Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Thực trạng kiến thức, thực hành tiêm vắc xin đủ liều, đúng lịch cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.14 KB, 43 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) bắt đầu đ ược
triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 với sự hỗ trợ của Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Từ
năm 1985, chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng bắt đầu với 6
loại vắc-xin cho tất cả trẻ em dưới 1 tuổi toàn quốc.
Sau hơn 40 năm triển khai chương trình tiêm chủng m ở
rộng với hàng trăm triệu liều vắc xin được tiêm miễn phí cho trẻ
em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 loại bệnh truy ền nhiễm
nguy hiểm phổ biến và gây tử vong cao là: Lao, Bạch hầu, Ho gà,
Uốn ván, Bại liệt, Sởi. Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt vào
năm 2000; loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005; tỷ lệ m ắc và
tử vong do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em nh ư
Bạch hầu, Ho gà, Sởi … đã giảm hàng chục đến hàng trăm l ần so
với trước khi triển khai chương trình [4], [5].
Hiện nay, chương trình đã bao phủ 100% số xã, phường
cả nước, đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ hơn 95% với 10 loại vắc
phòng các bệnh truyền nhiễm phổ biến nguy hiểm cho trẻ em
và phụ nữ được triển khai trong TCMR bao gồm vắc xin phòng
bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm
màng não mủ do vi khuẩn Hib, bại liệt, sởi, rubella, viêm não
Nhật Bản B với khoảng trên 35 triệu liều vắc xin được s ử dụng
trong TCMR mỗi năm [21].
Bộ Y tế khẳng định tỉ lệ tai biến sau tiêm chủng ở Việt
Nam vẫn ở trong mức giới hạn cho phép đối với tất cả các loại
vacxin hiện có, nhưng người dân vẫn dè dặt khi đưa con em đi
tiêm chủng miễn phí. Trong khi vắc xin dịch vụ khan hiếm dẫn
đến hậu quả trẻ không được tiêm chủng đầy đủ hoặc tiêm
chủng không đúng lịch (chiếm đến 75% theo thống kê t ừ dịch
1



sởi năm 2014).
Tại Hưng Yên năm 2017, tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm
chủng đầy đủ đạt 95,7%, tuy đã đạt được chỉ tiêu trong chương
trình TCMR nhưng tỷ lệ này thấp hơn những năm trước (năm
2014 là 97,8%, năm 2015 là 98,1%, năm 2016 là 97%). Đặc biệt, tỷ
lệ tiêm chủng đầy đủ tại Yên Mỹ năm 2017 rất thấp, chỉ đạt
87,5%. Hơn thế nữa, ở Hưng Yên chưa có nghiên cứu nào về tỷ lệ
trẻ em được tiêm đủ liều và đúng lịch và những yếu tố nào có
thể có ảnh hưởng đến tỷ lệ đó.
Từ những thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài "Thực
trạng kiến thức, thực hành tiêm vắc xin đủ liều, đúng lịch
cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ và một số yếu tố liên
quan tại thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên năm
2018".

2


MỤC TIÊU:
1. Mô tả kiến thức, thực hành của các bà mẹ có con t ừ 12
đến 23 tháng tuổi về tiêm đủ liều, đúng lịch cho trẻ d ưới 1 tuổi
tại thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên năm 2018 .
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành c ủ a
các bà m ẹ có con từ 12 đến 23 tháng tuổi về tiêm đủ liều, đúng
lịch cho trẻ dưới 1 tuổi tại thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh
Hưng Yên năm 2018.

3



Chương 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
Vắc xin: Là sản phẩm sinh học dùng để đưa vào cơ thể con
người nhằm tạo ra miễn dịch chủ động bảo vệ chống lại một căn
bệnh cụ thể. Vắc xin tương tác với hệ thống miễn dịch đ ể t ạo ra
miễn dịch tương tự như quá trình nhiễm trùng tự nhiên, nhưng
không gây bệnh hoặc các biến chứng tiềm tàng cho người nhận
[16].
Tiêm chủng: Là việc đưa vắc xin vào cơ thể nhằm kích thích
cơ thể tạo kháng thể chống lại bệnh nhiễm trùng. Vắc xin có th ể
dùng dạng uống, tiêm hoặc khí dung [16].
Lịch tiêm: Là số liều vắc xin, thời gian tiêm, khoảng cách
giữa các mũi tiêm và loại vắc xin cần thiết phải tiêm tùy theo l ứa
tuổi [16].
Tiêm nhắc lại: Là liều tiêm vắc xin bổ sung định kỳ nhằm
kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tăng đáp ứng miễn dịch [16].
1.2. Chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam
1.2.1. Lịch sử phát triển
Chương trình tiêm chủng mở rộng bắt đầu được triển khai ở
Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của
WHO và UNICEF. Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp
dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ
khỏi mắc 6 bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao. Sau
một thời gian thí điểm, chương trình từng bước được mở rộng dần
cả về địa bàn và đối tượng tiêm chủng, để từ năm 1985 tới nay
toàn bộ trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng của Chương trình trên
toàn quốc có cơ hội được tiếp cận với chương trình TCMR.
 Giai đoạn 1981 - 1984

Trong giai đoạn thí điểm Chương trình chủ yếu sử dụng hình
thức tiêm chủng chiến dịch trên một số địa bàn có nguy cơ cao.
4


Hình thức tiêm chủng thường xuyên bắt đầu được áp dụng ở một
số địa bàn có điều kiện thuận lợi và từng bước được mở rộng.
Hết giai đoạn thí điểm đã có 50% số tỉnh triển khai dịch vụ
TCMR. Tuy nhiên, tỷ lệ tuyến huyện và xã triển khai còn rất thấp.
Qua 4 năm thực hiện chương trình TCMR đã mang lại những kết
quả ban đầu đáng khích lệ: Giảm 40% tỷ lệ mắc 6 bệnh truyền
nhiễm trẻ em có với thời kỳ 1976-1980 [4].
 Giai đoạn 1985 – 1990
Ngày 5/12/1985, Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn
Đồng ký chỉ thị số 373/CT về việc đẩy mạnh chương trình TCMR
cho trẻ em trong cả nước. Thực hiện chỉ thị trên, năm 1986 đã có
100% số tỉnh và 60% huyện trong cả nước triển khai lịch TCMR.
Đến năm 1989, đã có 100% số huyện với trên 90% số xã triển khai
Chương trình.
Kết thúc giai đoạn này đã có 40/40 (100%) tỉnh, 530/530
(100%) huyện triển khai dịch vụ TCMR, tuy nhiên còn tới 3,6% số
xã với gần 400 xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa chưa triển khai được
công tác tiêm chủng.
Trong giai đoạn này có sự kết hợp giữa 3 hình thức là tiêm
chủng chiến dịch, tiêm chủng định kỳ và tiêm chủng thường
xuyên. Tỷ lệ địa bàn áp dụng hình thức tiêm chủng thường
xuyên tăng dần. Nhiều xã bắt đầu áp dụng tiêm chủng thường
xuyên hàng tháng vào một ngày nhất định, tạo ra lịch tiêm cố định
và thuận lợi cho người dân [4].
 Giai đoạn 1991 – 1995

