Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Một số bệnh lý trên điện tâm đồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.57 MB, 36 trang )

MỘT SỐ BỆNH LÝ TRÊN ĐIỆN TÂM ĐỒ
Biên soạn: Dương Hoàng Phong
I.BỆNH LÝ TRÊN THẤT:
1.BỆNH LÝ TẠO NHỊP:
1.1.Rối loạn nhịp xoang:
1.1.1. Nhanh xoang-Chậm xoang:
Nhanh xoang: tần số trên 100 lần/phút.
Chậm xoang: tần số dưới 60 lần/phút.
1.1.2.Nhịp xoang không đều:

1.2. Rối loạn nhịp nhĩ:
1.2.1.Rung nhĩ (AF):
Tiêu chuẩn chẩn đoán: (Rõ nhất ở V1)
-Mất sóng p và thay vào sóng f.
-Nhịp không đều.
-So le điện học.
KẾT LUẬN:
■Rung nhĩ đáp ứng thất nhanh (>100 lần/phút).
■Rung nhĩ đáp ứng thất trung bình(60-100 lần/phút).
■Rung nhĩ đáp ứng thất chậm (<60 lần/phút).


1.2.2.Cuồng nhĩ:
Tiêu chuẩn chẩn đoán: (Rõ nhất ở V1)
-Mất sóng p và thay vào sóng F.
-Nhịp đều, phức bộ QRS đều.

1.2.3.Ngoại tâm thu nhĩ (PAC):
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
-Nhịp đến sớm,nghỉ bù.
-p’ khác p còn lại.


-Phức bộ QRS nhỏ,hẹp nếu không có dẫn truyền lệch hướng.

1.2.4.Nhịp nhĩ đa ổ (MA):
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Từ 3 sóng p trở lên có hình dạng khác nhau.
-Nhịp không đều, QRS so le điện học.
KẾT LUẬN:
Nhịp nhanh nhĩ đa ổ ( tần số >100 lần/phút)


Chủ nhịp lang thang ( tần số 60-100 lần/phút)

1.2.5. Nhịp bộ nối hoặc ngoại tâm thu của bộ nối:
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
-Mất sóng p,hoặc p âm,hoặc p trên đoạn ST.
- Ngoại tâm thu thì nhịp bất thường đến sớm hoặc nghỉ bù.
KẾT LUẬN:
Nhịp chậm bộ nối ( <60 lần/phút)
Nhịp bộ nối gia tốc (60-100 lần/phút)
Nhịp nhanh bộ nối (>100 lần/phút)

1.2.6. Nhịp nhanh kịch phát trên thất ( bệnh Bouveret):
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
-Nhịp nhanh trên 150 lần/phút.
-QRS hẹp (trừ trường hợp block nhánh kèm theo)
- Không có sóng p hoặc sóng p trên đoạn ST.


1.2.7. Hội chứng kích thích sớm (Wolff Parkinson White)
Tiêu chuẩn chẩn đoán:

-Khoảng PQ ngắn lại (<0.12s)
-Sóng Delta trước phức bộ WPW, sóng Delta âm là Type a, sóng Delta dương là
Type B.
- ST-T biến đổi thứ phát( ngược chiều QRS).


2.RỐI LOẠN DÂN TRUYỀN:
2.1. Block nhĩ thất độ 1:
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:
-Đoạn PR dài >0,2 s và không thay đổi.
- QRS bình thường.

2.2.Block nhĩ thất độ 2 Mobizt 1( Chu kỳ Lucani Wenckebach)
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:
-PR dài dần, sau đó có p không dẫn theo QRS rồi bắt đầu chu kỳ mới.
-QRS bình thường.

2.3.Block nhĩ thất độ 2:
2.3.1.Block nhĩ thất độ 2:
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:
-Sóng p khoảng bình thường.
-Khoảng PR bình thường.
-Có sóng P không dẫn.


2.3.2. Block nhĩ thất độ 2 (2:1)
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:
-Xen kẽ p dẫn và p không dẫn.
-PR cố định.


2.4.Block nhĩ thất cao độ:
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:
-Nhiều hơn 1 sóng p không dẫn.
-Khoảng PR cố định.

2.5.Block nhĩ thất độ 3( Block nhĩ thất hoàn toàn)
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:


-Nhịp chậm <60 lần/phút.
-Sóng p không còn liên hệ với QRS.
- QRS hẹp : chủ nhịp trên thất.
-QRS rộng: chủ nhịp ở thất.

