Tải bản đầy đủ (.doc) (184 trang)

Phát triển xuất khẩu hàng dệt may việt nam khi tham gia hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 184 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ CÔNG THƯƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG

TRẦN THỊ THU HIỀN

PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
VIỆT NAM KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH
ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ CÔNG THƯƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG

TRẦN THỊ THU HIỀN

PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
VIỆT NAM KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH
ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)
Chuyên ngành : Kinh doanh Thương mại
Mã số : 62.34.01.21


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
HD1: PGS.TS. Doãn Kế Bôn
HD2: TS. Phạm Thu Giang

HÀ NỘI - 2018


i

MỤC LỤC
(7) Cross Mark (2015), Impact of the Trans - Pacific Partnership on China’s Textiles and Apparel
Exports: A Quantitative Analysis (Tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương tới xuất
khẩu dệt may Trung Quốc: Phân tích định lượng)..............................................................................10
Nguồn: ITC, Trade Performance Index 2016......................................................................................103
66. Cross Mark (2015), Impact of the Trans – Pacific Partnership on China’s Textiles and Apparel
Exports: A Quantitative Analysis (Tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương tới xuất
khẩu dệt may Trung Quốc: Phân tích định lượng)............................................................................159
69. Embassy of Denmark (2010), “Overview of the Textile and Garment Sector in Vietnam”, B2B
Programme November 2010.............................................................................................................160
70. Hildegunn Kyvik Nordas (2003), The global textile and clothing industry post the Agreement
textiles and clothing, World trade Organization...............................................................................160
72. Michaela D. Platzer (2014), US Textile Manufacturing and the Trans – Pacific Partnership
Negotiations (Sản xuất dệt may của Hoa Kỳ và các cuộc đàm phán của Hiệp định TPP),
Congressional Research Service........................................................................................................160
75. Dr Sanchita Banerjee Saxena, Veronique Salze - Lozac’h (2010), Competitiveness in the
Garment and Textiles Industry: Creating a supportive environment (Khả năng cạnh tranh trong
ngành dệt và may mặc Bangladesh: tạo ra một môi trường hỗ trợ), Occasional Paper No1..........160
76. Sheng-Yu, Chien, Chin-Jung, Wang, The Impacts of the Trans - Pacific Strategic Economic

Partnership Agreement on Taiwanese Economy, National Cheng Chi University - International
Business..............................................................................................................................................160
78. Jodie Keane and Dirk Willem te Velde, The role of textile and clothing industries in growth and
development strategies, Investment and Growth Programme, Overseas Development Institute, 7
May 2008............................................................................................................................................161


ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CPTPP

Tên đầy đủ tiếng Anh
Comprehensive and Progressive

Tên đầy đủ tiếng Việt
Hiệp định Đối tác Toàn diện và

Agreement for Trans-Pacific

tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

ASEAN

Partnership
Association of Southeast Asian

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á


EU
FTA
FDI
VJEPA

Nations
European Union
Free Trade Agreement
Foreign Direct Investment
Vietnam Japan Economic

Liên minh Châu Âu
Hiệp định Thương mại tự do
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp định đối tác Kinh tế Việt

EVFTA

Partnership Agreement
Vietnam-EU Free Trade

Nam - Nhật Bản
Hiệp định Thương mại tự do Việt

EAEU
RCEP

Agreement
Eurasian Economic Union
Regional Comprehensive


Nam - EU
Liên minh kinh tế Á - Âu
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn

CMT
OEM/FOB

Economic Partnership
Cut - Make - Trim
Original Equipment

diện Khu vực
Cắt, may, hoàn thiện sản phẩm
Phương thức mua nguyên liệu, bán

ODM

Manufacturing/Free on Board
Original design manufacturing

thành phẩm
Phương thức bao gồm cả sản xuất

OBM

Original Brand Manufacturing

và thiết kế
Phương thức sản xuất có thương


ISO
SA8000
SAI

International Organization for
Standardization
Social Accountability 8000
Social Accountability

BSI

International
Booking Services International

RCA

Revealed Comparative Advantage

ES
IIT
MFN
GSP

Export Specialization
Intra - Industry trade
Most favoured Nation
Generalized System of
Preferences


hiệu riêng
Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế
Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội
Tổ chức Quốc tế về trách nhiệm xã
hội
Cơ quan tiêu chuẩn Anh
Lợi thế so sánh thể hiện
Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu
Chỉ số thương mại nội ngành
Thuế suất tối huệ quốc
Hệ thống thuế quan ưu đãi phổ cập


iii

Từ viết tắt
ILO
RVC
ITC
VITAS

Tên đầy đủ tiếng Anh
International Labour Organization
Regionnal value content
International Trade Centre
Vietnam Textile and Apparel

Tên đầy đủ tiếng Việt
Tổ chức Lao động Quốc tế
Hàm lượng giá trị khu vực

Trung tâm Thương mại Quốc tế
Hiệp hội dệt may Việt Nam

WTO

Association
Word Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU
(7) Cross Mark (2015), Impact of the Trans - Pacific Partnership on China’s Textiles and Apparel
Exports: A Quantitative Analysis (Tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương tới xuất
khẩu dệt may Trung Quốc: Phân tích định lượng)..............................................................................10
Nguồn: ITC, Trade Performance Index 2016......................................................................................103
66. Cross Mark (2015), Impact of the Trans – Pacific Partnership on China’s Textiles and Apparel
Exports: A Quantitative Analysis (Tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương tới xuất
khẩu dệt may Trung Quốc: Phân tích định lượng)............................................................................159
69. Embassy of Denmark (2010), “Overview of the Textile and Garment Sector in Vietnam”, B2B
Programme November 2010.............................................................................................................160
70. Hildegunn Kyvik Nordas (2003), The global textile and clothing industry post the Agreement
textiles and clothing, World trade Organization...............................................................................160
72. Michaela D. Platzer (2014), US Textile Manufacturing and the Trans – Pacific Partnership
Negotiations (Sản xuất dệt may của Hoa Kỳ và các cuộc đàm phán của Hiệp định TPP),
Congressional Research Service........................................................................................................160
75. Dr Sanchita Banerjee Saxena, Veronique Salze - Lozac’h (2010), Competitiveness in the
Garment and Textiles Industry: Creating a supportive environment (Khả năng cạnh tranh trong

ngành dệt và may mặc Bangladesh: tạo ra một môi trường hỗ trợ), Occasional Paper No1..........160
76. Sheng-Yu, Chien, Chin-Jung, Wang, The Impacts of the Trans - Pacific Strategic Economic
Partnership Agreement on Taiwanese Economy, National Cheng Chi University - International
Business..............................................................................................................................................160
78. Jodie Keane and Dirk Willem te Velde, The role of textile and clothing industries in growth and
development strategies, Investment and Growth Programme, Overseas Development Institute, 7
May 2008............................................................................................................................................161


