Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Thực trạng tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi ở hà nội tại thời điểm điều tra năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.62 KB, 110 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hướng đến mục tiêu bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh truyền nhiễm phổ biến
và gây tử vong cao, chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã bắt đầu
được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Tại Hà Nội, sau giai
đoạn triển khai thí điểm, đến năm 1985 chương trình đã bao phủ 100% các xã,
phường, thị trấn trên địa bàn thành phố, với tỷ lệ đối tượng được tiêm chủng
đầy đủ năm sau cao hơn năm trước. Từ nhiều năm nay tỷ lệ bao phủ trong
nhóm trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 95%. Nhờ tiêm vắc xin, tỷ lệ mắc các bệnh
truyền nhiễm giảm hàng chục đến hàng trăm lần góp phần vào thành công
chung của Việt Nam: thanh toán được bệnh bại liệt (năm 2000), loại trừ uốn
ván sơ sinh (2005), tiến tới thanh toán, loại trừ từng bệnh có vắc xin sử dụng
trong CTTCMR ở những năm tiếp theo [1].
Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến
phức tạp. Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ bệnh bạch hầu bùng phát
sau nhiều năm khống chế tốt, số mắc bệnh hàng năm chỉ ghi nhận dưới 10
trường hợp, tuy nhiên năm 2015 đã ghi nhận 16 trường hợp mắc, tương
đương với số ca mắc năm 2014 và tăng so với năm 2013 (5 ca). Tính đến
tháng 08/2016 đã ghi nhận 11 ca mắc tại tỉnh Bình Phước. Không chỉ số mắc
bạch hầu tăng, số mắc ho gà năm 2015 cũng tăng cao so với năm 2014 từ 107
ca tăng lên 380 ca, số mắc tập trung tại các thành phố lớn. Trong đó 50% là
chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ [2]. Thủ đô Hà Nội
cũng không nằm ngoài bối cảnh đó, năm 2013 toàn thành phố chỉ ghi nhận 06
ca mắc ho gà, số mắc liên tục tăng lên 23 ca năm 2014 và tăng đột biến năm
2015 với 164 ca trong đó có 1 ca tử vong và 08 tháng đầu năm 2016 đã ghi
nhận 53 ca. Đặc biệt, phải kể đến dịch sởi xảy ra năm 2014, có đến 1971 ca
sởi, trong đó có 14 trường hợp tử vong. Nguyên nhân là do tỷ lệ tiêm chủng



2
giảm [1]. Trong thời gian vừa qua đã xảy ra một số trường hợp tai biến nặng
sau tiêm chủng liên quan đến vắc xin trong chương trình TCMR, người dân
dè dặt khi đưa con em đi tiêm chủng miễn phí, trong khi vắc xin dịch vụ khan
hiếm dẫn đến hậu quả trẻ không được tiêm chủng đầy đủ hoặc tiêm chủng
không đúng lịch (chiếm đến 75% theo thống kê từ dịch sởi năm 2014).
Mặt khác, Hà Nội là thủ đô của đất nước, địa bàn rộng, cấu trúc đa dạng:
đô thị, đang đô thị hóa với các mức độ khác nhau, nông thôn; tình hình dân cư
ở khu vực nội thành ngày càng phức tạp, dân cư đông, di biến động dân cư
nhiều. Số đối tượng trong chương trình TCMR hàng năm rất lớn (trung bình
140.000 trẻ mỗi năm). Bên cạnh hình thức tiêm chủng miễn phí trong chương
trình TCMR, hình thức tiêm chủng dịch vụ cũng được người dân lựa chọn
nhiều (khoảng 15%). Đây là thách thức đối với chương trình TCMR thành
phố trong việc đảm bảo tốt công tác TCMR nhất là không bỏ sót đối tượng.
Trước tình hình đó, việc xác định tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và
các yếu tố liên quan tại Hà Nội là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả của
chương trình, đồng thời đưa ra những khuyến nghị thích hợp nhằm hạn chế
dịch bệnh lớn có thể bùng phát. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
“Thực trạng tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới
1 tuổi ở Hà Nội tại thời điểm điều tra năm 2016” với các mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ em
dưới 1 tuổi ở Hà Nội tại thời điểm điều tra năm 2016.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch ở
trẻ em dưới 1 tuổi ở Hà Nội tại thời điểm điều tra năm 2016.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Các khái niệm
1.1.1. Vắc xin
Vắc xin là chế phẩm sinh học với thành phần là các kháng nguyên có
nguồn gốc từ các vi sinh vật gây bệnh đã được bào chế để làm giảm hoặc mất
khả năng gây bệnh. Vắc xin được chủ động đưa vào trong cơ thể để kích thích
cơ thể sinh miễn dịch chủ động phòng bệnh
Ngày nay, khái niệm về vắc xin đã được mở rộng, không chỉ là chế phẩm
từ vi sinh vật được dùng để phòng bệnh, mà vắc xin còn được làm từ vật liệu
sinh học không vi sinh vật và được dùng với các mục đích khác nhau như: vắc
xin chống khối u được làm từ các tế bào sinh khối u, vắc xin chống thụ thai
được làm từ thụ thể (receptor) của trứng dùng để ngăn cản điều kiện thụ
thai…
Vắc xin có thể được chế tạo từ vi khuẩn, vi rút hoặc độc tố của chúng
hay tái tổ hợp từ các kháng nguyên đặc hiệu . Phân loại theo nguồn gốc ta
chia vắc xin thành 2 loại: Vắc xin được chế tạo từ vi khuẩn và vắc xin được
chế tạo từ vi rút.
- Vắc xin được chế tạo từ vi khuẩn:
+ Vắc xin sống giảm động lực: Vắc xin BCG, thương hàn uống…
+ Vắc xin bất hoạt vi khuẩn: Vắc xin ho gà, thương hàn tiêm…
+ Vắc xin giải độc tố: Vắc xin bạch hầu uống, uốn ván…
+ Vắc xin thứ đơn vị: Vắc xin ho gà vô bào, vắc xin cầu khuẩn phổi…


