Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt namthịnh vượng chi nhánh đông đô)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.49 KB, 35 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1.......................................................................................................2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ CHẤT LƯỢNG CHO.................2
VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM.....................................................................2
1.1 Cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại........................................2
1.1.1 Khái niệm CVTD.............................................................................2
1.1.3 Vai trò của CVTD............................................................................3
1.1.5 Quy trình cho vay tiêu dùng.............................................................5
1.2 Chất lượng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại...................6
1.2.1 Khái niệm.........................................................................................6
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá........................................................................7
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng CVTD tại NHTM......................8
1.3.1 Nhân tố chủ quan.............................................................................9
1.3.2 Nhân tố khách quan........................................................................11
CHƯƠNG 2....................................................................................................15
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP VPBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI......................................15
2.1.2 Cơ cấu tổ chức các phòng, ban............................................................15
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh......................................16
2.2.1 Kết quả kinh doanh của chi nhánh.....................................................16
2.2.2 Kết quả hoạt động huy động vốn của chi nhánh...............................17
2.2.3 Kết quả hoạt động cho vay của chi nhánh.........................................19
2.3 Thực trạng về chất lượng cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội......20
2.3.1 Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay........................20
2.3.3 Dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích.............................................21


2.3.4 Tỉ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng.....................................................22
2.3.5 Tỷ lệ sinh lời cho vay tiêu dùng...........................................................23
Sinh viên: Nguyễn Phương Ly

Mã SV: 11D03217


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng

2.4 Đánh giá về chất lượng cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội............23
2.4.1 Kết quả đạt được............................................................................23
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân................................................................24
CHƯƠNG 3....................................................................................................28
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH
VƯỢNG CHI NHÁNH HÀ NỘI..................................................................28
3.1 Định hướng phát triển..............................................................................28
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh........29
3.3 Một số kiến nghị........................................................................................31
3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng VPBank...........................................31
KẾT LUẬN....................................................................................................33

Sinh viên: Nguyễn Phương Ly

Mã SV: 11D03217


Luận văn tốt nghiệp


Khoa Ngân Hàng

LỜI NÓI ĐẦU
Giữa bối cảnh hội nền kinh tế Việt Nam vẫn đang gặp rất nhiều trở ngại
như hiện nay, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp vẫn chưa khởi sắc, việc
cho vay DNNVV trở nên khó khăn. Trong khi đó, việc khuyến khích cho vay tiêu
dùng chính là công cụ hữu hiệu nhất để kích cầu nền kinh tế đồng thời là lĩnh vực
có nhiều tiềm năng đem lại lợi nhuận cho các NH TMCP tại thời điểm này.
Chính vì vậy, sau thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
vượng Chi nhánh Đông Đô, em đã quyết định chọn đề tài luận văn là: “Một số
giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Việt NamThịnh vượng Chi nhánh Đông Đô” với mong muốn được
có cơ hội để tìm hiểu kỹ hơn về họat động cho vay tiêu dùng. Đồng thời, thông
qua đây, em có đóng góp một số ý kiến nhằm mở rộng cho vay đối với khách
hàng cá nhân với hy vọng thúc đẩy hoạt động hoạt động cho vay tiêu dùng tại
NH. Ngoài lời mở đầu và kết luận luận văn được chia làm 3 chương với nội
dung sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận về NHTM và hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân
hàng.
Chương 2: Kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng cho vay tiêu dùng
tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng Chi nhánh Đông Đô.
Chương 3: Một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu
dùng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng Chi nhánh Đông Đô.
Để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn cô
giáo Th.s Nguyễn Hải Yến đã tận tình, chỉ bảo, hướng dẫn cùng các cán bộ của
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng Chi nhánh Đông Đô đã giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện bài luận văn dưới đây.

Sinh viên: Nguyễn Phương Ly


1

Mã SV: 11D03217


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ CHẤT LƯỢNG CHO
VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM
1.1 Cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại
1.1.1 Khái niệm CVTD
CVTD là khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của cá nhân và hộ
gia đình. Ngân hàng chuyển tiền trực tiếp cho khách hàng sử dụng theo mục đích
tiêu dùng của mình khi đáp ứng đầy đủ các quy định của ngân hàng đề ra. Các
khoản vay đó là nguồn tài chính quan trọng giúp cho người tiêu dùng trang trải
nhu cầu cuộc sống trước khi họ có khả năng tài chính để thụ hưởng.
1.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng


Số lượng món vay nhiều nhưng giá trị khoản vay nhỏ

Các khoản cho vay tiêu dùng thường có giá trị nhỏ, do giá trị của hàng hóa
dịch vụ mà khách hàng có nhu cầu vay đó là không quá đắt đỏ, hoặc khách hàng
vay vốn đã có sự tích lũy vốn từ trước đối với tài sản có giá trị lớn, họ tìm đến
ngân hàng với mục đích hỗ trợ cho hoạt động tiêu dùng của họ.
Do xã hội phát triển, người tiêu dùng sẽ vay nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu

của bản thân cũng như của gia đình đồng thời đáp ứng các kế hoạch chi tiêu trên
cơ sở kỳ vọng các khoản thu nhập trong tương lai. Vì vậy số lượng khách hàng
đến ngân hàng vay vốn là rất đông, khiến tổng quy mô cho vay là rất lớn.


CVTD có tính rủi ro hơn so với cho vay sản xuất kinh doanh

Đối với CVTD, thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng ngân hàng chỉ
có thể căn cứ vào nguồn thu nhập trong tương lai của khách hàng. Bất kỳ bất trắc
hay sự cố gì xảy ra đối với khách hàng cũng đều ảnh hưởng tới khả năng thu hồi
nợ của ngân hàng. Hơn nữa, những thông tin về khách hàng là những thông tin cá
nhân thường bị giấu kín làm cho việc thẩm định của ngân hàng rất khó khăn. Do
vậy, cho vay tiêu dùng thường co rủi ro hơn trong các khoản vay của NHTM.


Mang lại thu nhập lớn cho Ngân hàng

Hoạt động cho vay tiêu dùng có mức độ rủi ro cao hơn các khoản cho vay
khác, vì thế nó sẽ kỳ vọng mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Với việc cho
Sinh viên: Nguyễn Phương Ly

2

Mã SV: 11D03217


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng


vay với lãi suất cao, cùng với số lượng các khoản cho vay nhiều giúp ngân hàng
có thu nhập cao.


