Tải bản đầy đủ (.pdf) (248 trang)

Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.04 MB, 248 trang )

**>*Ỉ&SÌSÌ%ỉ&&iiãm»**mt«

IỈOTuPEAí*
iU t ) Ạ Ỉ W i i ' : Í Ì Ỉ Ậ Ĩ i i ỉ i
-:í' -. -■...■
: 'Ằ f. , V Ị :.4t-.,- . •. V ụ

Nội

■.::;.

ỈÍÍÀN THIỆN
HÌNH SựNKẰM
“ PH vp ĨJj.\T
•*■ l ố 'ầ t.'NG
•*’
*
NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT x ứ THEO TIM I THẦN
CẢI C:\CH T ư PHẢ!

Mà số: Ỉ,H -

Hà :Si>ỉ, a

- í)V:: í y í ĩ

ịịp m

i.



B ộ T ư PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI h ọ c l u ậ t h à n ộ i
'k'k,k'k'kjc'k'k'k'k'k,k'k

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

HOÀN THIỆN PHÁP LUẶT TÓ TỤNG HÌNH s ự NHẰM








NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT x ử THEO TINH THẢN
CẢI CÁCH T ư PHÁP

Chủ nhiệm đề tài: TS. Hoàng Thị Minh Sơn
Thư ký đề tài: ThS. Vũ Gia Lâm

TRUNG TÂM THÔNG TINTHựViỆN:
TRƯỜNG DẠI HỌC LUẬT HÀ Ni'", ị
PHÓNG ĐỌC - .

Hà Nội, 01/ 2009

à iQ -

i



DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA ĐÈ TÀI

1. TS. Hoàng Thị Minh Sơn

Trường ĐH Luật Hà Nội

Chuyên đề 03
2. Ts. Nguyễn Đức Mai

Toà án Quân sự Trung ương

Chuyên để 11
3. Th.s. Nguyễn Mai Bộ

Toà án Quân sự Trung irơng

Chuyên đề 02, chuyên đề 10
4.TS. Phan Thị Thanh Mai

Trường ĐH Luật Hà Nội

Chuyên đề 8
5.

Th.s. Vũ Gia Lâm

Trường ĐH Luật Hà Nội


Chuyển ãề 01, chuyên đề 7
6. Th.s. Mai Thanh Hiếu

Trường ĐH Luật Hà Nội

Chuyên để 9
7. Th.s. Nguyễn Hải Ninh

Trường ĐH Luật Hà Nội

Chuyên õề 04
8. T h.s >ỗ Thị Phượng

Trường ĐH Luật Hà Nội

Chuyên cề 05
9. Th.s. *íguyễn Ngọc Khanh
Chuyên iề 6

Trường ĐH Luật Hà Nội


DANH MỤC TỪ VIÉT TẮT

BLHS

: Bộ luật hình sự

BLTTHS


: Bộ luật tố tụng hình sự

ĐTV

: Điều tra viên

ĐDHP

: Đại diện hợp pháp

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

HĐXX

: Hội đồng xét xử

HLPL

: Hiệu lực pháp luật

KSV

: Kiểm sát viên

TAND

: Tòa án nhân dân


HĐTP

: Hội đồng thẩm phán

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

TAQS

: Tòa án quân sự

TAQSTƯ

: Tòa án quân sự trung ương

TTHS

: Tố tụng hình sự

VKS

: Viện kiểm sát

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC


: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

1


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

3

PHẦN II: BÁO CÁO TỔNG THUẬT VỀ NỘI DUNG
NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI

9

PHẦN THỨ HAI: CÁC CHUYÊN ĐÈ

65

1.

Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

65

2.

Giới hạn của việc xét xử sơ thẩm


86

3.

Một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về chuẩn bị xét xử
sơ thẩm và hướng hoàn thiện

98

4.

Đổi mới thủ tục phiên toà sơ thẩm hình sự

116

5.

Nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên toà xét xử sơ thẩm hình sự

133

6.

Một số vấn đề về đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm vị án hình sự

148

7.


Kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm

162

8.

Hoàn thiện quy định pháp luật về thủ tục phiên toà phúc thẩm vụ
án hình sự

9.

176

Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền của Toà án
cấp phúc thẩm

193

10. Áp dụng, thay đổi huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hình sự
1

rp i

IV
, •A

r .

't


?

r

'T'

>

r

/\

208
/

X
A,A• • » • 1 /

11 rhực tiên xét xử của các Toa án quân sự và một sô giải pháp
nâng cao chất lượng, hiệu quả xét xử của Toà án quân sự

2

226


PHẦN MỞ ĐẦU

1.


Tính cấp thiểt của đề tài: Quán triệt Nghị quyết 48 - NQ/TW ngày

02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
trong đó nhấn mạnh: “Đô/ mới việc tổ chức phiên toà xét x ử ”, đồng thời “cơ/
xét xử là hoạt động trong tâm của hoạt động tư pháp ”, những quy định vê thủ
tục xét xử trong BLTTHS cần được sủa đổi, bổ sung một cách toàn diện.
Theo quy định của BLTTHS hiện hành, quá trình giải quyết vụ án hình sự trải
qua nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó giai đoạn xét xử được coi là giai
đoạn có tính quyết định. Điều 9 BLTTHS quy định “ Không ai bị coi là có tội
và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực
pháp luật”. Ở nước ta, để đảm bảo việc xét xử được chính xác, khách quan,
luật tố tụng hình sự quy định Toà án thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, các
r

Ã

r

,

*>_ 1

" <">

1 '

ĩ




_

,1

9





_ Ạ

_1

r

J 1

?

