Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

thực trạng quản lý và điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa khoa tứ kỳ, hải dương, năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.82 KB, 91 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một nhóm bệnh lý chuyển hóa với đặc trưng tăng
glucose huyết mạn tính do giảm bài tiết insulin của tụy nội tiết hoặc hoạt động
kém hiệu quả của insulin hoặc phối hợp cả hai, thường kèm theo có rối loạn
chuyển hóa protid hoặc lipid [51].
Hiện nay ĐTĐ2 là một bệnh phổ biến, một bệnh không lây và đang có
xu thế phát triển với tốc độ nhanh, có thể trở thành đại dịch ở châu Á trong
thế kỷ 21. Đây là bệnh mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu người cả nam và
nữ ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội và mọi trình độ văn hoá khác nhau,
bệnh phát triển khắp nơi trên thế giới trong đó có Việt nam. Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) đã lên tiếng báo động về mối lo ngại này trên toàn thế giới.Theo
công bố của Tổ chức Y tế Thế giới: năm 1985 có 30 triệu người trên thế giới
bị ĐTĐ2 thì năm 1994 là 98,9 triệu người. Theo IDF, năm 2007 thế giới có 246
triệu người và dự đoán đến năm 2025 có khoảng 380 triệu người, tăng 55%.
Bệnh tiến triển âm thầm trong nhiều năm, vì vậy khi phát hiện bệnh thì thường
đã muộn và kèm theo nhiều biến chứng trầm trọng như: tai biến mạch máu não,
nhồi máu cơ tim, biến chứng thận, mắt, thần kinh ngoại vi, bệnh lý bàn chân
thậm chí phải cắt cụt [24].
Bệnh có xu hướng tăng rõ rệt theo thời gian và sự tăng trưởng kinh tế.
Liên quan rõ rệt với chế độ ăn nhiều năng lượng, hạn chế vận động. Tỷ lệ mắc
bệnh giữa các lãnh thổ khác nhau. Ở Châu Á 1995 có khoảng 62 triệu người
bị bệnh ĐTĐ, dự đoán đến năm 2010 có khoảng 130 triệu người bị ĐTĐ2 tại
Châu Á. Ở Việt Nam bệnh ĐTĐ2 thường gặp nhất và có tỷ lệ tử vong cao
nhất trong các bệnh nội tiết. Hà Nội năm 1990: 1,1%, Huế 1993: 0,96%, TP Hồ
Chí Minh 1992: 2,52% [35].
1
Ngày nay, Y học tiến bộ có phương pháp chẩn đoán sớm, chăm sóc,
điều trị tích cực đã làm thay đổi bệnh cảnh lâm sàng, giảm đáng kể tỷ lệ tử
vong do những biến chứng cấp, mãn tính và nhiễm khuẩn ở bệnh nhân ĐTĐ.
Điều quan tâm hiện nay không những phải kiểm soát đường huyết tốt, phát
hiện sớm để quản lý bệnh ĐTĐ2 mà còn phải theo dõi điều trị biến chứng cấp


tính, mãn tính của bệnh; Hy vọng phòng và điều trị kịp thời tổn thương, hạn chế
tàn phế và tử vong đồng thời nâng cao chất lượng sống của người bệnh [33].
Bệnh viện đa khoa huyện Tứ Kỳ là bệnh viện đa khoa tuyến huyện có
nhiệm vụ khám chữa bệnh cho 164.000 dân trong huyện. Hiện nay đang quản
lý điều trị cho hơn 700 người bị bệnh ĐTĐ, tỷ lệ mắc 37/10.000 dân. Bệnh
nhân phát hiện ĐTĐ2 và đăng kí điều trị tại bệnh viện xu hướng gia tăng.
Việc quản lý điều trị ĐTĐ2 tại bệnh viện huyện là nhu cầu thiết yếu và đáp
ứng chăm sóc tại tuyến y tế cơ sở, giảm chi phí đi lại cho người bệnh. Từ
tháng 6 năm 2006 bệnh viện đa khoa Tứ Kỳ đã tổ chức khám phát hiện và
quản lý theo dõi, cấp thuốc điều trị bệnh ĐTĐ2 cho bệnh nhân trong toàn
huyện. Việc nghiên cứu “Thực trạng quản lý và điều trị bệnh nhân ĐTĐ2 tại
bệnh viện đa khoa Tứ Kỳ, Hải Dương, năm 2013” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ2) đang được
quản lý điều trị tại bệnh viện đa khoa Tứ kỳ, Hải Dương, năm 2013
2. Đánh giá công tác quản lý điều trị bệnh nhân ĐTĐ2 tại bệnh viện.
2
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu bệnh đái tháo đường.
Trong các bệnh chuyển hoá, đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý thường
gặp nhất và có lịch sử nghiên cứu rất lâu năm. ĐTĐ đã được người Ai Cập
nói đến từ 1500 năm trước công nguyên. Thế kỷ thứ nhất sau công nguyên,
Aretaeus đã bắt đầu mô tả về những người mắc bệnh đái nhiều. Nhưng
khoảng hai thế kỷ sau từ “đái tháo” được thầy thuốc Hy Lạp đặt với bệnh
cảnh đầy đủ. Thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên bệnh được ghi
nhận ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ với tiểu ngọt. Đầu thế kỷ 19,
Brockman ghi nhận về đảo tụy, sau đó Mering Minkowski gây bệnh tiểu
đường ở chó sau cắt tụy [12]. Nhưng những thành tựu nghiên cứu về bệnh chỉ
có được trong vài thập kỷ gần đây.
Dobson (1775) lần đầu tiên hiểu được vị ngọt của nước tiểu ở những

