Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại lợn thịt gia công trần đăng chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.43 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

LÈNG Ỷ KHEN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA TRANG TRẠI LỢN THỊT GIA CÔNG TRẦN
ĐĂNG CHẤT – XÃ PHÚC THUẬN – THỊ XÃ PHỔ YÊN
THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: KTNN

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018



Thái Nguyên - năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

LÈNG Ỷ KHEN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA TRANG TRẠI LỢN THỊT GIA CÔNG TRẦN
ĐĂNG CHẤT - XÃ PHÚC THUẬN – THỊ XÃ PHỔ YÊN
THÁI NGUYÊN
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: KTNN

Khoa

: Kinh tế và PTNT


Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. ĐỖ HOÀNG SƠN

Cán bộ cơ sở hướng dẫn

: Trần Đăng Chất

Thái Nguyên - năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Kinh Tế & PTNT tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt
nghiệp: “Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của
trang trại lợn thịt gia công Trần Đăng Chất”.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy
giáo ThS. Đỗ Hoàng Sơn, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết
khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa cùng quý Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế & PTNT. Trường
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm
học tập.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến chủ trang trại và các anh chị cô chú tại
trang trại Trần Đăng Chất đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình thực tập
tại trang trại.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, bản thân tôi đã cố gắng khắc phục
mọi khó khăn để hoàn thiện khóa luận. Tuy nhiên, với thời gian ngắn và hạn
chế, kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài tôi còn gặp
không ít những khó khăn, do vậy mà đề tài không tránh khỏi những thiếu sót
nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy giáo, cô
giáo và các bạn sinh viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2018
Sinh viên
Lèng Ỷ Khen


ii

MỤC LỤC
LỜI

CẢM

ƠN

..................................................................................................................i MỤC LỤC
...................................................................................................................... ii DANH
MỤC

BẢNG....................................................................................................


DANH

MỤC

iv
HÌNH

.......................................................................................................v

DANH

MỤC

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. vi Phần 1:
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.1.
Sự
cần
thiết
thực
...............................................................1

hiện

nội

dung

thực


1.2
Mục
tiêu
nghiên
.................................................................................................2

tập
cứu

1.2.1.
Mục
tiêu
.....................................................................................................2

chung

1.2.2.
Mục
tiêu
thể......................................................................................................3

cụ

1.2.2.2.
Về
thái
...........................................................................................................3

độ


1.2.2.3.
Về
kỹ
năng
sống,
việc.................................................................3

kỹ

năng

1.3.
Nội
dung

phương
hiện......................................................................4

pháp

1.3.1.
Nội
dung
thực
.................................................................................................4
1.3.2.
Phương
pháp
........................................................................................4


điểm

Phần 2: TỔNG QUAN
.......................................8

ĐỀ

CÁC

VẤN

hiện
thực

NGHIÊN

2.1.
Về

sở

.......................................................................................................8
2.1.1.
Khái
niệm
về
kinh
............................................................................8

tế


thực
tập

thực

1.4.
Thời
gian

địa
...............................................................................7

làm

tập
CỨU
luận

trang

trại


ii

2.1.2. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho phát triển kinh tế trang
trại.......... 14
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................
16

2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam .........................................
16
2.2.2. Kinh nghiệm của địa phương khác ..................................................................
18
2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương khác.................................................
21
2.3. Khái quát về địa bàn thực tập ..............................................................................
22
2.3.1. Điều kiện tự nhiên của xã Phúc Thuận............................................................
22
2.3.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội ...................................................................................
22


3

Phần 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP .............................................................................
25
3.1. Khái quát về trang trại chăn nuôi lợn thịt gia công Trần Đăng Chất ...............
25
3.1.2. Sự hình thành và phát triển của trang trại Trần Đăng Chất ...........................
25
3.1.2. Khái quát về Công ty Cổ phần APPE-JV .......................................................
27
3.1.3. Những thành tựu đã đạt được của trang trại Trần Đăng Chất .......................
29
3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến phát triển sản xuất của trang
trại
chăn nuôi lợn thịt gia công Trần Đăng Chất..............................................................
30