..

r \

Ạ , 1

_____ 1 *

^


_

5

_

câp xét xử hiện nay là câp sơ thâm và câp phúc thâm. Đê thực hiện nguyên
tắc hai cấp xét xử, luật TTHS quy định hai thủ tục xét xử là: thủ tục xét xử sơ
thẩm và thủ tục xét xử phúc thẩm. Thực tiễn xét xử trong một số năm vừa qua
cho thấy mặc dù số lượng án hình sự hàng năm không giảm nhưng Toà án
các cấp đã thực hiện tương đối tốt các quy định pháp luật TTHS trong xét xử
tại cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Tuy nhiên, hiệu quả công tác xét xử vẫn
chưa thật sự được nâng cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải
cách tư pháp. Thực tiễn vẫn xảy ra tình trạng án để quá hạn, án xử sai và còn
không ít trường hợp xử oan người không phạm tội, gây bất bình trong nhân
dân, bức xúc trong dư luận, làm giảm uy tín của các cơ quan tư pháp, ảnh
hưởng tiêu cực đến hiệu quả giáo dục ý thức pháp luật và đấu tranh phòng
chống tội phạm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại nói trên, trong đó có

3


nguyên nhân rất quan trọng là những hạn chế, bất cập trong quy định của
pháp luật TTHS. Trong giai đoạn hiện tại, cùng với việc tiếp tục đẩy nhanh
quá trình cải cách kinh tế và cải cách nền hành chính quốc gia, công cuộc cải
cách tư pháp cũng đang được Đảng và Nhà nước tích cực triển khai, coi đây
như là khâu đột phá quan trọng, thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Điều này đã thể hiện rõ nét

trong các Nghị quyết của Đảng như: Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày
02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là:
“Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan
tư pháp phũ hợp với mục tiêu, định hướng của chiến lược cải cách tư pháp
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020 là: “Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tổ
tụng tư pháp...

Trước những yêu cầu của thực tiễn, việc nghiên cứu các quy

định của pháp luật TTHS nói chung và các chế định của BLTTHS nói riêng
về xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, đánh giá thực tiễn xét xử nhằm làm sáng tỏ về
lý luận cũng như thực tiễn, tìm ra những hạn chế vướng mắc trong quy định
pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự, từ đó
đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác
xét xử các vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp là hết sức cần thiết và
cấp bách.
2.

Tĩnh hình nghiên cứu: Từ khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực thi

hành đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về xét xử trong TTHS của các
nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Gần đây cũng có một số tác giả nghiên
cứu về hoạt động xét xử nhưng ở những góc độ khác nhau, ví dụ: tác giả Phan
Thị Thanh Mai với luận án Tiến sĩ luật học đề tài "Giám đốc thẩm trong
TTHSViệt Nam" (bảo vệ tháng 5/2007) có đề cập tới việc tổ chức Tòa án để
4



xét xử sơ thâm và phúc thâm có hiệu quả và chât lượng, hạn chê tình trạng vi
phạm nghiêm trọng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án nhằm hạn chế
lượng đơn từ, khiếu nại đề nghị giám đốc thẩm và hạn chế số lượng án bị
kháng nghị giám đốc thẩm; Tác giả Vũ Gia Lâm với một số bài viết đăng trên
các tạp chí chuyên ngành như: “Hoàn thiện một số quy định về xét xử sơ thẩm
hình sự nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hai cấp xét xử”(Tạp chí Tòa án
nhân dân số 18/2006); “Hoàn thiện một số quy định về xét xử phúc thẩm hình
sự nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hai cấp xét xử” (Tạp chí TAND số
23/2006) đều ít nhiều đề cập đến các quy định pháp luật TTHS hiện hành về
thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, thực trạng áp dụng trong xét xử, những
vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện. Ở một số bài viết khác như: "Một số
vấn đề về việc giao bản án của Tòa án cấp sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự",
của tác giả Trần Văn Độ đăng trên Tạp chí TAND, số 8 tháng 4/2007, trong đó
với việc xác định rõ đối tượng và hình thức giao bản án, những hạn chế trong
quy định của BLTTĨIS về việc giao bản án, đã làm rõ ý nghĩa pháp lý và ý
nghĩa chính trị xã hội của việc giao bản án của Tòa án cấp sơ thẩm dưới góc độ
bảo đảm nguyên tắc hai cấp xét xử. Ngoài ra còn một số tác giả khác như Trần
Công Phàn với bài "Tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLTTHS về xét xử
phúc thẩm", tác giả Hồ Đức Anh với bài "Hoàn thiện các quy định của
BLTTHS năm 2003 về phạm vi tranh luận và chủ thể tranh luận tại phiên tòa
sơ thẩm"; tác giả Vũ Thành Long với bài "về thẩm quyền của Tòa án cấp phúc
thẩm quy định tại khoản 3 Điều 249 BLTTHS " đăng trên Tạp chí Kiểm sát, số
20 tháng 10/2007 (số chuyên đề về hoàn thiện các quy định của BLTTHS theo
định hướng cải cách tư pháp) và rất nhiều bài viết khác đăng trên các tạp chí
chuyên ngành. Nhìn chung, nội dung các bài viết này chủ yếu là nghiên cứu
các vấn đề có liên quan đến xét xử theo các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm như
vấn đề hoàn thiện pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm theo hướng
5



