Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Kiến thức, thực hành phòng biến chứng bàn chân của người bệnh đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện 19 8 bộ công an năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 111 trang )

m
B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - B ộ Y TÉ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TÉ CÔNG CỘNG

Ket-noi.com chia se mien phi
ĐẶNG
THỊ* HẲNG THI


KIÉN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG BIÉN CHỨNG
BÀN CHÂN CỦA NGƯỜI BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

TẠI
BỆNH
VIỆN
19-8 BỘ• CÔNG AN NÃM 2012


«

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÂ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.0701

Hưóng dẫn khoa học
TS. Hoàng Kim Ước

TS. Lã Ngọc Quang

Ỹisỳr? đb-etyr-*
ú'



HÀ NỘI, 2012
m


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biểt ơn sâu sắc tới Ban Lãnh đạo nhà trường,
Phòng Đào tạo Sau đại học, các thầy, các cô tham gia giảng dạy lóp cao học Quản
lý Bệnh viện khóa 3 Trường Đại học Y tể Công Cộng đã tạo mọi điều kiện giúp em
học tập và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Kim Ước Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương. TS Lã Ngọc Quang Trưởng phòng Đào tạo Đại học - Trường Đại học Y tể Công Cộng là những người
thầy đã hết sức tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Em vô cùng biết ơn Ban Lãnh đạo Bệnh viện 19 - 8 Bộ Công an, Khoa Điều
trị Cán bộ cao cấp - Nội A, Khoa Nội Tiết nơi em công tác và thực hiện đề tài cùng
các bạn đồng nghiệp trong cơ quan đã quan tâm, chia sẻ và tạo mọi điều kiện về
thời gian để em hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các bạn trong tập thể lớp Cao học Quản lý bệnh viện
khóa 3 đã luôn cùng em học tập, phấn đấu và giúp đỡ em trong toàn khóa học.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tới những người thân yêu trong gia
đình đã luôn sát cánh cùng em vượt qua mọi khó khăn, luôn cổ vũ, động viên, khích
lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm om!
Hà nội ngày 18 tháng 11 năm 2012

Đặng Thị Hằng Thi


MỤC LỤC
MỤC LỤC...............................................................................................................


i

DANH MỤC BẢNG..............................................................................................

iii

DANH MỤC BIỂU Đ Ồ .........................................................................................

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẲT....................................................................

V

TÓM TẮT NGHIÊN c ứ u .................................................................................

vi

ĐẶT VẤN ĐẺ.........................................................................................................

1

MỤC TIÊU NGHIÊN c ứ u .................................................................................

3

Chương 1. TỎNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................

4


1.1. Định nghĩa bệnh ĐTĐ.....................................................................................

4

1.2. Phân loại bệnh ĐTĐ........................................................................................

4

1.3. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ ...............................................................

5

1.4. Cơ chế bệnh sinh bệnh ĐTĐ .........................................................................

6

1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ...................................................................

7

1.6. Tình hình mắc bệnh ĐTĐ trên Thế Giới và Việt N am .................................

7

1.7. Biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường.............................................

13

1.8. Biến chứng bàn chân của bệnh ĐTĐ..............................................................


14

1.8.1. Sinh lý học nguyên nhân loét bàn chân ĐTĐ.............................................

15

1.8.2. Các yểu tố nguy cơ gây bệnh lý bàn chân ĐTĐ.........................................

ỉ6

1.8.3. Các tổn thương bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường..............................

17

1.8.4. Các dấu hiệu nhận biết tổn thương bàn chân Đ TĐ ....................................

18

1.8.5. Chẩn đoán và phương pháp mới điều trị loét bàn chân..............................

20

1.8.6. Phòng biển chứng bàn chân Đ TĐ ..................................... .........................

22

1.8.7. Các nghiên cứu về biến chứng bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ.....................

25


1.9. Một số nghiên cứu trước đây về KT-TH về bệnh ĐTĐ, phòng BC bệnh ĐTĐ
và phòng BCBC do bệnh ĐTĐ Bộ..................................................................... 29
ỉ . 10. Một số đặc điểm về bệnh viện 19-8 Công an ..............................................

33

1ế11. Khung lý thuyết.............................................................................................

35

Chương 2ẼPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ...................................................

36


2 ề1ềĐối tượng nghiên cứu........................................................................................36
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................................. ..36
2.3. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................36
2.4. Mầu và phương pháp chọn m ẫu..................................................................... ..36
2.5. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................... ..37
2.6. Phân tích sổ liệu............................................................................................... ..37
2.7. Các biến số nghiên cứu......................................................................................37
2.8. Tiêu chuẩn để đánh giá KT-TH của người bệnh về phòng BCBC ĐTĐ..... ..38
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu................................................................... ..41
2.10. Hạn chế sai số của nghiên cứu, và biện pháp khắc phục................................41
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u ..................................................................43
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứ u ........................................................43
3.2. Đặc điểm về tiền sử phát hiện bệnh và điều trị bệnh của Đ T N C ................ ...44
3.3. Kiến thức của ĐTNC về phòng biến chứng bàn chân ĐTĐ.............................50

3.4. Thực hành của ĐTNC về phòng biến chứng bàn chân ĐTĐ...........................52
3.5. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng BCBC ĐTĐ............. ...56
Chương 4. BÀN LUẬN...........................................................................................62
Chương 5. KÉT LUẬN...........................................................................................82
Chương 6. KHƯYÉN NGHỊ.......... ........................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................84
PHỤ LỤC. PHIẾU PHỎNG VÂN............................................................................91


iii

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................ ...43
Bảng 3.2. Đặc điểm thông tin về tiền sử bệnh ĐTĐ của Đ TN C ............................44
Bảng 3.3. Đặc điểm điều trị bệnh của ĐTNC .........................................................46
Bảng 3.4. Tần suất mắc một số biến chứng bệnh của ĐTNC ................................47
Bảng 3.5. Tần suất mắc biến chứng bàn chân theo chỉ số huyết á p .......................49
Bảng 3.6. Kiến thức khái quát về bệnh và điều trị bệnh ĐTĐ ...............................50
Bảng 3.7. Kiến thức về chế độ ă n ......................................................................... ...50
Bảng 3.8. Kiến thức về vận động .......... .............................................................. ...51
Bảng 3.9. Kiến thức về biến chứng bàn chân........................................................... 51
Bảng 3.10. Kiến thức về chăm sóc bàn chân............................................................ 51
Bảng 3.11. Thực hành về khám và điều trị b ện h ................................................. ... 52
Bảng 3.12. Thực hành về ăn u ố n g ........................................................................ ... 53
Bảng 3.13. Thực hành về vận đ ộ n g ...................................................................... ... 53
Bảng 3.14. Thực hành về chăm sóc bàn chân.......................................................... 54
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với kiến thức chung............ ....57
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với thực hành chung........... ....58
Bảng 3.17. Các yếu tố liên quan tới biến chứng chung........................................ ....60