bệnh nhân ĐTĐ là do sự có mặt glucose [5].
Năm 1869, Langerhans tìm ra tổ chức tiểu đảo, gồm 2 loại tế bào bài
tiết ra insulin và glucagon không nối với đường dẫn tụy [54].
Năm 1875, Bou Chardat người đầu tiên nhận xét và công bố về tính đa
dạng bệnh cảnh lâm sàng của bệnh ĐTĐ; Tác giả đã đưa ra danh từ “ĐTĐ thể
gầy và thể béo” [17].
Năm 1889, Minkowski và Von Mering gây ĐTĐ thực nghiệm ở chó bị
cắt bỏ tụy, đặt cơ sở cho học thuyết ĐTĐ do tụy [43].
Năm 1921, Banting và Best cùng các cộng sự đã thành công trong việc
phân lập insulin từ tụy [5]. Vào các năm 1936, 1976 và 1977 các tác giả
Himsworth, Gudworth và Jeytt phân loại ĐTĐ thành hai týp là ĐTĐ typ1 là
3
ĐTĐ phụ thuộc insulin và ĐTĐ typ 2 là ĐTĐ không phụ thuộc insulin [43].
Đến nay WHO thống nhất phân loại: ĐTĐ typ1, ĐTĐ typ 2, ĐTĐ thai nghén,
ĐTĐ typ đặc biệt (MODY)[33].
Nghiên cứu DDCT (Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về kiểm soát
bệnh và biến chứng ĐTĐ, được công bố năm 1993) và nghiên cứu UKPDS
(được công bố năm 1998) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho điều trị bệnh
ĐTĐ, đó là kỷ nguyên của sự kết hợp y tế chuyên sâu và y học dự phòng, dự
phòng cả về lĩnh vực hạn chế sự xuất hiện và phát triển bệnh [5]. Đáng lưu ý
là trong nghiên cứu UKPDS, có tới 50% bệnh nhân khi phát hiện bệnh thì đã
có các biến chứng [61]. Điều này nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc
cần phải phát hiện và điều trị sớm bệnh ĐTĐ.
1.2. Định nghĩa
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “Đái tháo đường là một hội chứng có đặc
tính biểu hiện bằng sự tăng đường máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn
insulin hoặc là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động
của insulin" [5].
Tháng 1/2003, các chuyên gia thuộc Uỷ ban chẩn đoán và phân loại
bệnh ĐTĐ Hoa Kỳ, lại đưa ra một một định nghĩa mới về ĐTĐ: “Đái tháo

đường là một nhóm các bệnh chuyển hoá có đặc điểm là tăng glucose máu,
hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin; khiếm khuyết trong trong hoạt động
của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính thường kết hợp với sự
hủy hoại, sự rối loạn chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần
kinh, tim và mạch máu” [6].
1.3. Chẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ.
1.3.1. Chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định:
4
Theo ADA năm 1997 và được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận năm
1998, tuyên bố áp dụng vào năm 1999, ĐTĐ được chẩn đoán xác định khi có
bất kỳ một trong ba tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l. Kèm theo các triệu chứng
uống nhiều, đái nhiều, sút cân không có nguyên nhân.
- Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc bệnh nhân
đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn.
- Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng
glucose máu ≥ 11,1 mmol/l.
Các xét nghiệm trên phải được lặp lại 1 - 2 lần trong những ngày sau đó [5].
Theo ADA năm 2012, ĐTĐ xác định khi có 3 tiêu chuẩn trên và thêm
tiêu chuẩn HbA1c > 6,5% [54]
1.3.2. Phân loại bệnh đái tháo đường
1.3.2.1. Đái tháo đường týp 1(ĐTĐ1)
ĐTĐ1 chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10% tổng số bệnh nhân ĐTĐ thế giới.
Nguyên nhân do tế bào Bê - ta bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt insulin tuyệt
đối cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất hoàn toàn). Các kháng
nguyên bạch cầu người (HLA) chắc chắn có mối liên quan chặt chẽ với sự
phát triển của ĐTĐ1 [43].
ĐTĐ1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được phát hiện trước
40 tuổi. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên biểu hiện

nhiễm toan ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đa số các trường hợp được
chẩn đoán bệnh ĐTĐ1 thường là người có thể trạng gầy, tuy nhiên người béo
cũng không loại trừ. Người bệnh ĐTĐ1 sẽ có đời sống phụ thuộc insulin hoàn
toàn.
Có thể có các dưới nhóm:
5
- ĐTĐ1 qua trung gian miễn dịch.
- ĐTĐ1 không rõ nguyên nhân.
1.3.2.2. Đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ2)
ĐTĐ2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% ĐTĐ trên thế giới, thường gặp ở người
trưởng thành trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên,
do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói quen ăn uống, ĐTĐ2 ở lứa
tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển nhanh.
Đặc trưng của ĐTĐ2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết insulin
tương đối. ĐTĐ2 thường được chẩn đoán rất muộn vì giai đoạn đầu tăng
glucose máu tiến triển âm thầm không có triệu chứng. Khi có biểu hiện lâm
sàng thường kèm theo các rối loạn khác về chuyển hoá lipid, các biểu hiện
bệnh lý về tim mạch, thần kinh, thận…, nhiều khi các biến chứng này đã ở
mức độ rất nặng.
Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của ĐTĐ2 là có sự tương tác giữa
yếu tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế bệnh sinh. Người mắc bệnh
ĐTĐ2 có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen, kết hợp dùng thuốc để
kiểm soát glucose máu, tuy nhiên nếu quá trình này thực hiện không tốt thì
bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị bằng cách dùng insulin.
1.3.2.3. Đái tháo đường thai nghén
ĐTĐ thai nghén thường gặp ở phụ nữ có thai, có glucose máu tăng, gặp
khi có thai lần đầu. Sự tiến triển của ĐTĐthai nghén sau đẻ theo 3 khả năng:
Bị ĐTĐ, giảm dung nạp glucose, bình thường [7].
1.3.2.4. Các thể ĐTĐ khác (hiếm gặp)
Nguyên nhân liên quan đến một số bệnh, thuốc, hoá chất.

- Khiếm khuyết chức năng tế bào bê - ta.
- Khiếm khuyết gen hoạt động của insulin.
- Bệnh tụy ngoại tiết: Viêm tụy, chấn thương, carcinom tụy…
6
- Các bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, cường năng tuyến giáp…
- Thuốc hoặc hóa chất.
- Các thể ít gặp qua trung gian miễn dịch.
1.4. Biến chứng bệnh ĐTĐ
ĐTĐ không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển
nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh nhân có thể
tử vong do các biến chứng này.
1.4.1. Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đoán muộn, nhiễm
khuẩn cấp tính hoặc điều trị không thích hợp. Ngay cả khi điều trị đúng, hôn
mê nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến
chứng nguy hiểm.
Nhiễm toan ceton là biểu hiện nặng của rối loạn chuyển hóa glucid do
thiếu insulin gây tăng glucose máu, tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton
gây toan hóa tổ chức. Mặc dù y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ về trang thiết
bị, điều trị và chăm sóc, tỷ lệ tử vong vẫn cao 5 - 10%.
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose
nặng, đường huyết tăng cao. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm 5 - 10%. Ở
bệnh nhân ĐTĐ nhiều tuổi, tỷ lệ tử vong từ 30 - 50% [43].
Nhiều bệnh nhân hôn mê, dấu hiệu đầu tiên của bệnh chính là tăng
glucose máu. Điều đó chứng tỏ sự hiểu biết về bệnh ĐTĐ còn chưa được phổ
biến trong cộng đồng.
1.4.2. Biến chứng mạn tính
1.4.2.1. Biến chứng tim mạch
Bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ là biến chứng thường gặp và nguy
hiểm. Mặc dù có nhiều yếu tố tham gia gây bệnh mạch vành, nhưng các

