Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN 15.000 HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.78 KB, 97 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Dự thảo

ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN 15.000 HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ
HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ ĐẾN NĂM 2020

Hà Nội, 2017


Phần 1
SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, nông nghiệp Việt
Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng góp phần vào phát triển kinh tế xã
hội của đất nước. Từ một nước nghèo và lạc hậu với nền nông nghiệp nhỏ lẻ,
yếu kém, thiếu lương thực, thực phẩm triền miên nay đã trở thành một nước
không những cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong
nước, mà còn xuất khẩu nhiều loại nông sản đứng đầu thế giới như: lúa gạo, hồ
tiêu, cà phê, cao su, hoa quả, sản phẩm lâm nghiệp và thủy sản đóng góp đáng
kể vào GDP của cả nước. Năm 2016, xuất khẩu nông nghiệp tăng 66 lần so với
năm 1986 (từ 486,2 triệu USD lên 32,1 tỷ USD), góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ
nghèo (từ 58% năm 1990 xuống còn 6,3%).
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được nông nghiệp Việt Nam
vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại yếu kém như: tình trạng sản xuất không quản lý
được chất lượng sản phẩm, ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến; tiêu thụ sản
phẩm gặp nhiều khó khăn; năng suất lao động thấp dẫn đến thu nhập của người
sản xuất không cao. Một trong những nguyên nhân quan trọng của tồn tại yếu
kém trên là sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào các hộ sản
xuất nhỏ lẻ, ruộng đất manh mún, hiệu quả sản xuất còn thấp. Đặc biệt trong


tình hình nông nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều thách thức do biến đổi khí
hậu và hội nhập, cạnh tranh gay gắt. Nếu không được tổ chức lại sản xuất theo
hướng tập trung đất đai, áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao
động, quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm thì nông nghiệp Việt Nam không
thể phát triển, đời sống của người nông dân tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Xuất
phát từ tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trên, việc tổ chức lại sản xuất, trong đó
phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã nông nghiệp là hết sức
cấp bách, cần phải được đẩy mạnh để giải quyết các vấn đề sau:
- Tình trạng sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ manh mún hiện nay dẫn đến
không tạo được sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, khó kiểm soát được chất
lượng sản phẩm, không đảm bảo về an toàn dịch bệnh và môi trường.
- Các doanh nghiệp khó tiếp cận đầu tư vào sản xuất nông nghiệp do
không có tổ chức đại diện của nông dân làm đầu mối mà phải ký kết hợp đồng
trực tiếp với rất nhiều hộ nông dân dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh không
cao và dễ gặp rủi ro.
2


- Khó tiếp cận được với thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt trong tình
hình hội nhập kinh tế của đất nước ta ngày một sâu rộng dẫn đến tiêu thụ nông
sản khó khăn, không kích thích được sản xuất phát triển.
Để phát triển các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là
hợp tác xã) Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách như:
Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương Đảng 5 (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
kinh tế tập thể; Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy
mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Quốc hội ban hành Luật Hợp tác xã
năm 2012 (sửa đổi Luật Hợp tác xã năm 2003), Chính phủ có nhiều Nghị định
ban hành các cơ chế, chính sách để phát triển hợp tác xã nói chung và hợp tác xã

nông nghiệp nói riêng. Sau gần 5 năm thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, tình
hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp đã có những chuyển biến bước đầu: Số
lượng hợp tác xã nông nghiệp thành lập mới tiếp tục tăng, nhiều hợp tác xã nông
nghiệp được tổ chức lại có quy mô phù hợp, áp dụng tiến bộ khoa học công
nghệ vào sản xuất; tham gia liên kết nên đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc phát
triển hợp tác xã nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập: Số hợp tác xã
nông nghiệp yếu kém đã ngừng hoạt động nhưng chưa được giải thể xong; số
hợp tác xã nông nghiệp thành lập mới có tăng lên nhưng không nhiều và đặc biệt
số lượng hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả thấp chiếm tỷ lệ lớn.
Hiện nay, toàn ngành nông nghiệp đang thực hiện quyết liệt tái cơ cấu
ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tổ chức lại
sản xuất là một nội dung đặc biệt quan trọng trong các giải pháp thực hiện tái cơ
cấu ngành, do đó nếu không đẩy mạnh nhiệm vụ này theo hướng phát triển kinh
tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã thì việc thực hiện tái cơ cấu ngành sẽ gặp rất
nhiều khó khăn.
Ngày 23/01/2016, Quốc hội đã banh hành Nghị quyết số 32/2016/QH14
về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc
gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó có
nội dung “Phấn đấu đến năm 2020 có15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã
nông nghiệp hoạt động có hiệu quả”. Đây là chủ trương hết sức quan trọng để
khắc phục nguyên nhân tồn tại cốt lõi trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông
nghiệp nước ta theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Do đó Đề án “Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông
nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020” được xây dựng và tổ chức thực
hiện trong thời gian tới đây là hết sức cần thiết.
3


II. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Căn cứ Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của BCH Trung ương

(Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương
(khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Căn cứ Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy
mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
Căn cứ Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20/11/2012.
Căn cứ Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23 tháng 11 năm 2016 của
Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp;
trong đó có nội dung phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông
nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020.
Căn cứ Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ
Quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã.
Căn cứ Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển Hợp tác xã giai đoạn 20152020.
Căn cứ Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã.
Căn cứ Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2016 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng đối với Hợp tác xã nông nghiệp.
Căn cứ Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực
của hợp tác xã, thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã
theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020.
Căn cứ Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 04/4/2017 của Thủ tướng Chính
phủ Ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23 tháng
11 năm 2016 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu
ngành nông nghiệp; trong đó có nội dung xây dựng Đề án Phát triển 15.000 hợp

tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả.
4


Phần 2
TÌNH HÌNH CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ,
LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY

I. CÁC CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, PHÁP
LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

1. Các chủ trương của Đảng
Đại hội Đảng toàn quốc khóa IX đã xác định: "Kinh tế tập thể phát triển
với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Các hợp
tác xã dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi
những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn. Phát triển hợp tác xã kinh
doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành. Nhà nước giúp hợp tác xã đào tạo
cán bộ, ứng dụng khoa học công nghệ, nắm bắt thông tin, mở rộng thị trường,
xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, giải quyết nợ tồn đọng. Khuyến
khích việc tích luỹ, phát triển có hiệu quả vốn tập thể trong hợp tác xã. Tổng kết
việc chuyển đổi và phát triển hợp tác xã theo Luật hợp tác xã".
Đại hội Đảng toàn quốc khóa X khẳng định: “Tiếp tục đổi mới chính sách
để khuyến khích, thúc đẩy phát triển mạnh hơn các loại hình kinh tế tập thể với
những hình thức hợp tác đa dạng, tự nguyện, đáp ứng nhu cầu của các thành
viên, phù hợp với trình độ phát triển của các ngành, nghề, trên các địa bàn”,
“Tiếp tục nghiên cứu xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới trên cơ sở tổng kết
các đơn vị làm tốt để tăng sức hấp dẫn, tạo động lực cho kinh tế tập thể, nhất là
đối với nông nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp. Đa dạng hoá hình thức sở hữu trong
kinh tế tập thể (có sở hữu pháp nhân, thể nhân). Phát triển các loại hình doanh

nghiệp trong hợp tác xã và các hình thức liên hiệp hợp tác xã”, “Khuyến khích
tăng tài sản và quỹ không chia của hợp tác xã. Giải thể hoặc chuyển các hợp tác
xã chỉ còn là hình thức sang các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp
với quy định của pháp luật”.
Đại hội Đảng toàn quốc khóa XI chỉ rõ: “Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập
thể với nhiều hình thức đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác xã. Tổng kết tình hình
phát triển các hợp tác xã và thực hiện Luật Hợp tác xã. Khẩn trương hoàn thiện
hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc ra đời, phát
triển các hợp tác xã, các tổ hợp tác kiểu mới và các mô hình kinh tế tập thể khác
theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, có chức năng kinh tế và xã hội. Tạo điều
kiện phát triển các trang trại ở nông thôn và hình thành hợp tác xã của các chủ
trang trại”.
5


