Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Tìm hiểu vai trò chức năng nhiệm vụ của cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mường ảng tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.25 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG HẢI SƠN
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÒ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ
PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN
MƯỜNG ẢNG - TỈNH ĐIỆN BIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

:

Chính quy

Định hướng đề tài

:

Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

:

Kinh tế nông nghiệp

Khoa


:

Kinh tế & PTNT

Khóa học

:

2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG HẢI SƠN
Tên đề tài
TÌM HIỂU VAI TRÒ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ
PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN
MƯỜNG ẢNG - TỈNH ĐIỆN BIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài


: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn

: Th.S Hồ Lương Xinh

Cán bộ cơ sở hướng dẫn

: Lù Văn Cường - P.Trưởng phòng

Thái Nguyên, năm 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Tôi đã luôn nỗ lực, cố
gắng và trung thực trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.

- Các số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong khóa luận đã được
chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý từ nhiều nguồn khác nhau và được đưa
vào luận văn là hoàn toàn trung thực đúng quy định. Chưa sử dụng để bảo vệ
một đề tài nào.
- Khóa luận đã được giáo viên hướng dẫn xem và chỉnh sửa. Nếu sai tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Điện Biên, tháng 06 năm 2018
Sinh viên

Đặng Hải Sơn


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn
Ban Giám hiệu, cùng các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và PTNT
Trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện thành công đề tài.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn tới cô giáo Th.S Hồ Lương Xinh đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình thực tập,
nghiên cứu và hoàn tất khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, lãnh đạo Huyện uỷ, HĐND,
UBND huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên, Phòng Nông nghiệp & PTNT đã
tạo cho tôi cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động và
sáng tạo. Tôi vô cùng chân thành cảm ơn anh Lù Văn Cường - Phó phòng
Nông nghiệp và PTNT huyện Mường Ảng đã giúp đỡ và bố trí công việc cho
tôi trong thời gian thực tập tại cơ quan, là người trực tiếp hướng dẫn, giải
quyết thắc mắc và tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong việc cung cấp thông tin, số
liệu, điều tra thực địa giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân đã
chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên nội
dung khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự
góp ý của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để khóa luận này được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Điện Biên, tháng 06 năm 2018
Sinh viên
Đặng Hải Sơn


3

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1: Địa hình, địa thế huyện Mường Ảng .............................................. 20
Bảng 3.2: Danh sách cán bộ của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện Mường Ảng .......................................................................................... 32
Bảng 3.3: Cơ cấu nhân sự phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
(2015 – 2017) ....................................................................................... . 33
Bảng 3.4: Hoạt động về nguồn kinh phí (2015 – 2017) của phòng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn ........................................................................ 52
Bảng 3.5: Thực hiện nguồn kinh phí hoạt động (2015 - 2017) của phòng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn ........................................................................ 55
Bảng 3.6: Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập
...........59



4

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức của UBND huyện Mường Ảng ................. 29
Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của phòng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn huyện Mường Ảng .........................................................
31
Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức kế toán phòng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn..43
Hình 3.4: Sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thức kế toán .............................
45 trên máy vi tính ...............................................................................................
45