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Y tế, thực hiện Chương
trình kết hợp quân dân y, đặc biệt là sự kết hợp của Quân dân y
bộ đội biên phòng, ngành y tế từng bước xoá các xã trắng về
TCMR và đạt mục tiêu này vào năm 1995. Việc xoá xã trắng về
TCMR có thể được coi là một thành công kỳ diệu của ngành y tế
Việt Nam khi biết rằng nước ta có tới 4734 xã biên giới miền núi,
hải đảo, chiếm 42,5% tổng số xã, phường trên toàn quốc [4].
Trong giai đoạn này mục tiêu của Chương trình là duy trì
mục tiêu tiêm chủng đầy đủ và thực hiện 3 mục tiêu tiếp của
chương trình TCMR: Thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh,
khống chế và tiến tới loại trừ sởi. Nhìn chung các vùng đều đạt tỷ
lệ tiêm chủng cao và đồng đều.
 Giai đoạn từ 1996 - 2010
5


Trên cơ sở thành quả đã đạt được, từ năm 1996 chương
trình TCMR phấn đấu duy trì diện bao phủ thường xuyên trên toàn
quốc, đồng thời tập trung hoạt động để nâng cao các mặt chất
lượng tiêm chủng [4].
Đến năm 2010 đã có 11 vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm
phổ biến, nguy hiểm cho trẻ em được đưa vào chương trình.
Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam đã xây dựng được
mạng lưới từ Trung ương tới xã, phường.
 Giai đoạn 2011 đến nay
Trong giai đoạn này, Việt Nam tiếp tục duy trì các thành quả
đã đạt được trong những năm vừa qua. Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi
được TCĐĐ năm 2011 và 2012 là 96% với 8 loại vắc xin được
tiêm, kết quả tiêm chủng đã đạt được mục tiêu phát triển thiên
niên kỷ [2].

Tháng 6 năm 2010, Chính phủ đã phê duyệt cho phép sử
dụng vắc xin '5 trong 1' phòng chống 5 bệnh truyền nhiễm (bạch
hầu, ho gà, uốn ván, VGB, Hib) trong Chương trình tiêm chủng mở
rộng. Triển khai vắc xin 5 trong 1 đã làm giảm số mũi tiêm so với
giai đoạn trước khi sử dụng vắc xin phối hợp đã góp phần tăng
cường an toàn và chất lượng tiêm chủng [4]. Tỷ lệ tiêm chủng đầy
đủ vắc xin '5 trong 1' chung cho toàn quốc đạt hơn 95%. Năm
2013, bệnh uốn ván sơ sinh đã giảm đáng kể so với những năm
mới bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng (giảm 70
lần); Chỉ còn có 32 ca mắc UVSS; Tỷ lệ mắc bệnh sởi cũng giảm và
tiến tới khống chế và loại trừ bệnh sởi [4].
Trong giai đoạn này chúng ta phải đối mặt với một số
thách thức trong việc tiêm chủng như phản ứng sau tiêm vắc xin
VGB gây tử vong 3 trẻ tại Quảng Trị năm 2013, được kết luận do
sốc phản vệ cực kì hiếm gặp. Sau đó 9 trường hợp tử vong được
báo cáo từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013 ngay sau khi
tiêm vắc xin '5 trong 1'. Việt Nam đã quyết định tạm dừng sử dụng
vắc xin '5 trong 1' trong năm tháng và sau khi kiểm tra chất
lượng vắc xin '5 trong 1' đã được lưu thông trở lại tháng 10/2013
với kết luận vắc xin này không có một phản ứng không mong
muốn nào.
Đến đầu năm 2014, Việt Nam đã trải qua sự hoành hành chưa
từng có của bệnh sởi, gây ảnh hưởng đến hơn 5000 trẻ em và 140
ca trẻ tử vong. Sau đó Việt Năm đã phát động chiến dịch tiêm phòng
6


sởi- rubella lớn nhất từ trước đến nay với sự hỗ trợ của Liên hợp
quốc nhằm tiến tới tỷ lệ bao phủ của 2 loại vắc xin này tới cả
những trẻ em khó tiếp cận nhất, hướng tới mục tiêu loại trừ bệnh

sởi vào năm 2017 [15].
Trước những khó khăn thách thức trong thời gian qua, Bộ Y tế
đã ra quyết định số 4282/QĐ-BYT năm 2014 về kế hoạch truyền
thông về tiêm chủng nhằm nâng cao nhận thức, niềm tin và thay
đổi hành vi của người dân và cộng đồng về phòng bệnh bằng vắc
xin, an toàn tiêm chủng nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ tiêm chủng
cho mọi đối tượng [3].
1.2.2. Các vắc xin triển khai trong chương trình tiêm chủng mở
rộng cho trẻ dưới 1 tuổi
Từ năm 1985, chương trình TCMR của Việt Nam triển khai
tiêm vắc xin phòng 6 loại bệnh cho trẻ dưới 1 tuổi là lao, bạch
hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và sởi. Được sự đồng ý của Chính phủ,
Bộ y tế đã có quyết định số 1936/QĐ-BYT ngày 3/6/2009 về việc
bổ xung vắc xin Hib vào sử dụng trong chương trình TCMR.
Từ năm 1997 đến nay chương trình Tiêm chủng mở rộng
Việt Nam thực hiện triển khai thêm một số vắc xin là vắc xin viêm
gan B, viêm não Nhật Bản B, Tả và Thương hàn. Do nguồn kinh phí
nhà nước hạn hẹp nên các vắc xin viêm não Nhật Bản B, Tả và
Thương hàn chỉ triển khai ở các vùng nguy cơ của bệnh [3].
Trong năm 2009, phạm vi triển khai tiêm vắc xin viêm não
Nhật Bản được mở rộng với 532 huyện. Vắc xin Tả được triển
khai tại tỉnh Thừa Thiên Huế, vắc xin Thương Hàn được triển khai
tại 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và tỉnh Điện Biên.
Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 38/2017/TT-BYT ngày
17/10/2017 về Danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối
tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc trong TCMR
[17] như sau:
Bảng 1.1. Các bệnh truyền nhiễm có vắc xin trong chương
trình
Tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam [17]

