Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Cach mng 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.62 KB, 8 trang )

1)Định nghĩa:
Công nghiệp 4.0 là xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu hiện tại trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ
thống không gian mạng, mạng lưới vạn vật kết nối Internet và điện toán đám mây. Công nghiệp 4.0 thông qua các
công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã
hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế
giới số.
Thế giới đang bắt đầu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền
với những đột phá chưa từng có về công nghệ, liên quan đến kết nối Internet, điện toán đám mây, in 3D, công nghệ
cảm biến, thực tế ảo... Cuộc cách mạng sản xuất mới này được dự đoán sẽ tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia,
chính phủ, doanh nghiệp và người dân khắp toàn cầu, cũng như làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc
và sản xuất. Bản chất của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả
các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Kỷ nguyên mới của đầu tư, năng suất và
mức sống gia tăng tất cả là nhờ vào sự sáng tạo của con người và sẽ tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị,
xã hội, kinh tế của thế giới.
2)Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Cuộc CMCN 4.0 mà chúng ta vừa bước vào sẽ tạo ra một thế giới mà ở trong đó các hệ thống ảo và vật lý của
chuỗi sản xuất trên toàn cầu có thể hợp tác với nhau một cách linh hoạt. CMCN 4.0 không đơn thuần chỉ là về các
máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đồng thời là các làn sóng
của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng
lượng tái tạo tới tính toán lượng tử. Nó đang và hứa hẹn sẽ tạo ra các lợi ích hết sức to lớn và tác động mạnh mẽ tới
kinh tế thế giới cũng như tới kinh tế Việt Nam.
CMCN 4.0 trước tiên sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, tạo nên sự thay đổi lớn trong phương thức sản
xuất, sự hội tụ giữa ứng dụng vật lý và ứng dụng kỹ thuật số tạo nên sự xuất hiện Internet vạn vật (Internet of
Things - IoT) sẽ thay đổi nhanh chóng, sâu rộng toàn bộ chuỗi giá trị từ nghiên cứu phát triển đến sản xuất,
logistics đến dịch vụ khách hàng, giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển, dẫn đến những điều kỳ diệu trong
sản xuất và năng suất. Trong quá trình này, IoT sẽ tác động làm biến đổi tất cả các ngành công nghiệp, từ sản xuất
đến cơ sở hạ tầng đến chăm sóc sức khỏe. Với việc thay đổi phương thức sản xuất khi có những công nghệ hiện đại
có thể kết nối thế giới thực và ảo, để sản xuất con người có thể điều khiển quy trình ngay tại nhà mình mà vẫn bao
quát tất cả mọi hoạt động của nhà máy thông qua sự vượt trội về Internet.

Đối với lĩnh vực thương mại, cuộc CMCN 4.0 này trước hết giúp giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển. Đối


với lĩnh vực đầu tư, với bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ là mảng đầu tư trở nên hấp
dẫn và đầy tiềm năng nhất của các nhà đầu tư trong thời gian tới, đặc biệt là công nghệ số và Internet. Song cuộc
cách mạng này cũng có thể tạo ra sự bất công lớn hơn, đặc biệt là gây ra nguy cơ phá vỡ thị trường lao động. Khi tự
động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và điều đó làm trầm trọng hơn
khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động. Trong khi sự đổi mới công nghệ
thường dẫn đến năng suất cao hơn và thịnh vượng hơn thì tốc độ thay đổi cũng sẽ tạo ra một áp lực lớn do sự dịch
chuyển của nguồn lực lao động. Người lao động tại các nhà máy trong thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư sẽ có những việc làm mới với các yêu cầu khác và trong một môi trường làm việc hay cách tổ chức không còn
giống như hiện nay.
Cuộc CMCN 4.0 sẽ phát triển mạnh mẽ do nhu cầu tìm kiếm phương thức sản xuất mới hiệu quả, bền vững hơn
trước những thách thức như biến đổi khí hậu, già hóa dân số hay các vấn đề an ninh khác ngày càng tăng lên. Cuộc
cách mạng này sẽ mang tới nhiều cơ hội phát triển và hội nhập, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức với
các nước đang phát triển như Việt Nam.

