Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Sinh kế người Khmer tại xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.13 KB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC MINH

SINH KẾ CỦA NGƯỜI KHMER TẠI XÃ VĨNH HẢI,
HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI, Năm 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC MINH

SINH KẾ CỦA NGƯỜI KHMER TẠI XÃ VĨNH HẢI,
HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG

Ngành: Xã hộ i học
Mã s ố : 8 31 03 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. VÕ CÔNG NGUYỆN

HÀ NỘI, Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin c am đoan đây là kết quả nghiên c ứu c ủa tôi. Các s ố liệu nêu
trong luận văn được s ử dụng từ nhiều nguồn khác nhau, các s ố liệu này là
thực tế. S ố liệu tôi s ử dụng được s ự đồ ng ý c ủa TS. Võ Công Nguyện chủ
nhiệm đề tài Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
vùng Tây Nam Bộ” Thu ộc Chương trình Khoa học và công nghệ phục v ụ

phát tri ển bền vững vùng Tây Nam B ộ.
Học viên thực hiện

Nguyễn Ngọ c Minh


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Sinh kế người Khmer tại xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu,

tỉnh Sóc Trăng” được hoàn thành với s ự cố gắng và nỗ lực c ủa bản thân.
Trước tiên cho tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám đốc

Họ c Viện Khoa Học Xã Hội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi theo học tại đây.
Đặc biệt tôi xin trân trọ ng c ảm ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa

họ c, Tiến sĩ Võ Công Nguyện, dành nhiều thời gian góp ý và tạo điều kiện
cho tôi trong suố t quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Bên c ạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Xã Hộ i
Học đã trang bị những kiến thức hữu ích, phương pháp nghiên cứu khoa học
để tôi áp d ụng vào luận văn.

Cuố i cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồ ng nghiệp đã

động viên giúp đỡ chia s ẻ công việc với tôi, để tôi có thời gian đi học và hoàn

thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Học viên

Nguyễn Ngọ c Minh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................. 19

1.1. Các khái niệm .................................................................................... 19
1.2. Lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID............................................. 21
1.3. Tổng quan địa bàn nghiên c ứu ........................................................... 24
Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN LỰC TÁC ĐỘNG ĐẾN SINH

KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TỘC KHMER TẠI XÃ VĨNH HẢI, HUYỆN
VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG.
2.1. Đặc điểm nhân khẩ u họ c xã hội c ủa hộ gia đình dân tộ c Khmer ........... 29
2.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu....................................... 29

2.2. Hoạt động kinh tế .............................................................................. 31
2.2.1. Hoạt động kinh tế củ a hộ gia đình dân tộc người Khmer................... 31

2.2.2. Việc làm cụ thể của từng thành viên trong hộ dân tộc Khmer ............ 32
2.3. Các nguồ n lực tác động đến sinh kế của hộ dân tộc Khmer .................. 33
2.3.1. Ngu ồn vốn con người....................................................................... 33
2.3.2. Ngu ồn vốn tự nhiên ......................................................................... 38
2.3.3. Ngu ồn vốn vậ t chất.......................................................................... 41
2.3.4. Ngu ồn vốn tài chính ........................................................................ 46
2.3.5. Ngu ồn vốn xã hội ............................................................................ 49
2.4. Hoạt độ ng hỗ trợ c ủa chính quyền và quan điểm về những điều kiện đang
có tại địa phương hiện nay ........................................................................ 51
2.4.1. Hoạt động hỗ trợ của chính quyền ................................................... 51
2.4.2. Vấn đề quan tâm của hộ dân tộc Khmer ........................................... 53
Chương 3: KẾT LUẬN........................................................................... 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHYT

