Tải bản đầy đủ (.pdf) (351 trang)

Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn xây dựng hệ tiêu chí đánh giá nội dung, hình thức bài và quy trình biên tập của tạp chí luật học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.13 MB, 351 trang )


TRƯỜNG ĐẠI
HỌC
LUẬT
HÀ NỘI





ĐÈ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẮP c o SỞ

NGHIÊN CỨU CO SỞ LÍ LUẬN VÀ THỤC TIỀN
XÂY DỤNG
HỆ TIÊU

• CHÍ ĐÁNH GIÁ NỘI DƯNG,

HÌNH THÚC BÀI VÀ QƯY TRÌNH BIÊN TẬP
CỦA TẠP CHÍ LUẬT HỌC






Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Thái Duong
Thu' kí đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Lan

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHÒNG ĐỌC ỎA X

HÀ NỘI - 2014

'


TT 1

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ, ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

n
X
© c '
& á,
2 Ị

OANH SÁCH CỘNG
TÁC VIÊN 1 HAM GIA THỤC
HIỆN
ĐÈ TÀ ỉ




1.


TS. Trần Thái Dương

Trưởne Phòna biên tập sách và trị sự
tạp chí Trường đại học luật Hà Nội.
Thư kí toà soạn Tạp chí luật học

1,2,4

2.

ThS. Nguyễn Hoàng Lan

Phó trưởng phòna Biên tập sách và trị
sự tạp chí Trườna đại học luật Hà Nội

3,6

3.

ThS. Nguyễn Thị Thu

Biên tập viên Phòng biên tập sách và trị
sự tạp chí, Trường đại học luật Hà Nội

4,5

4.

ThS. Hoàng Quỳnh Hoa


Biên tập viên Phòne biên tập sách và trị
sự tạp chí, Trường đại học luật Hà Nội

5

5.

ĐỖ Thị Hiển

Chuyên viên Phòng biên tập sách và trị
sự tạp chí, Trường đại học luật Hà Nội

6

6.

Nguyễn Thị Thu Huyền

Chuyên viên Phòng biên tập sách và trị
sự tạp chí, Trường đại học luật Hà Nội

7

7.

Nguyễn Thị Hải Đường

Chuyên viên Phòng biên tập sách và trị
sự tạp chí, Trường đại học luật Hà Nội


7

8.

TS. Tô Văn Hoà

Giảng viên Khoa hành chính-nhà nước,
Trường đại học luật Hà Nội

8

9.

TS. Nguyễn Văn Quang

Trưởng phòng Họp tác quốc tế, Trường
đại học luật Hà Nội

9

10. PGS.TS. Bùi Đăng Hiếu

Giám đốc Trung tâm đảm bảo chất lượng
đào tạo, Trường đại học luật Hà Nội

10

11. TS. Phan Thị Lan Hương Phó trưởng phòng Hợp tác quốc tế,
Trường đại học luật Hà Nội


11

12. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị

Nghiên cứu viên cao cấp Viện nhà nước
và pháp luật; Phó trưởng khoa Khoa công
tác xã hội, Học viện khoa học xã hội
(Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam)

12

13. PGS.TS. Trương Đắc Linh Tổng biên tập Tạp chí khoa học pháp lí
Trường đại học luật TP. Hồ Chí Minh

13

14. TS. Đặng Vũ Huân

Tổng biên tập Tạp chí dân chủ và pháp luật

14

15. ThS. Bùi Thị Huyền

Biên tập viên Tạp chí dân chủ và pháp luật

14

16. TS. Nguyễn Hoàng Thanh


Trưởng Phòng biên tập Tạp chí nghiên
cứu lập pháp

15


M ỤC LỤC
ang

PHẦN THÚ NHẢT: BÁO CÁO TỎNG THUẬT KẺT QUẢ
NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI

1

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Tình hình nahiên cứu đê tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Các sản phẩm của đề tài
Cơ cấu Báo cáo tổng thuật kết quả nghiên cứu đề tài

1
1

4
5
5
5

6
6

NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u
Những vấn đề về nội dung bài tạp chí
Những vấn đề về hình thức bài tạp chí
Những vấn đề về quy trình biên tập tạp chí
Kết luận

7
7
19
37
48

HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NỘI DƯNG, HÌNH THỨC BÀI VÀ
QUY TRÌNH BIÊN TẬP CỦA TẠP CHÍ LUẬT HỌC

50

Hệ tiêu chí đánh giá nội dung, hình thức bài
Quy trình biên tập

50
56

PHẦN THỬ HAI: CÁC CHUYÊN ĐẺ

Vị trí, vai trò của Tạp chí luật học - Những vấn đề đặt ra và hướng
phát triển hiện nay

Những vấn đề lí luận về nội dung bài Tạp chí luật học
Những vấn đề lí luận về hình thức bài Tạp chí luật học
Những vấn đề lí luận về quy trình biên tập của Tạp chí luật học

69
92
110

137

Thực trạng về nội dung bài của Tạp chí luật học

157

Thực trạng hình thức bài của Tạp chí luật học
Thực trạng quy trình biên tập của Tạp chí luật học

171
190

Yêu cầu về nội dung, hình thức bài của một số tạp chí chuyên
ngành luật ở Anh, Hoa Kỳ và kinh nehiệm cho Tạp chí luật học
Yêu cầu về nội dung, hình thức bài và quy trình biên tập của một sô
tạp chí chuyên ngành luật ở úc và kinh nghiệm cho Tạp chí luật học


10.

Yêu cầu về nội dung, hình thức bài và quy trình biên tập của một sô
tạp chí chuyến nsành luật ở Nsa và kinh nghiệm cho Tạp chí luật học


224

11.

Yêu cầu về nội dung, hình thức bài và quy trình biên tập của một
số tạp chí chuyên ngành luật ở NhậL Bản và kinh nehiệm cho Tạp
chí luật học
Yêu cầu về nội duns, hình thức bài và quy trình biên tập cùa
Tạp chí nhà nước và pháp luật
Yêu cầu về nội dung, hình thức bài và quy trình biên tập của Tạp
chí khoa học pháp lí
Yêu cầu về nội dung, hình thức bài và quy trình biên tập của Tạp
chí dân chủ và pháp luật
Yêu cầu về nội d u n a . hình thức bài và quy trình biên tập của Tạp chí
nghiên cứu lập pháp

231

12.
13.
14.
15.

