Tải bản đầy đủ (.doc) (343 trang)

Tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục với nhóm trẻ lai từ các cuộc hôn nhân đài việt và hàn việt ở khu vực tây nam bộ (nghiên cứu trường hợp tỉnh hậu giang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.66 MB, 343 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG HIỀN HẠNH

TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ VÀ GIÁO DỤC VỚI
NHÓM TRẺ LAI TỪ CÁC CUỘC HÔN NHÂN ĐÀI-VIỆT
VÀ HÀN-VIỆT Ở KHU VỰC TÂY NAM BỘ
(Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hậu Giang)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG HIỀN HẠNH

TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ VÀ GIÁO DỤC VỚI
NHÓM TRẺ LAI TỪ CÁC CUỘC HÔN NHÂN ĐÀI-VIỆT
VÀ HÀN-VIỆT Ở KHU VỰC TÂY NAM BỘ
(Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hậu Giang)

Ngành: Xã hội học
Mã số: 9.31.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI


HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS ĐẶNG NGUYÊN ANH

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong Luận án là trung thực, được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và
kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách
chân thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong Luận án. Những kết luận
khoa học của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả Luận án

Dương Hiền Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Tôi bắt đầu nghiên cứu chủ đề hôn nhân xuyên quốc gia từ năm 2007 khi
thực hiện luận văn thạc sĩ. Đến năm 2014 tôi quyết thực hiện nghiên cứu về trẻ
lai đang sinh sống tại ĐBSCL với tên luận án: Tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục
với nhóm trẻ em từ các cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt ở khu vực Tây Nam
Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hậu Giang).
Đến nay luận án đã hoàn thành, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến
thầy giáo hướng dẫn khoa học GS. TS. Đặng Nguyên Anh đã cùng đi với tôi ngay từ
thời gian đầu tiên tôi có ý định làm NCS, từ khi chưa bắt đầu đề tài nghiên cứu
thầy đã cùng tôi tìm hiểu và lựa chọn chủ đề nghiên cứu, cho đến bây giờ đã bốn
năm trôi qua, thầy đã tận tình chỉ dạy về học thuật, giúp đỡ tôi vượt qua những

giai đoạn khó khăn nhất khi đi lấy dữ liệu tại thực địa mà đối tượng nghiên cứu
của luận án lại rất nhạy cảm và khó tiếp cận. Giáo sư đã tận tâm, tận tình và chỉ
dạy tôi về giá trị của nghề nghiên cứu khiến tôi thấy tự hào về kết quả mình đã
làm được dám lựa chọn chủ đề khó khăn và đã vượt qua nó, thời gian qua, tôi đã
học được ở thầy những giá trị tốt đẹp của đạo đức nghề nghiệp, tính khiêm
nhường, sự tận tâm trong công việc và học luôn những giá trị đạo đức trong cuộc
sống, tôi biết ơn thầy vì thầy đã nhận tôi là một trong những NCS của thầy, và luôn
cảm thấy tự hào vì được học dưới sự dẫn dắt của thầy, người thầy cả đời này tôi
trân quý.
Xin được cảm ơn Ban GĐ Học Viện, Khoa Xã Hội Học, Phòng Đào Tạo,
PGS. TS. Bùi Quang Dũng nguyên trưởng khoa Xã Hội Học, GS. TS. Nguyễn Hữu
Minh, PGS. TS. Lê Thanh Sang và quí thầy cô giáo đã từng giảng dạy và ngồi hội
đồng các chuyên đề của tôi đã chỉ dạy, chỉnh sửa chữa, góp ý để giúp tôi hoàn thiện
luận án qua từng giai đoạn và điều đó cũng giúp tôi rèn luyện tư duy nghiên
cứu mang tính học thuật ngày một tốt hơn.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến UBND TP Vị Thanh, TX Ngã Bảy,
Huyện Vị Thủy, các đơn vị cơ sở UBND xã/ phường/ Thị trấn đã tạo điều kiện cho
tôi tiến hành cuộc khảo sát tại địa phương. Và cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả
những người dân, cán bộ đã đồng ý tham gia trả lời bảng hỏi và PVS trong luận án
này. Và cũng xin được cảm ơn những sự giúp đỡ của điều tra viên trong quá trình
thu thập dữ liệu tại thực địa.


