Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ Y Phương và Mai Liễu (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG VĂN MƯU

TÂM THẾ LY HƯƠNG, HOÀI NIỆM
TRONG THƠ Y PHƯƠNG VÀ MAI LIỄU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HĨA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG VĂN MƯU

TÂM THẾ LY HƯƠNG, HOÀI NIỆM
TRONG THƠ Y PHƯƠNG VÀ MAI LIỄU
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Đức Hạnh

THÁI NGUYÊN - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
được cơng bố trong bất kì một cơng trình khoa học nào khác.
Thái Ngun, tháng 8 năm 2018
Tác giả

Dương Văn Mưu

i


LỜI CẢM ƠN
Bằng sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, các
thầy cô khoa Sau đại học, các thầy cô trong BGH trường ĐHSP - Đại học Thái
Nguyên, các thầy cô Viện văn học, các thầy cô trường ĐHSP Hà Nội đã giảng dạy,
tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hồn thành luận văn.
Cháu xin được gửi lời cảm ơn tới nhà thơ Y Phương và nhà thơ Mai Liễu đã giúp
cháu có được những tư liệu quý báu để nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả luận văn xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã cổ vũ, động viên, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2018
Tác giả

Dương Văn Mưu


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ...................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 5
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu ................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 7
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 8
Chương 1: THƠ Y PHƯƠNG - MAI LIỄU VÀ TÂM THẾ LY HƯƠNG,
HOÀI NIỆM TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ...................................... 9
1.1. Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Y Phương và Mai Liễu ............... 9
1.1.1. Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Y Phương ............................... 9
1.1.2. Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Mai Liễu ............................... 13
1.2. Khái quát về thơ Y Phương và Mai Liễu ................................................... 14
1.2.1. Hoàn cảnh xa quê và tâm thế vời vợi ngóng cội nguồn ........................... 14
1.2.1.1. Hồn cảnh xa q................................................................................ 14
1.2.1.2. Tâm thế vời vợi ngóng cội nguồn............................................................... 15
1.2.2. Bản sắc văn hóa Tày trong thơ Y Phương và Mai Liễu ........................... 17
1.3.3. Hình ảnh quê hương miền núi và con người miền núi trong thơ Y
Phương và Mai Liễu .............................................................................. 19
1.3. Tâm thế ly hương hoài niệm của Y Phương và Mai Liễu trong thơ Việt
Nam hiện đại - Dòng riêng giữa nguồn chung ........................................ 23

1.3.1 Tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ Việt Nam hiện đại....................... 23
1.3.2 Tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ DTTS Việt Nam hiện đại ............ 27
1.3.3. Khái lược tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ Y Phương và Mai Liễu .............. 32

iii


Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỤ THỂ CỦA TÂM THẾ LY HƯƠNG
- HOÀI NIỆM TRONG THƠ Y PHƯƠNG VÀ MAI LIỄU .......................... 37
2.1. Những hoài niệm trong thơ Y Phương và Mai Liễu ................................... 37
2.1.1. Hoài niệm về quê hương miền núi .......................................................... 37
2.1.2. Hoài niệm về con người miền núi........................................................... 44
2.2. Hồi niệm về bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong thơ Y Phương và Mai Liễu .......... 46
2.2.1. Hoài niệm về những phong tục, tập quán tốt đẹp của người Tày ............. 46
2.2.2. Hoài niệm về văn hóa tâm linh của người Tày ........................................ 48
2.2.3. Hồi niệm về nếp sống cần cù, trung hậu, tài hoa của những con người
Tày nơi quê núi ..................................................................................... 50
Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TÂM THẾ
LY HƯƠNG - HOÀI NIỆM TRONG THƠ Y PHƯƠNG VÀ MAI LIỄU .............. 55
3.1. Kế thừa một cách sáng tạo các phương thức nghệ thuật của thơ ca dân
tộc Tày .................................................................................................. 55
3.1.1 Vận dụng khéo léo ca dao dân ca, thành ngữ, tục ngữ, thể thơ truyền
thống của người Tày .............................................................................. 55
3.1.2. Sử dụng tiếng Tày trong thơ song ngữ .................................................... 59
3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Y Phương và Mai Liễu ............................. 60
3.2.1. Các từ loại được ưa thích sử dụng trong thơ Y Phương và Mai Liễu ....... 60
3.2.2. Các biện pháp tu từ được ưa thích sử dụng trong thơ Y Phương và Mai Liễu ....... 68
3.3. Giọng điệu nghệ thuật trong thơ Y Phương và Mai Liễu ............................ 77
3.3.1. Giọng điệu ngợi ca tự hào ...................................................................... 78
3.3.2. Giọng điệu hoài niệm, tiếc nuối ............................................................. 79

3.3.3. Giọng điệu chiêm nghiệm triết lý ........................................................... 82
3.4. Một số biểu tượng nghệ thuật đặc sắc trong thơ Y Phương và Mai Liễu .... 85
3.4.1. Biểu tượng Nước và những phái sinh của biểu tượng Nước .................... 86
3.4.2. Biểu tượng Đất và những phái sinh của biểu tượng Đất .......................... 87
3.4.3. Biểu tượng Lửa và những phái sinh của Lửa .......................................... 89
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 96

iv


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam hiện đại nói chung và Thơ
ca hiện đại của các DTTS nói riêng, từ lâu đã được khẳng định là một bộ phận văn
học có nhiều cá tính sáng tạo, độc đáo. Hịa cùng dịng chảy chung đó, thơ ca dân tộc
Tày hiện đại đã đóng góp vào nền thơ ca hiện đại Việt Nam một tiếng nói riêng, đậm
chất dân tộc và miền núi với những gương mặt mới, nhiều giọng điệu khác nhau.
Cùng với sự trưởng thành của đội ngũ văn nghệ sĩ Việt Nam nói chung, đội ngũ các
tác giả sáng tác ở mảng văn học các dân tộc thiểu số đã có những đóng góp nhất định
trong nền văn học nước nhà. Sáng tác của họ làm phong phú thêm đời sống văn hóa
tinh thần của nhân dân, nhất là với đồng bào các DTTS Việt Nam. Các tác giả sáng
tác về đề tài này ngày càng đông và có những tác phẩm để lại dấu ấn sâu sắc trong
lịng người đọc. Sáng tác của họ đã có một vị trí riêng trong đời sống văn học. Có thể
kể đến các nhà thơ tiêu biểu như: Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại, Triều Ân, Y
Phương, Mai Liễu, Dương Thuấn, Lương Định, Triệu Lam Châu… Trong đó, Y
Phương và Mai Liễu là hai nhà thơ dân tộc Tày có bản sắc riêng khá tiêu biểu. Họ đã
có những đóng góp quan trọng đối với văn học DTTS nói riêng và thơ ca Việt Nam
hiện đại nói chung.
1.2. Vị trí và đóng góp to lớn của thơ Y Phương và Mai Liễu cho thơ DTTS Việt

Nam hiện đại nói riêng và thơ Việt Nam hiện đại nói chung: Mặc dù đã có khá nhiều
người nghiên cứu về hai nhà thơ này nhưng vẫn cần có hướng tiếp cận mới, góc nhìn
mới để tìm ra giá trị mới cho những đối tượng thẩm mĩ tưởng chừng quen thuộc này.
Sinh ra và lớn lên tại vùng sơn cước, thơ Y Phương thấm đẫm tinh thần yêu quê hương,
đất nước, yêu dân tộc mình. Có chung tâm thế ly hương - hồi niệm như Y Phương
nhưng với lối thể hiện độc đáo, nhà thơ Mai Liễu lại khiến người đọc rưng rưng xúc
động khi ông “kể” về quê hương mình qua những vần thơ mộc mạc, giản dị.
1.3. Tâm thế ly hương, hoài niệm đã trở thành một tâm thế chung, một dòng cảm
hứng lớn trong thơ Việt Nam hiện đại nói chung trong thơ DTTS Việt Nam hiện đại
nói riêng. Và có một sự trùng hợp ngẫu nhiên, đầy lý thú khi chúng tơi nhận thấy tâm
thế ly hương hồi niệm chiếm một số lượng lớn trong sáng tác của hai nhà thơ Y