Bảng 3ề18. Các yếu tố liên quan đến biến chứng bàn chân................................. ....60
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa kiến thức chung với thực hành chung và........... ....61


iv

DANH MỤC CÁC BIẺU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ ĐTNC chia theo thời gian phát hiện bệnh................................44
Biểu đồ 3.2. Phân bố nội dung đã được tư vấn của ĐTNC....................................45
Biểu đồ 3.3. Nguồn tiếp cận thông tin phòng BCBC ĐTĐ của ĐTNC............. ..46
Biểu đồ 3.4. Tần suất chỉ số HbAlc theo thời gian phát hiện bệnh.................. ..47
Biểu đồ 3.5. Tần suất một số biến chứng theo thời gian phát hiện bệnh........... ..49
Biểu đồ 3.6. Tổng hợp kiến thức về chăm sóc bàn chân...................................... ..52
Biểu đồ 3.7. Tần suất thử giày/dép trước khi mua của ĐTNC...............................55
Biểu đồ 3.8. Loại giày/dép của đối tượng nghiên cứ u ......................................... ..55
Biểu đồ 3.9. Thực hành chăm sóc bàn chân............................................................56
Biểu đồ 3.10. Tổng hợp kiến thức, thực hành chung của ĐTNC...........................56


V

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẲT

BC ĐTĐ

Biến chứng đái tháo đường

BCBC ĐTĐ


Biến chứng bàn chân đái tháo đường

BN

Bệnh nhân

BN ĐTĐ

Bệnh nhân đái tháo đường

CBYT

Cán bộ y tể

CNVC

Công nhân viên chức

CSBC

Chăm sóc bàn chân

CSYT

Cơ sở y tế

ĐTĐ

Đái tháo đường


ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

KCB

Khám chữa bệnh

KT

Kiến thức

K T-C SB C

Kiến thức chăm sóc bàn chân

KT-TH

Kiến thức, thực hành

MAU

Micro Albumin Ure

TH

Thực hành

TH - CSBC


Thực hành chăm sóc bàn chân

THCN

Trung học chuyên nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


TÓM TẮT NGHIÊN c ứ u

Đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính có tốc độ phát triển nhanh
nhất trong số các bệnh không lây hiện nay và là một trong ba bệnh gây tử vong
hàng đầu sau bệnh tim mạch và ung thư. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và
điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng, di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.
Biến chứng bàn chân của bệnh ĐTĐ là biến chứng mạn tính, rất hay gặp và
là nguyên nhân phổ biến khiến người bệnh phải nhập viện. Vì vậy, với người bệnh
ĐTĐ việc nâng cao kiến thức thực hành phòng biến chứng bàn chân ĐTĐ là rất
quan trọng.
Nhiều nghiên cứu trên Thể Giới đã triển khai tìm hiểu kiến thức và thực hành
phòng chống biến chứng bàn chân của người bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên tại Việt Nam và
bệnh viện 19-8 Bộ Công an chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này, chính vì lý do
đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu mô tả “Kiến thức, thực hành
phòng biến chứng bàn chẵn của người bệnh ĐTĐ tỷp 2 và một số yếu tố liên

quan tại bệnh viện 19-8 Bộ Công an năm 2012”. Nghiên cứu sẽ là cơ sở để đưa ra
các can thiệp phù hợp cho phòng biến chứng bàn chân ĐTĐ.
Nghiên cửu được tiến hành với phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích,
thiết kế nghiên cứu định lượng: Chọn mẫu toàn bộ với 347 đối tượng là người bệnh
ĐTĐ týp 2 đang khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện trong giai đoạn từ tháng 3
đến tháng 6 năm 2012, sử dụng phiếu hỏi phỏng vấn thiết kế sẵn và hồ sơ bệnh án.
Kết quả nghiên cứu về kiến thức phòng biến chứng bàn chân ĐTĐ của
ĐTNC: Tỷ lệ người bệnh có kiến thức chung đạt yêu cầu về phòng biến chứng bàn
chân là 62,8%; 58,2% người bệnh có kiến thức đạt về chăm sóc bàn chân và 41,8%
có kiến thức không đạt về chăm sóc bàn chân. Chỉ có 29,4% người bệnh biết cần
phải làm các loại xét nghiệm kiểm tra đường máu trong quá trình điều trị, 18,2%
biết ý nghĩa của chỉ số HbAlc, 26,1% biết biện pháp tốt nhất để phòng biển chứng
bàn chân. Tuy nhiên tỷ lệ người bệnh biết các yếu tố nguy cơ dẫn đến BCBC; biết
hút thuốc lá có ảnh hưởng xấu đến bàn chân; biết các yếu tố làm tăng tổn thương
bàn chân lần lượt là 34,0%; 19,0%; 43,8%. Chỉ có 61,7% số người bệnh biết các


biện pháp phòng BCBC, 32,3% biết cách để phát hiện sớm BCBC, 49,3% biết cách
phòng tránh chấn thương cho bàn chân, 63,4% biết cần kiểm tra và chăm sóc bàn
chân hàng ngày; 46,1% biết nên đi khám chuyên khoa bàn chân ít nhất 3 lần/năm.
v ề thực hành phòng biến chứng bàn chân đái tháo đường của ĐTNC:
Tỷ lệ thực hành chung đạt yêu càu của đối tượng nghiên cứu là 66%; 23,9% người
bệnh có thực hành đạt chăm sóc bàn chân và 76,1% thực hành không đạt về chăm
sóc bàn chân; 18,7% người bệnh là nam giới hút thuốc lá; 67,4% có ngâm/rửa chân
thường xuyên; 15,3% người bệnh có thời gian ngâm/rửa chân hợp lý; 29,9% có thử
nhiệt độ trước khi ngâm rửa chân; 44,1% có kiểm tra bằng cách quan sát, sờ nắn
bàn chân; 68,6% người bệnh còn đi chân trần quanh nhà; chỉ có 27,0% người bệnh
thường xuyên kiểm tra giày/dép trước khi xỏ; 67,1% người bệnh thường xuyên
thử/đo giày dép trước khi mua.
Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng biến chứng bàn

chân của ĐTNC: Chúng tôi tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p< 0,05)
giữa trình độ học vấn, thời gian phát hiện bệnh, tỷ lệ biển chứng bệnh với kiến thức
và thực hành phòng biến chứng bàn chân.
Khuyến nghị chính của nghiên cứu bao gồm: cần tăng cường công tác truyền
thông hơn nữa giúp bệnh nhân tự thấy vấn đề phải thực hiện nghiêm chỉnh việc tuân
thủ điều trị bệnh ĐTĐ và phòng BC bàn chân của ĐTĐ nhằm hạn chế biến chứng
xảy ra; Nhân viên y tế đặc biệt là điều dưỡng nên tư vấn nhiều hem cho mỗi bệnh
nhân về kiển thức và thực hành chăm sóc bàn chân ĐTĐ khi họ đến khám và nằm
điều trị tại khoa nhằm hạn biển chứng biến chứng này.