Nhạy cảm và phụ thuộc vào chu kỳ của nền kinh tế

Hoạt động CVTD chịu ảnh hưởng rất lớn từ tình trạng của nền kinh tế. Khi
nền kinh tế ổn định và phát triển, thu nhập người dân ở mức ổn định, nhu cầu tiêu
dùng của người dân tăng lên. Ngươc lại, kinh tế suy thoái thu nhập của các cá
nhân và hộ gia đình sẽ giảm đi, mọi người sẽ e dè trong việc chi tiêu. Vì vậy, tình
hình phát triển kinh tế là một trong những yếu tố thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
1.1.3 Vai trò của CVTD


Đối với ngân hàng

Các khoản CVTD rất phát triển với số lượng món vay lớn, lãi suất cao do
đó đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng đồng thời nó cũng phân tán rủi ro
trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Phát triển CVTD giúp ngân hàng có thể
giới thiệu được các sản phẩm của mình tới đông đảo người dân, từ đó nâng cao vị
thế của ngân hàng, nâng cao được tính cạnh tranh.


Đối với người tiêu dùng:

Nhờ có hoạt động CVTD đó mà họ được hưởng những điều kiện sống tốt
hơn nhờ những tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền mặt và đặc biệt quan trọng hơn
nó rất cần cho những trường hợp khi các cá nhân có chi tiêu có tính đột xuất, cấp
bách như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế. Chính hoạt động CVTD đã giúp
cho người dân có cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn, nâng cao mức sống toàn xã hội.



Đối với nền kinh tế:

CVTD được dùng để tài trợ cho các chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ trong
nước, có tác dụng tốt trong việc kích cầu. Nhờ CVTD các doanh nghiệp đã đẩy
nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, tạo diều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.1.4 Phân loại
Có rất nhiều các tiêu chí khác nhau để phân loại CVTD thành các hình
thức
khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại:


Căn cứ vào loại tài sản được đảm bảo có 3 loại là:

Sinh viên: Nguyễn Phương Ly

3

Mã SV: 11D03217


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng

+ Cho vay tiêu dùng thế chấp lương, thu nhập: là loại cho vay mà đối
tượng khách hàng có thu nhập tương đối ổn định ở một mức nào đó phù hợp với
quy định của ngân hàng. Số tiền được vay sẽ quyết định dựa trên nhu cầu, mức
thu nhập thường xuyên của khách hàng và mức cho vay tối đa của ngân hàng.

+ Cho vay cầm cố: là hình thức mà ngân hàng cho khách hàng vay, theo đó
khách hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản cho ngân hàng. Tài sản cầm cố
và số lượng tiền vay sẽ được căn cứ thực hiện theo quy định pháp luật và theo
quy định ngân hàng.
+ Cho vay đảm bảo tài sản bằng tài sản hình thành từ tiền vay của ngân
hàng: là hình thức cho vay áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay để mua
những tài sản lớn phục vụ mục đích tiêu dùng của họ. Số tiền mà ngân hàng cho
vay phụ thuộc vào khả năng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng.


Căn cứ vào phương thức trả nợ của khách hàng

+ Cho vay trả góp: là loại cho vay trong đó khách hàng trả nợ cho ngân
hàng làm nhiều lần theo định kỳ, thanh toán một phần nợ gốc và lãi vay.
+ Cho vay phi trả góp: là phương thức cho CVTD thường áp dụng với các
khoản vay nhỏ và ngắn hạn, khách hàng chỉ thanh toán cho ngân hàng một lần
khi đến hạn, còn tiền lãi trả hàng tháng với lãi suất cố định.


Căn cứ vào phương thức cho vay

+ Cho vay trực tiếp: là các khoản cho vay trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp
xúc và cho khách hàng vay vốn, đồng thời cũng trực tiếp thu nợ từ người vay mà
không thông qua yếu tố trung gian.
+ Cho vay gián tiếp: là loại cho vay trong đó ngân hàng thực hiện việc cấp
vốn cho khách hàng thông qua trung gian là các hãng bán lẻ, khách hàng cũng
không trực tiếp trả nợ cho ngân hàng.


Căn cứ vào mục đích khoản vay


+ Cho vay tiêu dùng cư trú: là các khoản cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu
mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của khách hàng.
+ Cho vay tiêu dùng phi cư trú: là các khoản cho vay với mục đích trang
trải các khoản mua sắm phương tiện đi lại, đồ dùng gia đình, chi phí học hành,..
Sinh viên: Nguyễn Phương Ly

4

Mã SV: 11D03217


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng

1.1.5 Quy trình cho vay tiêu dùng


Bước 1: Tiếp xúc khách hàng

Đây là bước đầu tiên rất quan trọng nó góp phần tạo ra uy tín của ngân
hàng với khách hàng. Trong quá trình tiếp xúc nhân viên ngân hàng phải tiến
hành giới thiệu các dịch vụ của ngân hàng và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng,
đồng thời, tiến hành tiếp nhận hồ sơ khách hàng gồm: bản sao chứng minh thư
nhân dân, sổ hộ khẩu, phương án vay…


Bước 2: Tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng


Đây là bước quan trọng thứ hai trong quy trình cho vay, đóng vai trò quyết
định đến rủi ro ngân hàng. Nhân viên tín dụng cần nghiên cứu kỹ hồ sơ của khách
hàng một cách kĩ lưỡng thông qua nhiều nguồn khác nhau như: từ báo cáo tài
chính của khách hàng, từ các bạn hàng hay là từ các khách hàng khác ngân hàng
từng quan hệ…


Bước 3: Tập hợp hồ sơ quy trình ban tín dụng phê duyệt

Sau khi tiến hành thẩm định đầy đủ theo các nội dung, nhân viên tín dụng
tập hợp các tờ trình, báo cáo trình lên các cấp quyết định về tín dụng của ngân
hàng. Hồ sơ trình ban tín dụng gồm tờ trình thẩm định khách hàng, đánh giá tài
sản đảm bảo, hồ sơ vay do khách hàng cung cấp. Ban tín dụng trong thẩm quyền
của mình sẽ tiến hành quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay. Nếu cho vay sẽ
quyết định mức vay, thời hạn, lãi suất, phương thức trả nợ.


Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ và ký hợp đồng tín dụng

Nhân viên tín dụng phối hợp cùng phòng thẩm định tài sản đảm bảo, bổ
sung
các giấy tờ pháp lý: hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; đăng ký giao
dịch bảo đảm tài sản; yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm. Sau khi có đủ các giấy
tờ cần thiết, nhân viên tín dụng trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt.


Bước 5: Giải ngân

Sau khi hoàn tất hồ sơ và các điều kiện cần thiết theo quy định, nhân viên
tín dụng gửi 1 bản hợp đồng tín dụng và các giấy tờ liên quan đến bộ phận giao

dịch để thực hiện việc giải ngân. Bộ phận giao dịch, căn cứ vào hợp đồng tín
Sinh viên: Nguyễn Phương Ly

5

Mã SV: 11D03217


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng

dụng, khế ước vay tiền, phiếu xuất nhập kho tài sản đảm bảo và các giấy tờ liên
quan, kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ kế toán, nếu hợp lệ sẽ tiến hành giải
ngân.


