BVĐK huyện có quy mô từ 50 đến 150 giường (Phụ lục
3), đều được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tuy chưa được hoàn chỉnh nhưng

cũng làm thay đổi bộ mặt của các đơn vị. Trang thiết bị y tế hiện đại hàng năm
được bổ sung như: máy siêu âm, máy xét nghiệm, các dụng cụ phẫu thuật, xe ô tô
cứu thương tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế công
gần nhất, chất lượng dịch vụ y tế được cải thiện một bước.
− 03 Trung tâm y tế huyện, thị, thành với 210 giường bệnh tại Vĩnh Yên,
Phúc Yên và Tam Đảo.
− Tổng số giường bệnh tại tuyến huyện là 820
c) Các cơ sở KCB thuộc các Bộ, Ngành đóng trên địa bàn
− Tuyến trung ương có Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương Phúc
Yên với quy mô 200 giường.
− Các cơ sở khám chữa bệnh của Quân đội và các Ngành như:
+ Bệnh viện Quân y 109 (của QKII) với 200 giường bệnh.
+ BVĐK của Bộ Giao thông vận tải với quy mô 100 giường bệnh.
+ Các bệnh viện trên ngoài chức năng KCB cho ngành mình còn dành
khoảng 10% số GB để tiếp nhận và điều trị cho nhân dân trong tỉnh.

12


Số giường bệnh do Sở Y tế quản lý năm 2010 (không tính giường bệnh của
các Trạm y tế xã) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là 2.250. Số giường bệnh
công/10.000 dân tăng từ 12,9 năm 2006 lên 21 năm 2010. Số giường bệnh/10.000
dân đã tăng lên đáng kể trong thời gian qua, nhưng vẫn còn thấp so với các tỉnh lân
cận (như Phú Thọ: 23,04; Tuyên Quang: 25,4) và một số tỉnh khác thuộc ĐBSH
(như Hà Nam: 31,15; Hải Dương: 22,1).
d) Y tế tư nhân
Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có bệnh viện tư nhân, các cơ sở y tư nhân
bao gồm các phòng khám đa khoa, chuyên khoa, các phòng chẩn trị YHCT và các
nhà thuốc tư nhân. Đến nay có 233 cơ sở hành nghề y tư nhân và 441 cơ sở dược
tư nhân. Trong số các cơ sở KCB tư có 47% là phòng chẩn trị YHCT, số phòng

khám chuyên khoa chiếm gần 31%. Các cơ sở y tế tư nhân đều có giấy phép hoạt
động và do cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực hành nghề đảm nhiệm. Các PKĐK
và chuyên khoa tập trung chủ yếu ở thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên.
e) Mạng lưới Vận chuyển cấp cứu
Như các tỉnh/thành khác trong cả nước, Vĩnh Phúc chưa có mạng lưới vận
chuyển cấp cứu. Bệnh nhân cấp cứu chủ yếu được đưa vào các PKĐKKV hoặc
khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Ngoại của các bệnh viện. Trong những năm tới, Vĩnh
Phúc cần xây dựng một trung tâm vận chuyển cấp cứu cùng với việc phát triển
mạng lưới vận chuyển cấp cứu vệ tinh (cơ sở là các khoa hồi sức cấp cứu của các
BVĐK huyện) trong toàn tỉnh để thực hiện vận chuyển và cấp cứu trong các
trường hợp cần cứu hộ, cứu nạn khi thiên tai, thảm hoạ xẩy ra tại các cụm
xã/phường, đặc biệt ở các huyện, xã vùng sâu, vùng xa nơi người dân đi lại khó
khăn.
3.3.2.2

Hoạt động khám chữa bệnh ở tỉnh Vĩnh Phúc

Bảng 2. Hoạt động KCB tại các tuyến trong 3 năm 2007-2009

13


Tổng số lượt khám bệnh
- Tuyến tỉnh
- Tuyến huyện
TS bệnh nhân điều trị nội trú
- Tuyến tỉnh
- Tuyến huyện

Năm 2007

Số thực
% so
hiện
với KH
2.953.701
115
452.015
130
2.501.686
113
115.199
144
60.259
138
54.940
150

Năm 2008
Số thực
% so
hiện
với KH
2.644.745
111
438.398
114
1.994.000
111
117.233
138

62.878
131
36.911
147

Năm 2009
Số thực
% so với
hiện
KH
2.679.177
111,9
636.437
153
2.042.740
103
132.043
146,3
72.648
144
59.395
149

TS bệnh nhân điều trị ngoại trú
- Tuyến tỉnh
- Tuyến huyện
TS ca phẫu thuật
- Tuyến tỉnh
- Tuyến huyện
TS lần xét nghiệm

- Tuyến tỉnh
- Tuyến huyện
TS lượt chụp X- quang
- Tuyến tỉnh
- Tuyến huyện
TS lượt siêu âm
- Tuyến tỉnh
- Tuyến huyện
Công suất sử dụng GB (%)
- Tuyến tỉnh
- Tuyến huyện

48.839
25.427
23.412
10.458
8.674
1.784
1.585.310
1.140.265
445.045
176.320
100.676
75.644
157.795
72.772
85.023
132
117
156


76.864
34.037
42.827
10.999
9.285
1.714
1.795.742
1.274.785
520.957
198.144
101.640
96.654
161.274
81.168
80.106
132
123
147

50.667
33.710
16.957
11.916
10.083
1.878
2.038.984
1.403.231
635.753
199.261

100.545
98.716
159.298
77.412
81.866
123
120
130

124
96
180

14

235
166
351

108
125
86


Nguồn số liệu: Báo cáo thực hiện kế hoạch các năm 2007-2009 của Sở Y tế Vĩnh Phúc.