v

DANH MỤC SƠ ĐỒ
(7) Cross Mark (2015), Impact of the Trans - Pacific Partnership on China’s Textiles and Apparel
Exports: A Quantitative Analysis (Tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương tới xuất
khẩu dệt may Trung Quốc: Phân tích định lượng)..............................................................................10
Nguồn: ITC, Trade Performance Index 2016......................................................................................103
66. Cross Mark (2015), Impact of the Trans – Pacific Partnership on China’s Textiles and Apparel
Exports: A Quantitative Analysis (Tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương tới xuất
khẩu dệt may Trung Quốc: Phân tích định lượng)............................................................................159
69. Embassy of Denmark (2010), “Overview of the Textile and Garment Sector in Vietnam”, B2B
Programme November 2010.............................................................................................................160
70. Hildegunn Kyvik Nordas (2003), The global textile and clothing industry post the Agreement
textiles and clothing, World trade Organization...............................................................................160
72. Michaela D. Platzer (2014), US Textile Manufacturing and the Trans – Pacific Partnership
Negotiations (Sản xuất dệt may của Hoa Kỳ và các cuộc đàm phán của Hiệp định TPP),
Congressional Research Service........................................................................................................160
75. Dr Sanchita Banerjee Saxena, Veronique Salze - Lozac’h (2010), Competitiveness in the
Garment and Textiles Industry: Creating a supportive environment (Khả năng cạnh tranh trong
ngành dệt và may mặc Bangladesh: tạo ra một môi trường hỗ trợ), Occasional Paper No1..........160
76. Sheng-Yu, Chien, Chin-Jung, Wang, The Impacts of the Trans - Pacific Strategic Economic

Partnership Agreement on Taiwanese Economy, National Cheng Chi University - International
Business..............................................................................................................................................160
78. Jodie Keane and Dirk Willem te Velde, The role of textile and clothing industries in growth and
development strategies, Investment and Growth Programme, Overseas Development Institute, 7
May 2008............................................................................................................................................161


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Phát triển xuất khẩu hàng dệt may luôn là mục tiêu trong chiến lược phát
triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Phát triển xuất khẩu hàng dệt may đóng góp
vào sự phát triển xuất khẩu nói riêng và phát triển kinh tế đất nước nói chung trong
giai đoạn hiện nay và sắp tới. Mặt hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất
khẩu chủ lực giúp tăng trưởng kinh tế, cân bằng cán cân thương mại, giải quyết
công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người dân, thúc đẩy các ngành sản xuất
trong nước phát triển.
Hiện nay, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 29,5 tỷ USD năm
2017, tăng trưởng 10,1% so với năm 2016, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu
của cả nước. Phát triển xuất khẩu hàng dệt may rất nhanh và chiếm tỉ trọng lớn
trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngành công nghiệp dệt may được định hướng phát triển trong quy hoạch phát triển
ngành công nghiệp dệt may đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng hiện
đại, hiệu quả và bền vững. Phát triển xuất khẩu dệt may thể hiện qua việc tăng quy
mô, chuyển dịch cơ cấu, phát triển thị trường xuất khẩu, phát triển sản phẩm xuất
khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu hay đảm bảo các yếu tố về môi trường, xã hội…
Hàng dệt may không chỉ có kim ngạch xuất khẩu lớn mà còn là mặt hàng có
thị trường xuất khẩu rộng nhất, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu đến rất nhiều
nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu của

Việt Nam hiện nay là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản... Hiện nay các thị trường xuất khẩu
có yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm dệt may, trong đó có các yếu tố kỹ thuật,
quy tắc xuất xứ, các yếu tố về lao động, môi trường.
Tuy nhiên ngành dệt may Việt Nam chưa có sự phát triển bền vững, đặc biệt
là ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển tương xứng. Đó là nguyên nhân các
doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải sản xuất chủ yếu theo phương thức gia công xuất
khẩu (chiếm tới 70% kim ngạch). Như vậy, Việt Nam cần phải có những định
hướng, chiến lược phát triển xuất khẩu hàng dệt may để thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển, tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất trong xuất khẩu hàng dệt may.
Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã ký kết rất nhiều các hiệp
định thương mại tự do (FTA) nhằm tạo ra môi trường thúc đẩy phát triển ngành dệt
may cũng như xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Các FTA sẽ tạo ra những


2

thuận lợi và khó khăn trong phát triển xuất khẩu hàng dệt may, trong đó FTA giúp
thuế giảm nhưng hàng rào phi thuế lại tăng, xuất hiện các vấn đề phức tạp cần xử lý
trong thương mại như xuất xứ hàng dệt may, vấn đề lao động, công đoàn, môi
trường, tranh chấp thương mại.
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một trong những Hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết vào tháng 2/2016. Với
những diễn biến của TPP trong thời gian vừa qua như việc Hoa Kỳ đã rút khỏi vào
đầu năm 2017 và chỉ còn lại 11 nước thành viên. Ngày 11/11/2017, 11 nước thành
viên đã thống nhất đổi tên Hiệp định TPP thành CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn
diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và đến ngày 9/3/2018 CPTPP chính thức
được ký kết. CPTPP có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 sau khi được 7 nước thành viên
thông qua trong đó có Việt Nam. CPTPP có thêm hai thuật ngữ so với TPP là “toàn
diện” và “tiến bộ” thể hiện CPTPP sẽ có tính khả thi và toàn diện cao hơn, CPTPP
vẫn giữ nguyên các nội dung của TPP cũ nhưng cho phép một số các nước thành

viên tạm hoãn các nghĩa vụ. CPTPP là toàn diện, cân bằng lợi ích các nước thành
viên.
CPTPP được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do
chung cho các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đây là một hiệp định lớn và
có tầm ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của các nền kinh tế trong khu vực. CPTPP
mở rộng về tất cả các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và
sở hữu trí tuệ, các vấn đề phi thương mại, môi trường, lao động, công đoàn, hỗ trợ
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cam kết trong CPTPP sâu rộng và toàn diện hơn
các FTA trước đây.
Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP luôn là một thách thức lớn nhất đặt
ra cho ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Mục tiêu lớn nhất của Việt Nam khi
tham gia CPTPP là tăng cường lợi thế xuất khẩu dệt may sang các nước. Để đạt
được mục tiêu này, hàng dệt may phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu rất cao và phức tạp
về quy tắc xuất xứ như quy định sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên của CPTPP
sang các thành viên khác đều phải có xuất xứ “nội khối”, những sản phẩm nào sử
dụng nguyên liệu của các nước thứ ba, ngoài thành viên CPTPP đều không được
hưởng các ưu đãi thuế suất.
Tình hình thực tế nước ta vẫn phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu cho
ngành dệt may như sợi, vải, hóa chất nhuộm… điều đó làm giảm sức cạnh tranh của