4
- Vắc xin được chế tạo từ vi rút:
+ Vắc xin vi rút sống giảm độc lực: Vắc xin Sởi, bại liệt uống (OPV),
quai bị, rubella…
+ Vắc xin bất hoạt: Vắc xin cúm, dại, Viêm não Nhật Bản, bại liệt (IPV),
viêm gan A…
+ Vắc xin thứ đơn vị: vắc xin cúm, vắc xin viêm gan B tái tổ hợp…

1.1.2. Tiêm chủng
Tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo
cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật .
Tiêm chủng là hình thức gây miễn dịch chủ động nhờ vắc xin. Mũi tiêm
chủng đầu tiên cho người chưa bao giờ tiếp xúc với kháng nguyên thường tạo
ra kháng thể loại IgM. Tùy thuộc vào khả năng đáp ứng và thời gian tiêm, mũi
thứ 2 sẽ kích thích đáp ứng miễn dịch nhanh hơn, cao hơn và thường là kháng
thể loại IgG. Sau tiêm đủ các mũi cơ bản, miễn dịch sẽ duy trì ở mức độ cao
trong thời gian dài và cho dù lượng kháng thể giảm xuống nhưng do cơ chế trí
nhớ miễn dịch nên đa số trường hợp vẫn có khả năng kích thích cơ thể đáp
ứng nhanh khi tiếp xúc lại với mầm bệnh .
Tiêm chủng là một biện pháp can thiệp rộng lớn mang tính cộng đồng.
Quá trình này gồm nhiều công đoạn với quy mô khác nhau, trong đó chương
trình TCMR với vai trò cung cấp dịch vụ tiêm chủng, còn người dân chủ yếu
là trẻ em - đối tượng được hưởng dịch vụ tiêm chủng.
Tác động của việc tiêm chủng vô cùng to lớn đối với sức khỏe của con người
trên toàn thế giới mà không có một phương thức hay một kháng sinh nào có thể
ảnh hưởng lớn đến việc làm giảm tỷ lệ chết cho cộng đồng như vắc xin .


5
1.1.3. Lịch tiêm chủng của trẻ trong chương trình TCMR tại Việt Nam
Chương trình Tiêm chủng mở rộng bắt đầu được triển khai ở Việt Nam
từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới
và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc. Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung
cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc 6
loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao: Lao, bạch hầu, ho gà,
uốn ván và sởi. Sau một thời gian thí điểm, chương trình từng bước được mở
rộng dần cả về địa bàn và đối tượng tiêm chủng. Từ năm 1985 tới nay toàn bộ
trẻ em dưới 1 tuổi trên toàn quốc đã có cơ hội được tiếp cận với Chương trình

TCMR. Sau khi có chủ trương đưa vắc xin mới phòng bệnh viêm phổi/viêm
màng não mủ do vi khuẩn Hib cũng như bổ sung các mũi tiêm nhắc của vắc
xin sởi và vắc xin DPT vào chương trình. Ngày 17/03/2010 Bộ Y tế có quyết
định số 845/2010/QĐ-BYT thay đổi về lịch tiêm các vắc xin phòng bệnh
viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi và Hib như sau :
Bảng 1.1. Lịch tiêm chủng của trẻ em trong chương trình TCMR
STT

Tuổi của trẻ

1

Sơ sinh

2

02 tháng

3

03 tháng

4

04 tháng

5

09 tháng


6

18 tháng

Vắc xin sử dụng
- BCG
- Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong vòng 24 giờ
- DPT-VGB-Hib mũi 1
- OPV lần 1
- DPT-VGB-Hib mũi 2
- OPV lần 2
- DPT-VGB-Hib mũi 3
- OPV lần 3
- Sởi mũi 1
- DPT mũi 4
- Sởi mũi 2

1.1.4. Tiêm chủng đầy đủ
Theo định nghĩa của Viện vệ sinh dịch tễ trung ương, một trẻ dưới 1 tuổi
được tiêm đầy đủ là được nhận đủ 8 loại vắc xin và đủ 14 liều như sau: Vắc


6
xin BCG, 3 liều vắc xin DPT, 3 liều vắc xin VGB, 3 liều viêm màng não mủ
do Hib, 3 lần uống vắc xin OPV và tiêm vắc xin Sởi. Viêm gan B sơ sinh
không được đưa vào chỉ tiêu tiêm chủng đầy đủ . Như vậy trẻ tiêm chủng
không đầy đủ là thiếu 1 trong số 14 liều như trên.
Tiêm chủng đúng lịch là trẻ được tiêm chủng đầy đủ và theo đúng thời
gian quy định của Bộ Y tế, cụ thể:
+ Vắc xin BCG:

 Tiêm trong vòng 01 tháng tuổi
 Trẻ được tiêm Lao muộn là trẻ tiêm BCG trên 01 tháng tuổi
+ Vắc xin Viêm gan B:
 Tiêm đủ 03 mũi, từ đủ 02 tháng tuổi đến trước 06 tháng tuổi, các mũi cách
nhau tối thiểu 01 tháng
 Trẻ tiêm không đúng lịch là không hoàn thành 03 mũi trước 06 tháng
+ Vắc xin DPT:
 Tiêm 03 mũi, từ đủ 02 tháng tuổi đến trước 06 tháng tuổi, các mũi
cách nhau tối thiểu 01 tháng
 Trẻ tiêm không đúng lịch là không hoàn thành 03 mũi trước 06 tháng
+ Vắc xin OPV/IPV:
 Uống/tiêm (sau đây gọi chung là tiêm) đủ 03 liều, từ đủ 02 tháng tuổi
đến trước 06 tháng tuổi, các liều cách nhau tối thiểu 01 tháng.
 Trẻ tiêm không đúng lịch là không hoàn thành 03 liều trước 06 tháng
+ Vắc xin viêm màng não mủ do Hib:
 Tiêm 03 mũi, từ đủ 02 tháng tuổi đến trước 06 tháng tuổi, các mũi
cách nhau tối thiểu 01 tháng
 Trẻ tiêm không đúng lịch là không hoàn thành 03 mũi trước 06 tháng
+ Vắc xin Sởi:


7
 Tiêm khi trẻ đủ 09 tháng tuổi đến trước 11 tháng tuổi
 Trẻ tiêm không đúng lịch là tiêm khi trẻ đủ 11 tháng
Một trẻ được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch mới có miễn dịch cho trẻ đó
phòng bệnh. Khoảng cách giữa các liều vắc xin phải tuân thủ theo quy định của
nhà sản xuất của từng vắc xin, khoảng cách đó là tối thiểu. Không được tiêm
chủng trước lịch tiêm, vì như vậy trẻ sẽ không được miễn dịch tốt nhất.
1.1.5. Phản ứng sau tiêm chủng
Khái niệm

- Phản ứng sau tiêm chủng là hiện tượng bất thường về sức khỏe bao
gồm các biểu hiện tại chỗ tiêm chủng hoặc toàn thân xảy ra sau tiêm chủng,
không nhất thiết do việc sử dụng vắc xin, bao gồm phản ứng thông thường
sau tiêm chủng và tai biến nặng sau tiêm chủng .
- Phản ứng sau tiêm chủng là tình trạng bệnh xảy ra sau khi tiêm chủng
được nghĩ là do tiêm chủng gây ra. Các trường hợp này có thể do vắc xin
hoặc liên quan tới quá trình tiêm chủng .
- Tai biến nặng sau tiêm chủng là phản ứng bất thường sau tiêm chủng có
thể đe dọa đến tính mạng người được tiêm chủng (bao gồm các triệu chứng
như khó thở, sốc phản vệ hay sốc dạng phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc, sốt
cao co giật, trẻ khóc kéo dài, tím tái, ngừng thở) hoặc để lại di chứng hoặc
làm người được tiêm chủng tử vong .
Nguyên nhân
- Phản ứng của vắc xin: Vắc xin có tác dụng kích thích hệ thống miễn
dịch của người được tiêm chủng để tạo ra miễn dịch chủ động phòng bệnh
[19]. Phản ứng tại chỗ, phản ứng sốt và những phản ứng toàn thân có thể là
một phần của phản ứng miễn dịch cơ thể. Ngoài ra một số thành phần của tá
chất, chất bảo quản có thể gây phản ứng. Rất hiếm gặp những phản ứng nặng


8
do vắc xin. Phản ứng sốc nặng cũng có thể qua khỏi nếu được điều trị thích
hợp .
Một số tác động trực tiếp gây ra bởi vắc xin như: phản ứng tại chỗ và sốt
trong vòng 48 giờ sau khi tiêm DTaP/IPV/Hib; phát ban kèm theo sốt từ bảy
đến mười ngày và viêm tuyến mang tai hai - ba tuần sau khi tiêm MMR .
- Sai sót trong tiêm chủng: sai sót khi thực hành là những lỗi gây ra trong
khi chuẩn bị tiêm, bảo quản hoặc sử dụng vắc xin. Những sai sót này có thể
phòng được, việc phát hiện và sửa chữa những sai sót này có tầm quan trọng
rất lớn. Sai sót do thực hành tiêm chủng có thể gây ra cụm phản ứng có cùng

mối liên quan đến tiêm chủng. Cụm phản ứng có thể liên quan đến việc cung
cấp vắc xin, hoặc cơ sở y tế, thậm chí có thể liên quan đến 1 lọ vắc xin do pha
hồi chỉnh không đúng hoặc nhiễm khuẩn. Sai sót trong tiêm chủng có thể làm
hỏng nhiều lọ vắc xin (vắc xin bị đông băng trong quá trình vận chuyển và
bảo quản làm tăng phán ứng tại chỗ). Các sai sót có thể phòng tránh được nếu
thực hành tiêm chủng tốt .
- Trùng hợp ngẫu nhiên: ở thời điểm tiêm chủng khi có 1 bất thường về
sức khỏe xảy ra sau khi tiêm chủng thường bị quy là do tiêm chủng. Những
phản ứng trùng hợp rất khó tránh khỏi do số lượng người được tiêm chủng rất
lớn. Lịch tiêm chủng trẻ em thường bắt đầu sớm trong khi nguy cơ mắc bệnh
và tử vong ở trẻ em trong giai đoạn này là rất cao. Trẻ rất dễ bị nhiễm trùng
hoặc đã mắc các bệnh bẩm sinh hoặc các dấu hiệu thần kinh nhưng thường
khó phát hiện và dễ bỏ sót. Các tình trạng bệnh lý này xảy ra ngay cả khi
không tiêm chủng. Khi các tình trạng bất thường này xảy ra 1 cách ngẫu
nhiên sau thời điểm vừa tiêm chủng thì dễ bị quy là do tiêm chủng .
- Phản ứng do tiêm: Phản ứng có thể xảy ra mà không liên quan đến thành
phần của Vắc xin, chủ yếu là ngất xỉu, thường xảy ra ở trẻ trên 5 tuổi . Ngất xỉu
dễ nhầm lẫn với sốc phản vệ. Việc phân biết sự khác nhau giữa chúng là rất
quan trọng. Sự lo sợ khi tiêm chủng có thể dẫn đến những triệu chứng như


9
nhức đầu, chóng mặt, cảm giác tê xung quanh miệng và bàn tay, đôi khi nhầm
lẫn với dị ứng. Đối với trẻ nhỏ tuổi hơn có thể bị nôn, ngừng thở có thể xảy ra
trong 1 thời gian ngắn, rồi tự khỏi. Trẻ có thể bị la hét hay chạy trốn để tránh
bị tiêm chủng. Tình huống đặc biệt có thể xảy ra ở 1 nhóm, có thể lan tràn
hàng loạt, nhất là khi có trẻ bị ngất xỉu hoặc 1 phản ứng khác. Việc giải thích
rõ và củng cố lòng tin sẽ làm giảm mức độ lo sợ và sẽ hạn chế được khả năng
xảy ra những phản ứng tương tự.
- Không rõ nguyên nhân: việc xác định nguyên nhân của phản ứng sau