Vắc xin, đối tượng, lịch tiêm chủng
Các bệnh
truyền
Đối
TT
nhiễm có
Vắc xin
tượng sử
Lịch tiêm/uống
vắc xin
dụng
1 Bệnh viêm Vắc xin viêm Trẻ sơ
Liều sơ sinh: tiêm trong
7


gan vi rút B gan B đơn giá
Vắc xin phối
hợp có chứa
thành phần
viêm gan B

2 Bệnh lao

sinh
Trẻ em
dưới 1
tuổi

Vắc xin lao


Trẻ em
dưới 1
tuổi
3 Bệnh bạch Vắc xin phối Trẻ em
h ầu
hợp
dưới 1
có chứa thành tuổi
phần bạch
hầu
4 Bệnh ho gà Vắc xin phối Trẻ em
hợp có chứa dưới 1
thành phần ho tuổi


5 Bệnh uốn
ván

Vắc xin phối
hợp có chứa
thành phần
uốn ván

Trẻ em
dưới 1
tuổi

6 Bệnh bại
liệt


Vắc xin bại
liệt uống đa
giá

Trẻ em
dưới 1
tuổi

Vắc xin bại
Trẻ em
liệt tiêm đa giá dưới 1
tuổi
8

vòng 24 giờ sau khi sinh
Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
tuổi
Lần 2: ít nhất 1 tháng
sau lần 1
Lần 3: ít nhất 1 tháng
sau lần 2
Tiêm một lần cho trẻ
trong vòng 1 tháng sau
khi sinh
Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
tuổi
Lần 2: ít nhất 1 tháng
sau lần 1
Lần 3: ít nhất 1 tháng

sau lần 2
Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
tuổi
Lần 2: ít nhất 1 tháng
sau lần 1
Lần 3: ít nhất 1 tháng
sau lần 2
Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
tuổi
Lần 2: ít nhất 1 tháng
sau lần 1
Lần 3: ít nhất 1 tháng
sau lần 2
Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
tuổi
Lần 2: ít nhất 1 tháng
sau lần 1
Lần 3: ít nhất 1 tháng
sau lần 2
Tiêm khi trẻ đủ 5 tháng
tuổi


7 Bệnh do
Haemophilu
s influenzae
týp b

8


Bệnh sởi

Vắc xin
Trẻ em
Haemophilus dưới 1
influenzae týp tuổi
b đơn giá hoặc
vắc xin phối
hợp có chứa
thành phần
Haemophilus
influenzae týp
b
Vắc xin sởi
Trẻ em
đơn giá
dưới 1
tuổi
Vắc xin phối Trẻ em
hợp có chứa dưới 2
thành phần sởituổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
tuổi
Lần 2: ít nhất 1 tháng
sau lần 1
Lần 3: ít nhất 1 tháng
sau lần 2

Tiêm khi trẻ đủ 9 tháng

tuổi
Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng
tuổi

Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi: Theo định nghĩa
của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, một trẻ được tiêm chủng đầy
đủ khi trẻ đã tiêm chủng đủ mũi các vắc xin cơ bản gồm: 1 mũi vắc
xin BCG, 3 mũi vắc xin chứa thành phần bạch hầu – ho gà – uốn ván,
viêm gan B, Hib, tiêm hoặc uống 3 lần vắc xin bại liệt ch ứa thành
phần tuýp 1, tuýp 3 và ít nhất 1 lần vắc xin bại liệt ch ứa thành ph ần
tuýp 2; 1 mũi vắc xin sởi và đúng khoảng cách tối thiểu gi ữa các mũi
tiêm [6].
* Lưu ý: Nếu trẻ không tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh nh ưng
đã tiêm chủng đủ mũi các vắc xin nêu trên thì vẫn được coi là tiêm
chủng đầy đủ.
Tiêm chủng vắc xin đúng lịch: Khoảng cách giữa các liều vắc
xin phải tuân thủ theo quy định của nhà sản xuất của từng vắc xin,
khoảng cách đó là tối thiểu. Không được tiêm chủng trước lịch tiêm, vì
như vậy sẽ không đạt được miễn dịch tốt nhất để bảo vệ trẻ.
 Các hình thức tiêm chủng được áp dụng ở Việt Nam
Từ điều kiện thực tế về địa lý, giao thông đòi hỏi phải triển
khai các hình thức tiêm chủng thích hợp ở Việt Nam như sau:
* Tiêm chủng thường xuyên: Buổi tiêm chủng được tổ chức
hàng tháng và mỗi tháng chỉ tổ chức tiêm chủng trong 1 - 3 ngày cố
định. Tuyến xã là nơi tiêm hầu hết các mũi vắc xin trong chương
trình TCMR cho đối tượng trẻ em và phụ nữ có thai/ phụ nữ ở tuổi
9


sinh đẻ. Tại mỗi xã có thể có một hoặc nhiều điểm tiêm chủng.