Bước 6: Kiểm tra và xử lý nợ vay

Để đảm bảo an toàn cho khoản vay, nhân viên tín dụng phải kiểm tra mục
đích sử dụng vốn vay định kỳ, tình trạng tài sản đảm bảo, thông báo và đôn đốc
khách hàng trả lãi và gốc khi đến hạn. Nếu đến hạn, khách hàng có lý do chính
đáng chưa trả được gốc hoặc lãi thì nhân viên tín dụng đề xuất gia hạn nợ gốc
hoặc lãi. Nếu không có đơn gia hạn thì nhân viên tín dụng thực hiện việc chuyển
nợ quá hạn, đồng thời tăng cường đôn đốc khách hàng trả nợ. Khi đã gia hạn cho
khách hàng nhưng vẫn không có khả năng trả nợ, đã chuyển nợ quá hạn thì tối đa
sau 1 tháng sẽ chuyển hồ sơ cho phòng thu hồi nợ.


Bước 7: Tất toán hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ


Khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi vay và các chi phí liên quan thì tiến
hành thanh lý hợp đồng: xuất kho hồ sơ tài sản thế chấp, thông báo giải chấp gửi
đến các cơ quan có thẩm quyền… Sau khi hoàn tất thủ tục, hồ sơ tín dụng được
đóng thành tập riêng để lưu trữ theo qui định của NHNN.
1.2 Chất lượng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại
1.2.1 Khái niệm
Chất lượng cho vay là những lợi ích mà nó mang lại cho cả người cho vay
và người đi vay. Chất lượng CVTD chính là việc đáp ứng mục đích của các bên
là người tiêu dùng có điều kiện mua sắm, và ngân hàng thu được lời trong việc
cho vay.
Khi nói đến nâng cao chất lượng cho vay, người ta thường nghĩ đến việc
giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng trong quá trình cho vay. Việc nâng cao chất
lượng CVTD được thể hiện ở nhiều khía cạnh như: tăng quy mô các khoản vay,
đảm bảo an toàn khi cho vay, việc thu hồi các khoản nợ… Để đánh giá chất
lượng cho vay của ngân hàng thì ta có thể xem xét, căn cứ vào các chỉ tiêu là:

Sinh viên: Nguyễn Phương Ly

6

Mã SV: 11D03217


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá
1.2.2.1 Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng

- Dư nợ cho vay tiêu dùng: là số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay.
Mức độ tăng trưởng tuyệt đối CVTD = Dư nợ cho vay năm nay – Dư nợ
cho vay năm trước.
Dư nợ CVTD năm nay
Tốc độ tăng trưởng dư nợ =(---------------------------------- - 1) *100
Dư nợ CVTD năm trước
Dư nợ CVTD phản ánh quy mô của hoạt động CVTD của ngân hàng. Tốc
độ tăng trưởng dư nợ phản ánh khả năng mở rộng tín dụng, CVTD của ngân
hàng. Chỉ số này tăng chứng tỏ ngân hàng CVTD năm nay nhiều hơn năm trước,
tức hoạt động cho vay, CVTD của ngân hàng được mở rộng. Và ngược lại, khi nó
giảm chứng tỏ ngân hàng cho khách hàng vay ít đi.
1.2.2.2 Các chỉ tiêu nợ quá hạn.
Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không hoàn trả được cho ngân hàng
khi đã đến hạn thỏa thuận đã ghi trên hợp đồng tín dụng. Các chỉ tiêu này phản
ánh mức độ an toàn của hoạt động cho vay.
Nợ quá hạn CVTD
Tỷ lệ nợ quá hạn = --------------------------- * 100
Tổng dư nợ CVTD
Tỷ lệ nợ quá hạn chỉ ra rủi ro đối với các khoản vay, cho biết tỷ lệ dư nợ có
nguy cơ mất vốn một phần hoặc toàn bộ trên tổng dư nợ. Tỷ lệ này thấp biểu hiện
độ an toàn tín dụng của ngân hàng cao và ngược lại, tỷ lệ cao tức ngân hàng đang
có rủi ro và có thể gây mất vốn. Điều này ảnh hưởng tới tình hình chung của ngân
hàng, ảnh hưởng tới chất lượng CVTD. Các ngân hàng luôn tìm cách giảm thiểu
tối đa nợ quá hạn của ngân hàng mình. Theo quy định của NHNN, tỷ lệ nợ quá
hạn trên tổng dư nợ > 7% là yếu kém, nếu chỉ số đó dưới mức 5% ngân hàng
được đánh giá có nghiệp vụ tín dụng, chất lượng cho vay cao.

Sinh viên: Nguyễn Phương Ly

7


Mã SV: 11D03217


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng

1.2.2.3 Chỉ tiêu nợ xấu cho vay tiêu dùng.
Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lện nợ xấu
để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, Tổng nợ xấu
của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong
hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại
ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong
khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.
Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và
ngược lại.
Tổng nợ xấu CVTD
Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = ---------------------------------------- x 100
Tổng dư nợ CVTD
1.2.2.4 Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng.
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá chất lượng của CVTD.
Việc nâng cao chất lượng CVTD chỉ thực sự thể hiện ý nghĩa của nó khi góp
phần quan trọng vào việc nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng, tăng doanh
thu cho ngân hàng. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay, chất lượng,
hiệu quả của nó sẽ thể hiện ở tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng
trong tổng thu nhập của ngân hàng và ngược lại.
Thu nhập từ hoạt động CVTD
Tỷ trọng thu nhập = ------------------------------------------------- * 100
Tổng thu nhập từ hoạt động CV của NH

Ngoài ra ta còn có thể sử dụng các chỉ tiêu khác để đánh giá chất lượng
CVTD của một ngân hàng như: chỉ tiêu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu, chỉ tiêu về
cơ cấu tín dụng…; các chỉ tiêu định tính như: công tác thẩm định, quy chế cho
vay,… Vì vậy khi đánh giá chất lượng CVTD không nên xem xét một chỉ tiêu
nào cả mà phải đánh giá một cách tổng quát nhất.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng CVTD tại NHTM
Chất lượng của các khoản CVTD chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bao
gồm nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Để có thể nâng cao được chất
Sinh viên: Nguyễn Phương Ly

8

Mã SV: 11D03217


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng

lượng CVTD ngân hàng phải xem xét tác động của các nhân tố đến hoạt động
cho vay của ngân hàng, từ đó, phát huy một cách hiệu quả mặt tích cực và hạn
chế mặt tiêu cực.
1.3.1 Nhân tố chủ quan


Chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

Chiến lược kinh doanh liên quan đến khả năng cạnh tranh thành công trên
một thị trường cụ thể. Cũng giống như các doanh nghiệp, các NHTM nếu không
có chiến lược kinh doanh cụ thể sẽ rơi vào tình trạng bị động, sẽ bị bỏ lại phía sau

trong cuộc chạy đua giữa các ngân hàng. Các ngân hàng dựa trên cơ sở một chiến
lược kinh doanh được xác lập, lập ra những kế hoạch bộ phận cho từng thời kỳ
đảm bảo cho những mục tiêu đã đề ra.