tiêm chủng thường là khó và phụ thuộc rất nhiều vào việc phát hiện, điều tra
sớm các trường hợp phản ứng xảy ra. Trên thực tế, cũng có 1 tỷ lệ lớn các
trường hợp phản ứng, mặc dù đã được tiến hành điều tra đầy đủ, đánh giá
đúng phương pháp nhưng vẫn không tìm thấy nguyên nhân. Những trường
hợp này được xếp vào nhóm không rõ nguyên nhân.
Phân loại
Có nhiều cách phân loại phản ứng sau tiêm, nhưng trong thực hành tiêm
chủng chủ yếu phân loại theo 2 cách sau :
- Phân loại phản ứng theo vị trí:
+ Phản ứng tại chỗ: là những phản ứng xảy ra tại vị trí tiêm chủng như
sưng, đỏ, đau, áp xe tại vị trí tiêm. Những phản ứng này thường xảy ra trong
vòng 48 giờ sau khi tiêm chủng .
+ Phản ứng toàn thân là những phản ứng của cơ thể sau khi tiêm vắc
xin như: sốt, kích thích (quấy khóc), nôn mửa, tiêu chảy, sốc phản vệ …
- Phân loại phản ứng theo mức độ:
+ Phản ứng sau tiêm nhẹ: gồm những phản ứng tại chỗ nhẹ như: sưng,
nóng, đỏ, đau, sốt, dễ bị kích thích, cảm giác khó chịu và những phản ứng
toàn thân (phát ban, tiêu chảy, đau cơ). Phản ứng này thường gặp khi tiêm
chủng bất kì loại vắc xin nào, biểu hiện cụ thể tùy theo từng loại vắc xin.
+ Phản ứng sau tiêm nặng: Bất kì 1 phản ứng sau tiêm nào dẫn đến tình
trạng: tử vong, đe dọa tính mạng hoặc để lại hậu quả lâu dài. Nó gây ra tác hại


10
cho bệnh nhân ngay cả khi không liên quan đến tiêm chủng, có thể làm mất
lòng tin đối với tiêm chủng. Sai sót trong tiêm chủng cũng rất nguy hiểm và
cần được điều ttra làm rõ để phòng xảy ra trong tương lai.
Một số phản ứng nặng có thể gặp:
Sốc phản vệ: Phản ứng dị ứng tức thì trầm trọng (trong vòng 1 giờ) dẫn
đến suy tuần hoàn kèm hoặc không kèm theo co thắt phế quản và/hoặc co thắt

thanh quản/phù nề thanh quản. Sốc phản vệ có thể gặp ở tất cả các loại vắc
xin. Tỷ lệ xuất hiện ở vắc xin DPT (ho gà toàn tế bào) là 20 trường hợp/1
triệu liều vắc xin sử dụng, ở vắc xin viêm gan B là 1-2 trường hợp/ 1 triệu vắc
xin sử dụng.
Nhiễm khuẩn huyết: có thể gặp ở tất cả các loại vắc xin khi tiêm chủng.
Bệnh khởi phát cấp tính, có tính chất toàn thân, trầm trọng do nhiễm khuẩn và
được phát hiện (nếu có thể) qua cấy máu.
Hội chứng sốc nhiễm độc: Có thể gặp ở tất cả các loại vắc xin khi tiêm
chủng. Biểu hiện sốt đột ngột, nôn mửa và tiêu chảy trong vòng vài giờ sau
khi tiêm chủng. Thường dẫn đến tử vong trong vòng 24 - 48 giờ.
Co giật: Những cơn co giật toàn thân không kèm theo dấu hiệu và triệu
chứng tại chỗ. Có sốt hoặc không. Tỷ lệ xuất hiện co giật ở vắc xin DPT (ho
gà toàn tế bào) là 80 – 570 trường hợp/ 1 triệu liều vắc xin sử dụng.
Áp xe tại chỗ tiêm: Tại chỗ tiêm sờ thấy mềm hoặc có rò dịch. Do vi
khuẩn nếu có bằng chứng về nhiễm khuẩn (có mủ, dấu hiệu viêm, sốt, cấy có
vi khuẩn), áp xe vô khuẩn nếu không có triệu chứng trên. Áp xe là một phản
ứng có nguyên nhân do sai sót trong tiêm chủng, do không đảm bảo vô trùng
và/hoặc sai sót trong bảo quản vắc xin .
1.2. Chương trình tiêm chủng trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Chương trình tiêm chủng trên thế giới
Chương trình tiêm chủng mở rộng (Expanded Programme on
Immunization – EPI) được WHO và UNICEF thiết lập từ năm 1974 sau khi


11
thông qua Nghị quyết tại đại hội đồng Y tế thế giới (WHA 27.57). Các vắc xin
đầu tiên được đưa vào chương trình TCMR là: Lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván,
bại liệt, sởi – Đây là 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ mắc và chết cao
nhất ở trẻ em. Mục tiêu của chương trình là phổ cập tiêm chủng cho trẻ em
vào năm 1990. Đó cũng là mục tiêu chủ yếu của WHO trong chiến lược phấn

đấu thực hiện sức khỏe cho mọi người vào năm 2000. Thời gian đầu chỉ có
khoảng 5% trẻ em ở các nước phát triển được tiêm chủng. Trong năm 2014,
khoảng 86% (115 triệu) trẻ em trên toàn thế giới được tiêm đầy đủ 3 liều vắc
xin bạch hầu - uốn ván - ho gà (DTP3). Tính đến năm 2014, có 129 quốc gia
có ít nhất 90% trẻ được tiêm chủng vắc xin DTP3 .
Trong hơn 4 thập kỉ qua, thông qua các văn phòng khu vực của WHO
chương trình TCMR thực hiện chiến lược mở rộng diện triển khai và tăng tỷ
lệ tiêm chủng ở các khu vực và các quốc gia. Các vắc xin: viêm gan B, viêm
màng não mủ do Hib lần lượt được bổ sung vào chương trình TCMR của hầu
hết các nước, kể cả các nước đang phát triển. Riêng vắc xin Quinvaxem đã
được triển khai trên 91 nước trên thế giới.
Chương trình TCMR đã góp phần quan trọng đẩy lùi nhiều bệnh tật và
giảm tỷ lệ tử vong của con người và hạn chế những di chứng gây tàn phế dai
dẳng cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí cho gia đình và xã hội. Tại các nước
đang phát triển, trẻ em là đối tượng được quan tâm hàng đầu về vấn đề tiêm
chủng để phòng tránh bệnh tật và di chứng do các bệnh truyền nhiễm. Mỗi
năm trên thế giới có khoảng 3 triệu người được cứu sống nhờ chương trình
TCMR. Đến nay bệnh bại liệt đã được thanh toán ở nhiều nước trên thế giới,
và chỉ còn lưu hành ở 1 số nước Châu Phi, Châu Á như: Ấn Độ, Công gô,
Pakistan, Băng la đét, … Năm 2002, có 135 nước đã loại trừ được uốn ván sơ
sinh, giảm 1,55 lần so với năm 1980. Công tác phòng chống bệnh Sởi đã được
đẩy mạnh. Số trẻ em chết vì bệnh Sởi đã giảm khoảng 80%, từ 733.000