cải cồch tư pháp được đề ra trong các nghị quyết của Đảng. Tuy nhiên hầu hết
các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một cách đơn
thuần và riêng lẻ các quy định pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng pháp
luật về từng giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc xét lại bản án, quyết
định đâ có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc, tái thẩm, Ví dụ: nghiên
cứu về thẩm quyền xét xử của Toà án, thủ tục xét xử sơ thẩm; thủ tục xét xử
phúc thẩm; thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; quyền hạn của Toà án cấp phúc
thẩm.... mà chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện các chế
định về xét xử và các chế định khác có liên quan trong tố tụng hình sự trong
mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau cũng như việc áp dụng các chế
định này trong thực tiễn trên tinh thần của chiến lược cải cách tư pháp. Vì vậy
nhóm nghiên cứu cho rằng việc lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật TTHS
nhằm nâng cao hiệu quả xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp” để nghiên cứu
dưới góc độ một đề tài khoa học cấp trường trong thời điểm hiện nay là rất cấp
thiết và vẫn có tính thời sự.
3. Phương pháp nghiên cứu: Đe tài được thực hiện trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên
cứu đề tài là: phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh; phương
pháp tổng kết lịch sử; phương pháp thống kê hình sự v.v...
4. M ục đích và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xét xử trong TTHS
theo tinh thần cải cách tư pháp, trong đó chủ yếu tập trung vào các giải pháp
hoàn thiện quy định của pháp luật TTHS về các chế định xét xử sơ thẩm, xét
xử phúc thẩm các vụ án hình sự.
- Nghiên cứu các quy định pháp luật về xét xử sơ thẩm, xét xử phúc


thẩm 'à thực tiễn thi hành các quy định này trong xét xử trong mối quan hệ

với các yêu cầu của cải cách tư pháp;
- Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về xét xử và thực tiễn áp
dụng (ác quy định này trong hoạt động xét xử tại cấp sơ thẩm và cấp phúc
thẩm, 'tác định nguyên nhân của những hạn chế và vướng mắc khi áp dụng
các qu/ định pháp luật trong xét xử;
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm
nâng cao hiệu quả công tác xét xử trong tố tụng hình sự theo tinh thần cải
cách tư pháp trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
5.

Những đóng góp của đề tài: Nhìn nhận một cách tổng quát trên

phương diện nghiên cứu khoa học, đề tài có những đóng góp cơ bản sau:
- Đằ tài đã góp phần đáng kể trong việc phân tích, đối chiếu các chuẩn
mực về hoạt động xét xử của hai giai đoạn xét xử sơ thẩm và phúc thẩm trong
luật TTHS Việt Nam trên các phương diện lập pháp và llii hành pháp luật, có
đối chiếi, so sánh với các quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế
giới co liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Đánh giá được thực trạng xét xử các vụ án hình sự, việc áp dụng pháp
luật co Hên quan đến xét xử sơ thẩm, phúc thẩm... từ đó đưa ra những giải
pháp cho từng nhóm vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả xét xử các vụ án hình sự
trong bối cảnh cải cách tư pháp.
- Be tài đã chỉ ra được nhiều bất cập trong quy định của pháp luật TTHS
về thẩm quyền xét xử, giới hạn xét xử, thủ tục tố tụng tại phiên toà sơ thẩm,
phúc thảm, quyền hạn của Toà án phúc thẩm .. .trên cơ sở đó đề xuất những ý
kiến sửi đổi, bổ sung những quy định của BLTTHS hiện hành về các quy
định nà5.

7



Với những kết quả nghiên cứu nói trên, đê tài có thể được sử dụng như
là một tài liệu tham khảo có giá trị cho giảng viên và sinh viên tại các trường
đào tạo pháp luật cũng như các nhà nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn.
6. Kết cấu của đề tài: B tài có các chuyên đề nghiên cứu sau:
1. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
2. Giới hạn của việc xét xử sơ thẩm.
3. Một số quy định của BLTTHS về chuẩn bị xét xử sơ thẩm và hướng
hoàn thiện
4. Đổi mới thủ tục phiên toà sơ thẩm hình sự
5. Nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên toà xét xử sơ thẩm hình sự
6. Một sổ vấn đề về đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm vị án hình sự
7. Kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
8. Hoàn thiện quy định pháp luật về thủ tục phiên toà xét xử phúc thẩm
hình sự
9. Hoàn thiện pháp luật TTHS về thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm
10. Áp dụng, thay đổi huỷ bỏ biện pháp ngănchặn trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hình sự
1

rI ' 1

,*Ạ

/.

9

•»


r

rp

\

r

A

1 1. Thực tiên xét xử của các I oà án quânsự và
cao chất lượng, hiệu quả xét xử của Toà án quân sự.

8

^

A.

A

* 7* 1 /



một sô giải pháp nâng


PH Ầ N II

BÁO CÁO TỐNG THUẬT VẺ NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u ĐÈ TÀI

Đê tài “Hoàn thiện pháp luật tô tụng hình sự nhăm nâng cao hiệu quả xét
xử theo tinh thần cải cách tư pháp” được nghiên cứu vớicácchuyênđề sau:
* Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
* Giới hạn của việc xét xử sơ thẩm
* Một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sựvềchuẩn

bị xét xử sơ

thẩm và hướng hoàn thiện
* Đổi mới thủ tục phiên toà sơ thẩm hình sự
* Nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên toà xét xử sơ thẩm hình sự
* Một số vấn đề về đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm vị án hình sự
* Kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
* Hoàn thiện quy định pháp luật về thủ tục phiên toà xét xử phúc thẩm
hình sự
S/

* Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền
của Toà án cấp
..




