Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Bản sắc tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.18 KB, 119 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-------------***-------------



NGUYỄN THỊ THU HUYỀN




BẢN SẮC TÀY TRONG THƠ Y PHƢƠNG
VÀ DƢƠNG THUẤN

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LƢU KHÁNH THƠ







THÁI NGUYÊN - 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN
Được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, chu đáo của PGS.TS Lưu Khánh Thơ,
em đã hoàn thành song luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn cô. Xin chân
thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học trường
Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy em trong
thời gian học tập tại trường.
Xin được cảm ơn đến những người thân: gia đình, bạn bè... đã động
viên, giúp đỡ tôi để luận văn được hoàn thành.


Thái Nguyên, tháng 9 năm 2009
Tác giả luận văn





Nguyễn Thị Thu Huyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................... 2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 4
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 4
5. Những đóng góp mới của luận văn ....................................................... 5
6. Cấu trúc luận văn................................................................................... 5
Phần II: Nội dung
Chương 1: Thơ Y Phƣơng, Dƣơng Thuấn trong nguồn mạch văn
hoá dân tộc Tày ................................................................................ 6
1.1. Vài nét về văn hoá vùng Việt Bắc.............................................. ......... 6
1.2. Hành trình sáng tạo của Y Phương và Dương Thuấn............... ......... 12
1.2.1. Nhà thơ Y Phương…………………………………….. ................. 12
1.2.2. Nhà thơ Dương Thuấn……………………………….... ................ 14
1.3. Sự tiếp nhận văn hoá Việt Bắc từ truyền thống dân tộc trong thơ Y Phương
và Dương Thuấn …………………………………………… ................ 16
Chương 2: Bản sắc dân tộc nhìn từ phƣơng diện nội dung trữ tình ... 22
2.1. Hình ảnh thiên nhiên………………………………………… ........... 22
2.2. Hình ảnh con người………………………………………….. .......... 35
2.3. Phong tục, tập quán vùng cao……………………………….. ........... 46
2.4. Các sắc thái tình yêu………………………………………… ........... 63
Chương 3: Bản sắc dân tộc nhìn từ một số phƣơng diện nghệ thuật .. 75
3.1. Hình ảnh thơ………………………………………………… ........... 75
3.2. Ngôn ngữ……………………………………………………. ........... 90
3.3. Giọng điệu…………………………………………………. ........... 100
Phần III: Kết luận………………………………………………... ............ 109
Phần IV: Tài liệu tham khảo …………………………………… ............ .112
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Tày có một nền văn học khá phát triển so với những dân tộc

khác. Bên cạnh những tác phẩm văn học chữ Hán được ra đời từ rất sớm, đến
đầu thế kỷ XX, văn học Tày đã đánh dấu sự trưởng thành của nhiều gương
mặt như Hoàng Văn Thụ, Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết
Toại, Triều Ân, Ma Trường Nguyên, Mai Liễu, Vi Thị Kim Bình, Y Phương,
Dương Thuấn... Có thể thấy ở mỗi tác giả đều gắn với những hoàn cảnh và
điều kiện xã hội cụ thể, trong đó không thể phủ nhận vai trò góp sức của
nhiều yếu tố khác trong xã hội.
Hầu hết những gương mặt trên là những trí thức sống gắn bó với quê
hương dân tộc mình. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và xây dựng hoà
bình, họ sống, lao động, chiến đấu gắn bó với thực tế và nhiều người trong số
đó được học tập đào tạo, bồi dưỡng trở thành văn nghệ sỹ chuyên nghiệp như
Triều Ân, Mã Thế Vinh, Y Phương, Ma Trường Nguyên... Hiện nay chúng ta
đã có một đội ngũ nhà thơ dân tộc thiểu số vững vàng về tay nghề và có đóng
góp đáng kể cho nền văn học dân tộc nước nhà. Trong số đó Y Phương và
Dương Thuấn là hai nhà thơ dân tộc Tày có bản sắc riêng khá tiêu biểu. Họ đã
có những đóng góp quan trọng đối với văn học dân tộc thiểu số nói riêng và
đối với thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.
Nhà thơ Y Phương (1948) bắt đầu đời thơ của mình bằng những bài thơ
đánh giặc dung dị, càng về sau sáng tác của ông càng thể hiện sự đằm chín
trong sáng tác. Y Phương đã xuất bản các tác phẩm: Tiếng hát tháng giêng
(1986), Lửa hồng một góc trời (1987), Lời chúc (1991), Đàn then (1996),
Thơ Y Phương (Tuyển tập thơ - 2002). Đọc thơ anh ta thấy có sự từng trải
trong cuộc sống, các đề tài mở rộng: có đồng bằng và biển, có phố phường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
sầm uất, có cả thị thành, cả những cuộc chiến đấu anh dũng và cuộc sống
vùng cao bình dị. Thơ Y Phương nặng lòng với đất nước, quê hương.
Cùng với cách viết hiện đại, thông minh, anh viết rất hay về hình ảnh
người phụ nữ đậm chất vùng cao, trong thơ Y Phương thường bắt đầu là kể

bằng giọng rất nhẹ nhàng mà gửi gắm sâu xa. Thơ anh mộc mạc, hồn nhiên và
đậm chất miền núi. Đến thời gian sáng tác sau này chúng ta thấy chất miền
núi, chất Tày vẫn không mất đi mà kết hợp hài hoà với lối tư duy hiện đại tạo
nên những trang thơ bình dị, hồn nhiên, trong sáng và sâu lắng.
Tiếp theo là nhà thơ Dương Thuấn (1959) với các tác phẩm: Cưỡi
ngựa đi săn (1991), Đi tìm bóng núi (1993), Đi ngược mặt trời (1995), Bà
lão và chích choè (1997), Hát với sông Năng (2001), Mười bảy khúc đảo ca
(2002), Đêm bên sông yên lặng (2004), Thơ với tuổi thơ (2005), Chia trứng
công (2006) và ba tập thơ Tiếng Tày: Lục pjạ hết lùa (1995), Trăng Mã Pí
Lèng (2002), Slip nhỉ tua khoăn (2002). Thơ của anh mang đậm hơi thở của
cuộc sống vùng cao từ khung cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt đến tâm
hồn nếp nghĩ của dân tộc Tày, những bài ca lao động, phong tục, hội hè, tình
yêu trai gái, tình yêu bản làng, quê hương đất nước.
Lựa chọn đề tài "Bản sắc dân tộc Tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn"
chúng tôi mong muốn mang đến cái nhìn toàn diện và hệ thống về các giá trị
nội dung cũng như nghệ thuật của hai nhà thơ Tày tiêu biểu trong giai đoạn
hiện nay, qua đó góp phần làm sáng tỏ sự phong phú, đa dạng của nền thơ
Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Y Phương và Dương Thuấn là hai nhà thơ dân tộc Tày, những tác phẩm
của hai nhà thơ này mang bản sắc rất riêng, độc đáo đã thu hút sự quan tâm
của giới nghiên cứu phê bình và của độc giả song những nhận định đánh giá
về sự đóng góp của họ mới chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh nhất định mà
chưa được nghiên cứu xem xét đầy đủ, toàn diện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Hai tác giả đã được nhắc đến qua một số công trình nghiên cứu về
thơ dân tộc thiểu số nhưng còn rất ít: Tuyển tập văn học dân tộc miền núi,
NXB GD, 1998, Nông Quốc Chấn (chủ biên). Tập sách giới thiệu những