12
trường hợp tử vong vào năm 2000 xuống 164.000 trường hợp tử vong năm
2008 .
Năm 1999, Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) được
thành lập với mục đích cải thiện sức khỏe trẻ em ở các nước nghèo nhất bằng
cách mở rộng tầm với của chương trình TCMR. GAVI tập hợp thành 1 liên

minh lớn và đã giúp đổi mới quan tâm và duy trì tầm quan trọng của tiêm
chủng trong đấu tranh chống lại gánh nặng bệnh tật do các bệnh truyền nhiễm
gây ra. GAVI là tổ chức đã tài trợ cho chương trình TCMR trong công tác
triển khai tiêm vắc xin Viêm gan B sơ sinh từ 2003 và Quinvaxem từ 2010.
Nhờ có liên minh GAVI, trẻ em Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận với Vắc xin
mới được sản xuất với công nghệ cao trong chương trình TCMR .
Tuy nhiên, chương trình TCMR cũng đang đứng trước rất nhiều thách
thức lớn: bệnh bại liệt chưa được thanh toán trên quy mô toàn cầu, công tác
loại trừ uốn ván sơ sinh còn gặp khó khăn ở các nước nghèo tại khu vực châu
Phi và châu Á. Năm 2009 lại xuất hiện dịch sởi lớn ở nhiều nước như
Afghanistan, Angola, Bangladesh, Philippines, Nam Phi, Thái Lan, Vương
quốc Liên hiệp Anh và Bắc Isaland, Việt Nam, Zimbabwe …
1.2.2. Chương trình tiêm chủng tại Việt Nam
Chương trình TCMR là một trong những chương trình mục tiêu quốc gia
quan trọng. Được triển khai từ năm 1981 với sự hỗ trợ của WHO và UNICEF,
sau một thời gian thí điểm, năm 1985 chương trình bắt đầu triển khai trên
phạm vi toàn quốc với 6 loại vắc xin cơ bản theo khuyến cáo của WHO. Đến
năm 1990, mục tiêu phổ cập tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi trên cả nước
được tiêm chủng 6 loại vắc xin: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi đã
được hoàn thành với 87% .
Sau hơn 30 năm hoạt động, chương trình TCMR đã đạt được những
thành tựu to lớn, góp phần đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu
(CSSKBĐ) tới mọi người, mọi nhà và cộng đồng. Nhờ có chính sách Y tế và


13
sự thành công trong việc xã hội hóa tiêm chủng mà ngày nay chương trình
TCMR đã trở thành 1 dịch vụ quan trọng không thể thiếu trong công tác
CSSKBĐ tại Việt Nam. Chất lượng tiêm chủng ngày càng được chú trọng và
nâng cao. Từ năm 1993 đến năm 2010, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1

tuổi luôn đạt trên 90%, riêng năm 2007 chỉ đạt 81,8% do ảnh hưởng của các
phản ứng sau tiêm viêm gan B; tỷ lệ tiêm chủng vắc xin Uốn ván cho phụ nữ
có thai và phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ luôn đạt trên 80% đến 90% . Đó là nền
tảng để Việt Nam đạt được những mục tiêu chiến lược về khống chế, loại trừ,
thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em.
Sự thành công của chương trình TCMR đã làm thay đổi cơ cấu bệnh tật
ở trẻ em. Năm 2000, Việt Nam chính thức được WHO công nhận thanh toán
bệnh bại liệt. Trong khi đó, một số nước châu Á như: Ấn Độ, Bangladesh,
Pakistan bệnh bại liệt vẫn còn đang lưu hành, nguy cơ xâm nhập là rất cao, thì
Việt Nam vẫn bảo vệ vững chắc thành quả này. Năm 2005, Việt Nam tiếp tục
được WHO công nhận loại trừ uốn ván sơ sinh trên đơn vị huyện. Các hoạt
động tiêm chủng vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ vẫn được duy trì đều đặn .
Trước khi có chương TCMR, bệnh ho gà và bạch hầu là những bệnh có
tỷ lệ mắc và chết cao ở trẻ em nay đã được khống chế. Tỷ lệ mắc ho gà năm
2010 chỉ còn 0,10/100.000 dân giảm 844 lần so với năm 1984 (84,4/100.000
dân). Tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu năm 2010 còn 0,007/100.000 dân giảm 586
lần so với năm 1984 (4,1/ 100.000 dân) .
Một số thành quả của chương trình TCMR :
Tăng tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi trên phạm vi toàn quốc:
Kể từ năm 1994, sau khi 100% số xã phường được bao phủ Chương
trình TCMR, tỷ lệ số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ trở thành một
trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của Chương
trình. Tỷ lệ này liên tục tăng lên theo các năm, kể từ năm 1995 luôn được duy


14
trì ở mức trên 90% ở quy mô tuyến tỉnh. Kể từ năm 2004 tỷ lệ này luôn được
duy trì ở mức trên 90% ở quy mô tuyến huyện.


Biểu đồ 1.1. Kết quả tiêm chủng đầy đủ toàn quốc giai đoạn 1985 – 2012
Đạt và duy trì thành quả thanh toán bại liệt:
Thực hiện các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), liên tục
trong các năm từ 1998 đến năm 2010 Việt Nam đã đạt chỉ tiêu về giám sát liệt
mềm cấp của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương liên tục trong 10 năm gần
đây.Việt Nam cũng không ghi nhận trường hợp bại liệt hoang dại và tiếp tục
bảo vệ thành công thành quả Thanh toán bệnh bại liệt kể từ năm 2000. Liên
tục từ năm 1997 đến nay Việt Nam không có ca bệnh bại liệt, đi cùng với tỷ lệ
uống vắc xin bại liệt thường xuyên rất cao trên 95%.