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Các từ viết tắt

Tên đầy đủ

BHYT

Bảo hiểm Y tế

BVTV

Bảo vệ thực vật

CT


Chỉ Thị

ĐBXH

Đảm bảo xã hội

GCNQSD

Giấy chứng nhận quyền sử dụng

HCSN

Hành chính sự nghiệp

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KH

Kế hoạch

KHCN

Khoa học công nghệ


KT & PTNT

Kinh tế và phát triển nông thôn

LLVT

Lực lượng vũ trang

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NQ

Nghị quyết

NTM

Nông thôn mới

PCCR

Phòng chống cháy rừng

PCLB

Phòng chống lụt bão

TSCĐ


Tài sản cố định

TTHC

Thủ tục hành chính

TW

Trung ương

UBND

Uỷ ban nhân dân

VSANTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

VTNN

Vật tư nông nghiệp


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. v

MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.2.3. Yêu cầu.................................................................................................... 3
1.2.3.1. Về chuyên môn nghiệp vụ ................................................................... 3
1.2.3.2. Yêu cầu về thái độ và ý thức trách nhiệm............................................ 3
1.2.3.3. Yêu cầu về tác phong, ứng xử.............................................................. 4
1.2.3.4. Yêu cầu về kỹ năng sống và kỹ năng làm việc ....................................
4
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ..........................................................
4
1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 4
1.3.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 5
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp .............................................. 5
1.3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ...................................................
5
1.3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin............................................ 5
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 6
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 7
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 7
2.1.1. Một số lý luận liên quan đến nội dung thực tập ......................................
7
2.1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp ................................................................... 7


vii
2.1.1.2. Khái niệm về cán bộ............................................................................. 7

2.1.1.3. Khái niệm công chức ........................................................................... 7
2.1.1.4. Cán bộ nông nghiệp ............................................................................. 8
2.1.1.5. Phân loại cán bộ nông nghiệp .............................................................. 8
2.1.1.6. Năng lực cán bộ và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cán bộ .......... 8
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập .......................... 11
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 12
2.2.1. Thực trạng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Việt Nam hiện
nay ................................................................................................................... 12
2.2.2. Phương hướng, mục tiêu đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ và nhân lực
lao động nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2016 - 2020 ......
16
2.2.2.1. Phương hướng, mục tiêu chung đến năm 2016 - 2020 ...................... 16
2.2.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2016 - 2020................................................ 17
2.2.2.3. Các nhiệm vụ trọng tâm ..................................................................... 18
2.2.2.4. Các giải pháp chủ yếu ........................................................................ 18
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 19
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mường Ảng........ 19
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 19
3.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 19
3.1.1.2. Địa hình, địa thế ................................................................................. 19
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết................................................................................. 20
3.1.1.4. Thủy văn............................................................................................. 21
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ...........................................................................
22
3.1.3. Cơ sở hạ tầng......................................................................................... 23
3.1.3.1. Hạ tầng giao thông ............................................................................. 23
3.1.3.2. Hệ thống thuỷ lợi................................................................................ 24
3.1.3.3. Nước sinh hoạt ..................................................................................... 24
3.1.3.4. Hiện trạng về cấp điện........................................................................ 25



8

3.1.3.5. Hiện trạng về y tế, giáo dục ............................................................... 25
3.1.4. Tình hình an ninh trật tự........................................................................ 25
3.1.5. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của huyện Mường Ảng .................. 26
3.1.5.1. Đất nông nghiệp ................................................................................. 26
3.1.5.2. Đất phi nông nghiệp ........................................................................... 27
3.1.5.3. Đất chưa sử dụng................................................................................ 27
3.1.5.4. Đất ở ................................................................................................... 27
3.1.6. Khái quát về huyện Mường Ảng và hệ thống tổ chức của Ủy ban nhân
dân huyện Mường Ảng ................................................................................... 28
3.1.6.1. Khái quát về huyện Mường Ảng........................................................ 28
3.1.6.2. Hệ thống tổ chức của Uỷ ban nhân dân huyện Mường Ảng ............. 28
3.2. Khái quát về cơ sở thực tập ...................................................................... 30
3.2.1. Quá trình phát triển phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
Mường Ảng ..................................................................................................... 30
3.2.2. Cơ cấu tổ chức, nhân sự của phòng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Mường Ảng .................................................................................. 30
3.2.2.1. Cơ cấu tổ chức.................................................................................... 30
3.2.2.2. Cơ cấu nhân sự .................................................................................. 33
3.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của phòng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Mường Ảng .................................................................................. 34
3.2.3.1. Vị trí và chức năng ............................................................................. 34
3.2.3.2. Nhiệm vụ ............................................................................................ 35
3.2.4. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của tổ chức bộ máy quản lý phòng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mường Ảng ........................................ 37
3.2.4.1. Trưởng phòng:.................................................................................... 37
3.2.4.2. Phó trưởng phòng:.............................................................................. 39
3.2.4.3. Cán bộ Kế toán:.................................................................................. 39