1

ĐẶT VẤN ĐÈ

Đái tháo đường týp 2 là một trong những bệnh mạn tính phổ biển và phát
triển nhanh nhất trên thế giới. Theo báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường Quốc tế
năm 2011, thế giới có khoảng 366 triệu người tuổi từ 20-79 mắc bệnh ĐTĐ chiếm
8,3% dân số, dự kiến sẽ tăng lên 552 triệu (chiếm 9,9% dân số) vào năm 2030 nểu
không hành động khẩn cấp [51]. Điều này tương đương với cứ 10 giây sẽ có 3
trường hợp mới mắc ĐTĐ. Ước tính có 183 triệu người không biết rằng họ bị ĐTĐ,
80% người bị ĐTĐ sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [51].
Đái tháo đường týp 2 là bệnh gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức
khỏe và cản trở sự phát triển kinh tế xã hội do để lại nhiều biển chứng nặng nề như
tim mạch, thận, mắt, Bàn chân. Hàng năm ngân sách cho ngành y tế của các quốc
gia trung bình mất khoảng 5-10% cho điều trị bệnh ĐTĐ, trong đó chi phí chủ yếu
là dành cho điều trị biến chứng ĐTĐ [53].
Biến chứng Bàn chân đái tháo đường là một biến chứng phổ biến và nguy
hiểm của bệnh đái tháo đường [36]. Biến chứng Bàn chân là hậu quả của sự kết hợp
giữa bệnh lý thần kinh, bệnh mạch máu và nhiễm trùng ở bệnh nhân mắc ĐTĐ týp 2

[25]. Thế Giới Có khoảng 1 triệu ca cắt cụt chi mỗi năm liên quan đến bệnh ĐTĐ
tương đương cứ 30 giây lại có 1 trường hợp bị cắt cụt chi liên quan đến bệnh ĐTĐ,
5-7% số bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng loét Bàn chân và nguy cơ bị cắt cụt chân ở
các bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 15-46 lần so với người không bị ĐTĐ [38]. Tuy nhiên,
nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời các biến chứng Bàn chân thì có thể ngăn
ngừa được tới 85% các trường hợp bị cắt cụt [11].
Việt Nam là một nước đang phát triển, dịch vụ y tể còn nhiều hạn chể, đặc
biệt địch vụ y tế cho chăm sóc và điều trị bệnh ĐTĐ. Việc tuyên truyền giáo dục
cho người bệnh về phòng các biến chứng của bệnh ĐTĐ chưa được quan tâm, đặc
biệt là biến chứng Bàn chân. Có tới 50-60% BN ĐTĐ phải nhập viện do biển chứng
Bàn chân, trong đó có đến 25% trường hợp phải cắt cụt chân [29], Nghiên cứu về
biến chứng Bàn chân ĐTĐ của Bệnh viện Nội tiết trung ương cho thấy người Việt
Nam có biến chứng Bàn chân vào viện ở những giai đoạn muộn. Điều này dẫn đến


2

những hậu quả nặng nề, ngoài việc chi phí điều trị cao, thì thời gian điều trị ngoại
trú cũng dài hơn người bị ĐTĐ không bị biến chứng Bàn chân trung bình là 2
tháng. Tỷ lệ cắt cụt của người bị biến chứng Bàn chân ĐTĐ của Việt Nam cũng rất
cao, xấp xỉ 40% trên tổng số người có bệnh lý Bàn chân ĐTĐ [4]. Mỗi năm Bệnh
viện Chợ Ray thành phố Hồ Chí Minh điều trị cho khoảng 500 BN có biến chứng
loét Bàn chân trong số hon 2000 BN ĐTĐ nhập viện. Trong đó, 24% BN cắt cụt
ngang cẳng chân và 16% cắt cụt ngón chân hoặc nửa Bàn chân [29]. Nghiên cứu
của Phan Thanh Sơn và cộng sự năm 2011 tại khoa Nội tiết Bệnh viện 19-8 cho
thấy tỷ lệ biển chứng chung khá cao là 63%, trong đó biến chứng Bàn chân là
10,7% và đã có 1 trường hợp phải cất cụt chi dưới do điều trị bảo tồn không hiệu
quả [27]. Vì vậy, với người bệnh ĐTĐ việc nâng cao kiến thức thực hành phòng
biến chứng Bàn chân ĐTĐ là rất quan trọng.
Bệnh viện 19-8 là Bệnh viện đa khoa hạng I đầu ngành của ngành Y tế Công

an Nhân dân, với 450 gường bệnh, 33 khoa phòng chức nàng. Bệnh viện có trên 700
CBCNV có trình độ chuyên môn cao, nhiều trang thiết bị hiện đại và đồng bộ.
Ngoài việc KCB cho cán bộ chiến sĩ ngành Công an, Bệnh viện còn khám chữa
bệnh cho các đối tượng khu vực lân cận. Người bệnh đến khám về bệnh ĐTĐ ngày
một đông. Người bệnh đến khám ĐTĐ với nhiều biến chứng nặng trong đó biến
chứng Bàn chân là lý do phổ biến khiến người bệnh phải nhập viện.
Trên Thế giới đã có nhiều nghiên cứu về kiển thức, thực hành của người bệnh
về bệnh ĐTĐ và phòng biến chứng của bệnh tuy nhiên ở Việt Nam các nghiên cứu
còn hạn chế. Tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an chưa có nghiên cứu nào tỉm hiểu kiến
thức, thực hành của người bệnh đái tháo đường về bệnh ĐTĐ cũng như phòng biển
chứng của bệnh. Việc tìm hiểu kiến thức, thực hành của người bệnh về phòng biển
chứng Bàn chân do bệnh đái tháo đường là cần thiết giúp cán bộ y tế Bệnh viện có
chiến lược quản lý điều trị, tư vấn cho người bệnh được hiệu quả hơn, người bệnh
có thể tự phòng và phát hiện sớm được các biến chứng của bệnh ĐTĐ. Xuất phát từ
đó tôi tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức, thực hành phòng biến chứng Bàn chăn
của người bệnh đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an, năm 2012”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN c ứ u

Muc tiêu cu thể:


*

1. Mô tả kiến thức về phòng biến chứng Bàn chân của người bệnh đái tháo
đường týp 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an
2. Mô tả thực hành về phòng biến chứng Bàn chân của người bệnh đái tháo

đường týp 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an
3. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng biến chứng
Bàn chân của người bệnh đái tháo đường týp 2 đang điều trị ngoại trú Bệnh
viện 19-8 Bộ Công an


4

Chương 1. TỎNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Định nghĩa ĐTĐ
Theo Hội ĐTĐ Hoa Kỳ năm 2008: “Đái tháo đường là một nhóm các
bệnh ỉỷ chuyển hoá đặc trưng bởi tăng đường máu do khiếm khuyết tiết insulin;
khiếm khicyết hoạt động insulin hoặc cả hai. Tăng đường máu mạn tính trong
ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rỏi loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan đặc biệt là
mat, thận, thần kinh, tim và mạch máu ” [19].
1.2. Phân loại ĐTĐ
1.2.1. Đái tháo đường týp 1
Đái tháo đường týp 1 là do sự phá hủy tế bào Bê-ta của tuyến tụy, nên tụy
không sản xuất ra đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể. Đái tháo đường typ 1
chiếm khoảng 5-10% các trường hợp mắc đái tháo đường. Đái tháo đường typ 1 là
một bệnh tự miễn dịch trong đó có vai trò của yểu tố di truyền (anh chị em sinh đôi
cùng trứng, cả hai đều mắc bệnh chiếm 50%) và yểu tố môi trường [8].
1.2.2. Đái tháo đường týp 2
Đái tháo đường týp 2 là thể thường gặp nhất chiếm tỷ lệ khoảng 90% các
thể đái tháo đường, thường gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi. Tuy nhiên trong
một vài thập kỷ gần đây thì ĐTĐ typ 2 không còn xa lạ ở nhóm trẻ dạy thì và tiền dạy
thì, kể cả ở trẻ nhỏ. Tỷ lệ ĐTĐ tăng nhanh ở những lứa tuổi này liên quan đến tăng tỷ lệ
béo phì ở ữẻ nhỏ trcn thế giới. Có 30-50% trẻ em thừa cân béo phì có nguy cơ phát
triển thành đái tháo đường [18], [ 16].

