VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐÀO THỊ CHI HÀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC
TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐÀO THỊ CHI HÀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC
TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÌNH
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận án là trung thực. Kết quả luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, tháng 12 năm 2018
Tác giả luận án
Đào Thị Chi Hà
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập, nghiên cứu với sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo,
cô giáo, các cơ sở giáo dục và bạn bè đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành luận án này.
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn
tới các thầy cô giáo Học viện Khoa học Xã hội đã hỗ trợ nhiệt tình cho tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi vô cùng cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các nhà khoa học, các chuyên
gia nghiên cứu giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các đồng chí CBQL, GV,
các bạn đồng nghiệp đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp ý kiến
giúp tôi hoàn thành luận án.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới PGS.TS.
Nguyễn Thị Tình - người trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ, cung cấp kiến thức, phương
pháp luận và hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này.
Mặc dù tôi đã rất nỗ lực song chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót, kính
mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để luận án
được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2018
Tác giả luận án
Đào Thị Chi Hà
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở
CÁC TRƯỜNG MẦM NON ....................................................................................8
1.1. Các nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống ................................8
1.2. Các nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng
sống trong nhà trường ...............................................................................................14
1.3. Các công trình nghiên cứu về trường mầm non tư thục .....................................23
1.4. Đánh giá các công trình nghiên cứu đi trước về giáo dục kỹ năng sống, quản lý
giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường và trường mầm non tư thục ..........................28
1.5. Xác định các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án về quản lý giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MNTT ...........................................30
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON.........32
2.1. Trường mầm non và trường mầm non tư thục ...................................................32
2.2. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ......76
Biểu đồ 4.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản
lý GD KNS cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MNTT ..........................................137
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trẻ em là những chủ nhân tương lai, là nguồn nhân lực của mỗi quốc
gia. Bởi vậy, quan tâm, chăm sóc trẻ em luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong
chiến lược phát triển con người. Để có những công dân tốt, đáp ứng được nhu cầu
phát triển của đất nước, ngay từ nhỏ trẻ em phải được nuôi dưỡng, chăm sóc thật tốt
để đảm bảo phát triển về sức khoẻ, trí tuệ, tình cảm và hành vi. Tuy nhiên thực tế
cho thấy, vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em hiện nay còn nhiều bất cập, đặc biệt là
tình trạng bạo hành, xâm hại và tai nạn thương tích ở trẻ em ngày càng gia tăng và
trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Hiện nay có
khoảng 3 triệu trẻ em từ 0-6 tuổi được chăm sóc tại các trường mầm non, chiếm
26% số trẻ em trong độ tuổi. Điều đáng quan tâm là trẻ em dưới 6 tuổi là nhóm đối
tượng dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro thương tích do trẻ lứa tuổi này thường thể
hiện bản tính hiếu động trong khi các em vẫn còn non nớt cả về thể chất lẫn tinh
thần, chưa có sự hiểu biết về kĩ năng sống, chưa có kinh nghiệm trong phòng ngừa
các tai nạn, rủi ro. Chính vì thế khả năng tự bảo vệ mình ở lứa tuổi này còn bị hạn
chế hơn so với các nhóm lứa tuổi khác. Hội nghị thế giới về sự sống còn, bảo vệ và
phát triển trẻ em, họp ngày 20-30/3/1990 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York đã
tuyên bố: “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ
thuộc. Đồng thời các em ham hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi của
các em phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát
triển. Tương lai của các em phải được hình thành trong sự hòa hợp và hợp tác”.
Muốn được như vậy, chính ở trong môi trường nhà trường, trẻ em không chỉ được
tiếp nhận tri thức mà còn phải được học cách hình thành các kỹ năng và năng lực
sống cho bản thân.“Giáo dục các giá trị sống để có KNS ngày càng được nhìn nhận
là có sức mạnh vượt lên khỏi lời răn dạy đạo đức chi tiết đến mức hạn chế trong
cách nhìn hoặc những vấn đề thuộc về tư cách công dân. Nó đang xem là trung tâm
của tất cả thành quả mà GV và nhà trường tâm huyết có thể hy vọng đạt được thông
qua việc dạy về giá trị, KNS”.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tám, Khóa XI, Nghị quyết về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ mục tiêu: “Đối với giáo
dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành
các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1”. Có thể nói,
những định hướng, chủ trương, chính sách của Đảng, sự cụ thể hóa của ngành giáo
1
Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full