3.2.4.4. Cán bộ Chăn nuôi - Thú y: ................................................................. 40


9

3.2.4.5. Cán bộ Nông nghiệp: ......................................................................... 41
3.2.4.6. Cán bộ Thủy lợi: ................................................................................ 41
3.2.4.7. Cán bộ Lâm nghiệp: ........................................................................... 42
3.2.5. Khái quát về công tác kế toán phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
... 43
3.2.5.1. Tổ chức kế toán phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn........... 43
3.2.5.2. Đặc điểm công tác kế toán ................................................................. 44
3.2.6. Tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn huyện Mường Ảng .........................................................
46
3.2.6.1. Sản xuất cây trồng ngắn ngày ............................................................ 47
3.2.6.2. Sản xuất cây công nghiệp dài ngày .................................................... 47
3.2.6.3. Công tác giống và cơ cấu vụ mùa ...................................................... 47
3.2.6.4. Chăn nuôi ........................................................................................... 47
3.2.6.5. Công tác thú y .................................................................................... 48
3.2.6.6. Nuôi trồng thủy sản ............................................................................ 48
3.2.6.7. Công tác khuyến nông - khuyến ngư ................................................. 48
3.2.6.8. Công tác thủy lợi, nước sinh hoạt và phòng chống thiên tai ............. 49
3.2.6.9. Về công tác phát triển Lâm nghiệp .................................................... 50
3.2.6.10. Công tác xây dựng Nông thôn mới .................................................. 51
3.2.6.11. Kết quả công tác giao đất, giao rừng ............................................... 51
3.2.7. Tình hình hoạt động sử dụng nguồn kinh phí của phòng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn huyện Mường Ảng .................................................... 52
3.2.7.1. Hoạt động về nguồn kinh phí ............................................................. 52
3.2.7.2. Tình hình thực hiện nguồn kinh phí hoạt động của phòng Nông

nghiệp và phát triển nông thôn ........................................................................ 55
3.2.8. Kế hoạch triển khai mô hình sản xuất của phòng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Mường Ảng................................................................. 56
3.2.8.1 Mục tiêu............................................................................................... 56
3.2.8.2. Phương hướng .................................................................................... 58


10

3.3. Kết quả thực tập ....................................................................................... 59
3.3.1. Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập .......... 59
3.3.1.1. Họp tổng kết cuối năm và triển khai kế hoạch nghỉ tết Nguyên Đán 64
3.3.1.2. Tổ chức họp dân tại bản Cang - xã Ảng Cang - huyện Mường Ảng về
hỗ trợ giống cây trồng rừng (Cây keo lá tràm). .............................................. 66
3.3.1.3. Cuộc họp đầu bờ tại bản Bua 1 - xã Ảng Tở - huyện Mường Ảng về
việc chăm sóc lúa đông xuân .......................................................................... 67
3.3.1.4. Tổ chức xuống các xã triển khai công tác trồng sắn, ngô, lúa nương
trên dẫy. .......................................................................................................... 68
3.3.1.5. Tổ chức lớp tập huấn cán bộ khuyến nông, khuyến lâm về phòng
dịch bệnh gia súc, gia cầm và sâu bệnh mùa mưa ........................................ 69
3.3.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ của cán bộ phòng
NN & PTNT .................................................................................................... 70
3.3.2.1. Thuận lợi: ........................................................................................... 70
3.3.2.2. Khó khăn: ........................................................................................... 71
3.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 72
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 74
4.1. Kết luận .................................................................................................... 74
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 75
4.2.1. Đối với chính quyền địa phương các cấp.............................................. 75
4.2.2. Đối với địa phương ............................................................................... 76