3

hàng xuất khẩu và hạn chế tính chủ động trong sản xuất của các doanh nghiệp dệt
may và đồng thời đây là thách thức đối với việc đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ
trong CPTPP. Ngành dệt may cần hạn chế và khắc phục được những bất cập hiện nay,
phát triển nguồn nguyên liệu thượng nguồn nhằm phát triển xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam. Như vậy, xuất khẩu hàng dệt may phải đảm bảo được nguyên liệu đầu vào,
năng lực sản xuất sợi, vải đáp ứng được nhu cầu sản xuất, chuyển từ phương thức sản
xuất gia công sang sản xuất trực tiếp. Ngoài ra, việc thiếu hụt lao động có tay nghề,

chuyên môn cao, năng suất lao động thấp, thiếu vốn đầu tư và công nghệ, chưa đáp ứng
được các tiêu chuẩn về môi trường, lao động là một trong những thách thức lớn đối với
phát triển xuất khẩu hàng dệt may. Việc tham gia CPTPP sẽ giúp ngành dệt may Việt
Nam có thể tận dụng được cơ hội từ CPTPP cũng như sẵn sàng tận dụng được những
cơ hội tốt nhất từ hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào các Hiệp định thương mại tự
do song phương và đa phương khác. Nghiên cứu nội dung, các tiêu chí và các yếu tố
tác động đến phát triển xuất khẩu hàng dệt may, phân tích thực trạng xuất khẩu hàng
dệt may Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt
Nam là vấn đề mang tính cấp thiết đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham
gia TPP (hiện nay là CPTPP). Vì lý do đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu với đề
tài luận án tiến sĩ: “Phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia Hiệp định
đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”. Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề
đặt ra đối với phát triển xuất khẩu hàng dệt may, nội dung và các tiêu chí đánh giá phát
triển xuất khẩu hàng dệt may, các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu hàng dệt
may, cung cấp luận cứ khoa học nhằm đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển
xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia CPTPP.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu hàng
dệt may Việt Nam khi tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP) từ việc làm rõ cơ sở khoa học trên cả mặt lý luận, thực tiễn
đối với phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia CPTPP.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung thực hiện những nhiệm
vụ chủ yếu sau:
Một là, làm rõ cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu hàng dệt may.
Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển xuất khẩu hàng dệt may


4


Việt Nam và xuất khẩu hàng dệt may sang các nước CPTPP, đánh giá những thành
công đạt được, những hạn chế và tìm ra nguyên nhân để phát triển xuất khẩu hàng
dệt may Việt Nam.
Ba là, phân tích bối cảnh, triển vọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam,
từ đó đưa ra định hướng và giải pháp vi mô, vĩ mô để phát triển xuất khẩu hàng dệt
may Việt Nam khi tham gia CPTPP.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp phát triển
xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia CPTPP.
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu khái niệm, nội dung phát triển xuất khẩu hàng dệt
may, đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển xuất khẩu hàng dệt may và phân
tích các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu hàng dệt may; Thực trạng xuất
khẩu hàng dệt may và thực trạng các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu hàng
dệt may của Việt Nam; Đưa ra các giải pháp phát triển xuất khẩu dệt may Việt Nam
khi tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP).
- Về không gian:
Nghiên cứu xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các nước trong đó có các
nước CPTPP.
-

Về thời gian:

Nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn 2011-2017, đề xuất giải pháp định
hướng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để có
được dữ liệu phản ánh một cách tổng hợp, khách quan bao gồm các phương pháp

sau:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng làm
rõ bản chất đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để phân tích và đánh giá trong quá
trình nghiên cứu.


5

Dữ liệu thứ cấp thu thập và phân tích là những dữ liệu liên quan đến phát triển
xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam và các nước khác. Nguồn dữ liệu thứ cấp từ
các báo cáo của Bộ Công Thương, các Bộ ngành có liên quan, các tạp chí chuyên
ngành, các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, số liệu của Tổng cục Thống kê,
Tổng cục Hải quan, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Trung tâm Thương mại
quốc tế (ITC). Dữ liệu thu thập từ các nguồn khác nhau được kiểm tra theo các tiêu
thức về tính chính xác, tính thích hợp và tính thời sự. Các dữ liệu được đối chiếu và
so sánh để có sự nhất quán và đảm bảo độ tin cậy cao.
- Phương pháp điều tra khảo sát được sử dụng để nhận diện đúng về thực trạng
phát triển xuất khẩu hàng dệt may từ các doanh nghiệp dệt may toàn quốc. Phân tích
các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
+ Đối tượng điều tra khảo sát: doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu dệt may.
Các doanh nghiệp tham gia trả lời khảo sát tập trung chủ yếu là các doanh
nghiêp xuất khẩu hàng dệt may tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Bình
Dương, Nam Định, Hưng Yên…với nhiều loại hình doanh nghiệp.
Loại hình doanh nghiệp đã khảo sát
TT

Loại hình doanh nghiệp

Số lượng


Tỷ lệ (%)

1

DN Nhà nước

18

21,2

2

DN Tư nhân

20

23,5

3

DN có vốn Đầu tư nước ngoài

10

11,8

4

Loại hình DN khác


37

43,5

85

100

Tổng số

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát doanh nghiệp dệt may của tác giả năm 2017
+ Nội dung điều tra khảo sát: Khảo sát khả năng một số yếu tố tác động đến
phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Với điều kiện thực tế khi nghiên cứu
Luận án và có sự phù hợp với nội dung nghiên cứu của Luận án, những kết quả từ
các nghiên cứu khác, tác giả lựa chọn phiếu phát ra là 100 phiếu để có thể đưa ra
các kết luận và nhận định có độ tin cậy trong Luận án.
+ Số phiếu phát ra: 100 phiếu
+ Số phiếu thu về: 85 phiếu
+ Tổng hợp, phân tích và đánh giá: phân tích dữ liệu, đưa ra kết quả và các
nhận định theo từng nội dung khảo sát.
- Phương pháp so sánh, tổng hợp và dự báo được sử dụng trong nghiên cứu.
5. Những đóng góp mới của Luận án


6

Thứ nhất, Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu hàng
dệt may của một quốc gia; Phân tích các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu
hàng dệt may của một quốc gia khi tham gia Hiệp định thương mại tự do khu vực.