Chính sách tín dụng

Ngân hàng luôn tìm cách cung cấp tối đa các dịch vụ tín dụng nhưng phải
theo nguyên tắc thận trọng, an toàn và thanh khoản. Chính sách tín dụng là
nguyên tắc cơ bản chi phối hoạt động tín dụng. Một chính sách tín dụng được
hoạch định tốt, phù hợp với các quy luật khách quan là điều kiện tiên quyết để
nâng cao hiệu quả tín dụng nói chung và hiệu quả CVTD nói riêng.
Tuỳ từng giai đoạn, tùy thời kỳ, ngân hàng có thể đề ra các chính sách
nhằm thắt chặt hay nới lỏng tín dụng. Việc nới lỏng là việc ngân hàng tiến hành
mở rộng cho vay tức cho khách hàng vay vốn nhiều hơn. Ngược lại, thắt chặt tín
dụng tức ngân hàng hạn chế cho vay.


Quy trình tín dụng.

Quy tình CVTD là tổng hợp các nguyên tắc, các quy định của ngân hàng
trong việc cho khách hàng vay vốn, trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo
một trình tự nhất định, kể từ khi chẩn bị hồ sơ vay vốn đến khi chấm dứt hợp
đồng. Đây là một trong các nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng CVTD
của ngân hàng. Mỗi khách hàng trước khi được ngân hàng cho vay đều phải trải
qua một quy trình nhất định.

Sinh viên: Nguyễn Phương Ly

9


Mã SV: 11D03217


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng

Quy trình này có thể chia thành các giai đoạn: lập hồ sơ tín dụng, thẩm
định, quyết định tín dụng, giải ngân, thu hồi nợ và thanh lý tín dụng, các giai
đoạn có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Trong quy trình CVTD của ngân hàng, thẩm định là khâu quan trọng nhất,
nó quyết định chất lượng của món vay. Bao gồm các bước: thu thập thông tin, xử
lý thông tin và ra quyết định cho vay. Mục đích của khâu thẩm định là giúp cho
các cán bộ tín dụng xem xét hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh, khả
năng trả nợ, rủi ro có thể xảy ra, từ đó quyết định xem có cho vay hay không?
Đồng thời, nếu cho vay được thì xác định luôn số tiền khách hàng được vay, thời
hạn vay bao lâu, mức lãi suất bao nhiêu và phương thức trả nợ như thế nào?
Công việc kiểm soát sau khi cho vay cũng là hoạt động không kém phần
quan trọng của ngân hàng. Việc kiểm soát tốt giúp cho ngân hàng thấy được
khoản vốn cho vay của mình có được sử dụng đúng mục đích không, tài sản đảm
bảo có biến động gì không, nếu có thì cần thực hiện những biện pháp kịp thời để
hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra gây mất vốn cho ngân hàng.
Quy trình CVTD không hợp lý, không khoa học là một trong những
nguyên nhân dẫn đến việc ra quyết định sai lầm như: cho vay với khách hàng
không đủ điều kiện vay, định kỳ kỳ hạn trả nợ không chính xác khiến khách hàng
khó khăn trong quá trình trả nợ…Tất cả dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy,
cần xây dựng một quy trình tín dụng chặt chẽ hợp lý, một mặt giảm thời gian
thẩm định giúp khách hàng nhanh chóng tiếp cận được với nguồn vốn, mặt khác
góp phần giảm thiểu rủi roc ho ngân hàng, giúp nâng cao chất lượng CVTD.



Chất lượng cán bộ tín dụng trong ngân hàng.

Con người là yếu tố quan trong hàng đầu, quyết định sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Ngân hàng cũng vậy, chất lượng cho vay sẽ không thể tốt
được nếu có một đội ngũ cán bộ tín dụng không tốt. Cán bộ tín dụng là người
trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận những hồ sơ hướng dẫn khách hàng
các thủ tục vay vốn, thực hiện thu thập và xử lý thông tin về khách hàng để đưa
ra quyết định cho vay hay không cho vay, cũng như việc thực hiện giám sát sau
khi cho vay và thu hồi nợ. Cán bộ tín dụng là nhân tố quan trọng đầu tiên và
Sinh viên: Nguyễn Phương Ly

10

Mã SV: 11D03217


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng

quyết định đến chất lượng cho vay của ngân hàng. Điều này đòi hỏi cán bộ tín
dụng phải có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh
giá, có trách nhiệm trong công việc trên cơ sở lựa chọn những khách hàng tốt để
đảm bảo khả năng trả nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng, giảm thiểu rủi ro, nâng
cao chất lượng cho vay.


Chất lượng thông tin mà ngân hàng thu thập được


Thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động cho vay nói
chung và CVTD nói riêng. Trước khi quyết định cho vay, ngân hàng cần có
những thông tin chính xác về khách hàng đó. Ngân hàng nắm rõ về thu nhập của
khách hàng, mục đích vay, tài sản đảm bảo, nguồn trả nợ ngân hàng ... Ngân hàng
tiến hành thẩm định để đánh giá khách hàng, và quyết định cho vay hay không.
Thông tin được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau như: từ hồ sơ đề nghị cấp
vốn của khách hàng, từ hồ sơ tại các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác,
từ các cơ quan có liên quan …Thông tin đúng đắn kịp thời sẽ là cơ sở cho vay
đúng đắn hợp lý. Thông tin sai lệch, không đầy đủ làm cho cán bộ quyết định sai
dẫn đến ngân hàng có khả năng mất vốn. Vì vậy thông tin đòi hỏi phải chính xác
để có thể giảm được tối đa rủi ro trong quá trình cho vay.


Khả năng kiểm soát, tổ chức quản lý hoạt động của ngân hàng.