- Ở hầu hết các xã, điểm tiêm chủng cố định tại trạm y tế xã
là hình thức cơ bản nhất, tại các xã này buổi tiêm chủng được tổ
chức vào một ngày hoặc một số ngày cố định trong tháng. Riêng
vắc xin viêm gan B, do khuyến cáo của chương trình là tiêm trong
vòng 24 giờ đầu sau khi sinh nên liều sơ sinh được các trạm y tế
thực hiện bất cứ khi nào có trẻ được sinh ra. Ở những vùng đồng
bằng, điều kiện giao thông thuận tiện, không quá xa, người dân dễ
dàng tiếp cận với dịch vụ y tế, mỗi xã chỉ có một điểm tiêm chủng
tại trạm y tế.
- Ở một số xã có địa bàn rộng hoặc đi lại khó khăn điểm
tiêm chủng ngoài trạm có thể được tổ chức hàng tháng, định kỳ
hoặc trong các đợt chiến dịch. Mỗi điểm tiêm chủng ngoài trạm
thực hiện tiêm chủng cho một cụm các thôn gần nhau. Điểm được
chọn là thôn nằm ở trung tâm của cụm. Cách thức tổ chức này giúp
người dân dễ tiếp cận với dịch vụ tiêm chủng hơn, làm tăng tỷ lệ
tiêm chủng tại các vùng khó khăn, đặc biệt ở vùng miền núi, vùng
sông nước. Điểm tiêm tại các trường học thường được nhắc tới
trong các đợt triển khai tiêm chủng chiến dịch cho đối tượng trong
độ tuổi đi học.
* Tiêm chủng định kỳ: Tại một số vùng rất khó tiếp cận, do
khó khăn về điều kiện địa lý, giao thông, dân cư thưa thớt (mùa
mưa, đi lại khó khăn, có khi không có đường vào xã, thôn bản) nên
mỗi năm chỉ có thể tổ chức tiêm vắc xin cho trẻ từ 3 đến 6 lần. Với
hình thức tiêm chủng này trẻ không thể được tiêm chủng đúng lịch
mà chỉ cố gắng đảm bảo cho trẻ nhận đủ các liều vắc xin quy
định. Do hạn chế về chất lượng của việc tiêm chủng định kỳ nên
các địa phương càng ngày càng cố gắng khắc phục khó khăn như
cung cấp tủ lạnh tại xã để bảo quản vắc xin trước mùa mưa, tăng
cường phối hợp với bộ đội biên phòng, quân y... để chuyển dần
sang hình thức tiêm chủng thường xuyên hàng tháng.

* Tiêm chủng lưu động: Cán bộ y tế đến tiêm “vét” tại nhà
các đối tượng xa trạm hoặc vì bất kỳ lý do gì không đi tiêm chủng.
Trước đây, hình thức này khá phổ biến. Tuy nhiên từ năm 2007, Bộ
Y tế đã có quy định không tiến hành tiêm chủng theo hình thức này
nhằm tăng cường an toàn và chất lượng tiêm chủng.
Khoa Sản của các BV tuyến tỉnh và huyện chỉ tiêm vắc xin
viêm gan B liều sơ sinh cho những trẻ sinh tại các bệnh viện này.
10


Một số bệnh viện thực hiện tiêm vắc xin BCG cho trẻ sơ sinh cùng
với vắc xin viêm gan B.
Trong một số chiến dịch tiêm chủng như chiến dịch tiêm
Sởi, chiến dịch uống vắc xin Bại liệt, với số lượng lớn đối tượng,
tiêm chủng còn được tổ chức ở nhiều điểm khác nhau như trạm y
tế, thôn bản, trường học…
 Phản ứng sau tiêm chủng
* Khái niệm: Phản ứng sau tiêm chủng là tình trạng bất
thường về sức khỏe xảy ra sau khi tiêm chủng có liên quan đến vắc
xin, sai sót trong tiêm chủng hoặc do trùng hợp ngẫu nhiên hay các
nguyên nhân khác.
* Phân loại phản ứng sau tiêm chủng theo nguyên nhân:
Bảng 1.2. Phân loại phản ứng sau tiêm chủng theo nguyên
nhân
(Theo Quyết định 1830/QĐ-BYT ngày 26/5/2014 của Bộ Y tế)
Phản ứng do vắc xin
Phản ứng liên quan đến bản chất hoặc chất
lượng của vắc xin
Sai sót trong tiêm chủng Phản ứng xảy ra do sai sót trong tiêm
ch

Trùng hợp
Phủảng
n ứng trùng hợp ngẫu nhiên với một
Phản ứng do sợ tiêm

tình trạng bệnh của trẻ xảy ra sau tiêm
Phản ứng do sự lo sợ hoặc do bị tiêm đau

Không rõ nguyên nhân

Phản ứng không xác định được nguyên
nhân
* Phân loại phản ứng sau tiêm chủng theo mức độ:
Phản ứng sau tiêm chủng có thể nhẹ tự khỏi nhưng cũng có
thể nghiêm trọng đe doạ tính mạng hoặc gây tử vong. Tuỳ thuộc
vào mức độ phản ứng mà cần phải xử trí, điều tra hoặc theo dõi
hay cần sự giúp đỡ của tuyến trên.
* Phản ứng sau tiêm chủng nhẹ:
Có thể có các phản ứng như sốt nhẹ <38,5ºC, đau tại chỗ
tiêm, quấy khóc. Đây là phản ứng thông thường cho thấy đáp ứng
của cơ thể với vắc xin, không kéo dài các phản ứng sẽ tự khỏi trong
vòng 1 ngày.
Bảng 1.3. Những phản ứng nhẹ thường găp và cách xử trí
Dễ bị kích thích,
Vắc xin
Phản ứng
Sốt > 38oC
cảm giác khó chịu và
tại chỗ
triệu chứng toàn

thân

11


BCG
Viêm gan B
Sởi
Sởi-quai bịrubella
Bại liệt uống
(OPV)
Uốn ván
BH-UV
DPT (ho gà toàn
tế bào)
Cách xử trí

90-95%

-

-

Người lớn:
15%
Trẻ em: 5%

1- 6%

-


10%

10%

25%

-

<1%

<1%*

10%**

10%

25%

tới 50%

tới 50%

tới 55%

- Chườm lạnh
vào chỗ tiêm

- Bù dịch
- Bù dịch

- Mặc quần
áo mát
- Lau mình
bằng nước
ấm
Paracetamol
* Những triệu chứng bao gồm tiêu chảy, nhức đầu và đau cơ.
** Tỷ lệ phản ứng tại chỗ tăng đối với những liều nhắc lại, tới 50
đến 85%.
*** Liều dùng Paracetamol: 15mg/Kg cách 4 giờ 1 lần, tối đa là 4
liều trong 24 giờ.

 Phản ứng sau tiêm chủng nghiêm trọng
- Thường ít gặp nhưng phải được phát hiện sớm và xử lý kịp
thời.
- Bao gồm: sốc phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc, nghi ngờ
do sai sót trong tiêm chủng và tử vong.

