Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Kế hoạch thực hiện quy định tiếp dân của cấp ủy 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.62 KB, 5 trang )

ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÙ CỪ
ĐẢNG ỦY XÃ TAM ĐA
*
Số 22 - KH/ĐU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Tam Đa, ngày 09 tháng 3 năm 2019

KẾ HOẠCH
Thực hiện Quy định Số 11-QiĐ/TW ngày 18 tháng 02 năm 2019 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về trách nhiệm của người đứng đầu
cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản
ánh, kiến nghị của dân
----Thực hiện Quy định Số 11-QiĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày
18 tháng 02 năm 2019 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về trách
nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân
và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân;
Thực hiện công văn số 820-CV/HU ngày 04/3/2019 của huyện ủy Phù Cừ
về việc thực hiện Quy định số 11- QiĐ/TW ngày 18 tháng 02 năm 2019 của Bộ
Chính trị.
Đảng ủy xã Tam Đa xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy định số 11QiĐ/TW ngày 18 tháng 02 năm 2019 của Bộ Chính trị về về trách nhiệm của
người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý
những phản ánh, kiến nghị của dân như sau:
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1- Mục đích
- Giúp người đứng đầu cấp ủy hiểu rõ các nguyên tắc để trực tiếp lãnh đạo,

chỉ đạo công tác tiếp dân, xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo
của dân; thực hiện nghiêm việc tiếp dân, đối thoại và xử lý, giải quyết những
phản ánh, kiến nghị , khiếu nại, tố cáo của dân theo quy định của Ðảng và pháp
luật của Nhà nước.


2- Yêu cầu
- Việc tiếp dân, đối thoại và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị,
khiếu nại, tố cáo của dân, phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của
dân; dân chủ, công tâm, khách quan, kịp thời, đúng phạm vi thẩm quyền; trình
tự thủ tục đơn giản, tạo thuận lợi cho người dân; bảo mật thông tin, bảo đảm an
toàn cho người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định.
-Về thời gian tiếp dân, mỗi tháng người đứng đầu cấp ủy cấp tỉnh, cấp
huyện tiếp dân ít nhất một ngày; người đứng đầu cấp xã tiếp dân ít nhất hai ngày
và tiếp đột xuất trong các trường hợp vụ việc phức tạp, nổi cộm, kéo dài hoặc có
thể gây hậu quả nghiêm trọng.


2

2

- Tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc nắng nghe phản
ánh việc tiếp công dân của người đứng đầu cấp ủy, từ đó có các biện pháp khắc
phục những hạn chế, biểu dương khen thưởng những tấm gương tốt đồng thời
xử lý kỷ luật với những người thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân, giải
quyết những phản ánh, khiếu nại của nhân dân.
II- NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG THỨC, TÀI LIỆU
1- Nội dung thực hiện Quy định, quán triệt
Theo quy định, người đứng đầu cấp ủy phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo
công tác tiếp dân, xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của
dân; thực hiện nghiêm việc tiếp dân, đối thoại và xử lý, giải quyết những phản
ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân theo quy định của Ðảng và pháp luật
của Nhà nước.
Việc tiếp dân, đối thoại và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị,
khiếu nại, tố cáo của dân, phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của

dân; dân chủ, công tâm, khách quan, kịp thời, đúng phạm vi thẩm quyền; trình
tự thủ tục đơn giản, tạo thuận lợi cho người dân; bảo mật thông tin, bảo đảm an
toàn cho người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định.
Về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, Quy định
nêu rõ: Trực tiếp thực hiện việc tiếp dân, kịp thời đối thoại khi cần thiết và xử lý,
giải quyết các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tối cáo của dân theo thẩm quyền;
kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tiếp dân và xử lý, giải quyết phản ánh của dân;
ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy chế tiếp dân; phối hợp với các cơ
quan, tổ chức bảo đảm trật tự, an toàn cho việc tiếp dân.
Quy định cũng nêu rõ trình tự tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu
nại, tố cáo của người đứng đầu cấp ủy; thời hạn xử lý, giải quyết cũng như xử lý
trách nhiệm người đứng đầu trong những trường hợp thiếu trách nhiệm, vi phạm
quy định của Ðảng, Nhà nước về việc tiếp dân./.
2. Phương thức tổ chức
- Các cấp ủy xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện bằng những việc làm cụ
thể, công việc cụ thể của từng đồng chí đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp công
dân, xử lý những phản ánh, kiến nghị của quần chúng nhân dân thông qua công
việc của mình.
- Làm tốt công tác quản lý cán bộ, xây dựng nội quy cơ quan đơn vị một
cách cụ thể, chi tiết. Từ đó tạo cho mỗi đồng chí cán bộ, công chức, viên chức,
đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy xay dựng tính kỷ luật, tác phong, thái độ tôn
trọng nhân dân.
3- Tài liệu và báo cáo viên
3.1- Tài liệu, văn bản
2