Việc kiểm tra giám sát là công việc rất quan trọng, không thể coi nhẹ. Nó
giúp ngân hàng phát hiện ra những dấu hiệu sai trái, những hoạt động không
đúng trong quá trình sử dụng vốn. Cũng nhờ đó, ngân hàng có một cái nhìn toàn
diện về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Định kỳ hoặc đột xuất, kiểm
soát viên tiến hành kiểm soát, phát hiện và có những biện pháp xử lý kịp thời để
nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, đồng thời tránh gây rủi ro đối với ngân
hàng.
1.3.2 Nhân tố khách quan


Nhân tố khách hàng

Đây là nhân tố quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng cho vay của
ngân hàng. Khách hàng chính là đối tượng tác động trực tiếp tới kết quả kinh

doanh của ngân hàng. Khách hàng trong CVTD thì chủ yếu tập trung vào các cá
Sinh viên: Nguyễn Phương Ly

11

Mã SV: 11D03217


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng

nhân và hộ gia đình – những người có thu nhập ổn định. Việc thu nợ của ngân
hàng có diễn ra theo đúng quy định hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thu nhập
của khách hàng trong tương lai. Nếu có thu nhập ổn định thì khả năng trả nợ của
khách hàng tốt. Tuy nhiên, bất kỳ sự biến động nào về sức khỏe như ốm đau,
bệnh tật… hoặc các tác động như thiên tai, lũ lụt,… đều làm giảm nguồn thu
nhập của khách hàng và làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng. Bên
cạnh yếu tố bất khả kháng, việc trả nợ ngân hàng còn phụ thuộc vào thái độ ý
thức trả nợ của khách hàng . Nếu là khách hàng có ý thức cao trong việc trả nợ thì
cho dù kinh tế hay thu nhập có khó khăn thì họ vẫn tìm cách xoay sở để thanh
toán cho ngân hàng đúng hạn. Ngược lại, có những khách hàng có đủ khả năng
trả nợ nhưng lại cố tình không trả nợ cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng thu hồi vốn của ngân hàng.


Môi trường kinh tế, chính trị - xã hội

Ngân hàng là ngành chịu nhiều sự tác động của môi trường kinh tế chính
trị, xã hội. Chính trị mà ổn định thì nền kinh tế mới phát triển được, khi đó hoạt

động sản xuất kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp mới phát triển, nâng cao
mức thu nhập của người dân, từ đó thúc đẩy hoạt động tiêu dùng trong xã hội.
Ngược lại, chính trị không ổn định sẽ gây tâm lý cho người dân, ảnh hưởng tới
hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn,
có thể dẫn tới mức phá sản… chính sách thu hẹp sản xuất, tỷ lệ thất nghiệp cao,
thu nhập của người dân thấp đi, làm giảm tiêu dùng trong dân cư. Vì vậy, ngân
hàng sẽ gặp khó khăn trong việc mở rộng, nâng cao chất lượng trong hoạt động
cho vay.


Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý có thể hiểu là hệ thống các văn bản pháp lý của các cấp
có thẩm quyền. Việc xây dựng các văn bản pháp luật chặt chẽ phù hợp với xu thế
của nền kinh tế là một điều hết sức quan trọng, có ảnh hưởng tới toàn bộ các
nghành nghề trong đó có ngân hàng. Các văn bản chồng chéo nhau sẽ gây khó
khăn cho ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng trong việc làm việc và ký kết
các hợp đồng tín dụng với khách hàng. Ngược lại, môi trường pháp lý mà tốt,
Sinh viên: Nguyễn Phương Ly

12

Mã SV: 11D03217


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng

các thủ tục đơn giản, ngắn gọn và nhanh chóng thì tạo điều kiện cho khách hàng

trong việc tiếp xúc với nguồn vốn của ngân hàng và ngân hàng có thể sử dụng
vốn hiệu quả hơn.


Môi trường tự nhiên

Các biến cố tự nhiên như lũ lụt, thiên tai …. có thể xảy ra bất kỳ lúc nào,
có thể ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của cá nhân và các doanh
nghiệp, làm giảm thu nhập, có thể đẩy người dân vào khó khăn. Đây là những rủi
ro bất khả kháng, làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng, có khi đẩy ngân
hàng vào tình trạng mất vốn.
Tóm lại, chất lượng CVTD chịu tác động của rất nhiều yếu tố bao gồm cả
yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Mỗi yếu tố có những tác động khác
nhau đến chất lượng CVTD. Vì vậy, khi xem xét ta cần có cái nhìn tổng quát,
chung nhất tất cả để tránh đánh giá sai lầm.
1.4 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng.
1.4.1 Ý nghĩa đối với NHTM.
Chất lượng CVTD làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các NHTM do
tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín dụng và thu hút thêm
được nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm, dịch vụ, tạo ra một hình
ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của Ngân hàng cùng sự trung thành của khách
hàng.
Gia tăng khả năng sinh lợi của các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng do giảm
được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do
không thu hồi được vốn cho vay. Từ đó cải thiện được tình hình tài chính của
Ngân hàng, tạo thế mạnh cho Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh.
Tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của Ngân hàng, bởi vì chất lượng tín
dụng cho phép Ngân hàng có những khách hàng trung thành và những khoản lợi
nhuận bổ sung vốn đầu tư.
Củng cố mối quan hệ xã hội của Ngân hàng, điều đó cũng có ý nghĩa là tạo

được môi trường thuận lợi nhất cho hoạt động Ngân hàng.
Với những ưu thế trên, việc củng cố và nâng cao chất lượng CVTD của
Sinh viên: Nguyễn Phương Ly

13

Mã SV: 11D03217


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng

NHTM là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của NHTM.
Cũng chính vì vậy, chất lượng CVTD luôn luôn phải được cải tiến.
1.4.2 Ý nghĩa đối với khách hàng.
Khách hàng có thể đặt niềm tin vào Ngân hàng khi quyết định sử dụng
dịch vụ cho vay tiêu dùng, đồng thời, điều này cũng giúp chính người tiêu dùng
tìm ra một giải pháp an toàn, tiện lợi để trang trải cuộc sống và đầu tư cho tương
lai.
1.4.3 Ý nghĩa đối với nền kinh tế.
Nâng cao chất lượng CVTD để đưa hoạt động tín dụng thích nghi với điều
kiện kinh tế thị trường, phục vụ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường.
Đảm bảo chất lượng CVTD là điều kiện để Ngân hàng làm tốt chức năng
trung tâm thanh toán, vì khi chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ tăng vòng quay
vốn tín dụng. Nó tạo điều kiện cho Ngân hàng làm tốt chức năng trung gian tín
dụng trong nền kinh tế quốc dân là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tín dụng góp
phần điều hoà vốn trong nền kinh tế.
Nâng cao chất lượng CVTD sẽ góp phần tăng vòng quay vốn, huy động tới
mức tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ quá trình công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nâng cao chất lượng CVTD sẽ làm giảm tối thiểu lượng tiền thừa trong lưu
thông. Nó góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng
uy tín quốc gia. Đồng thời, thông qua các công trình đầu tư vốn phát huy tác
dụng, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ cho nền kinh tế.
Nâng cao chất lượng CVTD để có khả năng hợp tác cạnh tranh. Khi sản
xuất cùng phát triển, nhu cầu vốn để phục vụ phát triển kinh tế xã hội là rất lớn
mà mỗi Ngân hàng riêng lẻ không thể đáp ứng được, đòi hỏi phải có sự hợp tác
giữa các Ngân hàng trong việc tài trợ cho khách hàng (đồng tài trợ hay tín dụng
hợp vốn).
CVTD có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế xã hội. Để nâng cao chất
lượng CVTD, ngoài sự nỗ lực của bản thân các NHTM, đòi hỏi nền kinh tế phải