Bảng 1.4. Tóm tắt phản ứng nặng sau khi tiêm chủng,
thời gian xuất hiện và tỉ lệ
Vắc xin

Phản ứng

Thời gian
12

Tỉ lệ/ 1 triệu
liều



BCG

Viêm xương

1 - 700

Sốc phản vệ

1 - 12
tháng
0 - 1 giờ

VGB
Sởi

Sốc phản vệ

0 - 1 giờ

1 - 50

Uốn ván

Sốc phản vệ

0 - 1 giờ

1-6


DPT

Quá mẫn/sốc

0 - 1 giờ

20

1-2

(Theo tài liệu của WHO)
1.3. Một số nghiên cứu tại Việt Nam về kiến thức, thực hành
tiêm chủng đủ liều, đúng lịch cho trẻ dưới 1 tuổi
Trong các nghiên cứu tại Việt Nam trong thời gian qua đã
chỉ ra được phần nào thành quả đạt được trong công tác tiêm
chủng mở rộng toàn quốc, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1
tuổi được cải thiện đáng kể. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều yếu
tố làm tỷ lệ này không được đồng đều tại các địa phương khác
nhau và làm giảm tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi. Các
yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ chưa cao là
yếu tố cá nhân bà mẹ bao gồm: số con, trình độ học vấn, nghề
nghiệp, dân tộc, thời gian chờ đợi tiêm lâu, bận việc, thiếu kiến
thức về tiêm chủng; yếu tố dịch vụ y tế bao gồm hết vắc xin; yếu
tố môi trường xã hội bao gồm truyền thông kém, trình độ quản lý,
kĩ năng thực hành truyền thông giáo dục sức khoẻ tiêm chủng của
cán bộ y tế còn hạn chế; yếu tố thuộc về trẻ là trẻ ốm vào thời
điểm cần đưa đi tiêm chủng. Cụ thể trong các nghiên cứu sau:
Năm 2010, Phạm Minh Khuê đã thực hiện nghiên cứu tại
một huyện nông nghiệp của Hải phòng cho thấy tỷ lệ tiêm chủng
đầy đủ ở trẻ dưới 5 tuổi là khá cao (93,4%), nhưng ở trẻ dưới 1

tuổi chỉ đạt 89,84%, thấp hơn so với tỷ lệ trung bình cả nước
[13].
Cũng trong năm 2010, nghiên cứu của Trương Văn Dũng thực
hiện tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh trên 644 trẻ từ 10 đến 36
tháng tuổi và 644 bà mẹ của trẻ đó bằng phương pháp mô tả cắt
ngang cho kết quả tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ đạt 96,27%, còn
3,73% trẻ không tiêm chủng đầy đủ. Bà mẹ hiểu biết mức độ ít là
81%, hiểu biết vừa là 12% và thấp nhất là mức hiểu biết cao
chiếm tỷ lệ 7%. Trong nghiên cứu này tác giả cũng chỉ ra được
nguyên nhân trẻ không tiêm chủng đầy đủ là do trẻ ốm (43,3%),
hết vắc xin (33,7%) và do mẹ bận việc (9,64%). Ngoài ra còn cho
kết quả yếu tố học vấn của bà mẹ có ảnh hưởng đến sự hiểu biết
13


về chương trình tiêm chủng của bà mẹ [14].
Một nghiên cứu do một nhóm tác giả thuộc TTYT huyện Nam
Đông, tỉnh thừa thiên Huế năm 2011 bằng phương pháp mô tả cắt
ngang trên 433 trẻ dưới 1 tuổi bà mẹ của các trẻ đó cho kết quả
tiêm chủng đầy đủ 7 loại vắc xin là 92,1%, tiêm chủng BCG 100%,
có sẹo đạt 99,8%, các loại vắc xin khác từ 81,1% đến 92,1%. Hầu
hết các bà mẹ đều biết lợi ích của việc tiêm chủng (95,6%), nhưng
số mẹ bà biết đúng số lần tiêm và biết đúng lịch tiêm chủng chỉ
chiếm 24,7% và 28,4% [7].
Việc kết hợp cả ba phương pháp thu thập thông tin về tiêm
chủng là xem phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân, xem sổ tiêm chủng tại
trạm y tế và phỏng vấn hộ gia đình sẽ đưa lại kết quả tiêm chủng
một cách đầy đủ và chính xác nhất. Kết quả đánh giá: tỷ lệ tiêm
chủng riêng rẽ từng loại vắc xin cho trẻ đạt trên 90%, tỷ lệ tiêm
chủng đầy đủ cho trẻ là 88,7%. Các phương pháp khác đều dẫn

đến những kết quả tiêm chủng sai lệch, thấp hơn [8].
Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn và cộng sự (2013) thực hiện
tại Hà Tĩnh để đánh giá thực trạng công tác tiêm chủng mở rộng
cho trẻ dưới 1 tuổi cho kết quả tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ
các loại vắc xin là 82,8%; Trẻ được tiêm chủng lao đạt cao nhất
99,2%; tiêm chủng các vắc xin DPT-VGB-Hib mũi 3 đạt tỷ lệ thấp
nhất 82,8%. Có 78,2% bà mẹ có hiểu biết đúng lợi ích của tiêm
chủng; Biết đầy đủ 8 bệnh trong Chương trình TCMR là 34,5%;
Biết đầy đủ lịch tiêm chủng các loại vắc xin là 43,3%. Tuy nhiên, chỉ
có 7,3% là biết đủ các phản ứng phụ sau tiêm chủng. Nghiên cứu
cho thấy con của các bà mẹ là công chức, viên chức được tiêm
chủng đầy đủ nhiều hơn con của các bà mẹ mà nông hoặc các nghề
khác; Con của các bà mẹ có trình độ học vấn PTTH trở lên được
tiêm chủng đầy đủ nhiều hơn con của các bà mẹ có trình độ học
vấn khác [18].
Tác giả Nguyễn Văn Hòa (2015) nghiên cứu trên 325 trẻ em
từ 4 đến 6 tháng tuổi tại tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá tỷ lệ tiêm
chủng vắc xin Quinvaxem đầy đủ là 49,5%. Trong đó tỷ lệ tiêm vắcxin OPV là 94,5%. Nghiên cứu cũng chỉ ra các lý do chủ yếu dẫn đến
tỷ lệ tiêm vắc xin Quinvaxem thấp là do thiếu văc xin (57,3%) và
trẻ bị bệnh (52,4%). Trẻ không được tiêm chủng do lo sợ phản ứng
sau tiêm chủng chỉ chiếm 1,8%. Không có mối liên quan giữa tỷ lệ
tiêm chủng Quinvaxem với trình độ học vấn của bà mẹ/người
14


chăm sóc, tình trạng kinh tế của hộ gia đình và khoảng cách từ nhà
đến trạm y tế [19].
Nghiên cứu của Trịnh Quang Trí và cộng sự (2015) đánh giá
tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ dưới 1 tuổi tại Đăk Lăk cho kết
quả sau khi hiệu chỉnh theo tỷ lệ dân số thì tỷ lệ tiêm chủng đầy