3)Chuỗi cung ứng dưới tác động của công nghiệp 4.0


Chi phí vận chuyển và thông tin liên lạc giảm, hệ thống logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên minh bạch
và hiệu quả hơn, từ đó làm cho chi phí kinh doanh được giảm thiểu. Tất cả những yếu tố đó sẽ mở ra những thị
trường mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, Công nghiệp 4.0 đòi hỏi các DN phải thực hiện nhiều thay đổi lớn đối với chức năng kinh doanh của
mình, bao gồm cả các hoạt động trong chuỗi cung ứng, mặc dù những tác động này có thể không ngay lập tức như
với các lĩnh vực khác. Simon Jacobson, thuộc hãng phân tích Gartner, đã chỉ ra bốn tác động của Công nghiệp 4.0
đến chuỗi cung ứng:
(1) Nhà máy thông minh - Quy trình sản xuất tự động và linh hoạt được tích hợp với khách hàng và các đối tác (xây
dựng dựa trên cơ sở tiếp cận mạng lưới và dữ liệu di động) làm thay đổi vòng đời sản phẩm – sẽ tác động đến việc
bố trí nhà máy hiện tại, thay đổi phương thức thiết kế sản phẩm, chiến lược marketing và cả hệ thống phân phối của
DN.

(2) Internet of Services - Việc quản lý dịch vụ thông qua công nghệ thông tin và cung cấp dịch vụ thông qua mạng

Internet sẽ tạo ra các mô hình kinh doanh mới, các kênh phân phối mới và phá vỡ thiết kế chuỗi cung ứng hiện tại.
(3) Dữ liệu lớn (Big data) - Không chỉ là dây chuyền sản xuất hoặc các nhà máy, hệ thống dữ liệu lớn và các phân
tích dự báo được sử dụng linh hoạt trong cả quá trình sản xuất kinh doanh – điều này sẽ gây thêm nhiều áp lực lên
các tổ chức để có thể sử dụng các dữ liệu này một cách tối đa và hiệu quả.
(4) Nguồn nhân lực chất lượng cao -. Sự gia tăng của các nhà máy thông minh trong tương lai khiến năng lực (chứ
không phải nguồn vốn), sẽ trở thành nhân tố cốt lõi của nền sản xuất. Điều này khiến nhu cầu sử dụng lao động có
chất lượng tăng cao, đòi hỏi các nhà quản lý chuỗi cung ứng phải cải thiện kỹ năng và năng lực.
Và để đối phó với những thay đổi này, các nhà quản lý chuỗi cung ứng cần phải tập trung:
Quản lý nhà cung cấp: Sự biến động liên tục của thị trường và cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi sự liên kết và
quản lý chặt chẽ hơn nữa các nhà cung cấp trong
quá trình phân phối sản phẩm.


Thực hiện chuỗi cung ứng minh bạch: Để phản ứng nhanh chóng với các thay đổi trên thị trường, chuỗi cung ứng
cần phải được thực hiện một cách minh bạch. Điều này sẽ làm tăng năng suất và giảm thiểu rủi ro.
Hoạch định nhu cầu: Nhu cầu của người tiêu dùng đang dần thay đổi khi tính minh bạch của chuỗi cung ứng ngày
càng cao, điều này đòi hỏi DN phải hoạch định nhu cầu để đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh và phân phối đạt
hiệu quả.
Thiết kế mạng lưới cung ứng: Để đối phó với các mô hình kinh doanh và kênh phân phối mới một cách nhanh
chóng, mạng lưới cung ứng sẽ cần phải tổ chức lại.

Ví dụ về áp dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong giảm kho lưu trữ:
Nhà bán lẻ được điều hành tốt sẽ không duy trì lượng lưu trữ kho lớn, trách nhiệm về kho lưu trữ sẽ do nhà sản
xuất chịu trách nhiệm. Thêm vào đó, nhà bán lẻ sẽ ít bị chạy lệch các khoản mục hơn. Với một công ty có tới hơn
60.000 nhà cung ứng tại riêng Hoa Kỳ, giữ cho mỗi nhà cung ứng đúng như nhau thì rất khó. Thông qua kết nối
internet toàn cầu, các công ty có thể kiểm tra được mức độ tồn kho và giảm dần xuống mức của từng cửa hàng
riêng biệt. Wal-Mart có thể mang tiếng ác khi cắt giảm chi phí, nhưng hệ thống điều tra thông tin đã đóng góp một
phần lớn vào việc xây dựng nên một chuỗi cung ứng hiệu quả nhất toàn cầu, có khả năng xử lý hơn 300 tỷ USD
doanh số bán ra. Một ví dụ khác là về các cửa hàng 7-Eleven ở Nhật Bản. Khi mà một người tiêu dùng mua một đồ
uống hoặc một lon bia ở 7-Eleven thì ngay lập tức thông tin sẽ đi thẳng đến nhà máy sản xuất chai hoặc nhà máy

