Tải bản đầy đủ (.doc) (167 trang)

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016-2020) TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 167 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

(DỰ THẢO 1)

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016-2020)
TỈNH BÌNH PHƯỚC

(DỰ THẢO)

Tháng 04 năm 2017


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016-2020)
TỈNH BÌNH PHƯỚC

Ngày... tháng... năm...

Ngày... tháng... năm...

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH


QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

CƠ QUAN LẬP QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên, đóng dấu)


MỤC LỤC
Phần I.............................................................................................................................................1
SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT.............................................1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................................1
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT...............2
2.1. Mục đích:........................................................................................................................2
2.2. Yêu cầu:...........................................................................................................................2
III. CĂN CỨ PHÁP LÝ, CƠ SỞ VÀ TÀI LIỆU LIÊN QUAN................................................3
IV. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN
VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT....................................................................................................................7
1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường........................................7
1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................................7
1.2. Các nguồn tài nguyên....................................................................................................11
1.3. Cảnh quan và môi trường..............................................................................................17
2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội....................................................................................18
2.1. Tăng trưởng kinh tế.......................................................................................................19
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế..........................................................................................19
2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế giai đoạn 2011 - 2015....................................20
3. Biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất....................................................................22
III. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN THỜI ĐIỂM ĐIỀU CHỈNH.............25

1. Tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai..............................................25
1.1. Công tác tuyên truyền phổ biến, xây dựng văn bản pháp luật......................................25
1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ
hành chính............................................................................................................................26
1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch
sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.................................27
1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất....................................................................28
1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất...........31
1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.........................................32
1.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.....................................................32
1.8. Thống kê, kiểm kê đất đai.............................................................................................32
1.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.............................................................................33
1.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất........................................................................33
1.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất..............34
1.12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp
luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai...........................................................35
1.13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.......................................................................35
1.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử
dụng đất đai..........................................................................................................................36
1.15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai..........................................................................36
2. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất.......................................................36
i


2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất......................................................................36
2.2. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất (2010-2015)...............................................47
IV. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KHSDĐ KỲ TRƯỚC...........49
1. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất kỳ trước
(2010-2015)........................................................................................................................49

1.1. Nhóm đất nông nghiệp..................................................................................................50
1.2. Nhóm đất phi nông nghiệp............................................................................................50
1.3. Nhóm đất chưa sử dụng:...............................................................................................51
2. Đánh giá nguyên nhân, tồn tại trong thực hiện QH, KHSDĐ................................................51
3. Tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất theo các nghị quyết của Hội đồng nhân dân.........54
4. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện QH, KHSDĐ sử dụng đất kỳ tới..........................54
Phần II.............................................................................................................................................55
PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT...............................................55
I. ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT..................................................................55
1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội...............................................55
1.1. Quan điểm phát triển kinh tế trong giai đoạn 2016– 2020:...........................................55
1.2. Mục tiêu tổng quát phát triển giai đoạn 2016 - 2020:...................................................55
2. Quan điểm sử dụng đất.......................................................................................................55
2.1. Quan điểm chung:.........................................................................................................55
2.2. Quan điểm quy hoạch đất nông nghiệp:........................................................................56
2.3. Quan điểm quy hoạch đất cho lâm nghiệp:...................................................................57
2.4. Quan điểm quy hoạch các đất công nghiệp, xây dựng hạ tầng và dịch vụ -TM:..........57
2.5. Quan điểm quy hoạch đất ở nông thôn:........................................................................57
2.6. Môi trường và quy hoạch sử dụng đất:.........................................................................58
3. Định hướng sử dụng đất......................................................................................................59
3.1. Khả năng chuyển đất chưa sử dụng sang sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp.....59
3.2. Đảm bảo đất nông nghiệp có năng suất, chất lượng cao cho việc sản xuất các cây trồng
truyền thống phục vụ nguyên liệu cho công nghiệp, xuất khẩu...........................................59
3.3. Đảm bảo một diện tích đất rừng ổn định góp phần bảo vệ môi trường sinh thái không
chỉ cho tỉnh Bình Phước mà cho cả khu vực........................................................................59
3.4. Đảm bảo quỹ đất cho mục đích xây dựng các khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng
kỹ thuật và hạ tầng xã hội....................................................................................................59
3.5. Đảm bảo quỹ đất phát triển khu dân cư cho tổng số dân với chất lượng cao...............60
II. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT........................................60
1. Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất......................60

1.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế:......................................................................................60
1.2. Các chỉ tiêu văn hóa - xã hội:........................................................................................61
1.3. Các chỉ tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững:...............................................61
1.4. Chỉ tiêu quy hoạch các ngành kinh tế...........................................................................61
1.5. Chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập...........................................................65
1.6. Chỉ tiêu phát triển đô thị và các khu dân cư..................................................................66
1.7. Chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.........................................68
2. Chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất cho các ngành, lĩnh vực................................................73
2.1. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.....................................73
ii


2.2. Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất cho nhu cầu sử dụng đất.....................73
3. Tổng hợp, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất...........................................................................74
3.1. Diện tích các loại đất đã được cấp trên phân bổ...........................................................74
3.2. Diện tích đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh..............................93
3.3. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép...................................................104
3.4. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch...................................104
4. Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng............................................................................105
4.1. Khu sản xuất nông nghiệp.............................................................................................105
4.2. Khu lâm nghiệp............................................................................................................105
4.3. Khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.................................................................105
4.4. Khu phát triển công nghiệp...........................................................................................106
4.5. Khu đô thị.....................................................................................................................107
4.6. Khu dân cư nông thôn...................................................................................................107
III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG...............................................107
1. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ việc giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư......107
2. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng bảo đảm an ninh

lương thực quốc gia................................................................................................................108
3. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị hóa và phát
triển hạ tầng...........................................................................................................................108
4. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa các dân tộc....................................................109
5. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng khai thác hợp lý tài
nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ.......................109
Phần III..........................................................................................................................................111
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2016 - 2020)...............................................................111
I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG KỲ KẾ
HOẠCH.........................................................................................................................................111
1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế..........................................................................111
2. Phương hướng, mục tiêu phát triển xã hội...........................................................................112
II. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016 - 2020)...................................................113
1. Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng........................................................................114
1.1. Chỉ tiêu sử dụng đất được phân bổ từ kế hoạch sử dụng đất của cấp quốc gia...........115
1.2. Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực.............................................................125
1.3. Tổng hợp, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất.................................................................131
2. Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất......................................................132
3. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng.......................................................................135
4. Danh mục các công trình, dự án thực hiện trong kỳ kế hoạch:.............................................135
5. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong kỳ kế hoạch....................................141
Phần IV.........................................................................................................................................143
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN..........................................................................................................143
I. Các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường....................................................143
iii


1. Tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực quản lý về môi trường cho
hệ thống tổ chức trong lĩnh vực môi trường............................................................................143
2. Tăng cường hoạt động giám sát môi trường........................................................................143