nghiên cứu cho thấy nồng độ glucose máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh
7
mạch vành và các biến chứng tim mạch khác. Người ĐTĐ có bệnh tim mạch
là 45%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2 - 4 lần so với người bình thường.
Nguyên nhân tử vong do bệnh tim mạch chung chiếm khoảng 75% tử vong ở
người bệnh ĐTĐ, trong đó thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim là nguyên
nhân gây tử vong lớn nhất. Một nghiên cứu được tiến hành trên 353 bệnh
nhân ĐTĐ2 là người Mỹ gốc Mê-hi-cô trong 8 năm thấy có 67 bệnh nhân tử
vong và 60% là do bệnh mạch vành [5].
Tăng huyết áp thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, tỷ lệ mắc bệnh chung của
THA ở bệnh nhân ĐTĐ gấp đôi so với người bình thường. Trong ĐTĐ2, 50%
ĐTĐ2 mới được chẩn đoán có THA. THA ở người ĐTĐ2 thường kèm theo
các rối loạn chuyển hoá và tăng lipid máu [4], [62].
Ngoài ra, tỷ lệ biến chứng mạch não ở bệnh nhân ĐTĐ gấp 1,5 - 2 lần,
viêm động mạch chi dưới gấp 5 - 10 lần so với người bình thường.
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình, khoảng 80% bệnh nhân
ĐTĐ2 mắc thêm các bệnh liên quan đến tim mạch [5].
1.4.2.2. Biến chứng thận
Biến chứng thận do ĐTĐ là một trong những biến chứng thường gặp,
tỷ lệ biến chứng tăng theo thời gian. Bệnh thận do ĐTĐ khởi phát bằng
protein niệu; sau đó khi chức năng thận giảm xuống, ure và creatinin sẽ tích tụ
trong máu.
Bệnh thận do ĐTĐ là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy thận giai
đoạn cuối. Với người ĐTĐ1, mười năm sau khi biểu hiện bệnh thận rõ ràng,
khoảng 50% tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối và sau 20 năm sẽ có
khoảng 75% số bệnh nhân trên cần chạy thận lọc máu chu kỳ. Khả năng diễn
biến đến suy thận giai đoạn cuối của bệnh nhân ĐTĐ2 ít hơn so với bệnh
nhân đái tháo đường týp 1, song số lượng bệnh nhân ĐTĐ2 chiếm tỷ lệ rất lớn
8
nên thực sự số bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối chủ yếu là bệnh nhân

ĐTĐ2.
Để theo dõi bệnh thận đái tháo đường có thể định lượng microalbumin
niệu, đo mức lọc cầu thận, định lượng protein niệu/24 giờ. Ngày nay, nhiều
phòng xét nghiệm chọn phương pháp định lượng protein niệu trong mẫu nước
tiểu qua đêm.
Tại Việt Nam, theo một điều tra năm 1998, tỷ lệ có microalbumin niệu dương
tính khá cao chiếm 71% trong số người mắc bệnh ĐTĐ2 [5] kèm theo có
THA. THA ở người ĐTĐ2 thường kèm theo các rối loạn chuyển hoá và tăng
lipid máu [4], [54].
1.4.3.Biến chứng mắt do ĐTĐ:
Biến chứng sớm nhất như giảm thị lực, đục thủy tinh thể, glaucome. Đặc
biệt là gây mù mắt, đây là nguyên nhân chủ yếu gây mù lòa hành năm ở tuổi
20 – 74 ở Mỹ (Diabetes care 2003). Thời gian mắc bệnh ĐTĐ càng dài thì tỷ
lệ và mức độ nặng của bệnh lý võng mạc càng tăng [35], [12]
1.4.4 Bệnh thần kinh do ĐTĐ:
• Viêm đa dây thần kinh do ĐTĐ:
Đây là biến chứng thường gặp và có tính chất đối xứng, tỷ lệ gặp hai chi
dưới nhiều hơn hai chi trên. Biểu hiện thường gặp rối loạn cảm giác,giảm
phản xạ gân xương hai chi dưới, teo cơ, rối loạn vận động, thiểu dưỡng và
loét do thiếu dinh dưỡng.
• Bệnh lý đơn dây thần kinh:
- Liệt dây thần kinh sọ gây sụp mi, liệt dây thần kinh số 7 gây liệt mặt.
• Bệnh lý thần kinh tự động do ĐTĐ
1.4.5. Một số biến chứng khác
9
1.4.5.1. Bệnh lý bàn chân do ĐTĐ.
Bệnh lý bàn chân ĐTĐ2 ngày càng được quan tâm do tính phổ biến của
bệnh. Bệnh lý bàn chân ĐTĐ2 do sự phối hợp của tổn thương mạch máu, thần
kinh ngoại vi và cơ địa dễ nhiễm khuẩn do glucose máu tăng cao.
Một thông báo của WHO tháng 3 - 2005 cho thấy có tới 15% số người

mắc bệnh ĐTĐ2 có liên quan đến bệnh lý bàn chân, 20% số người phải nhập
viện do nguyên nhân bị loét chân. Bệnh nhân ĐTĐ2 phải cắt cụt chi dưới
nhiều gấp 15 lần so với người không bị ĐTĐ, chiếm 45 - 70% tổng số các
trường hợp cắt cụt chân [13].
Tỷ lệ cắt cụt của người bị biến chứng bàn chân ĐTĐ2 của Việt Nam
cũng khá cao, khoảng 40% tổng số người có bệnh lý bàn chân ĐTĐ2 [40].
1.4.5.2. Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân ĐTĐ2
Bệnh nhân bị ĐTĐ thường nhạy cảm với tất cả các loại nhiễm khuẩn
do có nhiều yếu tố thuận lợi nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Tình trạng nhiễm
khuẩn là một nhân tố quan trong thúc đẩy bệnh nhân bị ĐTĐ tăng đường
huyết và đi vào hôn mê [6]. Các loại nhiễm khuẩn hay gặp như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu:
Viêm bàng quang, niệu đạo, tiền liệt tuyến viêm đài bể thận cấp dần
đến viêm mãn và suy thận [51].
- Hô hấp:
Lao phổi: lao phổi là biến chứng được y văn mô tả như là bạn đồng
hành của ĐTĐ. Viêm phổi: viêm phổi ở bệnh ĐTĐ thường nặng vì tổn
thương nhu mô phổi lan rộng. Thường gây các biến chứng nặng như: áp xe,
nhiễm trùng huyết. Viêm phổi do vi khuẩn Gr(-) thường gặp ở bệnh ĐTĐ hơn
người bình thường [33].
10
Các biến chứng nhiễm khuấn khác như ở da và niêm mạc: mụn nhọt
( tụ khuấn , nấm ), viêm cơ hậu bối, viêm lợi- rụng răng [51].
1.4.6. Các nghiên cứu về biến chứng của ĐTĐ:
1.4.6.1. Các nghiên cứu biến chứng ĐTĐ trên thế giới [57]
Năm 1999, Verrotti A catino nghiên cứu tình trang hạ glucose huyết
ĐTĐ1 trẻ em cho thấy: nếu đưa glucose huyết trở về mức bình thường thì
nguy cơ hạ đường huyết tăng cao trên 50% các trường hợp. Kết luận rằng cái
giá phải trả của kiểm soát tốt glucose huyết là những cơn hạ glucose huyết.
Năm 2001, Lawrence SP và David CZ nghiên cứu 500 bệnh nhân ĐTĐ2