15

Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin OPV và tỷ lệ mắc bệnh bại liệt,
năm 1985 – 2012
Tỷ lệ mắc sởi của Việt Nam cũng liên tục giảm từ năm 1984 đến nay (từ
1.566,2/100.000 dân năm 1984 xuống 29,8/100.000 dân năm 2010, sau chiến
dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1-5 tuổi trên toàn quốc cuối năm 2010 tỷ lệ
mắc sởi tiếp tục giảm còn 8,6/100.000 năm 2011), đi cùng với tỷ lệ tăng dần
của các mũi tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 1 tuổi. Liên tục trong 8 năm từ năm
2003, không ghi nhận ca tử vong do sởi trên toàn quốc.


16

Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ tiêm vắc xin sởi và tỷ lệ mắc sởi tại Việt Nam, 1984-2012
Tỷ lệ mắc UVSS của Việt Nam liên tục giảm từ năm 1991 đến nay, đi
cùng với tỷ lệ tăng dần của mũi tiêm UV2+ cho trẻ dưới 1 tuổi và tỷ lệ tiêm
vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai và nữ tuổi sinh đẻ (15-35 tuổi). Kể từ năm
2005 (năm công bố thành công loại trừ UVSS) đến 2011, tỷ lệ mắc UVSS

thường xuyên đạt 0,04/100.000 dân, và 100% số huyện trên toàn quốc đạt chỉ
tiêu loại trừ UVSS của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương đề ra.
Bảng 1.2. Kết quả duy trì thành quả loại trừ UVSS

Chương trình TCMR tiếp tục duy trì tỷ lệ tiêm chủng vắc xin DPT cao ở
các nhóm đối tượng


17

Biểu đồ 1.4. Tỷ lệ tiêm DPT3 và tỷ lệ mắc bạch hầu tại Việt Nam, 1984-2012

Biều đồ 1.5. Tỷ lệ tiêm DPT3 và tỷ lệ mắc ho gà tại Việt Nam, 1984-2012
Giảm liên tục số ca mắc và tử vong bệnh bạch hầu và uốn ván


18
Bảng 1.3. Tình hình bệnh bạch hầu ở Việt nam năm 2005 – 2012

Bảng 1.4. Tình hình bệnh ho gà ở Việt Nam năm 2005 – 2012

Tỷ lệ mắc ho gà cũng liên tục giảm từ năm 1984 đến nay tương ứng với
sự gia tăng tỷ lệ trẻ được tiêm chủng DPT. Liên tục từ năm 2006 đến nay
không có ca tử vong do ho gà. Trong vòng 5 năm gần đây đã khống chế tỷ lệ
mắc ho gà xuống dưới 0,32/100.000 dân. Đặc biệt năm 2010 tỷ lệ mắc ho gà
giảm xuống còn 0,1/100.000 dân với 81 ca mắc tản phát, giảm 28,6% so với
năm 2008. Không để xảy ra dịch bệnh ho gà.
1.2.3. Chương trình tiêm chủng tại Hà Nội
Hưởng ứng phát động của WHO, năm 1979 Bộ Y tế cho Hà Nội
triển khai thí điểm tiêm chủng vắc xin phòng bệnh tại các phường của 4

quận (Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình) và xã Tứ Hiệp
huyện Thanh Trì. Trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm tại Hà Nội, năm
1985 chương trình TCMR được Bộ Y tế chính thức được triển khai trên
toàn quốc. Trải qua hơn 30 năm hoạt động, hàng năm số trẻ em dưới 1
tuổi được tiêm chủng đầy đủ luôn đạt tỷ lệ cao, góp phần cùng cả nước
thu được những thành tựu to lớn .


19
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêm chủng đầy đủ ở trẻ em
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tiêm chủng được thực hiện nhằm
đánh giá độ bao phủ tiêm chủng trong cộng đồng, từ đó đưa ra các biện pháp
can thiệp phù hợp với từng địa phương. Các nghiên cứu đó đã xác minh được
một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ dưới 1 tuổi như:
yếu tố thuộc về bà mẹ bao gồm: trình độ học vấn, số trẻ, thứ tự trẻ, nơi sống,
khoảng cách từ nhà đến địa điểm tiêm chủng, thiếu kiến thức về sự cần thiết
của tiêm chủng, lịch tiêm chủng, các loại vắc xin cần tiêm, sợ phản ứng phụ
sau tiêm chủng; yếu tố thuộc về dịch vụ bao gồm: thái độ và thực hành của
nhân viên y tế, tư vấn không đầy đủ; yếu tố môi trường xã hội như truyền
thông chưa đạt hiệu quả; yếu tố cá nhân trẻ như bị ốm đúng ngày tiêm chủng.
Cụ thể trong các nghiên cứu sau:
Nghiên cứu năm 2010 của một nhóm tác giả tại Bungudu, Zamfara, miền
bắc Nigeria (nơi có tỷ lệ tiêm chủng rất thấp 5,4%) với cỡ mẫu 450 trẻ em từ
12 đến 23 tháng tuổi bằng phương pháp chọn mẫu cụm lại cho kết quả là kiến
thức và tình trạng học vấn của bà mẹ là một trong những yếu tố quan trọng
quyết định tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ .
Năm 2011 tại Kenya, bằng phương pháp chọn mẫu chùm trên 380 trẻ em
từ 12 đến 23 tháng tuổi và bà mẹ/ người giám hộ trẻ đó cho thấy tỷ lệ tiêm
chủng đầy đủ là 76,6%. Tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin riêng cao (trên
90%), thấp nhất là tỷ lệ tiêm chủng vắc xin Sởi (77,4%). Tỷ lệ bỏ mũi tiêm

giữa mũi đầu tiên và mũi thứ 3 vắc xin DPT là 8,9%. Nghiên cứu chỉ ra một
số yếu tố liên quan đến tình trạng tiêm chủng đầy đủ của trẻ bao gồm số
lượng trẻ em trong gia đình, nơi sinh của trẻ, lời khuyên của các nhân viên
tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng cho các bà mẹ về ngày tiêm chủng tiếp
theo, các bà mẹ/người giám hộ tham gia đánh giá các dịch vụ tiêm chủng tại
khu vực là rất tốt có khả năng tiêm chủng đầy đủ cho trẻ cao hơn 2,21 lần
những người cho ý kiến là tốt .