Cuối lời, xin được cảm ơn đến gia đình, người thân, những người em,
người bạn đã ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời gian qua. Chính tình cảm, sự
quan tâm đó đã giúp tôi thêm động lực để hoàn thành luận án của mình.
Tác giả Luận án

Dương Hiền Hạnh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.................................................15
1.1.Những nghiên cứu trong và ngoài nước về hôn nhân xuyên quốc gia-liên
quan đến vấn đề trẻ lai Đài-Việt và Hàn –Việt.........................................................15
1.2.Những nghiên cứu về trẻ em nhập cư và trẻ lai Đài – Việt, Hàn-Việt...............27
1.3.Thông tin về trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt tại Tây Nam Bộ từ góc nhìn của báo
chí 32
1.4.Quyền của trẻ lai trong an sinh xã hội và chính sách xã hội liên quan đến tiếp
cận dịch vụ y tế và giáo dục..................................................................................... 34
1.5.Nhận xét về tình hình nghiên cứu và định hướng của đề tài.............................37
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................41
2.1. Các khái niệm cơ bản........................................................................................ 41
2.2. Các lý thuyết xã hội học.................................................................................... 47
2.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu................................................... 51
2.4. Địa bàn nghiên cứu........................................................................................... 53
2.5. Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật liên quan đến trẻ lai về tiếp
cận dịch vụ y tế và giáo dục.....................................................................................55
Chương 3: TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NHÓM TRẺ LAI QUA KẾT QUẢ KHẢO SÁT
TẠI HẬU GIANG.......................................................................................................62
3.1.Đặc điểm của nhóm trẻ lai liên quan đến việc tiếp cận dịch vụ y tế tại Hậu
Giang........................................................................................................................ 63
3.2.Thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai tại Hậu Giang.......................71
3.3.So sánh tiếp cận dịch vụ y tế giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng.....................80
3.4.Những yếu tố tác động đến tình trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai ...89
3.5.Một số vấn đề chính sách y tế dành cho trẻ lai tại Hậu Giang...........................96
Chương 4: TIẾP CẬN DỊCH VỤ GIÁO DỤC NHÓM TRẺ LAI QUA KẾT QUẢ KHẢO SÁT
TẠI HẬU GIANG.....................................................................................................102
4.1. Đặc điểm của nhóm trẻ lai liên quan đến tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ



tại Hậu Giang.........................................................................................................103
4.2. Thực trạng tiếp cận dịch vụ giáo dục của nhóm trẻ lai tại Hậu Giang.............105
4.3. So sánh tiếp cận dịch vụ giáo dục giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng...........114
4.4. Những yếu tố tác động đến tiếp cận dịch vụ giáo dục của nhóm trẻ lai.........120
4.5. Một số vấn đề chính sách giáo dục đối với trẻ lai tại Hậu Giang.....................129
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................. 139
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ........................................ 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 148
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

DVGD

Dịch vụ giáo dục

DVYT

Dịch vụ y tế

DVCSSK

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe


ĐNA

Đông Nam Á

ĐBSCL

Đồng bằng sông cửu long

HĐH

Hiện đại hóa

HG

Hậu Giang

IOM

Tổ chức Di cư Quốc tế

ND

Người dân

NTL

Người trả lời

NCS


Nghiên cứu sinh

PVS

Phỏng vấn sâu

TNB

Tây Nam Bộ

TLN

Thảo luận nhóm

TRẺ CĐ

Trẻ cộng đồng

TX

Thị xã

TP

Thành phố

TCH

Toàn cầu hóa


TĐHV

Trình độ học vấn

T/C UNICEF

Tổ chức Unicef

UBDSGĐ VÀTE

Ủy ban dân số gia đình và trẻ em

VPKTVH

Văn phòng Kinh tế và Văn hóa

VN

Việt Nam

XHH

Xã hội học


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Độ tuổi trung bình của trẻ lai và quốc tịch của trẻ...................................65
Bảng 3.2. Lý do trẻ lai được đưa về Hậu Giang sống cùng họ ngoại........................67
Bảng 3.3. Dự định thời gian nuôi trẻ lai...................................................................70
Bảng 3.4 Tỉ lệ có thẻ BHYT theo giới tính của trẻ lai................................................72