1


Phương và Mai Liễu. Khi nghiên cứu tâm thế ấy, chúng tơi tập trung vào cá tính sáng
tạo độc đáo và đóng góp của từng nhà thơ với thành tựu của nền thơ ca nước nhà.
Thơ Y Phương và Mai Liễu thể hiện rất rõ ý thức về cội nguồn truyền thống dân tộc.
Hai ông không chỉ ý thức được việc giữ gìn bản sắc dân tộc mà cịn chủ động kiếm
tìm và hịa nhập với sự biến đổi của cuộc sống theo thời gian. Điều đó làm cho thơ Y
Phương và Mai Liễu vượt lên trên các nhà thơ Tày cùng thời và ngày càng chiếm lĩnh
các giá trị mới. Trong sáng tác nói chung, Y Phương và Mai Liễu bao giờ cũng mang
thơng điệp về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Cả hai nhà thơ đã góp phần làm
cho nền văn hóa Tày vốn rất rực rỡ, độc đáo, tràn đầy sức sống mang thêm một vẻ
đẹp mới từ những góc nhìn mới trong sự giao thoa, nối kết với văn hóa của các dân
tộc anh em khác trong“Ngôi nhà văn chương” chung.
1.4. Lựa chọn đề tài: Tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ Y Phương và Mai
Liễu, chúng tôi mong muốn mang đến một hướng tiếp cận và khai thác mới về giá trị
nội dung cũng như nghệ thuật của hai nhà thơ Tày tiêu biểu trong giai đoạn hiện
nay.Và nếu đề tài nghiên cứu thành cơng, chúng tơi nghĩ đó sẽ là một tài liệu tham

khảo bổ ích cho cơng tác giảng dạy phần văn học DTTS hiện đại trong nhà trường
các cấp.
Là giáo viên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “Tâm thế ly hương,
hoài niệm trong thơ Y Phương và Mai Liễu” có rất nhiều ý nghĩa. Trước hết, chúng
tôi sẽ hiểu hơn về vẻ đẹp của thơ Tày, hiểu hơn về nhà thơ Y Phương và Mai Liễu
cùng những đóng góp to lớn, đặc sắc của họ đối với thơ ca các DTTS nói riêng, thơ
ca Việt Nam hiện đại nói chung. Đặc biệt, hiện nay, trong chương trình Ngữ văn 9 có
đưa vào giảng dạy bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương nên việc nghiên cứu
đề tài sẽ giúp chúng tơi có nhiều thuận lợi khi tiếp cận văn bản, qua đó truyền đạt
kiến thức đến học sinh dễ hiểu hơn. Bên cạnh đó, chúng tơi có thêm tư liệu và kiến
thức trong việc giảng dạy văn bản của các nhà thơ DTTS.
1.5. Thơng qua nghiên cứu đề tài, chúng tơi có thêm tri thức quý báu về bản sắc
văn hóa Tày, về vấn đề truyền thống, hiện đại trong thơ ca Tày nói riêng và trong thơ
DTTS Việt Nam hiện đại nói chung. Những tri thức ấy là phương tiện hữu ích để
chúng tôi lồng ghép, thực hiện trong các bài giảng của mình nhằm góp phần nâng cao
nhận thức của học sinh hiểu hơn đồng bào DTTS nói chung, dân tộc Tày nói riêng

2


trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay. Đặc biệt, thơng qua việc tìm
hiểu về tâm thế ly hương hoài niệm trong thơ Y Phương và Mai Liễu cũng góp phần
giáo dục thế hệ trẻ tình u quê hương đất nước, niềm tự hào về dân tộc, giúp các em
trở thành những công dân tốt của xã hội.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Là những nhà thơ DTTS có nhiều tác phẩm được cơng bố, được nhận nhiều giải
thưởng của Trung ương và địa phương, thơ Y Phương và Mai Liễu thực sự đã thu hút
được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học.
Thứ nhất, những cơng trình nghiên cứu khái qt và tồn diện về thơ Y Phương
và Mai Liễu có thể kể đến như: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại,

1995, của Lâm Tiến; Tuyển tập văn học dân tộc miền núi, Nhà xuất bản (NXB) Giáo
dục, 1998, (Nông Quốc Chấn chủ biên); “Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiếu
số Việt Nam hiện đại”, 2010, (Trần Thị Việt Trung chủ biên); “Văn học dân tộc thiểu
số Việt Nam - Diện mạo và đặc điểm”, 2011, (Trần Thị Việt Trung và Cao Thị Hảo
đồng chủ biên); “Những người tự đục đá kê cao quê hương”, 2015, của Lê Thị Bích
Hồng; “Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam - Truyền thống và hiện đại”, 2015 (Trần
Thị Việt Trung và Nguyễn Đức Hạnh đồng chủ biên), “Văn học địa phương miền núi
phía Bắc”, 2015, (Nguyễn Đức Hạnh chủ biên);
Lê Thị Bích Hồng và Hồng Thị Kiều Trang trong bài viết “Bản sắc văn hóa
Tày trong tản văn Y Phương” (Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam - Truyền thống và
hiện đại do Trần Thị Việt Trung và Nguyễn Đức Hạnh chủ biên) đã khẳng định: “Là
người con của dân tộc Tày, Y Phương sinh ra và lớn lên từ câu hát ru của mẹ, gắn bó
với quê hương, chung thủy với núi rừng, tâm hồn luôn hướng về nguồn cội. Mặc dù
đã “ra phố” nhưng tất cả những hình ảnh thiên nhiên, con người với những phong
tục tập quán quê hương luôn tỏa sáng trong tâm hồn ông” [29, tr.289].
Nhận xét về thơ Mai Liễu, trong cuốn Văn học Địa phương miền núi phía
Bắc, Nguyễn Đức Hạnh viết: “Cùng với Y Phương, Dương Thuấn, nhà thơ Mai
Liễu với sáng tác của mình đã tạo nên “gương mặt” thơ Tày không thể lẫn với thơ
ca của các nhà thơ DTTS khác. Bản sắc văn hóa độc đáo vừa có sự tiếp biến với
văn hóa Việt để tạo ra những giá trị thẩm mĩ mới có sức lay động và làm say mê
người đọc” [2, tr.625].
3


Thứ hai, những cơng trình nghiên cứu tìm hiểu chun biệt về một số vấn đề cụ
thể, một số tác phẩm cụ thể của Y Phương và Mai Liễu như một loạt các đề tài nghiên
cứu của Đỗ Thị Thu Huyền, Viện Văn học như: Những đoản khúc về tình yêu cuộc
sống (về thơ Mai Liễu, dân tộc Tày), Tạp chí Văn hóa các dân tộc, số tháng 8-2009;
Mai Liễu - thơ bay về núi, Tạp chí Văn hóa các dân tộc, số tháng 8/2013; Ý thức về
nguồn trong thơ dân tộc Tày ở Lạng Sơn, Văn nghệ xứ Lạng, số 10/2013.