Đặc trưng của ĐTĐ týp 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết insulin
tương đối. ĐTĐ týp 2 thường được chẩn đoán rất muộn vì giai đoạn đầu tăng
glucose máu tiến triển âm thầm không có triệu chứng. Khi bệnh có biểu hiện lâm
sàng thường có kèm theo các biển chứng thận, mắt, thần kinh, tim m ạch,...
nhiều khi các biến chứng này đã ở mức độ rất nặng.
Đặc điểm quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ týp 2 là có sự tương
tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế bệnh sinh, trong đó yếu tố gen
có vai trò rất quan trọng. Người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 có thể điều trị bằng cách thay


5

đổi thói quen ăn uống, luyện tập, kết hợp dùng thuốc viên hạ đường huyết đế kiểm
soát glucose máu. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn tiến triển của bệnh hay khi tụy tạng
của người bệnh đã mất gần toàn bộ chức năng thì những bệnh nhân ĐTĐ týp 2 vẫn
cần insulin để tồn tại.
1.2.3. Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng giảm dung nạp glucose ở mức độ nào đó
do tình trạng tăng kháng insulin chỉ xảy ra trong thời kỳ mang thai [16]. ĐTĐ thai
kỳ chiếm 2-30% trong tổng số người mang thai. Người mẹ bị ĐTĐ thai kỳ có nguy
cơ cao mắc bệnh ĐTĐ thực sự sau này (ĐTĐ týp 2) [16J.
1.2.4. Các thể bệnh đái tháo đường đặc biệt
Hiện nay trên thể giới có một số thể bệnh đái tháo đường đặc biệt. Các thể đó
bao gồm:
Khiếm khuyết gen hoạt động tế bào bê ta: ĐTĐ khởi phát sớm ở người trẻ
thường dưới 25 tuổi do đột biến gen. Gồm các thể MODY 1 (khiếm khuyết nhiễm
sác thể 20, HNF - 4£), MODY 2 (khiếm khuyết nhiễm sắc thể 7, glucokinase),
MODY 3 (khiếm khuyết nhiễm sắc thể 12, HNF- 1£), MODY 4 (khiếm khuyết
ADN ty nạp thể) và các khiếm khuyết khác.
Khiếm khuyết gen hoạt động của insulin: bất thường hoạt động của insulin do

đột biến thụ thể insulin, các bệnh nội tiết: một số bệnh nội tiết quá nhiều hormon có
tác dụng đối lập hoạt động của insulin như GH, cortisol, glucagon, epinephrin có
thể gây ĐTĐ. Bệnh tụy ngoại tiết: tất cả các tác động gây tổn thương lớn ở tuyến
tụy có thể gây bệnh ĐTĐ. ĐTĐ do thuốc hoặc hóa chất: hóa chất diệt chuột (varco),
pentamindin, nicotinic acid, glucocorticoid. Một số bệnh nhiễm trùng: nhiễm một số
loại virus như coxsackie B, adenovirus, virus quai bị có thể gây ĐTĐ [3],
1.3. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ
Yếu tố di truyền đóng vai trò rất quan trọng trong bệnh ĐTĐ týp 2. Những
đối tượng có mổi liên quan huyết thống với người bệnh ĐTĐ như có bố, mẹ hoặc
anh chị em ruột bị bệnh ĐTĐ thường có nguy cơ bị bệnh ĐTĐ cao gấp 4 - 6 lần
người bình thường. Đặc biệt nhất là những người mà cả bên nội và bên ngoại đều có
người mắc bệnh ĐTĐ.


6

Các nguyên nhân về nhân chủng học: Tỷ lệ mắc bệnh và tuổi mắc bệnh ĐTĐ
thay đổi theo sắc tộc, ở Tây Âu tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ typ 2 ở người vàng da cao hơn
người da tráng từ 2 - 4 lần, tuổi mắc bệnh ở người da vàng trẻ hom, thường trên 30
tuổi, 0 người da trắng thường trên 50 tuổi.
Các YTNC liên quan đến hành vi và lối sống: Béo phì (phân bố và khoảng
thời gian béo phì), ít hoạt động thể lực, chể độ ăn cũng là các yếu tố nguy cơ gây
bệnh ĐTĐ. Ngoài ra thiếu hụt các yếu tổ vi lượng hoặc vitamin góp phần làm thúc
đẩy sự tiến triển bệnh ở người trẻ tuổi cũng như người cao tuổi. Các yếu tố khác có
thể là nguyên nhân của ĐTĐ bao gồm cuộc sóng có nhiều áp lực không được giải
toả; lối sống phương tây hóa, thành thị hóa [3].
l ẳ4. Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường týp 2
Sự đề kháng insuline trong ĐTĐ type 2 là hậu quả của nhiều cơ chế bệnh
sinh khác nhau. Phần lớn cơ chế này có lẽ do hậu quả của rối loạn chuyển hoá như
tăng glucose máu, tăng acide béo không - ester hoá. Mặt khác những nghiên cứu

gần đây trên quần thể tiền đái tháo đường, thấy rằng sự đề kháng insuline ở mô cơ
xảy ra rất sớm trong quá trình phát triển của bệnh. Insuline receptor kinase,
phosphatase liên quan tới hoạt động insuline, chất chuyển vận glucose và tổng hợp
glycogene [3].
Rối loạn chức năng tế bào p trong ĐTĐ type 2: có 5 rối loạn:


Rối loạn tiết Insulin:- Giảm đáp ứng của insulin đối với glucose: mất pha
sớm.- Rối loạn tiết insulin theo nhịp: rối loạn pha dao động chậm. Sự tiết
insulin sinh lý gồm 2 loại dao động: dao động nhanh (mỗi 8-15’, không liên
quan glucose), dao động chậm (mỗi 80-120’, liên quan chặt chẽ với nồng độ
glucose).



Bất thường chuyển hóa prinsulin: trong ĐTĐ type 2 tỉ proinsulin và các sản
phẩm chuyển hóa trung gian / insulin: tăng.



Giảm khói lượng tế bào p.



Lắng đọng amyloid (amylin) tại đảo tụy. Gặp trong 90% trường hợp ĐTĐ
type 2. Xảy ra sớm gây mất dần khối lượng tế bào đảo tụy, nhất là tế bào p.


7




Vai trò của cơ chất thụ thể insulin 2 (ĨRS 2: Insulin Receptor Substrate 2),
NF-kB, rối loạn chức năng ti thể, stress oxy hóa [3].