gương mặt thơ tiêu biểu của thơ ca dân tộc thiểu số, cung cấp cho bạn đọc
tiểu sử sơ lược, những bài thơ hay và phần lời bình ngắn gọn của các nhà
văn, nhà lý luận phê bình... Trong đó Y Phương đựơc giới thiệu sáu bài Tên
làng, Anh chiến sỹ áo chàm, Em - Cơn mưa rào - ngọn lửa, Người không
thấy thì trời thấy, Phòng tuyến Khau Liêu, Chiếc ba lô; Dương Thuấn
được giới thiệu năm bài Lá Giầu, Đi tìm bóng núi, Ăn theo nước, Cực tình,
Người làm đồng.
Y Phương, Dương Thuấn cũng đã trở thành đối tượng nghiên cứu
qua một số bài viết của các tác giả Trần Mạnh Hảo, Trinh Đường, Vũ Nho,
Bế Kiến Quốc, Nguyễn Trọng Hoàn, Vũ Quần Phương, Vân Long... Ngoài ra
còn một số bài viết phê bình trên các báo, tạp chí của các tác giả khác về một
số khía cạnh của thơ Dương Thuấn và Y Phương đặc biệt là thơ viết về quê
hương của hai nhà thơ. Những ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu đi
trước là những gợi ý quý báu cho việc triển khai đường hướng nghiên cứu của
chúng tôi. Qua đó chúng tôi sẽ cố gắng đi sâu, tìm tòi để có những nét phát
hiện mới về hai gương mặt tiêu biểu của thơ ca hiện đại.
Tế Hanh đã từng viết về Y Phương rằng: "Từ quê hương, Y Phương nói
rộng ra đất nước. Từ số phận của người thân như mẹ, như em, như con, anh
nói đến số phận của dân tộc vùng cao, đến số phận của dân tộc Việt Nam"
Thơ Dương Thuấn lại mang vẻ đẹp riêng, những bài thơ của anh tựa
như những khúc ca, chất núi rừng luôn ngự trị trong thơ anh, ngay cả khi anh
đến với thơ hiện đại. Mỗi bài thơ đều nói về kỷ niệm, phong tục, cảnh sắc quê
hương. Vũ Nho nhận xét rằng: "Thơ Dương Thuấn đã phản ánh, đã lưu giữ
những nét đẹp trong đời sống văn hoá, tinh thần của dân tộc Tày, của những
dân tộc anh em trên vùng cao Việt Bắc".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Điểm lại lịch sử vấn đề nghiên cứu về thơ của Y Phương và Dương
Thuấn, chúng tôi thấy: những bài nghiên cứu, phê bình mới chỉ dừng lại ở

việc nhìn nhận, đánh giá một số tác phẩm của hai nhà thơ này. Hiện nay chưa
có một công trình nào đi sâu nghiên cứu, khảo sát một cách có hệ thống về bản
sắc Tày trong thơ của Y Phương và Dương Thuấn để từ đó khẳng định được vai
trò, vị trí của hai nhà thơ này trong sự phát triển của văn học Việt Nam nói
chung và văn học dân tộc thiểu số nói riêng. Qua quá trình khảo sát, phân tích
một số tác phẩm thơ của Y Phương và Dương Thuấn, chúng tôi sẽ tiến hành
nghiên cứu và đóng góp thêm ý kiến. Hy vọng luận văn sẽ phần nào góp thêm
một tiếng nói khẳng định những thành tựu của thơ ca dân tộc thiểu số - một
nền thơ đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của luận văn là toàn bộ những sáng tác
của Y Phương và Dương Thuấn. Nhưng nội dung chính của luận văn tập
trung vào phân tích bản sắc Tày trong thơ Dương Thuấn và Y Phương. Ngoài
ra còn tham khảo một số tập thơ của các tác giả khác như: Nông Quốc Chấn
(Tày); Lò Ngân Sủn (Giáy)... để có sự so sánh, làm rõ hơn các đặc điểm, bản
sắc riêng trong thơ ca dân tộc thiểu số.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các
phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp để có được cách nhìn toàn diện
- Phương pháp thống kê, so sánh để thấy được những nét bản sắc riêng
của mỗi dân tộc.
- Thi pháp học nhằm nghiên cứu hình thức nghệ thuật, chỉ rõ những đặc
trưng cơ bản của mỗi tác giả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Qua đó nhằm xác định một cách khoa học những đóng góp của Y Phương
và Dương Thuấn trong tiến trình phát triển của thơ ca dân tộc thiểu số nói
riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.

Về mặt lí luận, luận văn của chúng tôi hy vọng sẽ có đóng góp trong
việc phát huy và bảo tồn những giá trị truyền thống của bản sắc dân tộc trong
thơ ca hiện đại.
5. Những đóng góp mới của luận văn:
Nghiên cứu "Bản sắc dân tộc Tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn"
chúng tôi hy vọng sẽ đem lại cái nhìn hệ thống và toàn diện về nội dung và
nghệ thuật trong sự nghiệp thơ ca của hai nhà thơ tiêu biểu này.
6. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn được triển khai trong 3 chương:
- Chương 1: Thơ Y Phương, Dương Thuấn trong nguồn mạch văn hoá
dân tộc.
- Chương 2: Bản sắc dân tộc nhìn từ phương diện nội dung trữ tình.
- Chương 3: Bản sắc dân tộc nhìn từ một số phương diện nghệ thuật.