bia và đi đến bộ phận kế hoạch sản xuất và bộ phận giao hàng để xác định được thời gian và địa điểm diễn ra việc
cung ứng mới chính xác cho một trong 4.300 cửa hàng. Thực tế, vì lí do trên, 7-Eleven kiểm soát hỗn hợp sản
phẩm, kế hoạch sản xuất và kế hoạch giao hàng của những nhà cung cấp chính như Coca Cola hay Kirin Breweries.
Chuỗi cung ứng của nhà bán lẻ Anh_Sainbury hướng đến cung cấp nguồn đầu vào dựa theo nhu cầu của các cửa
hàng với dịch vụ vận chuyển bằng xe tải cho 350 cửa hàng. Chu kỳ đặt hàng của các cửa hàng cũng được quy định
để phù hợp với lượng vận tải và chuyển hàng đến nơi của xe tải và được thiết lập như một lịch trình xe buýt.
Những ứng dụng của AI ( trí tuệ nhân tạo) trong quản trị chuỗi cung ứng
Kiểm soát và hoạch định hàng tồn kho
Hàng tồn kho là những nguồn lực rảnh rỗi nhằm duy trì tốt dịch vụ khách hàng nhưng làm phát sinh chi phí đáng
kể. Theo Timeme và Williams (2003), chi phí hàng năm để nắm giữ một đơn vị hàng tồn kho dao động từ 15 - 35%
giá trị hàng. Do đó, khả năng kiểm soát và hoạch định hàng tồn kho ở mức chi phí tối thiểu mà vẫn đảm bảo lượng
sản phẩm sẵn sàng cung ứng cho khách hàng là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp.
Khả năng đó có thể được nâng cao nhờ sự hỗ trợ từ những thông tin chính xác và kịp thời về ước tính nhu cầu
khách hàng, quy mô và chủng loại hàng tồn kho sẵn có và lượng thời gian để hoàn thành đặt hàng của khách hàng.
Tuy vậy, những thông tin này thường khó ước tính hoặc dự đoán. Trong trường hợp này, một hệ chuyên gia như Trợ
lý quản trị hàng tồn kho (IMA) được thiết kế bởi Allen (1986) có thể giúp cải thiện hiệu quả quản trị hàng tồn kho
từ 8-18% bằng cách giảm lỗi hàng tồn kho.
Một hệ chuyên gia còn được tích hợp vào hệ thống hoạch định nguyên vật liệu để lưu trữ cơ sở dữ liệu liên quan
đến kế hoạch sản xuất tổng thể, hóa đơn nguyên liệu, đơn đặt hàng và sau đó phát triển một cách có hệ thống những
quy tắc về kích cỡ lô hàng nhằm ước tính kích cỡ đơn hàng tối ưu và thời gian bổ sung hàng tồn kho tối ưu trong
tương lai. Một công cụ AI khác để quản trị hàng tồn kho trong nghiên cứu gần đây của Teodorovic và các cộng sự
(năm 2002) là quy tắc logic mờ (fuzzy logic rules) ứng dụng trong quản lý đặt vé máy bay trực tuyến thông minh
giúp ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu đặt chỗ của hành khách.
Thiết kế mạng lưới vận tải


