VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ TRUNG TIẾN
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN
XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN
QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
HÀ NỘI, năm 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ TRUNG TIẾN
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN
XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN
QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8380104
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ THỊ KIM OANH
HÀ NỘI, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu; các số liệu
trong Luận văn có cơ sở rõ ràng, chính xác và trung thực. Kết luận của luận
văn chưa từng được công bố trong các công trình khác .
Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn
Lê Trung Tiến
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG
TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM .......................................... 8
1.1. Khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm .... 8
1.2. Đặc điểm, phạm vi và nội dung thực hành quyền công tố trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm .................................................................................... 16
Tiểu kết Chương 1 ..................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM
2015 VÀ THỰC TIỄN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI
ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TẠI QUẬN TÂN PHÚ,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................... 20
2.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thực hành quyền
công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm ....................................................... 20
2.2. Thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh .............................. 28
Tiểu kết Chương 2 ..................................................................................... 46
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HÀNH
QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN
HÌNH SỰ TẠI QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......... 48
3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố trong xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự ...................................................................................... 48
3.2 Giải pháp chính ..................................................................................... 52
3.3. Các giải pháp khác ............................................................................... 55
Tiểu kết Chương 3 ..................................................................................... 62
KẾT LUẬN .................................................................................................... 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS
: Bộ luật Hình sự
BLTTHS
: Bộ luật Tố tụng hình sự
CP
: Chính phủ
CT
: Chỉ thị
ĐCS
: Đảng cộng sản
ĐTV
: Điều tra viên
HĐXX
: Hội đồng xét xử
KSV
: Kiểm sát viên
KSXX
: Kiểm sát xét xử
NN
: Nhà Nước
PL
: Pháp luật
TANDTC
: Toà án nhân dân tối cao
TNHS
: Trách nhiệm hình sự
THQCT
: Thực hành quyền công tố
TP
: Thẩm phán
VKS
: Viện kiểm sát
VKSND
: Viện kiểm sát nhân dân
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
XXST
: Xét xử sơ thẩm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
Trang
2.1
Tỷ lệ số vụ đã xét xử/số thụ lý; mức hình phạt Tòa tuyên
28
2.2
Tỷ lệ số vụ bị VKSND quận Tân Phú kháng nghị
34
bảng
2.3
2.4
2.5
Tỷ lệ Tòa án quận Tân Phú trả hồ sơ điều tra bổ sung/số
vụ VKSND quận Tân Phú truy tố
Tỷ lệ số vụ án bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy án
Tỷ lệ số vụ án bị VKSND Thành phố Hồ Chí Minh
kháng nghị
36
38
40
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước những đòi hỏi, yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng chống tội
phạm hiện nay, việc nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ
pháp luật là một trong những nội dung quan trọng được thể hiện ở nhiều nghị
quyết của Đảng trong thời gian qua. Trong đó có hoạt động thực hành quyền
công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân nhằm
mục đích chống bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội .
Yêu cầu trên đã được trình bày cụ thể trong Hiến pháp năm 1992 (sửa
đổi năm 2001) và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, BLTTHS
năm 2003 và được tiếp tục khẳng định ở Hiến pháp 2013 và luật tổ chức Viện
kiểm sát năm 2014, BLTTHS năm 2015. Nghị quyết số 48/NQ-TW và Nghị
quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020” BLTTHS 2015 đã có những qui định thể hiện tinh thần đó. Hiện nay,
BLTTHS 2015 đã qui định khá cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của Kiểm sát
viên nói riêng và Viện Kiểm Sát nói chung trong việc thực hiện chức năng
thực hành quyền công tố trong vụ án hình sự sơ thẩm.
Thực tiễn trong những năm qua cho thấy cơ quan VKSND đã thực hiện
tương đối tốt chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư
pháp trong tố tụng hình sự góp phần tích cực vào đấu tranh chống tội phạm,
bảo vệ lợi ích của xã hội, quyền tự do dân chủ của công dân. Tuy nhiên bên
cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của VKSND trong lĩnh vực này vẫn
còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội và công cuộc cải
cách tư pháp hiện nay. Một trong những nguyên nhân là do chính sách hìn h
sự, các quy định pháp luật về tố tụng hình sự có nhiều bất cập, chậm được sửa
đổi bổ sung; trong đó chủ yếu là do quá trình thực hành quyền công tố và
kiểm sát xét xử sơ thẩm ở một số vụ án của Kiểm sát viên còn có vi phạm thủ
1
tục tố tụng; việc nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị các tài liệu, nội dung đề cương
thẩm vấn tại phiên tòa của KSV chưa được chú trọng; hoạt động tranh tụng
của KSV với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác
còn nhiều mặt hạn chế nên thực tế vẫn để xảy ra tình trạng oan sai, bỏ lọt tội
phạm.