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
PHẦN II: NỘI DUNG


CHƢƠNG 1:
THƠ Y PHƢƠNG, DƢƠNG THUẤN
TRONG NGUỒN MẠCH VĂN HOÁ DÂN TỘC TÀY

1.1. Khái quát về văn hoá vùng Việt Bắc
Trong cuốn Từ điển bách khoa Xô viết đã đưa ra cách hiểu về văn hoá
như sau: “Văn hoá là một tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần được con
người sáng tạo ra và phát triển theo lịch sử, khác với các đối tượng tự nhiên”
[53;16].
Trong cuốn Cơ sở văn hoá Việt Nam tác giả Trần Ngọc Thêm cũng
nhận định “ Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo và tích luỹ trong quá trình hoạt đông thực tiễn, trong
sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [44;10].
Hoặc nếu từ cách tiếp cận hệ thống người ta có thể xem văn hoá gồm có 4
thành tố cơ bản như: “Văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức cộng đồng, văn
hoá ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hoá ứng xử với môi trường xã
hội” [53;40].
Từ những căn cứ trên ta có thể hiểu văn hoá có rất nhiều nghĩa. Nó có
thể chỉ trình độ học vấn, chỉ nếp sống, chỉ sự phát triển của xã hội ở một giai
đoạn nào đó trong lịch sử. Còn hiểu theo nghĩa rộng thì văn hoá bao gồm tất
cả những sản phẩm vật chất, tinh thần như: nhà cửa, các công cụ lao động, các
sản phẩm được sử dụng trong đời sống sinh hoạt… các phong tục tín ngưỡng,
lối sống lao động, ứng xử… Chính vì thế mà văn hoá đã trở thành đối tượng
đích thực cho văn học phản ánh, khai thác.
Như vậy ta có thể khẳng định văn hoá hay bản sắc văn hoá của dân tộc
nói chung được thể hiện trong không gian văn hoá, khu vực địa lý, văn hoá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7