.- —

phúc thẩm

* Áp dụng, thay đổi huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử
sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hình sự
* Thực tiễn xét xử của các Toà án quân sự và một số giải pháp nâng cao
chất lượng, hiệu quả xét xử của Toà án quân sự
Sau thời gian nghiên cứu theo mười nội dung của các chuyên đề liên
9


quan đến xét xử sơ thâm, phúc thấm, các tác giả của nhóm nghiên cứu đã thu
được những kết quả sau:
/. về thẩm quyền xét x ử sơ thấm vụ án hình sự, các tác giả của nhóm
nghién cứu thống nhất quan điểm là: Nghiên cứu về thẩm quyền xét xử sơ
thẩm của toà án có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tổ chức hệ thống các
cơ qian tiến hành tố tụng để thực hiện các hoạt động tố tụng nhằm giải quyết
vụ 11 khách quan toàn diện và đầy đủ, theo đúng tinh thần của nguyên tắc hai
cấp xét xử hiện nay. Nghiên cứu về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của toà án các
cấp theo quy định của pháp luật TTIỈS Việt Nam nhóm tác giả rút ra kết luận:
-

Luật TTHS Việt Nam dựa vào một số dấu hiệu nhất định của vụ án

hình Sự để phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho các cấp Toà án. Đó là
các cấu hiệu về tính chất nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm (loại tội
phạrr), nơi tội phạm được thực hiện và người thực hiện tội phạm, cá biệt như
ở Vitt Nam còn căn cứ vào hành vi phạm tội gây thiệt hại cho lĩnh vực quản
lý nhà nước nào để xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa TAND và
TAQi trong một số trường hợp nhất định. Dựa trên ba tiêu chí đã xác định
trên, ơháp luật tố tụng hình sự hiện hành Việt Nam phân định các loại thẩm
quyềi xét xử sau: Thẩm quyền xét xử theo sự việc: là loại thẩm quyền được
phân định giữa Tòa án cấp huyện và Toà án cấp tỉnh; thẩm quyền xét xử sơ

thẩm theo đổi tượng: là loại thẩm quyền được phân định giữa Toà án nhân
dân \à Toà án quân sự; thâm quyền xét xử theo lãnh thổ: là loại thẩm quyền
được phân định cho các Toà án tại các địa bàn quản hạt khác nhau căn cứ vào
nơi toi phạm được thực hiện hoặc nơi kết thúc việc điều tra. Việc phân định
các Uại thẩm quyền xét xử dựa theo các tiêu chí nêu trên là phù hợp với trình
độ tcchức và chuyên môn của Toà án trong thời điểm BLTTHS được ban
hàmhvà có hiệu lực.

10


-

Thực tiễn xét xử trong những năm gần đây cho thấy, mặc dù số lượng

vụ ár phải thụ lý xét xử ở cấp sơ thẩm ngày càng tăng nhưng tốc độ giải
quyết tại cấp xét xử này đã nhanh chóng hơn, lượng án tồn đọng ngày càng
hạn ciế. Đặc biệt, chất lượng xét xử ngày càng được nâng cao so với thời
gian tước, số lượng các vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo,
khánị. nghị có chiều hướng giảm so với trước đây. Nhờ chất lượng xét xử sơ
thẩm Igày càng đảm bảo nên lượng án bị xét xử phúc thẩm theo hướng không
chấp ihận kháng cáo, kháng nghị chiếm tỷ lệ cao so với số lượng án bị sửa, bị
hủy. -uợng án tồn đọng tại TAND cấp huyện và cấp tỉnh hàng năm nhìn
chunk có xu hướng ngày càng giảm (tính trung bình từ năm 2002 đến năm
2007 luợng án sơ thẩm tồn đọng ở TAND cấp huyện và cấp tỉnh vào khoảng
trên dưới 2% lượng án đã thụ lý), số lượng án sơ thẩm bị huỷ để điều tra lại
hoặc xét xử lại chiếm một tỷ lệ không đáng kể. Theo nhóm nghiên cứu thì
thẩm qiyền xét xử sơ thẩm theo sự việc của Toà án các cấp hiện nay quy định
tại Điềi 170 BLTTHS, về cơ bản là phù hợp và đã được chứng minh cụ thể
qua thục tiễn xét xử trong thời gian qua. Tuy nhiên, quá trình áp dụng đã cho

thấy có một số bất cập:
The nhất'. Bộ luật TTHS hạn chế quá nhiều trường hợp vụ án hình sự về
tội phạn ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm
trọng nà Toà án cấp huyện không được xét xử tại điểm c khoản 1 Điều 170
(21 tội phạm cụ thể). Trước đây năng lực tổ chức và trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ của cán bộ các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp huyện còn nhiều
hạn cht, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động còn thiếu thốn, nên quy định
như vậ' là phù hợp. Tuy nhiện, hiện nay năng lực thực tế của các cơ quan
tiến hàih tố tụng nói chung và cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp huyện nói
riêng ổí được nâng cao rất nhiều so với thời điểm BLTTHS có hiệu lực thi
hành. V 1 vậy, chúng tôi cho rằng đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia
11


quy dnh tại Chương 11 là các tội phạm liên quan đến sự vững mạnh cũng
như sự tồn vong của Nhà nước của chế độ và việc xử lý các tội phạm này đòi
hỏi piải có sự phổi hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ
quan hữu quan khác, đồng thời trong một sổ trường hợp cần đảm bảo bí mật
nhà ĩ ước; các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến
tranh quy định tại chương 24 BLHS là các tội phạm chưa từng được khởi tố,
điều *.ra, truy tố, xét xử ở Việt Nam kể từ khi quy định các tội phạm này tại
BLHS năm 1985 nên chưa có sự khảo nghiệm trong thực tế, hon nữa các tội
phạm nà) ít nhiều đều có liên quan đến các mối quan hệ và luật pháp quốc tế
vì vậy chúng thuộc phạm vi quốc gia, nên không thể giao cho cấp huyện giải
quyết đươc. Do vậy, quy định các tội phạm này không thuộc thẩm quyền xét
xử cùa Toà án cấp huyện là hoàn toàn phù hợp. Đối với các tội phạm quy
định tại điểm c khoản 1 Điều 170 BLTTHS, trong thời điểm hiện tại, các Toà
án cấp hiyện đã có khả năng xét xử hầu hết các tội phạm này, vì vậy chỉ nên
cịuy định Toà án cấp huyện kiiòng đưực xét xử một s tội phạm quy định tại 9
điều luật sau thay vì 21 Điều như hiện nay: Điều 172 tội vi phạm các quy