3. Nhóm giải pháp về thích ứng với biến đổi khí hậu:.............................................................144
II. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...............................145
1 Giải pháp về chính sách.......................................................................................................145
2. Giải pháp về nguồn lực, vốn đầu tư....................................................................................145
2.1. Tăng cường nhân sự và đào tạo nguồn nhân lực cho quản lý đất đai.........................145
2.2. Giải pháp về vốn đầu tư..............................................................................................146
3. Giải pháp về công nghệ......................................................................................................146
4. Giải pháp tổ chức thực hiện................................................................................................146
4.1. Công bố quy hoạch và điều chỉnh, bổ sung kịp thời quy hoạch, KHSDĐ..................146
4.2. Tăng cường công tác tổ chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLĐĐ.........................147
4.3. Trách nhiệm các ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất..............................................................................................................................148
III. Các giải pháp khác...............................................................................................................149
KẾT LUẬN...................................................................................................................................150

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
CCN: Cụm công nghiệp
DTTN: Diện tích tự nhiên
GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GĐ: Giai đoạn
GIS: Hệ thống thông tin địa lý
GDP: Tổng sản phẩm nội địa
GTSX: Giá trị sản xuất
HĐND: Hội đồng nhân dân
KCN: Khu công nghiệp
KCX: Khu Chế xuất
QHSDĐ: Quy hoạch sử dụng đất

KHSDĐ: Kế hoạch sử dụng đất
KTXH: Kinh tế xã hội
LĐNN: Lao động nông nghiệp
NN: Nông nghiệp
NN CNC: Nông nghiệp công nghệ cao
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
PNN: Phi nông nghiệp
QH, KHSDĐ: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
SD: Sử dụng
SXNN: Sản xuất nông nghiệp
TW: Trung ương
XLCT: Xử lý chất thải
XLNT: Xử lý nước thải
UBND: Ủy ban nhân dân

v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Thống kê diện tích theo địa hình..........................................................................................9
Bảng 2: Một số đặc trưng khí hậu của tỉnh Bình Phước.................................................................10
Bảng 3: Phân loại đất tỉnh Bình Phước (*)......................................................................................12
Bảng 4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2005-2015 (*)............................................................19
Bảng 5: Dự báo biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) và lượng mưa năm (%) so với thời kỳ
cơ sở ở tỉnh Bình Phước theo các kịch bản nồng độ khí nhà kính đại diện (RPC).........................23
Bảng 6: Các đơn vị hành chính tỉnh Bình Phước............................................................................27
Bảng 7: Tình hình thực hiện công tác lập quy hoạch sử dụng đất...................................................29
Bảng 8: Kết quả thu ngân sách từ đất đai, giai đoạn 2011-2015.....................................................33
Bảng 9: Cơ cấu sử dụng đất tổng quát.............................................................................................37
Bảng 10: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp (*)..........................................................................38

Bảng 11: Cơ cấu diện tích đất trồng lúa năm 2015.........................................................................39
Bảng 12: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp..................................................................................39
Bảng 13: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp..........................................................................41
Bảng 14: Biến động diện tích tự nhiên năm 2010-2015 (*)............................................................47
Bảng 15: Diễn biến sử dụng đất nông nghiệp (2010-2015)............................................................47
Bảng 16: Diễn biến sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp (2010-2015)............................................48
Bảng 17: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 2010-2015 tỉnh Bình Phước............................49
Bảng 18: Tổng hợp dự báo dân số đến năm 2025..........................................................................60
Bảng 19: Dân số và lao động..........................................................................................................65
Bảng 20: Phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bình Phước......................................................................67
Bảng 21: Chỉ tiêu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020..............................................75
Bảng 22: Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020......................................76
Bảng 23: Điều chỉnh quy hoạch đất trồng lúa đến năm 2020..........................................................77
Bảng 24: Điều chỉnh quy hoạch đất chuyên trồng lúa nước đến năm 2020....................................77
Bảng 25: Điều chỉnh quy hoạch đất rừng phòng hộ đến năm 2020................................................78
Bảng 26: Điều chỉnh quy hoạch đất rừng đặc dụng đến năm 2020.................................................78
Bảng 27: Điều chỉnh quy hoạch đất rừng sản xuất đến năm 2020..................................................79
Bảng 28: Điều chỉnh quy hoạch đất lâm nghiệp đến năm 2020......................................................80
Bảng 29: Điều chỉnh quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.........................................80
Bảng 30: Điều chỉnh quy hoạch đất phi nông nghiệp đến năm 2020..............................................81
Bảng 31: Điều chỉnh quy hoạch đất quốc phòng đến năm 2020.....................................................81
Bảng 32: Điều chỉnh quy hoạch đất an ninh đến năm 2020............................................................82
Bảng 33: Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp.......................................................83
Bảng 34: Điều chỉnh quy hoạch đất khu công nghiệp đến năm 2020.............................................85
Bảng 35: Điều chỉnh quy hoạch đất phát triển cơ sở hạ tầng đến năm 2020..................................85
Bảng 36: Điều chỉnh quy hoạch 04 chỉ tiêu đất phát triển cơ sở hạ tầng đến năm 2020.................86
Bảng 37: Điều chỉnh quy hoạch đất cơ sở văn hóa đến năm 2020..................................................86
Bảng 38: Điều chỉnh quy hoạch đất cơ sở y tế đến năm 2020........................................................87
Bảng 39: Điều chỉnh quy hoạch đất cơ sở giáo dục - đào tạo đến năm 2020..................................87
Bảng 40: Điều chỉnh quy hoạch đất cơ sở thể dục - thể thao đến năm 2020...................................88

Bảng 41: Điều chỉnh quy hoạch đất di tích lịch sử - văn hóa đến năm 2020..................................89
Bảng 42: Điều chỉnh quy hoạch đất bãi rác, xử lý chất thải đến năm 2020....................................90
vi


Bảng 43: Điều chỉnh quy hoạch đất ở tại đô thị đến năm 2020......................................................90
Bảng 44: Điều chỉnh quy hoạch đất đô thị đến năm 2020...............................................................93
Bảng 45: Điều chỉnh quy hoạch đất trồng cây hàng năm khác đến năm 2020................................93
Bảng 46: Điều chỉnh quy hoạch đất trồng cây lâu năm đến năm 2020...........................................94
Bảng 47: Điều chỉnh quy hoạch đất cụm công nghiệp đến năm 2020............................................95
Bảng 48: Điều chỉnh quy hoạch đất thương mại, dịch vụ đến năm 2020........................................95
Bảng 49: Điều chỉnh quy hoạch đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp đến năm 2020......................96
Bảng 50: Điều chỉnh quy hoạch đất sử dụng đất cho HĐ khoáng sản đến năm 2020.....................97
Bảng 51: Điều chỉnh quy hoạch đất ở tại nông thôn đến năm 2020................................................97
Bảng 52: Điều chỉnh quy hoạch đất trụ sở cơ quan, tổ chức sự nghiệp đến năm 2020...................98
Bảng 53: Điều chỉnh quy hoạch đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đến năm 2020..............................99
Bảng 54: Điều chỉnh quy hoạch đất nghĩa trang, Ng. địa, nhà tang lễ, nhà HT đến năm 2020......99
Bảng 55: Cân đối quỹ đất trước và sau điều chỉnh quy hoạch......................................................103
Bảng 56: Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020...............................104
Bảng 57: Quy hoạch các khu chức năng tỉnh Bình Phước............................................................107
Bảng 58: Kế hoạch sử dụng đất theo từng năm (2016 - 2020)......................................................114
Bảng 59: Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020............................................115
Bảng 60: Kế hoạch sử dụng đất trồng lúa giai đoạn 2016 - 2020.................................................116
Bảng 61: Kế hoạch sử dụng đất chuyên trồng lúa nước giai đoạn 2016 - 2020............................116
Bảng 62: Kế hoạch sử dụng đất rừng phòng hộ giai đoạn 2016 - 2020........................................117
Bảng 63: Kế hoạch sử dụng đất rừng đặc dụng giai đoạn 2016 - 2020.........................................117
Bảng 64: Kế hoạch sử dụng đất rừng sản xuất giai đoạn 2016 - 2020..........................................117
Bảng 65: Kế hoạch sử dụng đất nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2016 - 2020.................................118
Bảng 66: Kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020......................................118
Bảng 67: Kế hoạch sử dụng đất quốc phòng giai đoạn 2016 - 2020.............................................119