của quốc gia mình. Văn hoá hay bản sắc văn hoá Việt Nam cũng như vậy. Nó
được hình thành trong khu vực địa lý, không gian văn hoá của Đông Nam Á.
Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh cũng đã khẳng định: “Bản sắc văn hoá hay cốt
cách văn hoá, căn cước văn hoá là cái độc đáo của từng chủ thể văn hoá,
phân biệt một cách tổng thể nền văn hoá này với nền văn hoá khác. Bản sắc
văn hoá, cốt cách văn hoá, căn cước văn hoá do những nguyên nhân nhiều
mặt và rất sâu xa tạo nên, được hình thành và bồi đắp lâu dài, liên tục biến
đổi rất chậm chạp qua hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm. Về bản sắc
văn hoá, không thể đáng giá hơn kém, mà phải đi sâu tìm hiểu, lí giải trân
trọng, chấp nhận sự độc đáo khác biệt” [12;301-302].
Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hoá Nông Quốc Chấn đã nhận định về văn
hoá và bản sắc văn hoá Việt Nam một cách cụ thể hơn: “Bản sắc văn hoá Việt
Nam bao gồm nhiều nét đặc trưng. Có những nét chung trong văn hoá người
Việt (còn gọi là người Kinh). Có những nét riêng trong văn hoá các dân tộc
thiểu số. Những nét ấy biểu hiện trong cách lao động, cách sống, cách kiến
trúc, nhà cửa, cách ứng xử giữa người với người… những nét riêng ấy không
mâu thuẫn với nét chung; Nó đang có sự hài hoà”. Từ những cách hiểu trên,
ta có thể khẳng định rằng: Bản sắc văn hoá là cái bất biến, tuy nhiên nó mang
tính tương đối cố định. Mỗi dân tộc mỗi quốc gia đều có văn hoá, bản sắc văn
hoá riêng. Trong quá trình giao lưu văn hoá nó cũng tạo nên một số nét tương
đồng giữa các dân tộc, các vùng, các quốc gia… Các dân tộc ít người ở Việt
Nam cũng vậy, mặc dù có nguồn gốc lịch sử khác nhau, thuộc các ngữ hệ
khác nhau, trình độ phát triển xã hội chênh lệch nhau những trong quá trình
chung sống lâu dài đã tạo ra những đặc điểm chung thống nhất, tồn tại bên
cạnh những đặc trưng riêng của từng dân tộc. Những nét đặc trưng văn hoá ấy
được thể hiện khác nhau, nhưng trước hết là ngôn ngữ dân tộc, bởi nó là
phương tiện mà thơ ca dùng để phản ánh và biểu hiện văn hoá và bản sắc văn
hoá của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
Nói đến Việt Bắc, chúng ta sẽ hình dung đến một vùng trung du rừng
núi trùng điệp trong những năm kháng chiến chống Pháp, với những trận đánh
đã đi vào lịch sử đấu tranh của nước nhà. Mảnh đất anh hùng đã đóng góp sức
người, sức của lớn lao trong việc đánh bại thực dân Pháp, đặc biệt là sự thất
bại thảm hại sau cùng của chúng trên đất nước Việt Nam.
Việt Bắc là nơi mà Tố Hữu từng viết:
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền
Cư dân chủ yếu là người Tày và Nùng. Qua nhiều thời kỳ lịch sử, có
nhiều người Việt lên vùng núi sinh sống hoà nhập vào cuộc sống của họ nên
giữa dân tộc Tày - Việt đã để lại nhiều nét sâu đậm trong văn hoá Tày ở Việt
Bắc. Cư dân Việt Bắc sinh sống rải rác ở hầu hết các tỉnh thượng du và trung
du Bắc Bộ vì thế họ có điều kiện phát triển nông nghiệp (làm ruộng, trồng hoa
màu) và chăn nuôi (trâu, bò, lợn, gà..) ngoài ra còn có nhiều nguồn lợi từ lâm
sản quý giá và nguồn khoáng sản phong phú vô tận. Trong số dân tộc thiểu số
ở Việt Bắc thì người Tày là dân tộc thiểu số đông nhất, với số dân hơn một
triệu người. Người dân tộc thiểu số vùng Việt Bắc đóng vai trò chủ yếu trong
lịch sử Việt - Trung và chính vận mệnh của họ trải qua quá trình lịch sử lâu
đời đã hình thành địa hình biên giới hai nước. Lịch sử đời sống của họ phản
ánh chính sách và tư tưởng của chính quyền hai nước từ thời tự chủ cho đến
ngày nay. Việt Bắc và cư dân nơi đây là một “nửa” phần tạo thành con người
và đất nước Việt Nam. Tầm quan trọng của vùng đất này cũng tương tự như
đất tổ Hùng Vương và Kinh Bắc ở đồng bằng về phương diện tâm linh và văn
hoá. Cũng chính vì vậy mà Việt Bắc có những nét bản sắc văn hoá riêng, nó
được thể hiện qua những điểm sau:
Về ngôn ngữ (ngôn ngữ nói và viết) dân ca, then, mo, cổ tích, tục
ngữ…). đây là phương tiện mà bất cứ nền văn học của dân tộc nào cũng dùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
nó làm phương tiện để diễn đạt. Các nhà nghiên cứu đều khẳng định người
Tày thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Đồng bào Tày không có chữ viết riêng.
Trước kia họ học chữ Hán sau chuyển sang chữ Quốc ngữ bởi chữ Quốc ngữ
mang nhiều thuận tiện hơn trong khi viết và sáng tác thơ, văn. Thời kỳ trước
cách mạng tháng Tám họ dùng chữ Hán trong việc làm văn tự, mua bán ruộng
đất và ngày nay ở nhiều địa phương dùng trong việc cúng bái. Về mặt ngữ pháp
tương đối giống tiếng Kinh (vị trí của chủ ngữ, vị ngữ, động từ, tính từ, …), về
thanh điệu cũng tương đối giống với tiếng Kinh (tiếng Tày có năm thanh điệu,
riêng thanh ngã ~ là không có)… Tuy nhiên trong ngôn ngữ, chữ viết dân tộc
Tày có một số đặc điểm khác với tiếng Kinh ở chỗ Ví dụ:
Người Kinh nói: Chuồng gà, chuồng lợn, chuồng trâu, chuồng ngựa.
Người Tày phải nói: Lậu cáy, coọc mu, lảng vài, tàu mạ.
Tiếng chuồng phải dịch 4 tiếng Tày: lậu cáy, cọoc mu, lảng, tàu để sử
dụng trong từng trường hợp. Một số chữ cái mà tiếng Kinh ít dùng thì tiếng
Tày lại hay dùng như: f - fầy, fột, fạ…; j - phja Boóc, pja, pjoot, pjá, phjắc…
Hoặc một số chữ cái đi liền nhau tạo thành một âm tiết kép như: oo - boóc,
loỏng, noọng …; oô - Lồng toồng…; âư - nâư, tẩư, nẩư… thì ngôn ngữ Tày
lại hay dùng một cách phổ biến. Cũng như tiếng Kinh ở trong Nam, ngoài
Bắc, tiếng Tày ở Bắc Kạn cũng có ba vùng có giọng nói khác nhau, bản thân
người Tày gọi là giọng nói mềm (ón), cứng (kheng) và nặng (nắc):
Ví dụ: Phát âm hai từ thon thư (học chữ)
Vùng Bắc Bạch Thông và Ngân Sơn, Chợ Rã: Slon slư
Vùng thị xã Bắc Kạn, Na Rỳ, Chợ Đồn: Thon thư;
Vùng Đông Nam Chợ Mới: Ton tư.
Trong quá trình phát triển, người Tày đã và đang được bổ sung, sử
dụng nhiều từ vựng thuộc nhóm Hán - Việt và từ thuần Việt. Nhóm từ vựng
trong hệ thống tiếng nói thống nhất của cả nước đã tạo thuận lợi cho người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
Tày phát triển ngôn ngữ. Có thể khẳng định rằng, so với các dân tộc anh em
khác, người Tày có thể tự hào về sự phong phú từ vựng trong ngôn ngữ dân tộc.
Về trang phục: Y phục cổ truyền của người Tày làm từ sợi vải bông tự
dệt, nhuộm chàm, ít hoạ tiết thêu thùa, trang trí. Người phụ nữ mặc váy, mặc
quần, áo cánh ngắn bên trong và áo dài bên ngoài, ngang eo được cuốn buộc
thêm một dải vải chàm, khăn đội đầu của người phụ nữ Tày giống như khăn
mỏ quạ của người phụ nữ nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Còn trang phục
của Nam thì giản dị hơn: áo sơ mi rộng xẻ hai bên sườn, cổ áo tròn may nội
viền vào trong. Quần thì may ống lửng ngang bắp chân, cạp luồn chun hoặc
dây vải. Còn giày dép người Tày trước đây xỏ cà kiệc (đó là loại dép được
làm từ cây tre mai bổ đôi, được dùi lỗ để lấy slai po (dây cây bo) bện lại xỏ
qua để đi cho đỡ trơn mà lại bền), sau này nam nữ người Tày đã chuyển sang
ăn vận theo kiểu thời trang phổ thông, người Tày mới xỏ giầy, dép do miền
xuôi sản xuất đưa lên bán. Trong cưới xin lễ hội đã ít người ăn mặc theo
kiểu truyền thống.
Về trang sức: Phụ nữ thường đeo hoa tai bằng bạc, vòng cổ, vòng tay,
có hai sợ xoắn vào nhau gồm một dây bằng bạc, một dây bằng đồng. Nam
giới cũng đeo vòng bạc nhưng chủ yếu đeo ở cổ, kèm theo là chiếc vuốt của
hổ, gấu, nanh lợn rừng đầu được bọc bạc vừa có ý nghĩa tín ngưỡng là bảo
mệnh, phù hộ vừa thể hiện giới tính của đàn ông, biểu thị trình độ, kỹ năng
săn bắn (nhìn vào độ to, nhỏ của từng chiếc móng, vuốt nanh).
Về các phong tục tập quán:
Lễ cưới xin: nam nữ được tự do tìm hiểu yêu đương nhưng hôn nhân lại
do cha mẹ quyết định. Lần đầu - hỏi dạm (pây tham lùa); lần thứ hai là đi lấy
lá số, nhận lời (Pây au mỉnh, au cằm, rặp cằm); lần thứ ba đi báo cho nhà gái
biết nếu đôi trẻ hợp số mệnh, còn gọi là (Páo mỉnh hom), đặt trầu cau (mai
mjầu mác); Lần thứ tư là lễ ăn hỏi (chin hó); sau cùng là lễ cưới. Trong lễ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
cưới có tục họ nhà trai có phong bao (tiền) đưa đến mừng họ nội, họ ngoại (gọi
là tiền chiêu nội, chiêu ngoại) để tỏ mối quan hệ và sự trân trọng giữa các họ.
Lễ hội: thường bắt nguồn từ những hoạt động đời thường nhất là hoạt
động kinh tế và thể hiện ước mơ về một tương lai tốt đẹp. Các lễ hội chủ yếu
là thờ cúng tổ tiên, thờ thần (thần nông, thần sông, thần núi, thần bếp…) cầu
mùa màng, cầu phúc, lộc… mang ý nghĩa tâm linh phồn thực ngoài ra còn tổ
chức lễ hội lồng tồng, hội đâm trâu… lễ tết tháng giêng có lễ tết Nguyên đán
và hội xuống đồng, tháng hai hội núi, tháng ba có lễ tảo mộ (tết thanh minh)
tháng tư có lễ và hội hát đình, tháng năm, sáu có lễ cúng thần nông, giết sâu
bọ, tháng bảy có tết rằm tháng bảy, tháng chín, tháng mười có lễ mừng cơm
mới, làm cốm…
Trong cuộc sống tín ngưỡng, người Tày có quan niệm con người có 12
cái hồn (khoăn), có nhiều loại ma (phji), nhà có người ốm, người chết hoặc có
lễ nghi gì liên quan đến con người như: giải hạn, cầu mùa, cầu siêu… thì
người Tày mời thầy mo, thầy tào, then, pựt… về để cúng tế hát then. Ngoài ra
còn thờ phụng các vị thần có liên quan đến cuộc sống lao động, sản xuất sinh
hoạt như thờ vị thần thổ công, thờ tổ tiên, thờ bếp lửa (vua bếp), thờ bà mụ
(mẻ mụ, mẻ bjoóc, mẻ va), thờ tổ sư, thờ ma ham, thờ thần nông…
Ma chay (đám ma), cúng giỗ: người Tày cũng có phong tục rất riêng ví
dụ người chưa có chồng, vợ mà chết thì không được lập bàn thờ, người chết
thường được thầy Tào cúng tế xem giờ cho vào áo quan, xem thời gian để
tang, nơi và hướng của mồ mả. Khi về nhà táng, đòn khiêng thường là tự đan,
đóng buộc bằng tre nứa, sau khi người chết chôn được một, hai hoặc ba ngày
thì người Tày làm lễ dọn dẹp, sửa sang gọi là mở cửa mộ (khay tu mả), sau ba
năm thì bỏ tang (thót khân) nhưng vẫn đào sâu chôn chặt không cải táng.
Về nhạc cụ: (khèn, pí lè, kèn môi, đàn tơ rưng, đàn tính, sáo lưỡi đồng,
chiêng trống, chũm choẹ…), các điệu múa như múa sạp, múa gậy, múa xoè,
múa lăm vông…).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12
Văn hoá ẩm thực: với các món ăn (cơm cốm, cơm lam, thịt nướng,
canh gừng, rượu ngô, rượu men lá…). Ngoài bữa cơm tẻ và các hoa màu
lương thực, thỉnh thoảng các gia đình vẫn nấu cơm nếp đồ xôi những gạo nếp
thường chủ yếu để chế biến các loại xôi, bánh như một hương vị đặc trưng
cho các kỳ tết, lễ nghi. Tết năm mới được đồng bào chuẩn bị và chế biến
chuẩn bị nhiều loại bánh như: bánh chưng loại dài, loại vuông, bánh gio, bánh
khảo, bánh bột viên tròn (Péng vá, Péng phạ), chà lam, bỏng. Đặc biệt người
Tày có món ăn khẩu thuy, bánh rợm lá, bánh rợm ngải cứu… Cùng với chế
biến món ăn từ lương thực, người Tày còn chế biến các món ăn từ thịt, cá, xào
nấu măng… những món ăn dân dã như thịt lợn hầm nhừ với lá, cá hầm với
quả trám trắng…Tuỳ theo tâm lý tập quán tín ngưỡng của từng nơi mà cách
chế biến, ăn uống cũng khác nhau. Song phải khẳng định rằng người Tày có
nghệ thuật ẩm thực rất sành:
Đông nựa nạn
Bán nựa ma
Nặm pín pha
Nà Phjắc chắm
(Rừng: thịt hươu
Làng thịt chó
Nước: ba ba
Ruộng: chua me)
Còn thức uống: rượu thường được dùng trong lễ, tết, cưới xin, tiếp khách.
1.2. Hành trình sáng tạo của Y Phƣơng và Dƣơng Thuấn:
1.2.1. Nhà thơ Y Phương
Văn học phản ánh đời sống xã hội, cải tạo cuộc sống con người và lưu
truyền văn hoá từ thế hệ này sang thế khác. Nó ra đời khi con người có nhu
cầu tự biểu hiện mình và thế giới xung quanh, trong đó thơ ca là phương tiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13
để con người thể hiện cuộc sống, lao động, nghi lễ, tín ngưỡng, luân lí, đạo
đức, tâm tư, tình cảm… của chính mình và xã hội mình sinh sống. Chính vì
vậy mà yếu tố trong cuộc sống vật chất cũng như cuộc sống tinh thần của mỗi
dân tộc, mỗi đất nước đã được phản ánh hết sức chân thực, sinh động vào
trong thơ. Phải chăng Y Phương và Dương Thuấn sinh ra từ núi rừng Việt
Bắc vì thế mà hai nhà thơ này thấu hiểu hơn ai hết từ ngôn ngữ đến phong tục
tập quán, các ngày lễ, ngày tết, nét văn hoá, văn nghệ và cả văn hoá ẩm thực,
những hình ảnh mang tính biểu tượng cao của núi rừng Việt Bắc cũng như
bản sắc của người Tày.
Nhà thơ Y Phương, tên thật là Hứa Vĩnh Sước, sinh năm 1948 tại
Trùng Khánh Cao Bằng. Năm 1968 anh nhập ngũ đến năm 1981 về công tác
tại Sở văn hoá Thông tin Cao Bằng. Năm 1993, anh là chủ tịch Hội văn học
Nghệ thuật Cao Bằng. Anh đã tốt nghiệp khoá 2 trường viết văn Nguyễn Du.
Y Phương từng được trao giải nhất thơ trong cuộc thi của tạp chí Văn nghệ
Quân đội 1983 - 1984 với ba bài Phòng tuyến Khau Liêu, Tên làng, Nói với
con; Giải ba cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1991; Giải A Hội đồng văn học dân tộc
Miền núi 1992 với Lời chúc; Giải nhì của Bộ Quốc phòng 1994-1999 cho tập
Chín tháng và tập thơ này cũng đoạt giải nhì Liên hiệp các hội văn học nghệ
thuật Việt Nam; Giải thưởng Nhà nước với các tác phẩm: Tiếng hát tháng giêng
(Thơ, 1987); Chín tháng (Trường ca, 2000); Lời chúc (Thơ, 1991).
Quê hương anh có hai ngọn núi có tên là núi Võ và núi Văn. Tục
truyền rằng nhờ có hai ngọn núi đó nên Trùng Khánh có nhiều người tài giỏi
cả về võ nghệ với văn chương. Mảnh đất Trùng Khánh là một vùng đất đầy
tinh thần thượng võ và giàu truyền thống văn hoá. Những làn điệu dân ca đa
dạng và phong phú ở Trùng Khánh là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn Y Phương
để rồi sau này thơ anh có sức ngân vang và bay xa. Vì vậy mà Tạ Duy Anh đã
khẳng định “Ông là người gẩy khúc đàn trời để viết những bài ca vút lên từ
đất, ca ngợi xứ sở đã nuôi dưỡng ông thành thi sĩ” [62;293].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Các tác phẩm chính: Tiếng hát tháng giêng (1986), Lửa hồng một góc
trời (1987), Lời chúc (1991), Đàn then (1996), Thơ Y Phương (tuyển tập thơ
2002). Thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân thật mạnh mẽ; tư duy giàu hình
ảnh của người dân miền núi với hai mảng đề tài rõ rệt đó là tình yêu quê
hương và chiến tranh. Nhưng Y Phương viết nhiều về quê hương và những
tác phẩm viết về quê hương thường là những sáng tác thành công nhất của
anh. Nhìn lại chặng đường sáng tác của anh, có thể nói rằng anh là một một
nhà thơ miền núi rất mới mẻ chung thuỷ với quê hương. Thơ anh có sự kết
hợp khá nhuần nhuyễn tính dân tộc và tính hiện đại và hơn nữa bạn đọc đã
tìm thấy ở thơ anh một tiếng nói chung, ấy là sự đồng lòng, đồng cảm, dung
dị, mộc mạc đầy chất núi rừng:
Sớm nay
Trời rét ngọt
Người đi không mang áo bông
…..
Trời đang gió đang mưa
Mùa đông đang kéo dài
Người đi không bận lắm
Không quay lại để yên người ở
Không quay lại để nhìn nỗi nhớ
Đang cồn cào ngồi xuống đứng lên [49;78-79]
1.2.2. Nhà thơ Dương Thuấn
Dương Thuấn được xếp vào những nhà thơ dân tộc thiểu số thế hệ thứ
ba. Anh có bút danh khác như Cao Như Dương, sinh ngày 7 tháng 7 năm
1959 ở Cao Bằng và lớn lên từ quê hương Bắc Kạn. Anh đang công tác tại
Báo Thiếu niên tiền phong, là Uỷ viên BCH Hội văn học nghệ thuật dân tộc
thiểu số Việt Nam, Chi Hội trưởng Hội văn học nghệ thuật dân tộc thiểu số Hà