3

3


Phổ biến các văn bản quy phạp pháp luật của Đảng về tiếp công dân; đặc
biệt là Quy định Số 11-QiĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 18 tháng
02 năm 2019 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về trách nhiệm của
người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý
những phản ánh, kiến nghị của dân;
3.2- Chế độ báo cáo
Ban Thường vụ cấp ủy, trực tiếp là đồng chí bí thư cấp ủy, người đứng đầu
cơ quan, đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm đối với việc quán triệt triển khai các
nội dung thực hiện Quy định Số 11-QiĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương
ngày 18 tháng 02 năm 2019 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về
trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp
với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân với cấp trên.
4. Xây dựng chương trình hành động ( kế hoạch) thực hiện

Ðịnh kỳ quý một, sáu tháng, chín tháng, năm hoặc đột xuất trực tiếp
làm việc với bí thư cấp ủy cấp dưới trực tiếp và thủ trưởng cơ quan, tổ chức,
đơn vị cùng cấp có liên quan về tình hình và kết quả công tác tiếp dân. Ðịnh
kỳ hằng tháng, quý một, sáu tháng, chín tháng, năm hoặc đột xuất báo cáo
tình hình kết quả tiếp dân và xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu
nại, tố cáo của dân lên cấp ủy và các cơ quan cấp trên.
-

Về thời gian tiếp dân, mỗi tháng người đứng đầu cấp ủy cấp tỉnh, cấp
huyện tiếp dân ít nhất một ngày; người đứng đầu cấp xã tiếp dân ít nhất hai
ngày và tiếp đột xuất trong các trường hợp vụ việc phức tạp, nổi cộm, kéo dài
hoặc có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Quy định cũng nêu rõ trình tự tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị,
khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu cấp ủy; thời hạn xử lý, giải quyết cũng
như xử lý trách nhiệm người đứng đầu trong những trường hợp thiếu trách

nhiệm, vi phạm quy định của Ðảng, Nhà nước về việc tiếp dân.
Tiến hành thực hiện quy trình sơ kết, tổng kết quá trình thực hiện Quy
định, đồng thời kịp thời khen thưởng, chấn chỉnh những hạn chế, có biện
pháp khắc phục trong thời gian tiếp theo.
III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành phần:
Toàn thể đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là người đứng
đầu cấp ủy của các chi bộ, Đảng bộ( đặc biệt là các chi bộ thô, chi bộ quân sự).
2. Thời gian: Xuyên suốt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ,
công chức, viên chức, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy.
3


4

4

3. Trách nhiệm của người đứng đầu câp ủy trong việc tiếp dân xử lý
giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân
Người đứng đầu cấp ủy phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp dân,
xử lý giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân; thực hiện nghiêm
việc tiếp dân, đối thoại, xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại
của nhân dân theo quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước.
Việc tiếp dân, đối thoại, xử lý giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố
cáo của dân; thực hiện nghiêm việc tiếp dân, đối thoại, xử lý, giải quyết những
phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của nhân dân phải dân chủ, công tâm, khách
quan, kịp thời đúng phạm vi, thẩm quyền; theo trình tự, thủ tục đơn giản, tạo
thuận lợi cho người dân, bảo mật thông tin, đảm bảo an toàn cho người phản
ánh, kiến nghị, tố cáo theo quy định.
- Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo, yêu cầu của cấp ủy cấp trên trong công

tác tiếp dân, đối thoại, xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại
của dân.
- Trực tiếp thực hiện công tác tiếp dân, kịp thời đối thoại với dân khi cần
thiết và xử lý xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của dân.
-Lãnh đạo, kiểm tra, chỉ đạo, giám sát, đôn đốc người đứng đầu cấp ủy, tổ
chức, cơ quan, người có thẩm quyền chấp hành quy định về công tác tiếp dân,
đối thoại, xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của dân.
-Ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy chế tiếp dân, đối thoại, xử lý,
giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của nhân dân theo quy định của
Đảng và pháp luật của nhà nước; bố trí địa điểm, điều kiện vật chất thuận lợi cho
người dân đến phản ánh, khiếu nạo, tố cáo.
-Chỉ đạo, phối hợp với cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền đảm bảo an
ninh trật tự, an toàn cho việc tiếp dân; bảo vệ người phản ánh, khiếu nại, tố cáo.
4. Tổ chức thực hiện
- Cấp ủy các cấp, người đứng đầu cấp ủy các cấp có trách nhiệm thực hiện
Quy định này.
-Người đứng đầu cấp ủy đôn đốc, kiểm tra thực hiện Quy định; định kỳ báo
cáo cấp ủy cấp trên trong quá trình thực hiện Quy định. Trong quá trình thực
hiện nếu gặp những vướng mắc về quy định trong việc tiếp dân kịp thời báo cáo
nên cấp ủy cấp trên có biện pháp xử ký, tháo gỡ.
-Quy định này được phổ biến đến các chi bộ ( đặc biệt là các chi bộ thôn)./.

4


5

5

Nơi nhận:


T/M ĐẢNG UY

- Các đ/c Uỷ viên BTVĐU;
- Các đ/c ĐUV viên;
- Các ban, ngành, đoàn thể xã;
- Các chi, đảng bộ trực thuộc Đảng ủy;
- Lưu VPĐU.

5



×