Bảng 3.5. Tỉ lệ trẻ có thẻ BHYT và tình trạng của mẹ trẻ lai.....................................73
Bảng 3.6. Nơi mua và việc chi trả cho thẻ BHYT của trẻ lai......................................74
Bảng 3.7. Hoàn cảnh gia đình của trẻ lai và trẻ cộng đồng......................................81
Bảng 3.8. Khác biệt về nơi mua thẻ BHYT của hai nhóm trẻ....................................83
Bảng 3.9. So sánh việc sử dụng thẻ BHYT giữa hai nhóm trẻ..................................85
Bảng 3.10: Dịch vụ tiêm ngừa vacxin của hai nhóm trẻ...........................................86
Bảng 3.11. Tương quan giữa BHYT và tiếp cận tiêm ngừa giữa hai nhóm trẻ.........87
Bảng 3.12. Mạng lưới thông tin về tiêm ngừa của hai nhóm trẻ.............................88
Bảng 3.13. Mạng lưới xã hội trong tiếp cận dịch vụ tiêm ngừa của hai nhóm trẻ...89
Bảng 3.14. Tình trạng tiếp cận thẻ BHYT theo đặc điểm của trẻ lai.........................91
Bảng 3.15. Tình trạng tiếp cận DVYT của trẻ lai theo đặc điểm của người trả lời..94
Bảng 3.16. Tình trạng tiếp cận DVYT của trẻ lai theo đặc điểm của người mẹ........95
Bảng 4.1: Đặc điểm trẻ lai và tình trạng đi học hiện tại.........................................107
Bảng 4.2. Chương trình trợ giúp từ nhà trường dành cho trẻ lai..........................109
Bảng 4.3. Tình trạng đi học của trẻ lai và đặc điểm của người trả lời....................110
Bảng 4.4. Tình trạng đi học của trẻ lai và đặc điểm của người mẹ........................111
Bảng 4.5. Đặc điểm gia đình trẻ lai và trẻ cộng đồng............................................116
Bảng 4.6. Đặc điểm về người mẹ của trẻ lai và trẻ cộng đồng..............................118
Bảng 4.7. Tình trạng đi học của hai nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng.......................120
Bảng 4.8. Đặc điểm của trẻ và hình thức học........................................................122
Bảng 4.9. Đặc điểm trẻ thuộc diện con lai và kết quả học tập...............................123
Bảng 4.10. Đặc điểm của trẻ lai và tình trạng có học bạ khi đi học........................124
Bảng 4.11. Đặc điểm của người trả lời và tình trạng có học bạ của trẻ lai.............125
Bảng 4.12. Mạng lưới xã hội ảnh hưởng đến trẻ lai tiếp cận giáo dục.................128
Bảng 4.13: Nguyện vọng đề xuất của người chăm sóc trẻ lai................................132


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Thu nhập bình quân trên đầu người giữa các quốc gia Châu Á
năm 2008

........................................................................................................................
16
Biểu đồ 1.2: Số lượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan từ năm 1995- 2016 . 23
Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của nhóm trẻ lai trong mẫu khảo sát.......................63
Biểu đồ 3.2. Giới tính và quốc tịch trẻ lai................................................................65
Biểu đồ 3.3. Tình trạng cư trú của trẻ lai trong mẫu khảo sát................................66
Biểu đồ 3.4. Trung bình tiền gửi theo nơi cư trú của mẹ trẻ lai..............................69
Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ có thẻ BHYT theo quốc tịch của trẻ lai.........................................71
Biểu đồ 3.6. Người chi trả thẻ BHYT cho hai nhóm trẻ...........................................82
Biểu đồ 4.1. Trình độ học vấn của trẻ lai theo địa bàn..........................................104
Biểu đồ 4.2: Khác biệt về giới của trẻ lai trong tiếp cận dịch vụ giáo dục.............105
Biểu đồ 4.3. Hình thức đi học của trẻ lai...............................................................108
Biểu đồ 4.4. Khác biệt về độ tuổi trung bình đi học giữa nhóm trẻ lai và trẻ CĐ .115
Biểu đồ 4.5. Dự tính của người trả lời cho trẻ lai đi học.......................................126
Biểu đồ 4.6. Người chăm sóc trẻ lai có hiểu biết về chính sách giáo dục..............130


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo cáo tổng quan về tình hình di cư của công dân Việt Nam, từ tháng
9/2008 đến tháng 9/2009, phía bộ phận quản lý di dân Hàn Quốc thông báo có
1700 trường hợp trẻ lai Hàn – Việt dưới 3 tuổi không được đưa về lại nước Hàn
[35], hiện tượng này cũng tương tự như hiện tượng trẻ lai Đài Loan và Việt Nam
được đưa về bên ngoại nuôi dưỡng bởi nhiều lí do như, gia đình cha mẹ trẻ
khó khăn, li hôn, người mẹ bị trục xuất, hoặc hôn nhân thất bại mang thai về
sinh con tại quê nhà, nhóm trẻ em (thường gọi là “trẻ lai”) này thật sự chưa có
quốc gia nào đưa ra được con số trẻ đang sống tại Việt Nam, cả phía Việt Nam
cũng chưa có công bố chính thức, điều này cho thấy chưa có sự quan tâm triệt để
của các quốc gia có liên quan. Vấn đề đặt ra trẻ lai sẽ sống như thế nào ở Việt
Nam, các em bị tách khỏi cha, mẹ và môi trường sống ở Đài Loan và Hàn Quốc,