Đại hội Đảng toàn quốc khóa XII đề ra nhiệm vụ, giải pháp về kinh tế hợp
tác là: “Khuyến khích phát triển bền vững kinh tế hợp tác, nòng cốt là hợp tác xã
với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng; nhân rộng các mô hình kinh tế hợp
tác hiệu quả; tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển có hiệu quả trên các lĩnh vực
nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; góp phần hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất
đến chế biến, tiêu thụ; bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Tạo
điều kiện hình thành những tổ hợp nông - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao”.
Nghị quyết số13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng 5 (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế
tập thể đã đề ra những nhiệm vụ chủ yếu là: i)Thống nhất nhận thức về các quan
điểm phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt
là hợp tác xã, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể; lấy lợi ích
kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể, đồng
thời coi trọng lợi ích xã hội của thành viên; trong nông nghiệp, nông thôn phải
trên cơ sở bảo đảm quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại, hỗ trợ đắc lực cho

kinh tế hộ, trang trại phát triển; gắn với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy
đảng, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong việc tiếp tục đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; phát triển kinh tế tập thể theo phương
châm tích cực nhưng vững chắc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đi từ thấp đến
cao, đạt hiệu quả thiết thực. ii)Xác lập môi trường thể chế và tâm lý xã hội thuận
tiện cho kinh tế tập thể phát triển. iii)Sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách
như: Chính sách cán bộ và nguồn nhân lực; chính sách đất đai; chính sách tài
chính - tín dụng; chính sách hỗ trợ về khoa học - công nghệ; chính sách hỗ trợ
tiếp thị và mở rộng thị trường; chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
iv)Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước. v)Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
phát huy vai trò của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân đối với phát triển kinh tế tập thể.
Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) đã ban
hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 Về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn, trong giải pháp về đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức
sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn có nội dung “Tiếp tục đổi mới, phát
triển hợp tác xã, tổ hợp tác phù hợp với nguyên tắc tổ chức của hợp tác xã và cơ
chế thị trường; hỗ trợ kinh tế tập thể về đào tạo cán bộ quản lý, lao động; tiếp
cận các nguồn vốn, trợ giúp kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, phát triển thị
trường, xúc tiến thương mại và các dự án phát triển nông thôn; hợp tác xã phải
làm tốt các dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân”.
Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 về đẩy
mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát
6


triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, trong đó tập trung vào một số giải
pháp lớn: i) Thống nhất và nâng cao nhận thức về bản chất, vai trò của kinh tế
tập thể, hợp tác xã. ii) Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng,

chính quyền, cán bộ, đảng viên trong phát triển kinh tế tập thể. iii) Tăng cường
công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể từ Trung ương đến địa phương. iv)
Tổ chức triển khai có hiệu quả Luật Hợp tác xã năm 2012, hoàn thiện cơ chế,
chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể. v) Tăng cường vai trò, trách nhiệm
của tổ chức liên minh hợp tác xã, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, hội,
hiệp hội trong phát triển kinh tế tập thể.
2. Việc triển khai của Chính phủ và hệ thống quản lý nhà nước các cấp
2.1. Các văn bản của Quốc hội ban hành:
Quốc hội thông qua sửa đổi Luật Hợp tác xã năm 2003, sau đó tiếp tục bổ
sung, hoàn thiện sửa đổi năm 2012. Luật Hợp tác xã năm 2012 được Quốc hội
thông qua ngày 20/11/2012, chính thức có hiệu lực từ 01/7/2013 trên cơ sở tiếp
thu kinh nghiệm phổ biến quốc tế và phù hợp với xu hướng mới phát triển hợp
tác xã ở nước ta, quy định rõ bản chất của tổ chức hợp tác xã, tạo hành lang
pháp lý hoàn chỉnh hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã hoạt động
và phát triển một cách hiệu quả, vững chắc.
Để đẩy mạnh phát triển hợp tác xã gắn với xây dụng nông thôn mới, ngày
23/01/2016 Quốc hội đã banh hành Nghị quyết số 32/2016/QH14 về tiếp tục
nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó có nội dung
“Phấn đấu đến năm 2020 có 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông
nghiệp hoạt động có hiệu quả”.
2.2. Các văn bản của Chính phủ ban hành:
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 94/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002
về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX; Thủ tướng Chính Phủ có Chỉ
thị số 22/2003/CT-TTg ngày 03/10/2003 Tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện Nghị
quyết Trung ương 5 (khoá X) về kinh tế tập thể.
Thực hiện quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012, Chính phủ đã ban
hành các Nghị định để hướng dẫn cụ thể và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ
đối với hợp tác xã phù hợp với Luật mới, cụ thể:

Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012
của Luật Hợp tác xã năm 2012 gồm: Điều 6, Khoản 10 Điều 9, Khoản 4 Điều
13; Khoản 13 Điều 21; Điều 22; Khoản 5 Điều 23; Khoản 1 Điều 27; Khoản 3
Điều 45; Khoản 4 Điều 49; Điều 54, Điều 59, Điều 61 và Điều 62 về các nội
dung: Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với pháp nhân Việt
Nam; điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với cá nhân là người
7


nước ngoài; cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng không phải thành viên;
thành lập, đăng ký, giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tài sản, tài chính của
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước; quản lý
nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Sau khi triển khai thực hiện,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15/9/2017 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP gồm: Điều 5. Cung ứng
sản phẩm dịch vụ cho khách hàng không phải thành viên; Điều 21. Xử lý tài sản
không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể, phá sản; Điều 23.
Chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Điều
25. Chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; Điều 27. Tổ
chức thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi; Điều 29. Trách nhiệm của các bộ, cơ
quan ngang bộ, trong đó quy định “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hướng dẫn cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hợp tác xã hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở các cấp,
ngành nông nghiệp (tỉnh, huyện, xã)”.
Nghị định số 55/2015/NĐ-TTg ngày 09/6/2015 (sửa đổi Nghị định số
41/NĐ-TTg) Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
quy định đối với hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động
sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp được vay tối đa 01 tỷ đồng; hợp

tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục
vụ khai thác hải sản xa bờ và liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông
thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp được vay
tối đa 02 tỷ đồng; liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản
xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ được vay tối đa 03 tỷ
đồng. Điều kiện được vay không có tài sản bảo đảm phải nộp cho tổ chức tín
dụng cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các đối tượng được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân
cấp xã xác nhận. Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ký hợp đồng cung cấp, tiêu
thụ đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được cho vay không
có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án vay theo mô
hình liên kết. Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đầu mối ký hợp đồng thực
hiện dự án liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp với tổ chức, cá
nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được tổ chức tín dụng xem xét cho vay
không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất
kinh doanh theo mô hình liên kết.
Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 quy định mức lương tối
thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp
tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao
động theo hợp đồng lao động.
8


Để đẩy mạnh phát triển hợp tác xã gắn với xây dụng nông thôn mới, ngày
23/01/2016 Quốc hội đã banh hành Nghị quyết số 32/2016/QH14 về tiếp tục
nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó có nội dung
“Phấn đấu đến năm 2020 có 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông
nghiệp hoạt động có hiệu quả”.

2.3. Các văn bản của Thủ tướng Chính phủ ban hành:
Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu
thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Ngoài chính sách hỗ trợ các doanh
nghiệp và nông dân cũng quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với tổ chức đại
diện của nông dân như: Được miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi được
nhà nước giao đất hoặc cho thuê để thực hiện xây dựng cơ sở sấy, chế biến, kho
chứa phục vụ cho dự án cánh đồng lớn. Ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng
xuất khẩu nông sản hoặc chương trình tạm trữ nông sản của Chính phủ. Hỗ trợ
tối đa 30% trong năm đầu và 20% năm thứ 2 chi phí thực tế về thuốc bảo vệ
thực vật, công lao động, thuê máy để thực hiện dịch vụ bảo vệ thực vật chung
cho các thành viên. Hỗ trợ một lần tối đa 50% kinh phí tổ chức tập huấn cho cán
bộ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về quản lý, hợp đồng kinh tế, kỹ thuật sản
xuất; bao gồm chi phí về ăn, ở, mua tài liệu, học phí theo mức quy định của cơ
sở đào tạo. Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tổ chức tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật
cho nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng; bao gồm chi phí về tài liệu, ăn,
ở, đi lại, thuê hội trường, thù lao giảng viên, tham quan.
Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 Phê duyệt Chương trình hỗ
trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020. Nội dung: Chính sách hỗ trợ
chung đối với hợp tác xã về bồi dưỡng nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại, mở
rộng thị trường; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; thành lập mới,
tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã và Chính sách hỗ trợ, ưu đãi riêng đối với
hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng;
vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; chế biến sản phẩm.
Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 29/01/2013 về giải quyết chế độ, chính
sách đối với chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã trong thời kỳ bao cấp chưa
được hưởng chế độ của nhà nước nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ nhiệm
hợp tác xã có quy mô toàn xã trước đây.
Quyết định số 23/2017/QĐ-TTg ngày 22/6/2017 của Thủ tướng Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 246/QĐ-TTg về việc thành

lập Quỹ Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã và ban hành Quy chế hoạt động bảo lãnh
tín dụng và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã; trong
đó bổ sung các nội dung: Thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã trực thuộc
9


Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; hỗ trợ hoạt động các hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã thông qua các phương thức: Cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi
suất sau đầu tư; nguyên tắc tài chính đối với hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển
hợp tác xã, trong đó có quy định phương thức cho vay, phương thức bảo lãnh tín
dụng và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/7/2015 về việc đẩy mạnh triển khai thi
hành Luật Hợp tác xã; trong đó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung thực hiện
các nhiệm vụ: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác xã;
triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, xây dựng mô hình hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã; thực hiện các đề án, chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã;
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giám sát việc thực hiện
Luật Hợp tác xã; tăng cường quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phát triển
kinh tế tập thể, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 04/4/2017
ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23/11/2016
của Quốc hội; trong đó có nội dung giao cho Bộ Nông nghiệp và PTNT tham
mưu xây dựng, trình Chính phủ “Đề án Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả”.
Ngoài ra, hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNT đang tham mưu xây dựng
Nghị định của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.
2.4. Các Bộ, ngành ban hành Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện:
a) Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành các văn bản lĩnh vực nông nghiệp:
Thông tư số 15/2013/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 Hướng dẫn Hướng

dẫn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày
25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp
tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Nội
dung hướng dẫn chi tiết về: Tiêu chí cánh đồng lớn; quy hoạch hoặc kế hoạch
cánh đồng lớn; quy định về xây dựng Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn; quy
định hỗ trợ đối với nông dân.
Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2016 Hướng dẫn điều kiện
và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã
nông nghiệp. Nội dung hướng dẫn: Danh mục các loại kết cấu hạ tầng của hợp
tác xã nông nghiệp được hỗ trợ; điều kiện xét hỗ trợ; tiêu chí xét hỗ trợ theo
từng loại kết cấu hạ tầng.

10


Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2017 Hướng dẫn phân loại
và đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nội dung hướng
dẫn phân loại hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thành 06 loại:
Hợp tác xã trồng trọt; chăn nuôi; lâm nghiệp; thủy sản; diêm nghiệp; nước sạch
nông thôn và hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp. Nội dung hướng dẫn đánh giá
hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo 06 tiêu chí: Doanh thu và
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của hợp tác xã; lợi ích của các
thành viên hợp tác xã; vốn hoạt động của hợp tác xã; quy mô thành viên ảnh
hưởng tích cực đến cộng đồng; hợp tác xã được khen thưởng trong năm; mức độ
hài lòng của thành viên đối với hợp tác xã với thang chấm 100 điểm. Kết quả
đánh giá hợp tác xã: Tốt đạt từ 80 điểm đến 100 điểm, khá đạt từ 65 điểm đến
dưới 80 điểm, trung bình đạt từ 50 điểm đến dưới 65 điểm, yếu đạt dưới 50 điểm
hoặc trong năm bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động của hợp tác xã.
Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10/4/2014 về Kế hoạch Đổi mới,

phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Kế hoạch đề ra
chỉ tiêu cần thực hiện đến năm 2020 và cụ thể một số nội dung và giải pháp đổi
mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp
như: Tổ chức tuyên truyền, học tập quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về kinh tế hợp tác; thực hiện nghiên cứu, khảo sát, đánh
giá hiện trạng phát triển kinh tế hợp tác và đề xuất chương trình, kế hoạch phát
triển hợp tác phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đặc thù sản xuất kinh doanh ở
mỗi địa phương, lĩnh vực ngành; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về
kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương; hướng
dẫn chuyển đổi và xây dựng các mô hình hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm
2012 trong lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng và phát triển các mô hình liên kết gắn
sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua các hợp đồng kinh tế; huy
động các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp;
đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương và
địa phương trong xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác.
Quyết định số 4930/QĐ-BNN-KTHT ngày 14/11/2014 về đổi mới tổ chức
sản xuất phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20142020. Nội dung chủ yếu: Ngoài nội dung thực hiện tại Quyết định số 710/QĐBNN-KTHT ngày 10/4/2014 bổ sung thêm nội dung về sắp xếp, đổi mới các
công ty nông, lâm nghiệp và thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp tư nhân gắn
với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
11


Quyết định số 3418/QĐ-BNN-KTHT ngày 26/8/2015 ban hành Kế hoạch
triển khai, thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/7/2015 của Thủ tướng Chính
phủ về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã. Nội dung cụ thể hóa
Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện
trong ngành nông nghiệp.
b) Các Bộ, ngành khác đã ban hành:
Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và

Đầu tư Hướng dẫn về đăng ký Hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động
của hợp tác xã. Nội dung hướng dẫn nội dung, trình tự đăng ký thành lập, thay
đổi nội dung, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, chi nhánh,
văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã; mẫu giấy chứng nhận
đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa
điểm kinh doanh; giải thể tự nguyện hợp tác xã; chế độ báo cáo về tình hình hoạt
động của hợp tác xã.
Thông tư số 83/2015/TT-BTC ngày 28/5/2015 của Bộ Tài chính Hướng
dẫn chế độ quản lý tài chính trong hợp tác xã: Hướng dẫn quản lý và sử dụng
vốn của hợp tác xã; quản lý, sử dụng và xử lý tài sản của hợp tác xã; quản lý nợ
phải thu, nợ phải trả; quản lý doanh thu, chi phí; phân phối thu nhập; báo cáo tài
chính, kiểm toán.
Thông tư số 340/2017/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính Hướng
dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp
tác xã, thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động hợp tác xã theo Chương
trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020.
Thông tư số 24/2017/TT-BTC ngày 28/3/2017 của Bộ Tài chính hướng
dẫn chế độ kế toán hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Nội dung quy định về tài
khoản kế toán; chứng từ kế toán; sổ kế toán; báo cáo tài chính đối với hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã.
Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015 của Ngân hàng nhà nước
Hướng dẫn chi tiết thực hiện nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 22/7/2015 của
Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Nội dung quy định về: Chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho vay lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn; cơ cấu lại thời hạn nợ và cho vay mới; hồ sơ, trình tự thủ tục
khoanh nợ, xóa nợ; tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm quy định tại
điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP; trách nhiệm của tổ chức
tín dụng; trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
12



2.5. Việc triển khai thực hiện của các địa phương:
Các địa phương đã tích cực chỉ đạo và thực hiện việc phát triển hợp tác
xã, cụ thể:
2.5.1. Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh:
Đối với các tỉnh quan tâm đến phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác có
ban hành Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh để chỉ đạo thì kết quả
và hiệu quả việc triển khai, thực hiện Luật Hợp tác xã cao hơn. Hiện có 23/63
tỉnh ban hành 38 Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh triển khai
thực hiện Luật Hợp tác xã và Phát triển kinh tế tập thể nên việc triển khai, thực
hiện Luật Hợp tác xã của các địa phương này được các cấp, các ngành ở địa
phương quan tâm và triển khai thực hiện đồng bộ.
2.5.2. Thành lập ban chỉ đạo kinh tế tập thể:
Có 47/63 tỉnh đã thành lập và kiện toàn hoạt động của Ban Chỉ đạo phát
triển kinh tế tập thể và kinh tế hợp tác nên có sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời,
sâu sát và thống nhất giữa các ngành liên quan đến kinh tế tập thể.
2.5.3. Ban hành chính sách hỗ trợ hợp tác xã:
Ngoài các chính sách của Trung ương ban hành hỗ trợ hợp tác xã, các địa
phương đã chủ động cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ của Trung ương, đồng thời
24/63 tỉnh đã ban hành 50 văn bản về chính sách hỗ trợ hợp tác xã của địa
phương, trong đó có bổ sung thêm các chính sách hỗ trợ đặc thù để hỗ trợ hợp
tác xã từ nguồn vốn của địa phương.
2.5.4. Ban hành Đề án và Kế hoạch, văn bản hướng dẫn thực hiện Luật
Hợp tác xã:
Có 46/63 tỉnh đã ban hành Đề án và Kế hoạch Phát triển kinh tế tập thể và
39/63 tỉnh ban hành Đề án và Kế hoạch Đổi mới tổ chức sản xuất, phát triển
kinh tế hợp tác của địa phương nên đã tạo điều kiện cho việc hỗ trợ các hợp tác
xã theo các cơ chế, chính sách của Trung ương và tỉnh ban hành bằng các công
việc, nhiệm vụ cụ thể.
Đến nay đã có 33/63 tỉnh ban hành 49 văn bản chỉ đạo tuyên truyền, triển

khai Luật Hợp tác xã; 47/63 tỉnh đã ban hành 58 văn bản hướng dẫn đăng ký lại,
chuyển đổi hợp tác xã; 15/63 tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện giải
thể, sáp nhập, hợp nhất hợp tác xã; 26/63 tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo thực
hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về tiếp tục triển khai thi
hành Luật Hợp tác xã.