Thứ hai, Vận dụng khung lý thuyết để phân tích thực trạng về phát triển xuất
khẩu hàng dệt may Việt Nam, trong đó có phát triển xuất khẩu hàng dệt may vào
các nước CPTPP và các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt
Nam khi tham gia CPTPP; Đánh giá những thành công, những tồn tại và nguyên
nhân sự phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
Thứ ba, Dựa trên những đánh giá về thực trạng phát triển xuất khẩu hàng dệt
may Việt Nam, khả năng các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu hàng dệt may
khi tham gia CPTPP, luận án đề xuất các quan điểm và định hướng phát triển xuất
khẩu hàng dệt may Việt Nam; đồng thời đề xuất các giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm
phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia CPTPP.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan các công trình nghiên cứu, Kết luận, Danh
mục tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, nội dung chính của Luận án được trình bày
theo 3 Chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu hàng dệt may
Chương 2: Thực trạng phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham
gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)


7

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước
Có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về ngành dệt may và xuất khẩu dệt
may các quốc gia trên thế giới, về xuất khẩu hàng dệt may cũng như những cam kết
đối với xuất khẩu hàng hóa trong đó có hàng dệt may khi tham gia Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương.

(1) Matt Berdine, Erin Parrish, Nancy L.Cassill (2008), Measuring the
Competitive advantage of the US Textile and Apparel Industry (Đo lường lợi thế so
sánh của công nghiệp dệt và may mặc Hoa Kỳ), Annual Conference, Boston MA.
Nghiên cứu đã đưa ra tình hình của ngành dệt may Hoa Kỳ trong hơn 10 năm
qua đã giảm sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Có rất nhiều lý do trong đó tồn
tại việc tồn kho và lợi nhuận thấp, bên cạnh đó sự gia tăng nhanh chóng hàng dệt
may nhập khẩu từ các nước có chi phí sản xuất thấp, giá rẻ hơn ảnh hưởng lớn đối
với công nghiệp dệt may Hoa kỳ. Các tác giả đã đặt ra các giải pháp để ngành dệt
may của Mỹ có thể tiếp tục cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đồng thời nghiên
cứu cũng tìm ra những yếu tố then chốt tác động tới sự cạnh tranh của các khu vực
xuất khẩu dệt may hàng đầu để đưa ra nhận định làm thế nào để ngành dệt may Hoa
Kỳ có thể thích ứng và tăng trưởng xuất khẩu. Hiện nay, trình độ phát triển của
ngành dệt may Hoa Kỳ rất cao thể hiện qua việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm,
marketing và dịch vụ khách hàng, đó chính là những bài học kinh nghiệm cho
ngành dệt may Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và ký kết các Hiệp định thương mại
tự do (FTA).
(2) Marco Biselli (2009), China’s Role in the Global Textile Industry (Quy tắc
của Trung Quốc trong công nghiệp dệt may toàn cầu), Tusiad, China
Nghiên cứu này chỉ ra ngành công nghiệp dệt may là một ngành công nghiệp
trọng điểm của Trung Quốc. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu sự phát triển và
vai trò của Trung Quốc trong ngành công nghiệp dệt may toàn cầu. Tác giả đã định
hình những đối thủ cạnh tranh trong thị trường dệt may Trung Quốc và vị trí của
Trung Quốc trong thị trường dệt may toàn cầu. Cuối cùng, tác giả đưa ra những
quan điểm cho ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc và xác định những rủi
ro mà ngành này có thể gặp phải. Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Việt


8

Nam về điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế; Do vậy có thể rút ra những kinh nghiệm

cho Việt Nam trong phát triển ngành dệt may để có thể đứng vững và phát triển
trong ngành công nghiệp dệt may toàn cầu.
(3) Wu Chongbo (2007), Studies on the Indonesian textile and garment
industry (Những nghiên cứu về ngành công nghiệp dệt và may mặc Indonesia), Asia
Pacific Press
Indonesia là một trong những quốc gia sản xuất may mặc lớn nhất ASEAN,
có một quy trình sản xuất hoàn chỉnh bắt đầu từ sản xuất sợi cho tới các sản phẩm
dệt may hoàn thiện. Các sản phẩm dệt may rất đa dạng và có tính cạnh tranh trên thị
trường quốc tế. Ngành công nghiệp dệt may có tầm quan trọng rất lớn đối với nền
kinh tế Indonesia, đóng góp lớn vào GDP và tạo ra nhiều việc làm. Ngành công
nghiệp dệt may của Indonesia có một nền tảng phát triển vững chắc, tuy nhiên
ngành công nghiệp dệt may của nước này cũng phải đối mặt với một số khó khăn
dẫn tới việc đóng cửa nhiều nhà máy và chuyển địa điểm gây ra tình trạng thất
nghiệp. Nghiên cứu này đã phân tích quá trình hoạt động của ngành dệt may và vai
trò của ngành dệt may cũng như các chính sách ảnh hưởng tới sự phát triển của
ngành dệt may Indonesia trong tương lai.
Qua nghiên cứu về ngành dệt may Indonesia, có thể thấy rõ mô hình phát
triển của ngành dệt may Indonesia, những thuận lợi và khó khăn trong ngành dệt
may từ đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho ngành dệt của Việt Nam trong quy
trình sản xuất sản phẩm để phát triển xuất khẩu.
(4) Dr Sanchita Banerjee Saxena, Veronique Salze - Lozac’h (2010),
Competitiveness in the Garment and Textiles Industry: Creating a supportive
environment (Khả năng cạnh tranh trong ngành dệt và may mặc Bangladesh: tạo ra
một môi trường hỗ trợ), Occasional Paper No1.
Nghiên cứu chỉ ra rằng trong ngắn hạn, chính sách về xuất khẩu hàng may
mặc sẽ thúc đẩy năng lực cạnh tranh, đạt được các mục tiêu về giảm thời gian và chi
phí trong kinh doanh, nâng cao năng suất và tác động lan tỏa tích cực tới các lĩnh
vực khác. Ngành công nghiệp dệt và may mặc của Bangladesh cũng chịu ảnh hưởng
mạnh từ cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu, xuất khẩu sang EU và Hoa
Kỳ giảm mạnh. Ngành dệt may của Bangladesh sử dụng hơn 3 triệu lao động và

cuộc khủng hoảng kinh tế làm mức độ thất nghiệp tăng cao.