3.2. Kết quả thực tập ....................................................................................................
31
3.2.1.Nội dung và những công việc cụ thể tại trang trại...........................................
31
3.2.1.1. Tìm hiểu quy trình phòng dịch và thức ăn cho lợn của trang trại ..............
31
3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập....................................................................................
34
3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế .....................................................
52
3.3.1. Những điều kiện cần có để có thể phát triển trang trại...................................
52
3.3.2. Yêu cầu cần có của một chủ trang trại.............................................................
53
3.3.3. Kỹ thuật cần chú ý nắm vững khi phát phát triển trang trại ..........................
53
3.3.4. Quản lý tài chính, lao động ...............................................................................
53
3.4. Một số giải pháp đề xuất cho phát triển trang trại .............................................
54
3.4.2. Giải pháp đối với Công ty và trang trại ...........................................................
54


4

Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................
56
4.1. Kết luận.................................................................................................................. 56
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................
59


5

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Lịch làm vaccine đối với đàn lợn ................................................... 36
Bảng 3.2: Một số loạivaccine, thuốc thú y trang trại thường xuyên sử dụng để
phòng bệnh ...................................................................................................... 37
Bảng 3.3: Bảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của lợn ......................... 39
Bảng 3.4: Các loại cám trang trại dùng trong chăn nuôi ................................ 40
Bảng 3.5: Tỷ lệ trộn cám................................................................................. 40
Bảng 3.6: Chi phí đầu tý xây dựng ban đầu của trang trại Trần Đăng
Chất........... 46
Bảng 3.7: Chi phí đầu tư trang thiết bị ban đầu của trang trại ........................ 47
Bảng 3.8: Tình hình nguồn vốn của trang trại Trần Đăng Chất ..................... 48
Bảng 3.9: Chi phí hàng năm của trang trại Trần Đăng Chất .......................... 49
Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế của trang trại ..................................................... 50


6

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ trang trại Trần Đăng Chất ......................................................26
Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của trang trại Trần Đăng Chất .....................26
Hình 3.3: Sơ đồ nguyên lý xử lý chất thải của trang trại .................................41
Hình 3.4: Quy trình chăn nuôi gia công của trang trại.....................................42
Hình 3.5: kênh tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi lợn gia công tại trang trại
Trần Đăng Chất ................................................................................................43



7

DANH MỤC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT


8

BN

T

T

N

T

T

TN

g

T

: Bộ Nông Nghiệp – Phát Triển
Nông Thôn
: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa


U

: Cơ sở

CN

S

B

: đồng

H

T

N

: Đồng bằng Sông Cửu Long



T

D

: Đơn vị tính

H

CS
đ
Đ
SC

: (Gross Output) Giá trị sản xuất
T

V

: Hiệu quả kinh tế

Ă

A

C

: (Intermediate Cost) Chi phí
trung gian

N

: Kinh tế trang trại
: Nghị định – Chính phủ

L

T


ĐV

H

: Nông nghiệp – Phát triển nông
thôn

T

C

: Nghị quyết – Chính phủ

GO

S

: Quyết định – Thủ tướng
: Số thứ tự

HQ
KT

T

: Thức ăn chăn nuôi

IC

H


: Trung học cơ sở

KT

P

: Trung học phổ thông

TT

T

: Trách nhiệm hữu hạn


-CP
N

PT
N
NQ
-CP

-

T
N
H
H

T
S
C
Đ

: Tài sản cố định
: Trang trại
: Ủy ban nhân dân
: (Value Added) Giá trị gia tăng