với mô hình xã hội hóa cá nhân (gia đình, nhà trường và xã hội) tại Việt Nam liệu
có phù hợp với nhu cầu phát triển cho trẻ ở mức độ nào
Trước nhu cầu của việc di cư tự do và giải pháp lựa chọn di cư thông qua
đường kết hôn với người nước ngoài của các phụ nữ Việt Nam, và những hệ lụy
tiêu cực từ những cuộc hôn nhân xuyên quốc gia khi đổ vỡ đã tác động đến xã
hội, đối tượng bị tác động trực tiếp và ảnh hưởng nhiều nhất đó là thế hệ trẻ lai,
và khi được đưa về quê ngoại ở Việt Nam để sống cho thấy từng bước có khả năng
nhóm trẻ này sẽ bị bỏ quên, do hoàn cảnh chăm sóc của gia đình họ ngoại không
đảm bảo và ổn định, việc có đầy đủ giấy tờ tư pháp cũng gặp nhiều khó khăn bởi
Việt Nam đã áp dụng luật hai quốc tịch cho trẻ nhưng chính nhận thức của người
thân trẻ chưa đầy đủ về mặt thông tin và lợi ích cũng như quyền lợi hợp pháp cho
trẻ sau này
Toàn cầu hóa (TCH) di cư như hiện nay trong đó tình trạng kết hôn xuyên
quốc gia giữa phụ nữ Việt Nam và nam giới nước ngoài được xem như con đường
nhanh nhất để thay đổi đời sống, điều kiện sống và cả công ăn việc làm và nó
dần trở thành hiện tượng xã hội. Người dân có chiến thuật tự giải quyết vấn đề
việc làm cho bản thân, giải quyết vấn đề nghèo đói của gia đình ở nông thôn …

1


Nghiên cứu về hôn nhân có yếu tố nước ngoài được rất nhiều nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước quan tâm từ những năm 2004 đến nay và những tác động về
hôn nhân có yếu

1


tố nước ngoài đến kinh tế hộ gia đình, làm thay đổi theo xu hướng tích cực đáng
ghi nhận nhưng những tiêu cực từ các cuộc hôn nhân xuyên quốc gia này cũng

để lại không ít những hậu quả tác động đến cá nhân, gia đình và xã hội, đặc biệt
đối với các trẻ lai được sinh ra bởi mẹ là người Việt Nam và bố là người Đài
Loan hoặc Hàn quốc.
Tình trạng trẻ lai đang sống cùng họ hàng nhà ngoại tại TNB, cụ thể hơn ở
tỉnh hậu Giang như một hiện tượng xã hội xuất hiện những năm gần đây trong
bối cảnh di dân toàn cầu, lý do có những nhóm trẻ lai về sống tại Việt Nam là hậu
quả của những cuộc hôn nhân giữa nữ giới là người Việt Nam và nam giới là người
Đài Loan, Hàn Quốc. Tình trạng tiếp cận dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục đối với
các trẻ em lai được xem như là vấn đề nan giải hiện nay, bên cạnh những vấn đề về
y tế và giáo dục thì việc trẻ sống cùng những họ hàng bên ngoại thiếu vắng sự
chăm sóc của người bố và người mẹ, đồng thời việc trở về thiếu các giấy tờ cho
nên trẻ lai được xem như là nhóm trẻ cư trú chưa hợp pháp tại cộng đồng (cư trú
không có giấy tờ hợp pháp về luật) nhưng về tình rõ ràng là các cháu “về ngoại”
và đương nhiên được coi là hợp tình
Chăm sóc y tế và giáo dục cho trẻ em không những là quốc sách của quốc gia
Việt Nam mà hai lĩnh vực này được Liên Hiệp Quốc cụ thể là tổ chức UNICEF
quan tâm và định hướng nó là trung tâm của các chương trình phát triển.
Quyền được giáo dục, và chăm sóc sức khỏe không những là quyền con người
mà còn là nền tảng của tất cả các quyền khác của con người, ngày 2 tháng 9 năm
1990 công ước quyền trẻ em bắt đầu được kí kết, Việt Nam là nước Châu Á thứ
hai kí kết hiệp ước này vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Quyền được hưởng giáo
dục và chăm sóc y tế là hai thứ quyền nằm trong nội dung của 10 quyền cơ bản
trong hiệp ước. Trẻ em di cư nói chung, và trẻ lai di cư về quê ngoại nói riêng
trong lĩnh vực nghiên cứu ở đây cũng là nhóm trẻ được quyền hưởng các quyền
đã nêu đặc biệt cần thiết nhất là trẻ được đi học và được chăm sóc y tế một cách
cơ bản nhất
Việc nuôi dưỡng trẻ lai ở khu vực ĐBSCL hay cụ thể hơn là tại tỉnh Hậu
Giang có phải là một hiện tượng xã hội hay chỉ đáng lưu tâm hay chỉ là một nhóm