9

Công nghiệp dệt may của Bangladest có thế mạnh và chi phí thấp, các sản
phẩm có chất lượng. Tuy nhiên, Bangladesh luôn phải cạnh tranh với các nước xuất
khẩu dệt may lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và có sự cạnh tranh về giá so
với các nhà xuất khẩu Campuchia, Srilanka. Hiện nay, Bangladesh chú trọng tới các
điều kiện về môi trường, lao động trong ngành dệt may. Để công nghiệp dệt may
phát triển và mở rộng, cần phải thu hút vốn đầu tư và công nghệ từ các nước phát
triển chứ không phải chỉ giảm chi phí đầu vào. Như vậy sẽ tạo ra giá trị gia tăng lớn
trong ngành công nghiệp dệt may của Bangladesh.
(5) Michaela D. Platzer (2014), US Textile Manufacturing and the Trans Pacific Partnership Negotiations (Sản xuất dệt may của Hoa Kỳ và các cuộc đàm
phán của Hiệp định TPP),Congressional Research Service.
Tác giả đã nhận định và phân tích dệt may là một vấn đề đang tranh cãi và chưa
thống nhất tại các cuộc đàm phán Hiệp định TPP để tạo ra một khu vực thương mại tự
do tại Châu Á Thái Bình Dương. Hầu hết các nước tham gia đàm phán trong đó có Việt
Nam đều có kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc khá lớn nhưng chủ yếu vải và sợi đều
nhập khẩu từ Trung Quốc và các quốc gia Châu Á khác. Hiệp định TPP sẽ ảnh hưởng
tới các nhà xuất khẩu dệt may Hoa Kỳ theo hai hướng: một là, thị trường dệt may của
Hoa Kỳ sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh lớn khi các nước trong TPP xuất khẩu hàng dệt
may sang Hoa Kỳ mà không phải chịu thuế. Hai là, nếu những thỏa thuận trong TPP
không yêu cầu cam kết các sản phẩm phải có sợi được sản xuất tại các nước trong TPP
mà vẫn được hưởng quyền ưu tiên khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ thì sẽ tạo ra sự cạnh tranh
với các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ. Trong nghiên cứu này đã phân tích ngành dệt may Hoa
Kỳ khi tham gia TPP nhưng qua đó cũng đánh giá được cơ hội và thách thức đối với
ngành dệt của Việt Nam khi tham gia TPP.
(6) Brock R. Williams, 2013, Trans - Pacific Partnership (TPP) Countries:
Comparative Trade and Economic Analysis (Các quốc gia tham gia hiệp định đối

tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Lợi thế so sánh trong thương mại và các phân
tích kinh tế), Congressional Research Service, Washington DC.
Tác giả đã nghiên cứu về Hiệp định TPP là một thỏa thuận thương mại tự do
gồm 12 nước tham gia. Các thành viên sẵn sàng áp dụng các tiêu chuẩn cao trong
các thỏa thuận. Nhật Bản là nước gần đây nhất tham gia đàm phán TPP vào ngày
24/4/2013.Các đại diện của các nước tham gia đàm phán sẽ tham vấn với nhau và
khi kết thúc đàm phán sẽ đưa các thỏa thuận vào Hiệp định một cách chính thức.


10

Trong đánh giá đàm phán TPP, các thành viên có thể quan tâm tìm hiểu tác động
kinh tế tiềm năng và tầm quan trọng của TPP đối với nền kinh tế của họ, cùng với
cơ hội mở rộng thương mại vào các thị trường TPP.
Nghiên cứu này cung cấp một số phân tích kinh tế so sánh của một nước với
các nước còn lại trong TPP. Phân tích này cho thấy sự đa dạng về dân số, phát triển
kinh tế, mô hình thương mại và đầu tư với Hoa Kỳ, một đối tác lớn nhất trong TPP.
TPP luôn có những tiềm năng mở rộng, đây là khu vực chiếm 40% dân số thế giới và
sản xuất chiếm 60% GDP toàn cầu. Đối tác đàm phán TPP chiếm 40% thương mại
hàng hóa của Hoa Kỳ vào năm 2012.TPP sẽ là FTA lớn nhất của Hoa Kỳ cho đến nay
bởi giá trị thương mại nó mang lại. Các đối tác TPP khác hiện cũng có mạng lưới
FTA rộng rãi, Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) trong đó có Brunei, Malaysia,
Singapore và Việt Nam là thành viên TPP và có nhiều FTA với các nước khác.
(7) Cross Mark (2015), Impact of the Trans - Pacific Partnership on China’s
Textiles and Apparel Exports: A Quantitative Analysis (Tác động của Hiệp định Đối
tác xuyên Thái Bình dương tới xuất khẩu dệt may Trung Quốc: Phân tích định lượng)
Nghiên cứu này có ý định để định lượng các tác động tiềm năng của việc
thực hiện của các đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với hàng dệt may của
Trung Quốc và xuất khẩu hàng may mặc. Kết quả cho thấy, lần đầu tiên, xuất khẩu
dệt may của Trung Quốc sang Hoa Kỳ, Nhật Bản, và các khu vực NAFTA sẽ giảm

đáng kể sau khi TPP. Thứ hai, hiệu ứng chệch hướng thương mại do Nhật Bản sẽ bù
đắp tiêu cực đến việc mở rộng tiềm năng xuất khẩu dệt may của Trung Quốc với
Việt Nam và các thành viên TPP châu Á khác sau khi TPP. Thứ ba, gia nhập của
Nhật Bản với các nước TPP sẽ áp đặt các tác động tiêu cực đáng kể đối với hàng dệt
may xuất khẩu của Trung Quốc trong thời đại TPP.
(8) NewZealand Foreign affairs and trade (2018), Comprehensive and
Progressive Agreement for Trans - Facific Partnership - National interest analysis
(Hiệp định Đối tác toàn diên và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - phân tích lợi ích
quốc gia), March 2018.
Hiệp định CPTPP được gọi là toàn diện và tiến bộ vì đã vượt ra ngoài viêc
giảm chi phí cho doanh nghiệp, CPTPP cam kết bảo vệ và thực thi các tiêu chuẩn
lao động và môi trường cao trên toàn khu vực Châu Á, Thái Bình Dương. Hiệp định
bảo vệ quyền của New Zealand trong việc điều chỉnh chính sách công, tạo ra nhiều
công ăn việc làm và cơ hội mới trong thương mại quốc tế. Là một quốc gia nhỏ phụ
thuộc vào thương mại, New Zealand cần các quy tắc luật thương mại quốc tế để tối


11

đa hóa giá trị thương mại, duy trì nền kinh tế phát triển. Việc phân tích lợi ích quốc
gia, đánh giá CPTPP từ góc độ đối với New Zealand bao gồm định lượng chi phí và
lợi ích khi tham gia CPTPP.
1.2. Các nghiên cứu trong nước
Đã có một số công trình nghiên cứu về ngành dệt may, sản phẩm dệt may xuất
khẩu và các điều kiện quy định trong Hiệp định TPP về mặt hàng dệt may xuất khẩu.
(1) Dương Đình Giám (2001), Phương hướng và các biện pháp chủ yếu nhằm
phát triển ngành công nghiệp dệt may trong quá trình CNH - HĐH ở Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ: 5.02.05, Mã Thư viện Quốc gia: LA 01.0206.3.
Tác giả đã đưa ra vấn đề nghiên cứu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của ngành công nghiệp dệt may, việc nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng, tìm ra