Bảng 68: Kế hoạch sử dụng đất an ninh giai đoạn 2016 - 2020....................................................119
Bảng 69: Kế hoạch sử dụng đất khu công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020.....................................120
Bảng 70: Kế hoạch sử dụng đất phát triển hạ tầng giai đoạn 2016 - 2020....................................120
Bảng 71: Kế hoạch sử dụng đất cơ sở văn hóa giai đoạn 2016 - 2020..........................................121
Bảng 72: Kế hoạch sử dụng đất cơ sở y tế giai đoạn 2016 - 2020................................................121
Bảng 73: Kế hoạch sử dụng đất cơ sở giáo dục - đào tạo giai đoạn 2016 - 2020.........................122
Bảng 74: Kế hoạch sử dụng đất cơ sở thể dục - thể thao giai đoạn 2016 - 2020..........................122
Bảng 75: Kế hoạch sử dụng đất di tích lịch sử - văn hóa giai đoạn 2016 - 2020..........................123
Bảng 76: Kế hoạch sử dụng đất bãi rác, xử lý chất thải giai đoạn 2016 - 2020............................123
Bảng 77: Kế hoạch sử dụng đất ở tại đô thị giai đoạn 2016 - 2020..............................................124
Bảng 78: Kế hoạch sử dụng đất đô thị giai đoạn 2016 - 2020......................................................125
Bảng 79: Kế hoạch sử dụng đất trồng cây hàng năm khác giai đoạn 2016 - 2020.......................125
Bảng 80: Kế hoạch sử dụng đất trồng cây lâu năm giai đoạn 2016 - 2020...................................126
Bảng 81: Kế hoạch sử dụng đất cụm công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020....................................126
Bảng 82: Kế hoạch sử dụng đất thương mại - dịch vụ giai đoạn 2016 - 2020..............................127
Bảng 83: Kế hoạch sử dụng đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp..................................................127
Bảng 84: Kế hoạch sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản giai đoạn 2016 - 2020......................128
Bảng 85: Kế hoạch sử dụng đất ở tại nông thôn giai đoạn 2016 - 2020.......................................128
Bảng 86: Kế hoạch sử dụng đất trụ sở cơ quan giai đoạn 2016 - 2020.........................................129
Bảng 87: Kế hoạch sử dụng đất trụ sở của tổ chức sự nghiệp.......................................................129
Bảng 88: Kế hoạch sử dụng đất cơ sở tôn giáo giai đoạn 2016 - 2020.........................................130
vii


Bảng 89: Kế hoạch sử dụng đất nghĩa trang, Ng. địa, nhà T. lễ, nhà HT giai đoạn 2016-2020...130
Bảng 90: Tổng hợp các chỉ tiêu sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2020.............................................131
Bảng 91: Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất từng năm giai đoạn 2016-2020......................132
Bảng 92: Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất đến năm 2020 theo huyện..............................133
Bảng 93: Danh mục công trình, dự án thực hiện trong kế hoạch SDĐt kỳ cuối (2016-2020)......135


viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Bản đồ đất tỉnh Bình Phước...............................................................................................14
Hình 2: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bình Phước.................................................................46
Hình 3: Bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp và cụm CN đến năm 2020...84
Hình 4: Bản đồ điều chỉnh quy hoạch đất đô thị tỉnh Bình Phước đến năm 2020..........................92
Hình 5: Bản đồ điều chỉnh giao thông tỉnh Bình Phước đến năm 2020........................................100
Hình 6: Bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất Phi nông nghiệp đến năm 2020.....................101
Hình 7: Bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Phước đến năm 2020.....................102

ix


Phần I

SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt. Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Đất đai là tài
nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý
theo pháp luật” (Chương III, Điều 54).
Luật Đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013 đã quy định Quản lý quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất (QH, KHSDĐ) là một trong 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, đồng
thời dành Chương IV với 17 điều (từ điều 35 -> điều 51) để quy định về công tác QH,
KHSDĐ. Trong đó quy định kỳ QHSDĐ là 10 năm, kỳ KHSDĐ được lập 5 năm một lần
(Điều 37), nhằm phân bổ đất đai cho các mục đích phù hợp với mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội trong giai đoạn đó. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành
một số điều, khoản của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 có riêng Chương 3 quy định về

QH, KHSDĐ.
Việc lập QH, KHSDĐ có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trong giai
đoạn trước mắt mà cả lâu dài. Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất của các cấp
trên địa bàn là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục
đích sử dụng đất, thu hồi đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và thực hiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất, đưa công
tác quản lý đất đai ở địa phương đi vào nề nếp. Góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình
phát triển kinh tế, giữ vững ổn định tình hình an ninh, chính trị - xã hội; đảm bảo sử
dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái.
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, UBND tỉnh Bình Phước đã tiến hành lập quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) và đã
được xét duyệt tại Nghị quyết Chính phủ số 55/NQ-CP, ngày 23/4/2013. Trên cơ sở QH,
KHSDĐ của tỉnh được phê duyệt, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, các ngành
hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 2015) của cấp huyện, cấp xã, trình phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định.
Bình Phước là một tỉnh thuộc Vùng Đông Nam Bộ - vùng kinh tế năng động của Việt
Nam. Hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội đang tạo sức ép rất lớn đối với quá trình
sử dụng đất. Mặc dù Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
(2011-2015) đã được Chính phủ phê duyệt nhưng sau đó có nhiều quy hoạch ngành, lĩnh
vực trên địa bàn tỉnh hoặc liên quan đến địa bàn tỉnh được các cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt như Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày
13/02/2014); Quy hoạch đất an ninh (Nghị quyết 90/NQ-CP ngày 5/12/2014); Quy hoạch
đất quốc phòng (Nghị quyết 91/NQ-CP ngày 5/12/2014); Quy hoạch điều chỉnh các khu
công nghiệp (Công văn 2162/TTg-KTN ngày 26/11/2015) ; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh
Bình Phước (Quyết định 1426/QĐ-UBND ngày 01/07/2014 của UBND tỉnh Bình Phước);
Quy hoạch thăm dò, khai thác sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030 v.v… Do đó, việc xác định như cầu sử dụng đất của
các ngành, các lĩnh vực cũng có nhiều thay đổi so với Quy hoạch sử dụng đất đã được
Chính phủ phê duyệt.
1