1

Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất đóng vai trò to lớn trong sự phát
triển kinh tế xã hội. Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng
và xuất khẩu, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực và
tạo nên tích luỹ ban đầu cho phát triển đất nước. Ở nước ta nông nghiệp đóng
góp lớn cho tổng thu nhập quốc dân, hàng năm nông nghiệp đem lại nguồn
ngoại tệ đáng kể thông qua việc xuất khẩu hàng hóa.
Trong nông nghiệp, ngành chăn nuôi là một trong 2 tiểu ngành chính cung
cấp thực phẩm trực tiếp cho gia đình và toàn xã hội, hỗ trợ phát triển trồng trọt,
tận dụng lao động nông thôn ở mọi lứa tuổi, tiết kiệm tích lũy vốn tăng thu nhập
cho nông dân, tạo ra sự cân bằng sinh thái. Phát triển chăn nuôi trang trại không
những đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước mà
còn tạo ra nguồn thực phẩm cho xuất khẩu. Theo các kết quả điều tra về hiệu quả
kinh tế chăn nuôi trang trại thì chăn nuôi trang trại mang lại thu nhập cao cho hộ

nông dân, góp phần tăng giàu giảm nghèo, thu hút được lao động, góp phần giải
quyết việc làm, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu
kinh tế nông thôn. Phát triển chăn nuôi quy mô trang trại tuy đã có những thành
công nhất định, nhưng bên cạnh đó còn bộc lộ rất nhiều những yếu điểm cần
được nghiên cứu khắc phục như: Trình độ tổ chức quản lý và hoạch toán kinh tế
của chủ trang trại còn hạn chế; kỹ thuật công nghệ áp dụng vào chăn nuôi chưa
đồng bộ và hiện đại; thiếu kỹ năng thu thập và phân tích thông tin thị trường nên
rủi ro trong sản xuất luôn tiềm ẩn, đặc biệt là rủi ro về thị trường. Ngoài ra, các
vấn đề về mặt bằng cho xây dựng chuồng trại, vốn đầu tư, lao động có chuyên
môn, liên kết hợp tác trong sản xuất, ô nhiễm môi trường,... cũng là những vấn đề
hạn chế làm chi phí sản xuất phát sinh thêm và rủi ro lớn.
Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất ngành chăn nuôi nói riêng tại
Việt Nam luôn gặp phải những rủi ro. Những câu chuyện “được mùa mất giá”,
những cuộc “giải cứu” nông sản, hay những cảnh báo của nông dân “làm lớn
thua đau” vẫn luôn diễn ra làm cho nhiều nông dân không dám mạnh dạn đầu
tư lớn.


2

Nguyên nhân cũng đã được chỉ ra, nhưng chưa thật đúng và sát nên chưa có
những giải pháp bài bản để khắc phục có hiệu quả tình trạng trên. Chính vì vậy,
rất cần có những nghiên cứu tìm hiểu thực tế sản xuất nông nghiệp, bám sát địa
bàn và cùng trải nghiệm với nông dân để có những giải pháp sát thực hiệu quả
hơn.
Hiện nay, các trang trại chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên nói chung và thị
xã Phổ Yên nói riêng đã và đang được phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và
chất lượng. Tuy nhiên, cũng như các trang trại chăn nuôi trong cả nước bên cạnh
những thành quả bước đầu, các trang trại chăn nuôi đó cũng gặp không ít những
khó khăn như: Trình độ tổ chức, quản lý của chủ trang trại hạn chế, thiếu kiến