Các số liệu trên cho thấy:
− Tỷ lệ thực hiện các hoạt động ở tất cả các tuyến đều cao hơn so với kế
hoạch đặt ra, đặc biệt số bệnh nhân ngoại trú năm 2008 và số bệnh nhân nội trú
năm 2009.

− Trong 3 năm qua tổng số lượt khám bệnh tại tuyến huyện cao hơn nhiều
so với tuyến tỉnh, điều này cho thấy đa số người dân đến khám bệnh ban đầu tại
tuyến huyện. Hầu hết các chỉ số khác ở tuyến tỉnh đều cao hơn nhiều so với tuyến
huyện (số lượt bệnh nhân điều trị nội trú, số bệnh nhân được phẫu thuật, số lần
xét nghiệm, X- quang...).
− Công suất sử dụng giường bệnh thường cao hơn so với mức chung của
cả nước (cả nước năm 2007 là 124%, năm 2008 là 126%) và có khuynh hướng
giảm (6 tháng đầu năm 2010: 106%), đặc biệt ở tuyến huyện. Công suất GB cao
cho thấy nhu cầu chữa bệnh tại các bệnh viện của nhân dân Vĩnh Phúc là lớn; mặt
khác cũng cho thấy tình trạng quá tải tại các bệnh viện còn nghiêm trọng. Một
trong những lý do quá tải là do thiếu giường bệnh (các bệnh viện huyện có quy
mô nhỏ, tỷ lệ giường bệnh trên 10.000 dân còn thấp so với các tỉnh lân cận). Các
chuyên gia của Bộ Y tế khuyến cáo rằng công suất hợp lý và hiệu quả nhất đối
với bệnh viện tuyến 1 (BV huyện) là 80-85%, đối với tuyến 2 (BV tỉnh) là 90%.
Việc KCB bằng YHCT được chú ý. Hàng năm bệnh viện YHCT đã thực
hiện hơn 30.000 lượt khám (như năm 2008: 34.850 lượt), điều trị trên 5000 bệnh
nhân nội trú và ngoại trú. Tương tự như một số cơ sở KCB khác trong tỉnh, bệnh
viện YHCT cũng còn nhiều hạn chế như công suất sử dụng GB cao (năm 2008:
125%), cán bộ phải làm việc quá tải, thiếu bác sĩ, cơ sở chật hẹp.
Các bệnh viện của tỉnh đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết
bị và đào tạo cán bộ theo nhiều hình thức như gửi đi đào tạo hoặc đào tạo tại
chỗ. BVĐK tỉnh và BVĐKKV Phúc Yên đã mời các giáo sư, bác sĩ đầu ngành ở
Hà Nội về để triển khai một số kỹ thuật mới tại tỉnh. Đề án 1816 của Bộ Y tế
được triển khai thực hiện. Một số bệnh viện đã từng bước thực hiện chủ trương
xã hội hoá, đa dạng hoá các dịch vụ KCB, trang thiết bị được đầu tư nâng cấp,
ngày càng có nhiều kỹ thuật cao được áp dụng (như chạy thận nhân tạo, phẫu
thuật nội soi, lọc máu liên tục...), từng bước đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân
trong tỉnh và người bệnh từ một số tỉnh lân cận.
Tuy nhiên, mạng lưới KCB của tỉnh còn nhiều khó khăn và hạn chế như:
− Quy hoạch mạng lưới bệnh viện chưa hoàn chỉnh.

− Đầu tư trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất hạn chế nên chưa thực sự đáp
ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân địa phương.
− Tổ chức triển khai các loại hình dịch vụ KCB tư nhân theo chủ trương
xã hội hóa y tế ở tỉnh Vĩnh Phúc còn chậm và có nhiều hạn chế.

15


− Đội ngũ cán bộ chuyên môn thiếu cả về số lượng và chất lượng, chưa
có cán bộ chuyên khoa đầu ngành của từng lĩnh vực. Nhiều cán bộ lâu năm có
kinh nghiệm nay đã lớn tuổi, khả năng cập nhật thông tin hạn chế, số cán bộ trẻ
còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn cần được đào tạo, rèn luyện qua thực tế; điều
này đã hạn chế việc chuyển giao và triển khai các kỹ thuật y tế công nghệ cao.
Năng lực quản lý của cán bộ chưa tương xứng với nhu cầu nhiệm vụ
được giao nhất là đội ngũ cán bộ Trưởng khoa ở các bệnh viện. Trình độ chuyên
môn kỹ thuật chưa đáp ứng với yêu cầu chức năng nhiệm vụ nên hạn chế chất
lượng và hiệu quả CSSK nhân dân. Do thiếu nhân lực, chủ yếu là bác sĩ, các
BVĐK huyện và PKĐKKV mới thực hiện được 60-70% các dịch vụ y tế theo
phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế.
3.3.3 Mạng lưới Y tế Dự phòng
Mạng lưới y tế dự phòng được tổ chức từ tỉnh đến cơ sở, đảm đương nhiệm
vụ phòng chống dịch bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ thành thị đến
nông thôn. Mạng lưới y tế của các khu công nghiệp cũng đóng góp một phần vào
công tác y tế dự phòng của tỉnh.
a) Tuyến tỉnh
- Có 10 Trung tâm thuộc hệ Y tế Dự phòng và chuyên ngành bao gồm:
+ Trung tâm Y tế dự phòng
+ Trung tâm Sức khoẻ lao động và Môi trường
+ Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS
+ Trung tâm Phòng, chống các bệnh xã hội

+ Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản
+ Trung tâm Kiểm nghiệm
+ Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ
+ Trung tâm Giám định Y khoa
+ Trung tâm Giám định Pháp Y
+ Trung tâm Giám định Pháp Y tâm thần
- 2 Chi cục:
+ Chi cục DS-KHHGĐ
+ Chi cục ATVSTP
b) Tuyến huyện
TTYT tại các huyện Vĩnh Tường, Lập Thạch, Yên Lạc, Tam Dương,
Bình Xuyên, Sông Lô thực hiện chức năng YTDP và 3 TTYT tại thành phố
Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Tam Đảo thực hiện cả 2 chức năng: dự
phòng và KCB.
Hiện có 9 TT dân số - KHHGĐ tuyến huyện; dự kiến tháng 8/2010 thành
lập 9 TT ATVSTP tuyến huyện.
c) Tuyến xã
138 TYT xã, phường, thị trấn (xã Ngọc Thanh - thị xã Phúc Yên có 2 TYT)
đã đảm đương các hoạt động Y tế dự phòng tới tận các thôn, bản.
16


Mạng lưới Y tế của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn cũng tham gia vào
công tác dự phòng và CSSKBĐ cho công nhân và nhân dân trên địa bàn.
3.3.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ Y tế Dự phòng
− Tuyến tỉnh: Do tỉnh mới tái lập từ năm 1997 nên hầu hết các Trung tâm
thuộc hệ YTDP tuyến tỉnh đều được đầu tư xây dựng mới, có đủ cơ sở vật chất và
một số trang thiết bị phục vụ chuyên môn trong lĩnh vực dự phòng. Tuy vậy,
trong số các danh mục trang thiết bị phục vụ cho công tác dự phòng của tỉnh hiện
có tại Trung tâm YTDP phần lớn số đầu trang thiết bị được đưa vào sử dụng đã

có từ năm 1997. Số trang thiết bị được đầu tư trong những năm gần đây chỉ
chiếm tỷ lệ thấp.
− Tuyến huyện: các TTYT huyện hầu hết vẫn đang trong giai đoạn củng
cố, rất thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực cho YTDP.
3.3.5 Những thành tựu đạt được và những khó khăn, hạn chế
a) Thành tựu đạt được
− Tích cực chủ động phòng chống dịch, giám sát chặt chẽ các bệnh truyền
nhiễm. Trong nhiều năm qua không có dịch lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh. Một số
bệnh dịch quan trọng đã được khống chế và tỷ lệ tử vong thấp. Thực hiện tốt các
chương trình mục tiêu y tế Quốc gia ngay tại cộng đồng nhờ có mạng lưới y tế xã
và mạng lưới y tế thôn bản hoạt động rất tích cực.
− Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ thường đạt trên 98%, phụ nữ có
thai được tiêm phòng uốn ván và theo dõi thai sản, tỷ lệ phụ nữ có thai được
khám 3 lần trở lên luôn đạt trên 90% (năm 2006: 94%; năm 2010: 99,0%) góp
phần hạ thấp tỷ lệ chết chu sinh và tỷ lệ chết mẹ. Thực hiện các chương trình dinh
dưỡng ngay tại cộng đồng tốt, tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi suy dinh dưỡng đã giảm từ
25% năm 2006 xuống 15% năm 2010.
− Quản lý chặt chẽ các bệnh sốt rét, phong, lao vµ bướu cổ.
− Phòng chống HIV/AIDS: hàng năm chủ động xây dựng chương trình
phòng chống HIV/AIDS, tập trung, giám sát các đối tượng có nguy cơ cao. Tư
vấn cho các đối tượng tự nguyện. Hầu hết các đối tượng nhiễm HIV/AIDS được
quản lý trong các Trại giam, cơ sở giáo dưỡng và Trung tâm cai nghiện ma tuý.
100% đơn vị máu được sàng lọc HIV trước khi truyền cho bệnh nhân.
− Công tác phòng chống lụt bão và thảm hoạ được quan tâm, hàng năm
xây dựng thành phương án thực hiện ngay từ đầu năm, các đơn vị trong ngành đã
chuẩn bị nhân lực, thuốc men, y dụng cụ, phương tiện đầy đủ.
− Vấn đề An toàn vệ sinh thực phẩm đã được quan tâm. Chi cục ATVSTP
hướng dẫn và cùng với các đội Y tế dự phòng hàng năm xây dựng kế hoạch, đặt
ra các chỉ tiêu nhằm giảm số vụ ngộ độc thực phẩm, không để xẩy ra tử vong do
ngộ độc thực phẩm. Thường xuyên tổ chức phối hợp với các ngành khác như Chi

cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, ngành Thuế, Công an để thanh tra, giám sát
ATVSTP, nhất là trong các dịp lễ, tết.

