Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phan tich k thut EUR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 19 trang )

Phân tích kỹ thuật
Khái niệm:
− Phân tích kỹ thuật là một trong những cách nghiên cứu thị trường. Phương pháp
này dựa trên phân tích lịch sử biểu đồ giá. Theo lý thuyết thì tỷ giá sẽ được lập lại
theo chu kỳ.
− Phân tích kỹ thuật áp dụng các phân tích về tỷ giá và khối lượng. Phân tích về
tích cực của thị trường, có thể phân tích được tỷ giá sau này.
Nội dung chính của phân tích kỹ thuật:
1. Thị trường Forex đã bao gồm các thông tin cần thiết để phân tích.
2. Lịch sử được lập lại.
3. Tỷ giá giao động theo trend
Trong phân tích kỹ thuật có 2 phương cách áp dụng phương pháp: phân tích biểu đồ
và phương pháp thống kê. Phương pháp phân tích biểu đồ thì các trader tìm ra các
trend và sự lập lại của lịch sử theo mô hình tỷ giá. Phương pháp thống kê thì áp dụng
các indicator kỹ thuật để phân tích xu hướng.
Đặc điểm:
− Phân tích kỹ thuật nghiên cứu tính chất lặp lại của giá
− PTKT để chỉ ra xu hướng trung và dài hạn
− Ngoài ra, PTKT được sử dụng phổ biến nên các trend và các mức cản tương đối
chuẩn xác. Nhược điểm của PTKT là không giải thích được nguyên nhân cốt lõi
của sự dao động , cũng như không lường trước được khi nào sẽ có biến động
mạnh
Một trong những mục tiêu lớn nhất của các nhà phân tích kỹ thuật trên thị trường
ngoại hối là xác định một cặt tiền tệ sẽ chuyển động theo hướng nào, sẽ đi ngang hay
nằm trong một phạm vi nào đấy. Phương pháp phổ biến nhất để xác định những đặc
điểm này là vẽ lên một đường xu hướng nối các mốc lịch sử mà ngăn chặn một tỷ giá
lên lên cao hơn hoặc xuống thấp hơn (mốc hỗ trợ và kháng cự). Những mốc hỗ trợ và
kháng cự này được sử dụng bởi các nhà phân tích kỹ thuật để xác định một xu hướng
sẽ có thể tiếp tục hay kết thúc.

Các chỉ dẫn kỹ thuật


Một chỉ dẫn kỹ thuật là một chuỗi các dữ liệu được thiếp lập từ các mức giá trong quá
khứ.
Sử dụng các chỉ dẫn kỹ thuật để:
− Báo động xu hướng
− Xác định lại xu hướng giá
− Dự đoán xu hướng giá
Các loại chỉ dẫn phân tích kỹ thuật


Các lợi ích và hạn chế của các loại chỉ dẫn

I. Đường trung bình
Đường trung bình đơn giản là mẫu đường trung bình được sử dụng phổ biến nhất
trong các dạng đường trung bình. Đường trung bình đơn giản được tính toán bằng
cách cộng dồn dãy các giá trị trong một khoảng thời gian gồm một số ngày nhất định
và sau đó lấy tổng số chia cho số ngày.
Cách sử dụng đường trung bình:
1. Để xác định xu hướng:
Thông thường, nhà đầu tư nhìn vào độ dốc của đường trung bình để xác định xu
hướng giá. Ví dụ, nếu đường trung bình có độ dốc xuống, và giá hiện tại đang ở dưới
đường trung bình thì xu hướng được xác định là xu hướng giảm. Ngược lại là xu
hướng tăng. Nếu giá hiện tại đang di chuyển cả phía trên, dưới và đường trung bình
khá bằng phẳng thì thị trường đang được xem là không có xu hướng rõ ràng.
Cách sử dụng đường trung bình