thức khoa học kỹ thuật, nhận thức về thị trường và khả năng cạnh tranh trong
tiêu thụ sản phẩm yếu, thiếu vốn, lao động trang trại chưa qua đào tạo, thị trường
các yếu tố đầu vào và đầu ra còn bấp bênh,... làm cho sản xuất trang trại chăn
nuôi thiếu ổn định và luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tìm kiến những giải pháp để
chăn nuôi quy mô trang trại hiệu quả, bền vững là vấn đề cấp thiết đặt ra hiện
nay.
Nghiên cứu thực tiễn để củng cố kiến thức đã học, học hỏi những kinh
nghiệm làm kinh tế. Ngoài ra, trao đổi và trải nghiệm qua thực tập tại trang trại
còn giúp sinh viên có được nghị lực, quyết tâm và sự tự tin trong phát triển sinh
kế sau này. Cùng với chủ trang trại tìm ra những yếu điểm hạn chế và đưa ra
những hướng khắc phục cho phát triển bền vững trang trại là vô cùng cần thiết.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu mô hình tổ
chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại lợn thịt gia công Trần
Đăng Chất”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Thông qua thực tế nghiên cứu, học tập và trải nghiện tại trang trại chăn
nuôi giúp người học tăng cường hiểu biết về những loại hình sản xuất, có được
những kinh nghiệm về tổ chức sản xuất kinh tế trang trại chăn nuôi, rèn luyện
những kỹ năng chuyên môn cần thiết. Ngoài ra, người học còn đánh giá phân
tích được những thành công của trang trại, tìm ra được những khó khăn, trở ngại
và những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế trang trại. Qua đó,


3

đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý sản xuất
kinh doanh trang trại chăn nuôi theo hướng hiệu quả và ổn định.



4

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1. Về chuyên môn
- Nắm rõ được các thông tin về quá trình hình thành và tổ chức sản xuất
kinh doanh của trang trại chăn nuôi Trần Đăng Chất tại xã Phúc Thuận - thị xã
Phổ Yên.
- Phân tích đánh giá được thực trạng về các nguồn lực sản xuất cho việc
tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.
- Học tập được các kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật chăn nuôi và phòng
chữa bệnh trên lợn trong chăn nuôi lợn thịt tại trang trại.
- Phân tích đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, học
hỏi và rèn luyện được kỹ năng hoạch toán kinh tế từ thực tế hoạt động của trang
trại.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của trang
trại
chăn nuôi Trần Đăng Chất tại xã Phúc Thuận - thị xã Phổ Yên những năm tới.
1.2.2.2. Về thái độ
- Tạo mối quan hệ thân thiện, hòa nhã với mọi người trong trang trại.
- Có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn thành tốt mọi công việc được giao.
- Chủ động trong các công việc, sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ mọi người trong
trang trại để hoàn thành tốt các công việc chung bên cạnh đó cũng tự khẳng định
được năng lực của mình là một sinh viên đại học.
1.2.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
* Kỹ năng sống
- Sống vui vẻ, hòa nhã với mọi người xung quanh tại trang trại, tại địa
phương nơi mình tham gia thực tập.
- Xây dựng mối quan hệ tình cảm tốt đẹp với chủ trang trại và những
người trong gia đình chủ trang trại nơi thực tập.
- Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác

- Giao tiếp ứng sử trung thực, lịch sự nhã nhặn, luôn giữ thái độ khiêm
nhường và cầu thị.


5

* Kỹ năng làm việc
- Biết cách tổ chức, thực hiện các công việc tại trang trại theo kế hoạch,
khoa học và chuyên nghiệp. Tuân thủ giờ giấc hoạt động của trang trại.
- Có được khả năng quan sát, theo dõi những vấn đề phát sinh để cùng
với chủ trang trại có biện pháp can thiệp kịp thời hạn chế thiệt hại.
- Thông qua hoạt động thực tế tại trang trại tạo cho sinh viên tác phong
nhanh nhẹn, tự chịu trách nhiệm và chịu được áp lực cao trong công việc.
- Học hỏi và thực hành tỉ mỉ các công việc kỹ thuật đã được giao, sinh
viên nắm bắt được những kiến thức và kỹ năng cơ bản về các kỹ thuật chăn
nuôi, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh đối với lợn thịt nuôi tại trang trại.
- Có khả năng quản lý công việc và làm việc nhóm hiệu quả.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Phúc Thuận.
- Quá trình xây dựng hình thành và phát triển của trang trại.
- Tìm hiểu hệ thống tổ chức sản xuất của trang trại chăn nuôi lợn thịt gia
công Trần Đăng Chất trên địa bàn xã Phúc Thuận.
- Phân tích những khó khăn, thuận lợi và các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức
sản xuất kinh doanh của trang trại.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn
trên địa bàn xã Phúc Thuận.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập những số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn
đề nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, như lấy số liệu từ các ban ngành của huyện, xã, các báo cáo tổng
kết liên quan đến trang trại, thu thập số liệu qua sách báo, tạp chí, nghị định,
quyết định...