2



nhỏ trẻ lai không đáng kể trong bối cảnh xã hội hóa cá nhân trẻ em mà thiết chế
giáo dục và chăm sóc y tế được xem là nền tảng để phát triển con người giúp trẻ
hội nhập

2


với cộng đồng và xã hội. Xem xét một hiện tượng xã hội là việc nhóm trẻ lai tiếp
cận dịch vụ y tế và giáo dục trên địa bàn Hậu Giang so sánh với nhóm trẻ cộng đồng
và xem xét sự ngang bằng nhau về cơ hội bởi những tác động nào và điều đó nó
làm nên sự khác biệt đáng lưu ý ở nhóm trẻ lai về mặt xã hội
Xem xét dưới quan điểm luật pháp trẻ lai đang sống tại Việt Nam có nhiều
trường hợp bất hợp pháp (muốn nói đến trẻ không có giấy tờ đăng kí tạm trú hợp
lệ), mặc dù quy định được phép có hai quốc tịch tuy được Quốc hội thông qua
gần đây song việc tiếp cận với các chương trình, chính sách hỗ trợ cho trẻ vẫn còn
nhiều bất cập và hạn chế như thế nào. Nhóm trẻ lai được sinh ra tại địa phương
hoặc được đưa về nuôi tại gia đình họ ngoại tại Hậu Giang được tiếp cận dịch vụ
giáo dục đến đâu và so với trẻ em tại địa phương có cha mẹ mang quốc tịch Việt
Nam có khác biệt gì, bên cạnh đó đề tài cũng phân tích tiếp cận dịch vụ chăm sóc y
tế cho trẻ lai như thế nào so với trẻ tại địa phương có cha mẹ mang quốc tịch Việt
Nam. Phân tích những yếu tố tác động đến việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục
của nhóm trẻ lai là một trong những điểm quan trọng của luận án
Trong trường hợp hiện nay có nhiều trẻ tại Hậu Giang được đi học (có 169
trẻ) trên các trường tiểu học, có trẻ có giấy tờ hợp lệ có trẻ không (nhà nước tạm
thời chấp nhận) nhưng điều này không giải quyết được vấn đề mà khi nói đến cơ
hội tồn tại và sống của trẻ tại Việt Nam cho đến sau này bởi vì việc tiếp cận với
hệ thống giáo dục phổ thông chưa có giải pháp phù hợp với luật giáo dục nhất là
khi chuyển trường, chuyển cấp, và cũng chưa có cách nào giải quyết về việc chăm

sóc y tế công cho trẻ khi có vấn đề về sức khỏe, điều này không những cản trở sự
phát triển cơ bản của nhóm trẻ lai vốn rất thiệt thòi, nó còn gây nhiều khó khăn
cho hệ thống quản lý tại địa phương về những vấn đề gia đình, cư trú, giáo dục và y
tế
Những điều trên đây là thách thức to lớn trong tương lai nếu như không
được giải quyết nó không còn là một vấn đề xã hội hay một hiện tượng xã hội đơn
thuần mà còn liên quan đến hậu quả của nó mà nhà nước Việt Nam sẽ khó khăn
để đối diện như việc cư trú bất hợp pháp của một thành phần con lai đáng kể và
khi nhóm trẻ lai trưởng thành đến 18 tuổi có quyền công dân (theo luật quốc tịch
Việt Nam) thì lúc đó vấn đề trình độ học vấn, việc làm như thế nào, và những nhóm
3


người đó bị tổn thương vì thiếu hệ thống giáo dục, chăm sóc trong điều kiện khiếm
khuyết sẽ trở thành những thành phần nào trong xã hội Việt Nam