Thơ Y Phương và Mai Liễu cũng trở thành đề tài nghiên cứu của một số luận
văn Thạc sĩ Ngữ văn. Ví dụ như: Luận văn Thạc sĩ với Đề tài “Bản sắc Tày trong thơ
Y Phương và Dương Thuấn” của học viên Nguyễn Thị Thu Huyền (Đại học Thái
Nguyên), năm 2009; Luận văn Thạc sĩ của học viên Sùng Thị Hương (Đại học Thái
Nguyên) với Đề tài “Đặc sắc tản văn Y Phương”, năm 2013...; Luận văn Thạc sĩ của
học viên Hoàng Huệ Dinh (Đại học Thái Nguyên) với đề tài Thơ song ngữ của nhà
thơ Tày - Y Phương... Bên cạnh đó, Thơ Y Phương cũng đã trở thành một phần nội
dung trong Luận án Tiến sĩ của các nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Thu Huyền (Viện Văn
học) và Hà Anh Tuấn (Đại học Thái Nguyên)... Những cơng trình nghiên cứu này đã
được các tác giả nghiên cứu, giới thiệu ở một số phương diện cụ thể nhưng các tác
giả này chưa đi vào nghiên cứu điểm tương đồng và khác biệt trong tâm thế ly hương
hoài niệm giữa hai nhà thơ Y Phương và Mai Liễu.
Thứ ba, những cơng trình nghiên cứu có đề cập đến tâm thế ly hương, hoài niệm
trong thơ Y Phương và Mai Liễu. Có thể khẳng định đến thời điểm hiện tại, chưa có
một cơng trình nghiên cứu chun biệt về đề tài này. Tuy nhiên, tại một số bài báo
hoặc một vài chương đoạn của các cơng trình nghiên cứu có viết về một số đặc điểm
của thơ Y Phương, Mai Liễu, đặc biệt là những bài thơ viết về quê hương và con
người miền núi, vùng cao của hai nhà thơ này. Các bài viết tập trung phản ánh về con
người, quê hương, phong tục… và một số đặc trưng nghệ thuật trong các sáng tác của
Y Phương và Mai Liễu. Ví dụ như các bài viết: Xuân trong thơ của các thi sĩ Tày,
Báo Nhân Dân số Tết Canh Dần của tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh; “Không gian nghệ
thuật và cảm xúc về nguồn trong thơ các dân tộc thiểu số và miền núi”, Diễn đàn văn
nghệ Việt Nam, 2016, của tác giả Lộc Bích Kiệm; “Mạch ngầm nguồn cội trong thơ
Mai Liễu”, Báo Tuyên Quang, 2016, của tác giả Giang Lam….

4


Qua các bài nghiên cứu, phê bình về thơ Y Phương, Mai Liễu, chúng tôi nhận
thấy các tác giả bước đầu đã chỉ ra được những nét đặc điểm chính trong sáng tác của

hai nhà thơ. Tuy nhiên, những bài viết này mới tập trung vào nghiên cứu tìm hiểu về
từng mảng sáng tác, hoặc từng thể loại sáng tác cũng như những tác phẩm cụ thể của
Y Phương và Mai Liễu chứ chưa chú ý đến việc nghiên cứu điểm tương đồng và
riêng biệt giữa hai nhà thơ ở tâm thế ly hương, hoài niệm về quê hương, bản sắc văn
hóa Tày. Đây là “khoảng đất trắng” để chúng tôi nghiên cứu về đề tài này. Nhưng
những nghiên cứu, ý kiến nhận xét, đánh giá của người đi trước chính là những gợi ý
quý báu cho việc triển khai hướng nghiên cứu đề tài của chúng tơi.
Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu của mình. Qua
đó, góp phần khẳng định sự đóng góp quan trọng của hai nhà thơ đối với việc bảo tồn
và phát huy vẻ đẹp truyền thống của thơ ca Tày trong quá trình vận động và phát triển
của thơ ca DTTS Việt Nam hiện đại. Và chúng tôi cũng hy vọng, qua đề tài nghiên
cứu này sẽ góp thêm tiếng nói mới cho việc khám phá giá trị tác phẩm, cá tính sáng
tạo của nhà thơ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn của chúng tôi tập trung nghiên cứu tâm thế ly hương, hoài niệm trong
thơ Y Phương và Mai Liễu ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Từ đó, chỉ ra
những nét tương đồng và khác biệt trong tâm thế ly hương hoài niệm của hai nhà thơ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát toàn bộ các sáng tác của nhà
thơ Y Phương: Tiếng hát tháng giêng (1986); Lời chúc (1987); Đàn then (1996); Thơ
Y Phương (2000); Thất tàng lồm - Ngược gió (thơ song ngữ Tày - Việt, 2006); Tủng
Tày - Vũ khúc Tày (thơ song ngữ Tày - Việt, 2015). Ngồi ra cịn có các tập trường ca
tiêu biểu như: Chín tháng (1998), Đị trăng (2009)...Cùng với đó là các sáng tác của
Mai Liễu như: Suối làng (1994), Mây vẫn bay về núi (1995), Lời then ai buộc (1996),
Tìm tuổi (1998), Giấc mơ của núi (2001), Đầu nguồn mây trắng (2004), Bếp lửa nhà
sàn (2005), Núi vẫn còn mưa (2013)… Từ các tác phẩm này, chúng tôi lựa chọn, tập
hợp, phân tích những bài thơ thể hiện tâm thế ly hương hoài niệm của hai nhà thơ Y
Phương và Mai Liễu.
5



Chúng tôi khảo sát và so sánh với những bài thơ có cùng chủ đề của một số nhà
thơ trong Văn học DTTS Việt Nam hiện đại khác như: Lò Ngân Sủn, Pờ Sảo Mìn,
Dương Thuấn, Triệu Kim Văn, Inrasara… để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu.
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
4.1 . Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát chung về tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ DTTS Việt Nam hiện
đại, đặt bộ phận sáng tác theo chủ đề này trong thơ của Y Phương và Mai Liễu vào
bức tranh chung ấy nhằm khẳng định: Những phương diện nội dung, phương thức
nghệ thuật thể hiện nét tương đồng và khác biệt trong tâm thế ly hương, hoài niệm
của thơ Y Phương và Mai Liễu. Cũng từ đó, chúng tơi khẳng định những giá trị nhân
văn sâu sắc, những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc trong sáng tác của hai nhà thơ người
dân tộc Tày tiêu biểu này. Và đó cũng là đóng góp đáng ghi nhận của thơ Y Phương
và thơ Mai Liễu vào thành tựu chung của thơ DTTS Việt Nam hiện đại nói riêng, thơ
Việt Nam hiện đại nói chung.
Thơng qua phân tích, đánh giá tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ Y Phương
và Mai Liễu, chúng tơi khẳng định được cá tính sáng tạo, độc đáo của từng nhà thơ.
Đồng thời làm rõ đặc điểm tương đồng và khác biệt về nội dung và nghệ thuật trong
thơ Y Phương, Mai Liễu cùng những đóng góp của tác giả đối với sự vận động và
phát triển của thơ ca DTTS Việt Nam thời kỳ hiện đại.
4.2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng tới việc: Khảo sát biểu hiện về nội dung của tâm thế ly hương,
hoài niệm cũng như các phương diện nghệ thuật tiêu biểu để thể hiện tâm thế này trong
sáng tác của Y Phương và Mai Liễu. Từ đó, chúng tôi so sánh làm nổi bật sự tương
đồng và khác biệt về tâm thế ly hương hoài niệm trong sáng tác của hai nhà thơ.
Từ tâm thế ly hương, hoài niệm ấy, luận văn cũng sẽ làm nổi bật những nét đặc
sắc về nội dung và nghệ thuật thơ của Y Phương và Mai Liễu cùng những đóng góp
quan trọng của hai tác giả thơ dân tộc Tày này đối với sự phát triển của thơ ca DTTS
thời kỳ hiện đại. Khẳng định sự yêu mến, trân trọng và tự hào về nguồn cội văn hóa

Tày cùng niềm khao khát của tác giả đối với việc giữ gìn bản sắc dân tộc trong sáng
tác văn chương.