4.2.3. Đối với nhân dân .................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước đi lên từ nông nghiệp với truyền thống của nền
sản xuất lúa nước. Đến nay sản xuất nông nghiệp đang chiếm một tỷ trọng
khá lớn (15,34%) trong GDP năm 2017. Lực lượng lao động khu vực nông
thôn (nông dân) cũng đang chiếm một tỷ lệ cao (68,1%) trong tổng lực lượng
lao động của cả nước. Và nông thôn đang chứa 64,9% dân số và chiếm một
diện tích khoảng 74,56% diện tích đất tự nhiên của đất nước.
Vì vậy ở Việt Nam, Nông nghiệp luôn giữ một vị trí rất quan trọng
trong đời sống kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước và là một trong những
ngành được ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển quốc gia. Trong
thời đại xu thế hội nhập như hiện nay, nhất là sự xuất hiện của “Cách mạng
Công nghiệp 4.0”. Để ngành nông nghiệp phát triển bền vững và có thể đạt
các tiêu chí sản phẩm hàng hóa nước ngoài. Cần đạt được những bước tiến bộ
trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Do đó, yêu cầu đội ngũ cán bộ nông
nghiệp từ TW đến địa phương cần phải có năng lực, phẩm chất về mọi mặt để
điều hành, lãnh đạo một ngành nông nghiệp ngày càng phát triển và hiện đại
hóa.
Do đó để phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và phát triển
nông nghiệp, nông thôn nói riêng không thể thiếu đội ngũ cán bộ nông nghiệp
từ cấp TW đến cấp cơ sở. Cán bộ cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) là cầu nối
giữa các cơ quan của Đảng, chính quyền các cơ quan chỉ đạo sản xuất và các
tổ chức quần chúng với người dân trong xã, phường, thị trấn. Cán bộ cơ sở là

những người gần dân nhất, là những người trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, đồng
thời tham mưu cho cấp trên về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, biến tinh thần
của các chủ chương, chính sách đó thành hành động quần chúng, làm cho
quần chúng hiểu và tổ chức quần chúng thực hiện tốt các chủ chương, chính
sách đó.


Trong đó huyện Mường Ảng là một huyện miền núi mà sản xuất nông
nghiệp đóng vai trò là nền kinh tế chính của huyện và có rất nhiều lợi thế để
phát triển ngành này như: điều kiện tự nhiên, đất đai, sông suối. Ngoài ra
huyện còn có nhiều lợi thế trong việc phát triển cây công nghiệp như: cà phê,
cao su, mác ca… huyện cũng thường xuyên tổ chức cho cán bộ công chức đi
công tác, tập huấn, đào tạo ngắn hạn để nâng cao năng lực, học hỏi kinh
nghiệm, tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật khoa học trong nông nghiệp, cách
thức quản lý nền kinh tế thị trường…
Trong bối cảnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền
kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường, cán bộ kinh tế nông nghiệp cần có
trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn. Trong giai đoạn vừa công tác,
vừa đào tạo cán bộ của nước ta còn nhiều bất cập, chưa thực sự mang tính
chiến lược. Trước những yêu cầu, thách thức đối với công tác cán bộ chúng ta
cần phải xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ. Đặc biệt với
cán bộ phòng nông nghiệp để phù hợp với yêu cầu và mục tiêu sự nghiệp phát
triển. Nhận thức được tầm quan trọng của người cán bộ nông nghiệp tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu vai trò chức năng nhiệm vụ của cán bộ
phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mường Ảng - tỉnh Điện
Biên.”
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phòng NN & PTNT

huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên nhằm đánh giá hiệu quả trong công tác
hoạt động, xây dựng, tình hình sản xuất nông nghiệp. Từ đó làm căn cứ đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả công tác của cán bộ
phòng nông nghiệp. Đồng thời nâng cao kỹ năng thực tế của sinh viên trước
khi ra trường.