1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ
Với sự đồng thuận của ủy ban các chuyên gia Quốc tế, Hiệp hội nghiên cứu
ĐTĐ Châu Âu, liên đoàn ĐTĐ Quốc tế, hiệp hội ĐTĐ Mỹ đã công bố tiêu chí chẩn
đoán bệnh ĐTĐ vào năm 2011 bao gồm một trong bốn tiêu chí [37]:


HbA 1c > 6,5%, hoặc



Đường huyết lủc đói > 126 mg/dl(7,8 mmol/1), hoặc



Đường huyết tương ở thời điểm bất kỳ > 200mg/dl (1 l,lmmol/l) và có triệu
chửng tăng đường huyết, hoặc



Mức glucose huyểt tương >11,1 mmol/1 (>200mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau
làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75g đường (loại
anhydrous) hoặc 82,5g đường (loại monohydrat).
Các xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ nên được lập lại để xác định chẩn đoán, trừ

trường hợp đã quá rõ như có triệu chứng tăng đường huyết kinh điển.

1.6. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên Thế giới và Việt Nam
l ế6.1. Trên Thế giới
Trong những năm gần đây, tỷ lệ ĐTĐ gia tăng mạnh trên toàn cầu, WHO đã
lên tiếng báo động về mối lo ngại này trên toàn thế giới. Theo ước tính của Viện
nghiên cứu ĐTĐ Quốc tế vào năm 2000 thế giới có khoảng 157,3 triệu người và
nãm 2010 có 215,6 triệu người bị ĐTĐ [24].
Năm 2009, Ấn Độ là quốc gia đứng đầu về số người mẳc bệnh tiểu đường
với 50,8 triệu, tiếp theo là Trung Quốc với 43,2 triệu. Đằng sau họ Hoa Kỳ 26,8
triệu, Liên bang Nga 9,6 triệu, Brazil 7,6 triệu, Đức 7,5 triệu [38]. Caribe là vùng có
tỷ lệ người mác bệnh ĐTĐ cao lên đến 20% dân số và là một trong những vùng có
tỷ lệ người ĐTĐ cao nhất liên quan đến cắt cụt chi dưới [38].
Bệnh có xu hướng tăng rổ rệt theo thời gian và sự tăng trưởng kinh tế. Ở các
nước công nghiệp phát triển ĐTĐ týp 2 chiếm 70-90% tổng số bệnh nhân bị ĐTĐ.
Tuy nhiên có sự khác nhau vì tỷ lệ mắc bệnh giữa các vùng lãnh thổ [24]. Theo báo
cáo của Hiệp hội ĐTĐ quốc tế, năm 2011 số người mắc bệnh ĐTĐ trên toàn cầu là


8

366 triệu, dự báo đến năm 2030 số người mắc bệnh ĐTĐ sẽ là 552 triệu người
chiếm 9,9% dân số toàn cầu [51].
Trung Quốc là quốc gia có số người mắc ĐTĐ bùng nổ trong năm 2011 với
90 triệu người, tăng gấp đôi so với năm 2009 (43,2 triệu) vượt lên đứng đầu Ấn Độ
với 61,3 người mắc ĐTĐ [41], [48]. Indonesia đứng thứ 10 với 7,3 triệu người mắc
ĐTĐ năm 2011, dự kiến sẽ tăng lên thành 11,4 triệu người vào năm 2030 [48].
Mười Quốc gia có số người mắc bệnh ĐTĐ cao nhất năm 2011
và ước tỉnh năm 2030 [48]
2030

2011

STT

Quôc gia

Sô măc ĐTĐ

Quôc gia

Sô măc ĐTĐ
(Triệu người)

(Triệu người)
1

Trung Quôc

90,0

Trung Quôc

129,7

2

An Độ

61,3

An Độ


101,2

3

Mỹ

23,7

Mỹ

29,6

4

Nga

12,6

Brazil

19,6

5

Brazil

12,4

Bangladesh


16,8

6

Nhật Bản

10,7

Mexico

16,4

7

Mexico

10,3

Nga

14,1

8

Bangladesh

8,4

Ai Cập


12,4

9

Ai Cập

7,3

Indonesia

11,8

10

Indonesia

7,3

Pakistan

11,4

1.6.2. Tại Việt Nam
Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu thống kê tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc mà chỉ
tiến hành điều tra ở một số thành phố lớn. Ước tính có khoảng 1 triệu người mắc
bệnh, thành thị khoảng 4%, nông thôn khoảng dưới 1%. Riêng nội thành Hà Nội có
khoảng 50 nghìn người mắc bệnh [7].
Năm 2001 điều tra dịch tễ tiến hành ở 4 thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng,
Đà Nang, TP Hồ Chí Minh ở lứa tuổi 30-64, tỷ lệ bệnh ĐTĐ ỉà 4,0% [4].



9

Ket-noi.com chia se mien phi
Năm 2002, theo điều tra trên phạm vi toàn quổc ở lứa tuổi từ 30 - 64 của Bệnh viện
Nội tiết Trung ương, tỷ lệ mắc ĐTĐ chung cho cả nước là 2,7%, ở các thành phố
4,4%, vùng đồng bằng ven biển 2,2% và miền núi 2,1% [3].
Một nghiên cứu khác được tiến hành trên 2394 đối tượng từ 30 - 64 tuổi
đang sinh sống tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nang và Thành phố
Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ là 4,6% [5].
Năm 2003 Tạ Văn Bình và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 1060 đối tượng
sống tại Hà Nội, kết quả cho thấy tỷ lệ ĐTĐ chung là 5,7% trong đó nội thành 8,1%
và ngoại thành là 3,5% [4].
Năm 2005, Tạ Thị Tuyết Mai tiến hành nghiên cứu tại của nội thành thành
phố Hồ Chí minh trên 2331 đổi tượng từ 40-60 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy
tỷ lệ ĐTĐlà ll,2% [18]ề
Một điều tra năm 2008 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ trong cả nước là trên
5%, tại các thành phố lớn và khu công nghiệp có tỷ lệ từ 7,0% đến 10%, tỷ lệ mắc
ĐTĐ chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là trên 64%, có tới 70% đến 80% số
người tham gia phỏng vấn không hiểu biết về bệnh và cách phòng bệnh [20],
Tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an, nghiên cứu của Doãn Tường vi (2011) trên
2358 đối tượng đến khám tại khoa khám bệnh của Bệnh viện, tỷ lệ mắc bệnh đái
tháo đường là 3,6% và chủ yếu gặp ở nam là 4,2%, nữ 2,1% [34].
1.6.3. Gánh nặng bệnh tật của bệnh đái tháo đưòng
ĐTĐ là một trong các bệnh không lây phổ biến nhất trên toàn cầu. Các
biến chứng của bệnh như bệnh động mạch vành, bệnh mạch máu ngoại biên, đột
quỵ, cắt cụt chi, suy thận, mù,... ngày càng tăng, làm tăng tỷ lệ khuyết tật, giảm
tuổi thọ và tổn kém rất nhiều chi phí đối với xã hội. Theo Hiệp hội ĐTĐ quốc
tế, ước tính chi phí cho 366 triệu người bị ĐTĐ năm 2011 là 465 tỷ USD chiếm
11% tổng chi phí chăm sóc sức khỏe ở người lớn. 80% số người mắc bệnh ĐTĐ

là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, số lớn người mắc bệnh ĐTĐ ở lứa
tuổi 40-59 và chỉ có 50% số người được chẩn đoán ĐTĐ. Bệnh ĐTĐ là nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong, trong năm 2011 trên thế giới có gần 4,6 triệu ca tử
vong do mọi nguyên nhân của bệnh ĐTĐ ở nhóm tuổi 20-79 [48],


