Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của lao màng não.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.91 KB, 2 trang )

Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của lao màng não.
Trả lời
1. Triệu chứng lâm sàng
1.1. Giai đoạn khởi phát
- Thường khởi phát từ từ, kéo dài vài tuần với các biểu hiện của HC nhiễm độc lao. Kèm
theo: có thể có các dấu hiệu về thần kinh, lúc đầu thường nhẹ, thoáng qua và tăng dần:
nhức đầu, buồn nôn, mất ngủ, thay đổi tính tình, đôi khi bại nhẹ thoáng qua hoặc co giật
cục bộ... Trẻ em thường hay bỏ ăn, bỏ chơi, hay buồn ngủ...
- Một số trường hợp khởi phát đột ngột, không điển hình với các biểu hiện: loạn thần, co
giật, sốt cao liên tục, có hội chứng màng não rõ từ đầu..., những trường hợp này thường
là do không được theo dõi kỹ từ đầu, khi phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn nặng.
- Nhìn chung các triệu chứng ở giai đoạn này ít được nhận biết, dễ bỏ qua và thường do
hồi cứu mà biết.
1.2. Giai đoạn toàn phát
Toàn thân:
Hội chứng nhiễm trùng - nhiễm độc: Biểu hiện sốt cao kéo dài, tăng lên về chiều tối hoặc
là sốt cao liên tục, sốt dao động... kèm theo các biểu hiện nhiễm độc lao rõ và cơ thể gầy
yếu, suy kiệt nhanh.
Cơ năng:
Hội chứng màng não: ngày một rõ và đầy đủ hơn
- Nhức đầu khu trú hoặc lan tỏa, liên tục hoặc thành từng cơn, âm ỉ hoặc dữ dội và tăng
lên khi có những kích thích tiếng động hoặc ánh sáng (nhức đầu kết hợp với tăng trương
lực cơ làm BN hay nằm ở tư thế co người, quay mặt vào trong tối);
- Nôn (khi tăng áp lực nội sọ) tự nhiên, nôn vọt không liên quan đến bữa ăn.
- Rối loạn tiêu hóa: táo bón ở người lớn, tiêu chảy ở trẻ em
Khám thực thể
- Thóp phồng ở trẻ em
- Dấu hiệu cổ cứng, Kernig (+)
- Vạch màng não (+) do rối loạn vận mạch
- Tăng cảm giác đau do rối loạn cảm giác
- Các triệu chứng tổn thương TK khu trú: hay gặp nhất là HC nền, biểu hiện bằng các


triệu chứng tổn thương các dây TK sọ não vùng nền não, nhất là các dây II, III, IV, VI,
VII, VIII.... với biểu hiện: rối loạn vận nhãn, liệt mặt, rối loạn nuốt… Nặng hơn có thể
thấy tổn thương các dây IX, X, XI… hoặc liệt nửa người, liệt tứ chi…
Giai đoạn cuối: Tổn thương viêm ở màng não, não thường dẫn đến phù não, BN bị rối
loạn ý thức, hôn mê ở các mức độ, có thể liệt nửa người, rối loạn cơ tròn (đại tiểu tiện
không tự chủ). Ở giai đoạn này bệnh rất nặng, khả năng tử vong cao (70-80%)
2. Cận lâm sàng
2.1. Xét nghiệm dịch não tủy:
- DNT màu trong, đa số màu vàng chanh, áp lực tăng.


- Xét nghiệm tìm VK lao:
+ Nếu có VK lao trong DNT là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán. Nhưng tỷ lệ dương tính
thấp ( <5% ).
+ Khi nuôi cấy và kỹ thuật sinh học phân tử cho kết quả dương tính 20-40%.
- Xét nghiệm sinh hóa:
+ Protein tăng (1-5g/l).
+ Đường: giảm 50-70% trong số người bệnh.
+ Muối: giảm 40-45% trường hợp.
- Xét nghiệm tế bào: Số lượng tế bào tăng (thường dưới 500TB/ml)
+ Trong 2 tuần đầu: tăng bạch cầu đa nhân trung tính.
+ Sau 2 tuần: Tỷ lệ tế bào lympho chiếm ưu thế.
2.2. Chụp CT Scanner, MRI não:
- Tìm tổn thương lao ở nhu mô não và chẩn đoán bệnh ở não do các nguyên nhân khác.
- Có thể thấy hình ảnh giãn não thất.
- Đôi khi thấy được củ lao ở não (khi cắt lớp mỏng).
2.3. Xét nghiệm khác
- Phản ứng Mantoux: Thường (+), những trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng hoặc có
những điều kiện đặc biệt: trẻ nhỏ, người già…có thể (-), do vậy chỉ có giá trị tham khảo.
- Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng, máu lắng tăng phù hợp với bệnh cảnh nhiễm trùng.

Tính đặc hiệu cho lao màng não không rõ.
- Tìm KN lao trong huyết thanh và trong dịch não tuỷ: Rất có giá trị chẩn đoán nếu thấy
kháng nguyên lao trong dịch não tuỷ.
- Chụp X-quang phổi:
+ Hay gặp nhất là hình ảnh tổn thương sơ nhiễm (ở trẻ em): 60-70%
+ Hình ảnh lao kê ở phổi, gặp 20-30%
- Soi đáy mắt: Đôi khi thấy được củ lao (củ Bouchut: là những hạt màu trắng, kích thước
trung bình bằng 1/4 đường kính gai thị, có thể thấy 1 hoặc vài củ), thường thấy khi viêm
màng não lao kèm theo lao kê. Rất có giá trị chẩn đoán viêm màng não - não do lao nếu
có kèm theo thay đổi dịch não tuỷ có tăng lympho bào.



×