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khái quát những vấn đề chung về đặc điểm, điều kiện tự nhiên kinh tế
- xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên.
- Tìm hiểu vị trí vai trò chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phòng NN &
PTNT huyện Mường Ảng.
- Tìm hiểu vai trò của cán bộ phòng NN & PTNT trong việc xây dựng
kế hoạch, triển khai mô hình sản xuất tới người dân.
- Đánh giá những thuận lợi và hạn chế của cán bộ phòng NN & PTNT
trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động
của cán bộ phòng NN & PTNT.
1.2.3. Yêu cầu
1.2.3.1. Về chuyên môn nghiệp vụ
- Biết xác định những thông tin cần cho bài khóa luận, từ đó giới hạn
được phạm vi tìm kiếm, giúp cho việc tìm kiếm thông tin đúng hướng và
chính xác.
- Các kỹ năng nghiên cứu và đánh giá thông tin, biết xử lý, đánh giá,
tổng hợp và phân tích kết quả thông tin tìm kiếm được.
- Biết kỹ năng diễn đạt và trình bày thông tin tìm được phục vụ cho
công tác học tập và nghiên cứu.
- Khả năng xử lý số liệu, tổng hợp, tổng quan, các nguồn lực thông tin
tìm kiếm được. Sử dụng thông tin có hiệu quả, biết cách vận dụng những
thông tin tìm được vào giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra.

1.2.3.2. Yêu cầu về thái độ và ý thức trách nhiệm
- Nâng cao ý thức, tinh thần và thái độ nghiêm túc, hoàn thành tốt công
việc được giao.
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của cơ sở thực tập.


- Chấp hành phân công của khoa, quy chế thực tập của trường và các
quy định của nơi thực tập.
- Chấp hành kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại nơi thực tập.
- Thái độ tự giác, tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp cho bản thân.
1.2.3.3. Yêu cầu về tác phong, ứng xử
- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị, lắng nghe và học hỏi từ
những người xung quanh.
- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng
không can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập.
- Thái độ lịch sự, trung thực trong lời nói, hòa nhã với các cán bộ tại
nơi thực tập.
- Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự.
1.2.3.4. Yêu cầu về kỹ năng sống và kỹ năng làm việc
- Thích nghi, tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập.
- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp
phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường.
- Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ thêm kinh
nghiệm.
- Tuân thủ theo sự phân công sắp xếp của cơ sở thực tập, không tự ý
nghỉ mà chưa có sự cho phép của cán bộ hướng dẫn tại nơi thực tập và giáo
viên hướng dẫn.
- Không sử dụng điện thoại ở nơi thực tập cho việc riêng.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện

1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương.
- Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phòng NN & PTNT.


- Tìm hiểu bộ máy, tổ chức quản lý và các hoạt động của cán bộ phòng
NN & PTNT.
- Tham gia, hưởng ứng các hoạt động, phong trào tại cơ sở thực tập
trong thời gian thực tập.
- Tích lũy trau dồi, học hỏi kinh nghiệm từ các cán bộ tại cơ sở thực tập.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ
phòng NN & PTNT.
- Hoàn thiện báo cáo thực tập tốt nghiệp.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các
thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo kết quả sản xuất và các
tài liệu đã công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ
chức, Văn phòng HĐND & UBND, phòng NN & PTNT.
Trong phạm vi đề tài tôi thu thập các số liệu đã được công bố liên quan
đến vấn đề nghiên cứu của phòng NN & PTNT huyện Mường Ảng.
1.3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu được thu thập thông qua các hình thức như:
- Phỏng vấn: Sử dụng những câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp hoặc qua
điện thoại các cán bộ trong phòng NN & PTNT nhằm tìm hiểu một số thông
tin cán bộ như: họ tên, độ tuổi, trình độ văn hóa, chuyên môn...
- Quan sát trực tiếp: Quan sát tác phong làm việc, những công việc mà
các cán bộ trong phòng phân công và tiến hành làm những việc đó như thế
nào và sinh viên thực tập ghi chép, tổng hợp và học theo để có dữ liệu.
1.3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, chọn lọc, phân loại và
xử lý trình bày trong báo cáo thực tập.


1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 07/02/2018 đến ngày 30/05/2018
- Địa điểm: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mường
Ảng - tỉnh Điện Biên.


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số lý luận liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số
nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa
rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản [4].
2.1.1.2. Khái niệm về cán bộ
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở TW, ở tỉnh, thành phố trực thuộc
TW (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân
sách Nhà nước [5].
Theo Khoản 2 Điều 4, Luật số 22/2008/QH12 của Quốc hội: Luật cán
bộ công chức [12].