Sinh viên: Nguyễn Phương Ly

14

Mã SV: 11D03217


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng

ổn định và phải có một cơ chế, chính sách phù hợp, sự kết hợp nhịp nhàng có
hiệu quả giữa các cấp, các ngành tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động CVTD.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP VPBANK CHI NHÁNH HÀ

NỘI
2.1 Khái quát về NH TMCP VP Bank Chi nhánh Đông Đô
2.1.1 Giới thiệu về NH TMCP VP Bank Chi nhánh Đông Đô
VPBank Chi nhánh Đông Đô là chi nhánh cấp 1 lớn nhất trong tất cả các
chi nhánh của ngân hàng. Chi nhánh nằm tại số 4 Dã Tượng - Hoàn Kiếm - Hà
Nội, vốn là hội sở cũ của VPBank. VPBank nhận được công văn chấp thuận số
3595/UB-KT, ngày 01/10/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, công văn
chấp thuận số 1128/NHNN-CNH, ngày 06/10/2004 của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam cho phép mở chi nhánh cấp 1 Hà Nội. Ngày 02/11/2004, Hội đồng
quản trị VPBank đã ban hành Quyết định số 81-2004/QĐ-HĐQT thành lập Chi
nhánh Đông Đô và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 04/01/2005.
Chi nhánh hoạt động trên sự kế thừa toàn bộ bộ máy, cơ cấu hoạt động của
hội sở trước đây với 12 phòng giao dịch, điều đó tạo những thuận lợi cho chi
nhánh trong suốt quá trình hoạt động so với các chi nhánh khác mới thành lập
trong cùng hệ thống. Sau 8 năm hoạt động, chi nhánh đã kinh doanh có hiệu quả,
có lợi nhuận cao nhất trong toàn hệ thống, luôn dẫn đầu về huy động vốn và cho
vay.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức các phòng, ban
Ban giám đốc
Các
PGD
Phòng
Phòng
PGD
kho
kế toán
khách
(12
quỹ

hàng
phòng
doanh
giao viên: Nguyễn Phương
nghiệp
Sinh
Ly
dịch)

Phòng
khách
hàng

nhân
15

Phòng
Phòng
Phòng
thẩm
thanh
tổ
định
toán
chức
tài sản
quốc tế
hành
đảm Mã SV: 11D03217
chính

bảo


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng

2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
2.2.1 Kết quả kinh doanh của chi nhánh
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Năm

Năm

Năm

Năm

Chỉ tiêu
Tổng thu nhập

2012

2013

2014

577.9


490

Tổng chi phí

552.84

Chênh lệch thu chi

25.06

2013 / 2012
%
Số tiền

2014/ 2013
%
Số tiền

+/-

+/-

+/-

+/-

610.7

-87.9


-15.21%

120.7

24.63%

470

576.7

-82.84

-14.98%

106.7

22.70%

20

34

-5.06

-20.19%

14

70.00%


( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP
VPBank Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên ta thấy được thu nhập của chi nhánh không ổn định
qua các năm cụ thể là tăng từ 577,9 tỷ đồng năm 2012 giảm xuống 490 tỷ đồng
năm 2013. Gỉam 87,9 tỷ đồng ứng voi tỷ lệ 15,21%. Năm 2014 tăng 120,7 tỷ
đồng so với năm 2013 ứng với tăng 24,63%.
Chi phí huy động vốn là chỉ tiêu quan trọng dùng trong phân tích hiệu quả
HĐV vì nó quyết định đến phương thức sử dụng vốn đặc biệt hơn cả lợi nhuận
kinh doanh của ngân hàng, và nó cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí,
vì thế chi phí của chi nhánh cũng tăng từ 552,84 tỷ đồng năm 2012 lên tới 576,7
tỷ đồng năm 2014. Cụ thể là năm 2013 giảm 82,84 tỷ đồng so với 2012 ứng với
giảm 14,98%.

Sinh viên: Nguyễn Phương Ly

16

Mã SV: 11D03217


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng

2.2.2 Kết quả hoạt động huy động vốn của chi
nhánh
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại VPBank Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Năm 2012


Năm 2013

Năm 2014

So sánh

So sánh

(2013/2012)

(2014/2013)

Chỉ tiêu
Số tiền
Tổng
VHĐ

4.357

Tỷ trong
(%)
100

Số tiền

5.625

Tỷ trong
(%)
100


Số tiền

7.525

Tỷ trong
(%)
100

Số tiền

1.268

Tỷ lệ
(%)

Số tiền

Tỷ lệ
(%)

29,10

1.900 33,78

Theo đối tượng
Dân cư

3.225,6


74,03

4.255

75,64

4.913,8

65,30 1.029,4

31,91

658,8 15,48

TCKT

1.131,4

25,97

1.370

24,36

2.611,2

34,70

238,63


21,09

1.241,2 90,60

Theo kì hạn
Có kì hạn 3.506,4
Không kì
hạn

850,6

80,48

3.885,6

69,08

5.025,7

66,79

379,2

10,81

1.140,1 29,34

19,52

1.739,4


30,92

2.499,3

33,21

888,8

104,4

759,9 43,6

Theo loại tiền gừi
Nội tệ
Ngoại tệ

3.995,1

91,69

5.001,2

88,91

6625,5

88,05 1.006,1

25,18


1.624,3 32,48

361,9

8,31

623,8

11,09

899,5

11,95

72,37

275,7 44,20

261,9

( Nguồn: Báo cáo KQKD của NHTM CP VPBank Đông Đô)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy:
Nhìn chung so với năm 2012, tổng vốn huy động năm 2013 đã tăng 1.268
tỷ đồng, tương ứng với 29,1% và sang năm 2014 lại tiếp tục tăng 1.900 tỷ đồng,
tương ứng với 37,78%. Xét theo thời gian, từ năm 2012 đến 2014 lượng vốn có
kỳ hạn liên tục tăng nhưng với tốc độ chậm. Từ mức 3.506,4 tỷ đồng vào năm
2012, sang năm 2013 đã tăng thêm 379,2 và năm 2014 tăng thêm 1.140,1 tỷ
Sinh viên: Nguyễn Phương Ly