17


− Công tác Vệ sinh lao động: Trên địa bàn tỉnh có khá nhiều khu công
nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến nên tập trung nhiều công nhân. Sở Y
tế phối hợp với các cơ sở y tế của các công ty, xí nghiệp phổ biến các văn bản pháp
quy, tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động ở các cơ sở
sản xuất, lao động; phối hợp khám sức khoẻ định kỳ, hướng dẫn lập hồ sơ sức
khoẻ cho các đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, ngành y tế chưa thực sự
nắm bắt được hết các vấn đề sức khoẻ của người lao động trên địa bàn tỉnh, đặc
biệt đối với các cơ sở sản xuất nhỏ, không có cơ sở hoặc nhân viên y tế.
b) Những mặt hạn chế
− ATVSTP tuy đã được quan tâm nhiều, song ngộ độc thức ăn vẫn xảy ra
hàng năm với hàng chục vụ và hàng trăm người bị ngộ độc. Nguyên nhân chính
là do thức ăn bị nhiễm vi khuẩn và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
− Tình hình nhiễm HIV/AIDS là một vấn đề đáng quan tâm vì có tốc độ
lây nhiễm cao cả về số lượng người nhiễm HIV, số chuyển thành AIDS và tử
vong cũng như mức độ lây lan đáng báo động trong các xã/phường liên quan đến
tệ nạn nghiện ma tuý.
− Đội ngũ cán bộ làm công tác y tế dự phòng còn thiếu về số lượng và
hạn chế về trình độ, năng lực quản lý và chuyên môn ở tất cả các tuyến.
− Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Tuyến tỉnh tuy đã được đầu tư cơ sở vật
chất, nhưng đã bắt đầu xuống cấp, cần được tiếp tục nâng cấp. Trang thiết bị còn
thiếu nhiều. Đối với tuyến huyện nhu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân
lực cho hệ y tế dự phòng gặp rất nhiều khó khăn.
3.4


THỰC TRẠNG LĨNH VỰC DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

3.4.1 Lĩnh vực Dược
3.4.1.1

Công tác quản lý Dược

a) Quản lý nhà nước
− Về tổ chức: Đã củng cố hệ thống quản lý dược từ tỉnh đến cơ sở. Phòng
quản lý Dược - Sở y tế đề xuất, tham mưu việc xây dựng kế hoạch các hoạt động về
dược, tổ chức triển khai kế hoạch và giám sát, kiểm tra công tác dược trong tỉnh.
− Ban hành theo thẩm quyền những quy định về chuyên môn, kỹ thuật
nghiệp vụ như: hướng dẫn các cơ sở KCB xây dựng danh mục thuốc phù hợp với
tuyến và thực tế địa phương trên cơ sở danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y tế quy
định, các quy định về cung ứng thuốc, quy định về chế độ kiểm tra hàng năm đối
với công tác dược các tuyến... . tăng cường kiểm tra việc kê đơn của các thầy
thuốc, kiểm tra giám sát thường xuyên các cơ sở kinh doanh thuốc. Tất cả các cơ
sở KCB của nhà nước đều thực hiện đấu thầu giá thuốc và mua thuốc của các
Công ty Dược trúng thầu.
− Thanh tra: Hàng năm xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra việc
hành nghề và thực hiện các quy chế chuyên môn ở các cơ sở trực thuộc trong
tỉnh. Chủ động phối hợp với các cơ quan như công an, quản lý thị trường... trong
việc phòng chống nhập lậu thuốc, thuốc giả, đình chỉ lưu hành thuốc kém chất
lượng đối với các cơ sở có vi phạm.
18


b) Quản lý chất lượng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả
− Thường xuyên kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tồn
trữ và sử dụng thuốc trong tỉnh nhằm đảm bảo thuốc lưu hành có chất lượng tốt.

− Trung tâm Kiểm nghiệm đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất
lượng dược phẩm và mỹ phẩm lưu hành trong tỉnh. Trung tâm có khả năng phân
tích và kiểm tra chất lượng một số loại thuốc thông thường. Tỷ lệ mẫu đạt tiêu
chuẩn luôn đạt 95% trở lên. Số thuốc kém chất lượng đều được thu hồi và thông
báo đầy đủ, kịp thời cho các cơ sở kinh doanh và sử dụng thuốc trong toàn tỉnh.
Không phát hiện thuốc giả trong các mẫu đã được kiểm nghiệm. Tại các cơ sở
KCB, cấp phát thuốc công khai cho người bệnh, đảm bảo đủ thuốc thiết yếu theo
danh mục quy định của BYT ở tất cả các tuyến điều trị.
− Hội đồng thuốc và điều trị tại các bệnh viện ngoài việc tham gia xây
dựng danh mục thuốc cho các đơn vị đã góp phần tổ chức cung ứng thuốc có chất
lượng, cung cấp thường xuyên các thông tin về thuốc, theo dõi các phản ứng có
hại của thuốc, góp phần sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.
3.4.1.2

Cung ứng và sản xuất thuốc

a) Cung ứng thuốc
Vĩnh Phúc có mạng lưới cung ứng thuốc tại 100% xã, phường, thị trấn.
Các cơ sở kinh doanh bao gồm các quầy thuốc bán lẻ, các đại lý trực thuộc Công
ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc... Các TYT xã đều có quầy thuốc bán lẻ hợp
pháp. Có 237 cơ sở dược tư nhân gồm 2 công ty TNHH dược, 30 nhà thuốc và
207 đại lý thuốc. Nhờ mạng lưới cung ứng thuốc rộng rãi nên Vĩnh Phúc có đủ
thuốc thiết yếu để đáp ứng nhu cầu CSBVSKND trên địa bàn tỉnh. Sở Y tế đã
thực hiện tốt công tác quản lý hành nghề dược tư nhân (qua Hội đồng xét duyệt
hành nghề dược tư nhân xét cấp giấy phép hành nghề dược tư nhân cho các cơ sở
theo đúng quy định).
Thực hiện GMP, GLP, GSP: Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc đã
hoàn thiện được GMP với dây truyền thuốc tiêm, triển khai GLP, GSP và GMP
đối với thuốc viên.
b) Sản xuất và kinh doanh dược phẩm

Hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm phát triển không ngừng, góp
phần tạo ra doanh thu đáng kể trong ngành dược của tỉnh. Doanh số bán ra của
Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc tăng liên tục trong giai đoạn 2006-2010.
Bảng 3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh dược phẩm
Đơn vị: triệu đồng
TT
1
2
3

Chỉ tiêu

Năm 2006

Tổng doanh thu
Doanh thu sản xuất
Doanh thu kinh doanh
Doanh thu xuất nhập khẩu

220.800
70.000
94.800
56.000

19

Nă m 2009
538.488,48
146.000
228.448,48

164.000

6 tháng đầu
năm 2010
230.660
69.510
89.900
71.250


Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006 - 2010 của Sở Y tế Vĩnh Phúc

Tổng doanh thu năm 2009 tăng 2,5 lần so với năm 2006.
Tuy nhiên, công tác dược của tỉnh cũng còn những hạn chế như:
− Do thiếu kinh phí nên việc đầu tư để triển khai các công nghệ tiên tiến,
hiện đại còn hạn chế. Trung tâm kiểm nghiệm mới kiểm soát được một số thuốc
và các hoạt chất thông thường, việc kiểm soát các thuốc đa thành phần còn rất
hạn chế.
− Hiệu quả hoạt động của các Hội đồng thuốc ở các cơ sở KCB chưa cao,
còn mang tính hình thức, năng lực của một số cán bộ dược trong Hội đồng còn
yếu.
− Việc đào tạo, cập nhật kiến thức về dược lâm sàng cho các bác sĩ, dược
sĩ tại bệnh viện và các TTYT huyện đã thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế.
− Các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ chưa phát triển
nguyên nhân chính là thiếu kinh phí.
− Điều kiện bảo quản thuốc tại các khoa dược, nhất là tại các tuyến cơ sở
(huyện, xã) chưa đáp ứng yêu cầu.
c) Phát triển nguồn dược liệu
Vĩnh Phúc có nguồn dược liệu phong phú cả về cây thuốc và động vật,
nhưng chưa được khai thác thoả đáng. Do những điều kiện thuận lợi về địa lý và

địa hình nên hệ thực vật của tỉnh nói chung và cây thuốc nói riêng cũng đa dạng
và phong phú. Nhiều huyện đã tổ chức trồng cây Thanh hao hoa vàng để xuất cho
cơ sở chế biến, sản xuất thuốc chống sốt rét.
Các Trạm y tế xã củng cố các vườn thuốc nam theo quy định của Chuẩn
Quốc gia về y tế xã.
Tuy nhiên, công tác phát triển dược liệu của tỉnh nói chung, các vườn cây
thuốc nam nói riêng chưa thực sự được chú trọng. Các vườn thuốc nam chủ yếu
là vườn thuốc mẫu, chưa trở thành nơi hướng dẫn nhân dân nuôi trồng, sử dụng
các loại dược liệu có tại địa phương.
3.4.2 Trang thiết bị y tế
a) Tuyến tỉnh
Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các Bệnh viện đa khoa,
chuyên khoa tuyến tỉnh hàng năm được đầu tư bổ sung các thiết bị y tế hiện đại
để phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân như: Máy chụp cộng hưởng
từ, Máy chụp cắt lớp, Máy X quang cả sóng có tăng sáng truyền hình, máy nội
soi, siêu âm, máy phẫu thuật nội soi, máy xét nghiệm sinh hoá, máy Elisa, trang
bị thêm xe cứu thương hiện đại...
Tuy nhiên để đáp ứng công tác cấp cứu, khám chữa bệnh từng bước đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân đòi hỏi việc đầu tư nâng cấp về cơ sở
vất chất, thiết bị y tế hiện đại, đồng bộ đang là nhu cầu của ngành y tế.
b) Tuyến huyện

20


Trong những năm qua, các bệnh viện tuyến huyện đều được đầu tư nâng
cấp cơ sở vật chất và bổ sung trang thiết bị y tế từ các nguồn vốn như : Ngân sách
địa phương, ADB và trái phiếu Chính phủ nên hầu hết nhà cửa được khang trang,
có thiết bị y tế hiện đại như: Máy siêu âm màu 4D, máy nội soi, máy xét nghiệm
huyết học – sinh hoá tự động, dụng cụ phẫu thuật, xe cứu thương... đủ điều kiện