6


5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã lựa chọn những phương pháp nghiên cứu
cụ thể sau:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi tiến hành thống kê phân loại
trên từng phương diện để tìm ra những đặc điểm chung và riêng trong tâm thế ly
hương hoài niệm của nhà thơ Y Phương và Mai Liễu
5.2. Phương pháp phân tích tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại: Dựa trên
kết quả của việc thống kê,phân loại, chúng tơi sẽ phân tích cụ thể và toàn diện nhằm
đưa ra những nhận xét đánh giá khái quát thành những luận điểm khoa học.
5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đặt đối tượng nghiên cứu trong mối tương
quan so sánh với các tác giả tác phẩm khác cùng thể loại, cùng để tài để thấy sự giống
và khác nhau trong phong cách nghệ thuật của các nhà thơ, qua đó chỉ ra những đặc
trưng riêng, độc đáo trong thơ Y Phương và Mai Liễu.
5.4. Vận dụng ở mức độ nhất định phương pháp nghiên cứu thi pháp học:
Chúng tôi vận dụng lý thuyết thi pháp học để nhận diện và khám phá thế giới nghệ
thuật trong thơ viết về tâm thế ly hương hoài niệm của Y Phương và Mai Liễu.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn hướng đến việc làm nổi bật nét tương đồng và khác biệt, giá trị và
những đóng góp của thơ Y Phương và thơ Mai Liễu viết về chủ đề ly hương, hồi
niệm. Từ đó, khẳng định tình u, niềm tự hào của các nhà thơ DTTS dành cho quê
hương, cho bản sắc văn hóa dân tộc mình. Qua đó, chúng tơi mong muốn góp một
tiếng nói vào cơng tác bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào
các DTTS trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.
Kết quả của luận văn là một tài liệu tham khảo cho những người quan tâm

nghiên cứu thơ ca DTTS và thơ ca Việt Nam nói chung, là một tài liệu phục vụ cho
việc giảng dạy thơ ca DTTS trong chương trình giáo dục ở bậc Phổ thơng nói riêng.
Bởi vì tác giả Y Phương có bài thơ “Nói với con” được đưa vào chương trình giảng
dạy của bậc THCS trong sách Ngữ văn lớp 9.
Luận văn góp thêm tiếng nói mới khẳng định giá trị đặc sắc của tác phẩm, cá
tính sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Qua đó, làm nổi bật những đóng góp của nhà thơ Y
Phương và Mai Liễu cho thơ DTTS Việt Nam hiện đại nói riêng và thơ Việt Nam

7


hiện đại nói chung. Đặc biệt, hiện nay, trong chương trình văn học địa phương của
Tuyên Quang và Cao Bằng đều đã chọn thơ Y Phương và Mai Liễu giảng dạy nên
đây cũng sẽ là tài liệu bổ ích cho các thày cô và học sinh tham khảo.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của
luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Thơ Y Phương - Mai Liễu và tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ Việt
Nam hiện đại.
Chương 2: Những biểu hiện cụ thể của tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ Y
Phương và Mai Liễu.
Chương 3: Một số phương thức nghệ thuật thể hiện tâm thế ly hương, hoài
niệm trong thơ Y Phương và Mai Liễu.

8


Chương 1
THƠ Y PHƯƠNG - MAI LIỄU VÀ TÂM THẾ LY HƯƠNG, HOÀI NIỆM
TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

1.1. Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Y Phương và Mai Liễu
1.1.1. Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Y Phương
*/ Tiểu sử
Nhà thơ Y Phương tên thật là Hứa Vĩnh Sước, sinh ngày 24 tháng 12 năm 1948,
quê ở làng Hiếu Lễ, xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Hiện, ông
đang sinh sống cùng gia đình tại Hà Nội.
Sinh ra và lớn lên tại cái nơi của văn hóa Tày, đó là xứ sở Cao Bằng non cao nước
biếc. Với bề dày lịch sử và văn hóa đa sắc tộc, Cao Bằng là mảnh đất đã sản sinh và nuôi
dưỡng nhiều nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc Việt Nam ta. Truyền thống văn học này có
ảnh hưởng rất lớn đến các sáng tác của nhà thơ Y Phương.
Thân phụ nhà thơ là cụ Hứa Văn Cường biết chữ Nho, làm thầy tào và chữa
bệnh điên cứu người. Thân mẫu nhà thơ là cụ Nông Thị Lộc - một phụ nữ, tảo tần,
đảm đang, tháo vát, hiểu biết rộng, giàu đức hy sinh, ln khích lệ con trai lịng can
đảm, ý chí phấn đấu vươn lên, quý trọng tinh thần tự chủ. Hứa Vĩnh Sước lớn lên
trong niềm từ hào về truyền thống của quê hương, gia đình. Học hết cấp I, cấp II,
đang học dở cấp III ở Trùng Khánh, chàng trai làng Hiếu Lễ đã có một quyết định táo
bạo: tạm thời nghỉ học để nhập ngũ năm 1968 vào Binh chủng Đặc công. Cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước đã “kích hoạt”, “châm ngịi”, dung dưỡng, tạo nên hồn
thơ cho chàng lính trẻ đặc cơng.
Sau khi miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, Y Phương quyết định tiếp
tục con đường học vấn dang dở. Năm 1982, niềm mong ước mới được thỏa nguyện
khi là học viên của Trường Viết văn Nguyễn Du (khóa II, 1982-1985). Năm 1986,
ơng về nhận cơng tác tại Sở Văn hóa - Thơng tin Cao Bằng. Từ 1991-1993, ơng đảm
nhận cương vị Phó Giám đốc Sở Văn hóa Cao Bằng. Từ 1993, ơng được tổ chức phân
công đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật Cao Bằng cho đến năm
2002, rời Cao Bằng về Hà Nội tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa
VI). Hiện nay, cả gia đình ơng sống trong căn nhà nhỏ ở Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