bị hạ glucose huyết cho thấy nguyên nhân hạ glucose huyết chủ yếu là bệnh
nhân bỏ bữa hoặc ăn ít ngày thường, trong khi đó vẫn sử dụng thuốc uống hạ
glucose huyết, một số trường hợp bị nhiễm khuẩn hoặc có bệnh lý tim mạch
đi kèm.
Năm 1998, theo báo cáo của Hệ thống dữ liệu thận Hoa Kỳ (US. RDS-
United States renal data system) trong số 283.932 bệnh nhân phải chạy thận
nhân tạo hoặc ghép thận thì có tới 92.211 bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ2 trước
đó chiếm tỷ lệ 32,4%. Trong các nghiên cứu năm 1996 ở Mỹ cho thấy tỷ lệ đã
cao tới 43% người phải lọc máu hoặc ghép thận do ĐTĐ.
Theo CDC Mỹ năm 1997 (Center for Disease Control and Prevention-
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ) cho thấy nguyên nhân tử vong do suy
thận do ĐTĐ2 chiếm hàng thứ 7 trong số bệnh nhân tử vong thường gặp ở
Mỹ.
Theo Martin năm 2001 cho thấy ở Tây Ban Nha tỷ lệ biến chứng nhiễm
trùng bàn chân là 14%. Ở Ấn Độ nguyên nhân bệnh lý bàn chân khiến bệnh
11
nhân phải nhập viện chiếm 10% và chiếm trên 70% các trường hợp này phải
can thiệp ngoại khoa.
1.4.6.2. Các nghiên cứu trong nước:
Năm 2003, ba tác giả: Vũ Thị Thanh Huyền, Đỗ Trung Quân và Trần
Đức Thọ đã nghiên cứu 65 bệnh nhân bị hạ glucose huyết cho thấy nam
41,5%, nữ 58,5% . Tuổi trung bình 52,6±13,8 chủ yếu là nông dân và cán bộ
hưu 67,7% có 84,6% bệnh nhân bị hạ glucose huyết tại bệnh viện và 15,4%
hạ glucose huyết tại nhà phải vào viện cấp cứu. Hạ glucose huyết nặng có hôn
mê 70%. Hạ glucose huyết xảy ra vào ban đêm gần sáng 49,2%. Nguyên nhân
sau tiêm insulin chưa kịp ăn sáng là 67,9%. Hạ glucose huyết nặng gặp 16,9%
trung bình 60,5% nhẹ 21,6%.
Năm 2003, tác giả Nguyễn Văn Quynh- Bệnh Viện Trung ương Quân Đội
108, đã nghiên cứu các biến chứng và đặc điểm tổn thương thận ở bệnh nhân
ĐTĐ2; Qua nghiên cứu 218 bệnh nhân ĐTĐ2 nhận thấy: ĐTĐ2 thường có

nhiều biến chứng phối hợp và tăng theo thời gian bị bệnh. Sau 15 năm bị
bệnh: 100% có tổn thương tim mạch; 76,1% tổn thương mắt; 71,1% tổn
thương thận. Tổn thương thận tăng theo thời gian bị bệnh, biểu hiện sớm nhất
là protein niệu. Sau 15 năm có 100% tăng huyết áp và 93,3% suy thận trong đó
có 26,7% suy thận độ IV.
Năm 1994- 1998, Nguyễn Hải Thủy, Văn Công Trọng, Nguyễn Ngọc
Khiêm ĐHY Huế - BVTW Huế nghiên cứu bệnh lý bàn chân đái tháo đường
tại Bệnh viện Trung Ương Huế; các tác giả rút ra kết luận như sau: bệnh lý
bàn chân ĐTĐ là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ2, trong đó bệnh
ĐTĐ2 thường phát hiện tình cờ cùng lúc với bệnh lý. Phần lớn tổn thương là
do nhiễm trùng trong đó viêm xương là chủ yếu, trái lại tổn thương dạng thiếu
12
máu không đáng kể. Tổn thương định vị ở đầu ngón và kẻ giữa các ngón chân
của bàn chân phải hơn là trái, tập trung vào các giai đoạn IB, IIB, IIIB theo
phân loại Armstrong 1998.
Năm 1997, theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân- Bệnh viện Chợ Rẫy,
khi nghiên cứu 110 bệnh nhân; tác giả thấy: triglycerid tăng cao và HDL-c
giảm thấp với tỷ lệ cao hơn các nghiên cứu nước ngoài. Rối loạn lipid ở bệnh
nhân nữ cao hơn ở bệnh nhân nam. Thời gian mắc bệnh càng lâu, cholesterol
toàn phần và LDL-c càng tăng. Tuổi càng cao, LDL-c càng tăng. Chưa tìm
thấy mối quan hệ giữa các thành phần lipid và lipoprotein với biến chứng suy
vành. Ở bệnh nhân có cao huyết áp nồng độ cholesterol và LDL cao hơn
1.5. Rối loạn chuyển hóa lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường
Rối loạn lipid máu là tình trạng rối loạn và hoặc tăng nồng độ các thành
phần lipid trong máu, hậu quả là sự tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch,
làm gia tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và đột qụy, tăng các biến chứng
mạch máu khác. Ngày nay, người ta xem đã có rối loạn lipid máu ngay từ khi
tỷ lệ các thành phần của lipid trong máu có sự thay đổi [5], [54]. Rối loạn
lipid máu chủ yếu ở người ĐTĐ1 là lượng lipoprotein huyết tương thấp, tăng
mức LDC - C hạt nhỏ, đậm đặc. Các bất thường này sẽ được cải thiện song