Luật Đất đai năm 2013 cùng các nghị định và thông tư hướng dẫn có nhiều đổi mới
về hệ thống lập, điều chỉnh quy hoạch, nội dung thể hiện,... đồng thời cấp Quốc gia cũng
lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020). Mặt
khác, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)
của tỉnh được lập theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 nên một số chỉ tiêu sử dụng
đất đã không còn phù hợp so với Luật Đất đai năm 2013. Tại Khoản 1, Điều 51 Luật Đất
đai năm 2013 quy định “Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì
phải rà soát, điều tra bổ sung để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp
với quy định của Luật này khi lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016 - 2020)”.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46, Khoản 1 Điều 51 Luật Đất đai năm 2013 và
căn cứ vào tình hình thực tiễn địa phương cho thấy, quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình
Phước cần được điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cả nước (đã
được thông qua tại Nghị Quyết 134/2016/QH13 ngày 9/4/2016 của Quốc hội Khóa XIII
kỳ họp thứ 11 về Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng
đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia và Công văn số 1927CP-KTN ngày 02/11/2016
của Thủ tướng Chính phủ về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia),
nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh trong
giai đoạn mới, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường, thích ứng
với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Bình Phước tiến hành điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016 - 2020) của tỉnh
để trình Chính phủ phê duyệt theo luật định.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1. Mục đích:
- Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật; đảm
bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; bảo vệ môi trường sinh thái, ứng
phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đảm bảo phát triển bền vững.
- Phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế

- xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Phước và vùng Đông Nam Bộ.
2.2. Yêu cầu:
+ Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 trên địa
bàn toàn tỉnh;
+ Xác định nhu cầu sử dụng đất cần điều chỉnh, bổ sung trong giai đoạn 2016 - 2020.
+ Trên cơ sở chỉ tiêu phân bổ của Quốc gia cho tỉnh Bình Phước đến năm 2020, cân
đối, xác định chỉ tiêu sử dụng đất của tỉnh và phân bổ cho cấp huyện nhằm đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn; đảm bảo tính pháp lý
khi thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Việc điều chỉnh quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với Luật Đất
đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Đất đai, Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất và các quy định pháp lý khác có liên quan.
2


+ Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất phải phù hợp với định hướng phát triển kinh
tế - xã hội, quy hoạch chung xây dựng và các chỉ tiêu sử dụng đất của cấp trên. Lồng
ghép với các vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng; lồng ghép các nội dung bảo tồn đa
dạng sinh học và kết quả điều tra thoái hóa đất trong phương án điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất trên địa bàn tỉnh.
III. CĂN CỨ PHÁP LÝ, CƠ SỞ VÀ TÀI LIỆU LIÊN QUAN
3.1. Căn cứ pháp lý
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
- Luật Đất đai năm 2013;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013;
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh QH, KHSDĐ;

- Thông tư 09/2015/TT-BTNMT ngày 23/3/2015 về Định mức kinh tế - kỹ thuật lập
và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan trong lĩnh vực lập, điều chỉnh quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.
3.2. Những cơ sở và tài liệu liên quan
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ngày
30/10/2016;
- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý và phát
triển đô thị;
- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng
đất trồng lúa;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới GĐ 2010 - 2020;
- Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 9/4/2016 của Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ
11 về Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) cấp quốc gia;
- Công văn số 5763/BTNMT-ĐK-TK ngày 25/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong công tác lập và điều
chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Công văn số 1244/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 22/9/2014 của Tổng cục Quản lý đất
đai hướng dẫn điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp và lập kế hoạch sử
dụng đất hàng năm cấp huyện;
- Công văn số 187/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 21/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất;
3


- Công văn số 1927CP-KTN ngày 02/11/2016 của Thủ tướng Chính phú về việc

phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;
- Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng bộ tỉnh Bình Phước, nhiệm kỳ 2015-2020;
- Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tếxã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh Vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam đến năm 2010 và định hướng năm 2020;
- Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg ngày 29/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ V/v ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết 53-NQ/TW;
- Quyết định số 455/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt điều chỉnh Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến
năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 29/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Quy
hoạch Vùng biên giới Việt Nam – Campuchia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 194/2006/QĐ-TTg ngày 24/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước thời kỳ 2006 – 2020;
- Quyết định số 61/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, huyện Lộc Ninh, tỉnh
Bình Phước đến năm 2025.
- Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐND ngày 06/08/2012 của HĐND tỉnh Bình Phước
thông qua quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011-2015) tỉnh Bình Phước;
- Quyết định số 1069/QĐ-UBND ngày 29/05/2012 của UBND tỉnh Bình Phước về
việc phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai
đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 1592/QĐ-UBND ngày 09/08/2012 của UBND tỉnh Bình Phước về
việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình
Phước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;
* Quy hoạch các ngành, lĩnh vực:
- Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt
phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định 1946/QĐ-TTg ngày 26/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020;

- Quyết định 06/2011/QĐ-TTg ngày 24/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định 57/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế
họach bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;
- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;
- Quyết định số 943/QĐ-TTg ngày 20/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ đến năm 2020.
4


- Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 9/01/2013 của Thủ tướng Chính phú về việc phê
duyệt Đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp xây dựng các công trình văn hóa (nhà
hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012-2020;
- Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2013 của Bộ Giao thông vận tải về
việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Đường thủy
nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Nghị quyết số 55/NQ-CP, ngày 23/4/2013 của Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bình Phước;
- Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa,thể thao cơ sở giai
đoạn 2013-2020, định hướng đến 2030;
- Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định 3327/QĐ-BGTVT ngày 29/08/2014 phê duyệt Quy hoạch chi tiết

Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành;
- Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Nghị Quyết 90/NQ-CP ngày 05/12/2014 của Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử
dụng đất vào mục đích an ninh đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất vào mục đích an
ninh 5 năm kỳ đầu (2011 -2015);
- Nghị Quyết 91/NQ-CP ngày 05/12/2014 của Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử
dụng đất vào mục đích quốc phòng đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất vào mục đích
quốc phòng 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015);
- Công văn 2628/TTg-KTN ngày 22/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc
điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và hệ thống xử lý nước thải tập
trung tại các khu công nghiệp;
- Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 4/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt
Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê
duyệt điều chỉnh mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030;
- Nghị Quyết 134/2016/QH13 ngày 9/4/2016 của Quốc hội về Điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia;
5


- Quyết định số 2792/QĐ-UBND ngày 16/12/2011 của UBND tỉnh Bình Phước V/v
phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Bình Phước đến năm 2015, định
hướng năm 2020;