6

* Thu thập số liệu sơ cấp
- Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ trang trại Trần Đăng Chất. Để
thu thập số liệu sơ cấp, tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
+ Phương pháp điều tra trực tiếp chủ trang trại và cán bộ Công ty APPEJV:
Điều tra những thông tin cơ bản như: Loại hình trang trại, số lao động,
diện tích đất đai, vốn sản xuất. Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của trang trại như: Tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện
vật và giá trị. Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó
khăn của trang trại. Các yếu tố sản xuất như: Vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả thị
trường. Những thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần
APPE-JV như: yếu tố đầu vào, đầu ra Công ty cung cấp, hỗ trợ cho trang trại.
+ Phương pháp tiếp cận có sự tham gia:
Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của trang trại như: Dọn dẹp, vệ
sinh chuồng nuôi, chăm sóc lợn, kiểm cám, kiểm thuốc từ đó đánh giá được
những thuận lợi, khó khăn mà trang trại gặp phải trong quá trình phòng dịch
cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.
+ Phương pháp quan sát:
Tiến hành quan sát trực tiếp khi tham gia các hoạt động phòng dịch của
trang trại, phỏng vấn, điều tra trang trại, nhằm có cái nhìn tổng quát về trang
trại, đồng thời cũng là những tư liệu để đánh giá độ chính xác các thông tin mà
chủ trang trại cung cấp.

+ Phương pháp thảo luận:
Cùng với chủ trang trại, cán bộ kỹ thuật thảo luận về những vấn đề khó
khăn, tồn tại trang trại đang gặp phải như: Vốn, lao động, thị trường, chính sách
của nhà nước từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tổ chức sản xuất
của trang trại trong những năm tới.
1.3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
* Phương pháp xử lý thông tin: Những thông tin, số liệu thu thập được
tổng hợp, đồng thời được xử lý thông qua chương trình Excel. Việc xử lý thông
tin là cơ sở cho việc phân tích.


7

* Phương pháp phân tích thông tin: Toàn bộ số liệu thu thập được tổng
hợp, tính toán từ đó phân tích hiệu quả, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đên kết
quả sản xuất kinh doanh của trang trại (vốn, đất đai, lao động, trình độ quản lý).
Hạch toán các khoản chi, các khoản thu của trang trại làm cơ sở cho định hướng
đưa ra các giải pháp cho sự phát triển của kinh tế trang trại.
* Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại như: giá trị
sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, cụ thể là:
+ Giá trị sản xuất (Gross Output): là giá trị bằng tiền của sản phẩm sản xuất
ra ở trang trại bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán ra thị trường
sau một chu kỳ sản xuất thường là một năm. Được tính bằng sản lượng của từng
sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm. Chỉ tiêu này được tính như sau: GO = ∑
Pi.Qi
Trong đó: GO: giá trị sản xuất
Pi: giá trị sản phẩm hàng hóa thứ i
Qi: lượng sản phẩm thứ i
+ Chi phí trung gian (Intermediate Cost) là toàn bộ các khoản chi phí vật

chất bao gồm các khoản chi nguyên vật liệu, giống, chi phí dịch vụ thuê ngoài.
Chỉ tiêu này được tính như sau: IC = ∑ Cij
Trong đó: IC: là chi phí trung gian
Cij: là chi phí thứ i cho sản phẩm thứ j
+ Giá trị gia tăng (Value Added) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cho
các ngành sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức: VA =
GO – IC
Trong đó: VA : giá trị gia tăng
GO: giá trị sản xuất
IC : chi phí trung gian
* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
+ GO/IC
+ VA/IC
+ VA/GO