định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Điều 216 tội vi phạm các
quy định về điều khiển tàu bay; Điều 217 tội cản trở giao thông đường không;
Điều 21 £ tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không
đảm bảo in toàn; Điều 219 tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều
kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không; Điều 221 tội chiểm
đoạt tàu bay, tàu thuỷ; Điều 222 tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định
vể hàng ihông của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Điều 223 tội
điều khiêi phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước
Cộng hoi xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 263 tội cố ý làm lộ bí mật nhà
nước; tộimua bán, chiếm đoạt hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước.
Thú hai: về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp tỉnh và TAỌS
12


cấp Ouân khu, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quy định hiện nay của
BLTIHS về việc TAND cấp tỉnh và TAQS Quân khu xét xử những vụ án
khôn£ thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện và TAQS khu vực.
ĩuy rhiên, quy định việc TAND cấp tỉnh và TAQS cấp Quân khu có thể lấy
vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp dưới lên để xét xử như hiện nay là
chưa lợp lý, vì nếu quy định một cách chung chung như vậy dễ dẫn đến sự
tuỳ tièn trong áp dụng và trong thực tế sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết vụ
án do việc khi chuyển vụ án từ cấp dưới lên sẽ phải làm lại cáo trạng truy tố,
do đó hồ sơ vụ án sẽ phải chuyển qua lại nhiều lần giữa Toà án và VKS, mất
nhiều thời gian không cần thiết. Mặt khác, do chưa có sự giải thích, hưóng
dẫn về vấn đề này nên cũng khiến cho việc nhận thức và áp dụng trong thực
tiễn sẽ thó có sự thống nhất. Nhóm nghiên cứu cho rằng, nên bỏ quy định
việc TAND cấp tỉnh và TAQS cấp Quân khu có thể lấy vụ án thuộc thẩm
quyền của Toà án cấp dưới lên để xét xử và bổ sung vào khoản 1 Điều 170
BLTTKS (điểm d) một số trưừiig hựp vụ án hình sự mà tội phạm do một số
đổi tuợng nhất định thực hiện không thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp

huyện, ỉể ngay khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đã giao ngay cho cơ quan
điều tra cấp tỉnh điều tra từ đầu để đảm bảo sự thống nhất về thẩm quyền giữa
các cơ quan tiến hành tố tụng, tránh trường họp sau khi truy tố ra Toà án cấp
1

_

l

1 •



r

1A

1*

_

rr

_ '



*

_Ạ


.

«

_

ĩ .

t

r p

_
_


r

y ,

t



4?

huyện, Ọ1 án mới bị lây lên Toa án câp trên xét xử. Trước măt , đẽ đảm bảo
việc giã quyết vụ án được khách quan, với mô hình tổ chức Toà án theo
nguyên tắc hành chính - lãnh thổ như hiện nay, những vụ án hình sự mà tội

phạm d) các đối tượng sau đây thực hiện sẽ không thuộc thẩm quyền xét xử
của Toi án cấp huyện: Thẩm phán Toà án các cấp, KSV của VKS các cấp,
cán bộ ãnh đạo chủ chốt ở cấp huyện, người nước ngoài, người có chức sắc
cao troig tôn giáo, có uy tín cao trong các dân tộc ít người. Tuy nhiên, nếu
sau nà>chúng ta tổ chức lại hệ thống Toà án theo cấp xét xử và thẩm quyền
13


xét xử theo yêu cầu cải cách tư pháp vớí mô hình Toà án sơ thẩm khu vực
không lệ thuộc vào một đơn vị hành chính như hiện nay, thì việc xét xử các
đối tượng nói trên có thể giao cho các Toà án này vẫn đảm bảo việc xét xử
khách quan. Đen thời điểm đó, có thể bỏ điểm d của Điều 170 sửa đổi này.
Từ những phân tích trên, trong giai đoạn trước mắt nhóm nghiên cứu đề xuất
sửa đổi, bổ sung Điều 170 BLTTHS như sau:
Điều 170. Thẩm quyền xét xử của Toà án các cấp
1. Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm
những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm
trọng vàtội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây:
a. Các tội xâm phạm ninh quốc gia;
b. Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
c. Các tội quy định tại các Điều 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223
và 263 của Bộ luật hình sự.
d. Các tội mà người thực hiện tội phạm là: Thẩm phán, Kiểm sát viên,
Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp huyện, người nước ngoài, người
có chức sắc cao trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong các dân tộc ít người.
2. Toà án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về
những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện,
Toà án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những
tội phạm không thuộc thẩm quyền của Toà án quân sự khu vực.
v ề thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ, theo quy định tại đoạn 3 Điều 171