Nội, Trưởng ban văn học dân tộc miền núi của Hội nhà văn Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Là người con của dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên từ quê hương Việt
Bắc, anh đã kế tục và phát huy truyền thống những cây bút tiêu biểu viết về
đề tài miền núi như Nông Minh Châu, Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại,
Triệu Kim Văn… Hình ảnh núi rừng, cuộc sống nơi rẻo cao, phong tục tập
quán của người dân miền núi đã đi vào thơ văn của anh một cách tự nhiên,
chân thực, mộc mạc trong từng cái nhìn, cách nghĩ. Từ ngút ngàn xanh của
núi rừng Việt Bắc, Dương Thuấn đã tới được đồng bằng phì nhiêu và ra tới
biển cả lộng gió. Anh đã từng viết:
Lớn lên tắm nước sông
Mới thành người của làng
Đóng con tàu đi ra bể
Tắm giữa đại dương
Mới thành người của muôn nơi .
Một loạt các tác phẩm của anh đã khẳng định điều đó: Cưỡi ngựa đi
săn (1991), Đi tìm bóng núi (1993), Đi ngược mặt trời (1995), Bà lão và
chích choè (1997), Hát với sông Năng (2001), Mười bảy khúc đảo ca
(2002), Đêm bên sông yên lặng (2004), Thơ với tuổi thơ (2005), Chia trứng
công (2006) và ba tập thơ tiếng Tày Lục pjạ hết lùa (Con côi làm dâu)
(1995), Trăng Mã Pí Lèng (2002), Slíp nhỉ tua khoăn (12 con giáp) (2002).
Anh được nhận giải thưởng về văn học nghệ thuật: Giải thưởng cuộc thi thơ
viết cho thiếu nhi do Hội nhà văn và Trung ương Đoàn tổ chức 1986-1987,
Giải khuyến khích cuộc thi thơ của Tạp chí văn nghệ quân đội 1989-1990 (bài
Lá giầu), Giải A văn học thiếu nhi Hội văn Việt Nam 1992 (Tập thơ Cưỡi
ngựa đi săn), Giải nhất Hội giao lưu văn hoá Việt - Nhật với tập thơ Cưỡi
ngựa đi săn.
Nhìn chung các sáng tác của Y Phương và Dương Thuấn đều bắt

