Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN HOÀNG

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN HOÀNG

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng


Mã số: 60 34 02 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:TS. NGÔ VĂN TUẤN

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


TÓM TẮT
Nghiên cứu đề tài: “Hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Lâm Đồng”
được thực hiện nhằm mục tiêu: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt
động kinh doanh thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại; (2) Phân tích, đánh giá
thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại BIDV chi nhánh Lâm Đồng giai
đoạn 2013 – 2015; (3) Từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hoạt động
kinh doanh thẻ tín dụng tại BIDV chi nhánh Lâm Đồng trong thời gian tới.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn như: Phương
pháp thu thập số liệu căn cứ từ các báo cáo tổng kết công tác chuyên môn ở các bộ
phận của BIDV chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2013 - 2015; Phương pháp tổng hợp
và phân tích số liệu qua các phương pháp: thống kê mô tả, so sánh đối chiếu, tổng
hợp và phân tích tư liệu khoa học nhằm giải quyết nhiệm vụ của đề tài đặt ra. Qua
phương pháp này phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại BIDV
chi nhánh Lâm Đồng.
Kết quả phân tích cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được về hoạt động
kinh doanh thẻ tín dụng, vẫn còn những hạn chế cần quan tâm như danh mục sản
phẩm thẻ tín dụng chưa đa dạng, tính năng sản phẩm, đặc biệt các tính năng giá trị
gia tăng đã triển khai nhưng chưa phong phú và mới dừng ở những tính năng cơ
bản. Những sản phẩm thẻ có hiệu quả kinh doanh cao như thẻ tín dụng quốc tế MU
mới phát triển năm 2013 và số lượng còn khiêm tốn. Ngoài ra, BIDV hiện chưa
phát triển được những sản phẩm thẻ tín dụng mang tính nổi trội, đột phá. Tư duy
kinh doanh thẻ; Công tác bán hàng; Hoạt động truyền thông và quảng cáo…

Với mong muốn hoạt động kinh doanh thẻ tín của BIDV chi nhánh Lâm
Đồng ngày càng phát triển bền vững, có thể cạnh tranh được với những NHTM
khác, luận văn đã đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh
thẻ tín dụng tại BIDV chi nhánh Lâm Đồng và những hạn chế cần khắc phục, hy
vọng góp phần đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.


i

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.

Học viên

Nguyễn Văn Hoàng


ii

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới
tất cả các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý thầy, cô giáo và các cán bộ công
chức Phòng Sau đại học Trường Đại học Ngân hàng TP HCM đã giúp đỡ tôi về mọi
mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS Ngô Văn
Tuấn người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian nghiên
cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và các phòng ban của Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Lâm Đồng (Hội Sở), Các Phòng Giao
dịch trực thuộc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình học
cũng như quá trình thu thập dữ liệu cho luận văn này.
Xin cảm ơn người vợ thân yêu của tôi đã gánh vác công việc gia đình, tạo
điều kiện để tôi đủ thời gian và yên tâm lo hoàn tất chương trình học.
Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn cùng lớp đã góp ý giúp tôi trong quá trình
thực hiện luận văn này.
Học viên

Nguyễn Văn Hoàng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2 Tổng quan nghiên cứu có liên quan ......................................................................... 2
3 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 4
3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ......................................................................... 4

3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể............................................................................... 4
4 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 4
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 5
5.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 5
5.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 5
6 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5
6.1 Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 5
6.2 Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 5
7 Đóng góp của đề tài.................................................................................................. 7
8 Kết cấu đề tài ............................................................................................................ 7
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THẺ ...........................................8
1.1 Tổng quan về thẻ tín dụng ..................................................................................... 8
1.1.1 Khái niệm thẻ tín dụng .................................................................................. 8
1.1.2 Đặc điểm cấu tạo của thẻ tín dụng ................................................................. 8
1.1.3 Lợi ích của thẻ tín dụng ................................................................................. 9
1.2 Hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại ......................... 10
1.2.1 Nghiệp vụ phát hành thẻ .............................................................................. 10


iv

1.2.2 Nghiệp vụ thanh toán thẻ ............................................................................. 12
1.2.3 Hoạt động quản lý rủi ro .............................................................................. 14
1.2.4 Marketing và dịch vụ khách hàng ................................................................ 15
1.2.5 Hệ thống công nghệ ..................................................................................... 16
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng ................................... 17
1.3.1 Số lượng thẻ phát hành và thị phần ............................................................. 17
1.3.2 Sự đa dạng về sản phẩm thẻ và tiện ích của thẻ tín dụng ............................ 18
1.3.3 Mạng lưới ATM, đơn vị chấp nhận thẻ ....................................................... 18
1.3.4 Doanh số thanh toán thẻ tín dụng ................................................................ 18