Trong giai đoạn vừa qua, VKSND quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí
Minh đã thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình góp phần to lớn
vào việc phát triển kinh tế, xã hội; bảo đảm an ninh chính trị của địa phương.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế trong việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ đặc biệt là công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử
sơ thẩm các vụ án hình sự. Vì lý do đó tôi chọn đề tài: "Thực hành quyền
công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn quận Tân
Phú, Thành phố Hồ Chí Minh" làm luận văn Thạc sỹ Luật học .
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề quyền công tố và thực hành quyền công tố ở nước ta đã và đang
được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và tiếp cận dưới nhiều góc độ
khác nhau. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu sau:
- Lê Thị Tuyết Hoa (2002) Quyền công tố ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ,
Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật . [9]
- Trần Đình Tú (2008) Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố
trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân
dân các quận ở thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Học viện chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh. [25]
- Mai Thị Nam (2008) Chất lượng tranh tụng tại phiên toà xét xử sơ
thẩm hình sự của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá, Luận
văn thạc sĩ, Học viện chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. [11]
2
- Bùi Trí Dũng (2008) Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực
hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang , Luận văn
thạc sĩ, Học viện chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. [6]
- Đào Thịnh Cường (2009) Năng lực áp dụng pháp luật trong thực
hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà
Nội, Luận văn thạc sỹ, Học viện chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh. [5]
- Trần Quốc Hoàn (2009) Áp dụng pháp luật thực hành quyền công tố
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
ở tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sỹ, Học viện chính trị – Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh. [10]
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2002) Những giải pháp nâng cao
chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp , Đề tài
khoa học cấp bộ, Hà Nội. [14]
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008) Viện kiểm sát nhân dân trong
tiến trình cải cách tư pháp, Hội thảo khoa học, Hà Nội. [15]
- Ban cán sự Đảng – Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008) Tổ chức bộ
máy và chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải
cách tư pháp, Đề án, Hà Nội. [2]
- TS Lê Hữu Thể (2008) Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tư pháp trong giai đoạn điều tra , Nxb Tư pháp, Hà Nội. [21]
- Ngô Thị Thu An (2016) Nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố
của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong giải quyết các vụ án hình sự ở
thành phố Hải Phòng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Hà Nội. [1]
- TS. Dương Thanh Biểu (2007) Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm,
NXB Tư pháp, Hà Nội. [2]
3
- TS. Lê Cảm (2001) Những vấn đề lý luận về chế định quyền công tố
(nhìn nhận từ góc độ nhà nước pháp quyền), Tạp chí chuyên ngành Viện
kiểm sát nhân dân, Hà Nội. [4]
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2017) Các giải pháp nhằm
thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân trong
công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự theo quy định
mới của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Bộ luật hình sự và
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Chuyên đề khoa học, Khánh Hòa. [28]
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ (2016) Hướng dẫn công tác
thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự năm 2016, Công văn, Phú
Thọ. [30]
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2017) Những qui định mới
của Pháp luật và những vấn đề cần lưu ý nhằm bảo đảm thực hiện tốt công
tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự , Chuyên đề khoa
học, Khánh Hòa. [29]
Ngoài ra còn có một số công trình, bài viết đăng tải trên các tạp chí
chuyên ngành như: Tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm
sát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp của tác giả Lê Hữu Thể, Tạp chí
kiểm sát số 14-16, 2008; Bàn về mô hình Viện kiểm sát theo yêu cầu cải cách
tư pháp của tác giả Lại Hợp Việt, tạp chí Kiểm sát số 14 -16, 2008; Một số ý
kiến về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát theo yêu cầu cải cách tư pháp
của tác giả Bùi Đức Long, tạp chí Kiểm sát số 14-16, 2008; ...
Nhìn chung, các công trình nêu trên đã đề cập tới một số khía cạnh của
quyền công tố và thực hành quyền công tố song chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về năng lực thực hành quyền công
tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của KSV VKSND quận Tân Phú,
Thành phố Hồ Chí Minh. Kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển những kết
4
Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full