9



Dù có gần 20 năm gắn bó với mảnh đất thủ đô nhưng không lúc nào ông ngơi nhớ về
vùng q Trùng Khánh, Cao Bằng q hương ơng. Ơng vẫn viết, sáng tác, nghiên cứu
và viết nhiều về quê hương thân yêu của mình.
*/ Sự nghiệp sáng tác
Y Phương bắt đầu làm thơ và có sáng tác đăng báo từ khi cịn là một chiến sĩ bộ
đội đặc cơng. Ơng đến với thơ và gắn bó với thơ như một duyên nghiệp và lẽ sống.
Là người có tâm hồn và năng khiếu văn chương, Y Phương đến với thơ như một
“định mệnh”, một khát vọng của người con Tày yêu tha thiết quê hương miền núi cao
biên giới và luôn tự hào về truyền thống văn hóa giàu bản sắc của mình.
Đến nay, Y Phương đã có một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ với 1 tập kịch;
3 tập tản văn; 2 trường ca và 8 tập thơ, đạt nhiều giải thưởng về Văn học nghệ
thuật. Các tác phẩm tiêu biểu: Tiếng hát tháng Giêng (thơ, 1986); Lời chúc (thơ,
1987); Đàn then (thơ, 1996); Thơ Y Phương (thơ, 2000); Thất tàng lồm (Ngược
sóng, thơ song ngữ Tày- Việt, 2006); Tháng Giêng, tháng Giêng một vòng dao
quắm (Tản văn, 2009); Kungfu người Co Xàu (Chân dung và tản văn 2010); Vũ
Khúc Tày (Thơ song ngữ Việt Tày, 2015); Đò trăng (Trường ca, 2015); Fừn nènCủi Tết (Tản văn, 2015);
Ông đã đạt được nhiều giải thưởng danh giá như: Giải A Hội Nhà văn Việt
Nam, 1987 (Tiếng hát tháng giêng - Thơ); Giải A Hội Nhà văn Việt Nam, 1992 (Lời
chúc - Thơ); Giải B (khơng có giải A) Bộ Quốc phịng, 2000 (Chín tháng - Trường
ca); Giải Nhất cuộc thi thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1984 (chùm thơ: Phịng
tuyến Khau Liêu, Tên làng, Nói với con). Ngồi ra, ơng cịn được nhận nhiều giải
thưởng khác của tuần báo Văn nghệ thuộc Hội Văn học nghệ thuật các DTTS Việt
Nam. Đặc biệt, ơng là một trong số ít các tác giả người DTTS được nhận Giải thưởng
Nhà nước về Văn học nghệ thuật (với 3 tập thơ Tiếng hát tháng giêng, Chín tháng,
Lời chúc).
*/ Quan điểm nghệ thuật
Hồn thơ Y Phương là sự kết tinh từ khả năng nghệ thuật thiên phú, từ một quá
trình lao động nghệ thuật gian khổ và đã trở thành lẽ sống, từ vốn văn hóa sâu rộng
được khơi nguồn từ nền văn hóa Tày đặc sắc và sâu thẳm hơn cả là một tình yêu lớn

dành cho quê hương đất nước của nhà thơ Y Phương.

10


Y Phương có nhiều sáng tác về Trùng Khánh, Cao Bằng - mảnh đất thượng võ,
giàu truyền thống văn hóa. Với tâm nguyện sáng tác để “trả ơn” những người đã sinh
ra và nuôi dưỡng, ta thấy mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc được
hiện lên rõ nét trong sáng tác của ông. Y Phương viết nhiều về quê hương Cao Bằng
yêu dấu, viết về ý chí, nghị lực và bản lĩnh kiên cường của “Người đồng mình”, viết
về phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa q hương. Đến nay, ơng đã để lại cho thế hệ
độc giả một “gia tài” văn học đồ sộ và có giá trị.
Y Phương quan niệm, văn chương là một trò chơi để phục vụ cho bản thân mình
và mọi người. Mỗi khi buồn chán hay mệt mỏi, ơng đều tìm đến thơ. Nó như trị chơi
giải trí đầy thú vị, hấp dẫn khiến “cậu bé” Y Phương ham chơi khơng thể chối từ. Tuy
nhiên, với trị chơi ngôn ngữ này, ông yêu cầu rất cao. Bên cạnh việc thỏa mãn ý thích
của mình, nó cịn phải làm cho người khác thấy thích, thấy yêu. Suy nghĩ này chứng tỏ
nhà thơ luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho độc giả.
Thơ ca là nơi Y Phương định vị, neo đậu, “đặt cược” cuộc đời mình. Chính thơ
đã giúp nhà thơ Tày khẳng định tên tuổi để trở thành nhà thơ có phong cách riêng.
Bởi thế, nhà thơ Tày đã nỗ lực cách tân thơ là để góp phần làm rạng danh văn học
Tày. Đạt Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật ở lĩnh vực thi ca (2007),
nhưng Y Phương vẫn khơng ngừng khắc khoải tìm cách viết mới cho thơ và các thể
loại văn học khác. Với niềm đam mê sáng tạo không ngừng nghỉ, ông cặm cụi, thử
sức và “lấn sân” sang cả lĩnh vực văn xi (tản văn và phê bình văn học). Tác phẩm
của Y Phương được đơng đảo bạn đọc đón nhận và đánh giá cao trên mọi phương
diện. Là một người con dân tộc Tày được sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Cao Bằng, Y
Phương luôn ý thức phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, khơng được quên đi cội
nguồn. Mặc dù hiện nay, ông đã chuyển về Hà Nội sinh sống nhưng tâm hồn ngày
nào cũng khắc khoải nỗi nhớ mong về Cao Bằng - mảnh đất thiêng liêng ấy. Nhà

thơ giao tiếp với vợ con không phải bằng tiếng Kinh mà bằng tiếng Tày để giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc. Cũng bởi lý do đó mà Y Phương sáng tác thơ bằng tiếng
Tày rất nhiều, ơng có đến 2 tập thơ song ngữ Việt - Tày. Nhà thơ luôn muốn vươn
tới sự bình đẳng trong nghệ thuật. Ơng cho rằng khơng có văn học đa số hay thiểu
số mà chỉ có văn học hay hoặc dở, chỉ có nhà văn thực sự tài năng và nhà văn khơng
có tài mà thơi.

11


Trên cơ sở kế thừa thể thơ truyền thống, Y Phương không ngừng nỗ lực đổi mới
và sáng tạo thể thơ tự do. Từ điểm tựa văn hóa dân gian Tày, Y Phương là nhà thơ nỗ
lực sáng tạo ngôn ngữ văn chương, đó là cách sử dụng ngơn ngữ sóng đơi Tày - Việt.
Y Phương biết chọn lọc trong văn học dân gian những tinh chất cần có để tạo nên
ngôn ngữ nghệ thuật riêng cho sáng tác của mình. Y Phương là người sử dụng tiếng
Tày nhiều và nhuần nhụy trên cơ sở thông thạo cả hai thứ tiếng Tày và Việt. Ơng có
biệt tài dùng những từ ngữ sóng đơi vừa Kinh, vừa Tày làm cho ý nghĩa của Tiếng
Việt khái quát, mở rộng hơn, vượt qua ý nghĩa ban đầu bởi đã pha thêm nghĩa của
tiếng Tày, tâm hồn Tày, văn hóa Tày.
Bám sát cội nguồn văn hóa dân tộc Tày, và đây đã trở thành nguồn mạch chính
trong tồn bộ tiến trình sáng tác của ông. Bám vịn vào văn hóa dân tộc, tác phẩm của
Y Phương đã phản ánh tâm hồn, bản sắc văn hóa Tày độc đáo, hấp dẫn. Sáng tác của
Y Phương thể hiện sự kế thừa và đổi mới truyền thống một cách linh hoạt, sáng tạo.
Ông đi từ cội nguồn đến những tìm tịi mới, và minh chứng thành cơng nhất chính là
việc sử dụng những biểu tượng văn hóa tiêu biểu vốn ăn sâu vào tâm thức cộng đồng,
thổi vào đó những trường liên tưởng rộng lớn.
Y Phương cho rằng, văn chương không phải là sự lặp lại hay bắt chước. Sáng
tác văn chương không phải là việc làm hùa theo những trào lưu chung mà phải là
những sáng tác theo ý riêng. Người nghệ sỹ khi sáng tạo văn học cần thể hiện tình
cảm cá nhân đang tràn trề trong chính bản thân mình. Bởi thế, ta dễ dàng nhận thấy,

các tác phẩm của Y Phương luôn gắn với chiều sâu thế giới nội tâm của ông. Y
Phương tìm đến thơ để giãi bày những tâm tư, tình cảm của bản thân.
Bước sang tuổi 70, nhà thơ Tày vẫn khơng ngừng tìm tịi, nỗ lực bền bỉ, tiếp tục
hành trình sáng tạo, đổi mới. Nhìn vào sự nghiệp văn chương Y Phương (đến thời
điểm này) có thể khẳng định Y Phương là nhà thơ đã kế thừa và đổi mới truyền thống
một cách linh hoạt, sáng tạo và hơn ai hết là nhà thơ dân tộc Tày, Y Phương đã đóng
góp lớn vào sự phát triển nền văn chương dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại và đồng
thời là sự bền bỉ trên hành trình sáng tạo; người nối kết văn học các dân tộc thiểu số
hòa vào nền văn học Việt Nam hiện đại giàu giá trị về nội dung và nghệ thuật.