237
242
253
268

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


286

PHỤ LỤC

289


PHẦN THỨ NHẤT

BÁO CÁO TÒNG THUẬT
KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u ĐÈ TÀI


PHẦN THỨNHẨT

BÁO CÁO TỔNG THUẬT
KẾT QUẢ NGHIÊN

cứu ĐÈ TÀI


PHẦN THỨ NHÁT
BÁO CÁO TỎNG THUẬT KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u ĐÊ TÀI

1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Là cơ quan báo chí của Trường đại học luật Hà Nội (theo quy hoạch hệ
thống các cơ quan báo chí thuộc Bộ tư pháp), trực tiếp phục vụ hoạt động đào

tạo, nghiên cứu khoa học của Trường - một trong hai trường đại học được
Nhà nước đầu tư xây dựng thành trường trọng điếm đào tạo cán bộ về pháp
luật hiện nay,(1) Tạp chí luật học có vị trí, vai trò rất quan trọng. Tạp chí có
tôn chỉ, mục đích là đăng tải kết quả các công trình nghiên cứu khoa học của
các cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường, phổ biến kinh nghiệm giảng dạy,
nghiên cứu khoa học pháp lí ở trong và ngoài nước; tuyên truyền đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo cán bộ pháp luật. Hoạt động của
Tạp chí bám sát các nhiệm vụ theo định hướng nội dung, chương trình đào
tạo, nghiên cứu khoa học của Trường. Nội dung các bài tạp chí tập trung
nghịên cứu cơ sở khoa học, đánh giá quy định và thực tiễn thực hiện pháp
luật; phản ánh sâu sắc quá trình phát triển của hệ thống pháp luật, những sự
kiện chính trị, pháp lí lớn của đất nước nói chung, của ngành tư pháp cũng
như của Trường đại học luật Hà Nội nói riêng; các mô hình lí thuyết, kinh
nghiệm xây dựng, thực hiện pháp luật, đào tạo, nghiên cứu luật học của các
nước trên thế g iớ i... Là tạp chí khoa học của Trường đại học luật Hà Nội - cơ
sở đào tạo luật lớn nhất trong cả nước, bản sắc riêng của Tạp chí luật học chắc
chắn cũng phải gắn với vị thế, đặc điểm và thế mạnh riêng trong hoạt động
đào tạo, nghiên cứu của nhà trường. Gần 20 năm qua kể từ ngày thành lập và
chính thức đi vào hoạt động, Tạp chí đã và đang có nhũng đóng góp tích cực

(1). Theo Quyết định của Thù tướng Chính phủ số 549/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013, Trường đại học luật Hà
Nội và Trường đại học luật Thành phố Hô Chí Minh được đẩu tư xây dựng thành các trường trọng điểm quốc gia đào tạo
cán bộ về pháp luật.

1


vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của nhà trường.(1) Từ năm 2006,
Tạp chí đã được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước xếp vào danh mục các
tạp chí khoa học chuyên ngành luật có bài được tính điểm công trình với điểm

sổ cao (từ 0 đến 1,0).
Đe thực hiện được tôn chỉ mục đích, góp phần tích cực vào sự nghiệp
đào tạo cán bộ pháp luật, nghiên cứu khoa học pháp lí của Trường, các bài
Tạp chí luật học cần phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định cả về nội
dung và hình thức đồng thời cũng phải tuân theo quy trình hợp lí, khoa học,
chuyên nghiệp, hiệu quả. Yêu cầu về nội dung, hình thức và quy trình biên tập
là những vấn đề gắn bó hữu cơ, bảo đảm chất lượng đầu ra là sản phẩm bài
tạp chí được đăng tải nhằm phục vụ bạn đọc tốt nhất, bảo đảm uy tín khoa học
của Tạp chí và tác giả có bài được đăng.
Để có được bài tạp chí đảm bảo chất lượng, đòi hỏi người nghiên cún
viết bài không chỉ nắm vững, có sáng tạo về tri thức khoa học pháp lí, yêu cầu
về nội dung đối với từng loại bài mà còn phải có cách xây dụng kết cấu phù
hợp, cách diễn đạt logic; tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về ngôn ngữ, hình
thức trình bày, cách trích dẫn, nguồn tài liệu tham khảo... Bên cạnh đó, khoa
học pháp lí là một trong những lĩnh vực khoa học đòi hỏi sự chính xác cao
trong việc sử dụng ngôn ngữ, tránh tình trạng gây khó hiểu hoặc hiểu không
đúng từ phía độc giả, dẫn đến những nhận thức và hành vi sai lệch, vi phạm
'pháp luật. Ngoài ra, định hướng dư luận, tạo diễn đàn trao đối trong môi
trường học thuật, hướng dẫn, khuyến khích hành vi tích cực cũng là chức
năng ngày càng được đề cao đối với các tạp chí khoa học chuyên ngành
luậtnói chung và Tạp chí luật học nói riêng hiện nay.
Trên thực tế hiện nay ở Việt Nam, các cơ quan báo chí thường tự ấn
định

cầu về nội dung, hình thức bài và quy trình biên tập, không căn cứ

vàơ qay định thống nhất mà mỗi báo, tạp chí đưa ra quy định riêng. Đen nay
(I). INếutính từ số đầu tiên ra mắt bạn đọc (số 1/1994) đến số 8/2014, Tạp chí luật học đã xuất bàn và phát hành được
tổng số 88 ấn phẩm định kì, đặc san và bộ lổng mục lục. Trong đó có: 171 số định kì (152 số thường và 19 số chuyên
dề); 15 đlc san; bộ tổng mục lục 10 năm (1994 - 2004); bộ tồng mục lục 20 nãm (] 994 - 2014).


2


tuy có khá nhiều quan điểm, cách thức xác định những yêu cầu về nội dung,
hình thức và quy trình biên tập báo chí, xuất bản nói chung ở ngoài và trong
nước nhưng chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách đầy đủ,
toàn diện cơ sở khoa học trong việc xác định yêu cầu về nội dung, hình thức
bài và quy trình biên tập tạp chí khoa học chuyên ngành luật. Đó cũng là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng không thống nhất về nội dung và hình thức
bài giữa các cơ quan báo chí nói chung, các tạp chí khoa học chuyên ngành
luật nói riêng, thậm chí còn có tình trạng khôn? thông nhât giữa các bài, các
số ngay trong cùng một tạp chí.
Qua báo cáo hoạt động nghiệp vụ của Tạp chí luật học cho thấy vẫn còn
nhiều bài gửi đến phải qua trao đổi nhiều lần giữa toà soạn với tác giả để
chỉnh sửa, hoàn thiện không chỉ về nội dung tư tưởng, học thuật mà còn cả về
cách kết cấu, diễn đạt, trích dẫn, ngữ pháp, chính tả... Thậm chí không ít bài
còn có nội dung đơn giản, sơ sài... không đáp ứng được yêu cầu cơ bản đối
với một bài nghiên cứu khoa học. Bên cạnh yêu cầu về nội dung và hình thức
bài Tạp chí luật học, để hoạt động của Tạp chí ngày càng chuyên nghiệp hơn,
quy trình biên tập của Tạp chí cũng cần phải được hoàn thiện. Trên thực tế,
quy trình biên tập của Tạp chí luật học chưa được quy định chính thức và
chưa thực sự bao quát hết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện, chưa
có bộ công cụ hỗ trợ cho việc thẩm định, biên tập, duyệt đăng bài. Mặt khác,
các phương án áp dụng công nghệ thông tin, truyền thông hay các phương án
đơn giản, rút gọn quy trình để tiết kiệm thời gian, công sức trong hoạt động
này cũng chưa được chú trọng. Bởi vậy, hiện nay việc thấm định, biên tập,
duyệt đăng bài trên Tạp chí phải trải qua nhiều khâu, liên quan đến nhiều chủ
thể, mất khá nhiều thời gian và công sức.
Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, để Tạp chí luật học