2.1.1.3. Khái niệm công chức
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 quy định [12]:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở TW, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơ quan, đơn
vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân
mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập [5].


2.1.1.4. Cán bộ nông nghiệp
Là những người cán bộ có quyền và trách nhiệm thực hiện việc lập
kế hoạch quản lý, kiểm soát và triển khai các hoạt động sản xuất và kinh
doanh nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp nhanh
và bền vững [1].
2.1.1.5. Phân loại cán bộ nông nghiệp
- Phân theo cấp độ có: Cán bộ cấp huyện và Cán bộ cấp cơ sở.
- Phân theo chức năng thì cán bộ nông nghiệp gồm:
+ Cán bộ chuyên môn: Cán bộ BVTV; cán bộ Thú y; cán bộ Khuyến
nông
+ Cán bộ quản lý nông nghiệp: Cán bộ phòng Nông nghiệp; phó Chủ
tịch phụ trách nông nghiệp.
+ Cán bộ phụ trách kinh tế tập thể, nước sạch: Cán bộ Hợp tác xã; cán
bộ công ty dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn.
+ Cán bộ phụ trách điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới:
Cán bộ Văn phòng điều phối; cán bộ phòng Nông nghiệp; cán bộ các xã trên
địa bàn huyện [1].
2.1.1.6. Năng lực cán bộ và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cán bộ
- Khái niệm năng lực: trong bất cứ hoạt động nào của con người, để

thực hiện có hiệu quả, con người cần phải có một số phẩm chất tâm lý cần
thiết và tổ hợp những phẩm chất này được gọi là năng lực.
Theo quan điểm của Tâm lý học Mác Xít, năng lực của con người luôn
gắn liền với hoạt động của chính họ. Mỗi một hoạt động khác nhau, với tính
chất và mức độ khác nhau sẽ đòi hỏi ở cá nhân những thuộc tính tâm lý (điều
kiện cho hoạt động có hiệu quả) nhất định phù hợp với nó.
Như vậy, khi nói đến năng lực cần phải hiểu năng lực không phải là
một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó (ví dụ như khả năng tri giác, trí nhớ...)
mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân (sự tổng hợp này không phải
phép cộng của các thuộc tính mà là sự thống nhất hữu cơ, giữa các thuộc tính


tâm lý này diễn ra mối quan hệ tương tác qua lại theo một hệ thống nhất định
và trong đó một thuộc tính nổi lên với tư cách chủ đạo và những thuộc tính
khác giữ vai trò phụ thuộc) đáp ứng được những yêu cầu hoạt động và đảm
bảo hoạt động đó đạt được kết quả mong muốn.
Do đó chúng ta có thể định nghĩa năng lực như sau: "Năng lực là sự
tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của
hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao".
- Phân loại năng lực:
+ Năng lực tự nhiên: Là năng lực bẩm sinh của mỗi cá nhân bao gồm
các yếu tố liên quan đến nhận thức và tri giác. Để đo lường năng lực bẩm
sinh, người ta có thể dùng chỉ số thông minh IQ.
+ Năng lực có được do đào tạo: Là năng lực được hình thành thông qua
quá trình đào tạo và tiếp nhận tri thức đào tạo.
+ Năng lực có được do kinh nghiệm tích lũy trong cuốc sống: Là loại
năng lực được đúc rút, kế thừa trên cơ sở quan sát, trải nghiệm trong thực tế.
Đối với cán bộ, năng lực do kinh nghiệm tích lũy đóng vai trò quan trọng vì
không phải loại hình đào tạo chính thống nào cũng đem lại kinh nghiệm và
kiến thức thực tế.

+ Năng lực lãnh đạo quản lý: Là năng lực của cá nhân trên phương diện
của người lãnh đạo hoặc người quản lý.
+ Năng lực ra quyết định: Là khả năng hay mức độ sáng suốt và đúng
đắn trong việc đưa ra các quyết định trong từng trường hợp, lĩnh vực cụ thể.
+ Năng lực ngoại giao: Là mức độ thành công trong vận dụng các kỹ
năng và công cụ trên phương diện đàm phán, trao đổi và thuyết phục các
đối tác.
- Đánh giá năng lực cán bộ:
+ Đánh giá về mức độ hoàn thành công việc: Là cách thức xác định
hiệu suất và hiệu quả trong công việc thông qua kết quả cuối cùng mà mỗi cá
nhân, tổ chức đạt được trong một khoảng thời gian định trước.