13


2.5.5. Thực hiện công tác tuyên truyền về hợp tác xã:
Trong 04 năm thực hiện Luật Hợp tác xã, các địa phương đã tập trung
triển khai công tác tuyên truyền và đạt được kết quả nhất định: Đã tổ chức 267
hội nghị tuyên truyền, triển khai Luật Hợp tác xã với hơn 14.700 lượt người
tham gia; tổ chức trên 5.300 lớp tập huấn cho cán bộ hợp tác xã nông nghiệp với
gần 120.000 lượt người. Thực hiện 206 chuyên đề tuyên truyền trên các phương
tiện thông tin đại chúng và phát hành 112.800 tờ rơi, gần 50.000 sách, tài liệu
hướng dẫn thực hiện Luật Hợp tác xã.
2.5.6. Triển khai các hoạt động khác liên quan đến hợp tác xã:
Nhiều địa phương đã chủ động lồng ghép các chương trình hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp để giúp các hợp tác xã nông nghiệp đẩy mạnh liên kết sản xuất tiêu
thụ nông sản; mời gọi và tại điều kiện cho khoảng gần 700 doanh nghiệp, đặc
biệt nhiều tập đoàn lớn tham gia các chuỗi liên kết nông sản và sản xuất công
nghệ cao, công nghệ an toàn ...
Có 32/63 tỉnh ký kết chương trình phối hợp đổi mới, nâng cao hiệu quả
kinh tế hợp tác giữa ngành nông nghiệp và Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh; 19/63
tỉnh ban hành kế hoạch phát động thi đua “Đổi mới, phát triển các hợp tác xã
nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã 2012 góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành
nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”.
3. Kết quả cụ thể việc thực hiện một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối
với hợp tác xã nông nghiệp từ khi Luật Hợp tác xã 2012 đến 31/12/2016:

3.1. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định hoạt động của hợp tác xã, tuy nhiên
trình độ cán bộ quản lý và kỹ thuật của hợp tác xã nông nghiệp rất hạn chế, chủ
yếu là xuất thân từ nông dân và đa số chưa được đào tạo chuyên nghiệp, chính vì
vậy việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã cần được quan tâm và tổ chức
thường xuyên. Để hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp phát triển, các địa phương đã
tích cực triển khai và bố trí kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã:
Trong 04 năm qua, các địa phương đã hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho 63.621 lượt
cán bộ hợp tác xã với kinh phí 467,9 tỷ đồng, chiếm 43,8% số kinh phí hỗ trợ
(trong đó ngân sách Trung ương 265.040 triệu đồng, ngân sách địa phương
202.854 triệu đồng). Đây là chính sách được hỗ trợ nhiều nhất, tuy nhiên, hiệu
quả hỗ trợ chưa cao do việc hỗ trợ còn dàn trải, chưa trong tâm, trọng điểm vào
các nội dung cần đào tạo; mặt khác chương trình và giáo trình đào tạo còn chưa
phù hợp với đối tượng học.
14


3.2. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.
Tiêu thụ sản phẩm cho nông dân và hợp tác xã là yếu tố quyết định đến
hiệu quả hoạt động đối với các hợp tác xã và thành viên thực hiện sản xuất hàng
hóa nông sản. Vì vậy, để phát triển hợp tác xã nông nghiệp, Nhà nước luôn quan
tâm đến việc hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. Trong 04 năm, các
địa phương đã tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho 831
hợp tác xã với kinh phí 178,13 tỷ đồng, chiếm 16,7% số kinh phí hỗ trợ (trong
đó ngân sách Trung ương 770 triệu đồng, ngân sách địa phương 177,36 tỷ đồng).
Nhìn chung, chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại đối với đã được quan tâm
nhưng số lượng hợp tác xã tham gia chưa nhiều, mức hỗ trợ thấp, chưa thực sự
thu hút các hợp tác xã.
3.3. Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ góp phần tạo ra

năng suất, chất lượng sản phẩm cao thì việc hỗ trợ nông dân thay đổi tập quán
sản xuất truyền thống từ xa xưa truyền lại là rất cần thiết. Với chính sách hỗ trợ
ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, các địa phương đã thực hiện hỗ
trợ 3.926 hợp tác xã với kinh phí 56 tỷ đồng, chiếm 5,2% số kinh phí hỗ trợ
(trong đó ngân sách Trung ương 19 tỷ đồng, ngân sách địa phương 37 tỷ đồng).
Việc hỗ chủ yếu do Bộ Nông nghiệp và PTNT sử dụng nguồn lực của Trung
ương hỗ trợ cho các tỉnh theo Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm
nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
3.4. Chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã.
Việc tiếp cận vốn tín dụng của các hợp tác xã khó khăn nên cần có chính
sách hỗ trợ hợp tác xã để có vốn sản xuất kinh doanh thông qua nguồn khác; với
việc thành lập và hỗ trợ hợp tác xã thông qua quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã đã
tạo điều kiện cho các hợp tác xã giải quyết một phần khó khăn về vốn hoạt
động. Có 40/63 tỉnh đã thành lập Quỹ phát triển hợp tác xã, trong đó 37 tỉnh có
số vốn hoạt động 1.135,63 tỷ đồng, bình quân 30,7 tỷ đồng mỗi tỉnh (riêng thành
phố Hồ Chí Minh là 580 tỷ đồng và thành phố Hà Nội là 130 tỷ đồng). Còn 03
tỉnh có thành lập quỹ nhưng chưa bố trí vốn (Sơn La, Đà Nẵng, Khánh Hòa,
Bình Phước).
Trong 04 năm đã có 2.432 lượt hợp tác xã nông nghiệp được vay vốn từ
Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã của địa phương với số tiền 169,5 tỷ đồng. Qua
đó cho thấy hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã trong việc
hỗ trợ các hợp tác xã vay vốn sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên,
quỹ chưa thực hiện được chức năng bảo lãnh cho hợp tác xã vay vốn nên số hợp
tác xã tiếp cận hỗ trợ thông qua quỹ chưa được nhiều.
15


3.5. Chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu,
chương trình phát triển kinh tế - xã hội;

Hợp tác xã năng lực cạnh tranh kém so với doanh nghiệp, đa số chưa chủ
động để tham gia đấu thầu và cạnh tranh để thực hiện các dự án, chương trình
phát triển kinh tế - xã hộ nên rất cần có sự hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hợp tác
xã tạo ra lợi thế này. Mặc dù chính sách đã có nhưng số lượng hợp tác xã tham
gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội chưa
nhiều; trong 04 năm các địa phương đã hỗ trợ 163 hợp tác xã tham gia các
chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội với kinh phí 11,8
tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương 5,1 tỷ đồng, ngân sách địa phương 6,7
tỷ đồng). Điều đó cho thấy sự quan tâm và tạo điều kiện của các cấp chính
quyền địa phương tại các tỉnh đối với các hợp tác xã trong chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
3.6. Chính sách hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã.
Trong 04 năm qua, mặc dù số hợp tác xã yếu kém, ngừng hoạt động được
giải thể nhiều, nhưng số lượng hợp tác xã hàng năm vẫn tăng do thành lập mới
nhiều hơn. Để đạt được kết quả đó, một phần do có sự quan tâm, hỗ trợ của các
địa phương với 16,36 tỷ đồng cho 2.937 hợp tác xã thành lập mới, chiếm 1,5% số
kinh phí hỗ trợ (trong đó ngân sách Trung ương 4,45 tỷ đồng, ngân sách địa
phương 11,9 tỷ đồng). Việc hỗ trợ chủ yếu thực hiện thông qua hoạt động tư vấn
các thủ tục thành lập và hỗ trợ trực tiếp cho các hợp tác xã những thiết bị ban đầu.
3.7. Chính sách hỗ trợ tổ chức lại hoạt động hợp tác xã.
Để thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã thành lập trước ngày Luật có hiệu lực thi hành mà tổ chức hoạt động không
phù hợp với quy định của Luật thì phải thực hiện đăng ký lại để tổ chức lại hoạt
động theo Luật trong thời hạn 36 tháng, nếu không phải chuyển đổi sang loại
hình tổ chức khác. Các địa phương đã tổ thực hiện hỗ trợ 732 hợp tác xã tổ chức
lại hoạt động với kinh phí 5,73 tỷ đồng, chiếm 0,5% số kinh phí hỗ trợ (trong
đó ngân sách Trung ương 710 triệu đồng, ngân sách địa phương 5,02 tỷ đồng).
Với sự hỗ trợ này đã giúp cho các hợp tác xã khó khăn, yếu kém tổ chức lại hoạt
động đạt hiệu quả cao hơn.
3.8. Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

