Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng từ thực tiễn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.82 KB, 95 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ KHẮC TUẤN

QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT DƯỚI MỨC THẤP NHẤT CỦA
KHUNG HÌNH PHẠT ĐƯỢC ÁP DỤNG TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ KHẮC TUẤN

QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT DƯỚI MỨC THẤP NHẤT CỦA
KHUNG HÌNH PHẠT ĐƯỢC ÁP DỤNG TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8 38 01 04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. TRẦN VĂN ĐỘ

HÀ NỘI, năm 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Khắc Tuấn


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
DƯỚI MỨC THẤP NHẤT CỦA KHUNG HÌNH PHẠT ĐƯỢC ÁP DỤNG ....8

1.1. Khái niệm quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
được áp dụng...........................................................................................................8
1.2. Ý nghĩa của quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
được áp dụng.........................................................................................................16
1.3. Khái quát so sánh quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của

khung hình phạt được áp dụng của một số nước trên thế giới (Liên bang Nga,
Trung Quốc, Liên bang Đức)................................................................................17
Tiểu kết Chương 1 ...................................................................................................21
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ QUYẾT ĐỊNH


HÌNH PHẠT DƯỚI MỨC THẤP NHẤT CỦA KHUNG HÌNH PHẠT VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH CHÁNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..............................................................................23
2.1. Khái quát lịch sử quy định của pháp luật hình sự về quyết định hình phạt
dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng.......................................23
2.2. Quy định của Bộ luật hình sự 2015 về quyết định hình phạt dưới mức thấp

nhất của khung hình phạt được áp dụng ...............................................................29
2.3. Thực tiễn áp dụng quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt được áp dụng tại Toà án nhân dân huyện Bình Chánh, thành phố
Hồ Chí Minh .........................................................................................................48
Tiểu kết Chương 2 ...................................................................................................53
Chương 3: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP

DỤNG QUY ĐỊNH VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT DƯỚI MỨC THẤP
NHẤT CỦA KHUNG HÌNH PHẠT ĐƯỢC ÁP DỤNG .....................................54
3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt..............................................................................................54


3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về quyết định hình phạt dưới
mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng ...............................................57
Tiểu kết Chương 3 ...................................................................................................75
KẾT LUẬN ..............................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS:


Bộ luật Hình sự

BLHS năm 2015:

Bộ luật Hình sự năm 2015
(Sửa đổi, bổ sung năm 2017)

HTND

Hội thẩm nhân dân

QĐHP:

Quyết định hình phạt

TAND:

Tòa án nhân dân

TNHS:

Trách nhiệm hình sự

TTGN

Tình tiết giảm nhẹ

TTTN


Tình tiết tăng nặng


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm của
TAND huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm 2017
Bảng 2.2: Tổng hợp các hình phạt áp dụng của TAND huyện Bình Chánh,
thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm 2017
Bảng 2.3: Tổng hợp số liệu về áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt được áp dụng của TAND huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí
Minh từ năm 2013 đến năm 2017


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
QĐHP là việc Tòa án lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể áp dụng đối với
người phạm tội tương tứng với tội danh cụ thể quy định tại BLHS năm 2015. Về

nguyên tắc khi QĐHP, Tòa án chỉ được phép lựa chọn loại và mức hình phạt đã
được quy định cụ thể tại khung hình phạt áp dụng đối với người phạm tội. Bởi lẽ,

khi xây dựng luật, nhà làm luật đã cân nhắc đến tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội của những trường hợp phạm tội khác nhau để phân ra thành những tội, loại
tội phạm khác nhau và các khung hình phạt khác nhau. BLHS nước ta không quy
định các khung hình phạt cứng (nghĩa là chỉ có một mức hình phạt cố định để áp

dụng cho từng tội phạm), mà trong mỗi khung hình phạt có định mức hình phạt tối
thiểu và tối đa. Điều này cho phép Tòa án có thể có điều kiện lựa chọn loại và mức
hình phạt phù hợp với từng trường hợp phạm tội cụ thể.

Hình phạt được quy định trong mỗi khung hình phạt là sự phản ánh tính chất
và mức độ nguy hiểm của tội phạm được quy định trong phạm vi khung hình phạt
(khoản) tương ứng với tội danh nhất định. Tuy nhiên, việc cân nhắc tính chất, mức
độ nguy hiểm của tội phạm để quy định khung hình phạt đối với nhà làm luật bao

giờ cũng mang tính khái quát tương đối. Nhà làm luật không thể có điều kiện để dự
trù hết tất cả các trường hợp phạm tội khác nhau để quy định những hình phạt tương
ứng đối với từng trường hợp phạm tội có thể xảy ra trên thực tế. Bởi vậy, để tăng

khả năng lựa chọn của Tòa án khi QĐHP đối với những trường hợp phạm tội cụ thể
khác nhau, nhất là khả năng lựa chọn hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật áp
dụng đối với người phạm tội, pháp luật hình sự Việt Nam cũng như nhiều quốc gia
trên thế giới còn mở rộng trường hợp cho phép Tòa án có khả năng lựa chọn mức
độ và loại hình phạt tương ứng với cùng một hành vi nhưng ở những trường hợp
khác nhau, đây là trường hợp QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được

áp dụng quy định của BLHS. Cụ thể, trong trường hợp này, Tòa án có thể áp dụng
mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định
hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.