10

Năm 2011, tại khu vực Châu Phi bệnh ĐTĐ ước tính có khoảng 14,7 triệu
người (chiếm 3,8% dân số). Ước tính số lượng người bị ĐTĐ sẽ tăng gấp đôi vào
năm 2030 với khoảng 28 triệu người, số người tử vong trong năm 2011 là 344
nghìn người chiếm 6,1% của tất cả các ca tử vong ở nhóm tuổi 20-79, điều đặc biệt
72,8% số ca tử vong < 60 tuổi. Dự kiến khu vực này sẽ chi khoảng 2,8 tỷ USD cho
chăm sóc sức khỏe bệnh ĐTĐ trong năm 2011 [46].
Tại Châu Âu, trong năm 2011 số lượng người trưởng thành mắc ĐTĐ
khoảng 52,6 triệu người chiếm khoảng 8,1% dân số trưởng thành. Có 17.800 trẻ
mới mắc ĐTĐ týp 1 trong năm 2011 và là châu lục có tỷ lệ trẻ mắc ĐTĐ lớn nhất
thế giới. Một trong 10 ca tử vong người lớn ở châu lục này có thể là do bệnh ĐTĐ
và có tới 90% số ca tử vong trên 50 tuổi. Ước tính châu Âu phải bỏ ra ít nhất 131 tỷ
USD chi cho bệnh tiểu đường vào năm 2011, chiếm gần một phần ba chi phí chăm
sóc sức khỏe toàn cầu [47].
Tại vùng Trung Đông và Bắc Phi có khoảng 32,8 triệu người chiếm 9,1%
dân số trưởng thành bị ĐTĐ, con số này sẽ tăng gấp đôi 60 triệu người mắc ĐTĐ
trong vòng 20 năm nữa. Hơn 10% số ca tử vong từ ĐTĐ ở khu vực này, 50% số ca
tử vong > 60 tuổi năm 2011. Dự kiến chi phí chăm sóc sức khỏe người ĐTĐ
khoảng 10,9 tỷ USD cho toàn khu vực năm 2011( chiếm 2,3% chi cho chăm sóc
sức khỏe toàn cầu ) và sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 [49].
Tại vùng Bắc Mỹ và Caribe có khoảng 10,7% dân sổ trưởng thành bị ĐTĐ
ước tính khoảng 37,7 triệu người trong khu vực này. Con số này dự kiến sẽ tăng
hơn 1/3 lên 51,2 triệu người ĐTĐ vào năm 2030. số ca tử vong do ĐTĐ chiếm

13,8% tổng so ca tử vong toàn vùng (281 nghìn) ở nhóm tuổi 20-79 trong năm
2011. Chi phí cho chăm sóc sức khỏe bệnh ĐTĐ chiếm 48% chi tiêu toàn cầu [50].
Ở Mỹ, theo thông báo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), trong hai
năm (2003-2005) tỷ lệ bệnh ĐTĐ tăng 14%, số người mắc bệnh từ ] 8,2 triệu người
lên 20,8 triệu người. Bệnh ĐTĐ đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở
Mỹ [4].
Nam và Trung Mỹ ước tính có 25,1 triệu người mắc ĐTĐ năm 2011 chiếm
8,7% dân số trưởng thành, con số này sẽ tăng gần 60% lên 40 triệu trong 20 năm


11

tới. Đã có 227 nghìn người tử vong do ĐTĐ chiếm 12,3% tổng số ca tử vong trong
khu vực, chi phí chăm sóc sức khỏe do bệnh ĐTĐ ước tính khoảng 20,8 tỷ USD
chiếm 4,5% chi tiêu toàn cầu năm 2011, các khoản chi này sẽ tăng lên 32,9 tỷ vào
năm 2030 [52].
Đông Nam Á là một trong những khu vực đông dân cư nhất thể giới, bao
gồm 7 quốc gia. Dân số trưởng thành của Ấn Độ chiếm 86% tổng số dân của khu
vực trong năm 2011. Ước tính khoảng 1/5 sổ người mắc bệnh ĐTĐ trên thể giới
thuộc vùng này năm 2011 và tỷ lệ ĐTĐ khoảng 71,4 triệu người chiếm 8,3% dân
số. Dự đoán trong năm 2030 tăng lên 120,9 triệu chiếm 10,2% dân số. Đông Nam
Á là khu vực đứng thứ 2 trong 7 khu vực có tỷ lệ tử vong cao trong năm 2011, tỷ lệ
tử vong ước tính 1,16 triệu người chết có liên quan ĐTĐ chiếm 14,5% của tất cả
các ca tử vong ở nhóm tuổi 20-79. Hơn một nửa ( 55% ) số ca tử vong ở tuổi < 60
và 1/3 ( 27% ) ở tuổi dưới 50. Dự kiến chi cho chăm sóc sức khỏe ĐTĐ là 4,5 tỷ
USD trong khu vực chiếm hơn 1% trong tổng số chi cho toàn cầu [44],
Tây Thái Bình Dương là khu vực đông nhất thế giới bao gồm 39 quốc gia và
vùng lãnh thổ khác nhau. Tỷ lệ ĐTĐ khoảng 8,5% dân số trưởng thành năm 2011
(131,9 triệu người). Ước tính có khoảng 1,7 triệu người chết vì biển chửng bệnh
ĐTĐ trong năm 2011 chiếm khoảng 15% tử vong do tất cả các nguyên nhân ở

nhóm tuổi 20-79. Chi phí y tế cho chăm sóc sức khỏe ĐTĐ trong khu vực này
chiếm khoảng 15,5% trong số chi toàn cầu. ít nhất khoảng 72,2 tỷ USD chi cho
chăm sóc bệnh ĐTĐ [45].
Bệnh ĐTĐ đặt một gánh nặng kinh tể lớn cho cá nhân, hệ thống chăm sóc
sức khỏe quốc gia và cả nền kinh tế. Ước tính chi phí chăm sóc sức khỏe toàn cầu
để điều trị và ngăn ngừa bệnh ĐTĐ và các biến chứng của nó dự kiến tổng sổ ít
nhất là 376 tỷ USD trong năm 2010. Đến năm 2030 con số này dự kiến sỗ vượt quá
490 tỷ USD. Trung bình ước tính chi cho mỗi người ĐTĐ là 703 USD [43].
Bên cạnh chi phí cho y tế ĐTĐ gây ra gánh nặng kinh tế trong việc mất thu
nhập do ngày làm việc bị mất, giảm năng suất công việc, tỷ lệ tó vong và khuyết tật
gây ra do ĐTĐ. Gánh nặng kinh tế lớn nhất là giá trị tiền tệ liên quan đến khuyết tật
và mất mát của cuộc sống như các biến chứng liên quan của bệnh ĐTĐ [43],