hành với mức kiểm soát glucose máu.
Người ĐTĐ2 thường có tăng triglycerid máu và giảm HDL - C (loại
lipoprotein được xem là có chức năng bảo vệ thành mạch), đôi khi không phụ
thuộc vào mức độ kiểm soát đường máu. Người bệnh mới mắc ĐTĐ2 thường
có mức HDL - C thấp ở nam từ 20 - 50%, nữ 10 - 25%. Chuyển hoá LDL – C
cũng bị rối loạn ở người đái tháo đường týp 2, chỉ cần LDL - C tăng nhẹ cũng
đã là yếu tố nguy cơ làm bệnh mạch vành tăng rõ rệt.
1.6. Một số yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ2[35] [12]
13
Các yếu tố nguy cơ:
- Béo phì (BMI > 25), tăng huyết áp, tiền sử đẻ con > 4kg, tiền sử bị
ĐTĐ thai nghén, gia đình có người bị ĐTĐ2 (Bố mẹ, anh chị em ruột),
tiền sử bị rối loạn dung nạp glucose, người > 45 tuổi
1.6.1. Tuổi
Qua nhiều nghiên cứu thấy tuổi có sự liên quan đến sự xuất hiện bệnh
ĐTĐ2. Tuổi càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ2 càng cao.
Ở châu Á, ĐTĐ2 có tỷ lệ cao ở những người trên 30 tuổi. Ở châu Âu, thường
xảy ra sau tuổi 50 chiếm 85 - 90% các trường hợp ĐTĐ2 [5]. Từ 65 tuổi trở
lên, tỷ lệ bệnh ĐTĐ2 lên tới 16% [32].
Sự gia tăng ĐTĐ2 theo tuổi có nhiều yếu tố tham gia, các thay đổi
chuyển hóa hydrat liên quan đến tuổi, điều này giải thích tại sao nhiều người
mang gen di truyền ĐTĐ2 mà lại không bị ĐTĐ2 từ lúc còn trẻ đến khi về già
mới bị bệnh.
Tuy nhiên với tốc độ phát triển cuộc sống hiện nay, ngày càng có nhiều
người trẻ tuổi mắc ĐTĐ2. Quan sát sự xuất hiện bệnh ĐTĐ2 trong gia đình
có yếu tố di truyền rõ ràng, người ta thấy rằng ở thế hệ thứ nhất mắc bệnh ở
độ tuổi 60 - 70, ở thế hệ thứ 2 tuổi xuất hiện bệnh giảm xuống còn 40 - 50
tuổi và ngày nay người được chẩn đoán ĐTĐ2 dưới 20 tuổi không còn là
hiếm [43].
1.6.2. Giới tính

Tỷ lệ mắc ĐTĐ2 ở hai giới nam và nữ thay đổi tuỳ thuộc vào các vùng
dân cư khác nhau. Ảnh hưởng của giới tính đối với bệnh ĐTĐ2 không theo
quy luật, nó tuỳ thuộc vào chủng tộc, độ tuổi, điều kiện sống, mức độ béo phì.
14
Ở các vùng đô thị Thái Bình Dương tỷ lệ nữ/nam là 3/1, trong khi ở
Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, tỷ lệ mắc ĐTĐ2 ở cả hai giới tương đương
nhau.
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ2 tỷ lệ thuận theo tuổi ở lứa tuổi dưới 40 tỷ lệ là 1%,
trên 45 tuổi là 4,6% và 60 tuổi là 10,1%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose huyết
cũng tương tự như tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ. Tuổi trung bình của những người
mắc bệnh ĐTĐ2 là 52,4 tuổi; Trong khi tuổi của những người bị rối loạn
dung nạp glucopse huyết là 48,5%; Nghiên cứu cho thấy không có sự khác
biệt về giới [51].
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Hoàng Kim Ước và cộng sự, tỷ lệ
mắc ĐTĐ2 ở nam là 3,5%; ở nữ là 5,3% [45]. Nghiên cứu về tình hình ĐTĐ2
và yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nước năm 2002 - 2003 cho thấy
không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh theo giới [5].
1.6.3. Địa dư
Các nghiên cứu tỷ lệ mắc ĐTĐ2 đều cho thấy lối sống công nghiệp
hiện đại ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh ĐTĐ2. Tỷ lệ mắc ĐTĐ2
tăng gấp 2 - 3 lần ở những người nội thành so với những người sống ở ngoại
thành theo các công bố nghiên cứu dịch tễ ở Tunisia, Úc Một số nghiên cứu
của Việt Nam cũng cho kết quả tương tự. Nghiên cứu của Nguyễn Huy
Cường tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nội thành là 1,4%,
ngoại thành là 0,6%. Nghiên cứu của Trần Hữu Dàng tại Quy Nhơn thấy tỷ lệ
mắc bệnh ở nội thành là 9,5% cao hơn so với ngoại thành là 2,1% có ý nghĩa
thống kê với p <0,01 [12]. Yếu tố địa dư ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc ĐTĐ2 thực
chất là sự thay đổi lối sống: ít vận động, ăn uống nhiều dẫn đến béo phì gây
ra.
1.6.4. Thừa cân béo phì

15
Theo định nghĩa của WHO thì thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá
cân nặng nên có so với chiều cao; béo phì là tình trạng tích luỹ mỡ thái quá và
không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến
sức khoẻ. “Béo phì là trạng thái thừa mỡ của cơ thể ” [44]
Theo các chuyên gia của WHO, béo phì là yếu tố nguy cơ mạnh mẽ nhất
tác động lên khả năng mắc ĐTĐ2. Có nhiều phương pháp chẩn đoán và phân
loại béo phì ở người trưởng thành dinh dưỡng hợp lý, cân nặng nói chung cần
ổn định và duy trì trong một giới hạn theo cân nặng thích hợp . WHO khuyên
dùng chỉ số khối cơ thể BMI để nhận định về tình trạng dinh dưỡng của người
trưởng thành. Chỉ số BMI có liên quan chặt chẽ với khối lượng mỡ trong cơ
thể do đó WHO khuyến nghị dùng để đánh giá mức độ gầy béo của người
trưởng thành. Cho tới nay, tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì đã được WHO thống
nhất. Tuy nhiên tiêu chuẩn này là khác nhau cho các vùng địa lý, châu lục
khác nhau.
Trong bệnh béo phì, tích lũy mỡ xảy ra trong một thời gian dài, do đó sự suy
giảm khả năng tự bảo vệ chống lại quá trình nhiễm mỡ có thể xảy ra ở một số
thời điểm và triglycerid dần được tích lũy lại. Ở người béo phì, ĐTĐ lâm sàng
thường xuất hiện sau khi 50 - 70% tiểu đảo Langerhans bị tổn thương.
Béo bụng còn được gọi là béo dạng nam, là một thuật ngữ chỉ những
người mà phân bố mỡ ở bụng, nội tạng và phần trên cơ thể chiếm tỷ trọng
đáng kể. Béo bụng, ngay cả với những người cân nặng không thực sự xếp vào
loại béo phì hoặc chỉ béo vừa phải là một yếu tố nguy cơ độc lập gây ra rối
loạn mỡ máu, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa đường. Béo phì dạng
nam : khi tỷ lệ vòng bụng/vòng hông lớn hơn hoặc bằng 0,90 đối với nam và
0,80 đối với nữ.
16
Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng béo phì là nguyên nhân quan trọng nhất
dẫn đến sự kháng insulin [35], [57]. Theo nghiên cứu của Thái Hồng Quang ở
những người có béo phì độ I tỷ lệ mắc ĐTĐ2 tăng lên 4 lần, béo phì độ II tỷ