4


Trước yêu cầu bách thiết về thực trạng trẻ lai nói chung và tại Hậu Giang như
hiện nay, NCS mạnh dạn đề xuất đề tài nghiên cứu “ Tiếp cận dịch vụ y tế và giáo
dục với nhóm trẻ lai từ các cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt ở khu vực Tây
Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hậu Giang)” .
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1.Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án nhằm góp phần tìm hiểu thực trạng tiếp cận dịch vụ
y tế và giáo dục đối với nhóm trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt đang sinh sống tại Hậu
Giang cùng mẹ hoặc họ hàng bên ngoại bằng phương pháp tiếp cận xã hội học
qua đó giải thích về hiện tượng xã hội hiện đại phát sinh trong quá trình phát triển
và hội nhập của Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Đánh giá thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của trẻ lai Đài-Việt và
Hàn-Việt, xác định và lý giải một số yếu tố tác động đến việc tiếp cận giáo
dục và y tế của nhóm trẻ lai này

-

So sánh đối chiếu giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng nhằm giải thích cho sự
khác biệt của hai nhóm trẻ này trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.

-

Làm rõ những hạn chế trong chính sách y tế và giáo dục đối với nhóm trẻ lai,
đồng thời đề xuất giải pháp nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế và
giáo dục đối với nhóm trẻ lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng tiếp cận dịch vụ giáo dục và chăm sóc y

tế cho trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt tại Hậu Giang.
3.2.Khách thể nghiên cứu
-

Nhóm trẻ lai, kể cả trẻ lai được sinh tại Việt Nam hoặc được đưa về từ nước
ngoài nuôi dưỡng chăm sóc bởi người mẹ ruột hoặc người thân họ hàng bên
ngoại, hỏi trực tiếp người chăm sóc trẻ (hay còn gọi là người bảo hộ cho trẻ),
gia đình trẻ lai có độ tuổi của trẻ từ 6 tháng đến 17 tuổi, bao gồm trẻ em trai
và gái.

5


-

Nhóm trẻ cộng đồng (là trẻ người địa phương mang quốc tịch Việt Nam, có
ba và mẹ là người Việt Nam) sống trên cùng địa bàn với nhóm trẻ lai, tương

6


đồng về cấp lớp học và độ tuổi cũng từ 6 tháng đến 17 tuổi, bao gồm trẻ
em trai và gái. Nhóm đối chứng này được khảo sát nhằm so sánh sự khác
biệt trong tiếp cận dịch vụ giáo dục và chăm sóc y tế đối với nhóm trẻ lai.
-

Những người có liên quan đến việc trẻ lai tiếp cận dịch vụ giáo dục và chăm
sóc y tế như người nhà của trẻ, công an liên quan đến cư trú và cung
cấp thông tin, nhà trường, cán bộ y tế địa phương, cán bộ ấp, cán bộ
đoàn thể, những nhà quản lý địa phương như lãnh đạo xã, phụ trách tư
pháp hay công an cấp xã cấp huyện, và đại điện phía nhà nước Đài Loan tại
TPHCM. Nhóm khách thể nghiên cứu này được phỏng vấn sâu nhằm cung
cấp thêm thông tin đầy đủ, rõ ràng hơn các kết quả định lượng của nghiên
cứu.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Địa bàn nghiên cứu được chọn là ba đơn vị hành chính thuộc

tỉnh Hậu Giang là TP Vị Thanh, TX Ngã Bảy và Huyện Vị Thủy, nơi đông đảo trẻ lai
Đài-Việt và Hàn-Việt cư trú.
Về thời gian: Luận án bắt đầu thực hiện từ tháng 12 năm 2014 đến tháng

10 năm 2016, trong đó nghiên cứu sinh trực tiếp khảo sát tại thực địa từ tháng
7 đến tháng 9 năm 2016.
Vấn đề nghiên cứu:
Trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế cũng tương đối rộng, luận án chỉ giải
quyết hai điểm chính là tình trạng trẻ lai dưới 6 tuổi được tiêm ngừa và thực
trạng có thẻ BHYT cho trẻ em lai cũng như hình thức sử dụng thẻ BHYT.
Trẻ lai tiếp cận với chính sách giáo dục bằng cách đăng kí nhập học, kết quả
học tập, tình trạng đi học thêm và có được cấp học bạ chính thức hay không,
việc tiếp cận dịch vụ giáo dục chịu sự chi phối bởi quá trình thực hiện chính sách
như thế nào khi thân trạng của trẻ lai rất đặc thù như không có quốc tịch Việt
Nam, không có khai sinh, hộ khẩu để chứng minh là công dân việt nam.
Những vấn đề đặt ra trong luận án được xem là chủ đề mới trong nghiên
cứu về những vấn đề xã hội hiện đại đặc biệt là nghiên cứu về di cư và chính sách
liên quan đến tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục cho nhóm trẻ em có thân phận
5


khác biệt thuộc nhóm trẻ không có quốc tịch Việt Nam. Giải thích sự khác
biệt đó dưới phương pháp tiếp cận xã hội học và đưa ra những giải pháp
khuyến nghị đối với