đủ cho trẻ dưới 1 tuổi là 82,49% và tỷ lệ tiêm vắc xin VGB trong 24
giờ đầu là 66,32%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trình độ học vấn
của người mẹ càng cao thì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ càng nhiều. Trẻ
sinh ra tại cơ sở y tế hoặc sinh tại nhà do cán bộ y tế đỡ đẻ có tỷ
lệ tiêm chủng đầy đủ gấp 1,37 lần so với những trẻ sinh tại nhà
không do cán bộ y tế đỡ đẻ [20].

15


Chương 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bà mẹ tr ự c ti ế p chăm sóc tr ẻ và phiếu tiêm chủng của
trẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi trên địa bàn th ị tr ấn Yên Mỹ, huy ện
Yên Mỹ năm 2018.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Bà mẹ tr ự c ti ế p chăm sóc trẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi
đồng ý tham gia nghiên cứu, có khả năng cung cấp thông tin (không
có vấn đề về trí nhớ và tâm thần, không bị câm điếc, …).
- Phiếu tiêm chủng của trẻ em từ 12 đến 23 tháng tuổi.
- Sổ theo dõi tiêm chủng của trẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi tại
Trạm Y tế thị trấn Yên Mỹ.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Những đối tượng không đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn đối
tượng nghiên cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 4 năm 2018 đến tháng 11 năm 2018.
- Địa điểm: thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu
- Áp dụng cỡ mẫu điều tra cho nghiên cứu mô tả cắt ngang:
Trong đó:
n: cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu.
p = 0,35: Tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức đạt về tiêm chủng
đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh
Hương năm 2015 [9].
q = 1- 0,35 = 0,65
d: Độ chính mong muốn, chọn d= 0,07
16


Z1 – α / 2 Hệ số giới hạn tin cậy, Z(1 - /2) = 1,96 với  = 0,05 tương
ứng với độ tin cậy là 95%.
Thay vào công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu là: 178
Chúng tôi điều tra 200 đối tượng.
2.3.3. Các biến số cần thu thập
2.3.3.1. Thông tin chung về trẻ:
- Giới tính;
- Nơi sinh;
- Con thứ trong gia đình.
2.3.3.2. Thông tin chung về bà mẹ nuôi dưỡng trẻ
- Các đặc điểm về tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tổng
số con.
- Nguồn thông tin về tiêm chủng và kênh thông tin mà bà mẹ
đã tiếp cận.
- Kiến thức và thực hành về tiêm vắc xin của bà mẹ về tiêm
chủng đủ liều, đúng lịch cho trẻ dưới 1 tuổi.

2.3.3.3. Tình trạng tiêm vắc xin đủ liều, đúng lịch của trẻ
- Tr ẻ tiêm đ ủ li ề u: trẻ được tiêm 1 mũi vắc xin BCG, 3 mũi
vắc xin chứa thành phần bạch hầu – ho gà – u ốn ván, viêm gan B,
Hib, tiêm hoặc uống 3 lần vắc xin bại liệt ch ứa thành ph ần tuýp 1,
tuýp 3 và ít nhất 1 lần vắc xin bại liệt ch ứa thành ph ần tuýp 2; 1
mũi vắc xin sởi.
Tiêm chủng đúng lịch là trẻ được tiêm chủng đúng thời gian
quy định của Bộ Y tế, cụ thể như sau:
- Vắc xin BCG:
+ Đúng lịch: tiêm trong vòng 30 ngày sau sinh.
+ Không đúng: khi tiêm không đúng th ời gian (quá 30 ngày sau
sinh).
- Vắc xin viêm gan B sơ sinh:
+ Đúng lịch: tiêm trong vòng 72 giờ (3 ngày sau sinh).
+ Không đúng: khi tiêm không đúng thời gian trên.
- Vắc xin viêm gan B1:
+ Đúng lịch: khi trẻ 2 tháng tuổi tiêm VGB1 trong vòng 60 – 90
ngày sau sinh.
+ Không đúng: tiêm quá sớm trước 60 ngày hay quá trễ sau 90
ngày.
- Vắc xin viêm gan B2:
17


+ Đúng lịch: khi trẻ 3 tháng tuổi tiêm VGB2 trong vòng 91 –
120 ngày sau sinh và cách mũi VGB1 30 – 31 ngày.
+ Không đúng: tiêm không đúng thời gian trên hoặc khoảng
cách với mũi 1 không đúng qui định.

- Vắc xin viêm gan B3:

+ Đúng lịch: khi trẻ 4 tháng tuổi tiêm VGB3 trong vòng 121 –
150 ngày sau sinh và cách mũi VGB2 30 – 31 ngày.
+ Không đúng: tiêm không đúng thời gian trên hoặc khoảng
cách với mũi 2 không đúng qui định.
- Vắc xin OPV1:
+ Đúng lịch: khi trẻ 2 tháng tuổi uống OPV1 trong vòng 60 –
90 ngày sau sinh.
+ Không đúng: uống OPV1 quá sớm trước 60 ngày hay quá tr ễ
sau 90 ngày.
- Vắc xin OPV2:
+ Đúng lịch: khi trẻ 3 tháng tuổi uống OPV2 trong vòng 91 –
120 ngày sau sinh và cách OPV1 30 – 31 ngày.
+ Không đúng: tiêm không đúng thời gian trên hoặc khoảng
cách với OPV 1 không đúng qui định.
- Vắc xin OPV3:
+ Đúng lịch: khi trẻ 4 tháng tuổi uống OPV3 trong vòng 121 –
150 ngày sau sinh và cách OPV2 30 – 31 ngày.
+ Không đúng: tiêm không đúng thời gian trên hoặc khoảng
cách với OPV 2 không đúng qui định.
- Vắc xin IPV:
+ Đúng lịch: khi trẻ 5 tháng tuổi tiêm IPV trong vòng 151 –
180 ngày sau sinh.
+ Không đúng: tiêm không đúng thời gian trên.
- Vắc xin DPT1:
+ Đúng lịch: khi trẻ 2 tháng tuổi tiêm DPT1 trong vòng 60 – 90
ngày sau sinh.
+ Không đúng: tiêm quá sớm trước 60 ngày hay quá trễ sau 90
ngày.
- Vắc xin DPT2:
18