nguồn, kế thừa từ truyền thống văn hoá dân tộc Tày, luôn phát huy sáng tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
mạch nguồn từ truyền thống đó. Thơ Y Phương và Dương Thuấn đã bắt kịp
với những đổi thay của cuộc sống miền núi do có sự gắn bó sâu nặng với quê
hương và dân tộc mình.
1.3. Sự tiếp nhận văn hoá Việt Bắc từ truyền thống dân tộc trong
thơ Y Phƣơng và Dƣơng Thuấn
Nhà thơ Insara đã nói “Truyền thống không phải là cái gì để chúng ta
tìm tòi tới khai thác trục lợi, mà là một sinh thể sống động luôn mời gọi chúng
ta tiếp cận. Chỉ khi nào chúng ta nghiêm túc học hỏi và đối thoại với hàng
ngàn thế hệ con người đã chết, chúng ta mới có đủ lông cánh nói đến sáng
tạo. Chứ không phải thái độ học lỏm qua vài chuyến điền dã hay đọc qua loa
các công trình khoa học lớt phớt ở vòng ngoài”.
Thực tế cho thấy thơ ca chỉ tồn tại và có được thành tựu khi nó thực sự
gắn bó với dân tộc của mình, gắn bó với truyền thống dân tộc và kế thừa
những tinh hoa đã có từ trước. Khi con người có nhu cầu tự biểu hiện mình
qua thế giới xung quanh, họ cho ra đời những tác phẩm thơ ca để phản ánh
đời sống xã hội, cải tạo cuộc sống con người và lưu giữ, lưu truyền văn hoá
ngàn đời. Mỗi dân tộc, mỗi thời đại đều có những đóng góp vào kho tàng thơ
ca nhân loại đồng thời cũng có những thành tựu đặc sắc của riêng mình. Bên
cạnh nền văn học dân gian, văn học viết Việt Nam phát triển nhanh chóng với
những cây bút đáng tự hào như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,
Tú Xương, Tản Đà, Hồ Chí Minh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tố Hữu, Xuân Quỳnh,
Phạm Tiến Duật…
Văn học dân tộc thiểu số ở Việt Nam tuy hình thành và phát triển muộn
nhưng cũng có những đóng góp đáng kể làm phong phú cho kho tàng văn học
Việt Nam. Trong đó văn học Tày nằm trong 8 nhóm dân tộc nói ngôn ngữ
Tày - Thái; Tày, Nùng, Thái. Ở đó có hệ thống văn học dân gian rất phong