1.3.5 Thu nhập từ hoạt động cung cấp dịch vụ thẻ ............................................... 19
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng ......................... 19
1.4.1 Nhân tố từ phía ngân hàng ........................................................................... 19
1.4.2 Nhân tố từ bên ngoài .................................................................................... 20
1.5 Kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng và bài học kinh nghiệm đối
với BIDV chi nhánh Lâm Đồng ................................................................................ 22
1.5.1 Kinh nghiệm trên thế giới ............................................................................ 22
1.5.2 Kinh nghiệm tại Việt Nam ........................................................................... 23
1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho BIDV chi nhánh Lâm Đồng ............................... 25
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................26
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG...............................................................27
2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt nam chi
nhánh Lâm Đồng ....................................................................................................... 27
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................. 27
2.1.2 Tình hình lao động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - chi nhánh
Lâm Đồng .................................................................................................................. 28
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Lâm Đồng ................................................................................................. 30


v

2.1.4 Các đặc điểm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Lâm
Đồng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng ......................................... 33
2.2 Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Lâm Đồng ............................................................. 35
2.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng ................................ 35
2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển trung tâm thẻ BIDV .............................. 36
2.2.3 Mối liên hệ giữa các phòng ban trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng . 36

2.2.4 Danh mục sản phẩm thẻ tín dụng ................................................................ 38
2.2.5 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển - chi nhánh Lâm Đồng ......................................................................... 43
2.2.5.1 Số lượng thẻ tín dụng phát hành và thị phần .................................................... 44
2.2.5.2 Sự đa dạng về sản phẩm thẻ và tiện ích của dịch vụ thẻ ................................. 47
2.2.5.3 Mạng lưới ATM, đơn vị chấp nhận thẻ ............................................................ 47
2.2.5.4 Doanh số thanh toán thẻ tín dụng ...................................................................... 50
2.2.5.5 Thu nhập từ hoạt động cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng .................................... 50
2.3 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Lâm Đồng ............................................................. 52
2.3.1 Kết quả đạt được .......................................................................................... 52
2.3.2 Tồn tại, hạn chế ............................................................................................ 53
2.3.3 Nguyên nhân ................................................................................................ 56
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................62
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG .....................................63
3.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng đến năm 2020 ......... 63
3.1.1. Định hướng phát triển đến năm 2020 ......................................................... 63
3.1.2. Phương hướng phát triển ............................................................................ 63
3.1.3. Định hướng phát triển về thẻ tín dụng ........................................................ 64


vi

3.2 Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng Ngân hàng thương mại
cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng .................................. 65
3.2.1 Nhóm giải pháp về phía ngân hàng ............................................................. 65
3.2.1.1 Giải pháp tăng cường năng 1ực quản trị điều hành, tư duy kinh doanh........ 65
3.2.1.2 Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác bán hàng .......................................... 66

3.2.1.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông và quảng cáo ................ 69
3.2.1.4 Giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả mạng 1ưới ........................................ 70
3.2.1.5 Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý rủi ro.................. 71
3.2.1.6 Giải pháp nâng cấp hệ thống công nghệ hiện đại ............................................ 71
3.2.1.7 Giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển sản phẩm và dịch vụ gia tăng........ 73
3.2.2 Nhóm giải pháp đối với người sử dụng thẻ tín dụng ................................... 75
3.2.3 Nhóm giải pháp đối với những đơn vị chấp nhận thanh toán ...................... 78
3.2.4 Nhóm giải pháp có tính chất kiến nghị ........................................................ 78
3.2.4.1 Đối với Chính phủ .............................................................................................. 78
3.2.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ......................................................... 80
3.2.4.3 Đối với Hiệp hội thẻ ........................................................................................... 83
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................83
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải nghĩa

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CBCNV


Cán bộ công nhân viên

CMND

Chứng minh nhân dân

CSCNT

Cơ sở chấp nhận thẻ

ĐVCNT

Đơn vị chấp nhận thẻ

ĐVCNT

Đơn vị chấp nhận thẻ

ĐVLK

Đơn vị liên kết

KH

Khách hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước


NHPHT

Ngân hàng phát hành thẻ

NHTM

Ngân hàng Thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTT

Ngân hàng thanh toán

NHTW

Ngân hàng trung ương

PIN

Mật mã cá nhân (Personal Identification Number)

POS

Point of Sale (Máy chấp nhận thanh toán thẻ)