6


công tác quản lý nhà nước và những đề xuất nhằm cải thiện chính sách y tế và
giáo dục đối với trẻ em lai nói chung và trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt nói riêng đang
sống trên địa bàn lãnh thổ nước Việt Nam.
4. Phương pháp luận
4.1.Phương pháp luận
Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu NCS đã xây dựng cơ sở lý thuyết, giả

thuyết nghiên cứu, khung lý nghiên cứu dựa trên lý thuyết chức năng và lý
thuyết mạng lưới xã hội và tiếp cận dựa trên quyền trẻ em và hiện tượng xã hội
để giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra
Trẻ em có tất cả quyền con người, tuy nhiên do bởi chưa hoàn thiện về thể
chất, tâm lý yếu ớt, thể trạng chưa phát triển hoàn chỉnh, cũng như việc phát
triển tâm sinh lý chưa đầy đủ nên quyền của trẻ em cần được từ gia đình, công
đồng và xã hội quan tâm, công ước về quyền của trẻ em được quốc hội thông qua
ngày 20 tháng 11 năm 1989 và bắt đầu có hiệu lực ngày 2 tháng 9 năm 1990 [76],
[77], trong đó có những nội dung cơ bản sau:
Với bốn nội dung nhóm quyền cơ bản là quyền sống còn, quyền được bảo vệ,
quyền được tham gia và quyền được phát triển. Trong đề tài này lựa chọn cách
tiếp cận về quyền của trẻ em dựa trên yếu tố quyền được chăm sóc y tế (thuộc
nhóm quyền được sống còn), và quyền được phát triển trong đó chọn lựa lĩnh vực
giáo dục (chính thống và không chính thống) nhằm giải thích cho xuyên suốt đề tài,
lựa chọn hai quyền này nhằm hướng đến một lợi ích tốt nhất cho trẻ em (dưới 18
tuổi) không bị phân biệt đối xử. Để thực hiện quyền đó đòi hỏi cả một quy trình
của xã hội và trong đó có tất cả vai trò của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội,
điều này được giải thích trong quá trình phân tích số liệu định lượng và dữ liệu
định tính nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu liên quan đến cơ hội tiếp cận
DVYT và DVGD của nhóm trẻ lai tại Hậu Giang
Về tiếp cận DVYT đối với nhóm trẻ lai tại Hậu Giang được xem xét dưới tiếp
cận về quyền trẻ em theo công ước quốc tế đã được nhà nước Việt Nam kí kết
ở điều 24 của Công ước có nêu về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em
và quyền được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Vấn đề đặt ra là trẻ lai cũng
6


phải được đảm bảo về quyền lợi chăm sóc sức khỏe và thụ hưởng dịch vụ chăm
sóc sức


7


khỏe cơ bản nhất như tiêm ngừa trong độ tuổi dưới 6 tuổi và được quyền mua
thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tại nơi đang sống như hiện nay ở Hậu Giang
Về tiếp cận giáo dục, cụ thể Điều 28 có đề cập: Các quốc gia thành viên công
nhận quyền của trẻ em được học hành theo từng bước [12]. Khoản a là thi hành
giáo dục tiểu học bắt buộc, sẵn có và không mất tiền cho tất cả người dân và
khuyến khích các hình thức giáo dục trung học cơ sở, phổ thông, và các dịch vụ
này có sẵn và mở cho mọi trẻ em. Đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên
quyền của trẻ em để nghiên cứu, qua sơ lược nội dung về quyền được chăm sóc y
tế, quyền được học hành cơ bản của trẻ để lí giải về một nhóm trẻ bị “bỏ quên”
trong quá trình toàn cầu hoá có một nhóm hay khu vực bị bỏ quên [49]
4.2.Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tư liệu sẵn có
mà các học giả đã nghiên cứu trước về hôn nhân xuyên quốc gia và con lai. Phân
tích chính sách giáo dục và chăm sóc y tế đối với trẻ em thông qua văn bản pháp
luật trên đối tượng trẻ lai để nhìn rõ thực trạng cũng như nguyên nhân trẻ lai chưa
được tiếp cận hệ thống giáo dục và chăm sóc y tế tại Hậu Giang như trẻ cộng đồng
khác
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu thực địa trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang bằng công cụ bảng hỏi người chăm sóc trẻ lai và người chăm sóc trẻ
cộng đồng trên địa bàn TP Vị Thanh, Thị Xã Ngã Bảy và Huyện Vị Thủy. Lượt qua
giai đoạn triển khai nghiên cứu như sau:
Giai đoạn 1: Tiến hành thực địa 4 tỉnh ĐBSCL vào tháng 11 năm 2015, NCS
gặp trực tiếp sở tư pháp tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang với mục
đích trao đổi về tình hình trẻ lai được đưa về địa phương và đề nghị được hỗ trợ
cho phép thực hiện nghiên cứu trên địa bàn, nhưng chỉ tỉnh An Giang và Hậu
Giang là đồng ý cho thực hiện nghiên cứu và cung cấp số liệu trẻ lai, tuy nhiên tỉnh
An Giang chỉ có 10 trẻ về sống cùng họ hàng nên NCS quyết định chọn địa bàn