- Quyết định số 2749/QĐ-UBND ngày 13/12/2011 của UBND tỉnh Bình Phước về
việc phê duyệt Quy hoạch bưu chính, viễn thông tỉnh Bình Phước đến năm 2020 tầm nhìn
đến năm 2025;
- Quyết định số 138/QĐ-UBND ngày 15/01/2010 của UBND tỉnh Bình Phước về việc
phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đạo tạo tỉnh Bình Phước đến năm 2015
và tầm nhìn đến năm 2020;
- Quyết định số 2055/QĐ-TTg ngày 23/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Công văn 2162/TTg-KTN ngày 26/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về các khu
công nghiệp phát triển trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020;
- Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 14/05/2014 của UBND tỉnh Bình Phước v/v
phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Phước đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 06/2014/QĐ-UBND ngày 21/03/2014 của UBND tỉnh Bình Phước về
quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- Quyết định số 2716/QĐ-UBND ngày 05/12/2011 của UBND tỉnh Bình Phước về
việc phê duyệt Quy hoạch cấp nước vùng liên huyện tỉnh Bình Phước;
- Quyết định số 312/QĐ-UBND ngày 06/02/2015 của UBND tỉnh Bình Phước phê
duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Báo cáo số 252/BC-UBND báo cáo xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
na9m 2016-2020 ngày 20/11/2015 của UBND tỉnh Bình Phước;
- Quyết định số 1845/QĐ-TTg ngày 05/07/2016 phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội 5 năm 2016 – 2020 tỉnh Bình Phước;
- Quyết định số 2586/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh
Bình Phước năm 2016;
- Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/08/2016 phê duyệt chương trình quốc gia đảm
bảo cấp nước an toàn giai đoạn 2016 – 2025;
- Các quy hoạch ngành, quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng của quốc gia

và tỉnh Bình Phước, các văn bản pháp lý khác có liên quan.
* Các tài liệu có liên quan
- Số liệu thống kê, kiểm kê từ 2005-2015 và bản đồ hiện trạng sử dụng đất của tỉnh
và các huyện, thị xã năm 2005, 2010, 2015; 2016
- Niên giám thống kê hàng năm từ 2000-2015, 2016 của tỉnh Bình Phước;
- Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn (2011-2015);
- Đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các Sở, Ban, Ngành liên quan và UBND cấp huyện;
- Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan.
6


IV. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG
ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT
1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường.
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.Vị trí địa lý
Bình Phước là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Nam Bộ (ĐNB), được thành lập,
trên cơ sở tách ra từ tỉnh Sông Bé cũ (từ 01/01/1997). Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là
6.876,76 km2 bằng 2% diện tích cả nước và bằng khoảng 30% DT vùng Đông Nam Bộ.
Với dân số trung bình năm 2015 là 944.421 người, gần bằng 1% dân số toàn quốc, mật
độ 137 người/km2, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Ranh giới của tỉnh được giới hạn bởi tọa độ địa lý:
11o 07’ đến 12o 19’ độ vĩ Bắc.
106o24’ đến 107o 25’ độ kinh Đông.
- Phía Nam giáp tỉnh tỉnh Bình Dương, Đồng Nai;
- Phía Đông giáp Tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông;
- Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, Vương Quốc Campuchia;
- Phía Bắc giáp Vương Quốc Campuchia.
Về hành chính, tỉnh Bình Phước được chia thành 11 đơn vị: 03 thị xã và 08 huyện.
Toàn tỉnh 6.876,76 km


2

1.
2.
3.
4.
5.
6.

TX. Đồng Xoài
167,32 km2
TX. Bình Long
119,38 km2
TX. Phước Long
126,17 km2
Huyện Bù Đăng
1.501,20 km2
Huyện Bù Đốp
380,51 km2
Huyện Bù Gia Mập 1.064,28 km2

7. Huyện Chơn Thành
8. Huyện Đồng Phú
9. Huyện Hớn Quản
10. Huyện Lộc Ninh
11. Huyện Phú Riềng

389,59 km2
936,24 km2

664,13 km2
853,29 km2
674,65 km2

Vị trí tỉnh Bình Phước cho thấy một số lợi thế và hạn chế sau đây đến phát triển
kinh tế – xã hội và tình hình sử dụng tài nguyên đất đai:
- Bình Phước nằm trong vùng ĐNB nói chung và vùng KTTĐPN nói riêng - là
trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật vào loại lớn nhất cả nước. Hệ thống giao thông
chính của Bình Phước là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của
quốc gia. Từ Bình Phước có thể đi lại, vận chuyển hàng hoá đến tất cả các vùng kinh tế
trong cả nước, là điều kiện cho phép đẩy nhanh quá trình khai thác sử dụng đất và mở
cửa hoà nhập với sự phát triển kinh tế bên ngoài.
- Bình Phước nằm trong vùng có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp, với khí hậu nhiệt đới ôn hòa, địa hình miền núi nhưng ít dốc, tài nguyên đất
có chất lượng rất tốt. Chính điều kiện đó đã hình thành những vùng sản xuất tập trung
một số cây trồng có sản phẩm hàng hóa và xuất khẩu cao vào loại hàng đầu của cả nước
như: Cao su, tiêu, điều, chăn nuôi đại gia súc…
7


- Tỉnh Bình Phước còn là tỉnh biên giới, với tổng chiều dài đường biên giới tiếp
giáp với Campuchia khoảng 240 km. Như vậy, điều kiện giao lưu kinh tế với nước ngoài
ở Bình Phước góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời tỉnh còn phải
làm tốt nhiệm vụ ổn định an ninh quốc phòng và trật tự xã hội, bảo vệ vững chắc tuyến
biên giới quan trọng của quốc gia.
- Bình Phước tiếp giáp với vùng cao Tây Nguyên, là đầu nguồn “mái nhà” của
vùng ĐNB và cả khu vực Nam bộ. Phát triển lâm nghiệp tại Bình Phước nhằm bảo vệ
môi trường sinh thái, không chỉ cho Bình Phước mà là cho cả khu vực. Khu vực rừng
đầu nguồn là nơi điều hoà nước của tất cả những công trình thuỷ điện, thủy lợi quan
trọng nhất của khu vực như: hồ Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng, Dầu Tiếng,