17

Mã SV: 11D03217


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng

đồng. Tiền gửi không kỳ hạn năm 2013 tăng nhanh so với năm 2012, tăng 888,8
tỷ đồng tương ứng 104,4% nhưng sang năm 2014 tốc độ tăng đã giảm rõ rệt, chỉ
còn 43,6%. Điều này cho thấy, vốn huy động có kỳ hạn không những có giá trị
lớn hơn mà mức tăng trưởng cũng đều hơn so với vốn huy động không kỳ hạn.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp rất nhiều biến động thì tiền gửi có kỳ hạn
của ngân hàng là giải pháp an toàn đối với các cá nhân.
Xem xét tình hình huy động vốn theo đối tượng, có thể thấy nguồn huy
động từ dân cư luôn đạt mức cao hơn so với tiền gửi của các tổ chức kinh tế khác.
Nguồn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế khác có thể kể đến là nguồn
tiền gửi doanh nghiệp. Đây thực sự là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng, là
một bộ phận tiền tệ tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Từ bảng trên có thể thấy tình hình tiền gửi của các tổ
chức kinh tế không ngừng tăng lên trong 3 năm liên tiếp. Nếu như năm 2013, tiền
gửi của các tổ chức kinh tế là 1.370 tỷ đồng thì đến năm 2014 đã tăng lên 2.611,2
tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 90,6%.
Xét theo loại tiền thì năm 2013 vốn huy động bằng ngoại tệ tăng 270,9 tỷ
đồng so với năm 2012, tương đương 72,37%; sang năm 2014 tốc độ tăng đã
chậm lại còn 44,2%. Tiền gửi VNĐ chiếm tỷ trọng chính trong cơ cấu loại tiền,
với xu hướng tăng nhanh qua các năm, năm 2013 tăng 1006,1 tỷ đồng so với năm
2012 và năm 2014 tăng thêm 1624,3 tỷ đồng.


Sinh viên: Nguyễn Phương Ly

18

Mã SV: 11D03217


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng

2.2.3 Kết quả hoạt động cho vay của chi nhánh
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ cho vay tại VPBank Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng, %

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Số

Số

Số

So sánh

So sánh


2013/2012

2014/2013

Năm

tiền
Tổng dư nợ CV

TT %

2.568 100

tiền

TT %

2.940 100

tiền

Số
TT % tiền

4.995 100

TL %

( +/- )

372

Số tiền

TL%

( +/- )
14,49 2.055 69,90

I. Phân theo loại tiền
- Nội tệ

2.056 80,06 2.230 75,85 4.165 83,38 174

- Ngoại tệ (quy đổi) 512

19,94 710

24,15 830 16,62 198

8,46

1.935 86,77

38,67 120

16,90

II.Phân theo đối tượng cho vay
- Dân cư


1.570 61,14 1.886 64,15 3.496 69,99 316

20,13 1.610 85,37

- TCKT

998

5,61

38,86 1.054 35,85 1.499 30,01 56

445

42,22

III. Phân theo thời hạn cho vay
1.Ngắn hạn

1.731 67,41 1.972 67,07 3.106 62,18 241

13,92 1.134 57,51

2.Trung; dài hạn

837

15,65 921


32,59 968

32,93 1.889 37,82 131

95,14

( Nguồn: Báo cáo KQKD của NHTM CP VPBank Đông Đô)
Dư nợ của Chi nhánh tăng dần qua các năm. Năm 2012 tổng dư nợ là
2.568 tỷ đồng, sang năm 2013 tổng dư nợ tăng lên 2.940 tỷ đồng. Đến năm 2014
thì tổng dư nợ tăng thêm 2.055 tỷ đồng và đạt 4.995 tỷ đồng (tăng 269,8%) so với
năm 2013. Điều này cho thấy nhu cầu vay vốn của các đối tượng trong thành phố
ngày càng tăng. Theo thời hạn cho vay thì cho vay trung và dài hạn các năm gần
đây đều chiếm tỷ trọng thấp, năm 2012 là 837 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,59%,
sang đến năm 2013 tăng lên đạt 968 tỷ đồng chiếm tỷ lệ tăng 32,93% và năm
2014 là 1.889 tỷ đồng. Trong khi đó cho vay ngắn hạn ngày càng tăng trưởng đều
đặn qua các năm (> 62% tổng dư nợ cho vay), đáng chú ý nhất là số liệu cho vay
năm 2014 so với năm 2013 tăng 1.134 tỷ đồng tương ứng với 57,51%.
Sinh viên: Nguyễn Phương Ly

19

Mã SV: 11D03217


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng

Cho vay các tổ chức kinh tế chiếm một phần không nhỏ trong dư nợ cho
vay. Cụ thể, năm 2012 dư nợ cho vay 998 tỷ đồng tương ứng với 38,86% và tăng

trưởng qua các năm. Năm 2013 dư nợ tăng thêm 56 tỷ đồng và đạt 1.054 tỷ đồng,
tương ứng với tỷ lệ 35,85% so với năm 2012, sang đến năm 2014 cho vay các
TCKT lại tiếp tục tăng 445 tỷ đồng tương ứng với 42,22% so với năm 2013. Cho
vay các cá nhân , dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay các tổ chức
kinh doanh (chiếm hơn 64% tổng dư nợ). Dư nợ phân theo loại tiền thì cho vay
bằng VNĐ luôn luôn chiếm tỷ trọng cao luôn chiếm hơn 79,7% tổng dư nợ. Cụ
thể, năm 2012 đạt 2.056,1 tỷ đồng tương ứng với 80,06% , sang năm 2013 tiếp
tục tăng 174 tỷ đồng và đạt 2.230 tỷ đồng. Đáng chú ý năm 2014 tổng nguồn vốn
cho vay từ nội tệ tăng 1.935 tỷ đồng ứng với 69,9%.

2.3 Thực trạng về chất lượng cho vay tiêu dùng tại
VPBank Hà Nội
2.3.1 Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ
cho vay
Bảng 2.4: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay
(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

So sánh năm
2013 với năm

2012
Số tiền

Dư nợ CVTD

(%)

So sánh năm
2014 với năm
2013
Số tiền

(%)

1.322,6

1.576,7

1.899,8

254,1

19,21

323,1

20,49

Tổng dư nợ cho vay


2.568

2.940

4.995

372

14,48

2.055

69,89

Tỉ trọng (%)

51,50

53,63

38,03

2,13

-15,6

-29,08

4,14


( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP VPBank Hà Nội)
Dư nợ CVTD tăng đều qua các năm, năm 2013 là 1576,7 tỷ đồng, tăng
254,1 tỷ đồng so với năm 2012 (tương ứng với 19,21%). Năm 2014, dư nợ cho
vay là 1899,8 tỷ đồng, tăng 20,48% so với năm 20133.
Sinh viên: Nguyễn Phương Ly