BLTTHS, trưòng hợp bị cáo phạm tội ở nước ngoài bị đưa về nuớc xét xử,
nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự thì do TAQS cấp quân khu
trờ lên xét xử theo quyết định của Chánh án TAQS Trung ương. Chúng tôi
14


cho ràng quy định như vậy là chưa chính xác, bởi lẽ hiện nay theo quy định
của BLTTHS, không có một cấp TAQS nào cao hơn TAQS cấp Quân khu có
thẩm quyền xét xử sơ thẩm cả, vì ngay từ năm 2000 chúng ta đã bỏ quy định
về thầm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm của Toà hình sự
TANDTC tối cao và TAQS Trung ương. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị bỏ hai
từ “ trở lên” tại đoạn này, và đoạn ba Điều 171 BLTTHS sẽ có nội dung sau:
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài, nếu thuộc thâm quyền xét xử của Toà án quân
sự thì do Toà án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án
toà án quân sự Trung ương.
Đối với tội phạm xảy ra trên tàu bay, tài biển, khi tàu bay tàu biển đã rời
khỏi sân bay, bến cảng Việt Nam, BLTTHS hiện hành quy định thuộc thẩm
quyền xét xử của Toà án nơi có sân bay, bến cảng mà tàu bay, tàu biển trở về
đầu tiên c trong nước hoặc Tòa án nơi tàu bay, tàu biển đó đăng ký. Quy định
như vậy dễ dẫn đến việc tranh chấp hoặc đùn đẩy lẫn nhau giữa các Toà án
nói trên. Vlặt khác, việc quy định cả Toà án nơi đăng ký tàu bay, tàu biến có
thẩm qu>ền xét xử chắc chắn sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, thu thập
chứng cứ vì thực tế nếu có tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển mà ngưòi
phạm tội bị bắt quả tang hay khẩn cấp thì khi tàu bay, tàu biển trở về sân bay,
bến cảng đầu tiên ở trong nước, do không có thẩm quyền điều tra vụ án nên
người chi huy tàu bay, tàu biển phải bàn giao ngay người bị bắt cho cơ quan
điều tra có thẩm quyền, chính là cơ quan điều tra sở tại, cho nên thực chất
hoạt độnj điều tra ban đầu như: lập biên bản phạm tội quả tang, biên bản
nhận ngiừi bị bắt, nhận bàn giao vật chứng (nếu có) đã được thực hiện ngay
khi cơ qian điều tra nhận người bị bắt. Vì vậy, nhóm nghiên cứu cho ràng

không nêi quy định cho Toà án nơi tàu bay, tàu biển đăng ký có thẩm quyền
xét xử cá: tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay tàu biển đã rời
khỏi sân )ay, bến cảng Việt Nam để xác định nhanh chóng thẩm quyền điều
15


tra đối với các tội phạm này, nhằm giải quyết kịp thời, chính xác vụ án. Do
vậy, cằn sửa đổi điều 172 BLTTHS như sau:
Điểu 172. Thẩm quyền xét xử những tội phạm xảy ra trên tàu hay tàu
biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài
không phận hoặc lãnh hải của Việt Nam.
Những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải Việt
Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án Việt Nam, nơi có sân bay hoặc bến
cảng trở vể đầu tiên ở trong nước
Quy định của BLTTHS về thủ tục rút gọn trong việc điều tra, truy tố, xét
xử sơ thẩm đối với các vụ án có đủ các điều kiện quy định tại Điều 319 Bộ
luật này là rất cần thiết, vì sẽ giúp cho việc giải quyết nhanh các vụ án đơn
giản, chúng cứ rõ ràng, người phạm tội bị bắt quả tang, ...Theo nhóm nghiên
cứu, với các điều kiện mà BL TTHS quy định cho việc áp dụng thủ tục rút
gọn, khôĩ g cần thiết phải lập HĐXX như trong các vụ án xét xử theo thủ tục
chung như quy định hiện nay để việc xét xử sơ thẩm được nhanh chóng, nên
cơ cấu mot Thẩm phán xét xử là phù hợp.
Quy định tại Điều 318 và khoản 5 Điều 324 BLTTHS năm 2003 đã
khẳng ứịrh thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng ở giai đoạn xét xử sơ thẩm. Tuy
nhiên, hiẹn nay có nhiều ý kiến cho rằng thủ tục rút gọn nên được áp dụng cả
ở giai đom xét xử phúc thẩm đối với loại án đã được áp dụng thủ tục rút gọn
ở giai đom sơ thẩm. Theo chúng tôi, các ý kiến đó có nhiều điểm hợp lý, vì:
Th ứ nhất, việc bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị
thông thuờng sẽ không làm cho tính chất của vụ án phức tạp thêm so với thời

điểm VKS ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, vì chỉ khi vụ án đảm bảo
các điềiu đện quy định tại Điều 319 BLTTHS, Cơ quan điều tra mới đề nghị
16


áp dụng thủ tục rút gọn và VKS phải nghiên cứu, cân nhắc rất kỳ càng trước
khi ra quyết định áp dụng thủ tục này.
f