+ Đánh giá về trình độ quản lý: Là cách thức xác định khả năng quản
lý, quản trị của cá nhân hoặc nhóm đối với chính cá nhân, nhóm đó hoặc một
tổ chức do họ phụ trách.
+ Đánh giá về tính sáng tạo trong công việc: Cho biết khả năng cải
thiện hiệu quả trong công việc.
+ Đánh giá về khả năng ra quyết định: Cho biết sự chính xác và khả
năng nhận thức của mỗi cá nhân khi đưa ra các quyết định trong từng điều
kiện lĩnh vực đặc thù.
+ Đánh giá về khả năng làm việc nhóm: Cho biết khả năng phối hợp
của cá nhân với các cá nhân khác trong một lĩnh vực tổ chức cụ thể.
+ Đánh giá về khả năng kiểm tra giám sát: Xác lập hiệu quả của việc
theo dõi và điều chỉnh trong một tiến trình triển khai theo kế hoạch đã được
định trước.
+ Đánh giá khả năng lập và tổ chức thực hiện kế hoạch: Xác định tính
đúng đắn, hợp lý của người tổ chức hoặc lập kế hoạch căn cứ trên mục tiêu và
định hướng ban đầu.
- Phương pháp đánh giá năng lực cán bộ:

+ Cấp trên đánh giá năng lực cấp dưới hoặc các nhân viên trực thuộc.
+ Cấp dưới hay người thụ hưởng đánh giá năng lực của người chuyển
giao hoặc năng lực lãnh đạo của cấp trên.
+ Bản thân người cán bộ tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về năng lực
của chính mình và đồng nghiệp.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của cán bộ:
+ Quy mô công việc: Trong cùng một khoảng thời gian, tính chất và
quy mô công việc khác nhau đòi hỏi năng lực xử lý khác nhau.
+ Khả năng tư duy logic: Với cùng một loại công việc, cùng khoảng
thời gian, cùng cấp đào tạo thì người có tư duy tốt sẽ có hiệu quả và kết quả
công việc tốt hơn.


+ Giới tính: Các đặc thù công việc có gắn với giới tính sẽ tạo ra các
thước đo khác nhau về năng lực.
+ Thời gian và chất lượng đào tạo: Ảnh hưởng đến năng lực chuyên
môn và kỹ năng của người lao động.
+ Thâm niên công tác: Ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận và xử lý
thông tin gắn với từng lĩnh vực đặc thù.
+ Cách thức sắp xếp bố trí cán bộ của chính quyền địa phương: Việc bố
trí và sử dụng lao động không hợp lý cũng ảnh hưởng đến năng lực hoạt động
của từng cá nhân và tổ chức.
+ Các chính sách của Đảng và Nhà nước: Đóng vai trò tạo môi trường
nền tảng cho mỗi cá nhân, tổ chức phát huy vai trò và năng lực của mình
tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động [3].
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
- Quốc hội (2008), Điều 4 Luật số 22/2008/QH12 của Quốc hội: Luật
cán bộ công chức [12].
+ Chương 1 Điều 4: Cán bộ, công chức.
+ Chương 5 Điều 61: Chức vụ chức danh của cán bộ công chức cấp xã.