Hiện nay đa số các hợp tác xã có vốn ít, tài sản cũ, xuống cấp, lạc hậu; cơ
sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh. Để tạo điều kiện cho
các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, Chính phủ đã ban hành
chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho các hợp tác xã nông
16


nghiệp. Mặc dù các văn bản hướng dẫn thực hiện chậm, chưa đầy đủ nhưng các
địa phương đã chủ động triển khai và đạt được kết quả nhất định. Trong 04 năm
các địa phương đã hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho 1.263 hợp tác xã
với kinh phí 126,6 tỷ đồng, chiếm 11,8 % số kinh phí hỗ trợ (trong đó ngân sách
Trung ương 27,1 tỷ đồng, ngân sách địa phương 99,5 tỷ đồng). Trong thời gian
tới, với việc bố trí nguồn vốn hỗ trợ trong Chương trình xây dựng nông thôn
mới và liên kết sẽ tạo điều kiện cho các hợp tác xã nông nghiệp tiếp cận chính
sách này nhiều và hiệu quả hơn.
3.9. Chính sách giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Các hợp tác xã nông nghiệp chủ yếu dựa vào đất đai để sản xuất kinh
doanh, nếu đất đai của thành viên thì cũng cần đất để xây dựng trụ sở, điểm bán
hàng, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm. Tuy nhiên,
việc tiếp cận với chính sách đất đai của các hợp tác xã còn hạn chế: Trong 04
năm chỉ có 1.413 hợp tác xã được hỗ trợ giao, cho thuê đất với tổng diện tích
12.016 ha. Qua đó cho thấy đã có sự quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi từ
một số chính quyền địa phương, các ngành chức năng liên quan trong việc giao
đất, cho thuê đất phục vụ hoạt động của hợp tác xã ở một số địa phương; tuy
nhiên số lượng không nhiều.
3.10. Chính sách ưu đãi về tín dụng.
Việc tiếp cận nguồn vốn từ tổ chức tín dụng của các hợp tác xã rất hạn chế
và là nội dung khó khăn nhất của hợp tác xã nông nghiệp do không có tài sản thế
chấp và ít hợp tác xã có phương án kinh doanh hiệu quả. Chính phủ đã ban hành

Nghị định số 41/NĐ-CP sau đó sửa đổi thay thế bằng Nghị định số 55/NĐ-CP
nâng mức cho vay không thế chấp tài sản đối với hợp tác xã; tuy nhiên chỉ có
1,9 % số hợp tác xã đang hoạt động được tiếp cận vay vốn tín dụng với số vốn
vay khoảng 54,17 tỷ đồng. Nguyên nhân của việc tiếp cận vốn khó khăn là do
các tổ chức tín dụng chưa tin tưởng đối với các hợp tác xã nên hạn chế và quản
lý chặt chẽ việc cho vay, đồng thời nhiều hợp tác xã không có đất đai, giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp khi vay.
3.11. Chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Năm 2016, cả nước có 48/63 tỉnh triển khai với 2.262 điểm xây dựng
cánh đồng lớn, tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long; số lượng cánh đồng lớn chủ yếu đối với sản xuất lúa (có 1.661 cánh đồng
lúa, chiếm 73,4%), ngoài ra một số loại cây trồng như rau, mía, ngô, chè và các
loại cây trồng chiếm tỷ lệ không lớn. Về quy mô sản xuất của cánh đồng lớn;
17


tổng diện tích gieo trồng của cánh đồng lớn đạt 579.300 ha, trong đó diện tích
trồng lúa 516.900 ha. Diện tích gieo trồng của một số cây trồng khác: Rau các
loại 17.000 ha, mía 14.000 ha, chè 7.600 ha, ngô 3.500 ha. Thông qua thực hiện
cánh đồng lớn, các doanh nghiệp đã liên kết với các hợp tác xã nông nghiệp theo
chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Nhằm tạo điều kiện cho các hợp
tác xã thực hiện liên kết, Trung ương và các địa phương đã tích cực hỗ trợ hợp
tác xã tham gia liên kết: Trong 04 năm có 200 hợp tác xã nông nghiệp được hỗ
trợ 81,7 tỷ đồng, chiếm 7,6% số kinh phí hỗ trợ (trong đó ngân sách Trung
ương 1,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương 80,2 tỷ đồng). Tuy nhiên số lượng hợp
tác xã được hỗ trợ chưa nhiều do chính sách liên kết mới chỉ áp dụng cho xây
dựng cánh đồng lớn và liên kết trong lĩnh vực trồng trọt.
3.12. Một số Chính sách hỗ trợ khác
Ngoài các chính sách hỗ trợ trên, còn có các chính sách hỗ trợ khác đối
với hợp tác xã nông nghiệp của Trung ương đã được các địa phương tổ chức

thực hiện trong 04 năm như:
Hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh cho 327 hợp
tác xã với kinh phí 43 tỷ đồng, chiếm 4% số kinh phí hỗ trợ (trong đó ngân sách
Trung ương 21,6 tỷ đồng, ngân sách địa phương 21,4 tỷ đồng).
Hỗ trợ 343 hợp tác xã mua máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh với
kinh phí 48,5 tỷ đồng, chiếm 4,5% số kinh phí hỗ trợ (trong đó ngân sách Trung
ương 29,7 tỷ đồng, ngân sách địa phương 18,8 tỷ đồng).
Có 12 hợp tác xã nông nghiệp thực hiện đầu tư chế biến sản phẩm được
hỗ trợ 14,1 tỷ đồng, chiếm 1,3% số kinh phí hỗ trợ; trong đó 8,9 tỷ đồng từ
ngân sách Trung ương và 5,2 tỷ đồng từ ngân sách địa phương.
Có 106 hợp tác xã nông nghiệp được hỗ trợ 1,13 tỷ đồng từ ngân sách
địa phương, chiếm 0,1% số kinh phí hỗ trợ. Tuy nhiên, chính sách này mang
tính bao cấp nên chỉ khuyến khích đối với các hợp tác xã có cán bộ quản lý tham
gia hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, nên không được khuyến khích áp dụng
rộng rãi.
Các địa phương đã thực hiện việc ưu đãi về thuế, phí và lệ phí cho các
hợp tác xã nông nghiệp với số tiền 391 triệu đồng. Chính sách này chỉ áp dụng
đối với các hợp tác xã sản xuất kinh doanh có lãi, có thu nhập đóng thuế và các
thủ tục cũng phức tạp nên nên số lượng hỗ trợ cũng không nhiều.
Các địa phương đã bố trí 6,56 tỷ đồng hỗ trợ cho 113 hợp tác xã nông
nghiệp, chiếm 0,6% số kinh phí hỗ trợ. Chính sách này trong những năm qua
mới thực hiện thí điểm nên số lượng hợp tác xã tiếp cận chưa nhiều.
18


Tổng kinh phí hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp trong 04 năm (20132016) khoảng 1.069 tỷ đồng (bình quân 4,2 tỷ đồng/tỉnh/năm), trong đó ngân
sách Trung ương 385,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương 683,5 tỷ đồng.
(Chi tiết tại phụ lục 04 kèm theo)
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VÀ LIÊN HIỆP HỢP
TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỪ KHI CÓ LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2012


1. Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp
1.1. Giải thể các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động kém hiệu quả theo
Luật Hợp tác xã.
Từ ngày 01/7/2013 đến tháng 9/2017 có 2.175 hợp tác xã nông nghiệp đã
giải thể, sáp nhập; các tỉnh có số hợp tác xã nông nghiệp giải thể nhiều là: Bắc
Giang (185 hợp tác xã), Hòa Bình (130 hợp tác xã), Bắc Ninh (114 hợp tác xã),
Nghệ An (106 hợp tác xã), Bắc Kạn (104 hợp tác xã), Hà Giang (100 hợp tác
xã). Tuy nhiên, hiện vẫn còn 879 hợp tác xã ngừng hoạt động nhưng chưa được
giải thể (chiếm 7,8%).
(Chi tiết tại phụ lục 03 kèm theo)
Tuy nhiên, quá trình giải thể các hợp tác xã còn gặp những tồn tại, vướng
mắc trong quá trình thực hiện như: Chưa có hướng dẫn việc xử lý công nợ, tài
sản của hợp tác xã khi giải thể, nhất là đối với tài sản không chia có nguồn vốn
của hợp tác xã nên nhiều hợp tác xã gặp vướng mắc không thể thực hiện được
việc giải thể. Một số địa phương còn né tránh không chỉ đạo việc giải thể đối với
các hợp tác xã đã ngừng hoạt động hoặc không muốn giải thể các hợp tác xã này
để duy trì tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Do quy định trong Hội đồng
giải thể phải có đại diện của hợp tác xã nhưng thực tế hợp tác xã đã ngừng hoạt
động nên không thể tìm được người tham gia. Một số hợp tác xã không xác định
được thành viên của hợp tác xã qua các thời kỳ nên việc xử lý tài sản liên quan
đến các thành viên gặp khó khăn. Một số hợp tác xã gặp vướng mắc do cán bộ
chủ chốt cũ của hợp tác xã đã chết hoặc không còn cư trú ở địa phương nên
không liên hệ được, một số thất lạc hồ sơ, con dấu nên không thể hoàn thiện
được hồ sơ để giải thể.
1.2. Đăng ký lại theo Luật Hợp tác xã
Tại thời điểm Luật Hợp tác xã có hiệu lực (01/7/2013), cả nước có
7.237/10.544 hợp tác xã nông nghiệp cần phải đăng ký lại. Đến tháng 9 năm
2017, có 6.856 hợp tác xã nông nghiệp đã đăng ký lại, đạt tỷ lệ 94,7%, trong đó
có 37 tỉnh hoàn thành đăng ký lại 100% hợp tác xã phải đăng ký (trong đó có 19

tỉnh đã hoàn thành đăng ký lại 100% hợp tác xã phải đăng ký lại nhưng vẫn còn
hợp tác xã ngừng hoạt động chưa giải thể được). Tuy nhiên, vẫn còn 381 hợp tác
xã chưa đăng ký lại nhưng vẫn đang hoạt động.
(Chi tiết tại phụ lục 03 kèm theo)
19


Các tỉnh đã làm tốt việc đăng ký lại hợp tác xã là: Hà Nam, Hưng Yên,
Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Bắc Kạn, Hoà Bình, Kon Tum, Gia Lai, Lâm
Đồng, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long,
Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng.
Trong quá trình thực hiện đăng ký lại hợp tác xã còn một số tồn tại,
vướng mắc như: Thời gian ban hành một số văn bản hướng dẫn Luật Hợp tác xã
chậm và phải điều chỉnh nên quá trình triển khai thực hiện nên địa phương
không có căn cứ để tổ chức thực hiện. Quy định về tỷ lệ cung ứng sản phẩm,
dịch vụ cho khách hàng không phải thành viên hợp tác xã không quá 32% tại
Nghị định số 193/2013/NĐ-CP dẫn đến việc một số hợp tác xã không đáp ứng
được yêu cầu khi thực hiện đăng ký lại phải giảm số thành viên nhưng mức độ
phục vụ không thay đổi dẫn đến hợp tác xã không đăng ký lại. Quy định của
Luật Hợp tác xã về tỷ lệ góp vốn tối đa của thành viên không quá 20% vốn điều
lệ so với trước đây là 30% nên hợp tác xã không có giải pháp để điều chỉnh do
thành viên không góp vốn thêm mà hợp tác xã không có tiền để trả lại thành
viên đã góp vốn cao hơn mức quy định mới này. Một bộ phận cán bộ quản lý
chuyên môn của ngành nông nghiệp ở cấp huyện chưa nghiên cứu kỹ Luật Hợp
tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn và các cơ chế chính sách hỗ trợ của
Nhà nước dẫn đến việc tổ chức triển khai việc đăng ký lại hợp tác xã theo Luật
chưa đáp ứng với yêu cầu. Một số hợp tác xã do trình độ của cán bộ hợp tác xã
yếu nên không tổ chức thực hiện được việc đánh giá, rà soát và làm thủ tục đăng
ký lại hợp tác xã theo quy định. Ở một số địa phương công tác quản lý nhà nước
đối với hợp tác xã nông nghiệp còn chồng chéo dẫn đến việc trông chờ, ỷ lại

trong việc hướng dẫn các hợp tác xã thực hiện đăng ký lại.
1.3. Thành lập mới các hợp tác xã
Từ 01/7/2013 đến tháng 9/2017 có 2.990 hợp tác xã nông nghiệp được
thành lập mới. Bình quân có 47 hợp tác xã/tỉnh/năm được thành lập mới. Cao
nhất là Bắc Trung Bộ (119 Hợp tác xã/tỉnh), ít nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ
(19 hợp tác xã/tỉnh).
Các tỉnh đã thực hiện thành lập mới các hợp tác xã nông nghiệp nhiều
trong 04 năm là: Hà Tĩnh 450 hợp tác xã, Bắc Giang 141 hợp tác xã, Thanh Hoá
124 hợp tác xã, Bắc Ninh 114 hợp tác xã, Kiên Giang 111 hợp tác xã, Lào Cai
106 hợp tác xã.
(Chi tiết theo phụ lục 03 kèm theo)
Tuy nhiên, trong quá trình thành lập mới hợp tác xã còn gặp một số tồn
tại, vướng như: Quy định thủ tục khó khăn hơn so với thành lập doanh nghiệp
(phải có điều lệ hợp tác xã và phương án sản xuất kinh doanh; phải ghi ngành,
20


nghề kinh doanh vào giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã). Tâm lý của người
dân chưa tin tưởng vào hợp tác xã. Công tác vận động, tuyên truyền thành lập
hợp tác xã của nhiều địa phương không được quan tâm. Còn có địa phương cấp
xã không tạo điều kiện hoặc can thiệp vào việc bố trí nhân sự của hợp tác xã khi
thành lập.
1.4. Chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi sang loại hình khác
Có 253 hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi sang loại hình tổ chức khác
bao gồm tổ hợp tác và doanh nghiệp, trong đó tỉnh Bắc Ninh có số lượng lớn
nhất với 212 hợp tác xã chuyển đổi sang tổ hợp tác; Đồng Nai có 11 hợp tác xã
chuyển đổi, còn lại các tỉnh khác chỉ có 1-4 hợp tác xã chuyển đổi. Việc chuyển
đổi do không có hướng dẫn nên thực chất là các hợp tác xã thực hiện giải thể và
chuyển sang hoạt động với hình thức khác. Các hợp tác xã chuyển đổi ở Quảng
Ninh nhiều chủ yếu là do các hợp tác xã trồng trọt trong quá trình đô thị hóa dẫn