TCTQT


Tổ chức thẻ quốc tế

TTT

Trung tâm thẻ


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình lao động qua 3 năm 2013 - 2015 ..............................................29
Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2013-2015........................................31
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2013-2015 ..............................32
Bảng 2.4. So sánh các loại thẻ tín dụng BIDV .........................................................43
Bảng 2.5. Số lượng thẻ tín dụng phát hành qua 3 năm 2013 - 2015 .........................44
Bảng 2.6. Cơ cấu thẻ tín dụng phát hành qua 3 năm 2013 - 2015 ............................44
Bảng 2.7. Thị phần thẻ tín dụng đến 31/12/2015 ......................................................46
Bảng 2.8. Số lượng máy ATM, POS của BIDV chi nhánh Lâm Đồng ....................48
Bảng 2.9. Thị phần máy ATM trên địa bàn đến 31/12/2015 ....................................48
Bảng 2.10. Thị phần máy POS các ngân hàng trên địa bàn đến 31/12/2015 ............49
Bảng 2.11. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng qua 3 năm 2013-2015 .......................50
Bảng 2.12. Doanh thu dịch vụ thẻ tín dụng qua 3 năm 2013-2015 ..........................51


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình nghiệp vụ phát hành thẻ ............................................................11
Hình 1.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ ...........................................................13
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ phận Thẻ......................................................................37

Hình 2.2. Thẻ BIDV Precious ...................................................................................39
Hình 2.3. Thẻ BIDV Flexi.........................................................................................40
Hình 2.4. Thẻ tín dụng quốc tế BIDV Manchester United (MU) .............................41
Hình 2.5. Thẻ BIDV Master Card Platinum .............................................................42
Hình 2.6. Cơ cấu thẻ tín dụng phát hành qua 3 năm 2013 - 2015 ............................45
Hình 2.7. Thị phần thẻ tín dụng đến 31/12/2015 ......................................................46
Hình 2.8. Doanh thu dịch vụ thẻ tín dụng qua 3 năm 2013-2015 .............................51


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là
một trong những ngân hàng lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng
Việt Nam. BIDV hiện có hệ thống mạng lưới gồm 182 chi nhánh và gần 800 phòng
giao dịch với hơn 1.800 ATM và 20.000 POS. BIDV là ngân hàng đi đầu trong việc
ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. Với mục tiêu trở
thành nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, BIDV liên tục mở
rộng quy mô, nâng cao chất lượng và đã khẳng định được vị thế và uy tín trong lĩnh
vực thẻ qua sự tin tưởng của hơn 8 triệu Chủ thẻ hiện tại và các giải thưởng từ các
Tổ chức thẻ uy tín quốc tế VISA và MasterCard: Top 3 Ngân hàng có doanh số
chấp nhận thanh toán thẻ VISA qua POS cao nhất năm 2014, Ngân hàng có sản
phẩm ấn tượng nhất trong năm dành cho sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế BIDVManchester United, Top 3 ngân hàng có doanh số sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế
MasterCard cao nhất, Top 3 ngân hàng có doanh số chấp nhận thanh toán thẻ
MasterCard qua POS cao nhất 2013-2015.
Mặc dù đạt được những thành quả nhất định nhưng sự cạnh tranh giữa các
ngân hàng thương mại trên thị trường bán lẻ vẫn hết sức gay gắt, trong đó phải kể
đến sự vươn lên của các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank và Agribank.
Nếu BIDV đang dẫn đầu thị trường bán lẻ ở sản phẩm cho vay mua nhà, thì

Vietcombank từ lâu đã đứng vị thế số 1 về dịch vụ thẻ với thị phần lên tới gần 30%.
Vietcombank cũng đang hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng số 1 về bán lẻ vào
năm 2018. Vietinbank có nhiều lợi thế khi triển khai mô hình bán lẻ theo chiều dọc,
như nguồn khách hàng phong phú, mạng lưới rộng lớn. Âm thầm hơn trong cuộc
đua bán lẻ, song Agribank lại đang “hùng cứ” mảng bán lẻ ở thị trường nông thôn
rộng lớn. Mặc dù BIDV đã đạt được những thành quả nhất định nhưng vẫn phải
đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh để giữ vững vị thế đứng đầu của mình. Điều


2

này đòi hỏi BIDV không ngừng phát triển mở rộng hơn nữa trong hoạt động bán lẻ
nói chung và hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng nói riêng.
Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, theo báo cáo của NHNN chi nhánh Lâm Đồng
(2015), trong hoạt động cho vay, BIDV chi nhánh Lâm Đồng chỉ chiếm thị phần
16,8% thấp hơn rất nhiều so với Agribank là 29,9% và các NHTM khác. Mặt khác,
hoạt động kinh doanh của thẻ tín dụng của BIDV chi nhánh Lâm Đồng vẫn còn
nhiều hạn chế, số lượng thẻ tín dụng còn ít trên thị trường dân cư đông đảo tại tỉnh
Lâm Đồng. Để thực hiện được mục tiêu phát triển của BIDV nói chung, gia tăng
nguồn thu nhập cho ngân hàng đồng thời thể hiện được xu hướng phát triển nghiệp
vụ ngân hàng hiện đại hiện nay, đòi hỏi BIDV chi nhánh Lâm Đồng cần phải phát
triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.
Chính vì những lý do trên, đề tài: “Hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại
ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Lâm
Đồng” được chọn làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
2 Tổng quan nghiên cứu có liên quan
Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại
ngân hàng thương mại. Trong đó phải kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như:
Carol C. Bertaut and Michael Haliassos (2005), nghiên cứu về lý thuyết và thực
tế sử dụng thẻ tín dụng, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố về tiện ích của thẻ có

ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng như: không phải mang theo nhiều tiền mặt,
cung cấp nguồn tài chính linh hoạt trong chi tiêu khi thiếu hụt thanh khoản và có thể trì
hoãn việc thanh toán trong một thời gian, cho phép mua hàng thông qua điện thoại,
internet. Những đặc điểm này tác động tích cực lên việc sở hữu thẻ tín dụng của người
tiêu dùng. Tuy nhiên, việc vay nợ thẻ tín dụng quá nhiều thường đưa đến kết quả phải
thanh toán với lãi suất cao, trong tình huống này chi phí về lãi và phí phát sinh sẽ là yếu
tố có tác động tiêu cực đến việc sử dụng thẻ. Ngoài ra, các đặc điểm nhân khẩu học
cũng được nhận thấy có tác động như: thu nhập, trình độ giáo dục, độ tuổi, có sự khác
biệt của các yếu tố này trong tác động đến việc sở hữu thẻ tín dụng.


3

Dandan Huang (2008), trong nghiên cứu về ước tính nhu cầu thẻ tín dụng”
cũng phát hiện ảnh hưởng của lãi suất lên nhu cầu thẻ tín dụng là rất quan trọng.
Ngoài ra, quyết định của người tiêu dùng về việc có nên sử dụng thẻ tín dụng và vay
nợ từ thẻ tín dụng hiện tại chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: không bị kiểm soát bởi
các công ty phát hành thẻ, sự lựa chọn khác của người tiêu dùng như các công ty
phát hành thẻ cạnh tranh khác và tính sẵn có của các nguồn tài chính khác.
Constantine Lymperopoulos, Ioannis E. Chaniotakis và Magdalini Soureli,
(2006), nghiên cứu về tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ trong việc lựa chọn
ngân hàng cho vay thế chấp, nghiên cứu đã phát hiện có bốn yếu tố chính ảnh
hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng. Trong đó, chất lượng dịch vụ ngân hàng là yếu
tố quan trọng nhất, ba yếu tố khác là thuộc tính sản phẩm, khả năng truy cập, và
thông tin liên lạc.
Cuộc khảo sát gần đây của tổ chức điều tra thị trường Massosurvey (tháng
12/2011) về các yếu tố lựa chọn thương hiệu thẻ tín dụng của người tiêu dùng Việt
Nam cho thấy: mức độ quan tâm của thị trường tập trung vào những tiêu chí cơ bản
về việc sử dụng thuận tiện và sự đảm bảo an toàn khi sử dụng thông qua 21 uy tín
của đơn vị phát hành và công nghệ của loại thẻ đó. Trong đó, phần lớn đều đánh giá

cao các tiêu chí liên quan đến việc thẻ được chấp nhận rộng rãi để thanh toán trong
và ngoài nước, thanh toán trực tuyến hoặc tại các máy POS (89% cho rằng rất quan
trọng), uy tín của ngân hàng phát hành (83%) và công nghệ của thẻ và các dịch vụ
khách hàng (75%). Khách hàng đang ít quan tâm đến thời gian phát hành thẻ (30%),
các chương trình khuyến mãi khác hoặc biểu phí cạnh tranh (58%) trong khi đây
thường là những tiêu chí ưu tiên của các ngân hàng khi giới thiệu cho khách hàng
biết đến và sử dụng sản phẩm thẻ, đặc biệt là thẻ tín dụng.
Vũ Thị Nga (2012), nghiên cứu giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ
tín dụng quốc tế tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Trong nghiên cứu,
tác giả đã khái quát hóa cơ sở lý luận vè thẻ tín dụng quốc tế, vai trò của thẻ tín
dụng quốc tế đối với hoạt động củ ngân hàng. Mặt khác, nghiên cứu tổng hợp mọt
số kinh nghiệm phát hành thẻ tín dụng quốc tế của Vietcombank, ACB để làm bài