lệ tăng lên đến 30 lần so với người bình thường. Ở người béo phì, lượng mỡ
phân phối ở bụng nhiều dẫn đến tỷ lệ vòng bụng/vòng hông lớn, béo bụng có
liên quan chặt chẽ với hiện tượng kháng Insulin do thiếu hụt sau thụ thể trong
tác dụng của Insulin. Béo đưa đến sự thiếu Insulin tương đối do giảm số
lượng thụ thể ở tổ chức cần Insulin. Do tính kháng Insulin cộng sự giảm tiết
Insulin dẫn tới sự giảm tính thấm của màng tế bào với glucose ở tổ chức cơ và
mỡ, ức chế quá trình photphotrin hoá và oxy hoá glucose, làm chậm quá trình
chuyển hoá hydratcacbon thành mỡ, giảm tổng hợp glycozen ở gan, tăng cân
tạo đường mới và ĐTĐ2 xuất hiện. Nghiên cứu của Colditz G.A và cộng sự kết
luận béo phì và tăng cân đột ngột làm tăng nguy cơ của ĐTĐ2 [56]. Kết quả
nghiên cứu của Hoàng Kim Ước cho thấy những người có BMI > 23 có nguy
cơ đái tháo đường týp 2 gấp 2,89 lần so với người bình thường [45]. Ngày
nay, béo phì đang ngày càng gia tăng, kéo theo sự gia tăng của bệnh ĐTĐ2 và
bệnh tim mạch. Béo phì là là một trong những nguy cơ có thể phòng tránh
được đối với ĐTĐ2 .
1.6.5.Tăng huyết áp (THA):
Bệnh tim mạch, THA, béo phì được coi là những nguy cơ phát triển
thành ĐTĐ2 nhất là ở thành thị. Theo một số tác giả thì 50% số người
ĐTĐ1THA và hầu hết những người ĐTĐ2 bị THA tỷ lệ THA ở người ĐTĐ2
cao hơn rất nhiều so với người bình thường. THA có thể xuất hiện trước hay
sau khi bị ĐTĐ2 lâm sàng, tỷ lệ THA ở bệnh nhân ĐTĐ2 đều tăng theo tuổi
đời, số năm bị bệnh và BMI, nồng độ glucose máu và một số biến chứng tim
mạch hoặc biến chứng thận. Vấn đề THA ở bệnh nhân ĐTĐ2 còn nhiều tranh
17
cãi, THA là biến chứng của ĐTĐ2 hay ĐTĐ2 xuất hiện sau THA. Tuy nhiên
trên thực tế cũng có những bệnh nhân THA là biến chứng của ĐTĐ2, có
những bệnh nhân ĐTĐ2 có biến chứng là THA. Qua nghiên cứu của Trần
Hữu Đàng tỷ lệ ĐTĐ2 trên bệnh nhân THA là 31,5%; tỷ lệ RLDN glucose
máu là 37% tất cả các trường hợp này đều không biết mình bị ĐTĐ2 [37] vì
vậy những người bị THA nên kiểm tra huyết áp thường xuyên để phát hiện

sớm ĐTĐ.
1.6.6. Tiền sử rối loạn dung nạp glucose máu (RLDNGM)
RLDNGM là nguy cơ tiềm ẩn của ĐTĐ2 thực sự cao. Tỷ lệ giữa ĐTĐ2 và
tiền sử RLDNGM là một chỉ số của giai đoạn dịch bệnh tiềm tàng trong dân
số. Ở những người giảm dung nạp glucose máu nếu biết sớm chỉ cần can thiệp
bằng chế độ ăn uống và luyện tập thì ít có nguy cơ trở thành ĐTĐ2 thực sự.
Theo quan điểm của các chuyên gia ĐTĐ thì 1/3 số người bị RLDNG
sẽ tiến triển thành ĐTĐ2 , 1/3 sẽ tiếp tục tình trạng này và 1/3 trở về tình
trạng bình thường [20]. Nguy cơ phát triển thành bệnh ĐTĐ2 ở những người
RLDNG rất lớn và đặc biệt ở đối tượng cao tuổi, vì vậy cần quản lý, tư vấn về
chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý để tránh tiến triển thành bệnh ĐTĐ2 thực
sự
Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ chính của bệnh ĐTĐ2 như rối loạn dung nạp
glucose máu, suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói, chỉ số trọng lượng cơ
thể (BMI) cao ở nghiên cứu này là 40,8% đặc biệt ở khu vực thành phố tỷ lệ
cao hơn đến 57,4%. Số đối tượng có từ hai yếu tố chính trở lên chiếm 16,3%
toàn quốc nếu chỉ tính ở các thành phố lớn là 31,7%. Tần xuất các yếu tố
nguy cơ như BMI cao, vòng eo cao, ít hoạt động thể lực, tiền sử gia đình có
18
người thuộc thế hệ kế cận bị mắc bệnh ĐTĐ2 cao rõ rệt ở khu vực thành phố
và đồng bằng cao hơn miền núi và trung du.
1.6.5. Thuốc lá và bia rượu
Thuốc lá và bia rượu là những chất gây hại cho cơ thể, làm nặng thêm
các rối loạn chuyển hoá.
Một số nghiên cứu ở châu Âu cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá ở bệnh nhân
ĐTĐ2 khá cao, có nhiều vùng trên 50% [52]. Trường đại học Lausanne (Anh)
đã tiến hành 25 cuộc nghiên cứu trên 1,2 triệu bệnh nhân và nhận thấy những
người hút thuốc có 44% nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ2 [5]. Những người hút thuốc
có xu hướng hình thành những thói quen không có lợi khác, chẳng hạn như
không tập thể dục thể thao hoặc ăn những thực phẩm không có lợi cho sức