phú, thể hiện ở các truyện cổ, truyện thơ, nội dung thường phản ánh tư tưởng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
chủ đạo là đề cao người lao động, đề cao những người lương thiện, tài giỏi
giúp dân lành trừ quỷ, diệt tà, cứu dân chống lại kẻ ác, thể hiện thái độ căm
ghét kẻ gian ác hại người.
Trong văn học dân gian, đáng chú ý là kho tàng truyện thơ Nôm truyền
miệng với nội dung khá đa dạng. Những vùng đất này có nhiều làn điệu dân
ca, đặc biệt là người Nùng và Tày: Then, Sli, lượn, Phong slư. Đó là những
làn điệu dân ca trữ tình với những bài hát tỏ tình giữ thanh niên nam nữ, bày
tỏ tình cảm trong đám cưới, giữa các bậc trung niên với nhau, bày tỏ tình cảm
đau thương của con cháu với ông bà cha mẹ trong đám tang…
Thể loại Sli thường được sử dụng trong lời hát giao duyên, biểu hiện
tình cảm riêng tư, sâu lắng, sự mong ước được sum vầy đôi lứa của nam nữ
thanh niên:
Một ngày muôn thuở nghĩa đôi ta
Trời đã xe duyên, chẳng gọi xa
Dành trúc mai cho kỹ nhé
Giữ lời vàng đá thế ru mà
Sao như non ngất xuyên mấy vững
Chớ tựa bèo trôi lướt sang qua
Chiu chắt một lòng, ta chỉ một
Một ngày xuân muôn thủa nghĩa đôi ta [7 ;149]
Còn tiếng hát lượn thì thật đằm thắm, da diết, lưu luyến bịn rịn của đôi
trai gái dân tộc miền núi. Họ thường hát vào ngày hội lúc tiễn đưa nhau về
hay dịp phiên chợ:
Thai lẻ thai, slà bấu tả,
Khả lẻ khả, slà bấu lìa.
Kết căn pền phua mì, noọng ới!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
Dịch nghĩa:
Chết thì chết, ta không bỏ,
Giết thì giết, ta không rời.
Kết nhau nên vợ chồng, em ơi!
Hoặc những bức Phong slư của người Tày như những bức thư tình
lãng mạn, say đắm của đôi lứa thanh niên miền núi. Những câu mào đầu của
các bức Phong slư bao giờ cũng là lý do giãi bày tình cảm và nó trở thành một
“mô típ” bắt buộc trong sáng tác các bài Phong slư của các nhà thơ Tày
[19;216].
Trời xuân vắng vẻ buồn thay,
Cầm bút chép đôi bài gửi bạn
Ngày xuân vắng vẻ ngự giường hoa
Còn nội dung phản ánh trong Phong slư sẽ tuỳ thuộc câu chuyện tình cảm
của từng cá nhân, nhân vật trong câu thơ, chẳng hạn như những câu Phong slư
sau đây đã nói về mùa xuân với nỗi nhớ bạn tình của người con trai Tày:
Mười sáu trăng tròn sa cửa sổ.
Thân làm trai than thở sau màn,
Ngày vắng nằm trên giường lo lắng.
Nhớ em nụ hoa thắm thủa xưa,
Buồn anh viết thư thăm bạn.
Trong đám ma, các nghi lễ cầu siêu, giải hạn thì then, mo, pựt là hình
thức tín ngưỡng dân gian phổ biến, tiêu biểu của dân tộc Tày.
Phải nói rằng dân tộc Tày có nền văn học khá phát triển so với dân
tộc khác. Người Tày có dòng văn học bác học xuất hiện từ rất sớm, tác giả
tiêu biểu phải kể đến là Lê Thế Khanh (389-460). Bên cạnh sáng tác bằng
chữ Hán, ông còn tham gia chỉnh sửa chữ Nôm Tày đã có từ trước đó cho
hoàn hảo hơn. Còn nhiều tên tuổi đáng tự hào trong nền văn học chữ Hán:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
Nông Quỳnh Vân (1565-1640), Bế Hữu Cung (1757-1820), Hoàng Ích Viêng
(1890-1945)… Sau đó là hàng loạt những gương mặt thơ, những thế hệ nối
tiếp nhau để phát huy dòng văn học đó: Ba nhà thơ họ Nông: Nông Minh
Châu, Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại và tiếp đến là thế hệ của nhà thơ
Triều Ân, Vi Thị Kim Bình, Ma Trường Nguyên, Y Phương, Mai Liễu,
Dương Thuấn, Dương Khâu Luông …
Có thể thấy người Tày có kho tàng văn học dân gian rất đa dạng phong
phú về nhiều thể loại chủ yếu là những sáng tác nhằm ca ngợi và mong ước
cuộc sống bình yên, ấm no hoà thuận, ghét lười biếng, tham lam, gian ác, bất
công… Các sáng tác bao gồm: Truyện cổ (tập trung giải thích các hiện tượng
tự nhiên, những mâu thuẫn trong đời sống con người, nhưng cuối cùng người
hiền cũng chiến thắng kẻ ác. Truyện Ngụ ngôn (có rất nhiều tình tiết li kỳ,
chết đi sống lại hoá thân thành con vật, cỏ cây, hoa lá hoặc có cuộc sống sung
sướng, thậm chí làm vua, quan… thể hiện khát vọng của con người. Tục ngữ,
ca dao (đó là những câu phản ánh tâm tư tình cảm, tâm trạng hoặc được đúc
kết thành kinh nghiệm, triết lý trong cuộc sống, kinh nghiệm trong sản xuất,
đối nhân xử thế, trong đấu tranh xã hội cũng như trong tự nhiên. Qua đó con
người có thêm lý tưởng thẩm mỹ để vươn tới cuộc sống đầy đủ hơn, lành
mạnh hơn.
Về kinh nghiệm sản xuất:
Thây nà bươn lạp
Háp khẩu tắc càn
(Cày ruộng từ tháng chạp
Gánh lúa gẫy đòn gánh)
Hay: Đăm nà lăng ngoảng á
Khẩu bấu quá ngài chiêng
(Cấy lúa sau ve sầu kêu