4

học kinh nghiệm cho Vietinbank. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã tiến
hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của Vietinbank và dữ liệu sơ cấp bàng
việc phỏng vấn 100 khách hàng nhằm đánh giá chất lượng của dịch vụ thẻ tín dụng
quốc tế tại ngân hàng. Trên nguồn dữ liệu thu thập được, tác giả đã phân tích thực
trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế của Vietinbank thông qua phân tích
hoạt động phát hành thẻ và thanh toán thẻ tín dụng dụng quốc tế. Trên cơ sở đó, tác
giả đã đề xuất 9 nhóm giải pháp nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng
quốc tế tại Vietinbank.
Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tuy
nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại BIDV chi nhánh Lâm Đồng.
Do đó, nghiên cứu của tác giả có ý nghĩa cả về mặt lý thuyết và thực tiễn.
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp nhằm

phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại BIDV chi nhánh Lâm Đồng
3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động kinh doanh thẻ tín
dụng của ngân hàng thương mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại BIDV
chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2013 - 2015.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín
dụng tại BIDV chi nhánh Lâm Đồng trong thời gian tới.
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận nào liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của
ngân hàng thương mại ?
- Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại BIDV chi nhánh Lâm
Đồng giai đoạn 2013 - 2015 như thế nào?
- Cần làm gì để giúp cho BIDV chi nhánh Lâm Đồng phát triển hoạt động
kinh doanh thẻ tín dụng ?


5

5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của đề tài là hoạt động kinh doanh thẻ tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Lâm Đồng.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài được triển khai tại BIDV chi nhánh Lâm Đồng.
- Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng giai đoạn 2013-2015; Giải
pháp đề xuất cho những năm tiếp theo.
- Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Lâm Đồng
theo doanh số và chất lượng. Trong đó, các chỉ tiêu phát triển về doanh số bao gồm:

sự gia tăng về số lượng thẻ, gia tăng về dư nợ thẻ tín dụng, doanh thu và lợi nhuận
từ hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng… Các chỉ tiêu phát triển về chất lượng bao
gồm: tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, nợ bị mất vốn. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực
trạng, đề xuất một số giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.
6 Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng kết công tác chuyên môn ở
các bộ phận của BIDV chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2013 - 2015 và phương hướng
hoạt động năm tiếp theo và nguồn tài liệu được thu thập từ sách, báo, tạp chí và các
tài liệu đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet.
6.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tác giả sử dụng các phương pháp phân tích:
- Phương pháp thống kê mô tả
Trong luận văn, phương pháp này được dùng để xử lý và phân tích các con
số của các hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật của chúng trong
điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Các số liệu thu thập được sẽ được liệt kê
theo thời gian theo từng chỉ tiêu cụ thể. Phương pháp này kết hợp với phân tích đồ
họa đơn giản như các đồ thị mô tả dữ liệu, biểu diễn các dữ liệu thông qua đồ thị,


6

bảng biểu diễn số liệu tóm tắt. Trong luận văn đó là các bảng biểu thể hiện số
lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các
biểu đồ để thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố
đang phân tích. Chúng tạo ra được nền tảng để phân tích định lượng về số liệu. Để
từ đó hiểu được hiện tượng và đưa ra quyết định đúng đắn.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
Trong luận văn phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích,
tính toán để xác định mức độ, xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích, xem

xét mức độ biến động của các năm theo thời gian, không gian nghiên cứu khác
nhau. Cùng một chỉ tiêu nhưng nó sẽ có ý nghĩa khác nhau ở các thời gian và không
gian khác nhau. Do đó các số liệu tác giả thu thập được sẽ được sắp xếp một cách
logic theo trình tự thời gian và đưa về cùng một thời điểm khi so sánh.
Áp dụng phương pháp này, tác giả sẽ sử dụng các hàm cơ bản trong phần
mềm Excel để tính toán các mức độ biến động như xác định tỷ trọng của chỉ tiêu
nghiên cứu, dùng chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối để xem xét tốc độ phát triển bình
quân, tốc độ tăng, giảm của năm sau so với năm trước. Từ đó lập bảng phân tích so
sánh qua các năm xem mức độ tăng, giảm và phân tích nguyên nhân của sự tăng,
giảm đó. Qua đó cũng dự báo được những biến động của chỉ tiêu nghiên cứu trong
giai đoạn tiếp theo.
- Phương pháp phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân
chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị
trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất.
Ý nghĩa của phương pháp này nhằm hệ thống hóa và phân tích các số liệu thu thập,
từ đó xem xét thực trạng vấn đề nghiên cứu. Qua đây ta thấy được mối liên hệ, sự
tác động qua lại giữa các yếu tố. Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp này
để chia số liệu thu thập được thành các nhóm khác nhau như số lượng, cơ cấu. Sau
đó tác giả sẽ đi xem xét thực trạng của từng vấn đề nghiên cứu và mối quan hệ giữa
các vấn đề này.