các hạn chế cơ bản, từ đó xác định phương hướng và các biện pháp chủ yếu nhằm nâng
cao khả năng cạnh tranh của ngành trong tiến trình CNH - HĐH ở nước ta, là yêu cầu
cấp bách, có ý nghĩa quyết định tới kết quả sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp
dệt may nói riêng và của cả ngành kinh tế, kỹ thuật nói chung. Tác giả đã đưa ra cơ sở
lý luận và thực tiễn để phát triển ngành công nghiệp dệt may. Thực trạng của ngành dệt
may Việt Nam và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may trong xu thế hội
nhập từ đó đưa ra phương hướng và các biện pháp chủ yếu nhằm cải thiện cơ cấu tổ
chức và thúc đẩy sự phát triển ngành dệt may trong giai đoạn tới.
(2) Thân Danh Phúc (2004), Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dệt may xuất
khẩu Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế
Tác giả tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh nội lực của ngành dệt may
Việt Nam, so sánh với một số đối thủ tiêu biểu giúp phân tích những mặt mạnh và
mặt yếu của sản phẩm dệt may Việt Nam. Từ đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng
cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của ngành trong tiến trình hội nhập.
(3) Nguyễn Thị Thu Hương (2007), Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc cho ngành
dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO,Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1; tr. 30-4
Tác giả chỉ rõ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO đã đẩy mạnh xuất khẩu dệt
may trên toàn cầu, điều này đã tác động đến ngành công nghiệp dệt may của một số
nước xuất khẩu hàng dệt may và ảnh hưởng đến một số nước nhập khẩu. Hiện nay
Việt Nam cũng đang đứng trước những cơ hội được xuất khẩu tự do sang các thị
trường lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó, Việt Nam sẽ phải đối mặt với không ít những khó
khăn và thách thức. Do vậy, bài viết đã có sự so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam từ ngành dệt may xuất khẩu của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO.


12

(4) Nguyễn Hoàng (2009), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu
vào thị trường các nước EU của doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế.

Luận án đã lượng hóa năng lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường EU của
các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đã phân tích năng lực cạnh tranh của một số
khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng dệt may. Rút ra những thành tựu, kết
quả và hạn chế, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng hiện nay. Từ đó đề xuất
những định hướng và giải pháp cho doanh nghiệp và kiến nghị với nhà nước nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh bền vững xuất khẩu dệt may vào thị trường EU.
(5) Nguyễn Thị Vũ Hà (2009), Tranh chấp về hàng dệt may trong WTO và một
số gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25
(2009) 193-200.
Bài viết đã tổng kết về các tranh chấp xảy ra trong WTO về hàng dệt may và
trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam như chủ động khởi kiện nếu
thấy hàng dệt may bị bán phá giá trên thị trường nội địa, tích cực theo kiện, giải
quyết tranh chấp không thông qua Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, nghiêm
chỉnh thực hiện các phán quyết của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.
(6) Bộ Công Thương - Cục xúc tiến thương mại (2009), Việt Nam tham gia
WTO và các Hiệp định thương mại tự do (FTA): Hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt
may, Báo cáo thực hiện theo yêu cầu của Dự án “Hỗ trợ xúc tiến thương mại và
phát triển xuất khẩu tại Việt Nam - VIE/61/94”.
Nghiên cứu gồm có 05 phần: Phần 1 tóm tắt các cam kết thương mại của Việt
Nam trong ngành dệt may trong khung khổ WTO. Tiếp đó, phần 2 đánh giá lại diễn
biến và triển vọng phát triển của ngành dệt may Việt Nam, có tính đến khả năng tiếp
cận các thị trường xuất khẩu chính được thể hiện qua các Hiệp định Thương mại.
Phần 3 nêu vai trò của Chính phủ và Hiệp hội Dệt may Việt Nam trong công tác
phát triển ngành dệt may nói chung và thúc đẩy xuất khẩu dệt may nói riêng. Phần 4
đưa ra những vấn đề thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may, nhìn từ góc độ các
hiệp định thương mại. Phần 5 rút ra những kết luận chính và đưa ra khuyến nghị đối
với Chính phủ, Hiệp hội dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp trong ngành dệt
may.
(7) Nghiên cứu đánh giá tính khả thi của TPP đối với Việt Nam, đề xuất chủ
trương và các giải pháp tham gia TPP.



13

Đây là nghiên cứu do Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Công Thương chủ trì
thực hiện làm cơ sở cho việc xây dựng tờ trình Bộ chính trị về việc quyết định chính
thức tham gia TPP của Việt Nam (Công văn số 11/TTg-QHQT của Thủ tướng Chính
phủ ngày 29 tháng 4 năm 2010). Nghiên cứu đã nêu rõ vị trí vai trò của TPP đối với
Việt Nam, những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia TPP, từ đó kiến
nghị chủ trương và giải pháp tham gia đàm phán.
(8) Đại sứ quán Đan Mạch (2011), Giới thiệu về lĩnh vực dệt may tại Việt Nam.
Nghiên cứu này đã đưa ra một cách tổng quát về hoạt động của ngành công
nghiệp dệt may Việt Nam, các xu hướng và khả năng cạnh tranh của dệt may nhằm
hiểu rõ về thị trường, tiềm năng của ngành dệt may Việt Nam, tuy nhiên nghiên cứu
này chưa đi sâu về thực trạng cho ngành dệt may Việt Nam.
(9) Quỹ Châu Á và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương (2011), Báo
cáo nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành
may mặc, thủy sản và điện tử ở Việt Nam.
Nghiên cứu đã chỉ rõ tự do hóa thương mại sẽ vẫn tiếp tục và cạnh tranh trên
thị trường thế giới ngày càng mạnh mẽ, nếu những điểm yếu trong cơ cấu xuất khẩu
không được giải quyết sẽ khó có thể cải thiện được cán cân thương mại và đạt mục
tiêu tăng trưởng bền vững. Hàng hóa xuất khẩu được sản xuất bởi các doanh nghiệp,
cho nên trong điều kiện tự do hóa thương mại ngày nay, cần phải chú trọng cải thiện
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam trong ba ngành chủ
lực là may mặc, thủy sản và điện tử.
(10) Nguyễn Hồng Nhung, Vũ Đức Cường (2011), Ngành dệt may và da giầy
Việt Nam sau 20 năm phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Bài viết đã phân tích về quá trình phát triển của ngành dệt may và da giầy Việt
Nam sau hơn 20 năm hội nhập kinh tế và phát triển, hai ngành dệt may và da giầy
Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp lớn cho tăng trưởng

kinh tế của cả nước. Tuy nhiên còn nhiều tồn tại trong cả hai ngành như về nguồn
nguyên liệu, công nghệ kỹ thuật sản xuất và trình độ tay nghề của người lao động.
(11) Nguyễn Thị Dung Huệ (2012), Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt
may của Việt Nam trong bối cảnh HNKTQT, Luận án tiến sĩ Kinh tế: 62.31.07.01,
Mã Thư viện Quốc gia: LA 12.0419.3.
Trong xu thế hội nhập, ngành dệt may trên thế giới đang diễn ra quá trình cạnh