phát triển bền vũng, đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích của mình, tiếp tục nâng cao
chất lượng các bài đăng, việc học tập kinh nghiệm của các tạp chí khoa học
chuyên ngành luật có uy tín ở ngoài và trong nước là cần thiết. Điều này làm
3


tăng thém tính chuyên môn khoa học của Tạp chí luật học, mở rộng diện độc giả,
ở phạm vi trong nước và nước ngoài, thông qua hoạt động trao đôi kết quả nghiên
cứu, đăng bài với tạp chí của các cơ sở đòo tạo nghiên cứu luật học các nước...
Những phân tích trên cho phép khẳng định việc nghiên cứu cơ sở lí luận
và thực tiễn nhàm cung cấp các luận cứ khoa học để tiêu chuẩn hoá nội dung,
hình thức bài và quy trình biên tập, xây dựng hệ tiêu chí đánh giá bài, quy
trình biên tập của Tạp chí là yêu cầu có tính cấp thiết hiện nay.
1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Neu nhìn ở phạm vi rộng có thể thấy hiện đã có rất nhiều công trình
nghiên cún và cũng có khá nhiều quy định cụ thể về tiêu chuẩn nội dung, hình
thức đối với các sản phẩm khoa học khác nhau như đề tài khoa học, luận án,
luận văn... Bên cạnh đó cũng có khá nhiều tác giả với nhũng công trình
nghiên cứu về nghiệp vụ xuất bản, báo chí nêu cơ sở xác định các yêu cầu về
nội dung tư tưởng, hình thức trình bày tác phấm báo chí nói chung hoặc quy
trình biên tập của toà soạn.(1)Tuy vậy, đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có công
trình nào đề cập trực tiếp yêu cầu về nội dung, hình thức bài và quy trình biên
tập tạp chí khoa học chuyên ngành luật. Việc nghiên cứu ngôn ngữ khoa học
pháp lí và ngôn ngữ báo chí chuyên ngành luật vẫn chưa được quan tâm đúng
mức. Đen nay, trong lĩnh vực ngôn ngữ khoa học pháp lí, mới chỉ có một vài
công trình nghiên cứu so sánh ngôn ngữ văn bản pháp luật thông qua các văn
bản luật đơn lẻ hoặc nhóm văn bản của ngành, lĩnh vực luật cụ thể.(2)
Đối với Tạp chí luật học, sau gần 20 năm hoạt động cũng mới chỉ có
một vài bài báo, chuyên đề nghiên cứu đề cập vấn đề hoạt động của Tạp chí,(3)

chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về cơ sở khoa học xác định
yêu cầu về nội dung, hình thức bài đăng. Trong khi đa số các tờ báo lớn, có
(1).Xem: Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, 2001; Nguyễn Tri Niên, Ngôn ngữ báo chi, Nxb.
Khoa hỌ 'C xã hội, Hà Nội, 2004; Nguyễn Đức Dân, Ngôn ngữ báo chí - Những vấn đề cơ bản, Nxb. Giáo dục, Hà Nội 2007...
(2).Ví dụ: Dương Thị Hiền, Phân tích ngôn ngữ văn bàn pháp luật qua văn bàn Hiến pháp Hoa Kỳ và Hiến pháp Việt Nam,
Luận ấn tiến sĩ ngôn naữ học, Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội, 2008; Nguyễn Thị Hà, Khạo sát chức năng văn bàn quàn li
nhà nưỏrc qua phương pháp phân tích diễn ngôn, Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học, Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội, 2010;...
(3). Trần Thái Dương, Dôi mới hoạt động cùa Tạp chi luật học đàm bào hiệu quả đôi mới phương pháp đào tạo bậc đại
học ờ Trường đại học luật Hà Nội hiện nay (chuyên đề thuộc Đề tài cấp bộ: Đổi mới phương pháp đào tạo luật bậc đại
học trêra cơ sờ thực tiễn của Trường đại học luật Hà Nội; Viện khoa học pháp lí Bộ tư pháp, Hà Nội, 2004).

4


uy tín trên thế giới, đặc biệt là các tạp chí nghiên cứu khoa học của. các trường
đại học danh tiếng đều có quy định về nội dung và hình thức bài dựa trên căn
cử khoa học và đều được đăng tải công khai đê việc cộng tác và theo dõi được
thực hiện một cách thuận lợi.(1) Thêm vào đó, về quy trình thẩm định, duyệt
đăng bài trên Tạp chí luật học. chưa có công trình nghiên cún hay khảo sát
thực tế nào làm cơ sở khoa học để đưa ra quy định phù họp.
Tình hình nghiên cứu như trên càng cho phép khẳng định về tính cần
thiết và cấp bách của việc triển khai nghiên cứu đề tài này.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu cơ sở khoa học (lí luận và thực tiễn) xác định các yêu cầu
về nội dung, hình thức bài và quy trình biên tập của Tạp chí luật học; đề xuất
phương hướng và giải pháp tiêu chuẩn hoá nội dung, hình thức bài và quy
trình biên tập, xây dựng hệ tiêu chí đánh giá bài và quy trình biên tập với tính
cách là bộ công cụ tác nghiệp của Tạp chí, thông qua đó nâng cao chất lượng
bài, tính chuyên nghiệp, hiện đại trong hoạt động của Tạp chí luật học.

1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung vào các yêu cầu về nội dung, hình thức bài và quy trình
biên tập của Tạp chí luật học thông qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn
một sổ tạp chí khoa học chuyên ngành luật ở ngoài và trong nước.
1.5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Các phương pháp cơ bản sau đây được sử dụng để nghiên cứu đề tài:
- Phương pháp phân tích, so sánh: Nghiên cứu nhũng vấn đề cơ sở lí
luận của việc xác định các yêu cầu nội dung, hình thức bài và quy trình biên
tập tạp chí; liên hệ các quan điểm khác nhau về những vấn đề có liên quan.
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Nghiên cứu biểu hiện thực trạng, các
yêu cầu về nội dung, hình thức bài và quy trình biên tập của Tạp chí luật học,
các tạp chí khoa học chuyên ngành luật ở ngoài và trong nước.