: Bảo hiểm y tế

MTTQ

: Mặt trận tổ quố c

THCS

: Trung học cơ sở


THPT

: Trung học phổ thông

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 1. Bản đồ Huyện Vĩnh Châu ............................................................. 28
Bả ng 2.1. Đặc điểm chung c ủa hộ dân tộc Khmer ...................................... 29
Bả ng 2.2. Các hoạt động kinh tế c ủa hộ dân tộc Khmer.............................. 31
Bả ng 2.3. Việc làm c ủa thành viên trong hộ dân tộc Khmer........................ 32
Bả ng 2.4. Độ tuổi lao động ....................................................................... 33
Bả ng 2.5. Trình độ học vấn....................................................................... 34
Bả ng 2.6. Tình trạng s ức khỏ e và Bảo hiểm y tế ........................................ 36
Bả ng 2.7. Nguồ n gốc đất ở và đất canh tác ................................................ 38
Bả ng 2.8. Nguồn nước và chất lượng nước tưới tiêu .................................. 39
Bả ng 2.9. Diện tích đất và tình trạng nhà ở ................................................ 41
Bả ng 2.10. Tài s ản sinh hoạt trong gia đình ............................................... 43
Bả ng 2.11. Nguồn năng lượng s ử dụng và cách xử lý chất thải ................... 45
Bả ng 2.12. Chi phí sinh ho ạt hàng tháng.................................................... 46
Bả ng 2.13. Chi tiêu c ủa gia đình so với thu nhập ....................................... 47

Bả ng 2.14. Các nguồn vay vố n của hộ ....................................................... 48
Bả ng 2.15. Sự tham gia vào họp tổ chức đoàn thể tại địa phương ............... 49
Bả ng 2.16. Mố i quan hệ vớ i các dân tộc khác ............................................ 51
Bả ng 2.17. Hoạt động hỗ trợ của chính quyền............................................ 51
Bả ng 2.18. Vấn đề quan tâm c ủa hộ gia đì nh ............................................. 53
Bàng 2.19. Mức đánh giá của hộ gia đình về điệu kiện địa phương ............. 55


MỞ ĐẦU

1.Tính c ấp thiế t c ủa đề tài
Sinh kế ổn định đang là mộ t trong những mối quan tâm hàng đầu hiện
nay c ủa con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển và nâng
cao đời số ng của con người .Hiện nay với 1,3 triệu đồng bào Khmer đang sinh

s ố ng chủ yếu ở Tây Nam Bộ [1].
Trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Trà Vinh trên 318.000 người,
chiếm 31,58% dân số tỉnh, Sóc Trăng trên 397.000 người, chiếm 30,71%,
Kiên Giang trên 213.000 người, chiếm 12,5%, Bạc Liêu trên 66.000 người,
chiếm 7,66%, An Giang trên 91.000 người, chiếm 4,24% [3]...Từ lâu Đảng và
chính phủ ta đã thông qua và thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ quan tâm
chăm lo đến đời sống của các đồng bào dân tộc người Khmer hướng tới mục
đích đại đoàn kết dân tộc thể hiện rõ thông qua nhiều chính sách như:
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; Chương trình 134, Chương trình
135; Quyết định 54/QĐ -TTg; Quyết định 74/QĐ-TTg; 29/ QĐ-TTg.... [5]
Ngoài ra còn có các chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
của người Khmer dành riêng cho người Khmer ở Tây Nam bộ, các nội dung
thực hiện chính sách về bảo tồn, phát triển văn hóa đối với đồng bào Khmer,
được bổ sung và cụ thể hóa thêm trong Chỉ thị 14/2003/CT -TTg của Thủ
tướng Chính phủ về Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long, thời

kỳ 2001 – 2010.[2]
Cùng với đó là các chính sách về trợ giá, trợ cước, hỗ trợ nhà ở, đất ở,
đất sản xuất, hỗ trợ vay vốn từ hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội để giúp
hộ nghèo làm ăn, mua bán phát triển kinh tế gia đình, miễn giảm học phí, hỗ
trợ học bổng, dành cho gia đình dân tộc Khmer.

1


Dù nhận được nhiều sự hỗ trợ từ chính phủ tuy nhiên đời sống đồng
bào dân tộc Khmer nhìn chung vẫn còn khó khăn. Trong giai đoạn 2006 2010 đã giảm được 42.352 hộ Khmer nghèo từ 103.170 hộ của đầu giai đoạn
xuống còn 60.818 hộ vào cuối giai đoạn. Xét về tỷ lệ so với tổng số hộ