khỏe.
Rượu có tác động rất xấu đến sức khỏe con người, gây ảnh hưởng đến
toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Những người bệnh ĐTĐ2 nếu uống nhiều
rượu thì hậu quả thường nặng hơn so với người bình thường. Theo nghiên cứu
của Tô Văn Hải, bệnh nhân nam ĐTĐ2 có tỷ lệ uống bia rượu 22,3% và hút
thuốc lá 16,8% [21].
1.6.6.Lối sống và môi trường:
Các yếu tố lối sống và môi trường có thể làm tăng hoặc giảm khả năng bị
bệnh ĐTĐ.Ở những người có chế độ ăn nhiều chất béo bão hoà nhiều đường
có tỷ lệ ĐTĐ2 cao ngoài ra thiếu hụt các yếu tố vi lượng hoặc vitamin góp
phần vào quá trình phát triển của bệnh ở người trẻ cũng như người cao tuổi. Ở
người già ĐTĐ2 có sự tăng sản xuất gốc tự do, nếu bổ sung các chất chống
ôxy hoá như vitamin C, vitamin E thì cải thiện được hoạt động của Insulin và
quá trình chuyển hoá một số người cao tuổi ĐTĐ2 thiếu magie và kẽm khi
được bổ sung cải thiện tốt chuyển hoá glucose . Chế độ ăn nhiều chất xơ, ăn
19
ngũ cốc ở dạng chưa tinh chế như khoai củ, ăn nhiều rau giảm nguy cơ mắc
bệnh ĐTĐ. ĐTĐ2 tăng nhanh ở các quốc gia, ở các cộng đồng dân cư đang
trong thời kỳ chuyển tiếp về dinh dưỡng, lối sống, người ta thấy rằng tỷ lệ
ĐTĐ2 ở trung quốc là 2% trong khi đó người Trung Quốc ở Mauritius có tỷ
lệ mắc bệnh là 13% qua đó cho thấy bên cạnh yếu tố di truyền sự gia tăng của
bệnh theo điều kiện phát triển kinh tế và vùng sinh thái nói lên tầm quan trọng
của yếu tố dinh dưỡng và môi trường đối với sự xuất hiện của bệnh ĐTĐ
1.6.7. Thể dục
80% số bệnh nhân ĐTĐ2 thiếu vận động. Có nhiều nguyên nhân làm
người bệnh thiếu vận động như kém tin tưởng vào hiệu quả của việc vận
động, do sợ hạ đường huyết, do các biến chứng của bệnh.
Lợi ích vận động thường xuyên giúp, giảm huyết áp, cải thiện chức
năng tim mạch, giảm bệnh mạch vành, béo phì, giảm nguy cơ rối loạn đông
máu, giảm cholesterol toàn phần và triglycerid, tăng HDL-c, cải thiện chứng

đi cách hồi, cải thiện khả năng làm việc, sáng tạo, cải thiện chất lượng giấc
ngủ, giảm stress, giảm đau và cứng khớp (thoái hóa khớp), phòng ngừa loãng
xương, chậm xuất hiện sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer, cải thiện tình trạng đề
kháng insulin, tăng tiêu thụ glucose, giảm sản xuất glucose từ gan, kiểm soát
đường huyết tốt hơn. Chỉ cần giảm cân khoảng 7% là có thể cải thiện đáng kể
tình trạng đề kháng insulin [4].
Vận động cơ thể rất quan trọng đối với sức khỏe. Điều này đã được
minh chứng, những người có chỉ số BMI cao nhưng vẫn không bị đề kháng
insulin hay không mắc bệnh tim mạch là do họ vận động, tập thể dục nhiều.
Ngược lại, những người có chỉ số BMI thấp nhưng vẫn bị tiểu đường hay tim
mạch vì họ ít vận động và chỉ số mỡ trên khối lượng cơ thể cao. Trong trường
20
hợp những người cùng cân nặng nhưng người hoạt động thể dục nhiều thì
nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường sẽ thấp hơn.
Trước khi bắt đầu tập luyện cần lựa chọn loại vận động ưa thích. Nên
thực hiện thành nhóm với bạn bè, người thân. Để tránh nhàm chán, nên thay
đổi đa dạng hình thức vận động. Cần khởi động chậm, khoảng 5 - 10 phút
trước mỗi lần tập, tăng dần cường độ và thời gian tập.Với những bệnh nhân
không quen vận động, cần kiểm tra tim mạch, bệnh động mạch ngoại biên,
chứng đau cách hồi, bệnh thần kinh ngoại biên và thần kinh tự chủ, khám
chân (bao gồm vết loét và biến dạng), bệnh thận, huyết áp, bệnh võng
mạc.Kiểm tra đường huyết trước và sau khi vận động: nếu đường huyết trên
250mg/dL thì không nên tập; nếu đường huyết dưới 110 mg/dL thì ăn 15g
carbohydrat (các chất bột, đường), nên mang sẵn bánh, kẹo, nước đường bên
mình. Lưu ý đặc biệt trong trường hợp xử trí hạ đường huyết khó khăn như
lặn, nhảy dù, leo núi. Nguy cơ hạ đường huyết trong và sau tập luyện có thể
xuất hiện sau 24 - 36 giờ.
Vận động thể lực là tất cả các hoạt động dùng đến sức cơ dẫn đến tiêu
thụ năng lượng (đi chợ, leo cầu thang ) và những bài tập luyện. Các loại tập
luyện thể lực: một là tập luyện dẻo dai: là các hoạt động sử dụng các nhóm cơ

lớn và đòi hỏi cung cấp oxy liên tục cho cơ trong quá trình tập, gồm đi bộ
nhanh, khiêu vũ, đi xe đạp, chạy bộ, chạy lúp xúp, đi cầu thang, bơi, tập dưới
nước. Hai là tập luyện đối kháng: sử dụng ít cơ và không đòi hỏi cung cấp
oxy trong thời gian ngắn luyện tập. Các hoạt động “kéo, đẩy, nâng”, tăng sức
mạnh của cơ, ngăn ngừa té ngã, tăng khả năng di chuyển, đi lại, cải thiện
đường huyết.
Khuyến cáo của IDF (Liên đoàn ĐTĐ thế giới), bệnh nhân ĐTĐ2 nên
tập luyện tổng cộng 30 - 45 phút mỗi ngày, từ 3 - 5 ngày mỗi tuần hoặc 150
phút/tuần. Loại vận động dẻo dai như đi bộ, chạy, bơi, nhảy dây, đi xe đạp,
21
nên đạt đủ cường độ nhằm làm tăng nhịp tim và tần số hô hấp. Khuyến khích
tập luyện đối kháng 3 lần/tuần.
- Khuyến cáo thể dục khi ĐTĐ2 có biến chứng
+ Biến chứng thần kinh ngoại biên và tự chủ: vận động nhẹ nhàng, không
mang vác nặng, nên bơi lội, đạp xe, chèo thuyền, hoặc tập luyện những động
tác ngồi tại chỗ, vận động tay. Tránh các vận động chạy trên thảm, tập kéo
dài, chạy bộ, tập luyện chân.
+ Bệnh thận: nên hoạt động từ nhẹ đến vừa, tránh hoạt động cường độ cao.
+ Bệnh võng mạc: nên chơi các môn thể thao ít tác động lên tim mạch như:
bơi lội, đi bộ, bài tập dẻo dai nhẹ, đạp xe tại chỗ, bài tập sức bền. Tránh các
hoạt động cần sức mạnh như cử tạ, chạy bộ, quần vợt, tập luyện dẻo dai
mạnh.
1.7.8. Chế độ ăn của người ĐTĐ
Đây là vấn đề rất quan trọng, nó quyết định đến thành công hay thất bại
trong quá trình kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên không thể có một chế độ ăn
áp dụng chung cho mọi người mà cần phải xây dựng một chế độ ăn thích hợp
cho từng cá nhân. Chế độ ăn riêng cho từng cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố
sau:
Mức cân nặng, giới tính, nghề nghiệp (mức độ lao động nhẹ, trung
bình, nặng), thói quen và sở thích, thu nhập của gia đình và của mỗi cá nhân

