Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Cách chiếu vật nhân vật trong tác phẩm của Vi Hồng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.94 KB, 112 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Douvay BOUDDAHAO

CÁCH CHIẾU VẬT NHÂN VẬT
TRONG TÁC PHẨM CỦA VI HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Douvay BOUDDAHAO

CÁCH CHIẾU VẬT NHÂN VẬT
TRONG TÁC PHẨM CỦA VI HỒNG
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã ngành: 8 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO THỊ VÂN

THÁI NGUYÊN - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
khảo sát, thống kê, nghiên cứu, kết luận trong luận văn là trung thực và chưa
từng công bố ở bất kì công trình nào khác.
Tác giả

Douvay BOUDDAHAO

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS. Đào Thị Vân, người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để

tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Luận văn này là kết quả của một quá trình học tập và nghiên cứu. Vì vậy,
tôi xin chân thành cảm ơn đến những người thầy, người cô đã giảng dạy các
chuyên đề cao học cho lớp Ngôn ngữ K24 (2016 - 2018) tại trường Đại học Sư

phạm - Đại học Thái Nguyên.
Xin chân thành cảm ơn trường Ban Giám hiệu, các thày cô giáo khoa Tiếng
Việt Trường Ngôn ngữ Đại học Quốc gia Lào.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân đã luôn ủng hộ và
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2018
Tác giả


Douvay BOUDDAHAO

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................iv
MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................6
6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................7
7. Bố cục của luận văn .........................................................................................7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................8
1.1. Khái quát về chiếu vật ..................................................................................8

1.1.1. Khái niệm chiếu vật và phân loại nghĩa chiếu vật .....................................8
1.1.2. Khái quát về phương thức chiếu vật (cách chiếu vật) .............................14
1.2. Lí thuyết ba bình diện của ngôn ngữ ..........................................................21
1.2.1. Bình diện kết học .....................................................................................21

1.2.2. Bình diện nghĩa học .................................................................................22
1.2.3. Bình diện dụng học ..................................................................................23
1.3. Giao tiếp và các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp ........................24
1.3.1. Khái niệm giao tiếp..................................................................................24

1.3.2. Các nhân tố giao tiếp ...............................................................................25
1.4. Lí thuyết về lịch sự .....................................................................................29
1.4.1. Định nghĩa lịch sự....................................................................................29
1.4.2. Các lí thuyết về phép lịch sự ...................................................................30

iii


Chương 2. KHẢO SÁT VÀ MIÊU TẢ CÁC CÁCH CHIẾU VẬT NHÂN
VẬT TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI CỦA VI HỒNG ................34
2.1. Chiếu vật nhân vật bằng cách dùng các biểu thức tên riêng (gọi tắt là
phương thức dùng tên riêng) .............................................................................34
2.1.1. Nhận xét chung ........................................................................................34
2.1.2. Kết quả khảo sát ......................................................................................36
2.1.3. Đặc điểm của các biểu thức ngôn ngữ là tên riêng dùng để chiếu Vật
trong tác phẩm của Vi Hồng ..............................................................................44
2.1.4. Các cách dùng biểu thức tên riêng để chiếu vật nhân vật trong tác
phẩm của Vi Hồng .............................................................................................50
2.2. Chiếu vật nhân vật bằng cách dùng biểu thức miêu tả ...............................52
2.2.1. Kết quả thống kê ......................................................................................52

2.2.2. Đặc điểm của các biểu thức miêu tả chiếu vật trong văn xuôi Vi Hồng .......55
2.2.3. Một số cách xây dựng biểu thức miêu tả chiếu vật trong tác phẩm của
Vi Hồng .............................................................................................................59
2.3. Chiếu vật nhân vật bằng cách chỉ xuất trong văn Vi Hồng ........................63
2.3.1. Kết quả khảo sát ......................................................................................63
2.3.2. Đặc điểm của các biểu thức ngôn ngữ chỉ xuất dùng để chiếu Vật
nhân vật trong tác phẩm của Vi Hồng ...............................................................64
2.3.3. Một số cách chiếu vật bằng chỉ xuất trong tác phẩm của Vi Hồng .........69
Chương 3. VAI TRÒ CỦA CÁC CÁCH CHIẾU VẬT NHÂN VẬT