3.RỐI LOẠN HÌNH THÁI:
3.1. LỚN NHĨ TRÁI:
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:
-Ở DII:
+Sóng p≥0.12s.
+Sóng p có móc, khoảng cách ở 2 đỉnh ≥0.04s.
-Ở V1:
+Pha âm kéo dài≥ 0.04s.
+Pha âm sâu ≥1mm

3.2.LỚN NHĨ PHẢI


-Ở DII:
+Sóng p ≥2.5mm
+Sóng p có móc, khoảng cách ở 2 đỉnh ≥0.04s.

-Ở V1:
+Pha dương ≥ 1.5mm.


II.BỆNH LÝ Ở THẤT:
1.RỐI LOẠN DẪN TRUYỀN.
1.1.BLOCK NHÁNH PHẢI HOÀN TOÀN:
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:
-Phức bộ QRS ≥0.12s
-V1,V2 có dạng RSR’.
-V5,V6 có S rộng.
-T âm,ST chênh xuống ở V1,V2,V3.

1.2.BLOCK NHÁNH TRÁI HOÀN TOÀN:
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:
-QRS ≥0.12s
- V1,V2 có dạng QS sâu rộng hoặc rS.
-QRS V5,V6 rộng.
-T âm,ST chênh xuống ở V5,V6,DI,AVL


TIÊU CHUẨN SGARBOSSA ( Chẩn đoán nhồi máu cơ tim khi có block
nhánh trái)
TIÊU CHẨN:
-ST chênh lên≥1mm và cùng hướng với QRS. 5 ĐIỂM
-ST chênh xuống≥1mm ở V1,V2,V3. 3ĐIỂM
-ST chênh lên ≥5mm và ngược hướng với QRS. 2 ĐIỂM
TỔNG ≥3 ĐIỂM thì có nhồi máu cơ tim với độ đặc hiệu 90% và độ nhạy 20%.



1.3.BLOCK PHÂN NHÁNH TRÁI TRƯỚC:
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:
-Trục lệch trái mà không có nguyên nhân khác.
-QRS có thời gian bình thường.
-rS ở DII,DIII.
-qR ở AVL,D1.


1.4.BLOCK PHÂN NHÁNH TRÁI SAU:
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:
-Trục lệch phải mà không có nguyên nhân khác.
-QRS có thời gian bình thường.
-rS ở DI,AVL.
-qR ở DII,DIII,AVF.


2.RỐI LOẠN TẠO NHỊP:
2.1.NGOẠI TÂM THU THẤT:
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:
-QRS đến sớm,với hình dạng bất thường,và thời gian ≥0.12s.
-Sóng T ngược với phức bộ QRS đến sớm.


NGOẠI TÂM THU THẤT LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TIM:
Đặc điểm QRS
Biên độ (mm)
Rộng (s)
Hình dạng

Người không có bệnh Người có bệnh tim

tim
≥20
≤10
0.12-0.16
≥0.16
Trơn láng
Có khấc

DỰ ĐOÁN Ở PHÁT NHỊP NGOẠI TÂM THU THẤT:
-QRS dạng Block nhánh phải( R ưu thế ở V1) thì ổ phát nhịp ở thất Trái.
-QRS dạng Block nhánh trái (S ưu thế ở V1)thì ổ phát nhịp ở thất Phải.
-QRS hẹp,ít biến dạng thì ở phát nhịp ở Vách liên thất.

CÁC DẠNG NGOẠI TÂM THU THẤT NẶNG THEO LOWN ( TIÊN
LƯỢNG CHỈ DÙNG Ở BỆNH MẠCH VÀNH)
Độ 0 : Không có NTTT
Độ I : NTTT đơn dạng và số lượng < 30 cái / giờ
Độ II : NTTT đơn dạng và số lượng > 30 cái / giờ


Độ III : NTTT đa dạng
Có ≥2 QRS của ngoại tâm thu khác nhau có hình dạng khác nhau.

Độ IVA: Chuỗi 2
2 ngoại tâm thu thất kế tiếp

Độ IVB: Chuỗi 3 hoặc nhanh thất ngắn

Độ V : R/T



MỘT SỐ DẠNG NGOẠI TÂM THU THẤT KHÁC:
NHỊP ĐÔI:
Ngoại tâm thu xen kẻ với QRS bình thường

NHỊP BA:
2 QRS bình thường thì có 1 ngoại tâm thu

2.2.NHỊP TỰ THẤT
-QRS giãn ≥0.12s.
-Phân ly nhĩ thất(p không còn liên hệ với QRS)
- Từ 3 ngoại tâm thu thất liên tiếp trở lên.