12


1.1.2. Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Mai Liễu
*/ Tiểu sử
Nhà thơ Mai Liễu tên thật là Ma Văn Liễu. Ông sinh ngày 12 tháng 1
năm 1950 tại xã Công Đa huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Ơng là con thứ 3
trong một gia đình có 10 anh chị em, ở một miền quê hẻo lánh. Ông Tốt nghiệp
trường Đại học Tổng hợp, rồi Học viện Nguyễn Ái Quốc. Ơng kinh qua các vị trí:
Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Tuyên Quang, Tổng biên tập báo Tân Trào
(Hội VHNT Tuyên Quang). Mai Liễu là hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật Tuyên
Quang, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đầu tiên của xứ Tuyên. Hiện ông là ủy
viên Ban thư ký Hội VHNT các DTTS Việt Nam, Trưởng ban Văn nghệ địa
phương của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam. Hiện nay, ơng
đang sống cùng gia đình tại Hà Nội.
*/ Sự nghiệp sáng tác
Được sống trong cộng đồng dân tộc có nền văn hóa lâu đời, đã bồi đắp cho tâm
hồn và cảm hứng của nhà thơ luôn hướng về nguồn cội. Đến khi cuộc sống cá nhân
có nhiều thay đổi, sống trong cảnh ly hương thì hồi niệm về quê hương và cội
nguồn, tuy lam lũ, nghèo khó nhưng bao dung, đằm thắm ân tình đã trở thành dịng

cảm hứng chủ đạo trong thơ ơng, và được biểu hiện trong những trang thơ chân thành
giản dị lai láng hồn quê với cách cảm cách nghĩ, cách thể hiện rất riêng biệt, độc đáo
của người dân tộc Tày. Dù bao năm xa quê nhưng thơ Mai Liễu vẫn giữ vẹn nguyên
hơi thở miền núi với hàng chục tập thơ ra đời như: Suối làng (1994), Mây vẫn bay về
núi (1995), Lời then ai buộc (1996), Tìm tuổi (1998), Giấc mơ của núi (2001), Đầu
nguồn mây trắng (2004), Bếp lửa nhà sàn (2005), Núi vẫn còn mưa (2013)…
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Mai Liễu đã đạt được nhiều giải thưởng văn
học: Giải Ba cuộc thi thơ, truyện ngắn của tuần báo Văn nghệ Hội nhà văn Việt Nam
(năm 2000). 3 giải B (khơng có giải A) của Hội Văn học nghệ thuật các DTTS Việt Nam
năm 2001, 2002 và 2005. Tặng thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học
nghệ thuật Việt Nam 1996 và giải B (khơng có giải A) của Ủy ban tồn quốc Liên Hiệp
các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam 2005.

13


*/ Quan điểm sáng tác
Là người dân tộc thiểu số, những trải nghiệm cuộc đời cho nhà thơ Mai Liễu nhiều
vốn sống vùng miền núi. Thường xuyên tiếp xúc với đồng bào các dân tộc thiểu số ở
biên giới; hiểu khá rõ đời sống, tâm tư, khát vọng của bà con... những tập quán, lối ứng
xử, nếp văn hóa của họ cũng ít nhiều ảnh hưởng đến cảm xúc và sáng tác của nhà thơ.
Những vần thơ của ông luôn xoay quanh cuộc sống, lao động, chiến đấu, tập quán văn
hóa của q hương và dân tộc mình.
Do đó, trong thơ Mai Liễu nhắc nhiều đến đời sống cỏ cây, hoa lá, chim thú,
sông suối, núi non; những nghịch lý của thiên nhiên và xã hội, lắng nghe và lý giải
các hiện tượng xã hội chung quanh mình theo cách nhìn nhận của riêng mình. Do đó,
nhà thơ đã mày mò cả chục năm trời, đốt đi cả mấy chục bài thơ trước đó để trở về
những gì thân thiết nhất, gắn bó nhất của tuổi thơ nghèo khó nơi xóm núi quê nhà.
Với nhà thơ Mai Liễu, thơ chỉ bắt đầu khi tứ thơ vụt đến, đi liền với nó là ý
tưởng sáng lên một cách cụ thể. Ý tưởng phải được bồi đắp bởi những suy tưởng qua

các hình tượng, hình ảnh giản dị, thân thuộc với người sáng tác. Nhà thơ Mai Liễu
luôn tâm niệm: Thơ với tôi vừa là sự giải tỏa tâm trạng, vừa là để gửi gắm tâm
nguyện của mình trước cuộc sống. Thơ hướng tới sự nhân ái và hịa hợp. Thơ khơng
cần sự trang điểm cũng như cảm xúc không bắt nguồn từ ý niệm mà là từ đời sống và
sự trải nghiệm cuộc đời của nhà thơ” [2, tr.624].
1.2. Khái quát về thơ Y Phương và Mai Liễu
1.2.1. Hoàn cảnh xa q và tâm thế vời vợi ngóng cội nguồn
1.2.1.1. Hồn cảnh xa quê
Quê hương đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn, nhà thơ.
Với tình yêu tha thiết, các tác giả đã dành cho quê hương của mình những trang viết
đầy xúc động để rồi qua thời gian, qua thăng trầm của cuộc sống, khi họ nhìn về quê
hương như một điểm tựa để nhớ, để yêu.
Hiện tại, Y Phương và Mai Liễu đều rời mảnh đất quê hương về thủ đô Hà Nội
sinh sống nên nhiều khi trong thơ, điểm nhìn tâm trạng, cách thể hiện nỗi nhớ quê của
hai nhà thơ có nét tương đồng. Họ đều giành cho quê hương, bản sắc văn hóa Tày
tình u, niềm tự hào sâu nặng. Nhà thơ Y Phương sinh ra trong một gia đình nơng
dân ở xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Cái tên cha, mẹ đặt cho ông
14


như ký thác những điều tốt đẹp nhất, nhân văn nhất và “đặt cược” niềm tin vào cậu
con trai duy nhất sớm bộc lộ tư chất thông minh, hiếu học và hiếu động. Rời Cao
Bằng về sống giữa thủ đô Hà Nội là một dịp để nhà thơ tự nhận thức về bản thân và
dân tộc mình. Ơng có ý thức giao tiếp với vợ con, người thân bằng tiếng Tày hằng
ngày với mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Ơng có một u cầu khắt khe
với các cháu từ Cao Bằng về Hà Nội học tập là phải giao tiếp bằng tiếng Tày (kể cả
qua điện thoại). Niềm tự hào tiếng nói của dân tộc đã cho ông niềm đam mê để viết
tập thơ song ngữ đầu tiên “Ngược gió” (Thất tàng lồm) và tập thơ song ngữ thứ hai
“Vũ khúc Tày” (Tủng Tày). Ông ý thức được sáng tác thơ bằng tiếng dân tộc là rất
cần thiết.