+ Đúng lịch: khi trẻ 3 tháng tuổi tiêm DPT2 trong vòng 91 –
120 ngày sau sinh và cách mũi DPT1 30 – 31 ngày.
+ Không đúng: tiêm không đúng thời gian trên hoặc khoảng
cách với mũi 1 không đúng qui định.
- Vắc xin DPT3:
+ Đúng lịch: khi trẻ 4 tháng tuổi tiêm DPT3 trong vòng 121 –
150 ngày sau sinh và cách mũi DPT2 30 – 31 ngày.
+ Không đúng: tiêm không đúng thời gian trên hoặc khoảng
cách với mũi 2 không đúng qui định.
- Vắc xin Sởi:
+ Đúng lịch: khi trẻ 9 tháng (270 – 300 ngày sau sinh).
+ Không đúng: tiêm quá sớm trước 270 ngày hoặc quá trễ sau
300 ngày.
Trẻ tiêm đúng lịch đối của một loại vắc xin được quy định là:
trẻ được tiêm đúng lịch tất cả các mũi tiêm của loại vắc xin đó, t ức
là trẻ tiêm được tiêm đủ liều vắc xin cơ bản và đúng lịch c ủa lo ại
vắc xin đó.
2.3.3.4. Các yếu tố liên quan đến thực hành tiêm chủng đủ liều,
đúng lịch cho trẻ dưới 1 tuổi
- Các đặc điểm của trẻ bao gồm: Giới tính, nơi sinh, con thứ
trong gia đình.
- Các đặc điểm của bà mẹ bao gồm: độ tuổi, trình độ học vấn
của bà mẹ, nguồn thông tin về tiêm chủng, kiến thức và thực hành
tiêm vắc xin cho trẻ của bà mẹ.
2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu
- Phỏng vấn trực tiếp bà mẹ chăm sóc trẻ bằng bộ câu hỏi đã
được thiết kế sẵn.
- Công cụ thu thập số liệu: Bộ câu hỏi được thiết kế dựa theo

mục tiêu của nghiên cứu có tham khảo các tài liệu nghiên cứu khác
về tiêm chủng trước đây.
- Điều tra viên bao gồm: nghiên cứu viên và cán bộ trạm y tế.
Điều tra viên có kỹ năng phỏng vấn, thu thập số liệu từ sổ/ phiếu
tiêm chủng của trẻ, sổ tiêm chủng tại TYT.
* Cách đánh giá kiến thức, thực hành: Đánh giá về kiến thức, thực
hành: Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Khi trả lời được ≥ 2/3 s ố
điểm của câu thì được đánh giá là đạt, trả lời được < 2/3 s ố đi ểm
của câu là không đạt.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
19


- Số liệu được làm sạch trong quá trình kiểm tra phiếu, nh ập
liệu và kiểm tra bằng các phần mềm thống kê.
- Nhập liệu: Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1.
- Phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0.
+ Phần mô tả: thể hiện tần suất của các biến trong nghiên
cứu bao gồm các biến yếu tố cá nhân, kiến th ức, thực hành tiêm
chủng và tiếp cận thông tin tiêm chủng.
+ Phần phân tích: đưa ra các mối liên quan giữa biến ph ụ
thuộc giữa thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi với các biến
độc lập như giới tính của trẻ, nơi sinh, con th ứ trong gia đình; tu ổi
của bà mẹ, trình độ học vấn của bà mẹ, nghề nghiệp của bà mẹ,
nguồn thông tin về tiêm chủng được tiếp cận.
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu
- Tất cả các đối tượng tham gia đều được giải thích rõ ràng,
cụ thể về mục đích, nội dung nghiên cứu. Đối tượng tự nguyện
tham gia vào nghiên cứu và được quyền dừng ở bất kỳ thời điểm
nào trong quá trình phỏng vấn.

- Đảm bảo riêng tư và bí mật cá nhân của đối tượng điều
tra.
- Tất cả các thông tin thu được chỉ phục vụ cho mục đích
nghiên cứu.

20


Chương 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung
3.1.1. Thông tin chung về trẻ
Bảng 3.1. Thông tin chung của trẻ (n = 200)
Đặc điểm của trẻ

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Giới tính
Nam

105

52,5

Nữ

95


47,5

Bệnh viện

179

89,5

Trạm y tế hoặc phòng khám khu vực

21

10,5

Con đầu lòng

82

41

Con thứ 2 trở lên

118

59

Nơi sinh

Con thứ


Nhận xét: Có 52,5% là bé trai và 47,5% là bé gái. Nơi sinh chủ yếu là
ở bệnh viện với 89,5%. Đa số (59%) là con thứ 2 trở lên. Trong khi đó,
con đầu lòng có tỷ lệ là 41%.
3.1.2. Thông tin chung về bà mẹ
Bảng 3.2: Phân bố tuổi của bà mẹ
Tuổi của bà mẹ
18 - 35

Tần số

Tỷ lệ (%)

168

84

21


> 35

32

16

Nhận xét: Dựa vào bảng 3.1 ta thấy tuổi bà mẹ trong nghiên cứu
tập trung nhiều ở độ tuổi từ 18-35 tuổi chiếm 84%, chỉ có 16%
số bà mẹ trên 35 tuổi.
Bảng 3.3: Phân bố trình độ học vấn của bà mẹ
Tần số

Tỷ lệ (%)
Trình độ học vấn
của bà mẹ
Tiểu học
69
34,5
THCS, THPT

85

42,5

Trung cấp, CĐ, ĐH

46

23

Nhận xét: Trong 200 bà mẹ th a m g i a nghiên cứu, trình độ học
vấn Tiểu học chiếm 34,5%, chiếm tỷ lệ cao nhất là THCS, THPT
(42,5%), trình độ từ Trung cấp, CĐ, ĐH trở lên chiếm (23%).
Bảng 3.4: Phân bố nghề nghiệp của bà mẹ
Tần số
Tỷ lệ (%)
Nghề nghiệp
của bà mẹ
Cán bộ viên chức
26
13
Nông dân