8

* Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng:
+ Khấu hao TSCĐ: Là phần giá trị của TSCĐ bị hao mòn trong quá trình
sản xuất ra sản phẩm phải được trích rút để đưa vào chi phí sản xuất hàng năm


9

và được xác định theo công thức.
Mức trích khấu hao hàng năm =

Nguyên giá tài sản cố định
Thời gian trích khấu hao


1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 15/01/2018 đến ngày 15/04/2018.
- Địa điểm: Trang trại lợn thịt gia công Trần Đăng Chất - xã Phúc
Thuận - thị xã Phổ Yên - Thái Nguyên.


Phần 2

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại
2.1.1.1 Khái niệm tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn các khâu trong cả dây chuyền
nhằm thực hiện chu trình kinh doanh từ “đầu vào” đến “đầu ra” [13].
Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn, các khâu nhằm tạo ra năng
suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối
đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất một đơn vị đầu ra
tới mức thấp nhất, rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ
[13].
2.1.1.2. Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại
* Khái niệm trang trại
Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp (bao
gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng của một người chủ độc lập. Sản xuất được tiến hành với quy mô
ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn cùng phương thức tổ chức quản
lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ để sản xuất ra các
loại sản phẩm hàng hoá phù hợp với yêu cầu đặt ra của cơ chế thị trường [3].
* Khái niệm kinh tế trang trại
Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại

của Chính phủ, “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong
nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và
nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ
sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản ” [4].
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông
nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng
cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản,
trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản [11].


2.1.1.3. Khái niệm kinh tế trang trại chăn nuôi
Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền sản xuất kinh tế trong nông nghiệp
với nông sản hàng hoá là sản phẩm của chăn nuôi đại gia súc, gia cầm… Đó là
tổng thể các mối quan hệ kinh tế của các tổ chức sản xuất hoạt động kinh doanh
nông nghiệp, xét ở phạm vi chăn nuôi. Bao gồm các hoạt động trước và sau sản
xuất nông sản hàng hoá xung quanh các trục trung tâm là hệ thống các trang trại
chăn nuôi ở các vùng kinh tế khác nhau.
Kinh tế trang trại chăn nuôi cũng là sản phẩm của thời kỳ công nghiệp
hoá, quá trình hình thành và phát triển các trang trại gắn liền với quá trình công
nghiệp hoá từ thấp đến cao, tỷ trọng hàng hoá từ thấp đến cao cũng như trình độ
sản xuất, quy mô và năng lực sản xuất đáp ứng được nhu cầu sản phẩm hàng
hoá như thịt, trứng, sữa… trên thị trường, phù hợp với sự phát triển kinh tế thị
trường hiện nay.
Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền tảng lớn của một hệ thống kinh tế
trang trại nói chung, là một bộ phận của nền sản xuất trong nông nghiệp, khác
với các ngành sản xuất khác: lâm nghiệp hay thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào điều
kiện đất đai, khí tượng và thời tiết nhưng đối với chăn nuôi đó chỉ là những ảnh
hưởng tác động đến vật nuôi, nó phụ thuộc chính vào điều kiện chăm sóc, nuôi
dưỡng của trang trại. Sản phẩm của chăn nuôi phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu
dùng của đại đa số người dân trong cả nước.

2.1.1.4. Bản chất của kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi
nói riêng
* Bản chất của trang trại nói chung
Kinh tế trang trại là một đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trực tiếp sản
xuất trồng trọt trên đồng ruộng và chăn nuôi trang chuồng trại với quy mô lớn,
trình độ sản xuất và quản lý tiến bộ… Là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản với mục đích chính là sản xuất ra hàng hoá để
cung ứng ra thị trường. KTTT Là hình thức sản xuất nông nghiệp theo nghĩa
rộng bao gồm: Nông - Lâm - Thủy sản có mục đích chính là sản xuất hàng hóa,