(1). Thaưn khảo: />php?rec:ord id=4962&page=l 03

5


Phương pháp tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá: Trên cơ sở liên
hệ so sánh các mô hình lí thuyết, thực trạng của Tạp chí luật học cùng như
kinh r.ghiệm rút ra từ các tạp chí khoa học chuyên ngành luật ở ngoài và trong
nước, đề xuất xâv dựne và hoàn thiện yêu cầu về nội dung, hình thức bài và
quy trinh biên tập cho Tạp chí luật học hiện nay.
1.6. Các sản phẩm của đề tài

Kết quả thực hiện đề tài được thể hiện ở những sản phẩm chủ yếu sau:
a. Báo cáo tổng thuật kết quả nghiên cứu đề tài
b. Hệ tiêu chí đánh giá nội dung, hình thức và quy trình biên tập của

Tạp chí luật học
c. 15 chuyên đề chia thành 4 nhóm sau:
- Nhóm 1: Co’ sỏ' lí luận về nội dung, hình thức bài và quy trình biên tập
của Tạp chí luật học (4 chuyên đề, từ chuyên đề 1 - chuyên đề 4)
- Nhóm 2: Thực trạng về nội dung, hình thức bài và quy trình biên tập
của Tạp chí luật học (3 chuyên đề, từ chuyên đề 5 - chuyên đề 7)
- Nhóm 3: Yêu cầu về nội dung, hình thức đối với bài và quy trình biên
tập của một số tạp chí khoa học chuyên ngành luật các nước, kinh nghiệm cho
Tạp chí luật học (4 chuyên đề, từ chuyên đề 8 - chuyên đề 11)
- Nhóm 4: Yêu cầu về nội dung, hình thức đối với bài và quy trình biên
tập của một số tạp chí khoa học chuyên ngành luật trong nước, kinh nghiệm
cho Tạp chí luật học (4 chuyên đề, từ chuyên đề 12 - chuyên đề 15)
Ngoài các sản phẩm chủ yếu trên, đề tài còn có Danh mục tài liệu tham
khảo và phần Phụ lục với các quy chế, thể lệ gửi bài, quy trình biên tập hiện
hàiih cua Tạp chí luật học và của một sổ tạp chí ngoài và trong nước.
1.7. Cơ cấu Báo cáo tổng thuật kết quả nghiên cứu đề tài

Ngoài mở đầu, kết luận, Báo cáo tổng thuật kết quả nghiên cứu đề tài
gồm 3 phần nội dung sau:
• Phần 1: Những vấn đề về nội dung bài tạp chí
- Phần 2: Những vấn đề về hình thức bài tạp chí
- Phần 3: Những vấn đề về quy trình biên tập tạp chí
6


2. NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u
2.1. Những vấn đề về nội dung bài tạp chí

2.1.1. Những vấn đề lí luận về nội dung bài tạp chí
2.1.1.1. Quan niệm về bài tạp chí và nội dung bài tạp chí

Bài tạp chí được quan niệm là đơn vị nội dung độc lập, hoàn chỉnh; là
phương thức cấu trúc nội dung cơ bản hình thành nên một số tạp chí. Với
quan niệm như vậy, bài tạp chí có các đặc điêm cơ bản sau:
Một ìà bài là đơn vị nội dung độc lập trong mỗi số tạp chí
Hai là bài có cơ cấu nội dung hoàn chỉnh: Với tính cách là đơn vị nội
dung độc lập, mỗi bài phải có cấu trúc hoàn chỉnh (đầy đủ, toàn diện), mang
tính khca học, nhằm đảm bảo phục vụ bạn đọc một cách tốt nhất.
Ba là bài là phương thức cấu trúc nội dung cơ bản của tạp chí: Có thể
nói bài là đơn vị cấu trúc nội dung quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định
trong mỗi số tạp chí.
về quan niệm nội dung bài tạp chí, ở cấp độ bài, khái niệm nội dung có
thể đưọc tiếp cận dưới hai khía cạnh, đó là nội dung cấu trúc bài và nội dung
tư tưởng, chuyên môn khoa học cụ thể mà tác giả đề cập trong mỗi bài. Theo
đó, nội dung cấu trúc bài là toàn bộ những yếu tố hoặc bộ phận nội dung cấu
thành rên một bài tạp chí hoàn chỉnh. Nội dung tư tưởng, chuyên môn khoa
học tiếp cận các giá trị về tri thức của bài. Nhũng yêu cầu về nội dung tư
tưởng, chuyên môn khoa học đối với bài tạp chí (về tính mới trong nghiên
cứu vấi đề mà bài đề cập) là những yêu cầu tối cần thiết, quyết định lí do,
mục đí;h nghiên cứu viết bài, công bố bài trên tạp chí.
Nội dung cấu trúc và nội dung tư tưởng, chuyên môn khoa học của bài
không cồn tại biệt lập mà có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau.
Do đó để đánh giá bài tạp chí về mặt nội dung một cách đầy đủ, sâu sắc,
chúng ta phải tiếp cận các yêu càu đổi với bài dựa trên khái niệm nội dung ở
cả hai chia cạnh này, tuy ở những mức độ khác nhau.

7


2.1.1.2.


Quan niệm về bài Tạp chí luật học và yêu cầu về nội dung bài

Tạp chí luật học
Thứ nhất, bài Tạp chí luật học
Từ quan niệm về bài tạp chí và nội dung bài nói chung như trên, chúng
ta có :hể hình dung khái niệm bài và nội dung bài đăng trên Tạp chí luật học.
Theo đó, bài đăng trên Tạp chí luật học vừa phải đáp úng các yêu cầu chung
đối vơi một bài tạp chí khoa học chuyên ngành luậthọc vừa có những yêu cầu
riêng, thể hiện bản sắc riêng của Tạp chí. về mặt nguyên tắc, cần căn cứ vào
tôn chỉ, mục đích hoạt động của Tạp chí để nhận thức về bài và yêu cầu nội
dung bài của Tạp chí luật học.
Trên thực tế, Tạp chí luật học cũng chưa có quy định chính thức nào về
bài và nội dung bài. Trải qua gần 20 năm hoạt động, có thể nhận thấy các bài
đăng trên Tạp chí luật học gồm 3 loại chủ yếu sau:(1)
+ Bài nghiên cứu-trao đổi: Bài có nội dung nghiên cứu, phát hiện cái
mới hoặc trao đổi vấn đề mới trong học thuật hoặc thực tiễn nhận thức, hành
động trong đời sống pháp lí; trong đào tạo, nghiên cứu luật học nói chung và
của Trường đại học luật Hà Nội nói riêng.
+ Bài thông tin: Bài có nội dung truyền đạt những thông tin khoa học
(thường là kết quả nghiên cún, ứng dụng đã được công bổ) trong hoạt động
đào tạo, nghiên cứu ở lĩnh vực luật học nói chung và ở Trường đại học luật
Hà Nội nói riêng.
+ Bài tổng họp: Bài mang tính chất của cả hai loại bài nêu trên. Thực tể,
Tạp chí luật học cũng không có sự phân mục thành các bài tổng hợp nhưng đã
có những bài đăng mang tính tổng họp, nhất là một số bài nghiên cứu-trao đổi
có tăng cường thêm yếu tố thông tin hoặc ngược lại bài thông tin có thêm
(1). Trong nghiên cứu và thực tiễn có cách phân loại khác về các bài tạp chí khoa học (scientiíic paper), tức
là nhữno bài có nội dung khoa học được công bố trên m ột tạp chí khoa học (scientiíìc jo u m a l) đã qu a hệ
thống bình duyệt (peer-review ). Theo đó, có thể có tới 7 loại bài tạp chí khoa học với giá trị và sự đỏi hỏi cơ
chế bình duyệt khác nhau, gồm : bài m ang tính cống hiến nguyên gốc (original contributions); bài nghiên cứu

ngắn (600 - 1000 chữ); báo cáo trường hợp (case reports); bài tồng quan (review ); bài xã luận (editorials); thư
cho toà soạn; báo cáo hội nghị khoa học. Xem: N guyễn Văn Tuấn, Đ i vào nghiên cứu khoa học, N xb. T ổng
hợp TP. Ho Chí M inh, 201 lTtr. 134.