TRONG TÁC PHẨM CỦA VI HỒNG .........................................................74
3.1. Vai trò của chiếu vật nhân vật bằng cách dùng tên riêng trong tác phẩm
của Vi Hồng .......................................................................................................74
3.1.1. Dùng tên riêng để chiếu vật giúp người đọc xác định được chính xác
nhân vật trong tác phẩm mà nhà văn định nói đến ............................................74
3.1.2. Tên riêng thể hiện giới tính của nhân vật ................................................75
3.1.3. Tên riêng thể hiện nguồn gốc dân tộc của nhân vật và tính dân tộc
cho tác phẩm ......................................................................................................77
3.1.4. Tên riêng thể hiện thái độ của tác giả đối với nhân vật ...........................78

iv


3.2. Vai trò của chiếu vật nhân vật bằng cách dùng biểu thức miêu tả trong
tác phẩm của Vi Hồng .......................................................................................81
3.2.1. Biểu thức miêu tả thể hiện được đặc điểm ngoại hình của nhân vật .......81
3.2.2. Chiếu vật bằng biểu thức miêu tả thể hiện được đặc điểm tính cách
của nhân vật .......................................................................................................85
3.2.3. Chiếu vật bằng biểu thức miêu tả thể hiện được vị thế, nghề nghiệp,
chức vụ, học hàm học vị của nhân vật được qui chiếu ......................................88

3.2.4. Chiếu vật bằng biểu thức miêu tả thể hiện được thân phận của
nhân vật .............................................................................................................94
3.3. Vai trò của chiếu vật nhân vật bằng cách chỉ xuất trong tác phẩm của
Vi Hồng .............................................................................................................94
3.3.1. Thể hiện được vai giao tiếp và vị thế của nhân vật trong tác phẩm ........94
3.3.2. Thể hiện được nghề nghiệp, chức vụ, giới tính của nhân vật ..................95
3.3.3. Thể hiện được thái độ của tác giả hay của nhân vật đối với nhân vật ....96

3.3.4. Góp phần đa dạng cách diễn đạt cho tác phẩm .......................................97

3.3.5. Thể hiện giới tính của nhân vật ...............................................................97
KẾT LUẬN.......................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................101

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:

Bảng miêu tả mối quan hệ giữa các bộ môn ngôn ngữ học ........23

Bảng 2.1:

Bảng tổng kết số lượng nhân vật có tên riêng và không có tên
riêng trong 4 tác phẩm của Vi Hồng ...........................................37

Bảng 2.2:

Bảng tổng kết số nhân vật có tên riêng và số các biểu thức tên
riêng trong 4 tác phẩm của Vi Hồng ...........................................38

Bảng 2.3:

Bảng tổng kết các nhân vật không được chiếu vật bằng tên riêng .....39

Bảng 2.4:

Bảng tổng kết số lượt dùng của các biểu thức tên riêng để qui
chiếu nhân vật trong 4 tác phẩm của Vi Hồng (gồm tên và tổ

hợp từ biểu thị tên riêng).............................................................41

Bảng 2.5:

Bảng tổng kết số lượt dùng của các biểu thức tên riêng trong
tác phẩm Vào hang ......................................................................41

Bảng 2.6:

Bảng tổng kết số lượt dùng của các biểu thức tên riêng trong
tác phẩm Người trong ống...........................................................42

Bảng 2.7:

Bảng tổng kết số lượt dùng của các biểu thức tên riêng trong
tác phẩm Tháng năm biết nói ......................................................43

Bảng 2.8:

Bảng tổng kết số lượt dùng của các biểu thức tên riêng trong
tác phẩm Chồng thật vợ giả ........................................................44

Bảng 2.8:

Bảng tổng kết các biểu thức tên riêng cấu tạo đơn âm hoặc đa

âm ................................................................................................45
Bảng 2.9:

Bảng tổng kết biểu thức tên riêng có cấu tạo là một tổ hợp từ .......46


Bảng 2.10:

Bảng thống kê các biểu thức miêu tả chiếu vật trong 4 tác
phẩm văn xuôi của Vi Hồng ........................................................53

Bảng 2.11:

Bảng tổng kết số lượt sử dụng biểu thức chiếu vật nhân vật
theo phương thức chỉ xuất trong văn xuôi Vi Hồng ...................64

Bảng 2.12:

Bảng tổng kết các biểu thức chiếu vật nhân vật theo phương
thức chỉ xuất có cấu tạo là từ trong 4 tác phẩm của Vi Hồng .....65

iv


Bảng 2.13:

Bảng tổng kết các biểu thức chiếu vật nhân vật theo phương

thức chỉ xuất có cấu tạo là cụm từ trong 4 tác phẩm của Vi Hồng ......66
Bảng 2.14:

Bảng tổng kết các biểu thức chỉ xuất nhân vật trong văn Vi
Hồng được phân loại theo ngôi. ..................................................67

Bảng 2.15:


Bảng tổng kết các biểu thức chiếu vật nhân vật mang ý nghĩa
định vị vai giao tiếp số ít hay số nhiều ........................................68

Bảng 2.16:

Bảng tổng kết các cách chiếu vật theo phương thức chỉ xuất
trong tác phẩm của Vi Hồng .......................................................71

v


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Để hiểu được nghĩa của một phát ngôn, diễn ngôn, trước hết phải xác
định được nghĩa chiếu vật của các biểu thức chiếu vật trong phát ngôn, diễn ngôn
đó. Nghĩa chiếu vật của các biểu thức chiếu vật trong phát ngôn, diễn ngôn có

thể là sự vật (hiểu theo nghĩa rộng, trong đó bao gồm cả người), hành động hay
tính chất. Nói một cách khác, giá trị đúng, sai của một câu tùy thuộc vào sự chiếu
vật của các từ tạo nên câu và sự chiếu vật của cả câu. Bởi vậy, chiếu vật là vấn
đề dụng học đầu tiên mà các nhà ngữ dụng học quan tâm.

1.2. Vi Hồng là một nhà văn dân tộc được mệnh danh là “kiện tướng” của
văn học thiểu số. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng văn học do nhà nước trao

tặng. Với sức sáng tạo của khối óc, sự chân thực của cảm xúc và bầu nhiệt huyết
của con tim, Vi Hồng đã góp một tiếng nói chân thành, sâu sắc vào bản đàn văn
học viết về miền núi. Các tác phẩm của ông được lấy từ chất liệu cuộc sống, thiên
nhiên và con người núi rừng Việt Bắc, nơi mà nhà văn sinh ra, yêu mến và vô


cùng am hiểu.
1.3. Nhân vật trong mỗi tác phẩm văn học chính là linh hồn, là tư tưởng,
là tình cảm mà người nghệ sĩ gửi gắm, kí thác. Trong tác phẩm của Vi Hồng, thế
giới nhân vật hiện lên sinh động, phong phú. Mỗi cái tên đều chứa đựng một ý
nghĩa. Phân tích, tìm hiểu tác phẩm văn chương nói chung, văn Vi Hồng nói

riêng, ngoài việc quan tâm đến ngôn ngữ, thi pháp, kết cấu, giọng điệu, phong
cách... không thể không chú ý đến cách gọi tên nhân vật, miêu tả nhân vật bằng
các phương tiện ngôn ngữ mà các nhà văn sử dụng.

1.4. Đã có nhiều công trình nghiên c ứu về chiếu vật và phương thức
chiếu vật nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về cách chiếu vật (phương
thức chiếu vật) nhân vật trong tác phẩm của Vi Hồng một cách công phu và
bài bản.
1


Phương thức chiếu vật nhân vật là một lĩnh vực nghiên cứu rất thú vị, mở

ra nhiều bất ngờ, mới mẻ khi đi tìm hiểu ngôn ngữ Vi Hồng, vì chiếu vật được
Vi Hồng sử dụng rất linh hoạt và tài tình trong tác phẩm của mình. Hiện tượng
này đã đem lại hiệu quả tu từ rõ rệt. Chọn đề tài “Cách chiếu vật nhân vật trong

tác phẩm của Vi Hồng” để nghiên cứu, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần vào việc
phân tích nhân vật trong tác phẩm văn chương nói chung, trong văn Vi Hồng nói
riêng, từ đó hiểu sâu sắc tác phẩm cũng như phong cách nghệ thuật, tư tưởng,
tình cảm của nhà văn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về tình hình nghiên cứu chiếu vật và phương thức chiếu vật