đến đất canh tác nông nghiệp chuyển dần sang đất đô thị và công nghiệp nên các
hợp tác xã không còn đất sản xuất, còn một số diện tích đất công bàn giao về
thôn quản lý và đất của xã viên tự quản lý.
(Chi tiết tại phụ lục 03 kèm theo)
Đối với các hợp tác xã thực hiện chyển đổi sang hình thức khác đa số tài
sản, vốn quỹ không còn, không có công nợ và chủ yếu chuyển đổi sang loại hình
tổ hợp tác nên thuận lợi trong quá trình chuyển đổi.
Việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất các hợp tác xã đều có sự chỉ đạo của
địa phương và sự đồng tình của các hợp tác xã trong quá trình thực hiện nên
không gặp khó khăn, vướng mắc.
1.5. Hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
1.5.1. Về số lượng hợp tác xã nông nghiệp
Đến hết tháng 9 năm 2017 có 11.183 hợp tác xã nông nghiệp; bình quân
01 tỉnh có 177 hợp tác xã, trong đó phân theo vùng và lĩnh vực như sau:
a) Phân theo vùng sinh thái:
Vùng có số hợp tác xã lớn nhất là Bắc Trung Bộ có 382 hợp tác xã/tỉnh,
tiếp đó là: Đồng bằng sông Hồng là 335 hợp tác xã/tỉnh; Đông Bắc 188 hợp tác
xã/tỉnh; Duyên hải Nam Trung Bộ 113 hợp tác xã/tỉnh; Tây Bắc 106 hợp tác
xã/tỉnh; Đồng bằng sông Cửu Long 97 hợp tác xã/tỉnh; Tây Nguyên 91 hợp tác
xã/tỉnh là Đông Nam Bộ 67 hợp tác xã/tỉnh (ít nhất). Số hợp tác xã ngừng hoạt
động là 879 hợp tác xã, tập trung nhiều ở các tỉnh Đông Bắc, Tây Nguyên và
Duyên hải Nam Trung Bộ (nhiều là Bắc Giang 119 hợp tác xã, Phú Thọ 59 hợp
tác xã).
21


b) Phân theo lĩnh vực hoạt động:
Đa số các hợp tác xã hoạt động tổng hợp có 6.869 hợp tác xã, chiếm
62% số hợp tác xã hoạt động. Trong đó: Lĩnh vực trồng trọt có 2.095 hợp tác xã,
chiếm 54,02% (lớn nhất); lĩnh vực chăn nuôi có 521 hợp tác xã, chiếm 14,36%;

lĩnh vực lâm nghiệp có 101 hợp tác xã, chiếm 3,11%; lĩnh vực thủy sản có 616
hợp tác xã, chiếm 15,37% (trong đó hợp tác xã nuôi thủy sản chiếm đa số là
86%); lĩnh vực diêm nghiệp có 43 hợp tác xã, chiếm 3,08%; lĩnh vực nước sạch
nông thôn có 59 hợp tác xã, chiếm 0,91%.
(Chi tiết tại phụ lục 01 kèm theo)
1.5.2. Về thành viên hợp tác xã nông nghiệp
Hiện nay cả nước có hơn 4,1 triệu thành viên hợp tác xã nông nghiệp,
bình quân khoảng 368 thành viên/hợp tác xã. So với trước khi Luật Hợp tác xã
năm 2012 ban hành, số thành viên hợp tác xã giảm trên 1,3 triệu xã viên, điều đó
thể hiện xu thế hiện nay các hợp tác xã cần quy mô thành viên không quá lớn
nên giảm bớt các xã viên hình thức nhằm nâng cao chất lượng thành viên hợp
tác xã. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có số thành viên bình quân cao nhất
là 801 thành viên/hợp tác xã, tiếp đến là: Đồng bằng sông Hồng khoảng 714
thành viên/hợp tác xã, Bắc Trung Bộ 237 thành viên/hợp tác xã, Đông Bắc 132
thành viên/hợp tác xã, Đồng bằng sông Cửu Long 91 thành viên/hợp tác xã, Tây
Bắc 62 thành viên/hợp tác xã, Tây Nguyên khoảng 58 thành viên/hợp tác xã,
Đông Nam Bộ khoảng 30 thành viên/hợp tác xã. Trong từng lĩnh vực số thành
viên là: Hợp tác xã trồng trọt 310.100 thành viên, chăn nuôi 20.892 thành viên,
lâm nghiệp 5.124 thành viên, nuôi thủy sản 18.090 thành viên, khai thác Thủy
sản 18.126 thành viên, diêm nghiệp 13.320 thành viên, nước sạch nông thôn
13.262 thành viên, tổng hợp 3.660.177 thành viên.
Thu nhập bình quân của thành viên, lao động hợp tác xã cả nước khoảng
1,76 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, vùng có thu nhập thành viên, lao động
cao nhất là Duyên hải Nam Trung bộ 4,47 triệu đồng/người/tháng, tiếp đến là:
Đông Nam Bộ 3,76 triệu đồng/người/tháng, Tây Bắc 3,2 triệu đồng/người/tháng,
Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên 2,43 triệu đồng/người/tháng, Đông
Bắc 2,19 triệu đồng/người/tháng, Bắc Trung Bộ 1,77 triệu đồng/người/tháng,
thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng 1,25 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, thu
nhập các thành viên của hợp tác xã hoạt động có hiệu quả tăng mạnh, nhiều hợp
tác xã có thu nhập của thành viên đạt trên 10 triệu đồng/người/tháng nên đã

động viên các thành viên yên tâm tham gia và gắn bó với hợp tác xã, góp phần
vào thực hiện có hiệu quả Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở các địa
phương. Tuy nhiên, đa số các hợp tác xã, đặc biệt là các hợp tác xã của vùng
22


Đồng bằng sông Hồng chủ yếu lao động là cán bộ hợp tác xã đứng ra điều hành
các dịch vụ đầu vào phục vụ thành viên mang tính chất phục vụ là chính nên thu
nhập rất thấp.
1.5.3. Về vốn và tài sản của hợp tác xã nông nghiệp
Tổng số vốn hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp là 13.214,6 tỷ đồng,
trong đó lớn nhất là hoạt động tổng hợp 8.601,4 tỷ đồng; tiếp đến là lĩnh vực
trồng trọt 2.077,7 tỷ đồng, nuôi thủy sản 870,9 tỷ đồng, chăn nuôi 830,7 tỷ đồng,
lâm nghiệp 347,5 tỷ đồng khai thác thủy sản 162,2 tỷ đồng, nước sạch nông thôn
49,5 tỷ đồng, thấp nhất là diêm nghiệp 43,5 tỷ đồng. Bình quân cả nước là 1,215
tỷ đồng/hợp tác xã, trong đó vùng Đông Nam Bộ có vốn bình quân lớn nhất là
1,87 tỷ đồng/hợp tác xã, tiếp đến là: Duyên hải Nam Trung Bộ là 1,86 tỷ
đồng/hợp tác xã, Đồng bằng sông Cửu Long 1,45 tỷ đồng /hợp tác xã, Tây Bắc
1,2 tỷ đồng/hợp tác xã, Đông Bắc 1,17 tỷ đồng/hợp tác xã, Tây Nguyên 1,04 tỷ
đồng/hợp tác xã, Bắc Trung Bộ 1,01 tỷ đồng/hợp tác xã, thấp nhất là Đồng bằng
sông Hồng 950 triệu đồng/hợp tác xã. Phần lớn các hợp tác xã đều thiếu vốn đầu
tư sản xuất kinh doanh do vốn của các hợp tác xã thấp nhưng lại tập trung chủ
yếu vào tài sản cố định và thành viên nợ hợp tác xã; thành viên góp vốn ít, trong
khi đó hợp tác xã tiếp cận vay vốn của các tổ chức tín dụng khó khăn.
Nhìn chung tài sản của hợp tác xã hạn chế, chỉ có một số hợp tác xã có
liên kết, được đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và có vốn góp của thành
viên tương đối lớn thì có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật nên hoạt động
sản xuất kinh doanh được mở rộng, hiệu quả được nâng cao. Số còn lại, rất
nhiều hợp tác xã không có điều kiện để đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
nên hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều khó khăn, hiệu quả thấp. Tổng số

tài sản của hợp tác xã nông nghiệp là 12.772,7 tỷ đồng, trong đó: lĩnh vực trồng
trọt 2.150,3 tỷ đồng, chăn nuôi 640,6 tỷ đồng, lâm nghiệp 129,5 tỷ đồng, nuôi
thủy sản 677 tỷ đồng, khai thác thủy sản 182,2 tỷ đồng, diêm nghiệp 42,3 tỷ
đồng, nước sạch nông thôn 38 tỷ đồng, tổng hợp 8.748,7 tỷ đồng; tài sản của các
hợp tác xã ngừng hoạt động là 126,4 tỷ đồng. Tài sản bình quân của hợp tác xã
cả nước là 1,14 tỷ đồng/hợp tác xã; theo từng lĩnh vực số tài sản bình quân của
hợp tác xã lớn nhất là lĩnh vực khai thác thủy sản 1,89 tỷ đồng/hợp tác xã, tiếp
đến là nuôi thủy sản 1,64 tỷ đồng/hợp tác xã, chăn nuôi 1,59 tỷ đồng/hợp tác xã,
tổng hợp 1,25 tỷ đồng/hợp tác xã, lâm nghiệp 1,24 tỷ đồng/hợp tác xã, diêm
nghiệp 1,01 tỷ đồng/hợp tác xã, trồng trọt 992 triệu đồng/hợp tác xã, thấp nhất là
nước sạch nông thôn 840 triệu đồng/hợp tác xã.
Nợ đọng của các hợp tác xã trước thời điểm 01/7/2013 khoảng 75,2 tỷ
đồng (trong đó nợ đọng trước 01/01/1997 khoảng 11,7 tỷ đồng), chủ yếu ở các
23