[4],
Mục tiêu chung chế độ ăn
Đưa mức đường huyết về càng gần bình thường càng tốt, bảo vệ tim
mạch, kiểm soát huyết áp, chống lại các loại chất béo có hại cho tim mạch, ăn
nhạt, giữ cân nặng ở mức hợp lý, ngăn chặn hay làm chậm xuất hiện các biến
22
chứng của ĐTĐ, bảo vệ sức khỏe, giúp người bệnh cảm thấy luôn luôn khỏe
mạnh, lạc quan và tuân thủ tốt chế độ ăn.
Chế độ ăn của từng người phải tuân theo một quy tắc chung như sau:
+ Lượng carbohydart (chất bột) và chất béo đơn chưa bão hòa (ví dụ dầu ô
liu, dầu hướng dương…) chiếm từ 60 – 70% năng lượng. Nên dùng các loại
carbohydrat hấp thu chậm. Thành phần chất béo nên gia giảm tùy theo tình
trạng cân nặng của bệnh nhân (để giảm cân nặng và duy trì cân nặng thích
hợp).
+ Hạn chế các loại chất béo bão hòa (mỡ động vật) và các loại chất béo đã
qua chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua
chiên xào rồi dùng lại).
+ Chất đạm chiếm khoảng 15 – 20% nhu cầu năng lượng. Nên dùng các loại
đạm có nguồn gốc thực vật, các loại đậu, đậu hủ. Đối với đạm động vật thì
nên ưu tiên ăn cá.
+ Không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu
nhanh. Khi cần bổ sung chất đường, nên chọn các loại trái cây nhưng lượng
trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm dụng.
+ Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều). Không nên ăn nhiều
bữa nhỏ hay ăn xế chiều. Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường
huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin buổi tối).
+ Lượng muối ít, nhất là các bệnh nhân có tổn thương thận và bệnh lý tim
mạch
- Một số điểm chú ý:
+ Nên ăn các thực phẩm được nấu tại nhà. Hạn chế tối đa việc ăn bên

ngoài, trừ khi bất khả kháng. Các loại thức ăn được chế biến bằng phương
23
pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh thì chứa ít chất độc hơn các loại chế biến ở
nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên dòn.
+ Một số loại thực phẩm đóng gói sẵn được quảng cáo “dành cho bệnh nhân
đái tháo đường”. Phải thật cẩn thận xem kỹ thành phần và bảng năng lượng
được in trên nhãn. Không nên tin cậy tuyệt đối vào các loại thực phẩm được
quảng cáo này, hơn nữa giá thành thường cao.
+ Chú ý không nên tùy tiện bỏ bữa ăn rồi sau đó ăn bù. Bỏ bữa ăn rất nguy
hiểm đặc biệt đối với các bệnh nhân có tiêm insulin.
- Trái cây:
+ Đường trong trái cây là loại đường fructose. Đường frutose làm tăng đường
huyết chậm hơn đường sucrose (đường mía) do đó bệnh nhân đái tháo đường
có thể dùng được.
+ Nên ăn những loại trái cây có màu đậm. Trái cây có màu đậm thường có
nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho tim mạch và sức khỏe nói
chung.
+ Bản thân chất đường, dù là đưnờng trong trái cây hay đường mía đều làm
tăng mức đường huyết và tăng nồng độ các loại mỡ không tốt cho tim mạch
(tăng triglyceride và giảm HDL-cholesterol) vì vậy nên dùng với lượng vừa
phải.
+ Khi đã ăn trái cây thì nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với
liều lượng tương đương.
+ Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác.
- Sữa và các loại sản phẩm từ sữa:
24
+ Bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể uống được sữa và dùng các thực
phẩm chế biến từ sữa. Tuy nhiên nên dùng những loại sữa không đường, hay
các loại sữa được chế biến đặc biệt cho bệnh nhân đái tháo đường.
+ Ăn một hủ yaourt không đường trước bữa ăn có thể làm giảm sự hấp thu

chất bột đường và ít làm tăng đường huyết sau ăn.
+ Bệnh nhân đái tháo đường có thể dùng các loại sữa không đường, ít (hay
không béo), hay sữa đậu nành. Cũng có thể dùng các loại sữa được chế biến
dành riêng cho người đái tháo đường.
+ Nên bỏ hẳn thói quen uống sữa trước khi đi ngủ. Có thể uống sữa được vào
buổi sáng (điểm tâm) hay buổi trưa.
+ Vào những ngày mệt mỏi hay bị bệnh, có thể dùng những loại sữa đóng hộp
sẵn thay thế bữa ăn (với năng lượng tương đương). Ngoài ra có thể ăn cháo,
mì, hay bánh mì rẻ tiền và dễ kiếm hơn.
1.7. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam
1.7.1. Trên thế giới
Trong những năm gần đây, tỷ lệ ĐTĐ2 gia tăng mạnh mẽ trên toàn cầu,
WHO đã lên tiếng báo động vấn đề nghiêm trọng này trên toàn thế giới.
Ở Mỹ, theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC, bệnh ĐTĐ2 tăng 14%
trong hai năm từ 18,2 triệu người (2003) lên 20,8 triệu người (2005) [5].
Theo một thông báo của Hiệp hội ĐTĐ2 quốc tế, năm 2006 ước tính
khoảng 246 triệu người mắc bệnh, trong đó bệnh ĐTĐ2 chiếm khoảng 85 - 95
% tổng số bệnh nhân ĐTĐ2 ở các nước phát triển và thậm chí còn cao hơn ở
các nước đang phát triển [25].
Tỷ lệ bệnh ĐTĐ2 thay đổi theo từng nước có nền công nghiệp phát
triển hay đang phát triển và thay đổi theo từng vùng địa lý khác nhau. Trong
đó, nơi có tỷ lệ ĐTĐ2 cao nhất là khu vực Bắc Mỹ (7,8%), khu vực Địa
25

×