Chiếu vật và phương thức chiếu vật được nghiên cứu từ lâu, song phải đến
những năm 1970 trở lại đây, vấn đề này mới thực sự được các nhà ngữ dụng học
quan tâm đặc biệt.
Nói đến tình hình nghiên cứu về chiếu vật và phương thức chiếu vật của

các nhà ngôn ngữ học trong nước và ngoài nước, trước hết phải nói rằng rất ít
công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Chỉ một số công trình khi
nghiên cứu về ngữ dụng học nói có sơ qua về hiện tượng ngữ dụng đang bàn.
Nói về chiếu vật và phương thức chiếu vật, không thể không kể đến ba tác giả
với các công trình tiêu biểu sau đây:
(1) G. Green (1989), Pragmatics and Natural language Understanding,
LEA London.
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã bàn về khái niệm chiếu vật và
vai trò của chiếu vật trong việc hiểu nghĩa của một phát ngôn.
Trước hết, tác giả đã nêu quan niệm về thuật ngữ chiếu vật. Theo tác giả,
“Thuật ngữ chiếu vật (reference) được dùng để chỉ phương tiện nhờ đó người nói

phát ra một biểu thức ngôn ngữ, với biểu thức này người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp
cho người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào, đặc tính nào, quan

hệ nào, sự kiện nào anh ta định nói đến”. [43, tr 37].

2


G. Green cũng chỉ rõ vai trò của chiếu vật đối với việc hiểu nghĩa của một

phát ngôn. Tác giả đã chỉ rõ, các nhà logic học chú ý đến việc xác định tính đúng
- sai của các mệnh đề logic được diễn đạt bằng ngôn ngữ. Nhưng trong ngôn ngữ
tự nhiên, có rất nhiều câu cụ thể mà các nhà logic không thể kết luận được nội

dung của chúng đúng hay sai nếu không xác định được chúng qui chiếu với sự
vật nào đang được nói tới trong hiện thực.
(2) Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb GD,
HN.
Tác giả không dùng khái niệm chiếu vật mà dùng thuật ngữ “qui chiếu”
để chỉ khái niệm này. Theo tác giả, có hai loại qui chiếu là qui chiếu hướng ngoại

và qui chiếu hướng nội. Qui chiếu hướng ngoại là qui chiếu dựa vào tình huống,
còn qui chiếu nội hướng là qui chiếu vào văn bản.
Tác giả cho rằng, qui chiếu ngoại hướng là “sự thiết lập mối quan hệ trực
tiếp giữa tên gọi vật với vật được gọi bằng cái tên đó, cũng tức là đưa tên gọi vật
về với vật được gọi tên ngoài ngôn ngữ”. [DQB, tr 175]. Qui chiếu nội hướng
(hướng nội) là “Sự thiết lập mối quan hệ về mặt nghĩa giữa yếu tố ngôn ngữ này

với yếu tố ngôn ngữ kia cùng nằm trong một văn bản”. Với cách hiểu về qui chiếu
như vậy, tác giả đã phát biểu về qui chiếu như sau: “Trong văn bản nếu có từ ngữ
khác trong văn bản đó chưa rõ nghĩa thì nó cần phải được làm rõ bằng cách tìm ra

từ ngữ khác trong văn bản đó chỉ rõ cái nghĩa ấy hoặc tìm ra cái việc ngoài văn
bản cho biết nghĩa của từ ngữ chưa rõ nghĩa đó”. [2, tr 182].
(3) Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb GD, HN.
Từ góc độ nghĩa nghĩa, ngữ dụng, tác giả không dùng tên gọi sở chỉ mà
dùng thuật ngữ chiếu vật. Tác giả quan niệm: “Thuật ngữ chiếu vật (referent)
được dùng để chỉ phương tiện nhờ đó mà người nói phát ra một biểu thức ngôn

ngữ, với biểu thức này, người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp cho người nghe suy ra
một cách đúng đắn thực thể nào, đặc tính nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta
định nói đến”. [8, tr 61].

3



Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full














×