12

Với biến chứng Bàn chân của bệnh ĐTĐ, ở các nước phát triển có 5% bệnh
nhân ĐTĐ có vết loét Bàn chân và cứ 6 người trong sổ họ thì có 1 người phải chịu
một vểt loét trong suốt cuộc đời. vấn đề Bàn chân là nguyên nhân phổ biến nhất
khiến cho người bệnh ĐTĐ nhập viện. Có 40% đến 70% số cuộc phẫu thuật cắt cụt
chi dưới liên quan đến bệnh ĐTĐ và 85% trong số đó có liên quan đến loét Bàn
chân. Chi phí cho bệnh lý Bàn chân do bệnh ĐTĐ chiếm 20% tổng chi cho chăm
sóc cho bệnh ĐTĐ trong khi đó ở các nước đang phát triển chiếm 40% tổng ngân
sách dành cho y tếề Ở các nước phương tây, chi phí cho 1 loét Bàn chân do ĐTĐ
khoảng 7000 đến 10000 đô la, nếu bệnh diễn biến nặng phức tạp phải căt cụt bỏ chi
thì chi phí lên tới 65000 đô la [42],
Tại Việt Nam năm 2005, theo báo cáo của một nghiên cứu về chương trình
đánh giá tiếp cận insulin tại Việt Nam của Tác giả David Beran năm 2008, bệnh
không lây nhiễm chiếm 62,2% trong toàn bộ gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam. Theo
ước tính năm 2008 Việt Nam phải chi cho bệnh ĐTĐ hơn 606 triệu đô la, khoản chi

này dự kiến sẽ tăng lên trên 1 tỷ vào năm 2025 [2].
Năm 2002 tại Việt Nam theo một nghiên cứu, trong những nguyên nhân tử
vong chính có tới 47,1 % nguyên nhân gây tử vong là do các bệnh không lây nhiễm.
Đái tháo đường đứng vị trí thứ 8 trong số các nguyên nhân gây tử vong, trong đó
nguyên nhân hàng đầu và thứ hai gây tử vong là bệnh tim do thiếu máu cục bộ và
bệnh tai biến mạch não, mà hai bệnh này cũng là những căn bệnh mà ĐTĐ góp
phần gây ra [2].
Nghiên cứu của Phạm Thị Lan và cộng sự tìm hiểu gánh nặng chi trả của
bệnh nhân ĐTĐ điều trị nội trú tại Bệnh viện Nội tiết năm 2001, kết quả cho thấy
bệnh nhân ĐTĐ phải chịu gánh nặng chi trả tương đối lớn cho điều trị bao gồm chi
phí trực tiếp cho y tế, chi trực tiếp không cho y tế, chi phí gián tiếp do mất ngày
công lao động, chưa kể các chi phí vô hình khác. Trung bình tổng chi phí cho một
đợt điều trị nội trú (gồm chi phí y tế và chi phí ngoài y tể) xấp xỉ 1,5 triệu đồng
trong đó chi phí y tế bệnh nhân thực trả khác nhau đáng kể tùy theo hình thức chi
trả phí khám chữa bệnh của bệnh nhân. Chi phí điều trị tăng lên theo số lượng biến


13

chứng- mức độ nặng của bệnh. Chi phí điều trị tăng rõ rệt nếu bệnh nhân có các
biến chứng tim mạch- tăng huyết áp, bệnh lý Bàn chân- nhiễm trùng cấp diễn [15].
1.7. Biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường
1.7.1. Biển chứng thận do đái tháo đường
Biến chứng thận do ĐTĐ là một trong những biến chứng rất quan trọng trong
số các biến chứng mạn tính bởi những đặc điểm của nó là ngoài tổn tương thận dẫn
tới tàn phế và tử vong đổi với bệnh nhân mà còn ảnh hưởng rất xấu tới sự xuất hiện
và tiến triển của các biến chứng mạn tính khác như tăng huyết áp, bệnh lý mạch
máu lớn, nhiễm toan, bệnh lý võng mạc [25].
1.7.2. Biến chứng mắt do đái tháo đường
Biến chứng mắt do ĐTĐ là một trong những biển chứng mạn tính thường

gặp. Biến chứng sớm xuất hiện như xuất huyết xuất tiết võng mạc, giảm thị lực, đục
thủy tinh thể, glaucome, có thể gây mù mắt. Bệnh mắt do ĐTĐ là nguyên nhân chủ
yếu gây mù lòa ở người trưởng thành ở Mỹ [25].
1Ể7.3ỆBệnh lý tim mạch do đái tháo đường
Đái tháo đường là yểu tố nguy cơ độc lập của bệnh lý tim mạch, đặc biệt là
bệnh mạch vành, người bị ĐTĐ có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao gấp 3-4
lần người không bị ĐTĐ. Người bệnh ĐTĐ thường bị nhồi máu cơ tim cấp, sau
nhồi máu thường xuất hiện suy tim sung huyết nặng, góp phần làm tăng tỷ lệ tử
vong sau nhồi máu. Mức độ tổn thương động mạch vành ở người bệnh ĐTĐ nặng
hơn, lan rộng và đa dạng hơn nhiều so với người bệnh không bị ĐTĐ[25].
1.7.4. Viêm đa thần kinh do đái tháo đường
Bệnh lý viêm đa dây thần kinh do ĐTĐ là một biến chứng muộn thường gặp.
Biểu hiện lâm sàng rất đa dạng và tiềm ẩn, do đó ít được chú ý khám xét để chẩn
đoán và vì vậy quyết định điều tộ thường muộn.
Theo Venik (1987) thì bệnh lý thần kinh do ĐTĐ chiếm tới 90%, trong các y
văn trước 1980, các nghiên cứu thông báo tỷ lệ bệnh lý viêm đa dây thần kinh do
ĐTĐ từ 10-100% các trường hợp, cả ĐTĐ týp 1 và týp 2 có tỷ lệ biến chứng này
tương đồng nhau, biển chứng này thường phát hiện rõ nhất sau 1 năm chẩn đoán
ĐTĐ với biểu hiện lâm sàng giảm dẫn truyền xung động thần kinh-cơ Bàn chân, ở