7

- Phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu khoa học
Trong luận văn, phương pháp này dùng để phân tích và tổng hợp các tài liệu
liên quan đến đề tài. Từ đó xác định những vấn đề chung và vấn đề riêng nhằm giải
quyết nhiệm vụ của đề tài đặt ra. Qua phương pháp này phân tích thực trạng hoạt
động kinh doanh thẻ tín dụng tại BIDV chi nhánh Lâm Đồng. Sau đó, tổng hợp và

phân tích những mặt đã đạt được và hạn chế, nguyên nhân hạn chế để đưa các giải
pháp chủ yếu nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại BIDV chi
nhánh Lâm Đồng trong thời gian tới.
7 Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ chỉ ra được thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín
dụng tại BIDV chi nhánh Lâm Đồng trong thời gian qua, đồng thời kết quả nghiên
cứu cũng đưa ra được các giải pháp phát triển hoạt động thẻ tín dụng làm cơ sở
tham khảo giúp BIDV chi nhánh Lâm Đồng có chiến lược hiệu quả nhằm duy trì
khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng và thu hút thêm nhiều khách hàng mới trong
thị phần thẻ tín dụng của mình.
8 Kết cấu đề tài
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục. Luận văn kết
cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về hoạt động thẻ.
Chương 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại BIDV chi
nhánh Lâm Đồng.
Chương 3. Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại BIDV
chi nhánh Lâm Đồng.


8

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THẺ
1.1 Tổng quan về thẻ tín dụng
1.1.1 Khái niệm thẻ tín dụng
Thẻ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng hoặc
các tổ chức tài chính phát hành cấp cho khách hàng. Khách hàng có thể dùng thẻ để
thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hay rút tiền mặt
tại các ngân hàng đại lý thanh toán thẻ, các máy rút tiền tự động ATM trong phạm

vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được kí kết giữa ngân hàng phát
hành và chủ thẻ.
Thẻ tín dụng là một dịch vụ thanh toán với những hạn mức chi tiêu nhất định
mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng căn cứ vào khả năng tài chính, số tiền ký
quỹ hoặc tài sản thế chấp. Nó là một dạng tín dụng tuần hoàn giành cho việc thanh
toán mà khách hàng có thể sử dụng cho mọi giao dịch một cách linh hoạt. Việc
hoàn trả của khách hàng có thể được thực hiện môt lần hoặc nhiều lần theo một thời
hạn nhất định và theo hạn mức quy định bởi ngân hàng phát hành thẻ.
1.1.2 Đặc điểm cấu tạo của thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng được làm bằng chất nhựa trắng có 3 lớp, lõi thẻ là lớp nhựa
trắng cứng nằm giữa 2 lớp tráng mỏng, kích thước tiêu chuẩn quốc tế là 8,5cm x
5,5cm x 0,07 cm.
+ Mặt trước của thẻ gồm:
Biểu tượng. Mỗi loại thẻ có một biểu tượng riêng. Ví dụ: Amex có biểu
tượng đầu người chiến binh; Visa có biểu tượng hình chữ nhật gồm 3 màu xanh,
trắng, vàng và hình một con chim bồ câu đang bay: Masters Card có dòng chữ
“Masters Card” chạy giữa 2 vòng tròn màu da cam và đỏ lồng vào nhau...
- Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ.
- Số thẻ, tên của chủ thẻ được in nổi.


9

- Thời gian hiệu lực của thẻ: Là thời gian thẻ được phép lưu hành (tuỳ từng
loại thẻ) được thống nhất là ngày dương lịch, tháng dương lịch, năm dương lịch
- Ký tự an ninh: Là số mật mã của đợt phát hành, mỗi loại thẻ luôn có ký tự
an ninh kèm theo, in phía sau của ngày hiệu lực. Ví dụ: Thẻ Visa có chữ V (hoặc
CV, PV, RV), thẻ Master Card có chữ M và chữ C lồng vào nhau.
+ Mặt sau của thẻ gồm:
- Dải băng từ chứa các thông tin đã được mã hoá theo một chuẩn thống nhất

như: số thẻ, ngày hết hạn, các yếu tố kiểm tra an toàn khác.
- Ô chữ ký dành cho chủ thẻ. Trên nền ô chữ ký, khách hàng phải ký vào chữ
ký mẫu của mình khi nhận thẻ từ ngân hàng phát hành để cơ sở chấp nhận thẻ so
sánh với chữ ký trên ô hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ hay tạm ứng tiền mặt.
1.1.3 Lợi ích của thẻ tín dụng
+ Đối với chủ thẻ
- Tiết kiệm thời gian, an toàn và tiện lợi.
- Cung cấp khoản tín dụng tự động, tức thời.
- Thứ ba, chủ thẻ được hưởng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm.
+ Đối với Ngân hàng phát hành thẻ:
- Thẻ tín dụng là phương tiện tối ưu để hấp dẫn khách hàng mới.
- Việc áp dụng thẻ tăng thêm thu nhập cho ngân hàng.
- Phát hành thẻ là một hình thức cấp tín dụng tiêu dùng hiện đại góp phần đa
dạng hoá hình thức kinh doanh của ngân hàng;
- Thẻ mở rộng khả năng hoạt động của ngân hàng trên toàn cầu;
- Kinh doanh thẻ sẽ làm tăng sức mạnh thương hiệu cho ngân hàng.
+ Đối với cơ sở chấp nhận thẻ:

- Thẻ làm tăng doanh số bán hàng hoá dịch vụ và giảm chi phí bán hàng.
- Thẻ tiết kiệm thời gian, đảm bảo an toàn.
- Tăng vòng quay thu hồi vốn, tiền trong tài khoản được hưởng lãi.
+ Đối với nền kinh tế:

- Giảm khối lượng tiền trong lưu thông và tăng nhanh khối lượng chu
chuyển, thanh toán trong nền kinh tế.