1


QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng quy định tại

BLHS có vai trò hết sức quan trọng là phương tiện để tạo ra sự công bằng xã hội và
thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước đối với người thực hiện
hành vi phạm tội, bên cạnh đó, còn bảo đảm hình phạt được áp dụng tương xứng
với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của các hành vi phạm tội. Tuy nhiên,
nếu lạm dụng quy định này để QĐHP quá nhẹ, không nghiêm khắc sẽ làm giảm tính

uy nghiêm của hình phạt, từ đó, hình phạt được áp dụng không tương xứng với tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội dẫn đến mục đích của hình phạt không đạt
được. Đây là điều các nhà làm luật không mong muốn.

Ngày 27/11/2015, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông
qua BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung ngày 20/6/2017), có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01/01/2018. So với BLHS năm 1999 thì BLHS năm 2015 có rất nhiều nội
dung mới, đồng thời, đã khắc phục được những thiếu sót của BLHS năm 1999. Và
quy định về QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng tiếp tục
được kế thừa và quy định tại Điều 54 BLHS năm 2015. So với BLHS năm 1999 thì

BLHS năm 2015 đã quy định cụ thể và mở rộng hơn các trường hợp cho phép Tòa
án QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, tạo thuận lợi cho người áp dụng
pháp luật trong việc QĐHP. Tuy nhiên, nhìn chung qua nghiên cứu, đánh giá và từ
thực tiễn công tác, Tác giả nhận thấy quy định này vẫn có một số bất cập cần được
nghiên cứu.
Trên thực tế, hiện nay việc QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
được áp dụng còn nhiều vướng mắc và sai sót, điều này xuất phát từ nhiều nguyên
nhân khác nhau, trong đó, có những nguyên nhân chủ quan từ phía người áp dụng

pháp luật do không nghiên cứu toàn diện các quy định của pháp luật hình sự, tuy
nhiên phần lớn các vướng mắc, bất cập xuất phát từ nguyên nhân khách quan là do
những quy định của BLHS năm 2015 về vấn đề này còn chưa rõ ràng, chưa được
hướng dẫn cụ thể, dẫn đến người áp dụng pháp luật mà chủ yếu là Tòa án còn tỏ ra

lúng túng khi vận dụng các quy định này trong quá trình giải quyết vụ án.

2



Do đó, việc nghiên cứu quy định về QĐHP dưới mức thấp nhất của khung

hình phạt được áp dụng trên phương diện lý luận là rất cần thiết và có ý nghĩa quan
trọng trong việc hoàn thiện pháp luật hình sự để đáp ứng yêu cầu thực tiễn xét xử
của ngành Tòa án trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu này
không thể chỉ dừng lại ở phạm vi lý luận mà cần có sự mở rộng nghiên cứu trên
phạm vi thực tiễn, bởi việc đối chiếu giữa lý luận với thực tiễn xét xử của Ngành
Tòa án sẽ cho chúng ta những dẫn chứng sinh động về hoạt động QĐHP dưới mức
thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng của Tòa án, từ đó có những nhìn nhận,
đánh giá toàn diện, khách quan hơn. Nếu làm được điều này sẽ góp phần nâng cao

chất lượng quyết định và áp dụng hình phạt, đáp ứng mục tiêu nâng cao hiệu lực,
hiệu quả của công tác xét xử các vụ án hình sự.
Đó cũng chính là lý do mà Tác giả quyết định chọn Đề tài “QĐHP dưới mức

thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng từ thực tiễn huyện Bình Chánh, thành
phố Hồ Chí Minh” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Theo đó, Đề tài cũng gắn liền
với thực tiễn công tác của Tác giả tại Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh, Thành
phố Hồ Chí Minh.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Do có nhiều cách hiểu và những vướng mắc như tác giả đã phân tích ở trên
nên quy định về QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
được nhiều tác giả uy tín trong lĩnh vực hình sự nghiên cứu và đề cập đến trong

nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác nhau, như: “Một số ý kiến về áp dụng
Điều 38 Khoản 3 Bộ luật Hình sự” của tác giả Trần Văn Độ năm 1989; “Vấn đề

quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự” của tác giả Dương
Tuyết Miên; “Căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, những
vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Lê Tường Vi năm 2007; “Tìm hiểu về hình

phạt và quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam” của Thạc sĩ Đinh Văn
Quế. Bên cạnh đó, có bài viết “Các Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong
luật hình sự Việt Nam” của Tiến sĩ Trần Thị Quang Vinh và luận văn: “Quyết định

3


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full
















×