tỉnh Hậu Giang để thực hiện nghiên cứu
Giai đoạn 2: Tiến hành tháng 7 và tháng 8 năm 2016, khảo sát bảng câu hỏi và
phỏng vấn sâu bán cấu trúc trên địa bàn TP Vị Thanh, TX Ngã Bảy, và huyện Vị
Thủy. Chọn lựa ba địa bàn trên dựa theo tiêu chí, 1 thành phố, 1 thị xã và 1 huyện
7


có nhiều trẻ lai về sống cùng họ hàng bên ngoại, nghiên cứu trên toàn bộ mẫu trẻ
lai có mặt trên địa bàn từ 6 tháng trở lên.

8


Giai đoạn 3: NCS tham gia nghiên cứu đề tài “Dân số và di dân Tây Nam Bộ”
đề tài cấp nhà nước do PGS.TS Lê Thanh Sang, Viện trưởng Viện Phát triển bền
vững Nam bộ làm chủ nhiệm đề tài, giai đoạn này NCS sử dụng các PVS và TLN
của đề tài để bổ sung cho thông tin lấy dữ liệu đợt 2
4.2.1. Mẫu nghiên cứu
Không có số liệu tổng thể về mẫu trẻ lai tại Hậu Giang. Nên việc tính công
thức mẫu theo phương pháp thống kê xác suất là không phù hợp trong nghiên
cứu này, vì thế nghiên cứu sinh dựa trên những thông tin định tính nghiên cứu
trước đó để đề xuất địa bàn nghiên cứu như sau:
Lấy mẫu theo cụm: Hậu Giang bao gồm tám đơn vị hành chính: một Thành
phố, hai Thị Xã và năm Huyện. Nghiên cứu sinh chọn ba đơn vị hành chính cấp
Thành phố, thị xã và huyện để làm địa bàn nghiên cứu: (1) Thành phố Vị Thanh; (2)
Thị xã Ngã Bảy; (3) Huyện Vị Thủy.
Tổng số mẫu hộ gia đình có nuôi trẻ lai trên địa bàn TP Vị Thanh, Thị xã
Ngã Bảy và Huyện Vị Thủy được lấy toàn bộ trong quá trình nghiên cứu thực địa.
Phương thức lấy mẫu tiếp cận cấp Huyện và đề xuất văn bản hỗ trợ xuống xã để
tiếp cận hộ gia đình, việc được tiếp cận mẫu còn tùy thuộc vào địa phương cấp

xã cho phép tiếp cận nhóm đối tượng nghiên cứu trong thời gian nhất định mỗi
xã hai đến ba ngày, và có bao nhiêu hộ gia đình trẻ lai Đài-Việt bà Hàn-Việt đều
được lấy mẫu trong nghiên cứu này.
Số lượng mẫu hộ gia đình có nuôi trẻ lai được lấy trong mẫu như đã nêu
thì nhóm mẫu trẻ Việt Nam tại cộng động (nhóm mẫu đối chứng) trong nghiên cứu
này cũng được lấy tương đồng tại cùng địa phương, ví dụ trẻ lai học lớp 1 thì trẻ tại
cộng đồng cũng học lớp 1, mục tiêu muốn so sánh sự tương đồng của trẻ trong quá
trình tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục như thế nào. Riêng trẻ lai dưới 6 tuổi nhóm
trẻ Việt Nam tại cộng đồng sẽ được lấy đối chứng cũng dưới 6 tuổi (có thể hơn
kém một hoặc hai tuổi) nhóm trẻ này dung để so sánh cơ hội tiếp cận các chương
trình tiêm ngừa tại địa phương và việc được cấp thẻ bảo hiểm y tế trên cùng địa bàn
như thế nào.
Nghiên cứu lấy toàn thể mẫu dựa trên tiêu chuẩn: 1-1 (1 trẻ lai thì lấy 1 trẻ
8


×