Những vấn đề liên quan đến mạng lưới vận tải như kế hoạch hệ thống vận tải, tuyến và lịch trình xe, cây khung tối
thiểu, hợp nhất vận tải, liên kết đa phương tiện, thiết kế mạng lưới đường đi, mạng lưới đường ống phân phối gas,
… Do những đặc tính kết hợp của các vấn đề này, giải thuật di truyền đã trở thành dạng kỹ thuật AI phổ biến nhất
được sử dụng để giải quyết những khía cạnh của vấn đề thiết kế mạng lưới vận tải (Chambers 2001). Ngoài ra, các

kỹ thuật AI khác mới đang được phát triển nhằm giải quyết các vấn đề khác nhau của mạng lưới vận tải.
Quản lý thu mua và cung ứng
Một quyết định làm hay mua liên quan đến việc cân nhắc giữa các lựa chọn là sản xuất hàng hóa, dịch vụ hay mua
từ các nguồn cung cấp bên ngoài để sử dụng tốt hơn. Quyết định làm hay mua nên được phân tích thành nhiều
trường hợp như: Lượng hàng hóa công ty dự tính sản xuất là bao nhiêu? Cần bao nhiêu vốn đầu tư để sản xuất hàng
hóa hoặc cung cấp dịch vụ? Có bao nhiêu rủi ro liên quan đến việc phát triển sản phẩm hay cải tiến công nghệ để
duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường?
Do sự phức tạp của các trường hợp này, quyết định làm hay mua cần đến những công cụ hỗ trợ ra quyết định hệ
thống. Những công cụ đó bao gồm một hệ chuyên gia. Ví dụ, Humphreys và cộng sự đã phát triển một hệ chuyên
gia có thể hỗ trợ các nhà quản lý thu mua trong việc đánh giá hiệu quả của các nhà cung cấp tiềm năng, mở rộng
trao đổi thông tin giữa các nhân viên thu mua và giảm thời gian ra quyết định. Gần đây nhất, Nissen và Sengupta đã
đề xuất một phần mềm thông minh có thể tự động hóa quy trình tìm kiếm nhà cung cấp tiềm năng thông qua danh
mục sản phẩm trực tuyến, đánh giá các nhà cung cấp đối với nhiều thuộc tính, sàng lọc những nhà cung cấp đủ tiêu
chuẩn và hoàn thành những đơn hàng.

Hoạch định và dự báo nhu cầu
Thông tin về nhu cầu trong tương lai là cơ sở để hoạch định năng lực sản xuất, nguồn nhân lực, kiểm soát hàng tồn
kho, phát triển sản phẩm mới và các chiến dịch xúc tiến. Tuy nhiên, sự hữu dụng của nó thường phụ thuộc vào tính
chính xác, dựa vào khả năng của doanh nghiệp để dự đoán sự biến động của những nhu cầu trong tương lai. Trong
khi những kỹ thuật dự báo truyền thống chủ yếu dựa vào sự chính xác và hợp lệ của dữ liệu trong quá khứ thì kỹ
thuật AI hiện nay đã được giới thiệu như một công cụ thay thế nhằm dự báo và hoạch định nhu cầu. Ví dụ, Yu và
các cộng sự (năm 2002) đã đề xuất phương pháp khớp mẫu trong khuôn khổ hệ thống dựa trên agent (agent là các
kỹ thuật giải quyết vấn đề trong đó chia nhỏ một quyết định thành các vấn đề nhỏ hơn và giải quyết các vấn đề đó)
kết hợp với chuyên môn của con người và kỹ thuật khai thác dữ liệu để dự đoán nhu cầu cho sản phẩm mới.
Thu gom đơn hàng
Thu gom đơn hàng cần nhiều lao động, thường chiếm tỉ lệ lớn trong chi phí vận hành kho bãi, do vậy, nó ảnh
hưởng đáng kể đến năng suất kho bãi. Như một phần của quy trình tự động hóa, Kim và các cộng sự (năm 2002) đã
phát triển một hệ thống dựa trên agent thông minh có thể phân công công nhân đến những vùng cụ thể của những
đơn hàng. Nó cũng được thiết kế để điều chỉnh tốc độ băng chuyền để tối thiểu hóa thời gian xếp hàng và tối đa hóa
lượng thu gom đơn hàng.