14

bệnh nhân ĐTĐ týp 2, rối loạn chuyển hóa thường xuất hiện trước khi chẩn đoán
ĐTĐ lâm sàng và khó phát hiện bệnh lý thần kinh trong những lần khám đầu tiên,
các triệu trứng lâm sàng biểu hiện rất dễ chẩn đoán nhầm với bệnh lý thần kinh
trong biến chứng Bàn chân ĐTĐ [25].
1.7ề5. Biến chứng Bàn chân do ĐTĐ
Bệnh lý Bàn chân là một biến chứng mạn tính thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ.
Bệnh lý Bàn chân là hậu quả của sự kết hợp giữa bệnh lý thần kinh, bệnh mạch máu

và nhiễm trùng. Bệnh lý Bàn chân ĐTĐ là một trong những biến chứng nặng mà
hậu quả là loét hoại tử Bàn chân, có thể phải đoạn chi nếu bệnh nhân không được
điều trị kịp thời.
Theo nghiên cứu của Martin (2001), ở Tây Ban Nha tỷ lệ biến chứng Bàn
chân là 14%. Ở Ấn Độ, nguyên nhân bệnh lý Bàn chân khiến bệnh nhân phải vào
viện chiếm 10% và trên 70% các trường hợp này phải can thiệp ngoại khoa [25],
Tại Mỹ, hàng năm có tới 50.000 trường hợp cắt cụt chi dưới ở bệnh nhân
ĐTĐ, trong đó 24% cắt cụt ngón chân, 6% cắt cụt nửa Bàn chân, 39% cắt cụt dưới
gối và 21% cắt cụt 1/3 dưới đùi [25],
Ở Việt Nam theo thống kê 3 năm của Nguyễn Thế Anh, tỷ lệ bệnh lý Bàn
chân tại Hà Nội là 7,6% [25],
Một nghiên cứu về biến chứng Bàn chân ĐTĐ của Bệnh viện Nội tiết trung
ương cho thấy người Việt Nam có biến chứng Bàn chân vào viện ở những giai đoạn
muộn. Điều này dẫn đến những hậu quả nặng nề, ngoài việc chi phí điều trị cao, thì
thời gian điều trị ngoại trú cũng dài hơn người bị ĐTĐ không bị biến chứng Bàn
chân trung bình là 2 tháng. Tỷ lệ cắt cụt của người bị biến chứng Bàn chân ĐTĐ
của Việt Nam cũng rất cao, xấp xỉ 40% trên tổng số người có bệnh lý Bàn chân
ĐTĐ [4], Mặc dù có nhiều tiến bộ trong phương pháp điều trị và các biện pháp
phòng ngừa tích cực nhưng vẫn có khoảng 10-15% các bệnh nhân ĐTĐ phải cắt cụt
chi trong suổt cuộc đời họ [25]. Tỷ lệ bệnh lý Bàn chân của người ĐTĐ cũng khác
nhau theo tình trạng kinh tế, xã hội, nếu ở các quốc gia phát triển bệnh lý Bàn chân
ĐTĐ chiếm khoảng 5% nguồn ngân sách dành cho y tế, thì tỷ lệ này ở các nước
đang phát triển là 4% [4],


15

Tổn thương loét Bàn chân ở bệnh nhân gây rất nhiều khó khăn cho người
bệnh và chỉ phí rất tốn kém do thời gian nằm viện kéo dài, chi phí thuốc men đắt
tiền và chi phí cho chăm sóc người bệnh. Hầu hểt các trường hợp phải cắt cụt chi do

tổn thương loét Bàn chân do ĐTĐ gặp ở các bệnh nhân đến khám muộn, khi đã có
hoạt tử Bàn chân hoặc đã bị tổn thương xương Bàn chân. Chính vì vậy, để giảm bớt
số lượng bệnh nhân phải cắt cụt chi, việc phòng chống loét và phát hiện sớm các tổn
thương loét Bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ là hết sức quan trọng.
1.8. Biến chứng Bàn chân do đái tháo đường
1.8.1. Sinh lý học nguyên nhân của loét Bàn chân
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

BÊNH MACH NGOAI VI

Vận động

Teo cơ nhỏ

Tự động

Cảm giác

Giảm nhận cảm và

Da khô,

Shunt động-Tĩnh mạch

Hạn chế
vận động khớp

Giảm lưu lượng máu

Béo phì ---- ►Áp ỊựC gàn chân lớn

Yếu tổ thuận lod:
Chân trân, loét tò trước,
giày/dép chật, điều kiện
kinh tế, BN ĐTĐ không
được tư vấn và chăm sóc
về Bàn chân

mao mạch

LOÉT BÀN CHÂN

NHIỄM TRỦNG ------------ ► ị
CẮT CỤT
Sơ đồ I: Sinh lý học nguyên nhân loét Bàn chân ĐTĐ [38],[30].


16

Theo nhiều nghiên cứu, trên Thế Giới Có khoảng 5-7% số bệnh nhân ĐTĐ
có biến chứng loét Bàn chân, 1 triệu ca cắt cụt chi mỗi năm liên quan đến bệnh
ĐTĐ và nguy cơ bị cắt cụt chân ở các bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 15-46 lần so với
người không bị ĐTĐ. Cứ 20 giây lại có một bệnh nhân bị cắt cụt chân. Tuy nhiên,
nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời các biến chứng Bàn chân thì có thể ngăn
ngừa được tới 85% các trường hợp bị cắt cụt [56],[38].
Biển chứng Bàn chân là một biến chứng mạn tính thường gặp ở bệnh nhân
ĐTĐ. Nó là hậu quả của sự kết hợp giữa bệnh lý thần kinh, bệnh mạch máu và
nhiễm trùng. Bệnh lý Bàn chân ĐTĐ là một trong những biến chứng nặng mà hậu
quả là loét hoại tử Bàn chân, có thể phải đoạn chi nếu bệnh nhân không được điều
trị kịp thời [25].
l ẽ8.2. Các yếu tố nguy cơ gây loét chân

Ở các Quốc gia phát triển, tỷ lệ người ĐTĐ hàng năm bị loét Bàn chân
khoảng 2% và nó là nguyên nhân phổ biển nhất gây cắt cụt chi [39]. Ở Mỹ, một nửa
số chi dưới cắt cụt được thực hiện ở bệnh nhân ĐTĐ mặc dù nhóm người mắc bệnh
ĐTĐ chỉ chiếm 4% dân số [60], Có khoảng 1% những người ĐTĐ bị cắt cụt chi ở
phần dưới. Tại các Quốc gia đang phát triển, tỷ lệ viêm loét và cắt cụt còn tăng gấp
nhiều lần. Nghèo đói, thiếu vệ sinh, đi chân trần là những điều kiện thuận lợi chủ
yếu gây tổn thương Bàn chân [39], Ở các quốc gia có thu nhập thấp, thiếu thông tin
về sức khỏe, chăm sóc kém, kinh tế nghèo đói và yếu tố địa lý làm gia tăng tỷ lệ tổn
thương loét và cắt cụt [39], Caribbean có tỷ lệ người mắc ĐTĐ lên đến 20% dân số,
tổn thương Bàn chân và hoại tử chi dẫn đến phẫu thuật cát bỏ là thường xuyên [39].
Cắt cụt chi làm giảm chức năng, giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và đặt
gánh nặng đổi với bản thân cá nhân, gia đình và xã hội [60].
Bệnh lý Bàn chân đái tháo đường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như bệnh lý
thần kinh, bệnh động mạch ngoại biên, sự biến dạng Bàn chân, tình trạng huyết
động, chấn thương. Các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, kháng
insulin với tăng insulin máu, tiền sử bị đái tháo đường lâu năm, có nhiều biến chứng
nặng, lớn tuổi và sự nhạy cảm di truyền. Ba yếu tố chính trong ỉoét chân do đái tháo
đường đó là bệnh lý thần kinh, sự biến dạng Bàn chân và các vi chấn thương. 63%


×