20
Năm 2013, nghiên cứu cắt ngang dựa vào cộng đồng tại 15 quận huyện
tại miền nam Ethiapia trên 630 trẻ trong độ tuổi 12 tháng đến 23 tháng tuổi
cho kết quả gần 3/4 trẻ em được tiêm chủng đầy đủ (73,2%), 20,3% trẻ được
tiêm chủng 1 lần. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng tiêm chủng của trẻ là
trình độ học vấn của mẹ, hiểu biết của mẹ về các loại vắc xin, kiến thức của
bà mẹ về lịch tiêm chủng .
Cũng năm 2013, một nghiên cứu về các yếu tố hạn chế tỷ lệ tiêm chủng
ở đô thị Dili, Timor-Leste bằng nhiều phương pháp kết hợp ở đối tượng người
chăm sóc trẻ từ 6 tháng đến 23 tháng tuổi đã chỉ ra những lý do chính cho tỷ
lệ tiêm chủng thấp gồm: kiến thức, thái đội của người chăm sóc trẻ thấp; tiếp
cận với các dịch vụ, thông tin tiêm chủng hạn chế; lo ngại về tác dụng phụ sau
tiêm chủng; một số yếu tố về gia đình như đông thành viên trong gia đình,
thiếu sự hỗ trợ của chồng, ông bà … yếu tố quan trọng khác được chỉ ra trong
nghiên cứu này là thái độ và thực hành của nhân viên y tế trong lĩnh vực tiêm
chủng .
Bằng phương pháp chọn mẫu 30 cụm của WHO, tại Mumbai năm 2013
cũng có nghiên cứu đánh giá tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi cho
kết quả: tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi là hơn 80%, cao nhất là
vắc xin BCG(97,1%), thấp nhất là vắc xin sởi (87,6%); lý do chính của việc
không tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi là trẻ bị bệnh tại thời điểm tiêm

chủng, kiến thức của mẹ về tầm quan trọng của tiêm chủng: trình độ học vấn
của mẹ thấp, thứ tự sinh trẻ, địa điểm tiêm chủng cũng liên quan mật thiết với
tỷ lệ tiêm chủng không đầy đủ cho trẻ .
Năm 2009, Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành trên 476 bà mẹ sinh con
từ 01/01/2009 đến 31/12/2009 trong 60 cụm thuộc 12 xã, thị trấn huyện Thới
Bình, tỉnh Cà Mau chỉ ra các yếu tố liên quan tới kết quả tiêm chủng đầy đủ,
đúng lịch như tuổi đời bà mẹ, nghề nghiệp, học vấn, kiến thức về mục đích tiêm
chủng, lịch tiêm, phản ứng sau tiêm, thời gian tổ chức một đợt tiêm chủng, địa


21
điểm tiêm chủng, các loại vắc xin cần tiêm; Thái độ về phản ứng sau tiêm chủng,
sự thuận tiện của điểm tiêm, sự phục vụ của nhân viên y tế .
Nghiên cứu do 1 nhóm tác giả thuộc TTYT huyện Nam Đông – Thừa
Thiên Huế năm 2011, bằng phương pháp mô tả cắt ngang trên 433 trẻ dưới 1
tuổi, bà mẹ của các trẻ đó cho kết quả 95,6% các bà mẹ đều biết lợi ích của
việc tiêm chủng, nhưng số bà mẹ biết đúng số lần tiêm và biết đúng lịch tiêm
chủng chỉ chiếm 24,7% và 28,4%. Trong nghiên cứu này cũng xác định các
yếu tố về con, trình độ học vấn, nghề nghiệp .
Tác giả Nguyễn Tuấn, Lê Quang Phong, Võ Viết Quang và cộng sự
trong nghiên cứu về thực trạng tiêm chủng mở rộng tại Hà Tĩnh cho trẻ dưới 1
tuổi cho kết quả tỷ lệ tiêm vắc xin Quinvaxem mũi 1 là 93,2%, sau đó giảm dần
ở mũi 2 và thấp nhất là mũi 3 với 82,8%. Kiến thức của nhân viên y tế về liều
lượng, đường dùng, vị trí tiêm của vắc xin đạt khá cao (80-xấp xỉ 98%) trong khi
chỉ có 7,3% các bà mẹ biết đầy đủ các phản ứng sau tiêm chủng .
Một nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu hồ sơ tiêm
chủng đã được tiến hành trên toàn bộ 151 trẻ em từ 12 đến 23 tháng tuổi tại xã
Bắc Sơn, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng từ 01/02/2015 đến
01/04/2015 nhằm xác định tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ dưới 12 tháng tuổi
và mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng tiêm chủng đầy đủ ở các trẻ

trên. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ tất cả các loại vắcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng là 84,8%. Tỷ lệ tiêm chủng đầy
đủ từng loại vắc-xin: viêm gan B mũi 0 chiếm 39,7%; lao đạt 98,7%; tiêm đủ
3 mũi DPT-VGB-Hib đạt 84,8%; uống đủ 3 lần OPV đạt 88,1%; sởi mũi 1 đạt
98%. Yếu tố liên quan đến tình trạng tiêm chủng đầy đủ của trẻ là sự lo lắng
của bà mẹ về tính an toàn của vắc xin (OR = 27,78) .
Năm 2015, Nguyễn Thị Thanh Hương sử dụng phương pháp mô tả cắt
ngang dựa vào cách chọn mẫu 30 cụm, mỗi cụm 7 trẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi
theo hướng dẫn của WHO tại 17 xã, phường của thành phố Móng Cái, Quảng