+ Chương 5 Điều 62: Nghĩa vụ, quyền hạn của cán bộ công chức cấp xã.
- Nghị định 92/2009 NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức
danh số lượng, chế độ chính sách đối với cán bộ công chức xã [12].
- Nghị định số 37/2014/NĐ-CP về Quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ban hành
ngày 05 tháng 5 năm 2014 có nội dung như sau [12]:
Điều 8. Các cơ quan chuyên môn được tổ chức để phù hợp với từng
loại hình đơn vị hành chính cấp huyện:
Phòng NN & PTNT: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi;
thủy sản; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn


thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; phát triển kinh tế hộ,
kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp
gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn [2].
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Việt Nam
hiện nay
Thực hiện nghị quyết TW 5 của Ban Chấp hành TW Đảng khóa IX
ngày 18/03/2002 về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ
sở xã, phường, thị trấn”; cùng với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính
quyền trong những năm qua, đội ngũ Cán bộ công chức đã có sự phát triển cả
về số lượng và chất lượng, việc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm Cán bộ đã được
thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy định, bước đầu bố trí các chức danh công chức
phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo; việc quản lý, sử dụng công
chức đã dần đi vào nề nếp, hầu hết số công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm,
điều động, luân chuyển đều có trách nhiệm với công việc và vị trí công tác
được giao, từng bước thực hiện tốt chế độ tiền lương, quy định đánh giá, khen
thưởng, kỷ luật đối với Cán bộ công chức. Đặc biệt là từ khi có Luật Cán bộ

công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010; Nghị định số 114/2003/NĐCP; Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV; Nghị định số 112/2012/NĐ-CP thì đội
ngũ Cán bộ công chức không ngừng được kiện toàn, củng cố, phần lớn được
rèn luyện, thử thách trong quá trình công tác, được quan tâm quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có
ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, góp phần giúp hoạt động của
hệ thống chính trị nói chung và Ủy ban nhân dân cấp xã nói riêng có chuyển
biến và hiệu quả hơn.
Đến nay cơ bản đội ngũ Cán bộ công chức có trình độ chuyên môn, lý
luận chính trị và năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần
nâng cao các mặt công tác, khơi dậy được nguồn lực của nhân dân, nâng cao


trình độ dân sinh, dân trí, dân chủ ở cơ sở, đời sống nhân dân được nâng lên
đáng kể, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng,
chính quyền, đảm bảo an ninh, chính trị, quốc phòng ở các địa phương và trên
địa bàn cấp xã.
- Cùng với nhiều nỗ lực, cố gắng và sự quan tâm của các cấp, các
ngành trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ công chức
cấp xã thì hiện nay công tác cán bộ đối với đội ngũ Cán bộ công chức cấp xã
vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, cụ thể:
+ Một số Cán bộ công chức cấp xã do chuyển từ cơ chế cũ, được hình
thành từ nhiều nguồn nên cơ cấu chưa đồng bộ, trình độ, phẩm chất, năng lực
chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
+ Trình độ các mặt của một số cán bộ cấp xã còn quá thấp so với yêu
cầu, nhiệm vụ, nên mặc dù đã qua đào tạo, bồi dưỡng nhưng do đầu vào
không bảo đảm nên chất lượng sau đào tạo, bồi dưỡng không cao, các lớp bồi
dưỡng chủ yếu là ngắn hạn nên hiệu quả thấp dẫn đến cán bộ không biết việc
để làm hoặc không đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ.
+ Một số chức danh cán bộ cấp xã tuy đã đạt tiêu chuẩn về trình độ,
nhưng do độ tuổi cao, năng lực hạn chế lại chưa đủ điều kiện nghỉ hưu, chưa

có chính sách hỗ trợ hợp lí nhằm động viên, khuyến khích các cán bộ trên
nghỉ việc nên chưa thể bố trí, bổ nhiệm được cán bộ trẻ để thay thế.
+ một số nơi vẫn còn tình trạng cán bộ đi học theo kiểu chạy bằng cấp,
để đủ tiêu chuẩn theo quy định; nhiều cán bộ dù đã đạt chuẩn nhưng chưa
được đào tạo, bồi dưỡng có hệ thống; một số cán bộ chưa chịu khó học tập,
rèn luyện, tác phong công tác, nề nếp làm việc chuyển biến chậm, cán bộ còn
thiếu sáng tạo trong việc vận dụng đường lối, nghị quyết của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước để xây dựng nhiệm vụ chính trị của địa phương,
nên chưa có những giải pháp tốt, mang tính đột phá trong thực hiện nhiệm vụ.


×