tỉnh: Hà Nội 40,73 tỷ đồng; Thừa Thiên Huế 4,86 tỷ đồng, Yên Bái 2,32 tỷ
đồng, Quảng Ninh 8,8 tỷ đồng, Bình Định 16,36 tỷ đồng, Ninh Thuận 1,7 tỷ
đồng. Trong đó nợ các tổ chức tín dụng lớn nhất là 29,66 tỷ đồng, tiếp đến là nợ
của các thành viên là 24,7 tỷ đồng, , nợ các ngân sách nhà nước 6,08 tỷ đồng, nợ
các hội, đoàn thể, doanh nghiệp 5,25 tỷ đồng, còn lại là nợ khác 9,48 triệu đồng.
Ngoài ra, các thành viên còn nợ đọng hợp tác xã là 140,5 tỷ đồng (trong
đó nợ đọng trước 01/01/1997 là 101,76 tỷ đồng) làm cho các hợp tác xã gặp khó
khăn về vốn hoạt động, chủ yếu ở các tỉnh: Hà Nội 34,67 tỷ đồng, Quảng Ninh
2,6 tỷ đồng, Quảng Nam 12,75 tỷ đồng, Bình Định 62,36 tỷ đồng, Ninh Thuận
04 tỷ đồng.
1.5.4. Doanh thu và thu nhập của hợp tác xã nông nghiệp
Doanh thu bình quân của hợp tác xã nông nghiệp cả nước là 980 triệu
đồng/hợp tác xã/năm, trong đó vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có doanh thu
bình quân lớn nhất là 1,89 tỷ đồng/hợp tác xã/năm, tiếp đến là Tây Nguyên 1,66

tỷ đồng/hợp tác xã/năm, Đồng bằng sông Cửu Long 1,07 tỷ đồng/hợp tác
xã/năm, Đông Nam Bộ 1,06 tỷ đồng/hợp tác xã/năm, Bắc Trung Bộ 955 triệu
đồng/hợp tác xã/năm, Đồng bằng sông Hồng 845 triệu đồng/hợp tác xã/năm,
Đông Bắc 718 triệu đồng/hợp tác xã/năm, thấp nhất là Tây Bắc 544 triệu
đồng/hợp tác xã/năm. Trong từng lĩnh vực doanh thu bình quân của hợp tác xã:
cao nhất là lĩnh vực khai thác thủy sản 2,01 tỷ đồng/hợp tác xã, tiếp đến là chăn
nuôi 1,35 tỷ đồng/hợp tác xã, tổng hợp 961 triệu đồng/hợp tác xã, trồng trọt 938
triệu đồng/hợp tác xã, nuôi thủy sản 926 triệu đồng/hợp tác xã, diêm nghiệp 765
triệu đồng/hợp tác xã, nước sạch nông thôn 742 triệu đồng/hợp tác xã, lâm
nghiệp 615 triệu đồng/hợp tác xã. Phần lớn các hợp tác xã đều thiếu vốn đầu tư
sản xuất kinh doanh do vốn của các hợp tác xã thấp nhưng lại tập trung chủ yếu
vào tài sản cố định và thành viên nợ hợp tác xã; thành viên góp vốn ít, trong khi
đó hợp tác xã tiếp cận vay vốn của các tổ chức tín dụng khó khăn do đó hiệu quả
sản xuất kinh doanh không cao. Tuy nhiên, cũng có nhiều hợp tác xã đã áp dụng
kỹ thuật công nghệ cao, tiên tiến vào sản xuất, công nghệ bảo quản sau thu
hoạch, áp dụng nông nghiệp hữu cơ trong trồng trọt (có 308 hợp tác xã ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất); đặc biệt một số hợp tác xã có quy mô lớn, phạm
vi hoạt động rộng trên phạm vi nhiều tỉnh, doanh thu cao hàng trăm tỷ đồng
(Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, tỉnh Lâm Đồng; Hợp tác
xã Evergrowth, tỉnh Sóc Trăng; Hợp tác xã bò sữa Tân Thông Hội, thành phố Hồ
Chí Minh. Đây là những mô hình hợp tác xã kiểu mới làm ăn có hiệu quả cần
được nghiên cứu, đánh giá để nhân rộng.
Thu nhập bình quân của hợp tác xã nông nghiệp cả nước là 104 triệu
đồng/hợp tác xã/năm, trong đó vùng Tây Nguyên có thu nhập bình quân lớn
24


nhất là 352 triệu đồng/hợp tác xã/năm, tiếp đến là: Đồng bằng sông Cửu Long
154 triệu đồng/hợp tác xã/năm, Đông Bắc 125 triệu đồng/hợp tác xã/năm, Đông
Nam Bộ 111 triệu đồng/hợp tác xã/năm, Đồng bằng sông Hồng 79 triệu

đồng/hợp tác xã/năm, Bắc Trung Bộ 76 triệu đồng/hợp tác xã/năm, Duyên hải
Nam Trung Bộ 62 triệu đồng/hợp tác xã/năm, thấp nhất là Tây Bắc 60 triệu
đồng/hợp tác xã/năm. Thu nhập bình quân của hợp tác xã nông nghiệp trong
từng lĩnh vực lớn nhất là khai thác thủy sản 201 triệu đồng/hợp tác xã/năm, tiếp
đến là: chăn nuôi 195 triệu đồng/hợp tác xã/năm, trồng trọt 120 triệu đồng/hợp
tác xã/năm, nuôi thủy sản 108 triệu đồng/hợp tác xã/năm, tổng hợp 92 triệu
đồng/hợp tác xã/năm, nước sạch nông thôn 89 triệu đồng/hợp tác xã/năm, diêm
nghiệp 51 triệu đồng/hợp tác xã/năm, lâm nghiệp 46 triệu đồng/hợp tác xã/năm.
1.5.5. Sản phẩm và dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp
Các hợp tác xã nông nghiệp được thành lập và hoạt động gắn với các sản
phẩm chủ lực của vùng đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm trên một đơn vị
diện tích đất sản xuất, cụ thể: Cây lúa là loại cây trồng chính, tập trung nhiều ở
các vùng đồng bằng Bắc Bộ - Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, có giá trị
canh tác là 37,45 triệu đồng/ha, trong đó ở vùng Đồng bằng sông Hồng có giá trị
lớn nhất là 69 triệu đồng/ha, Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 35 triệu
đồng/ha, còn lại các vùng khác giá trị thấp dưới 30 triệu đồng/ha. Cây sắn tập
trung nhiều ở các vùng đồi, gò và miền núi, với giá trị canh tác của sắn hàng hóa
đạt 50-70 triệu đồng/ha. Cây ăn trái tập trung nhiều ở vùng Nam Bộ và Miền núi
Phía Bắc, Tây Nguyên, giá trị canh tác bình quân cả nước khoảng 140 triệu
đồng/ha, trong đó vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Lâm
Đồng của Tây Nguyên có giá trị cao trên 250 triệu đồng/ha, có địa phương trồng
cây ăn quả xuất khẩu đạt giá trị trên 500 triệu đồng/ha. Cây chè tập trung chủ
yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, giá trị canh tác bình quân khoảng 50 -100
triệu đồng/ha. Cây cà phê tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, giá trị canh
tác bình quân khoảng 50 -130 triệu đồng/ha. Cây ca cao và hạt tiêu tập trung chủ
yếu ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên, giá trị canh tác bình quân khoảng
50-60 triệu đồng/ha. Cây mía đường tập trung chủ yếu ở các tỉnh Miền núi phía
Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, giá trị canh tác bình
quân khoảng 50-90 triệu đồng/ha. Cây hoa trồng tập trung và có hiệu quả cao ở
các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là Lâm Đồng, giá trị canh tác bình quân trên 300

triệu đồng/ha. Cây rau được trồng rộng rãi trên địa bàn cả nước, giá trị canh tác
bình quân khoảng 250 triệu đồng/ha. Đối với thủy sản tập trung chủ yếu nuôi
tôm, cá ở các tỉnh Miền núi Phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long với giá trị
canh tác bình quân trên 200 triệu đồng/ha mặt nước.

25


×