*

Thứ hai, việc xét xử

thẩm trong trường hợp này không đòi hỏi

nhiều thời gian như trong các vụ án áp dụng thủ tục tố tụng thông thường ở
giai đoạn sơ thâm. Bởi lẽ, ngoài việc đê được áp dụng thủ tục rút gọn các vụ
án thường ít bị can, bị cáo, tình tiết vụ việc rõ ràng, trong quá trình tố tụng ở
giai đoạn sơ thẩm, nếu có những tình tiết diễn biến làm phức tạp thêm tính
chất của vụ án thì các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩm đã có những
quyết định cần thiết để không tiếp tục áp dụng thủ tục rút gọn đối với vụ án
này nừa;
Thứ ba, giả sử có những sai lầm hoặc vi phạm ở cấp sơ thẩm khiến cho
vụ án bị xét xử sai thì việc làm rõ để sửa chữa những sai lầm, vi phạm ấy
cũng không mất nhiều thời gian so với các trường hợp thông thường, do
những điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn đối với vụ án cho phép nhanh chóng
xác định các tình tiết thực tế của nó. Mặt khác, khi xét xử phúc thẩm, nếu toà
án cấp phúc thẩm xét thấy có sự vi phạm nghiêm trọng các quy định của
BLTTHS về các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn cũng như các quy định
chung khác, HĐXX có quyền ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm, trả hồ sơ cho

cấp sơ thẩm điều tra lại để xét xử vụ án theo thủ tục thông thường. Nếu sửa
đổi, bổ sung theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn cho cả giai
đoạn xét xử phúc thẩm, thì sẽ giúp cho Toà án cấp phúc thẩm (Tòa án cấp
tỉnh) tiết kiệm được nhiều thời gian hơn để tập trung vào xét xử sơ thẩm các
vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của mình và xét xử phúc thẩm những vụ án
khác phức tạp, nghiêm trọng, nhờ đó hạn chế tình trạng tồn đọng án tại cấp
xét xử này.
Từ những lý do đã phân tích ở trên, nhóm nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bồ

17

TRUNG TÂMTHÔNGTIN THƯV IỆ N
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ N'V
PHÒNG ĐỌC i M Q.


sung Điều 318, Điều 324 BLTTHS theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng thủ
tục này như sau:
Điều 318. Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn
Thủ tục rút gọn đối với việc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thâm
được áp dụng theo quy định của chương này, đồng thời theo những quy định
khác của Bộ luật này không trái với những quy định của chương này.
Chúng tôi cũng đề nghị bỏ quy định ở khoản 5 Điều 324 BLTTHS đoạn
nói về “ Việc xét xử phúc thẩm ... đối với vụ án đã xét xử sơ thẩm theo thủ tục
rút gọn được tiến hành theo thủ tục chung ” và tách khoản này ra thành hai
khoản khác nhau trong một điều luật mới (Điều 324a) với nội dung như sau:
Điều 324a. Việc xét xử phúc thâm và việc giám đốc thẩm, tái thâm đối
với vụ án được xét xử theo thủ tịc rút gọn
1. Việc xét xử phúc thẩm đổi với vụ án đã xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút
gọn được tiển hành trong thời hạn mười ngày kể từ khi nhận hồ sơ vụ án;

phiên toà phúc thẩm được tiến hành theo thủ tục chung.
2. Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục
giảm đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ án đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm theo thủ
tục rút gọn được tiến hành theo thủ tục chung.
2.

về giới hạn xét x ử của Toà án, Điều 196 BLTTHS năm 2003 quy

định về giới hạn xét xử như sau: “ Toà án chỉ xét xử những bị cáo và những
hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và Toà án đã quyết định
đưa vụ án ra xét xử.
Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát
đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn
tội mà Viện kiểm sát đã truy tố”
18


So sánh với quy định về giới hạn xét xử tại Điều 170 BLTTHS năm
198$, nhóm nghiên cứu cho rằng, quy định tại Điều 196 BLTTHS hiện hành
về ^iới hạn xét xử của Toà án cụ thể và hợp lý hơn. Tuy nhiên, cũng giống
với |uy định tại BLTTHS năm 1988, giới hạn xét xử theo quy định hiện hành
vẫn không cho phép Toà án xét xử bị cáo theo tội danh khác nặng hơn tội
darủ mà VKS đã truy tố là chưa thật phù hợp, vì:
Thứ nhất, Hiến pháp năm 1992 quy định nhiệm vụ của TAND và
VKSND là thống nhất. Tuy nhiên, chức năng của hai cơ quan tiến hành tố
tụng này là khác hẳn nhau và độc lập với nhau: VKSND có chức năng thực
hàrủ quyền công tố nhà nước và kiểm sát việc tuan theo pháp luật trong hoạt
động tư pháp; TAND có chức năng xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành
chính, lao động, kinh tế theo quy định của pháp luật. Do vậy, trong phạm vi
chức năng của mình, các cơ quan nói trên thực hiện nhiệm vụ của mình một

cách độc lập.
Thứ hai, một nguyên tắc cơ bản của TTHS là: Cơ quan điều tra, VKS,
Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án
một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định
bị can. bị cáo có tội hoặc vô tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm
hình sư của họ. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành
tố tụng, bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc có nghĩa vụ chứng minh là
mình Vô tội. Việc xác định bị cáo có phạm tội hay không, phạm tội gì thuộc
trách rhiệm của Toà án (HĐXX) tại phiên toà xét xử,theo nguyên tẳc Thẩm
phán, Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nếu việc kết tội không
chính <ác, bị cáo có quyền kháng cáo, VKS có quyền kháng nghị để xét xử
lại theo thủ tục phúc thẩm.
Tĩứ ba, công cuộc cải cách tư pháp đang tiến hành theo tinh thần các

19


Nghị |uyêt sô 08-NQ/ TW ngày 02- 01 - 2001 cùa Bộ Chính trị vê một sô
nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49 NQ/ 7W ngày 02- 6 -2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp
đến nàm 2020. Theo đó, cũng , xác định: “Khi xét xử,.. Thẩm phán và Hội
thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của Toà án phải căn
cứ chu vếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ,
toàn đện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo,
nhân chưng, nguyên đon, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp
để ra ih3ng bản án, quyết định đụng pháp luật, có sức thuyết phục và trong
thời han do pháp luật quy định”, và “ Phân biệt rõ thẩm quyền quản lý hành
chính vưi trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp
theo hương tăng thẩm quyền và trách nhiệm cho... Thẩm phán để họ chủ
động ừoig thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước
pháp luậ về các hành vi và quyết định tố tụng của mình”.

Từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu đề nghị sửa đổi quy định tại Điều
196 BL7THS như sau: “ Toà án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi mà
Viện kiém sát truy tố và Toà án đã quyết định đưa ra xét xử”. Đồng thời, bổ
sung vàí Điều 179 BLTTHS một căn cứ để Toà án trả hồ sơ để điều tra bổ
sung vở. nội dung sau: “có căn cứ cho rằng bị can phạm một tội khác nặng
hơn tội lanh mà Viện kiểm sát đã truy tổ
3.

ĩề việc chuẩn bị xét x ử sơ thẩm, chuẩn bị xét xử có ý nghĩa rất quan

trọng đố với việc giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án. Thực tiễn cho thấy,
trong giả đoạn chuẩn bị xét xử đã xuất hiện một số vấn đề phức tạp xung
quanh CIC vấn đề như: việc Toà án trả hồ sơ để điều tra bổ xung, tạm đình chỉ
vụ án ...cần nghiên cứu làm rõ để có hướng khắc phục.
Đi' 1 179 BLTTHS quy định Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho

20


Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong những trường hợp sau đây:
Thứ nhất, khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ
án mà không thể bổ sung tại phiên toà được; Việc BLTTHS không quy định
cụ thể thế nào là chứng cứ quan trọng đổi với vụ án nên trong thực tế còn có
những cách hiểu khác nhau và lúng túng trong việc áp dụng trả hồ sơ theo căn
cứ này. Thực tế, việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung để thu thập chứng cứ quan
trọng đối với vụ án thường là các trường hợp cụ thể sau đây: Xác định chứng
cứ buộc tội đối với bị can; chứng cứ để thay đổi tội danh đối với bị can;
chứng cứ để thay đổi khung hình phạt đối với bị can; chứng cứ để chứng
minh động cơ, mục đích, vị trí, vai trò của bị can trong vụ án; yêu cầu tiến
hành thực nghiệm điều tra, trưng cầu giám định

Thứ hai, khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có
người đồng phạm khác. Thế nào là tội phạm khác cũng không được quy định
rõ trong BLTTHS nên hiện nay cũng còn lúng túng trong việc áp dụng. Tội
phạm khác là tội phạm mà hành vi phạm tội của bị can đã được VKS truy tố
bằng bản cáo trạng có trong hồ sơ vụ án nhưng Tòa án lại cho rằng hành vi
mà bị can bị truy tố không cấu thành tội như VKS đã truy tố. Ví dụ, VKS truy
tố bị can về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo
quy định tại Điều 95 BLTTHS nhưng khi nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị xét xử
Thẩm phán lại cho rằng hành vi của bị can cấu thành tội giết người theo quy
định tại Điều 93 BLTTHS hoặc ngược lại. Tội khác cũng có thể là tội chưa
được VKS truy tố như có căn cứ xác định ngoài hành vi phạm tội đã bị VKS
truy tố còn có căn cứ để khẳng định rằng bị can còn có hành vi phạm tội khác
và hành vi này cấu thành một tội khác độc lập với tội đã bị VKS truy tố. Tuy
nhiên, nếu có căn cứ để cho rằng bị can phạm một tội khác thì tùy từng
trường hợp Tòa án vẫn có thể quyết định đưa vụ án ra xét xử. Đối với tội
phạn mới phát hiện Tòa án đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố và giải
21


quyét bằng một vụ án khác. Ngoài ra về kỹ thuật lập pháp Điều 179 BLTTHS
quy định

. .bị cáo phạm một tội khác” là không chính xác. Theo quy định tại

khoan 1 Điều 50 BLTTHS thì “Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa
ra xét xử”. Như vậy, trong trường hợp ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ
sung khi chuẩn bị xét xử, thời điểm chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử,
người bị VKS truy tố lúc này chỉ có tư cách là bị can.
Thứ ba, khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. BLTTHS
không quy định thế nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nhưng có thể

hiểu vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là trường hợp BLTTHS quy định
bắt buộc phải tiến hành hoặc tiến hành theo thủ tục đó, nhưng cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng bỏ qua hoặc thực hiện không đúng xâm
phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên
đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
hoặc làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan, toàn diện.
Do không nghiên cứu kĩ hồ sơ vụ án nên trong thực tiễn còn có trường
hợp Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nhưng vấn đề cần
điều tra bổ sung đã được thu thập và có trong hồ sơ vụ án. Có trường hợp do
vụ án phải điều tra bổ sung nhiều lần nên trong hồ sơ vụ án có nhiều bản cáo
trạng chác nhau nhưng do nghiên cứu hồ sơ không kĩ nên Thẩm phán đã
quyết định đưa vụ án ra xét xử theo bản cáo trạng cũ.
Theo số liệu thống kê từ năm 2005 đến năm 2007 trong số các vụ án mà
Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung có 63,03% vụ án được trả vì lý do cần
xem xát thêm những chứng cử quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ
sung tii phiên tòa được; 13,15% vụ án trả hồ sơ để khởi tố bổ sung; 13,08%
vụ án rả vì có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và 10,75% số vụ án được
trả vì ý do khác. Như vậy, phần lớn các vụ án Tòa án ra quyết định trả hồ sơ

22


×