Quản trị quan hệ khách hàng
Quản trị quan hệ khách hàng là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện giao hàng, xây dựng liên kết xã hội với khách
hàng và đảm bảo sự trung thành của khách hàng bằng cách duy trì mối quan hệ cùng có lợi dài hạn với những
khách hàng giá trị được lựa chọn từ nhiều khách hàng. Baxter và cộng sự (năm 2003) đã đề xuất một mô hình dựa
trên agent mô phỏng tương tác giữa môi trường kinh doanh và những khách hàng. Mô hình của họ xem xét tương
tác của những khách hàng qua mạng xã hội và sau đó kết hợp với marketing truyền miệng về sản phẩm và dịch.
Có thể thấy, trí tuệ nhân tạo không còn là chủ đề giới hạn trong khoa học viễn tưởng mà nó rất có tiềm năng ứng
dụng trong cuộc sống và kinh doanh. Đối với lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng, AI có thể giúp doanh nghiệp nắm
bắt đầy đủ tình hình kinh doanh theo thời gian thực, hỗ trợ ra quyết định chiến lược, phân bổ kế hoạch và đảm bảo
việc thực hiện công việc.


Những ứng dụng thực tế ảo trong quản trị chuỗi cung ứng:
chuỗi cung ứng ảo
Sắp tới, các doanh nghiệp chuỗi bán lẻ và cung cấp là chín muồi cho các tác động tích cực của thực tế ảo VR 360
và AR. Các nhà bán lẻ đã tung ra các cửa hàng ảo để tạo ra những trải nghiệm khách hàng nhập vai sản xuất dữ liệu
có giá trị.
Ikea, ví dụ, đã tạo ra một danh mục AR cho phép khách hàng của mình hình dung như thế nào sản phẩm sẽ trông
trong nhà riêng của họ. Trong khi đó, phần lớn thành công của Amazon có thể được liên kết với bao người khổng lồ
thương mại điện tử phân tích xem trang khách hàng cá nhân và lịch sử mua để dự đoán tương lai quyết định mua
hàng và đặt lại vị trí cổ phiếu trong chuỗi cung ứng của mình.
Google Glass được chào mời như là điều lớn tiếp theo để mang lại AR vào kho. Mặc dù nó đã không thành công,
Google Glass đã đặt nền tảng cho các ứng dụng đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Trong thực tế, Google gần
đây đã làm việc với Gap trên một dự án thí điểm được thiết kế để cho phép khách hàng từ xa ‘thử’ quần áo sau khi
đã nhập các phép đo của họ.
công ty chuyển phát DHL được nhận ra hiệu quả cải thiện trong kho của nó bằng cách sử dụng AR để cung cấp
công nhận cảnh trong quá trình chọn trật tự. Các ‘Chọn Chương trình Tầm nhìn’ đã trang bị nhân viên kho của
DHL với kính thông minh tiên tiến hiển thị nơi mỗi mục chọn cần phải được đặt trên xe đẩy. Mục đích là để cho
phép rảnh tay để nhặt với một tốc độ nhanh hơn, và giảm tỷ lệ lỗi.