để thực hiện các kỹ thuật theo phân tuyến do Bộ y tế quy định.
c) Tuyến xã
Cùng với việc triển khai thực hiện Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn
2005 – 2010 tại 137 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, đến nay hầu hết các
Trạm y tế xã đều được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, nhà kiên cố 2 tầng, thiết
bị y tế được bổ sung theo danh mục quy định của Bộ y tế, đủ điêù kiện để triển
khai có hiệu quả các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân địa phương.
Sở Y tế tiếp tục có kế hoạch cụ thể đầu tư bổ sung trang thiết bị cho các
TYT xã, phường, thị trấn để tiếp tục duy trì Chuẩn QGVYT xã trong các năm
tiếp theo.
d) Một số hạn chế
Mặc dù tỉnh đã quan tâm đến việc phát triển kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị
cho các cơ sở y tế, nhưng do nguồn đầu tư chung cho y tế còn thấp, trong đó đầu
tư cho TTB y tế lại rất thấp so với tổng kinh phí chi cho y tế nên việc mua sắm
TTB mới, hiện đại còn hạn chế. Phần lớn TTB đã cũ, được đưa vào sử dụng từ
giai đoạn 2000 – 2005.
− Đầu tư chú trọng nhiều cho tuyến tỉnh trong đó lĩnh vực KCB là chủ
yếu, đầu tư cho lĩnh vực Dự phòng còn rất hạn hẹp. Tại tuyến tỉnh mới đầu tư
được BV Đa khoa tỉnh, các BV chuyên khoa như BV Tâm thần, BV Y học cổ
truyền chưa được đầu tư nhiều.
− Tuyến huyện: Tuy đã được bổ sung TTB hàng năm nhưng vẫn còn thiếu
so với nhu cầu và danh mục TTB do Bộ Y tế quy định.
− Tuyến xã: Mặc dù đã có Nghị quyết 35/2004/NQ-HĐND của Hội đồng
nhân dân tỉnh nhằm hỗ trợ kinh phí cho các xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã
nhưng việc bổ sung kinh phí còn h¹n chÕ, việc đầu tư trang thiết bị y tÕ cho
c¸c Tr¹m y tÕ lµ cÇn thiÕt, đặc biệt đối với các xã, phường, thị trấn có bác
sỹ công tác.
3.5

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Y TẾ


3.5.1 Nghiên cứu khoa học
Hầu hết các cơ sở y tế trong tỉnh đều đã thực hiện các đề tài nghiên cứu
khoa học. Tuy nhiên số tiền đầu tư cho công tác nghiên cứu chưa đáng kể.
Số lượng đề tài NCKH của ngành còn hạn chế, mới dừng lại ở mức cấp cơ
sở, cấp tỉnh.
3.5.2 Ứng dụng kỹ thuật chuyên sâu và công nghệ cao trong chẩn đoán và
điều trị

21


Một số BV đã áp dụng các kỹ thuật chuyên khoa sâu trong chẩn đoán và
điều trị có hiệu quả như: Kỹ thuật chụp cắt lớp, Chụp cộng hưởng từ, Siêu âm
màu 4D, Siêu lọc máu, Phẫu thuật nội soi, FACO, Thay khớp háng, phẫu thuật
thần kinh - sọ não...
Tuy nhiên, việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán và điều trị
còn hạn chế, đặc biệt đối với hệ dự phòng.
3.6

THỰC TRẠNG NHÂN LỰC Y TẾ

3.6.1 Về số lượng và cơ cấu
− Đến 31/12/2009, tổng số cán bộ y tế trong ngành (SYT quản lý) của
Vĩnh Phúc là 3.375 người (tăng hơn 380 người so với năm 2008) bao gồm: 2.907
cán bộ chuyên môn y và dược, trong đó 1.773 người có chuyên môn y, 183 người
có chuyên môn dược (Phụ lục 4). Số còn lại là các chuyên môn khác.
− Tỷ lệ cán bộ có chuyên môn y, dược là 77,5%. Tỷ lệ cán bộ chuyên
môn y so với cán bộ chuyên môn dược là 1.773/183 hay 9,7/1. Tỷ lệ bác sĩ/dược
sĩ đại học là 590/37 hay 15,9/1. Có sự mất cân đối lớn giữa cán bộ y và dược do

Sở Y tế quản lý. Bác sĩ và dược sĩ tập trung nhiều ở thành phố Vĩnh Yên do có
nhiều bệnh viện và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn thành phố.
3.6.2 Phân bố theo tuyến và theo trình độ chuyên môn
− Phân bố nhân lực y tế chung như sau: 45,8% tại tuyến tỉnh; 28,5% tại
tuyến huyện và 25,7% tại tuyến xã. Số cán bộ có chuyên môn y, dược ở các tuyến
là: 1.258 người (43,3%) ở tuyến tỉnh; 781 người (26,8%) ở tuyến huyện và 868
người (29,9%) ở tuyến xã.
− Về trình độ chuyên môn, trong số 2.907 cán bộ chuyên môn y, dược có
759 người có trình độ cao đẳng trở lên (26,2%), trong số này 210 người (7,2%)
có trình độ trên đại học, phần lớn là CK I; 2.015 người (69,3%) có trình độ trung
học, 4,5% còn lại là điều dưỡng sơ học, NHS sơ học, dược tá. Tỷ lệ cán bộ sơ cấp
khá thấp, trong những năm tới có thể hy vọng sẽ không còn trình độ này tại tuyến
tỉnh và tuyến huyện. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ có trình độ sau đại học cũng thấp,
chưa có tiến sỹ trong khi Vĩnh Phúc ở ngay cạnh những trung tâm đào tạo lớn là
Hà Nội và Thái Nguyên. Điều này cũng cho thấy nhu cầu phát triển đội ngũ cán
bộ chuyên sâu, cán bộ đầu ngành của Vĩnh Phúc rất lớn trong những năm tới.
− Phân bố cán bộ có chuyên môn y, dược do SYT quản lý theo trình độ
tại các tuyến như sau:
Bảng 4. Phân bố cán bộ chuyên môn y, dược theo trình độ tại các tuyến
Đơn vị tính: %
Trình độ chuyên môn
Cao đẳng trở lên
Trung học
Sơ học
Cộng