22
Ninh. Mẫu nghiên cứu gồm 210 trẻ và có độ tuổi từ 12 tháng đến 23 tháng và
bà mẹ của các trẻ đó cho kết quả: tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ đạt 65%. Lý
do trẻ không TCĐĐ là do sợ tác dụng phụ chiếm 48%, trẻ ốm không đưa đi
tiêm chiếm 33,3%. Nghề nghiệp và trình độ học vấn của bà mẹ là một trong
những yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành TCĐĐ cho trẻ
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Ngà, Trần Đại Tri Hãn và
cộng sự tại tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ ra rằng, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin
Quinvaxem thấp là do 2 nguyên nhân chính: thiếu vắc xin (57,3%) và trẻ bị
ốm (52,4%). Trẻ không được tiêm chủng do lo sợ phản ứng sau tiêm chủng
chỉ chiếm 1,8%. Không có mối liên quan giữa tỷ lệ tiêm chủng Quinvaxem
với trình độ học vấn của bà mẹ/người chăm sóc, tình trạng kinh tế của hộ gia
đình và khoảng cách từ nhà đến trạm y tế .
Nghiên cứu tiến hành đánh giá tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch của trẻ từ 1
tuổi đến 5 tuổi từ năm 2000 đến năm 2011 của tác giả Đào Thị Minh An và
cộng sự chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến tiêm chủng đúng lịch ở trẻ như:
thứ tự con, trình độ học vấn của mẹ, là người Kinh, khu vực sống [36].
Năm 2015, sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang tại quận
Cái Răng, TP. Cần Thơ của Hứa Hoàng Tây tiến hành phỏng vấn 320 bà mẹ
có con từ 12 đến 24 tháng tuổi, phối hợp hồi cứu hồ sơ tiêm chủng cá nhân

của trẻ nhắm đánh giá tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch của trẻ và xác định
một số yếu tố liên quan cho kết quả: tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ đạt
92,2%, chỉ có 7,8% trẻ được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch các loại vắc xin
có trong chương trình TCMR. Trẻ tiêm đủ liều và đúng lịch mũi Sởi 1 và
BCG chiếm tỷ lệ cao nhất là 62%, viêm gan B sơ sinh là vắc xin có tỷ lệ tiêm
chủng đủ liều và đúng lịch thấp nhất 26,3%. Nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố
liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch là: thứ tự con, trình độ học
vấn của mẹ [37].


23
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lý năm 2016 tại thị xã Chí Linh – Hải
Dương trên 312 trẻ và bà mẹ/người chăm sóc trẻ để đánh giá tỷ lệ tiêm chủng
đầy đủ, đúng lịch của trẻ dưới 1 tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng cho kết quả:
tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin là 91,7%, trong đó, cao nhất là tỷ lệ
tiêm chủng đầy đủ của vắc xin BCG chiếm 99,4%, thấp nhất là vắc xin OPV
(93,6%). Tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch của 8 loại vắc xin là 22,9%. Yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở trẻ là: khu vực sống, kiến thức của mẹ,
chăm sóc trước sinh của mẹ [38].


24

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp dịch tễ học mô tả cắt
ngang.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được tiến hành trên các đối tượng khác nhau phù hợp với các

mục tiêu nghiên cứu:
2.2.1. Với mục tiêu 1: Xác định tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại
vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi ở Hà Nội tại thời điểm điều tra năm 2016
- Trẻ em từ 12 – 23 tháng tuổi đang sinh sống trên địa bàn được chọn để
thu thập số liệu (trẻ sinh từ ngày 01/08/2014 đến 31/07/2015 tính theo năm
sinh dương lịch).
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Trẻ không cư trú trên địa bàn được chọn để thu thập số liệu.
- Mẹ của trẻ từ chối tham gia vào nghiên cứu.
2.2.2. Với mục tiêu 2: Mô tả một số yếu tố liên quan đến tiêm chủng đầy đủ
và đúng lịch ở trẻ em dưới 1 tuổi ở Hà Nội tại thời điểm điều tra năm 2016
- Trẻ em từ 12 – 23 tháng tuổi đang sinh sống trên địa bàn được chọn để
thu thập số liệu (trẻ sinh từ ngày 01/08/2014 đến 31/07/2015 tính theo năm
sinh dương lịch).
- Bà mẹ có con hoặc người chăm sóc chính của trẻ đã được lựa chọn
tham gia vào nghiên cứu (sau đây gọi chung là bà mẹ). Có khả năng nghe, đọc
và trả lời phỏng vấn. Đồng ý tham gia vào nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Trẻ không cư trú trên địa bàn được chọn để thu thập số liệu.
- Bà mẹ bị hạn chế về khả năng nghe, đọc và trả lời phỏng vấn.


25

- Từ chối tham gia vào nghiên cứu.
- Đối tượng vắng nhà 03 lần trong thời gian nghiên cứu.
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4/2016 đến tháng 12/2016
- Địa điểm điều tra:
Thành phố Hà Nội là thủ đô của đất nước, trước đây với 18 quận, huyện,

năm 2008 địa giới hành chính được mở rộng (sát nhập với tỉnh Hà Tây) thành 30
quận, huyện, thị xã. Năm 2014, huyện Từ Liêm được tách thành hai quận là Bắc
Từ Liêm và Nam Từ Liêm. Thủ đô Hà Nội hiện tại có 30 quận, huyện, thị xã với
12 quận nội thành, 17 huyện, 1 thị xã và 584 xã, phường, thị trấn; diện tích
3.344km2; dân số khoảng 7,5 triệu người [39]. Trong những năm gần đây, bên
cạnh tiêm chủng mở rộng, hình thức tiêm chủng dịch vụ có xu hướng ngày càng
phát triển, chiếm tỷ lệ khoảng 10% và tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành.
Chính vì vậy công tác quản lý đối tượng ở khu vực này cũng gặp nhiều khó khăn
so với khu vực ngoại thành nơi mà hình thức tiêm chủng miễn phí được duy trì rất
hiệu quả. Đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở 2 khu vực thành thị và
nông thôn.
- Khu vực thành thị: gồm 12 quận nội thành.
- Khu vực nông thôn: gồm 17 huyện và 1 thị xã, sau đây gọi chung là
huyện. Dưới huyện là xã, phường, thị trấn, sau đây gọi chung là xã.
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Cỡ mẫu được tính riêng cho 2 khu vực thành thị và nông thôn
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng 1 tỷ lệ [41]:
n = Z21-α/2

p(1-p)
x De
(pε)2

Trong đó:
n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có
Z= 1,96 (Tương ứng với độ tin cậy 95% hay α=0,05)
p: Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, lấy p = 0,85 ( theo Nguyễn Thanh Hải, tỷ
lệ tiêm chủng đầy đủ tất cả các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở
rộng ở trẻ em dưới 1 tuổi là 84,8% [33]



×