Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tìm cách giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.24 KB, 3 trang )

Tìm cách giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở Việt Nam
Cập nhật lúc 15h09" , ngày 07/10/2009 -

(VnMedia) - Trong bối cảnh các tỉnh miền Trung của Việt Nam vừa phải gánh chịu sự hoành
hành dữ dội của cơn bão số 9 và trận lụt sau nó, hôm nay 7/10, Diễn đàn giảm nhẹ rủi ro thiên
tai và thích ứng với biến đổi khí hậu đã diễn ra tại Hà Nội nhằm đưa ra những biện pháp, định
hướng chiến lược nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho Việt Nam thời gian tới.
Thiên tai làm mất người, thiệt của
Thông tin từ Diễn đàn cho biết, trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam đang phải chịu những tác
động nặng nề của thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan. Nằm trong vùng nhiệt đới gió
mùa và chịu tác động trực tiếp của ổ bão Châu Á - Thái Bình Dương, một trong 5 ổ bão lớn của
thế giới, Việt nam thường xuyên phải đối mặt với nhiều loại thiên tai. Việt Nam cũng nằm trong
số 10 quốc gia hàng đầu về tần suất bị thiên tai trên thế giới với những loại thiên tai phổ biến là
bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán… Trong đó, loại thiên tai xảy ra thường xuyên và gây tàn phá
nhiều nhất là bão, áp thấp nhiệt đới và lũ lụt.
Trong hơn 50 năm qua (1956 - 2008) đã có tới 390 trận bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến
Việt Nam. Có tới 80-90% dân số Việt Nam chịu ảnh hưởng của bão. Ngoài ra, lũ lụt, ngập úng tại
các thành phố làm ách tắc giao thông trầm trọng, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và sinh
hoạt của người dân. Sạt lở cũng xẩy ra phổ biến ở các sông, suối, trượt lở đồi núi, sườn dốc, lún
nứt… gây tổn thất rất lớn đến tính mạng, tài sản, nhà cửa và phá hủy môi trường.
Hạn hán liên tiếp xẩy ra trong những năm gần đây ở khắp các vùng trên cả nước cũng đã để lại
những hậu quả hết sức nặng nề, trong đó có những năm làm giảm 20-30% năng suất cây trồng,
làm giảm lượng lương thực…
Thống kê cho thấy, trong những năm từ 1996-2008, các loại thiên tai như bão, lũ, lũ quét, sạt lở
đất, úng ngập hạn hán và các thiên tai khác đã làm chết và mất tích hơn 9.600 người. Giá trị
thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm. Mức độ thiên tai ở Việt Nam ngày
càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến khó lường.


Miền Trung chìm trong lũ dữ sau cơn bão số 9 - ảnh: Nam Phong


Vì một Việt Nam an toàn hơn
Thiên tai ở Việt Nam là tác nhân gây cản trở trực tiếp tới sự phát triển bền vững kinh tế xã hội,
gia tăng đói nghèo. Do biến đổi khí hậu, thiên tai được dự báo sẽ xảy ra ngày càng tồi tệ hơn do
tăng tần suất, biên độ và cường độ các trận bão và lượng mưa, từ đó dẫn đến các vụ sạt lở đất,
ngập lụt và lan tràn dịch bệnh.
Phát biểu tại diễn đàn, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, nhận thức sâu sắc về hiểm
họa thiên tai, nhiều năm qua Việt Nam đã hình thành quan điểm và giải pháp ứng xử rõ ràng,
phù hợp để thực hiện phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, theo đó, lấy phòng
ngừa là chính. Ngoài ra, công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai luôn được đề cao và
chú trọng, thực hiện kịp thời.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn ghi nhận sự giúp đỡ quý
báu của các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ, chính phủ và nhân dân các nước.
Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên, việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai và
ứng phó với biến đổi khí hậu đã trở thành một trong những nhiệm vụ rất quan trọng đối với Việt
Nam. Bộ trưởng cũng hy vọng các đại biểu tham dự Diễn đàn lần này sẽ thảo luận và trao đổi
thông tin, đưa ra những biện pháp, định hướng chiến lược nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng
phó với biến đổi khí hậu cho Việt Nam thời gian tới.
Còn theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, công tác giảm nhẹ
thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu đã và đang là một phần không thể thiếu trong thực thi
các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với các nỗ lực trong nước, sự hợp tác quốc tế
trên lĩnh vực thiên tai cần được đẩy mạnh.
Phát biểu tại Diễn đàn, bà Margareta Wahstrom, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hiệp quốc


về giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho rằng, loài người đang sắp phải sống với hiện tượng thời tiết cực
đoan hơn. Để phòng tránh những tác động tồi tệ nhất của hiện tượng này, cần có những cam kết
và giới lãnh đạo chính trị để thúc đẩy nhanh chóng tiến trình này. “Việt Nam đã có được cả cam
kết chính trị và năng lực lãnh đạo mạnh mẽ” - bà Margareta Wahstrom khẳng định.
Đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ cũng mong muốn rằng, các đại biểu có mặt tại Diễn đàn sẽ
cùng nhau phối hợp hành động ngay vì một Việt Nam an toàn hơn và bền vững hơn.


Tại Việt Nam, chỉ tính riêng năm 2007, thiên tai đã làm 435 người chết và mất tích, 7.800 ngôi
nhà bị sập đổ, 113.800 ha lúa bị hư hại, phá hủy và làm hư hỏng nặng 1.300 công trình đập,
cầu, cống, làm sạt lở 1.500 km đê, thiệt hại ước tính 11.600 tỷ đồng, tương đương 1% GDP.
Đầu tháng 8/2008 và đầu tháng 7/2009, mưa lũ và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã gây
thiệt hại lớn về người và của cải. Đầu năm 2008, trận rét lịch sử kéo dài 40 ngày đã làm hơn
150.000 hec-ta lúa, 9.600 héc-ta mạ bị chết. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, chỉ tính riêng về
giống, hiệt hại đã lên tới khoảng 180 tỷ đồng, gia súc bị chết thiệt hại khoảng 200 tỷ đồng.
Chiến lược Quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tháng 11/2007. Các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành đã xây dựng kế hoạch hành động
thực hiện chiến lược.
Tuệ Khanh



×