14

tranh gay gắt giữa các quốc gia đặt ra thách thức to lớn với ngành dệt may Việt
Nam. Thực tế cơ cấu phát triển ngành dệt may đang tồn tại nhiều bất cập như việc
tập trung phần lớn vốn đầu tư, lao động vào công đoạn may mặc mà chủ yếu là may
gia công trong khi các công đoạn khác như kéo sợi, dệt, nhuộm lại đang trong tình
trạng manh mún, lạc hậu, thiếu vốn; 70%-80% giá trị của các nguyên liệu dệt may
của Việt Nam phải nhập khẩu, do đó giảm sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất
khẩu Việt Nam. Việt Nam cần có một chiến lược phát triển ngành công nghiệp hỗ
trợ phù hợp để có thể đáp ứng một cách tốt nhất nguồn cung cấp nguyên phụ liệu
cho ngành công nghiệp dệt may và thích ứng với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
(12) Hoàng Thị Thúy Nga (2012), Nghiên cứu tính kinh tế theo quy mô
(Economies of scale) của các doanh nghiệp may Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế:
62.31.03.01, Mã Thư viện Quốc gia: LA 12.0533.3.
Tác giả đã nghiên cứu tổng quan ngành may nói chung và may Việt Nam nói
riêng. Phân tích kết quả về tính kinh tế theo quy mô của doanh nghiệp may Việt
Nam giai đoạn 2000-2009, cùng những đề xuất, kết luận khai thác tính kinh tế theo
quy mô trong ngành may Việt Nam giai đoạn 2010-2020.
Ngành may Việt Nam đã có lịch sử phát triển từ lâu đời, trải qua bao nhiêu
thăng trầm đến nay đã và đang trở thành một ngành đóng góp lớn vào GDP đất
nước. Trong gần 20 năm qua, ngành may chủ yếu hướng vào xuất khẩu và chủ yếu
là gia công cho các nước khác như Mỹ, Nhật Bản, EU. Như vậy, ngành may Việt

Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm tận dụng tính kinh tế theo quy mô để
tiếp tục là nền kinh tế gia công hướng tới xuất khẩu cùng với thị trường nội địa khi
Việt Nam đang hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới. Tính kinh tế theo quy
mô có ý nghĩa quan trọng bởi vì đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến xác định quy
mô tối ưu, sản lượng và giá bán của một hãng nói riêng và của một ngành nói
chung. Vấn đề này có một ứng dụng nhất định đối với các ngành trong nền kinh tế
hội nhập nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành đặc biệt là ngành may với
hoạt động chủ yếu là xuất khẩu và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
(13) Hồ Trung Thanh (2012), Nghiên cứu dự báo tác động của Hiệp định đối
tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến quan hệ thương mại Việt
Nam - Hoa Kỳ, Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Thương mại,
Bộ Công Thương.
Việc tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam có thêm những cơ hội mới để phát triển


15

kinh tế, hội nhập sâu hơn với nền kinh tế khu vực và thế giới. Thứ nhất, Việt Nam sẽ
có cơ hội để mở rộng thương mại và đầu tư với một khu vực rộng lớn gồm nhiều nền
kinh tế lớn như Hoa Kỳ, ÚC…Thứ hai, TPP là cơ hội để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh
hơn nữa quá trình cải cách nền kinh tế theo hướng thị trường và hội nhập kinh tế.
Khi tham gia TPP, Việt Nam sẽ có được FTA với Hoa Kỳ, một nền kinh tế lớn
nhất thế giới, mở ra cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, thu hút đầu tư, nhận
được sự trợ giúp kỹ thuật…Bên cạnh đó, tham gia TPP cũng là cách thức để Việt
Nam nâng cao quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ, cân bằng chiến lược với các đối tác
chiến lược lớn. Việt Nam cũng có thể mang lại những giá trị gia tăng cho Hoa Kỳ
với tư cách là một nền kinh tế mới nổi, có mức tăng trưởng kinh tế cao, thị trường
tiêu thụ lớn. Thực hiện các cam kết TPP sẽ tạo cơ hội cho Hoa Kỳ mở thêm thị
trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của họ đẩy mạnh đầu tư vào nước ta.
Bên cạnh những cơ hội, tham gia TPP cũng đặt ra những thách thức to lớn cho Việt

Nam do trình độ phát triển thấp phải cam kết mở cửa thị trường mức độ cao hơn các
Hiệp định mà chúng ta đã ký. Sức ép cạnh tranh sẽ lớn hơn, nhiều vấn đề phức tạp
cần xử lý trong thương mại như xuất xứ hàng dệt may, vấn đề lao động, công đoàn,
môi trường, tranh chấp thương mại.
(14) Ngô Thị Việt Nga (2013), Tái cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp may của
tập đoàn dệt may Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh doanh và quản lý: 62.34.05.01,
Mã Thư viện Quốc gia: LA 13.0323.3.
Tác giả nghiên cứu và đưa ra cơ sở lý luận chung về tái cơ cấu doanh nghiệp.
Thực trạng tái cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp may của tập đoàn dệt may Việt
Nam. Định hướng và giải pháp hoàn thiện quá trình tái cơ cấu tổ chức các doanh
nghiệp may của tập đoàn dệt may Việt Nam.
Ngành công nghiệp may Việt Nam là một trong những ngành có đóng góp rất
quan trọng cho nền kinh tế. Hiện nay, yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới đã đặt các
doanh nghiệp may trong bối cảnh phải tổ chức lại. Sự cần thiết phải tái cơ cấu xuất
phát từ những sự thay đổi trong bản thân doanh nghiệp cũng như xuất phát từ sự
thay đổi của môi trường kinh doanh.Tái cơ cấu xuất phát từ các áp lực bên ngoài để
thích nghi với môi trường kinh doanh, còn tái cơ cấu xuất phát từ các áp lực bên
trong để phù hợp với quy mô tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp.
(15) Hoàng Văn Châu (2014), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP) và vấn đề tham gia của Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước,