Nhà thơ Mai Liễu trở về Hà Nội công tác từ năm 1998. Ban đầu ông suy nghĩ sẽ
về Hà Nội công tác vài năm rồi sẽ về hưu sinh sống tại quê nhà Tuyên Quang. Thế
nhưng sau đó, các con học hành, công tác ổn định ở Hà Nội, ông lại thay đổi suy nghĩ
và đưa cả gia đình về Hà Nội sinh sống để thuận tiện cho việc học tập và công tác của
các con. Đến năm 2003, ơng đưa cả gia đình về Hà Nội sinh sống. Hai mươi năm gắn
bó với thủ đơ nhưng năm nào ơng cũng có vài chuyến trở về q hương nguồn cội.
Và những chuyến đi về với nơi sinh ra và lớn lên như thế luôn đong đầy cảm xúc
trong ông.
1.2.1.2. Tâm thế vời vợi ngóng cội nguồn
Dù tiếp nối mạch nguồn cảm xúc chung của thơ ca Việt Nam hiện đại nhưng Y
Phương và Mai Liễu với tư cách là những nhà thơ tiêu biểu của dân tộc Tày lại có sự
độc đáo ở đối tượng thẩm mĩ mà họ hướng đến. Đó là quê núi, người miền núi và tâm
hồn miền núi, thấm đẫm bản sắc văn hóa Tày. Quê hương đối với Y Phương là những
kỷ niệm xưa và nay, những hình bóng quen thuộc. Mặc dù Y Phương đã rời khỏi
vùng Tày nhưng tất cả những gì thân thuộc của quê hương vẫn hiện lên trong suy
tưởng của nhà thơ. Bởi thế, Y Phương đã say sưa viết về rừng núi vùng biên giới xa
xôi, xanh thẳm - ngọn nguồn của sự sống với sắc màu rực rỡ tươi sáng, đầy sức sống
và tràn ngập chất thơ.
Trong cảm thức về quê nhà, sự thay đổi rõ nhất qua sáng tác của Y Phương là
xu hướng ra đi và trở về. Ra đi mang theo hành trang là khát vọng “đục đá kê cao quê
hương”, còn trở về với một sự suy ngẫm, sự trải nghiệm, hình ảnh của những con

15


người xa quê hương lâu ngày trở lại trong thơ Y Phương. Đầu tiên là hành trình của
những cuộc đi, ngày xưa là đi vì đất nước đang cịn chiến tranh bom đạn, ngày hịa
bình cũng vẫn đi, đi là sống, là kiếm tìm những hiểu biết, đi để khám phá…. Nhưng
dù ở hoàn cảnh nào, tâm thế nào, sự ra đi cũng báo trước một sự trở về: Trên các bến
tàu bến xe/ Tôi thấy/ Những valy/ Những túi / Những người/ Căng phồng niềm vui/ Về

quê ăn Tết/ Tay tôi chạm cành buồn mọng nước/ Bên đường/ Cây cũng chẳng còn ai /
Mà về…. [35]
Cũng giống như nhà thơ Y Phương, gần như cả cuộc đời gắn bó với miền núi,
rồi do hoàn cảnh, Mai Liễu cũng trở về Hà Nội công tác, sinh sống cùng con cháu.
Hiện nay, trong căn hộ cao tầng 910, chung cư Sông Nhuệ, Thanh Trì, Hà Nội, ơng
vẫn thường đau đáu nỗi nhớ quê hương Tuyên Quang. Con người miền núi từ khi
sinh ra đến khi trưởng thành, dù đi đâu về đâu vẫn luôn luôn nhớ về cội nguồn. Cũng
từ nguồn cảm xúc về cội nguồn, nhà thơ Mai Liễu tự sự: Một đời tôi vẫn người của
núi/ Suối nguồn chẳng dấu mỗi chân rêu/ Bụi bậm, phồn hoa xin gửi lại/ Cúi đầu bên
thác ngửa lòng tay [12, tr.30].
Đi sâu vào thơ Mai Liễu, chúng ta càng nhận ra hoài niệm về quê hương và
nguồn cội của ông được thể hiện sâu sắc khơng nhịa lẫn với ai. Cảm xúc quê hương,
nguồn cội luôn là một mạch ngầm trong trẻo chảy vào các thi phẩm của Mai Liễu.
Khác với nhiều nhà thơ Tày đương đại đều viết nhiều về quê hương với niềm tự hào
của những người con được sinh ra từ một dân tộc có truyền thống lịch sử -văn hóa lâu
đời, Mai Liễu với những hồi niệm sâu sắc của mình về quê hương nguồn cội đã tạo
ra sự khác biệt không thể phủ nhận. Sâu xa trong quan niệm nghệ thuật ấy là tình yêu
chân thành và sâu nặng đối với quê hương nguồn cội của mình và một niềm tin rất
giản dị gửi trong những câu thơ mang đậm lối nghĩ của người Tày: Đứng trong mưa
trong bão/ Nơi đỉnh núi bờ khe/ Chắc bền nhờ cội rễ [12, tr.20]
Cảm xúc về cội nguồn luôn đánh thức những kỷ niệm sâu xa mà nhiều khi
tưởng chừng như trước cái ồn ào, bề bộn của cuộc sống đã bị vùi từ rất lâu, rất sâu.
Thơ DTTS và miền núi đã giúp con người nuôi dưỡng và xây dựng những tình cảm
cao đẹp. Ở đó, khơng chỉ thuần tuý khắc họa không gian cảnh vật mà đằng sau khơng
gian cảnh vật đó là tâm trạng, nỗi niềm con người miền núi với quê hương đất nước:

16


Nếu mai em về Chiêm Hóa/ Cho ta gửi nỗi nhớ cùng/ Tháng Giêng mưa tơ rét lộc/

Em về vừa kịp mùa măng [12, tr.75]
Dẫu có nhiều điểm tương đồng trong tâm thế ly hương, hoài niệm của hai nhà
thơ Y Phương và Mai Liễu nhưng đọc kỹ từng tác phẩm chúng ta thấy rõ cách thể
hiện của hai nhà thơ cũng có nhiều điểm khác biệt. Chính điều này đã tạo ra hai
phong cách thơ khác nhau. Những phong tục tập quán, những nét đẹp độc đáo, đặc
sắc và cả những gian truân của cộng đồng người miền rừng nằm trong tâm thức của
các nghệ sĩ, giúp họ có được nét riêng trong sáng tạo.
Cùng là dân tộc Tày nhưng Y Phương sinh ở Cao Bằng còn Mai Liễu sinh ra và
lớn lên ở Tuyên Quang nên phong tục tập quán mỗi nơi có nét khác nhau. Cùng có
chung tâm thế ly hương hoài niệm nhưng hoàn cảnh xuất thân, những thăng trầm
trong cuộc đời gắn với hai nhà thơ nên những biểu hiện cụ thể của tâm thế ly hương,
hoài niệm trong thơ Y Phương và Mai Liễu có những sự khác biệt rõ rệt.
Những bài thơ của Mai Liễu viết ra vẫn thấm đẫm những hoài niệm, trải nghiệm
triết lí sâu sắc. Và ẩn chứa trong đó là những nỗi niềm trăn trở với quê hương. Còn
với nhà thơ Y Phương, mặc dù quãng thời gian gắn bó với Hà Nội ít hơn Mai Liễu,
đồng nghĩa với việc thời gian xa quê ngắn hơn nhưng với ông, dù ở điểm nhìn nào
ơng vẫn hướng về q hương Cao Bằng với sự nhớ nhung da diết. Có thể nhận thấy,
cùng là những người dân tộc Tày thế nhưng điểm nhìn tâm trạng trong tâm thế ly
hương hồi niệm của hai nhà thơ lại có những sự khác biệt.
1.2.2. Bản sắc văn hóa Tày trong thơ Y Phương và Mai Liễu
Y Phương và Mai Liễu đều sinh ra và lớn lên cùng với núi rừng. Cảnh sắc và
cuộc sống con người vùng cao với những phong tục tập quán đã được nhà thơ khắc
họa như một tấm gương phản chiếu chân thực sinh động mang đậm bản sắc văn hóa
dân tộc.
Phong tục trong những ngày lễ tết được thể hiện đậm nét trong thơ Y Phương và
Mai Liễu. Không gian lễ hội náo nức, trai gái gặp gỡ hò hẹn nhau được Y Phương
khắc họa trong nhiều bài thơ: Các em lẫn vào dịng người/ Hội đang thì ồn ào/ Nhiều
tiếng cười rộn rã/ Chẳng ai biết/ Ở bên đường/ Có một người lặng lẽ/ Bẻ đốt ngón
tay… [22, tr.182]. Khơng khí vui vẻ tưng bừng của lễ hội được thể hiện rõ qua các từ