Lúa không đủ ăn sau bữa tết)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
Những câu về giáo dục đạo đức, gia đình, xã hội, kinh nghiệm ứng xử,
phép đối nhân xử thế và phê phán các thói hư tật xấu:
Tình yêu thương cha mẹ:
Ún bấu quá phầy
Đây bấu quá pỏ, mẻ
(Ấm không gì hơn đống lửa
Thân thương không gì hơn bố mẹ)
Công ơn cha mẹ: Khuý mạ khứn keng
Chắng chắc công lèng pỏ mẻ
(Cưỡi ngựa leo đèo
Mới biết công lao cha mẹ)
Quan hệ vợ chồng và ứng xử gia đình:
Phua mìa điếp căn
Mì chin puộn tởi
(Vợ chồng hoà thuận
No ấm muôn đời)
Mìa đá phua bấu dăng thắc ý
Phua đá mìa đắc đí hết chin
(Vợ chửi chồng, chồng không nói một lời
Chồng chửi vợ nín lời làm ăn)
Sự kế tục truyền thống và phát huy trong từng thời kỳ lịch sử là quy
luật tất yếu của sự phát triển. Trong tiến trình của sự phát triển chung, thơ Y
Phương, Dương Thuấn bắt nguồn từ truyền thống, văn hoá dân tộc, tiếp nối
truyền thống dân tộc, phát huy sáng tạo mạch nguồn lâu bền là những người
con dân tộc Tày sinh ra từ núi rừng Việt Bắc, có sự gắn bó sâu nặng với quê
hương, dân tộc mình, Y Phương và Dương Thuấn không chỉ viết về truyền

thống văn hoá của dân tộc mình mà còn vươn tới những vùng miền khác. Khi
tìm hiểu các sáng tác của hai nhà thơ này, ta mới nhận thấy được sự đóng góp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
đáng kể, thiết thực cho dòng văn học dân tộc sau này. Một yêu cầu đặt ra đối
với tác phẩm văn học đó là “Đứng trước một tác phẩm hay, phải luôn luôn có
ý thức đặt vấn đề nó đã kế thừa và bảo vệ những tinh hoa và loại bỏ những
cặn bã trong di sản văn học dân tộc như thế nào; đồng thời đã có những đóng
góp phát triển ra sao cho những tinh hoa đó” [28;689].
Qua những sáng tác của Y Phương và Dương Thuấn ta đã thấy được sự
kế thừa và chắt lọc những tinh hoa truyền thống của văn học dân tộc thiểu số.
Với đời sống lao động và đời sống tinh thần phong phú, các nhà thơ
dân tộc đã gửi gắm tâm hồn tình cảm của mình qua thơ ca. Với họ thơ ca
chính là phương tiện để thể hiện tâm tư, tình cảm, nếp nghĩ của chính mình và
cuộc sống của dân tộc mình. Thông qua ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ, giọng
điệu thơ mang đậm đà bản sắc dân tộc. Tất cả đều hiện lên thật sinh động và
cụ thể. Chính những đặc điểm này đã làm cho bản sắc văn hoá Tày trở nên
đặc sắc, phong phú, trường tồn.
Hình ảnh thiên nhiên miền núi được Y Phương và Dương Thuấn khắc
hoạ hùng vĩ tươi đẹp, sinh động gắn bó chặt chẽ với con người Việt Bắc. Đây
là vùng đất nuôi dưỡng và bảo vệ cách mạng.
Con người Việt Bắc đã được Y Phương và Dương Thuấn khắc hoạ một
cách chân thực và cảm động, đó là những con người chất phác, giản dị, nghĩa
tình, tần tảo lam lũ, dũng cảm, ngoan cường trong chiến đấu, hăng say lao
động xây dựng cuộc sống mới.
Bản sắc văn hoá Tày còn được thể hiện ở những phong tục tập quán
trong lễ tết, hội hè, trong đám cưới, ăn hỏi, trong lao động sản xuất, trong đời
sống văn hoá văn nghệ thậm chí xuất hiện cả những con vật thân quen mang ý
nghĩa chân thực với người Tày.

Y Phương và Dương Thuấn là nhà thơ dân tộc Tày. Sự nghiệp sáng tác
của các anh gắn liền với các nét văn hoá truyền thống của người dân tộc thiểu
số từ việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống và cả phong tục tập quán
của người Tày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
CHƢƠNG 2:
BẢN SẮC DÂN TỘC
NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG TRỮ TÌNH

Y Phương và Dương Thuấn sinh ra lớn lên, sống gắn bó với núi rừng
Việt Bắc, được nuôi dưỡng trong không khí văn hoá của dân tộc mình. Đó là
những câu hát Sli, hát lượn, những phong tục tập quán đến những trò chơi dân
gian trong lễ hội “lồng tồng” náo nhiệt của quê hương. Tất cả những điều đó
đã bồi đắp nên tâm hồn Y Phương và Dương Thuấn đậm nét chất Tày. Qua
việc thể hiện vẻ đẹp con người, vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc cũng như phản
ánh phong tục tập quán trong lễ tết, hội hè, trong ăn hỏi, cưới xin, trong lao
động sản xuất… Phong cảnh thiên nhiên, cuộc sống con người vùng cao với
những phong tục tập quán đã được dựng lên như một tấm gương phản chiếu
chân thực sinh động, phong phú mang đậm bản sắc Tày. Hình ảnh thiên nhiên
và con người miền núi được miêu tả không kém phần lãng mạn. Thiên nhiên
và con người được đặt trong mối quan hệ gắn bó hoà nhập thể hiện sự trân
trọng ngợi ca tự hào về quê hương làng bản.
Thơ Y Phương và Dương Thuấn đã cho ta thấy nét bản sắc riêng, rất
đáng trân trọng của người Tày Việt Bắc nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu
số nói chung.
2.1. Hình ảnh thiên nhiên
Mỗi người Việt Nam ai cũng tự hào về quê hương của mình, coi quê
hương - nơi chôn rau cắt rốn như máu thịt. Các nhà thơ từ cổ chí kim nhà đã

dành cho quê hương mình những trang viết đầy xúc động để rồi thời gian qua
đi, trải qua bao thăng trầm của cuộc sống khi họ nhìn về quê hương, những
gốc cây, ngọn cỏ, những dòng sông quê như một điểm tựa để nhớ, để yêu.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân từng viết:

×