Phước Hoà. Vì vậy, việc phát triển lâm nghiệp tỉnh Bình Phước là quan trọng.
- So với các tỉnh khác trong vùng KTTĐPN, Bình Phước là tỉnh có vị trí kém thuận
lợi hơn, xa các trung tâm kinh tế lớn, xa bến cảng, sân bay. Vì vậy, sức hút đầu tư từ bên
ngoài cho phát triển công nghiệp chưa có khả năng tăng cao. Tuy vậy, Bình Phước lại có
quỹ đất lớn nhất vùng KTTĐPN, mật độ dân số chưa cao, là địa bàn dãn nở rất thuận lợi
của các trung tâm công nghiệp, dịch vụ và đô thị lớn thuộc vùng KTTĐPN.
1.1.2. Địa chất
Tỉnh Bình Phước có tập hợp đá mẹ, mẫu chất rất đặc thù, tạo ra các loại đất có
chất lượng cao rất thích hợp với sản xuất nông lâm nghiệp, đồng thời có sức chịu nén
tốt thuận lợi cho các công trình xây dựng. Theo tài liệu địa chất khoáng sản ĐNB cho
thấy trong vùng nghiên cứu có các đá mẹ và mẫu chất sau đây:
(1). Đá bazan. Đá bazan bao phủ phần lớn diện tích lãnh thổ (khoảng 58% bề mặt
lãnh thổ). Phân bố ở hầu hết các huyện, tập trung nhiều nhất ở các huyện Bù Gia Mập,
Bù Đăng, Hớn Quản, Lộc Ninh, thị xã Phước Long và thị xã Bình Long. Đặc điểm
chung của đá bazan là hàm lượng oxyt sắt cao (10-11%), oxyt magiê từ 7-10%, oxyt
canxi 8-10%, oxyt photpho 0,5-0,8%, hàm lượng Natri cao hơn kali một chút. Từ đá này
đã hình thành ra các loại đất đỏ bazan màu mỡ rất tích hợp với các cây trồng có giá trị
kinh tế cao như cao su, tiêu, điều, cây ăn quả…. Ngoài ra đá bazan còn là một nguồn vật
liệu xây dựng rất quan trọng của khu vực.
(2) Đá Granite Đây là đá cổ hơn hết, lộ ra ở núi Bà Rá ở phía bắc tỉnh, nhưng chỉ
chiếm một diện tích rất nhỏ khoảng 0,15% bề mặt lãnh thổ. Nhóm đá granite với các
biến đổi sang xu hướng granodiorit và diorit. Thành phần hoá học với hàm lượng SiO 2
tương đối cao (60-70%), Fe2O3 thấp (0,2 - 1,4%), chứa nhiều K 2O. Đất hình thành trên
đá granite có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước nhanh, pha ít sét màu nâu vàng đến
vàng nhạt và tầng đất thường mỏng đến rất mỏng. Đá granite hình thành ra nhóm đất
xám (Acrisols) và nhóm đất tầng mỏng (Leptosols), với đặc tính rửa trôi, hoạt tính thấp
và thành phần cơ giới nhẹ.
(3) Đá phiến sét: Đá phiến sét bao trùm khoảng 12% bề mặt lãnh thổ, phân bố chủ
yếu ở các huyện Đồng Phú, Bù Đăng và một ít ở Lộc Ninh và Bù Gia Mập. Đá rất cổ
(tuổi Mezôzôi), là nền móng của lãnh thổ nhưng một phần lớn diện tích bị Aluvi Neogen

và bazan phủ lấp lên. Đá có màu thay đổi, mức độ phong hoá cao, thường thấy đá mục
8


nát ở đáy vỏ phong hoá. Đất trên đá phiến sét thường có màu vàng hay vàng nhạt, thành
phần cơ giới trung bình đến nặng, các chất dinh dưỡng khá.
(4). Mẫu chất phù sa cổ. Mẫu chất phù sa cổ có tuổi Pliestocene, bao phủ khoảng 12% bề mặt
lãnh thổ. Tầng dầy của phù sa cổ từ 2-3 đến 5-7 mét, vật liệu của nó màu nâu vàng, lên sát tầng
mặt chuyển sang màu xám. Cấp hạt thường thô, tạo cho đất có cấp hạt cát là chủ yếu (Cát, cát
pha, thịt nhẹ và thịt trung bình). Các loại đất hình thành trên phù sa cổ thường có thành phần
cơ giới nhẹ, nghèo dưỡng chất và có hoạt tính thấp. Đất hình thành trên phù sa cổ thuộc nhóm
đất đỏ vàng và nhóm đất xám (Acrisols).

1.1.3. Địa hình:
Tuy là một tỉnh miền núi, nhưng Bình Phước có địa hình tương đối bằng so với các
tỉnh miền núi khác trong cả nước, rất thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất và sản xuất
nông nghiệp.
Về kiểu địa hình có 3 dạng chính sau đây :
- Địa hình núi thấp: Có cao độ tuyệt đối từ 300-600m, tạo thành từ các núi sót rải
rác thuộc phần cuối của dãy Trường Sơn từ Tây Nguyên đổ xuống. Tập trung kiểu địa
hình này ở phía Đông Bắc tỉnh thuộc các huyện Hớn Quản, Bù Đăng, Bắc Đồng Phú.
- Địa hình đồi và đồi thấp: Đây là dạng địa hình chính của tỉnh. Cao độ tuyệt đối từ
100-300m, có bề mặt lượng sóng nhẹ, kết nối với các dãy bazan, đá phiến và phù sa cổ.
Các đồi có đỉnh bằng, sườn dốc thoải. Trên kiểu địa hình này rất thuận lợi cho việc bố trí
sử dụng đất.
- Địa hình bằng trũng: Địa hình này thuộc các vùng đất tích tụ là các bồi trũng, các
vùng phẳng giữa đồi núi ở độ cao < 100m.
Bảng 1: Thống kê diện tích theo địa hình
Độ dốc


Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Ghi chú

I (< 3o)

171.820

25,89

Rất thuận lợi cho sử dụng đất và sản xuất NN

II (3-8o )

166.508

25,09

Rất thuận lợi cho sử dụng đất và SX-NN

III (8-15o )

126.168

19,01

Thuận lợi cho sử dụng đất và sản xuất NN


o

90.051

13,57

Ít thuận lợi cho sử dụng đất và sản xuất NN

o

34.226

5,16

Không thuận lợi cho sản xuất NN

o

74.775

11,27

Không có khả năng sản xuất NN

IV (15-20 )
V (20-25 )
VI (>25 )

Về độ dốc địa hình: Thống kê diện tích đất theo độ dốc địa hình cho thấy, địa hình
có độ dốc <15o ( Cấp I, II, III), thuận lợi cho sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp chiếm

70% diện tích lãnh thổ, trong đó địa hình rất thuận lợi 50,9%; thuận lợi 19,01%. Địa hình
không thuận lợi cho SX-NN chỉ có khoảng 16,4% diện tích lãnh thổ (cấp IV, V).
1.1.4. Khí hậu
Tỉnh Bình Phước nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có
nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, rất thuận lợi cho sử
dụng đất nói chung và sản xuất các cây trồng nhiệt đới nói riêng.
9


Khí hậu vùng ĐNB nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng mang đặc thù khí hậu
nhiệt đới gió mùa không đồng nhất với các đặc điểm sau: (i) Có cấu trúc đa dạng về thời
tiết mùa, (ii) khí hậu có tính biến động cao do hệ quả của phức hệ gió mùa và quan hệ
tương tác với cảnh quan địa hình (iii) diễn thế khí hậu quan hệ với động lực gió mùa.
Có bức xạ mặt trời cao so với cả nước: trên 130 kcalo/cm 2/năm. Thời kỳ có
cường độ bức xạ cao nhất vào tháng 3 và tháng 4, đạt 300-400 calo/cm 2/ngày. Trên nền
đó cán cân bức xạ có trị số lớn 70-75 kcalo/ cm2/năm.
Chế độ nhiệt cao và khá ổn định: nhiệt độ cao đều trong năm 25,8-26,2 oC. Nhiệt
độ trung bình tối cao không quá 33oC (31,7-32,2oC) và nhiệt độ trung bình tối thấp
không dưới 20oC (21,5-22oC). Tổng tích ôn rất cao 9.288-9.360oC.
Tổng giờ nắng trong năm trung bình 2.400 -2.500 giờ. Số giờ nắng bình quân
trong ngày 6,2 - 6,6 giờ.Bình Phước nằm trong vành đai có lượng mưa cao nhất vùng
ĐNB, lượng mưa bình quân 2.045 -2.315mm, nhưng phân hoá theo mùa, chi phối mạnh
mẽ đến sản xuất nông nghiệp.
- Mùa khô kéo dài trong 06 tháng từ tháng 9 đến tháng 10 năm sau, lượng mưa
chiếm 10 -15% lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng bốc hơi chiếm 64 -67% tổng
lượng bốc hơi cả năm và cán cân ẩm rất cao.
- Mùa mưa kéo dài trong 06 tháng từ tháng 5 đến tháng 11, mưa rất tập trung,
lượng mưa trong 06 tháng chiếm 85-90% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa lớn và tập
trung đã xảy ra quá trình xói mòn, rửa trôi rất mạnh.
Bảng 2: Một số đặc trưng khí hậu của tỉnh Bình Phước