17


láy “ồn ào”, “rộn rã”. Nó gợi lên nét đẹp văn hóa của dân tộc Tày cịn gìn giữ và trân
trọng. Đan xen giữa niềm vui, phấn khởi ấy, câu thơ bỗng trùng xuống bởi từ láy
“lặng lẽ” và hành động “bẻ đốt ngón tay” của nhân vật trữ tình. Không gian lễ hội
cũng được nhà thơ Mai Liễu khắc họa với những hình ảnh sơi động, nhộn nhịp, tràn
đầy sức xn: Ném lên quả cịn cầu may/ Đón lấy quả còn cầu lộc/ Bao cặp mắt cầu
vồng dõi lên trời/ Đau đáu cầu tài cầu phúc… [12, tr.85]. Không gian lễ hội náo nức
tưng bừng đặc trưng của dân tộc Tày được tái hiện sinh động qua cách nhìn của nhà
thơ Mai Liễu. Ẩn sâu trong mỗi câu thơ là tình yêu, niềm tin và mong ước của người
dân vào một cuộc sống tươi đẹp.
Bản sắc dân tộc trong nghề thủ công và trang phục dân tộc cũng được Y Phương
và Mai Liễu khắc họa trong thơ. Nghề thủ công của người Tày rất phong phú, đa
dạng. Đọc thơ Y Phương, chúng ta bắt gặp nhiều sản phẩm thủ cơng có mặt trong đời
sống hàng ngày của người dân: Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát/ Rừng cho
hoa/ Con đường cho những tấm lòng [22, tr.105]. Trang phục chính là một trong
những sắc thái nổi bật nhất của văn hóa dân tộc, bởi nó là sản phẩm vật chất được sản
sinh ở từng dân tộc, từng vùng miền và là sáng tạo văn hóa của con người dân tộc đó.
Tự hào với bản sắc dân tộc Tày bởi vẻ đẹp trang phục, Y Phương đã dành nhiều trang
viết để miêu tả vẻ đẹp của trang phục truyền thống cũng như lòng tự hào của người
dân khi khóa trên mình bộ trang phục dân tộc. Đó là những tấm thổ cẩm nhiều màu
sắc: Rực rỡ/ Tấm thổ cẩm/ Đẹp mê hồn/ Tấm thổ cẩm [23, tr.103].
Trong thơ Mai Liễu, sắc màu thổ cẩm được lặp đi lặp lại trong nhiều bài thơ thể
hiện nét đẹp trong việc gìn giữ trang phục độc đáo của dân tộc Tày: Ngày tiễn em đi
làm dâu bản khác/ Người ta gánh theo mười hịm thổ cẩm…/ Tơi về gom quả bơng
khơ mà đốt/ Lửa màu thổ cẩm cháy lan man [12, tr.141]. Để rồi khi rời quê đi xa, ông
luôn thao thức nhớ về sắc màu thổ cẩm ấy: Nửa đời đi xa/ Màu thổ cẩm vẫn tươi sắc
núi [12, tr.210].
Bản sắc Tày cịn thể hiện trong kiến trúc và ngơn ngữ. Dân tộc Tày thường lựa

chọn vùng núi cao, nơi có nhiều sản vật núi rừng để làm nơi sinh sống. Ngôi nhà là
một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho con người cuộc sống định cư.
Trong bài thơ Căn nhà sàn còn lại, Y Phương trăn trở: Cả bản còn một cái nhà sàn/
Các nhà khác đã hạ làm nhà thấp/ Tôi bỗng hiểu căn nhà sàn cịn đó/ Như chiếc áo

18


chàm xanh cịn chiếc cuối cùng [1, tr.250]. Hình ảnh những ngôi nhà sàn độc đáo của
người Tày cũng trở thành tâm điểm trong nỗi nhớ của những người con xa quê. Mai
Liễu xa quê luôn nhớ về ngôi nhà sàn chứa chan kỉ niệm: Tơi cót két mỗi cầu thang
bảy bậc/ Cót két nhà sàn trải dát tre mai/ Ngơi nhà mẹ cha ba gian một chái/ Khói
hun đen bóng cột kèo [12, tr.187]. Ngơn ngữ dân tộc Tày rất giàu và đẹp. Điều đó đã
khiến cho lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Tày trở nên hết sức phong phú, uyển
chuyển và tinh tế. Mặc dù sống ở thủ đô nhưng Y Phương vẫn giao tiếp tiếng Tày với
người nhà. Với ơng, tiếng nói là một phần không thể mai một.
Trải qua thời gian nhưng bản sắc văn hóa Tày vẫn được gìn giữ. Đặc biệt,
qua những vần thơ của Y Phương và Mai Liễu, những bản sắc văn hóa đặc sắc ấy
được lưu giữ và truyền dạy đến con cháu muôn đời. Dù sống ở xa quê nhưng tâm
hồn mỗi người dân tộc Tày vẫn luôn hướng về nguồn cội, nâng niu, trân trọng nét
đẹp văn hóa riêng có của dân tộc Tày.
1.3.3. Hình ảnh q hương miền núi và con người miền núi trong thơ Y Phương
và Mai Liễu
Trong thơ Y Phương và Mai Liễu hình ảnh quê hương hiện lên vừa thơ mộng
vừa dữ dội. Nơi ấy có con đường mịn len lỏi trong rừng sâu, có núi, có suối ngàn réo
chảy ngày đêm, có mây bay vờn đỉnh núi, có bản làng mờ trong hơi sương, có những
con người miền núi bình dị, thân thương, đậm đà tình người, tình đất. Nơi nhà thơ đã
tắm cả tuổi ấu thơ, đầy ắp những kỉ niệm đầu đời... Với Mai Liễu, quê hương hiện lên
mộc mạc, giản dị: Ta đi mãi thành người xa xứ/ Mười một mười hai tìm chữ học thầy/
Có q mà hóa chim di trú/ Chim di trú xa cịn hẹn mùa về…[12, tr.192] Thiên nhiên

trong thơ Mai Liễu hiện lên trong trẻo, nhẹ nhàng, đẹp tươi vô cùng: Sông Gâm tuôn
xuống tựa trời/ Mà mây ngăn ngắt cuộn xuôi theo dịng/ Hoa lau trắng dọc triền sơng/
Mùa đơng gửi chút nhớ cùng cỏ cây. [12, tr.77].
Còn với Y Phương, những nét đẹp của phong tục, tập quán cuộc sống ngày
thường hay ngày lễ tết hiện lên rất chân thực, sinh động, gửi gắm niềm tự hào về đời
sống tinh thần giàu có, ấm áp nghĩa tình của những con người xứ núi. Giai đoạn sau
này, sáng tác của Y Phương vẫn xuất hiện nhiều hình ảnh quê hương, con người,
phong tục nhưng chủ yếu hiện lên qua nỗi nhớ. Ông viết với thái độ ngợi ca, khẳng
định. Ở tập Thất tàng lồm, 44 bài thơ song ngữ xuất hiện dày đặc những nỗi nhớ.

19


×