8


những ý kiến cá nhân của người viết về nội dung tư tưởng, chuyên môn khoa
học theo vấn đề đang truyền đạt thông tin.
Thứ hai, yêu cầu về nội dung bải Tạp chí luật học
Yêu cầu về nội dung bài là tổng họp những mục tiêu (điều cần phải đạt
được) đặt ra đối với bài nhằm xác định chất lượng nội dung bài tạp chí. Yêu
cầu về nội dung bài gồm yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể đối với từng loại bài.
Yêu cầu chung được áp dụng đối với tất cả các loại bài. Qua nghiên cứu
lí luận và trên cơ sở thực tiễn, có thế nêu khái quát 5 yêu câu chung vê nội
dung bài như sau:
+ Có tính mới về học thuật (lĩnh vực luật học): Yêu cầu về tính mới
trong nghiên cứu khoa học nói chung là phải đem lại sự tiến bộ nhất định về
nhận thức, những hiểu biết (tri thức) mới trong chuyên ngành, không trùng
lắp với kết quả của nhũng công trình đã công bố trước đó. về đổi tượng so
sánh, tính mới về học thuật của bài ở đây được xem xét trong mối liên hệ giữa
bài với giáo trình và các công trình khoa học khác đã công bố.
+ Đúng tôn chỉ, mục đích của Tạp chí luật học: Tôn chỉ, mục đích của
Tạp clìí đã được quy định trong Giấy phép hoạt động báo chí do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp.(1)
+ Không đồng thời gửi đăng hoặc đã đăng ở tạp chí hoặc xuất bản phẩm
khác. Đây cũng là yêu cầu đảm bảo tính mới về học thuật cho bài và điều
khác biệt ở đây là tính mới so với chính tác giả.
+ Không vi phạm điều cấm của pháp luật: Luật báo chí, luật sở hữu trí tuệ...
+ Có cơ cấu nội dung hoàn chỉnh: Nêu vấn đề; ý nghĩa, mục đích, nhiệm

vụ đặt ra, phương pháp, cách thức tiếp cận hoặc giải quyết vấn đề; các nội
dung triển khai nghiên cứu, kết quả giải quyết vấn đề và trên cơ sở đó đưa ra

(]). T ôn chì, m ục đích của Tạp chí luật học đã được q u y định là: “Đ ă n g tài các công trình nghiên cứu khoa
học cù a giả n g viên, nghiên cừu sinh và học viên cao h ọ c p h ụ c vụ cóng tác đào tạo và nghiên cừu khoa h ọ c
của T rư ờ ng ; thông tin, giớ i thiệu về các kết quả n g h iên cứu kh o a học p h á p lí trong và ngoài nước;
Trao đoi kinh nghiệm, p h ư ơ n g p h á p giảng dạy và n g h iê n cíni khoa h ọ c". Xem: G iấy phép hoạt động tạp chí
số 157/G P -B V H T T ngày 08/5/2003 do Bộ văn h o á-th ô n g tin (nay là Bộ thông tin và truyền thông) cấp.

9


kết luậr. Tuy nhiên, tuỳ theo loại bài nghiên cứu-trao đôi hoặc hài thông tin
mà có tiêm yêu càu riêng về cấu trúc nội dung phù hợp.
Bỉn cạnh các yếu tố thuộc nội dung tư tưởng, chuyên môn khoa học của
bài, yêi cầu chung về nội dung đối với bài còn đặt ra nguyên tắc là phải có đủ
các phầi thông tin liên quan hợp thành bài, gồm những yếu tố sau:
- rên bài/đầư đề/tiêu đề/nhan đề/tít(1)
- Thông tin về tác giả
-Tóm tắt bài (tiếng Việt và tiếng Anh)
Mội dung bài: Nội dung bài gồm các phần: Đặt vấn đề, giải quyết vấn
đề và kết luận. Trong đó, phần nội dung bài là yếu tố bắt buộc cao nhất, thể
hiện đầy đủ, tập trung và rõ ràng nhất giá trị khoa học của bài.
- Tài liệu tham khảo, trích dẫn: Yêu cầu đặt ra đối với phần thông tin
này là phải đảm bảo tính đầy đủ, rõ ràng và trung thực.
Đối với mỗi dạng bài, bên cạnh việc đáp ứng các yêu cầu chung còn
phải đáp ứng các yêu cầu riêng:
- Đối với bài nghiên cícu-trao đổi: v ề nội dung tư tưởng, chuyên môn
phải thể hiện rõ quan điểm học thuật riêng của tác giả trên cơ sở cách tiếp cận
mới, hoàn cảnh mới hoặc phương pháp mới, nội dung nghiên cứu mới, so

sánh đối chiếu với các quan điểm của các tác giả khác hoặc quan điểm trước
đó của mình, từ đó rút ra kết luận khoa học mới. v ề cấu trúc, phải đủ các yêu
tố cấu trúc nội dung đổi với loại bài: Sự cần thiết, tình hình nghiên cứu, nhiệm
vụ ngh ên cứu, phương pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên
cứu và các kết luận.
- Đổi với bài thông tin: Phải đảm bảo đủ các yếu tố về cấu trúc nội dung
đối với loại bài thông tin: Sự cần thiết của vấn đề, hiện trạng thông tin về vấn
đề, nội dung thông tin mới về vấn đề đã nêu.
(1). Cách gọi tên bài theo kiểu phiên âm tiếng Pháp (titre) hoặc tiếng anh (title) là “tít” tuy nghe tỏ vẻ chuyên
nghiệp hrn nhưng trong nghiệp vụ chế bàn lại có nhiều loại tít khác nhau như tít bài, tít đâu trang, đâu m ục,
tít phụ trin, tít phụ dưới, tít d ẫ n ... Cũng có quan điểm cho rằng nên gọi đó là “đầu đề” vì đây là cách gọi cùa
người Viịt đối với tên bài báo, tạp chí.

10


-

Đổi với bời lổng hợp: Khi đánh giá nội dung bài dạng tông họp, chúng

ta phải theo yêu cầu đối với cả hai loại bài nghiên cứu và bài thông tin.
2.1.2. Thực trạng vê nội dung bài Tạp chí luật học
2.1.2.1.