Số TT

Chỉ tiêu

1 Nhiệt độ (oC)
- Nhiệt độ bình quân
- Nhiệt độ bq thấp nhất
- Nhiệt độ bq cao nhất
- Tổng tích ôn (oC/năm)
2 Giờ chiếu sáng (giờ/ng)
3 Lượng mưa (mm)
- Bình quân/năm
- Cao nhất/năm
- Thấp nhất/năm
- Số ngày mưa bq/năm
4 Lượng bốc hơi (mm)
- Bình quân năm
5 Độ ẩm không khí (%)
- Bình quân/năm
- Thấp nhất/năm

Trạm
Đồng
Phú

Trạm
Phước
Long

Trạm

Lộc
Ninh

25,8
9.288
6,5

26,2
22
32,2
9.301
6,2

26
21,5
31,7
9.360
6,6

2.325
138

2.045
2.433
1.674
141

2.285
3.407
1.489

145

1.447

1.113

1.168

81
47,2

81,4
45,6

80,8
53,2

Ghi chú

Nhiệt độ thấp
nhất là huyện Lộc
Ninh vào tháng
1/1963 (10,7oC)

10


1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên nước
Bình Phước có vị trí là thượng nguồn của khu vực, là nơi duy trì nguồn nước và là

nơi xây dựng các công trình thuỷ lợi lớn, nhưng khả năng cung cấp nước tưới cho nông
nghiệp rất hạn chế.
a. Nước mặt:Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 04 sông lớn: Sông Bé, sông Sài Gòn,
sông Đồng Nai và sông Măng.
- Sông Bé chảy dài dọc theo trung tâm tỉnh theo hướng Bắc-Nam, chảy qua các
huyện Bù Gia Mập, Hớn Quản, Bù Đốp, Lộc Ninh, Chơn Thành, Đồng Phú và chảy về
tỉnh Bình Dương. Trên dòng Sông Bé đã quy hoạch 4 công trình thuỷ điện, thuỷ lợi lớn
theo 4 bậc thang: Thuỷ điện Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng và hồ thuỷ lợi Phước
Hoà. Hiện nay cả 04 công trình trên đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
- Sông Sài Gòn là ranh giới giữa tỉnh Bình Phước với tỉnh Tây Ninh và tỉnh Bình
Dương. Trên sông này đã hình thành hồ Dầu Tiếng, một hồ tưới lớn nhất vùng ĐNB, với
diện tích mặt hồ khoảng 20.000 ha và dung tích khoảng 1,5 tỷ m3 nước.
- Sông Đồng Nai là ranh giới giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Lâm Đồng. Trên dòng
sông này hình thành thuỷ điện Trị An.
- Sông Măng chạy dọc biên giới Campuchia và tỉnh Bình Phước.
Nhìn chung hệ thống sông suối tỉnh Bình Phước tương đối nhiều với mật độ
khoảng 0,7-0,8 km/km2. Nhưng sông suối trong vùng có lòng sông hẹp, dốc, lũ lớn trong
mùa mưa và khô kiệt trong mùa khô. Vì vậy khả năng cung cấp nước cho sản xuất nông
nghiệp rất ít. Muốn sử dụng được nguồn nước này cho sản xuất nông nghiệp cần suất
đầu tư rất cao.
b. Nước ngầm: Theo bản đồ địa chất thuỷ văn cho thấy nước ngầm trong vùng có
các tầng chứa nước sau:
- Tầng chứa nước Bazan (QI-II) phân bố trên quy mô khoảng 4000 km 2, lưu lượng
tương đối khá 0,5-16l/s. Tuy vậy, do biến động lớn về tính thấm nên tỷ lệ khoan khai
thác nước không cao.
- Tầng chứa nước Pleistocene (QI-III), phân bố ở huyện Bình Long, nam huyện
Đồng Phú. Đây là tầng chứa nước có trữ lượng khá lớn và chất lượng tốt.
- Tầng chứa nước Plioxen (N2) lưu lượng 5-15l/s, phân bố ở huyện Hớn Quản, thị
xã Bình long và trung tâm huyện Đồng Phú có chất lượng tốt.
- Ngoài ra có các tầng chứa nước Mezozoi phân bố ở vùng đồi thấp (100-250m).

Nhìn chung, nguồn nước ngầm không nhiều, chỉ nên khai thác nguồn nước này cho
sinh hoạt, hạn chế khai thác cho sản xuất nông nghiệp.
1.2.2. Tài nguyên đất
Kết quả xây dựng bản đồ đất tỉnh Bình Phước năm 2010 của Phân viện quy hoạch
và TKNN cho thấy: Trên bản đồ 1/100.000, đất tỉnh Bình Phước có 6 nhóm, với 11 đơn
vị bản đồ đất. Trong đó:
11


(1). Nhóm đất phù sa: có diện tích nhỏ là 665 ha, là loại đất có chất lượng khá
cao. Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng 35-47% sét, ít chua pH (H2O): 5-5,2.
Dung lượng trao đổi cation cao: 17-20 me/100g đất, độ no bazơ trung bình: 43-46%,
tầng mặt giàu mùn 2,1-4%, đạm tổng số trung bình: 0,07-0,14%, lân tổng số khá: 0,060,14%, kali tổng số khá cao 1,2-1,6%. Về sử dụng: đất phù sa nên giành cho việc trồng
các cây hàng năm trong đó chủ yếu là lúa nước và hoa màu.
(2). Nhóm đất xám: Có 93.889 ha (13,7%DTTN). Nhóm đất xám có thành phần cơ
giới nhẹ, dễ thoát nước. Đất chua, CEC, Cation kiềm trao đổi và BS thấp (pH H2O: 4,8-6,5
pHKCl:4,2-5,5, CEC: 8-10 me/100gđất, BS: 35-40%. Đất xám nhìn chung rất nghèo mùn,
đạm, lân và kali. Đất xám tuy có độ phì không cao nhưng nó thích hợp với nhiều loại
hình sử dụng đất, kể cả các đất xây dựng, nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong nông
nghiệp các loại hình sử dụng đất rất phong phú kể cả các cây dài ngày (cao su, cà phê,
tiêu, điều…), cây ăn quả và nhiều loại cây hàng năm khác.
(3.) Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích 544.007 ha, chiếm 79,34% DTTN. Nó được
hình thành trên 04 loại đá mẹ và mẫu chất: đá bazan, granite phiến sét và mẫu chất phù
sa cổ. Các đơn vị đất được trình bày theo các đá mẹ và mẫu chất hình thành đất.
- Đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan: có 396.697 ha, chiếm 57,86% DTTN và
chiếm 60% quỹ đất đỏ bazan vùng ĐNB và chiếm 17,26% quỹ đất bazan toàn quốc. Đất
có thành phần cơ giới nặng, cấu tượng viên hạt, tơi xốp: thịt pha sét tới sét, cấp hạt sét
45-55%. Đất chua, CEC, cation kiềm trao đổi và độ no bazơ thấp, giàu mùn, đạm, lân và
nghèo kali: (pHH2O:5,0-6,0, pHKCl:4,0-5,0; CEC:4-8 me/100gđ; BS:35-40%. Mùn: 1,21,8%; N: 0,12-0,20%; P2O5: 0,15-0,25%; K2O: 0,1-0,5%). Đất đỏ bazan là loại đất có
chất lượng cao nhất trong các loại đất đồi núi ở Việt Nam. Nó thích hợp với nhiều loại

cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Bảng 3: Phân loại đất tỉnh Bình Phước (*)

hiệu
P
X
Xg
Ru
Fk
Fu
Fp
Fs
Fa
E
D

Tên đất
Phân loại Việt Nam
I/ NHÓM ĐẤT PHÙ SA
1/ Đất phù sa không được bồi
II/ NHÓM ĐẤT XÁM
2/ Đất xám trên phù sa cổ
3/ Đất xám gley
III/ NHÓM ĐẤT ĐEN
4/ Đất nâu thẫm/ đá bọt, đá bazan
IV/ NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG
5/ Đất nâu đỏ trên đá bazan
6/ Đất nâu vàng trên đá bazan
7/ Đất nâu vàng trên phù sa cổ
8/ Đất đỏ vàng trên đá phiến

9/ Đất vàng đỏ trên granite
V/ NHÓM ĐẤT XÓI MÒN TSĐ
10/ Đất xói mòn trơ sỏi đá
VI/ NHÓM ĐẤT DỐC TỤ
11/ Đất dốc tụ
VII/ SÔNG HỒ
Tổng cộng

Tương đương
Dystric/ Eutric Fluvisols
Ferric/Haplic Acrisols
Gleyic Acrisols
Ferric/ Chromic Luvisols
Rhodi- Acric Ferralsols
Xanthi- Acric Ferralsols
Hapli- Chromic Acrisols
Skeleti- Chromic Acrisols
Skeleti- Chromic Acrisols
Hyperskeleti Leptosols
Cumuli- Umbric Gleysols

Diện tích
(ha)
(%)
665
0,10
665
0,10
93.889 13,70
88.276 12,88

5.613
0,82
666
0,10
666
0,10
544.007 79,34
300.417 43,82
96.280 14,04
56.762
8,28
89.492 13,05
1.056
0,15
239
0,03
239
0,03
24.082
3,51
24.082
3,51
22.051
3,22
687.676
100

(*) Nguồn: Phân viện Quy hoạch và TKNN, 2010.

12



- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): có 56.762 ha, chiếm 8,28% DTTN. Đất có
thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ. Đất chua, CEC, Cation kiềm trao đổi và BS
thấp, nghèo mùn, đạm, lân, kali (pHH2O:4,8-5,5 pHKCl:4,2-5,0; CEC:8-10 me/100g; BS:
35-40%, OC: 1,8-2,0%; N: 0,15-0,16%; P2O5: 0,05-0,08% ; K2O: 0,3-0,5%). Đất này tuy
có độ phì không cao nhưng nó thích hợp với nhiều loại cây trồng, kể cả các cây dài ngày
(cao su, cà phê, tiêu, điều…, cây ăn quả) và nhiều loại cây hàng năm.
- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): có 89.492 ha (13,05% DTTN). Đất có thành
phần cơ giới từ thịt trung bình đến nặng, cấu tượng tảng cục sắc cạnh, chặt. Đất chua,
CEC, cation kiềm trao đổi và độ no bazơ thấp; mùn, đạm trung bình, nghèo lân và nghèo
kali (pHH2O : 4,5-5,0, pHKCl : 4,0-4,5, CEC: 4-8 me/100gđ; BS: 30-40%, OC: 1,2-1,5%;
N: 0,10-0,15%; P2O5: 0,05-0,06% ; K2O: 0,1-0,5%). Đất này nhìn chung có độ phì nhiêu
thấp, tầng đất thường mỏng và độ dốc cao nên ít có khả năng sử dụng cho nông nghiệp.
Phần nhiều sử dụng cho lâm nghiệp.
- Đất vàng đỏ trên đá granite (Fa): Diện tích 1.056 ha (0,15%), chỉ có ở đỉnh núi
Bà Rá. Đất hình thành trên đá macma acid (Granite. Tầng đất thường rất mỏng, nhiều
nơi đá lộ đầu rất nhiều. Địa hình dốc cao. Đất có độ phì nhiêu rất kém. Vì vậy đất này
không có khả năng sản xuất nông nghiệp. Chỉ có khả năng sử dụng trong lâm nghiệp.
(4). Nhóm đất dốc tụ: có 24.082 ha, chiếm 3,51% DTTN. Đất hình thành ở địa
hình thung lũng, trên các sản phẩm bồi tụ từ các khu vực đồi núi cao xung quanh. Nhìn
chung các đất dốc tụ có độ phì nhiêu tương đối khá, nhưng chua. Địa hình thấp trũng,
khó thoát nước. Nên nó chỉ có khả năng sử dụng cho việc trồng các cây hàng năm như
lúa, hoa màu lương thực, nuôi thuỷ sản.
(5). Nhóm đất đen (Ru): có 665 ha, (0,1% TDTTN). Chỉ có ở huyện Bình Long.
Đất có thành phần cơ giới trung bình, từ thịt pha cát mịn đến thịt pha sét. Đất có độ phì
khá cao: ít chua, dung lượng trao đổi cation cao, giàu cation kiềm trao đổi. (pH H2O : 5,57,8, pHKCl 5,0-6,5; CEC: 22-24 me/100g đất; BS: 50-80%. Đất đen ở Bình Phước chỉ sử
dụng cho việc trồng các cây hàng năm như: bắp, đậu đỗ, bông vải…
(6). Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E): có 239 ha (0,03%DTTN). Tầng đất mịn
hầu như không còn mà chủ yếu là đá tảng. Đất này chỉ có khả năng sử dụng cho việc

khai thác vật liệu xây dựng hoặc khoanh nuôi bảo vệ rừng.
Đánh giá quỹ đất và khả năng sử dụng trong nông nghiệp: Trong tổng quỹ đất
688.280 ha, có tới 96,59% diện tích có khả năng sử dụng cho nông nghiệp.
- Loại rất tốt có 369.697 ha, chiếm 57,86%DTTN; thích hợp với các cây trồng chủ
lực của tỉnh: cao su, tiêu, cây ăn quả, điều.
- Loại tốt có 58.093 ha (8,47%DTTN); thích hợp với cao su, cây ăn quả, điều tiêu
và các cây hàng năm lúa, mì, bắp, rau màu…
- Loại trung bình có 93.889 ha (13,69%DTTN); thích hợp chủ yếu với các cây lâu
năm: cao su, cây ăn quả, điều, tiêu và các cây hàng năm như lúa, màu…
- Loại kém có 113.574 ha (16,57%DTTN); thích hợp chủ yếu với điều, mì.
13


Hình 1: Bản đồ đất tỉnh Bình Phước

14


×