Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

định nghĩa, nguyên nhân, một số dấu hiệu nhận biết sớm và nguyên tắc Phục hồi chức năng cho trẻ bại não.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.04 KB, 3 trang )

định nghĩa, nguyên nhân, một số dấu hiệu nhận biết sớm và nguyên tắc Phục hồi chức năng
cho trẻ bại não.
Trả lời
1. Định nghĩa
Viện Bệnh lý thần kinh học của Mỹ thống nhất đưa ra khái niệm về bại não mà ngày nay thế giới
đang công nhận: Bại não (cerebral-palssy) là một trạng thái rối loạn thần kinh trung ương
không tiến triển gây nên do tổn thương não bởi nhiều nguyên nhân, ảnh hưởng vào giai đoạn
trước, sau, sau sinh đến 5 tuổi với những hậu quả đa dạng bao gồm những bất thường về vận
động, giác quan, tâm thần và hành vi.
2. Nguyên nhân
2.1. Trước sinh
- Mẹ mang thai trong 3 tháng đầu bị nhiễm virus cúm nặng, sốt xuất huyết, thủy đậu.
- Mẹ mang thai bị đái tháo đường.
- Nhiễm độc thai nghén
- Mẹ mang thai bị chấn thương động thai, phẫu thuật.
- Các tính trạng dẫn đến thiếu oxy bào thai như dây rau quấn cổ.
2.2. Trong khi sinh
- Trẻ bị ngạt trong và sau đẻ
- Trường hợp đẻ khó can thiệp sản khoa (Forceps, Ventoux).
- Trẻ đẻ non đặc biệt dưới 28 tuần.
- Cân nặng trẻ khi đẻ thấp dưới 200gram
2.3. Sau khi sinh
- Sốt cao co giật
- Nhiễm trùng thần kinh như viêm não, viêm màng não
- Xuất huyết não
- CTSN do ngã, các sang chấn khác
- Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con đẫn dến vàng da nhân
2.4. Không rõ nguyên nhân
Một số trẻ bại não không tìm thấy nguyên nhân chiếm khoảng 30%.
3. Một số dấu hiệu nhận biết sớm
3.1. Dấu hiệu phát hiện sớm bại não khi 6 tháng tuổi


- 4 dấu hiệu chính:
+ Trẻ có cơn co cứng hoặc/và chân duỗi cứng khi đặt đứng
+ Trẻ không kiểm soát đầu cổ hoặc/và không biết lẫy hoặc/và nằm sấp không ngẩng
đầu.
+ Hai tay trẻ luôn nắm chặt
+ Hai tay trẻ không biết với đồ vật
- 4 dấu hiệu phụ
+ Không nhận ra khuôn mặt mẹ
+ Ăn uống khó khăn
+ Không đáp ứng khi gọi hỏi
+ Khóc nhiều suốt ngày đêm sau sinh
- Một số dấu hiệu khác
+ Mềm nhẽo sau sinh
+ Không nhìn theo đồ vật
+ Không quay đầu theo tiếng động


Co giật
3.2. Dấu hiệu phát hiện sớm
- Trẻ nhỏ:
+ Trẻ đẻ ra bị ngạt
+ Sau khi sinh trẻ bị bại não thường mềm nhẽo, không vận động.
+ Khó bú mút, khó nuốt, thường bị sặc
+ Trẻ có thể khóc ngằn ngặt ròng rã nhiều tháng do bị kích thích khó chịu
+ Một số trẻ bại não khác lại lờ đờ, ít đáp ứng
+ Trẻ có thể điếc, mù bẩm sinh.
- Trẻ lớn
+ Trẻ khó nhai, khó uống nước, khó ăn
+ Chậm phát triển tinh thần, thể chất
+ Khó khăn trong chăm sóc trẻ. Cha mẹ thường thấy khó bế ẵm, tắm rửa, thay quần áo

vì trẻ cứng đờ.
+ Đầu rũ xuống, không ngẩng lên được
+ Trẻ khó khăn nghe, khó khăn nhìn
+ Thay đổi hành vi trẻ bại não đột nhiên khóc rồi lại cười, sợ hãi, cáu giận, co giật.
+ Khả năng thăng bằng kém
+ Trẻ bại não khó khăn trong giao tiếp
4. Nguyên tắc PHCN cho trẻ bại não
4.1. Nguyên tắc chung
- Phục hồi sớm
- Phục hồi toàn diện và kết hợp thực hiện ở gia đình và cộng đồng.
+

4.2. Nguyên tắc PHCN trẻ bại não liên quan đến thể lâm sàng
Thể LS
Trương lực cơ
Vận động
Mục đích PHCN
Co cứng Luôn luôn tăng
- Giảm
1. Giảm trương lực cơ
- Chuyển động khối 2. Tăng cường vận động
3. Phá vỡ, ức chế các phản xạ bệnh lý
Múa vờn Lúc tăng lúc giảm - Lung tung
1. Tập cử động hữu hiệu và điều hợp
- Vô ý thức
2. Giảm vận động không ý thức
Thất điều Luôn luôn giảm
- Kém
1. Tăng cường lực cơ bằng các bài tập
kích thích.

2. Điều chỉnh khả năng thăng bằng




×