Việc đáp ứng yêu cầu chung về nội dung bài đăng trên Tạp chí

Thứ nhất, đúng tôn chỉ, mục đích của Tạp chí luật học
Nhìn chung, trong quá trình hoạt động, các bài gửi đến Tạp chí đều phù
họp với tôn chỉ, mục đích của Tạp chí. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy có một
số bài gửi đến không phù họp với tôn chỉ, mục đích của Tạp chí. Có thể kể

đến hai dạng bài không phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Tạp chí luật học sau:
Một là bài có nội dung không thuộc lĩnh vực khoa học pháp lí. Ví dụ:
bài kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong một số ngành, lĩnh
vực cụ thể; bài về các lĩnh vực khác khá “gần gũi” với khoa học pháp lí như
về hành chính công, tài chính công...
Hai là nội dung nghiên cứu vấn đề mang tính nghiệp vụ chuyên ngành:
Đối với một số bài tuy tác giả đặt tên tiêu đề bài theo chuyên ngành luật học
hoặc mong muốn nghiên cứu về vấn đề luật học song khi triển khai bài, tác
giả lại không thể hiện được tính học thuật, pháp lí mà lại nghiên cứu vấn đề
mang tính nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực khác.
Thứ hai, không vi phạm điều cấm của pháp luật
Thực tiễn hoạt động của Tạp chí cho thấy các bài đáp ứng khá tốt yêu
cầu quan trọng này. Trên thực tế, chưa phát hiện bài nào vi phạm các quy
định cấm của Luật báo chí, cũng chưa có bất cứ tranh chấp nào liên quan đến
vấn đề bản quyền đối với tác phẩm.
Mặc dù vậy, liên quan đến việc đáp ứng yêu cầu này có một vấn đề đặt
ra là tình trạng “đạo văn” không phải không có. Thực tiễn thẩm định, biên tập
nội dung các bài cho thấy việc tác giả sử dụng các ý tưởng, câu văn của người
khác mà không ghi rõ nguồn gốc; hay cung cấp thông tin không rõ nguồn khá
nhiều. Có tình trạng này một phần có lẽ do các tác giả chưa thực sự nghiêm túc
và có trách nhiệm cao trong nghiên cứu khoa học, một phần do chúng ta chưa
11


có cơ chế kiêm soát, xử lí nghiêm tình trạng này. Đôi với Tạp chí luật học hiện
cũng chưa có quy định chính thức về việc tác giả phải cam kết chịu trách nhiệm
về nội dung bài mặc dù đày được hiểu là trách nhiệm đương nhiên của tác giả.
Để đam bảo tính khoa học của bài nghiên cứu, uy tín của Tạp chí cũng như sự
phát triển khoa học nói chung, chúng ta cần có cơ chế xoá bỏ thực trạng này.
Thủ ha, không đồng thời gửi đăng hoặc đã đăng ở tạp chí hoặc xuất bản

phẩm khác
Trên thực tế yêu cầu này chưa được đảm bảo, cụ thể thường xảy ra hai
trường hợp sau:
Một là tác giả đồng thời gửi đăng nhiều tạp chí, trong đó có Tạp chí luật
học và không thông tin cho Tạp chí, dẫn đến tình trạng bài đang được Hội
đồng biên tập của Tạp chí luật học thẩm định, biên tập kĩ thuật để dự kiến
đăng thì nhận được thông báo của tác giả về việc rút bài;<1)
Hai là cá biệt có trường hợp bài đã được đăng tải trên tạp chí khác
nhưng tác giả vẫn gửi đến Tạp chí luật học.(2)
Thứ tư, bài có cấu trúc nội dung tư tưởng, chuyên môn, khoa học hoàn chỉnh
Qua thực tiễn thẩm định và biên tập bài cho thấy cấu trúc nội dung của
các bài gửi đến Tạp chí còn nhiều diểm hạn chế, do vậy có tình trạng nhiều
bài không được sử dụng hoặc phải chỉnh sửa nhiều lần trước khi được đăng.
Có thể dẫn chúng một số hạn chế cụ thể sau:
Một là về phần nội dung chính
- Phần mở đầu: Nhược điểm của nhiều tác giả là viết phẩn mở đầu dài,
với nhiều thông tin không cần thiết, không bám sát vấn đề nghiên cứu.
- Phần nội dung: Đây là phần trọng tâm của bài nghiên cứu cũng là phần
người thẩm định nội dung yêu cầu tác giả chỉnh sửa, bổ sung nhiều nhất: yêu
cầu bổ sung, phân tích thêm; đề nghị rút ngắn nội dung không liên quan; yêu
cầu tác giả kiểm tra lại vì chưa đảm bảo tính chính xác...
(1). Đ iều này dẫn đến việc Phòng biên tập sách và trị sự tạp chí phải thông báo đến ngưòi thẩm định nội dung
đề dùng việc biên tập, gây m ất thời gian, công sức cho T oà soạn.
(2). Bài gửi đến T ạp chí ngày 14/11/2013 đã đăng trong T ạp chí nghiên cứu lập pháp số 23/2013; bài đăng
trên số ] 1/2013 đã được đăng trên T ạp chí nhà nước và pháp luật số 9/2013.

12


- Phần kết luận: Nhiều tác giả thường mắc phải lồi diễn đạt phần kết

luận dà:i, không tóm lược được hết kết quả nghiên cứu của bài mà lại viết theo
hướng gợi mở về tưưng lai.
Hai là phần các thông tin liên quan
- Tên bài: Lồi thường gặp là tác giả đặt tên bài rộng, hẹp hơn nội dung
bài hoặc đặt tên bài dài.
- Tóm tắt nội dung bài: Cho đến nay, Tạp chí luật học chưa có quy định
cũng chưa yêu cầu bài phải có phần tóm tắt.
- Tài liệu tham khảo: Bài không có tài liệu tham khảo hoặc có quá ít tài
liệu tham khảo; trích dẫn tài liệu không chính xác, không đầy đủ; nhiều
trường hợp các tài liệu tham khảo chủ yếu dùng để củng cố các luận điểm của
tác giả nhiều hơn là để tạo cơ sở nghiên cứu cho đề tài.
Thứ năm, tính mới về học thuật
Thực tiễn hoạt động của Tạp chí cho thấy, nhìn chung các bài gửi đến
Tạp chí là các bài nghiên cứu đảm bảo được tính mới về học thuật, chủ yếu
dưới dạng bài có cách tiếp cận vấn đề mới, đưa ra kiến nghị mới. Tuy nhiên,
cùng có một sổ bài tính mới chưa được thể hiện, như: v ấn đề đưa ra không
mới so với giáo trình, các công trình nghiên cứu trước đó; tính mới của bài
chưa được thể hiện rõ như: vấn đề đưa ra có nội hàm quá rộng, dẫn đến triển
khai bài dàn trải, không trọng tâm; giải quyết vấn đề không triệt để, những
kiến nghị đưa ra còn chung chung, tính khả thi không cao...
2.1.2.2. Việc đáp ứng yêu cầu nội dung đối với một số dạng bài cụ thể(1)
Ngoài các hạn chế chung nêu trên, các dạng bài có những hạn chế riêng:
- Đối với bài nghiên cứu-trao đổi: điểm hạn chế khá lớn đối với dạng
bài này là nhiều bài tính tranh luận ít hoặc không rõ nét.
- Đối với bài thông tin: Nhiều bài chưa phải là bài thông tin theo đúng
nghĩa ở trên; ngược lại, một số bài được đăng tại các chuyên mục khác lại
(1). T ạp chí luật học chưa có quy định chính thức về việc p h ân biệt, xác định các dạng bài nhưng có thể thấy
thực tiễn gồm 3 loại bài cơ bản là: Bài nghiên cứ u-trao đổi, bài thông tin và bài tổng họp. Phần này sẽ đánh
giá việc đáp ÚT)fỉ yêu cầu với 3 dạn? bài chủ yếu này.