Khmer, trong 5 năm các địa phương trong vùng giảm được 17,11%, trung
bình mỗi năm giảm được 3,42%, tỷ lệ hộ nghèo còn lại cuối giai đoạn so với
tổng số hộ Khmer là 24,57%. Giai đoạn 2011 – 2015 số lượng hộ Khmer
giảm nghèo 9.352 hộ nhưng cũng có số hộ nghèo mới tăng là do các thành
viên sinh sống trong hộ nghèo tiếp tục tách, lập thành hộ mới. Trong giai đoạn
này, trung bình mỗi năm, các địa phương vùng Tây Nam Bộ giảm trung bình
3% hộ nghèo dân tộc Khmer, năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào giảm
xuống còn khoảng 25% [3]. Đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng
bào dân tộc theo chuẩn cũ giai đoạn 2011-2015 của toàn khu vực chiếm trên

13% .[14]
Có thể thấy rằng những chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với đồng
bào dân tộc khmer khá toàn diện về mọi mặt và đã đem lại nhiều chuyển biến
tích cực cho đời sống của họ. Trong đó đối với hoạt động sinh kế của đồng
bào dân tộc Khmer ở các địa phương là một lĩnh vực được nhận nhiều sự hỗ
trợ từ chính sách nhà nước và thực tế đã cho thấy rằng việc lựa chọn những
hoạt động sinh kế của người đồng bào dân tộc Khmer chịu ảnh hưởng rất lớn

từ các yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội, con người, đất đai, vật chất, cơ sở hạ
tầng. Trong thời đổi mới như hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và hội nhập kinh tế quốc tế, vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc
Trăng sinh sống đang đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển vì vậy cần
có những cuộc điều tra nghiên cứu xã hội học về hoạt động sinh kế của đồng
bào Khmer hiện nay là rất cần thiết để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Xuất phát từ
lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Sinh kế người Khmer ở xã Vĩnh Hải,

2


huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng” làm luận văn Cao học. Từ kết quả của
cuộc nghiên cứu này sẽ cơ sở giúp cho các nhà quản lý có những giải pháp
hỗ trợ chính sách hiệu quả cho hoạt động sinh kế của đồng bào Khmer góp
phần từng bước cải thiện đời sống của họ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1. Nghiên cứu nước ngoài liên quan đến sinh kế nói chung
Bài viết khoa họ c “Documenting livelihood trajectories in the context
of development interventions in northern Burkina Faso” của tác giả Colin
Thor West đã nghiên cứu sinh kế của người dân tại phía b ắc c ủa Burkina

Faso, tác giả đưa ra kết luận là : "... Bằng cách s ử dụng phương pháp tiếp cận
sinh kế bền vững, các quỹ đạo sinh kế tập trung, tuy nhiên, mộ t bức tranh
khác xuất hiện. Cải thiện SWC không liên quan đến những thay đổ i tích c ực
trong các lo ại sinh kế khác. So sánh d ữ liệu cấp hộ gia đình từ 1984–1985 với
s ố liệu thực địa gần đây năm 2004 cho thấy lợi nhuận tài chính khá khiêm tố n.
Các hộ nghèo vẫn nghèo. An ninh lương thực, một khía c ạnh c ủa vốn tự
nhiên, đã được c ải thiện phần nào chứ không phải cho các hộ nghèo. S ự gắn


kết xã hộ i, mộ t chỉ s ố về vốn nhân lực, mặt khác, đã được c ủng c ố và tăng
cường.... Nhìn chung, các dự án SWC đã tạo ra mộ t quỹ đạo tích c ực cho các

hệ thố ng sinh kế Mossi trên cao nguyên phía b ắc Trung tâm Burkina Faso
trong hai ho ặc ba thập kỷ qua. Những can thiệp này có thể được coi là một
câu chuyện thành công phát triển đủ điều kiện cho vai trò của họ trong việc
cải thiện vốn tự nhiên c ủa các hộ gia đình, cộng đồ ng và toàn vùng. S ử dụng
phương pháp tiếp c ận sinh kế bền vững, nghiên c ứu này đã phát hiện ra rằng

những c ải tiến trong các hình thức vốn khác được pha trộn nhiều hơn. Các hộ
giàu đã tích lũy tài sản tài chính và duy trì mức độ s ản xuất đủ cao trong ngũ

cố c. Tuy nhiên, các hộ nghèo đã trở nên kém bền vững hơn hai mươi năm
qua. Tài s ản tài chính và an ninh lương thực c ủa họ đã giảm theo thời gian và
3


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full

















×