10

- Thu hút được khách du lịch và đầu tư nước ngoài.

- Thực hiện được các chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước.
1.2 Hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của ngân hàng thƣơng mại
Hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại là hoạt động phát
hành thẻ cho khách hàng sử dụng và thực hiện thanh toán thẻ. Qua đó ngân hàng thu
phí phát hành thẻ, các khoản phí về sử dụng thẻ và thanh toán thẻ.
1.2.1 Nghiệp vụ phát hành thẻ
Hoạt động phát hành của ngân hàng bao gồm việc quản lý và triển khai toàn bộ
quá trình phát hành thẻ, sử dụng thẻ và thu nợ khách hàng. Cả ba quá trình này đều
quan trọng và không được coi nhẹ. Mỗi một phần đều liên quan rất chặt chẽ đến việc
phục vụ khách hàng và quản lý rủi ro cho ngân hàng. Các tổ chức tài chính, ngân hàng
phát hành thẻ phải xây dựng các quy định về việc sử dụng thẻ và thu nợ: số tiền thanh
toán tối thiểu, ngày sao kê, ngày đến hạn, các loại phí và lãi, hạn mức tín dụng tối đa,
tối thiểu, các chính sách ưu đãi.
Về cơ bản hoạt động phát hành thẻ được thực hiện: Tổ chức các hoạt động
tiếp thị để đưa sản phẩm vào thị trường; Thẩm định khách hàng phát hành thẻ; Cấp
hạn mức tín dụng thẻ đối với thẻ tín dụng; Thiết kế và tổ chức mua thẻ trắng; In nổi
và mã hóa thẻ; Cung cấp mã số cá nhân (PIN) cho chủ thẻ; Quản lý thông tin khách
hàng; Quản lý hoạt động sử dụng thẻ của khách hàng; Quản lý tình hình thu nợ của
khách hàng; Cung cấp dịch vụ khách hàng; Tổ chức thanh toán bù trừ với các Tổ
chức thẻ quốc tế.
Triển khai hoạt động phát hành thẻ, ngoài việc hưởng phí phát hành thẻ thu
được từ chủ thẻ, các ngân hàng còn được hưởng khoản phí trao đổi do ngân hàng
thanh toán thẻ chia sẻ từ phí thanh toán thẻ thông qua các Tổ chức thẻ quốc tế. Đây
là phần lợi nhuận cơ bản của các tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành thẻ. Trên
cơ sở nguồn thu này, các tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành thẻ đưa ra được
những chế độ miễn lãi và ưu đãi khác cho khách hàng để mở rộng khách hàng sử
dụng thẻ cũng như tăng doanh số sử dụng thẻ.


11


Ngân hàng

3

Ngân hàng

4

Ngân hàng

5

2

Ngân hàng

1
Hình 1.1. Quy trình nghiệp vụ phát hành thẻ
Nguồn: Phòng Giao Dịch Khách Hàng
Bước 1: Khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ tới chi nhánh phát hành làm thủ
tục xin cấp thẻ theo quy định của ngân hàng.
Bước 2: Tại chi nhánh:
Ngân hàng kiểm tra toàn bộ hồ sơ khách hàng, thẩm định thông tin khách
hàng, hoàn thành các thủ tục liên quan đến tín chấp, cầm cố, kí quỹ... Ngân hàng
nhập thông tin khách hàng vào hồ sơ để quản lý. Từ chi nhánh gửi dữ liệu tới trung
tâm thẻ để yêu cầu phát hành thẻ.
Bước 3: Tại trung tâm thẻ:
Nhận thông tin khách hàng từ chi nhánh phát hành, cập nhật thông tin vào hệ
thống hồ sơ khách hàng, bộ phận in thẻ sẽ in thẻ mới. Kiểm tra lại các dữ liệu trên

thẻ, sau đó gửi thẻ lại cho ngân hàng phát hành hoặc chi nhánh phát hành.
Bước 4, 5: Tại chi nhánh phát hành:
Nhận thẻ từ trung tâm thẻ, kiểm tra lại tình trạng thẻ và thông tin trên thẻ.
Giao thẻ cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ, bảo quản thẻ và yêu
cầu khách hàng giữ bí mật số PIN. Cuối cùng, trung tâm thẻ sẽ mở khóa thẻ khi có
xác nhận của chủ thẻ.