16

mã số: KX.01.10/11-15.
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được coi là hiệp định tiêu
biểu của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, là hiệp định của thế kỷ
21. Hiện nay, có 12 nước tham gia TPP, TPP mở rộng không chỉ bao gồm các vấn
đề thương mại (hàng hóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ) mà còn cả các vấn đề phi thương
mại (môi trường, lao động…), các vấn đề tại biên giới (thuế quan, hàng rào kỹ

thuật….), các vấn đề bên trong biên giới (doanh nghiệp nhà nước, công đoàn…).
TPP sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do cạnh tranh, hiện đang chiếm đến 40%
dân số thế giới và 50% GDP toàn cầu. Đây sẽ là những cơ hội và thách thức cho bất
kỳ quốc gia nào tham gia TPP.Đối với Việt Nam, việc tham gia TPP là một bước đi
quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta, là cơ hội lớn cho nền kinh
tế và là động lực thúc đẩy cải cách thể chế và nâng cao năng lực cạnh tranh.
(16) Phạm Thị Hồng Yến (2014), Một số nội dung về quy tắc xuất xứ trong
Hiệp định TPP, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 55, Trường Đại học Ngoại Thương.
Một nội dung quan trọng trong Hiệp định TPP có liên quan tới quy định xuất
xứ, đây là những quy định hàng hóa xuất khẩu cần phải được đáp ứng nếu các
doanh nghiệp muốn được hưởng mức thuế quan ưu đãi theo Hiệp định này. Bài viết
này đã cung cấp nội dung và cách vận dụng quy tắc xuất xứ ưu đãi nhằm giúp các
doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và khai thác được những lợi ích và ưu
đãi của Hiệp định này.
(17) Phạm Thị Lụa (2014), Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu
và giải pháp của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Mã số: 62.34.10.01.
Tác giả đã tổng quát về ngành dệt may hiện nay đang đóng góp đáng kể đối
với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn
người lao động. Dệt may là một trong hai nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có kim
ngạch lớn nhất của Việt Nam. Phát triển ngành công nghiệp dệt may đã được xác
định là định hướng chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam giai đoạn 2011-2020
(18) Nguyễn Anh Tuấn (2015), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP) và tác động tới Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội 2015.
Tác giả nghiên cứu quá trình đàm phán TPP của 12 nước thành viên, đưa ra
những phân tích và đánh giá về tác động của TPP đối với khu vực và thế giới nói
chung, đối với Việt Nam và tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam nói riêng và
qua đó đánh giá tác động tới tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời



17

gian tới, đề xuất kiến nghị chính sách cho Việt Nam nhằm tối đa hóa lợi ích và tối
thiểu hóa nguy cơ để nắm bắt cơ hội tiếp tục phát triển hơn nữa.
(19) Hoàng Thị Tâm (2018), Dệt may Việt trước thềm CPTPP, Tạp chí Con số
và Sự kiện (Tổng cục Thống Kê), Số 3/2018 (528).
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với
sự tham gia của 11 nước thành viên đã chính thức được ký kết tại Chile vào
8/3/2018. Việc tham gia CPTPP sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu
hàng hóa sang thị trường các nước thành viên, trong đó dệt may là một trong những
ngành được dự báo sẽ có nhiều triển vọng phát triển. Tuy nhiên, để tận dụng hiệu
quả các ưu đãi của Hiệp định CPTPP, các doanh nghiệp dệt may Việt cần cơ cấu lại
sản xuất, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như sức cạnh tranh
trên thị trường để có thể hội nhập với sân chơi mới, với không ít khó khăn và thách
thức này.
(20) Trần Thị Minh Hương (2018), Ảnh hưởng của Hiệp định Đối tác toàn
diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đến ngành dệt may Việt Nam, Tạp
chí Quản lý kinh tế, Số 89 tháng 7+8/2018.
Khả năng thực thi hiệp định CPTPP sẽ có ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may là
một ngành xuât khẩu chủ lực của Việt Nam. Bài viết đề cập đến tình hình sản xuất
và xuất khẩu cùng các đặc điểm của dệt may Việt Nam trong thời gian qua, phân
tích cơ hội và thách thức với khả năng thực thi CPTPP đồng thời đưa ra một số
khuyến nghị với Nhà Nước, doanh nghiệp dệt may và người lao động nhằm khai
thác được các cơ hội và vượt qua những thách thức, trên cơ sở đó góp phần phát
triển ngành và tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam trong thời gian tới.
2. NHỮNG KHOẢNG TRỐNG TRONG CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Các công trình nghiên cứu trước đây tập trung nhiều vào nghiên cứu chung cho
xuất khẩu dệt may trên một số khía cạnh cụ thể như: phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành
dệt may, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may Việt Nam,

rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu….Hay những nghiên cứu về quy tắc
xuất xứ trong TPP đối với những mặt hàng xuất khẩu trong đó có dệt may…
Những công trình nghiên cứu trên đây chưa đi sâu nghiên cứu riêng về phát
triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác
toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Nhìn chung, khoảng trống mà Luận án cần nghiên cứu cụ thể như sau:


18

- Các công trình nghiên cứu trước nghiên cứu một số khía cạnh lý thuyết nhất
định về xuất khẩu hàng dệt may nhưng Luận án sẽ làm rõ khung lý thuyết về phát
triển xuất khẩu hàng dệt may của một quốc gia.
- Những công trình nghiên cứu trước đó đã nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu
dệt may của Việt Nam trên một số góc độ nhất định. Mặt hàng dệt may luôn là mặt
hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam và có sự cạnh tranh rất lớn đối với hàng
dệt may xuất khẩu của các nước khác. Dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động và
máy móc thiết bị cùng với khối lượng lớn các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.
Các nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến một số các yếu tố trong phát triển xuất khẩu
dệt may và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Luận án sẽ
đi sâu nghiên cứu phát triển xuất khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam với các tiêu chí
đánh giá cụ thể và phân tích các yếu tố tác động khi tham gia CPTPP, trong đó có
những cam kết mới mạnh hơn, sâu hơn trong CPTPP tác động đến phát triển xuất
khẩu hàng dệt may (quy tắc xuất xứ, môi trường, lao động, công đoàn..).
- Xu hướng phát triển xuất khẩu dệt may cùng diễn biến hiện nay của CPTPP
và các giải pháp phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham
gia CPTPP cũng được nghiên cứu cụ thể trong Luận án.
Từ những khoảng trống trong các công trình nghiên cứu trước đây, vấn đề
nghiên cứu: “Phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia Hiệp định
đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”(hiện nay là CPTPP) là một yêu cầu cấp thiết

khách quan, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn hiện nay, đáp ứng yêu cầu
đang đặt ra đối với phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Luận án sẽ đi sâu nghiên cứu và tập trung vào những nội dung chính sau:
1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu hàng dệt may của một
quốc gia. Luận án đưa ra khái niệm, đặc điểm, vai trò của phát triển xuất khẩu hàng
dệt may, những nội dung của phát triển xuất khẩu hàng dệt may; phân tích hệ thống
tiêu chí đánh giá phát triển xuất khẩu hàng dệt may; nghiên cứu khả năng các yếu tố
tác động đến phát triển xuất khẩu hàng dệt may.
2. Phân tích, đánh giá thực trạng về phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt
Nam và thực trạng các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu hàng dệt may khi
tham gia CPTPP. Tìm ra những thành công, tồn tại và nguyên nhân của sự phát triển
xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
3. Đề xuất có căn cứ khoa học các giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm phát triển
xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia CPTPP.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU


×