Chung
cả tỉnh

Tỉnh


26,2
69,3
4,5
100,0

39,7
59,5
0,8
100,0
22

Tuyến
Huyện
19,0
78,6
2,4
100,0


11,9
76,1
12,0
100,0


Nguồn số liệu: Báo cáo thực hiện KH năm 2009,
Phương hướng năm 2010 của Sở Y tế Vĩnh Phúc

3.6.3 Một số thách thức về nhân lực y tế của Vĩnh Phúc

Nhân lực y tế trong những năm qua đã tăng cả về số lượng và trình độ
chuyên môn, số dược sĩ trung cấp đã tăng đáng kể trong thời gian gần đây. Tuy
nhiên, vẫn còn nhiều thách thức ở tất cả các tuyến, đó là:
− Tỷ lệ bác sĩ, DSĐH/10.000 dân còn thấp so với trung bình của cả nước.
− Mất cân đối giữa nhân lực y và dược. Sở Y tế quản lý 37 DSĐH, số
này chủ yếu tập trung tại tuyến tỉnh. Bình quân mỗi huyện mới có 1 DSĐH.
Các TYT xã vẫn thiếu nhiều cán bộ dược. Thiếu DSĐH làm công tác thanh tra
và dược lâm sàng.
− Mất cân đối về tỷ lệ bác sĩ/điều dưỡng, kỹ thuật viên (năm 2009: 1/2,4;
khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là 1/4-5).
− Nhân lực có trình độ cao còn ít và phần lớn tập trung ở tuyến tỉnh.
− Tỷ lệ cán bộ có trình độ sơ cấp khá cao ở tuyến xã ( 12%).
− Rất thiếu lương y trong hệ thống công lập, thiếu cán bộ về YTCC.
Để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực y tế có trình độ chuyên môn cao,
ngành Y tế đã có chủ trương liên kết với một số trường đại học Y, Dược để đào
tạo đại học chính quy, chuyên tu, cử tuyển, chuyên khoa... để tăng cường cho
tuyến cơ sở nhưng cũng còn gặp nhiều khó khăn. Sở Y tế đã có kế hoạch mở
thêm mã ngạch đào tạo dược sĩ trung học từ năm 2006 tại trường Trung học y
tế tỉnh. Đã có những chủ trương đề xuất với lãnh đạo tỉnh để có chính sách thu
hút cán bộ y, dược có trình độ đại học về làm việc tại tỉnh như sẵn sàng ký hợp
đồng làm việc sau khi nộp hồ sơ. Tuy nhiên, chính sách này chưa đủ sức thu
hút cán bộ có năng lực quản lý và chuyên môn cao. Năm 2008 tỉnh đã có một
số quy định cụ thể nhằm tăng cường đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt cán bộ có
trình độ cao.
3.7

TÀI CHÍNH CHO Y TẾ

Chi ngân sách y tế thường xuyên tăng 4 lần trong giai đoạn 2006-2009.
Bảng 5. So sánh thực hiện ngân sách chi thường xuyên

và thu năm 2006 và 2009
Đơn vị tính triệu đồng
TT
1
1.1
1.2
2
3

Nội dung

2006

Chi thường xuyên
Tuyến tỉnh
Tuyến huyện
Các chương trình mục tiêu
Thu từ viện phí và BHYT

84.019
57.684
26.355
3.144
85,909

23

2009
208.810,56
150.266

58.544,5
13.509
164.794,282


Nguồn số liệu: Báo cáo thực hiện KH năm 2006 và 2009,
của Sở Y tế Vĩnh Phúc

Để cân đối thu chi, ngoài số tiền ngân sách trung ương và địa phương, các
đơn vị còn thực hiện thu một số khoản như phí, lệ phí, BHYT và viện phí.
Tuyến huyện còn rất nhiều khó khăn hạn chế về nguồn tài chính đầu tư cho
y tế: nếu tính về giá trị tuyệt đối thì bình quân ngân sách cấp cho y tế tăng hàng
năm, nhưng trên thực tế với mức đầu tư như hiện nay cho khu vực KCB theo đầu
giường bệnh vẫn ở mức thấp. Do vậy không có đủ kinh phí đầu tư xây dựng cơ
sở và nâng cấp trang thiết bị y tế chuyên sâu cho các bệnh viện huyện để có thể
đáp ứng nhu cầu KCB và tăng sự tiếp cận với các dịch vụ kỹ thuật cao của người
dân ở tuyến huyện - nơi có nhiều người nghèo sử dụng dịch vụ y tế.
3.8

ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG NHỮNG
NĂM QUA, KHÓ KHĂN THÁCH THỨC CỦA NGÀNH Y TẾ VĨNH PHÚC

3.8.1 Những thành tựu nổi bật
Sau hơn 10 năm tái lập tỉnh, cùng với sự đổi mới về kinh tế - xã hội ngành
Y tế tỉnh Vĩnh Phúc đã được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh quan tâm đầu tư, từng bước
phát triển đáp ứng nhu cầu CSSK nhân dân trong tỉnh.
Ngành Y tế hoạt động hiệu quả, đạt nhiều thành tựu góp phần nâng cao
các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong tỉnh. Những thành tựu đó
đã góp phần xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Cụ thể:
− Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và phát triển, 100% số xã, phường,

thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã vào năm 2010.
− Đã đáp ứng cơ bản nhu cầu phòng bệnh và CSSK của nhân dân tỉnh,
nhiều năm qua không để xẩy ra các dịch bệnh lớn trên địa bàn.
− Cung cấp đủ thuốc phòng bệnh và chữa bệnh có chất lượng cho nhân
dân trên địa bàn tỉnh.
− Công tác xã hội hoá y tế bước đầu được triển khai, đặc biệt trong lĩnh
vực KCB - đa dạng các loại hình dịch vụ, góp phần tăng cường dịch vụ kỹ thuật
cho công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong tỉnh và các khu vực lân cận.
3.8.2 Những thách thức/tồn tại chủ yếu của y tế tỉnh Vĩnh Phúc
Cùng với những thay đổi về kinh tế - xã hội, mô hình bệnh tật và tử vong ở
Vĩnh Phúc cũng có chiều hướng thay đổi. Tuy vậy các bệnh nhiễm khuẩn vẫn còn
chiếm tỷ lệ cao, ngoài ra một số bệnh của xã hội công nghiệp hóa và lối sống có
xu hướng tăng như các bệnh tim mạch, bệnh về chuyển hoá, tai nạn thương tích,
HIV/AIDS... khiến cho diễn biến về sức khoẻ, bệnh tật của người dân trong tỉnh
cũng phức tạp hơn.
− Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tuy đã được đầu tư và nâng cấp, song
so với quy định của Bộ Y tế vẫn còn nhiều hạn chế ở tất cả các tuyến, bao gồm cả
những trang thiết bị kỹ thuật cao và trang thiết bị cơ bản cho tuyến y tế cơ sở.
− Việc áp dụng các kỹ thuật cao trong phòng bệnh và chữa bệnh còn hạn
chế ở tất cả các tuyến do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chính là do
thiếu nguồn nhân lực, đầu tư từ ngân sách cho y tế hạn hẹp.

24


− Đội ngũ cán bộ chuyên môn còn thiếu về số lượng nhất là cán bộ y tế có
trình độ chuyên môn sâu: bác sỹ, dược sĩ đại học và sau đại học; mất cân đối về
cơ cấu, tỷ lệ giữa các loại cán bộ y tế chưa hợp lý; chưa có cơ chế chính sách hợp
lý để phân bổ nguồn nhân lực đồng đều cho các tuyến đặc biệt là tuyến cơ sở ở
những vùng khó khăn, thiếu bác sĩ công tác tại tuyến cơ sở.

− Công tác xã hội hoá y tế chưa thực sự đạt hiệu quả cao nhất trong cả
lĩnh vực phòng bệnh và lĩnh vực KCB.
− Nguồn tài chính cho y tế còn nhiều hạn chế: ngân sách đầu tư cho y tế
hạn hẹp trong khi đầu tư từ những nguồn khác chưa đáng kể.
− Tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải công nghiệp, dân sinh và tệ
nạn xã hội ngày càng nặng nề, tạo điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển ở mức
báo động một số bệnh làm ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân dân.
Những khó khăn tồn tại đó đặt ra cho ngành Y tế Vĩnh Phúc những thách
thức lớn cần được quan tâm và khắc phục để đáp ứng nhu cầu CSSK của nhân
dân trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đặc biệt là việc triển khai quy
hoạch phát triển sự nghiệp y tế của tỉnh trong thời gian tới.
PHẦN THỨ HAI
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP Y TẾ ĐẾN NĂM 2020,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
1 DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP Y TẾ TỈNH VĨNH PHÚC
1.1

DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG

1.1.1 Dân số
Dân số của Vĩnh Phúc năm 2010 là 1.010 ngàn người. Dự báo đến năm
2015 có khoảng 1.125 ngàn người, năm 2020 khoảng 1.225 ngàn người, năm
2025 khoảng 1.390 ngàn người, năm 2030 khoảng 1.500 ngàn người. Tuy nhiên,
dân số có thể tăng mạnh trong các năm tới cùng với sự phát triển nhanh về công
nghiệp của tỉnh (sẽ thu hút một số lớn dân từ các nơi khác). Tốc độ tăng dân số tự
nhiên giữ ở mức dưới 1%/năm.
1.1.2 Cơ cấu dân số
Theo dự báo trên, số người già có xu hướng tăng và số trẻ em có xu hướng
giảm. Dân số đô thị sẽ tăng lên khoảng 60,5% năm 2020. Đến năm 2030 tỷ lệ này

là khoảng 70-75%.
1.1.3 Dự báo lao động
Dân số trong độ tuổi lao động sẽ là 822 ngàn người vào năm 2015 và 943
ngàn người vào năm 2020. Dự báo lao động làm việc trong các ngành kinh tế vào
năm 2015: 850 ngàn người, năm 2020: 967 ngàn người. Sự gia tăng số người
trong độ tuổi lao động là yếu tố tích cực, bổ sung lực lượng lao động hùng hậu
cho các ngành kinh tế. Tuy nhiên đây cũng là một thách thức đối với xã hội, đòi
hỏi phải đầu tư lớn cho giáo dục, đào tạo tay nghề và các dịch vụ CSSK kèm
theo.
Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông - lâm ngư nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, cụ thể như sau:
25


×