12

1.2.2 Nghiệp vụ thanh toán thẻ
Việc triển khai hoạt động thanh toán thẻ của một ngân hàng không chỉ là thu
lợi nhuận từ nguồn phí chiết khấu tính trên giá trị giao dịch thanh toán bằng thẻ từ
các đơn vị chấp nhận thẻ mà còn là mong muốn cung cấp cho khách hảng một dịch
vụ hoàn chỉnh, một cơ sở thuận lợi cho sử dụng thẻ. Đối với Tổ chức thẻ quốc tế và
các thành viên, việc khuyến khích hoạt động thanh toán thẻ thông qua mở rộng
mạng lưới Đơn vị chấp nhận thẻ có ý nghĩa rất quan trọng.
Thứ nhất, Hoạt động thanh toán một loại thẻ nhất định nào đó được mở rộng
trên một thị trường, điều đó có nghĩa là chủ thẻ có thể sử dụng thẻ dễ dàng và thuận
tiện hơn. Khi mà nhu cầu du lịch, giải trí của người dân nói chung ngày càng tăng
thì việc phát triển thị trường thanh toán thẻ ra nước ngoài càng trở nên cấp thiết. Số
lượng đơn vị chấp nhận thẻ lớn, có mặt tại khắp các thị trường tiềm năng và các
ngành hàng kinh doanh đồng nghĩa rằng thẻ ngân hàng có nhiều nơi chấp nhận hơn,
mang lại lợi ích cho cả chủ thẻ, bản thân các đơn vị chấp nhận thẻ và sau đó là các
ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ.
Thứ hai, Không chỉ dừng lại ở việc mở rộng thị trường thanh toán bằng cách
ký kết hợp đồng với đơn vị chấp nhận thẻ mới, ngân hàng thanh toán thẻ đặc biệt
quan tâm tới việc duy trì mối quan hệ với các đơn vị chấp nhận thẻ sẵn có. Điều này
thể hiện trong công tác chăm sóc khách hàng của các ngân hàng thanh toán. Nếu
không có những chính sách thích hợp, những dịch vụ hỗ trợ tốt, tạo điều kiện cho

các đơn vị chấp nhận thẻ có thể chấp nhận thẻ của khách hàng một cách dễ dàng
đồng thời được ngân hàng báo Có đúng cam kết sau khi đã trừ tỷ lệ phí chiết khấu,
các ngân hàng khác sẽ lợi dụng tình trạng này để chào mời những dịch vụ hoàn hảo
hơn tới đơn vị chấp nhận thẻ. Như vậy, khách hàng trong hoạt động thanh toán sẽ
giảm đi, mục tiêu thu lợi của các ngân hàng bị ảnh hưởng sâu sắc.
Tóm lại, hoạt động thanh toán thẻ không chỉ dừng lại ở việc báo Có cho các
đơn vị chấp nhận thẻ đúng cam kết. Mà hơn thế, bởi lợi nhuận thu được từ hoạt
động thanh toán thẻ không nhỏ so với tỷ suất lợi nhuận kinh doanh bình quân nên
tình trạng cạnh tranh gay gắt khiến cho các ngân hàng thanh toán luôn phải có


13

những biện pháp marketing và dịch vụ khách hàng hợp lý, đồng thời cung cấp cho
đơn vị chấp nhận thẻ là khách hàng của mình những dịch vụ đi kèm miễn phí nhằm
nâng cao sức cạnh tranh của mình.
Hiện nay, hoạt động thanh toán trên thị trường thẻ thế giới đã phát triển ở
mức độ rất cao với hàng trăm nghìn đơn vị chấp nhận thẻ tại hơn 200 quốc gia, chấp
nhận thẻ mang các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Visa, MasterCard, American
Express, Diners Club, JCB và nhiều loại thẻ ngân hàng quốc tế và nội địa khác.
Hoạt động thanh toán thẻ của các ngân hàng chủ yếu được thực hiện:
- Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin khách hàng đơn vị chấp nhận thẻ.
- Quản lý hoạt động của mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ.
- Tổ chức thanh toán các giao dịch sử dụng thẻ cho các đơn vị chấp nhận thẻ.
- Cung cấp dịch vụ khách hàng.
- Tổ chức tập huấn kiến thức thanh toán thẻ cho nhân viên các đơn vị chấp
nhận thẻ.
- Cung cấp trang thiết bị, vật tư phục vụ cho thanh toán thẻ.
6
4

NGÂN HÀNG
TỔ CHỨC THẺ
NGÂN HÀNG
PHÁT HÀNH
QUỐC TẾ
THANH TOÁN
7
5
9

8

2

CHỦ THẺ
1

3

ĐƠN VỊ CHẤP
NHẬN THẺ

Hình 1.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ
Nguồn: Phòng Giao Dịch Khách Hàng
Hoạt động thanh toán thẻ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chủ thẻ mua hàng hóa và dịch vụ tại ĐVCNT.
Bước 2: ĐVCNT gửi hóa đơn giao dịch tới NHTT.



×