13


mang tính chất của bài thông tin.
2.1.3.

Yêu cầu về nội dung bài của một sổ tạp chí khoa học chuyên ngành

ỉuật ờ trong nước, nước ngoài vù kinh nghiệm cho Tạp chí luật học
2.1.3.1.

Yêu cầu nội dung bài của một số tạp chí khoa học chuyên ngành

luật trong nước
a) Yêu cầu về nội dung bài của Tạp chí nhà nước và pháp luật
Yêu cầu về nội dung bài đăng trên Tạp chí nhà nước và pháp luật được
ghi nhận trong Thể lệ gửi bài cho Tạp chí nhà nước và pháp luật, được phố
biến cho các biên tập viên, thành viên Hội đồng biên tập và các chuyên gia
được mời thẩm định các bài. Theo đó:
Thứ nhất, bài bài gửi đến Tạp chí nhà nước và pháp luật phải là các bài
nghiên cún khoa học pháp lí: Có nội dung mới, công bố kết quả nghiên cứu
của tác giả; giới thiệu kinh nghiệm xây dụng nhà nước và pháp luật của các
quốc gia trên thế giới; trao đổi khoa học, bình luận, phản biện những vấn đề lí
luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Nhà nước, hệ thống chính trị, về
xây dựng và thực hiện pháp luật.
Thứ hai, bài gửi Tạp chí nhà nước và pháp luật là bài chưa gửi đăng báo,
tạp chí khác.
Thứ ba, tác giả bài là chủ sở hữu quyền tác giả của bài và chịu trách
nhiệm về toàn bộ nội dung khoa học, cũng như các thông tin, tư liệu, số liệu,
biểu đồ, hình ảnh minh họa trong bài.

b) Yêu cầu về nội dung bài của Tạp chí khoa học pháp lí
Để thuận tiện cho các cộng tác viên, tác giả thực hiện những yêu cầu
về nội dung và hình thức nói trên, Tạp chí khoa học pháp lí đã ban hành
"Tiêu chí để tuyển chọn bài của Tạp chí khoa học pháp lí - Trường đại học
luật Thành ph ố Hồ Chí Minh" và thường đăng tại trang bìa 3 của số Tạp
chí đầu tiên mỗi năm. Theo đó, có 8 tiêu chí sau:
1.

Phù hợp chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, đóng góp cho

công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
14


2. Có lính mới, chưa được công bổ ở bất kì báo, tạp chí hoặc công trình
nghiên cứu khoa học nào khác.
3. Có nội dung pháp lí, phát hiện nhằm hướng đến giải quyết một số
vấn đề lí luận, thực tiễn và pháp lí cụ thế. Tạp chí khuyến khích các bài mang
tính thời sự, hưởng ứng các chuyên đề theo kế hoạch của tạp chí (đăng tải
hàng năm trên website của Trường: hcmulaw.edu.vn).
4. Các nội dung chuyên môn phải chính xác, các kiến nghị có cơ sở
khoa học và lập luận vững chắc, thể hiện rõ quan điểm cá nhân của tác giả.
5. Có trích nguồn đầy đủ (tên tác giả, tên tác phẩm, nhà xuất bản, nếu
trích dẫn tạp chí phải có sổ tạp chí, năm xuất bản, trang). Các nguồn tham
khảo phải từ các tài liệu khoa học tin cậy và được trích dẫn chính xác (người
đọc có thể tra cún được).
6. Bố cục rõ ràng, logic và chặt chẽ (đặt vấn đề/giải quyết vấn đề/kiến
nghị, kết luận).
7. Bài có độ dài tối thiểu 5 trang, tối đa 8 trang. Khổ giấy A4, font chữ
Time News Roman, cỡ 12, cách dòng đơn (single), kiểu gõ Unicode.

8. Tạp chí đăng tải các bài bằng tiếng Việt. Khi gửi bài bằng tiếng Việt,
tác giả cần kèm theo tên bài bàng tiếng Anh cũng như tóm tắt nội dung bằng
tiếng Việt và một bản tóm tắt nội dung bằng tiếng Anh tối đa 100 từ.
c) Yêu cầu về nội dung bài của Tạp chí nghiên cứu lập pháp
- Tạp chí khuyến khích cộng tác gửi đăng các kết quả nghiên cứu khoa
học mới, công bố lần đầu.
- Tác giả phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lí, về tính khoa học và đạo đức
trong nội dung bài; cam đoan không xâm phạm bất kì quyền sở hữu hay quyền
xuất bản của bên thú' 3; nêu rõ nguồn tài ừợ (nếu có), ví dụ bài cho hội thảo quốc tế.
2.1.3.2.

Yêu cầu về nội dung bài của một số tạp chí khoa học chuyên

ngành luật ở nước ngoài
a) Yêu cầu về nội dung bài của các tạp chí luật học ở Anh và Hoa Kỳ
Nhìn chung các tạp chí luật học ở Anh và Hoa Kỳ thường đưa ra các
yêu cầu về nội dung như sau:
15


]'hứ nhất, bài phải có ánh nguyên £ốc (authencity). Yêu câu này cũng
thường đi kèm theo điều kiện tác giả phải có bản cam kêt chỉđăng

bài ở tạp

chí mồ mình đã gửi.
h ứ hai, bài khôna được có các nội dung mang tính “đạo vàn” (Plagiarism).
Một só tạp chí còn quy định cụ thể về vấn đề này như Tạp chí luật của Trường
đại họ; Caliíbmia và Los Angeles (UCLA).(I)
Thứ ba, trích dẫn đúng theo quy tắc trong các bộ hướng dẫn quy tắc

trích cẫn. Ví dụ: Bộ tiêu chuẩn Đại học Oxford, Anh về việc trích dẫn nguồn
pháp lí (Oxíbrd Ưniversity Standard for the Citation o f Legal Authority OSCOLA);(2) bộ sách Xanh (Blue Book) của Hoa Kỳ.(3)
Thứ tư, tiêu đề của bài chứa đựng nội dung tương ứng với quy mô của
bài hoc thuật được đăng trên tạp chí. Một số tạp chí Hoa Kỳ đưa ra yêu cầu
này c3ng thường có hướng dẫn giúp tác giả tự nhận biết để thu hẹp hoặc mở
rộng ié tài mình đã chọn cho phù hợp.(4j
Thứ năm, cấu trúc bài phải chặt chẽ. Một số tạp chí luật học của Hoa
Kỳ CÒJ1 đưa ra khuyến cáo cụ thể về mẫu cấu trúc của bài bao gồm vàc
khuyến cáo tác giả dùng mẫu này để viết công trình của mình. Một sổ trường
khác tuy không cung cấp mẫu cấu trúc chi tiết song hướng dẫn rõ bài cần triển
khai điợc những ý gì và có liên hệ với nhau như thế nào.
b)