KẾT LUẬN:
Nhịp tự thất <40 lần/phút.
Nhịp tự thất gia tốc 40-100 lần/phút.
Nhịp nhanh thất >100 lần/phút.
2.3.RUNG THẤT:
-Nhịp hỗn loạn không phân biệt rõ các sóng.

2.4.XOẮN ĐỈNH (Torsades de pointes)
Hình dạng và biên độ QRS thay đổi xung quanh đường đẳng điện.


3.RỐI LOẠN HÌNH THÁI
3.1.DÀY THẤT PHẢI:
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:
- Tiêu chuẩn RV1≥7mm,hoặc SV5,V6≥7mm.
- Trục phải,có thể block nháp phải.

-ST chênh xuống,T âm ở V1,V2,V3.
- Tiêu chí hỗ trợ: dày nhĩ phải, S sâu DI,AVL,V5,V6, S ưu thế DI,DII,DIII.

3.2.DÀY THẤT TRÁI:
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:
-S sâu ở V1,V2.
- R cao V5,V6,DI,AVL.
- Chỉ số Sokolow-Lyon: SV1+RV5,V6≥35mm.
- Chỉ số Cornell : Nam : RAVL+SV3≥28mm; Nữ: RAVL+SV3≥20mm.
- Chỉ số Dushane: Q V5,V6 > 4mm.
-Có thể block nhánh Trái.


- Tăng gánh tâm trương( giãn ) ST,T bình thường.
-Tăng gánh tâm thu ST chênh xuống,T âm.


3.3.DÀY 2 THẤT:
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:
- Phức bộ RS điện thế cao ở chuyển đạo giữa ngực.
- Phì đại thất trái + Dày nhĩ phải+Trục phải+ R ưu thế ở chuyển đạo ngực phải.
- Phì đại thất phải+ Trục trái+Lớn nhĩ trái
- SV1 biên độ thấp và SV2 biên độ cao.

4.RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢI LIÊN QUAN ĐẾN SÓNG T
4.1.TĂNG KALI MÁU:


>5.5mmol/l: sóng T cao nhọn.
>8mmol/l: sóng p rộng và biến mất dần.QRS dãn rộng.

>10 mmol/l: Phức bộ QRS kỳ dị,chuyển sang hình sin.

4.2.HẠ KALI MÁU( K<3.5mmol/l)
-ST chên xuống nhẹ.
-T dẹt
-Sóng U tăng biên độ.


4.3. TĂNG CANXI MÁU (Khi nặng là >3.4mmol/l)
-QT ngắn.
-Sóng Osborn.
- T âm.

4.4.HẠ CANXI MÁU
-QT dài.
-T biến đổi ở một số chuyển đạo.


III.BỆNH MẠCH VÀNH
1.NHỒI MÁU CƠ TIM CÓ ST CHÊNH LÊN.
1.1.SỰ BIẾN ĐỔI ĐOẠN ST THEO THỜI GIAN:

1.2. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH STEMI ( NMCT có ST chênh lên) TRÊN
ECG:
- Sóng Q mới xuất hiện (≥0.04s hoặc biên độ ≥ biên độ QRS) ở các miền chuyển
đạo DII,DIII,AVF ; V1-V6 ; D1,AVL ; V7-V9.
- ST chênh lên ở các miền chuyển đạo nói trên.
- Block nhánh Trái trong bệnh cảnh đau ngực.
1.3. CHẨN ĐOÁN ĐỊNH KHU VÀ CHẨN ĐOÁN MẠCH MÁU TỔN
THƯƠNG



Trước bên: V1,V2
Trước mỏm: V3,V4
Trước bên: V5,V6,DI,AVL.
Thành hoành: DII,DIII,AVF.
Thất phải: V3R,V4R
Thành sau; V7,V8,V9.


LAD: Nuôi thành trước,vách liên thất,mỏm,một phần thành bên thất trái.
LCX: nuôi thành sau,một phần thành bên thất trái,một phần thành dưới thất trái.
RCA: nuối thất phải,một phần thành dưới thất trái,một phần thành sau thất trái.
1.3.1.TẮC LAD ĐOẠN GẦN:

ST chênh lên V2-V4
ST chênh lên AVR.
ST chênh xuống ở DII,DIII,AVF.
1.3.2.TẮC LAD ĐOẠN giữa/xa ( SAU D1,S1)


×