Trên dây chuyền lắp ráp trong các ngành công nghiệp khác, kính AR hoặc tai nghe cũng có tiềm năng lớn. Không
chỉ họ có thể hỗ trợ người lao động trong việc xác định tình trạng các mặt hàng sắp tới ra khỏi dây chuyền lắp ráp,
kính cũng có thể giúp hướng dẫn họ khi chọn mục cho đơn đặt hàng.
Logistics 4.0 - khía cạnh quan trọng của các quyết định và ứng dụng tự trị
Cũng giống như ngành 4.0 là một cách tiếp cận toàn diện với việc chuyển giao một phần quyền tự chủ, trí tuệ và tự
quyết định cho máy móc và cạnh tranh, chuỗi cung ứng và hậu cần trong ngành công nghiệp 4.0 rất giống nhau,
mặc dù với sự chồng chéo lên nhau, , công nghệ, khía cạnh con người và kinh doanh và các yếu tố.
Có rất nhiều loại hậu cần và có nhiều định nghĩa về hậu cần, từ tổ chức, lập kế hoạch và quản lý một số thứ phức
tạp như hậu cần thiết lập sự kiện, đến các hoạt động liên quan đến nhiều bộ phận chuyển động. Đó là cảm giác
chuyển động (hàng hoá, tài sản, vật liệu, dữ liệu và nhiều thứ khác ) xung quanh trong một chuỗi doanh nghiệp,
chuỗi cung ứng và ngành công nghiệp 4.0 chúng ta nhìn vào hậu cần ở đây.
Khi chúng ta thấy hậu cần về cơ bản nhận được những thứ từ A đến Z với nhiều bước trung gian và các thành phần
của chuỗi cung ứng và chuyển động thông minh và hiệu quả qua tất cả các bước khác nhau một cách toàn diện và
thêm khía cạnh tự chủ vào nó, các loại ứng dụng mà chúng ta thực sự nói đến: từ vận tải không điều khiển đến các
thùng chứa thông minh, kho thông minh và kệ thông minh để trao đổi con người và thông tin trong tất cả các chuỗi
và bối cảnh hậu cần có thể có.
Bạn có thể tưởng tượng rằng có một số thành phần khác trong chuỗi cung ứng và nếu không có chuỗi cung ứng kỹ
thuật số Logistics 4.0 đơn giản là không thể. Bạn cũng có thể tưởng tượng rằng, cũng như trường hợp trong ngành
công nghiệp 4.0 IoT công nghiệp đóng vai trò quan trọng, cũng như sự hiểu biết thấu đáo về tất cả các dữ liệu và
hiểu biết sâu sắc và trí tuệ thực hiện được đối với quản lý chuỗi cung ứng.
Logistics 4.0 và Chuỗi cung ứng 4.0 - từ dữ liệu và các quyết định tự trị tới trí thông minh và hành động
Khía cạnh thứ hai của dữ liệu, trở thành thông tin hữu ích và hành động cuối cùng (tự trị, bán tự trị và con người) là
chìa khóa để quản lý chuỗi cung ứng thông minh và hậu cần trong ngành công nghiệp 4.0 và chuyển đổi công
nghiệp, theo đó chúng ta nhìn sâu vào các yếu tố đòi hỏi nhiều dữ liệu như hội nhập theo chiều dọc và chiều ngang.
Điều quan trọng là mang lại không gian dữ liệu công nghiệp như là một cách để cho phép trao đổi dữ liệu an toàn
giữa những người tham gia, đồng thời đảm bảo chủ quyền dữ liệu cho chủ sở hữu dữ liệu tham gia. Khi có nhiều bộ
phận chuyển động và nhiều quá trình tham gia, thì cũng giống như vậy đối với dữ liệu, cũng như trong hậu cần.


Không gian dữ liệu công nghiệp chỉ là một cách tiếp cận, được thúc đẩy bởi những người đứng sau Industrie 4.0.

Bất cứ ai tham gia vào tương lai hậu cần cũng không nghi ngờ gì nữa đã xem xét tiềm năng của công nghệ
blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng và hậu cần của loại kết nối siêu nhanh và bán tự động. Nếu họ vẫn chưa
đạt được kết quả như là sự kết hợp của blockchain và IoT , một thành phần chính của Logistics 4.0 đang tăng tốc
nhanh. Và có chắc chắn là các sáng kiến ngăn chặn trong hậu cần. Chỉ cần nghĩ đến BiTA ở Mỹ (Blockchain in
Trucking Alliance) .

Trong khi chúng ta càng nói về việc số hóa, số hóa các dịch vụ hậu cần và chuỗi cung ứng với IOT (nhiều hậu cần
cho phép sử dụng trường hợp và, cùng với các công nghệ khác như điện toán đám mây và cạnh / máy tính sương
mù , đem trí tuệ đến mép trên logistics) , cung cấp kỹ thuật số chuỗi và (bán) các quyết định tự trị và các tài sản hậu
cần như xe tải tự hành vv, vai trò của người trong quản lý chuỗi cung ứng là còn lâu.
SCM và Logistics 4.0 - con người và yếu tố con người trong việc chuyển đổi quản lý chuỗi cung ứng
Bất kể chúng ta muốn hệ thống tự trị như thế nào, vẫn có một nhân tố quan trọng của con người, theo đó quản lý
chuỗi cung ứng đang thay đổi trong bối cảnh phân quyền của ngành công nghiệp 4.0 nhưng vẫn cần mọi người lập
kế hoạch và hành động vì không phải tất cả các hành động có thể được hoặc nên được tự động hóa.
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu và phân cấp theo ngành công nghiệp 4.0, điều quan trọng là phải có một dòng chảy
tự trị, hàng hoá, vật liệu và thông tin giữa nguồn gốc và điểm tiêu thụ.
Nó có thể âm thanh mâu thuẫn nhưng nó làm cho việc quản lý chuỗi cung ứng trở nên trung tâm hơn trong chuyển
động kết nối và phân quyền trong chuyển đổi công nghiệp và chuyển đổi kỹ thuật số của hậu cần. Khi tình báo và
quyền tự chủ chuyển sang nền tảng kỹ thuật số và cạnh tranh, các quyết định và nhiệm vụ quản lý chuỗi cung ứng
trở nên quan trọng vì có nhiều hiểu biết sâu hơn và theo dõi để quyết định hiệu quả tổng thể.
Thêm nhiệm vụ cốt lõi của hậu cần thông minh và quản lý chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp 4,0 bối cảnh
của hậu cần sau đó trở thành:






Thêm mức độ tự chủ và thông minh vào hậu cần để làm cho logistics trở nên thông minh hơn nhưng chủ
yếu là làm cho nó hiệu quả, hiệu quả, kết nối và linh hoạt hơn / linh hoạt hơn để đáp ứng nhu cầu của một

nền kinh tế kết nối xa hơn và ngày càng trở nên thực thời gian kinh tế .
Bắt đầu từ các mục tiêu chuyển đổi công nghiệp trong tầm nhìn toàn diện của chuỗi cung ứng và hậu
cần là một phần, đạt được sự cân bằng giữa các hệ thống tự quản và (bán) tự trị và kế hoạch hóa con
người , cũng như tập trung vào hành động và trí thông minh nhờ đó sự hợp tác giữa con người và máy móc
(ví dụ như những con giun trong kho) và mục tiêu cuối cùng trong chức năng thay đổi nhu cầu của hệ sinh
thái là rất quan trọng.
Chuyển đổi cách làm việc và quản lý phù hợp với triển khai 4.0 của ngành, thực tế và các khía cạnh như
phân tích dữ liệu, hệ sinh thái thông tin, các skillsets cần thiết để quản lý tất cả và đưa ra quyết định đúng
đắn trong một môi trường thay đổi về phân quyền, ra quyết định nhanh, khả năng và sự nhanh nhẹn trong
thời gian thực với sự chuyển đổi từ phương pháp tổ chức tập trung và lập kế hoạch tập trung vào việc lập
kế hoạch theo yêu cầu và quản lý sự không chắc chắn (cốt lõi của chuyển đổi kỹ thuật số tổng thể) trong
các kịch bản hậu cần ít được xác định trước.

Local Motor là một công ty chế tạo xe hơi có trụ sở ở bang Arizona, Hoa Kỳ với nhiều điểm khác
biệt. Thay vì đi theo quy trình thiết kế xe truyền thống, tập đoàn đa quốc gia siêu nhỏ này thu thập
và tận dụng những ý tưởng thiết kế xe của cộng tác viên trên cộng đồng mạng theo hình thức crowdsourcing (hình thức Mời gọi rộng rãi). Khi chọn được mẫu thiết kế, họ chuyển dữ liệu kỹ thuật số
sang đồ họa, rồi tạo ra gần như toàn bộ mô phỏng thiết kế xe bằng cách in 3D. Quy trình này giúp
rút ngắn thời gian trung bình để sáng chế một mẫu xe hoàn toàn mới từ sáu năm xuống chỉ còn một
năm.


Đó là ví dụ điển hình của cuộc cách mạng đang diễn ra với ngành sản xuất.
Khách hàng là trung tâm của chuỗi cung ứng
Khi xem xét khả năng giúp doanh nghiệp sử dụng chi phí hiệu quả, thì quản lý chuỗi cung ứng đã và đang
được cải tiến liên tục. Kỳ vọng ngày một cao của khách hàng và việc vận dụng dữ liệu lớn (big data) khiến
cho khâu dự báo nhu cầu hàng hóa (demand forecasting) trở nên công phu hơn. Trong bối cảnh đó, chuỗi
cung ứng hiện đại đóng thêm vai trò thiết yếu để làm khách hàng hài lòng và giữ chân họ.
Để làm được điều này, bộ phận logistics cần làm việc sâu xát với những đơn vị khác trong toàn bộ quá
trình: kết nối các khâu sản xuất, quản lý kho hàng, tiếp thị, bán hàng, công nợ - thanh toán, phân phối và
quản lý sản phẩm hoàn trả để tối ưu hóa mô hình chuỗi cung ứng, từ đó sử dụng chi phí hiệu quả mà vẫn