10

tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hay sử dụng của một chủ trang trại sản xuất
được tiến hành trên quy mô ruộng đất với các yếu tố sản xuất chung đủ lớn,
trình độ kỹ thuật cao hơn, phương thức tổ chức sản xuất tiến bộ gắn với thị
trường có hạch toán kinh tế theo kiểu doanh nghiệp.
* Bản chất của kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng
Kinh tế trang trại chăn nuôi là một đơn vị kinh doanh cơ sở trực tiếp sản
xuất về chăn nuôi trong chuồng trại với quy mô lớn, trình độ sản xuất và quản lý
tiến bộ, là hình thức sản xuất với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá là các
sản phẩm chăn nuôi để cung ứng ra thị trường, tỷ trọng hàng hoá chiếm từ 70 đến
80% trở lên, đáp ứng được sản phẩm hàng hoá ra thị trường trong và ngoài nước.
2.1.1.5. Vai trò, đặc trưng của kinh tế trang trại
* Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại
Ở các nước phát triển, trang trại gia đình là loại hình tổ chức sản xuất trang
trại chủ yếu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp, có
vai trò to lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp, là lực lượng sản xuất ra
phần lớn sản phẩm nông nghiệp trong xã hội, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành
công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và thương nghiệp.

Trong điều kiện nước ta, vai trò và hiệu quả phát triển kinh tế của trang trại
được
đánh giá, nhìn nhận trên cả ba mặt đó là: hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi
trường.
Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại có vai trò cực kỳ to lớn được
biểu hiện:
- Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất lấy việc khai thác tiềm
năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức sản xuất chủ
yếu. Vì vậy, nó cho phép huy động khai thác, đất đai sức lao động và nguồn lực
khác một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Nhờ vậy nó góp phần thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế trong nông nghiệp nông thôn nói riêng và phát
triển kinh tế xã hội nói chung.
- Trang trại với kết quả và hiệu quả sản xuất cao, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hoá cao,


11

khắc phục dần tình trạng manh mún tạo vùng chuyên môn hoá cao, đẩy nhanh
nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại tạo ra nhiều nông sản, nhất là các
nông sản làm nguyên liệu cho công nghiệp. Vì vậy trang trại góp phần thúc đẩy
công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn phát
triển.
- Kinh tế trang trại là đơn vị sản xuất có quy mô lớn hơn kinh tế hộ, vì
vậy có khả năng áp dụng hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản
xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
- Với cách thức tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh tiên tiến, trang
trại là nơi tiếp nhận và truyền tải các tiến bộ khoa học công nghệ đến hộ nông
dân thông qua chính hoạt động sản xuất của mình.

- Về mặt kinh tế: Kinh tế trang trại đã tạo ra bước chuyển biến về giá trị
sản phẩm hàng hóa và thu nhập của trang trại vượt trội hẳn so với kinh tế hộ,
khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, manh mún tạo nên những vùng chuyên
môn hóa, tập trung hàng hóa và thâm canh cao. Mặt khác qua thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt
là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn, góp phần tích cực thúc
đẩy sự phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
- Về mặt xã hội: Phát triển kinh tế trang trại làm tăng hộ giàu ở nông thôn,
tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động và dân cư ở nông thôn,
góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn là tấm gương cho các hộ
nông dân về cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh tiên tiến và có hiệu quả. Tất
cả những vấn đề đó góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở
nông thôn.
- Về mặt môi trường: Phát triển kinh tế trang trại góp phần cải tạo và bảo
vệ môi trường sinh thái. Thực hiện phát triển kinh tế trang trại nước ta đã đem lại
nhiều kết quả về kinh tế xã hội và môi trường. Nhưng phát triển kinh tế trang trại
ở nước ta phải phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế từng vùng và từng địa
phương. Nhất là những vùng địa phương có điều kiện đất đai và điều kiện sản
xuất hàng hoá.


12

* Đặc trưng của kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi
nói riêng


×