Yêu cầu về nội dung bài của các tạp chí luật học ở ú c

Các tạp chí luật học ở ú c thường đưa ra các yêu cầu về nội dung bải tạp
chí rJhư sau:
Một là bảo đảm việc tuân thủ các quy định của pháp luật đặc biệt là quy
định l.ên quan đến quyền tác giả.
(1). Chhh sách chống đạo văn (U C LA Law Revievv, P lagiarism Policy), có thể dow nload tại: http://uclalaw
review .org/docum ents/Plagiarism .pdf, truy cập ngày 12/6/2014.
(2). Tiêi chuẩn Đ ại học O xíòrd về việc trích dẫn n guồn ph áp lí (O xíòrd U niversity Standard for the Citation
o f Lega A uthority - O SC O LA ), đăng trên trang: w w w .law .o x .ac.u k /o sco la (truy cập ngày 12/6/2014).
(3). Thun khảo Bộ sách X anh, phiên bàn 15 tại địa chì: https://w w w .legalbluebook.com /im g/P astV ersions/
U SC 15pdf, truy cạp ngày 25/6/2014.
(4). Ví dụ tiêu chí đăng tạp chí cùa T ruông luật W a sh in sto n , nguồn: .w ashington.edu/content/
gưides/aw revs-top#section-24

16



Hai là yêu cầu bảo đảm tính mới của các bài được công bổ trên tạp chí.
Ba là quy định về độ dài của các bài được gửi đế đê nghị đăng trên tạp
chí. Theo đó, quy định khốna chế độ dài tối thiểu, tối đa và các tác giả trước
khi gừi bài cho tạp chí cần cân nhắc chi tiết này.
c)Yêu cầu về nội dung bài của các tạp chí luật học ở Nga
Các tạp chí luật học ở Nea quy định nội dung đối với tùng dạng bài và
cấu trúc đối với bài gồm các phần sau:
- Tiêu đề bài: Tác giả phải thể hiện tiêu đề bằng cả tiếng Nga và tiếng
Anh. Cuối tiêu đề của bài phải có dấu ©. Tạp chí thảo luận (/ỊHCKyccH5i) quy
định tiêu đề bài không được quá 8 từ.
- Thông tin về tác giả: Họ tên đầy đủ các thông tin cá nhân của tác giả.
- Tóm lược bài (bằng cả tiếng Nga và tiếng Anh): Phần tóm lược bài
thường có dung lượng khoảng 300 - 500 kí tự.
- Nội dung chính của bài: Tuỳ từng tạp chí mà có các quy định khác
nhau về số trang của phần này.(,)
- Danh mục trích dẫn: Phải thể hiện bằng tiếng của tài liệu được trích dẫn.
d)

Yêu cầu về nội dung bài của các tạp chí luật học ở Nhật Bản

Các tạp chí luật học ở Nhật Bản quy định các bài báo đều phải đảm bảo
yêu cầu cơ bản của nghiên cứu khoa học đó là vấn đề bản quyền. Do đó, yêu
cầu quan trọng nhất đối với các bài là yêu cầu tuân thủ các quy định về cách
thức trích dẫn tài liệu và nguồn trích dẫn tài liệu. Thông thường, Nhật Bản
hay áp dụng các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ như hình thức trích dẫn tài liệu theo
dạng Chicago, Washington hay Blue Book Citation.(2)
2.1.3.3. Một số kinh nghiệm cho Tạp chí luật học
Thứ nhất, cần quy định yêu cầu về nội dung, hình thức bài và quy trình
(1). N guồn: .htm l

(2). The B luebook : a uniform system o f citation. 19th ed. (2010). K F245 ,U5 2010 C urrent ed. at R eference
A rea (See section on Japan in the Foreign Jurisd ictio n s section. Lists proper citation form s for citing to
Japanese legal publications in U.S. legal publications) (T he B luebook là hệ thống trích dẫn nguồn thống nhất,
tái bản lần thứ ]9 năm 2010 đã đưa ra các hình thức trích dẫn pháp luật N hật bàn được xuất bàn ò' các tạp chí
pháp luật cùa H oa Kỳ).

17

TRUNG TẦM THÔNG TIN THƯ v ộ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUÂT H.À. NÔI
PHÒNG ĐỌC


bièn tập một cách chặt chẽ, khoa học bảo đảm tính chuyên nghiệp trong hoạt
động của Tạp chí luật học Công bố, phổ biến rộng rãi quy định này để các
cộng lác viên nghiên cứu, viết bài cùng như những người tham gia quy trình
biên tập nắm vững và thực hiện nghiêm túc.
Thứ hai, cần có bộ quy tắc chi tiết về cách thức trích dẫn các loại tài
liệu tham khảo. Có thể tham khảo hai bộ quy chuẩn phổ biến của Anh và Hoa
Kỳ đã đề cập trên đây, đặc biệt là các tiêu chuẩn chi tiết về hình thức, quy
cách trích dẫn, nguồn tài liệu tham khảo...
Thứ ba, các tạp chí luật học ở Nhật Bản có thể đăng xen kẽ các bài bằng
tiếng Nhật và tiếng Anh trong một ấn phẩm và thường có dịch tóm tắt
(abstract) đối với tất cả các bài sang tiếng Anh.
Thứ tư, tạp chí cần ban hành quy định về kết cấu của bài gửi đăng Tạp
chí, trong đó đặc biệt lun ý đến yêu cầu về từ khoá và tóm tắt bài giúp cho
người đọc có thể tra cứu trên mạng Internet theo từ khoá và được giới thiệu
tóm tắt về bài (bằng cả tiếng Anh).
Thứ năm, Tạp chí luật học có thể tham khảo kinh nghiệm thu phí đăng
bài từ của các tạp chí luật của Nga, Nhật Bản nhàm có thêm nguồn lực để đảm bảo

chất lượng thẩm định và quảng bá Tạp chí rộng rãi hơn cả trong và ngoài nước.
Ket luận phần nghiên cứu những vấn đề về nội dung bài tạp chí

Qua nghiên cứu những vấn đề về nội dung bài tạp chí, chúng tôi nhận
thấy bài là đơn vị nội dung tư tưởng, chuyên môn khoa học có cơ cấu độc lập,
hoàn chỉnh trong mỗi số tạp chí. Bài là phương thức thể hiện những thông tin
mới hoặc kết quả nghiên cứu mới của tác giả trong lĩnh vực chuyên môn khoa
học theo tôn chỉ, mục đích của mỗi tạp chí. Các cơ quan tạp chí khoa học
chuyên ngành luật có uy tín ở ngoài và trong nước thường quy định chi tiết
yêu cầu về nội dung đối với bài đăng làm cơ sở cho quá trình tham gia nghiên
cứu viết bài của các nhà khoa học cũng như công tác nghiệp vụ của toà soạn.
Trên thực tế 20 năm qua, vấn đề yêu cầu về nội dung đối với bài đăng của
Tạp chí luật học đã được chú trọng và đem lại kết quả bước đầu nhưng hiện
18


×