78

39

Buôn bán

34

17

Nội trợ

62

31

Nhận xét: Các bà mẹ là cán bộ viên chức chỉ chiếm 13%, làm nghề
buôn bán chiếm 17%, ngh ề nghi ệ p là nông dân chiếm cao nhất
(39%), còn lại là nội trợ, không đi làm chiếm 31%.
Bảng 3.5: Nguồn thông tin về tiêm chủng
Nguồn thông tin về tiêm chủng

Tần số

Tỷ lệ (%)

CBYT

116


58

Loa phát thanh, đài

92

46

Tivi

79

39,5

Sách báo, tạp chí

58

29

Internet

23

1,15

Người thân, bạn bè

27


1,35

Nhận xét: Thông tin bà mẹ nhận được về tiêm chủng có thể từ
nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là từ cán b ộ y t ế chi ếm
22


58%, t ừ loa phát thanh, đài là 46%, tiếp theo là tivi chiếm 39,5%, từ
sách báo, tạp chí là 29%, t ừ internet là 1,15%, từ người thân bạn
bè là 1,35%.
3.2. Kiến thức của các bà mẹ về tiêm chủng đủ liều, đúng lịch
cho trẻ
Bảng 3.6: Kiến thức về lợi ích của tiêm chủng
Lợi ích của tiêm chủng
Để phòng bệnh
Không biết

Tần số

Tỷ lệ (%)

200

100

0

0


Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% các bà mẹ đều
biết tác dụng của tiêm chủng cho trẻ là phòng một số bệnh ở trẻ
em.
Bảng 3.7: Kiến thức về các bệnh phòng ngừa được nhờ tiêm
chủng
Những bệnh phòng ngừa được
nhờ tiêm chủng
Lao

Tần số

Tỷ lệ (%)

186

93

Bạch hầu

188

94

Ho gà

188

94

Uốn ván


188

94

Bại liệt

185

92,5

Viêm gan B

189

94,5

Sởi

191

95,5

Viêm phổi, viêm màng não do Hib

132

66

Nhận xét: Hầu hết các bà mẹ biết được các bệnh trong 8 bệnh cần

tiêm chủng để phòng bệnh cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nhưng chỉ có
66% bà mẹ biết được bệnh viêm phổi, viêm màng não do Hib.
Bảng 3.8: Kiến thức về dấu hiệu thường gặp sau tiêm chủng
Dấu hiệu thường gặp
Tần số
Tỷ lệ (%)
sau tiêm chủng
Sốt nhẹ
162
81
Trẻ quấy khóc

156

78

Sưng, đỏ tại chỗ tiêm

145

72,5

23


Nhận xét: Trong số các dấu hiệu thường gặp sau khi tiêm chủng
cho trẻ nhỏ thì tỷ lệ bà mẹ biết dấu hiệu sốt nhẹ là cao nhất
c h i ế m 81%, tiếp đến là dấu hiệu trẻ quấy khóc 78% và dấu
hiệu sưng đỏ tại chỗ tiêm 72,5%.
Bảng 3.9: Kiến thức về những trường hợp trẻ bệnh nhưng

vẫn nên đưa đi tiêm chủng
Những trường hợp bệnh vẫn
Tần số
Tỷ lệ (%)
nên đưa đi tiêm chủng
Trẻ tiêu chảy nhẹ
89
44,5
Trẻ bị suy dinh dưỡng

103

51,5

Trẻ đang mọc răng

161

80,5

Trẻ ho, chảy nước mũi không có sốt

65

32,5

Không biết

125


62,5

Nhận xét: Kết quả cho thấy, tỷ lệ bà mẹ biết được trường hợp vẫn
nên đưa trẻ đi tiêm khi trẻ đang có các biểu hiện: trẻ đang mọc
răng là 80,5%; suy dinh dưỡng là 51,5%; tiêu chảy nhẹ là 44,5%
hoặc trẻ ho, chảy nước mũi không có sốt là 32,5%. Có đến 62,5 %
các bà mẹ không biết bất kì trường hợp bệnh nào vẫn có thể tiêm
chủng cho trẻ.
Bảng 3.10: Kiến thức về tác dụng của sổ tiêm chủng
Tác dụng của sổ/ phiếu tiêm
Tần số
Tỷ lệ (%)
chủng
Cho biết trẻ đã tiêm những vắc xin gì
181
90,5
Lịch tiêm chủng cho trẻ < 1 tuổi

159

79,5

Thời gian đến buổi tiêm chủng tiếp
155
77,5
theo
Nhận xét: Kết quả cho thấy 90,5% các bà mẹ biết tác dụng của sổ
tiêm chủng là để biết được trẻ đã tiêm những vắc xin gì, 79,5% các
bà mẹ biết tác dụng của sổ tiêm chủng là để biết được lịch tiêm
chủng cho trẻ dưới 1 tuổi và 77,5% các bà mẹ biết tác dụng của sổ

tiêm chủng là để biết được thời gian đến buổi tiêm chủng tiếp theo.
Bảng 3.11: Kiến thức về tiêm chủng đủ liều
Kiến thức về TC đủ liều, đúng lịch
Tần số
Tỷ lệ (%)
Tiêm đủ các loại vắc xin phòng 8
12
6
bệnh
Tiêm đủ các loại vắc xin phòng 8
188
94
bệnh và tiêm đủ liều
24


Nhận xét: Đa số các bà mẹ biết tiêm chủng đủ liều, đúng lịch cho
trẻ dưới 1 tuổi là phải tiêm đủ các loại vắc xin đ ể phòng 8 bệnh và
tiêm đủ liều (94%), chỉ có 6% các bà mẹ cho rằng chỉ cần tiêm đủ
các loại vắc xin để phòng 8 bệnh.
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%

0%

95%

92%
80 %
63%

93%

Biểu đồ 3.1: Nội dung thông tin về tiêm chủng bà mẹ nhận
được
Nhận xét: Nội dung thông tin về tiêm chủng mà bà mẹ nhận được
cao nhất là địa điểm và ngày giờ tiêm chủng (95%), tiếp theo là các
loại vắc xin cần tiêm (93%), thông tin v ề lợi ích của việc tiêm
chủng chiếm 92%, thông tin về lịch tiêm chủng chiếm 80%, chỉ có
63% bà mẹ nhận được thông tin về phản ứng phụ sau tiêm và cách
xử trí.
7.00%

Ki ến th ức đ ạ t
Ki ến th ức không
đạt
93.00%

25


×