20

Mã SV: 11D03217


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng

Tuy nhiên, tỷ trọng CVTD trên tổng dư nợ cho vay có dấu hiệu không ổn
định. Năm 2012 tỷ trọng CVTD là 51,50% nhưng năm 2013 tăng lên 53,63%,
tăng 2,13%%. Năm 2013, con số này giảm còn 15,6% tương ứng với 29,08%.
Điều này chứng tỏ chi nhánh chưa chú trọng đến việc mở rộng quy mô CVTD.
2.3.2 Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ CVTD
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung và dài
hạn

Năm 2012
Tỷ trọng

Số tiền
(%)
1.322,6
100
976,7
73,85
345,9

Năm 2013
Năm 2014
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Số tiền
Số tiền
(%)
(%)
1.576,7
100
1.899,8
100
1.231,2
70,09
1.566,6 82,46

26,15

345,5

29,91


333,2

17,54

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP VPBank Hà Nội)
Dư nợ CVTD qua các năm tăng trưởng đều, năm 2012 là 1.322,6 tỷ đồng,
đến năm 2014 đã tăng lên 1.988,8 tỷ đồng. Trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ
lệ lớn trong tổng dư nợ CVTD: năm 2012, cho vay ngắn hạn chiếm 73,85%, năm
2012 có một sự giảm nhẹ (chỉ chiếm 70,09% trên tổng dư nợ CVTD), tuy nhiên
lại tăng mạnh ở năm 2014 với số tiền 1.566,6 tỷ đồng tương ứng với 82,46%.

2.3.3 Dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích
Bảng 2.6: Dư nợ CVTD theo mục đích
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm 2012
Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Số tiền

Tỷ trọng
(%)

Số tiền

Tỷ trọng
(%)


Số tiền

Tỷ trọng
(%)

Tổng dư nợ CVTD

1322,6

100

1576,7

100

1899,8

100

Mua nhà

566,4

42,82

876,5

55,59


1043,7

54,93

Ô tô

252,5

19,09

443,9

28,15

421,1

22,17

Du học

145,8

11,02

169.7

10,76

170,6


8,97

Khác

357,9

27,07

86,6

5,5

264,4

13,93

Sinh viên: Nguyễn Phương Ly

21

Mã SV: 11D03217


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP VPBank Hà Nội)
Dựa trên mục đích vay thì vay để mua nhà chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng dư nợ CVTD (hầu hết chiếm trên 50% tổng dư nợ). Năm 2012 chiếm

42,82% thì đến năm 2013 đã tăng lên 55,59% (tương ứng với 876,5 tỉ đồng).
Năm 2014 tỷ trọng có giảm nhẹ chỉ có 54,93% nhưng số tiền vẫn tăng. Tiếp đó,
cho vay mua ô tô cũng chiếm tỷ trọng cao chỉ sau cho vay mua nhà. Năm 2012số
tiền cho vay ô tô là 252,5 tỷ đồng, năm 2013 tăng lên 443,9 tỷ đồng tuy nhiên
năm 2014 giảm còn 421,1 tỷ đồng tương ứng 22,17%.
Cho vay du học trong những năm gần đây cũng chiếm tỷ trọng ko nhỏ
trong tổng dư nợ CVTD, tuy nhiên có xu hướng ngày càng giảm do những đặc
điểm riêng biệt của mảng này như: thời gian vay dài, khách hàng cần lựa chọn
những Ngân hàng uy tín để có thể chứng mình tài chính để xin visa, sự bấp bênh
của tỉ giá ngoại tệ... Cụ thể là, năm 2012 là 11,02% (tương ứng với145,8 tỷ đồng)
đến năm 2014 chỉ còn 8,97%.

2.3.4 Tỉ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng
Bảng 2.7: Tỉ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng
(Đơn vị: tỷ đồng,%)
Chỉ tiêu

2012

2013

2014

Nợ quá hạn CVTD (NQH)

33,065

47,301

72,19


Dư nợ CVTD

1322,6

1576,7

1899,8

2,5

3

3,8

Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD (%)

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP VPBank Hà Nội)
Tỷ lệ NQHCVTD có tăng nhẹ qua các năm, một phần do sự mở rộng cho
vay tiêu dùng của ngân hàng trong những năm gần đây (dư nợ cho vay tăng đều
trong ba năm). Năm 2012 tỉ lệ nợ quá hạn trên dư nợ là 2,5%, tỷ lệ này ở năm
2013 và năm 2014 là 3% và 3,8%. Ngân hàng cần xem xét lại tình hình nợ xấu,
nợ quá hạn ở mảng cho vay tiêu dùng, để có những phương án điều chỉnh tốt hơn.

Sinh viên: Nguyễn Phương Ly

22

Mã SV: 11D03217



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân Hàng

2.3.5 Tỷ lệ sinh lời cho vay tiêu dùng
Bảng 2.8: Tỷ lệ lợi nhuận cho vay tiêu dùng
(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

So sánh năm
2013 với năm
2012
Số tiền

(%)

So sánh năm
2014 với năm
2013

Số tiền

(%)

Lợi nhuận CVTD

145,48 126,13 131,98

-19,36

-13,3

5,85

4,64

Tổng dư nợ cho
vay tiêu dùng

1322,6 1576,7 1899,8

254,1

19,21

323,1

20,49

-3


-27,27

Tỉ lệ sinh lời (%)

11%

8%

6%

-2

-25%

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP VPBank Hà Nội)
Lợi nhuận của chi nhánh tăng trưởng không đều qua các năm, năm 2012
lợi nhuận là 145,48 tỷ đồng thì năm 2013 là 126,13 tỷ đồng và lên đến 131,98 tỷ
đồng trong năm 2014.
Tương ứng với đó, tổng dư nợ CVTD cũng tăng đều qua các năm. Năm
2013 là 1576,7 tỉ đồng, tăng 254,1 tỷ đồng so với năm 2012 (tương ứng với
19,21%). Tuy nhiên năm 2014, tổng dư nợ CVTD là 1899,8 tỷ đồng, tăng 323,1
tỷ đồng so với năm 2013.
Tỷ lệ sinh lời của VPBank Hà Nội năm 2012 là 11% nhưng giảm 8% trong
năm 2013 (tương ứng với 27,27%) và trong năm 2014, tỷ trọng cho vay tiêu dùng
là 6%.
2.4 Đánh giá về chất lượng cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội
2.4.1 Kết quả đạt được
Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội nhìn chung là đã
phát triển khá tốt. Cho vay tiêu dùng trở thành một hoạt động chính trong mục

tiêu phát triển cho vay cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng.
Sau đây là một số kết quả cụ thể mà VPBank Hà Nội đã đạt được:

Sinh viên: Nguyễn Phương Ly

23

Mã SV: 11D03217


×