làm hài lòng khách hàng.
Nắm bắt những cải tiến mới
Đạt được mức độ tích hợp này là không hề đơn giản. Trong một nghiên cứu gần đây, chỉ 7% lãnh đạo các
doanh nghiệp tin rằng họ đã tạo được một quy trình vận hành tích hợp đủ tiêu chuẩn cho Công nghiệp 4.0.
Ứng dụng công nghệ thích hợp chỉ là một phần của bức tranh tổng thể; yếu tố quan trọng khác chính là xây
dựng văn hóa doanh nghiệp luôn đề cao cải tiến và tạo dựng được một đội ngũ nhân viên luôn sẵn lòng cải
tiến, từ cấp quản lý đến nhân viên.
Tuy vậy, khi so sánh những thách thức của việc thiết lập chuỗi cung ứng đạt chuẩn cho Công nghiệp 4.0
với lợi ích nó mang lại, có thể thấy doanh nghiệp dù quy mô lớn hay nhỏ đều sẽ có lợi và phát triển vượt
bậc. Một ví dụ điển hình là Tập đoàn sản xuất máy bay Airbus. Doanh nghiệp này đã đầu tư đáng kể cho
“Nhà máy của Tương lai”, nơi sản xuất máy bay bằng công nghệ thực tế ảo - kết hợp dây chuyền sản xuất
được vận hành bởi nhân viên và robot. Quy trình “sản xuất thông minh” theo cách gọi của Airbus đã giúp
họ bắt kịp nhu cầu tăng nhanh của thị trường, và giúp quy trình sản xuất mang tính bền vững hơn.
Bên cạnh đó, Công nghiệp 4.0 không chỉ đem lại lợi ích cho những tập đoàn lớn. Trong khu vực, nhà bán lẻ
đồ nội thất Markor tại Trung Quốc nhận ra rằng họ có thể cải tiến chuỗi cung ứng để nắm bắt xu hướng
mới trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Công ty này tạo ra một ứng dụng trên điện thoại di động
có thể phân tích khối dữ liệu lớn để tìm những xu hướng này, sau đó gợi ý cho người tiêu dùng về sản
phẩm phù hợp với từng cá nhân. Đặc biệt, thông qua thiết bị di động, nhân viên bán hàng có thể giới thiệu
tính năng sản phẩm và hình ảnh 3D của thiết kế nội thất cho khách hàng trước khi tiến hành sản xuất.
Trong suốt
và sau khi quá trình mua hàng diễn ra, sở thích và chi tiết đơn hàng của khách sẽ được tự động lưu lại để sử
dụng cho việc phát triển kinh doanh trong tương lai.
Giới hạn mới trong cạnh tranh thương mại
Trên đây chỉ là vài ví dụ về việc công nghệ có thể hoàn toàn kiểm soát chuỗi cung ứng. Chúng ta có thể
tích hợp màn hình cảm ứng, robot và thực tế ảo để nâng cao giá trị cho chuỗi cung ứng, để thích nghi tốt
với nhu cầu thị trường đang ngày một thay đổi. Nhưng câu hỏi ở đây không phải là ứng dụng công nghệ
nào, mà là doanh nghiệp có lựa chọn đúng đối tác sản xuất, dịch vụ kỹ thuật hậu cần để giúp chuỗi cung
ứng được tích hợp thực thụ và đón đầu nhu cầu thị trường hay không.
Làm được điều này, doanh nghiệp sẽ vận hành hiệu quả, giảm thiểu thời gian đưa sản phẩm ra thị trường,
tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất và lợi nhuận. Dù chi phí đầu tư lớn, hơn 50% doanh nghiệp tham gia

cuộc khảo sát về Công nghiệp 4.0 gần đây cho biết họ có thể hoàn vốn đầu tư này chỉ trong vòng 2 năm.
Khi giao dịch trên nền tảng kỹ thuật số ngày một phổ biến hơn, thì việc chuẩn bị chuỗi cung ứng tốt cho
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh một cách đáng kể.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×