Đưa ra các tín hiệu mua và bán:
Có nhiều cách để xác định các tín hiệu mua/bán bằng đường trung bình. Đầu tiên, có
thể nhìn vào mối quan hệ giữa giá đóng cửa và đường Trung bình đơn giản. Nếu thị
trường đóng cửa ở giá nằm trên đường Trung bình thường cho thấy một tín hiệu mua,

trong khi đó, nếu thị trường đóng cửa dưới đường trung bình cho thấy một tín hiệu
bán.
Một cách khác là sử dụng 2 đường trung bình, một đường trung bình ngắn hạn và một
đường khác dài hơn. Các tín hiệu bán và mua được chỉ ra tại các điểm cắt nhau của
đường trung bình ngắn hạn và đường trung bình dài hạn. Ví dụ, nếu đường trung bình
ngắn hạn cắt đường trung bình dài hạn từ dưới lên thường dự báo tín hiệu mua và
ngược lại, nếu đường trung bình ngắn hạn cắt đường trung bình dài hạn từ trên xuống
dự báo một tín hiệu bán.

II. Đường Stochastic


Đường Stochstic được George C. Lane sử dụng vào cuối những năm 1950, Chỉ dẫn
Stochastic là một loại chỉ dẫn động lực xác định vị trí của giá đóng cửa đang ở mức
cao/thấp của khoảng dao động trong một khoảng thời gian xác định. Giá đóng cửa ở
gần mức cao của khoảng dao động cho thấy thị trường tích lũy nhiều lệnh mua và nếu
mức giá này ở gần đáy sẽ báo hiệu thị trường đang bán ra nhiều.

Cách sử dụng:
Đường Stochastic thể hiện chu kỳ dao động của giá với những yếu tố sau:
Khi giá tăng, giá đóng cửa có xu hướng gần với phần trên của khoảng dao
động giá.
 Khi giá giảm, giá đóng cửa có xu hướng gần với phần đáy của khoảng dao
động giá
Thông thường, đường Stochastic gồm 2 đường, %K và %D. Sự khác nhau giữa 2
đường Stochastic Nhanh và Chậm được tính toán dựa trên các đường %K và %D.
Đường Stochastic chậm di chuyển chậm hơn và nhẵn hơn so với đường Stochastic
nhanh.



Ứng dụng:


Xác định các vùng mua nhiều/bán nhiều



Phát hiện các tín hiệu mua/bán


Xác định xu hướng tăng/giảm dựa vào sự phân kỳ của xu hướng giá và đường
Stochastic

III. Dải băng Bolinger
Dải băng Bolinger được dùng và phát triển bởi John Bollinger, dài băng Bollinger là
một chỉ dẫn thường được sử dụng để so sánh mức độ biến động của các mức giá liên
quan trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ dẫn này bao gồm 3 đường giá bao
quanh vùng dao động chủ yếu của giá, 3 đường này gồm:
1. Đường trung bình đơn giản ở giữa,
2. Dải băng ở trên (đường trung bình đơn giản cộng với 2 đơn vị lệch chuẩn);
3. Dải băng ở dưới (đường trung bình trừ đi 2 đơn vị lệch chuẩn).
 Độ lệch chuẩn (một chỉ số thống kê) thường được dùng như một chỉ dẫn tốt
trong quan sát dao động. Lý thuyết về độ lệch chuẩn cho rằng các dải băng sẽ
phản ứng một cách nhanh chóng đối với sự thay đổi của giá và phản ánh những
chu kỳ dao động cao hay thấp. Một sự tăng giá đột ngột (hoặc giảm giá) hay
nói một cách khác là sự dao động lớn, sẽ dẫn đến sự mở rộng của dải băng.
Cách sử dụng dải băng Bollinger






Xác định vùng mua nhiều và bán nhiều của thị trường.
Kết hợp với các đường giao động như Stochastic để xác định các tín hiệu mua
và bán.
Xác định vùng giao động của giá.
Báo hiệu các mức đỉnh tiềm năng và đáy tiềm năng.


IV. Đường MACD
Đường Trung bình hội tụ và phân kỳ (MACD) được sử dụng và phát triển bởi
Gerald Appel, MACD là một trong những công cụ đơn giản nhất và được sử
dụng tốt.
 MACD dùng đường trung bình – vốn là một chỉ dẫn chậm, kết hợp với các
yếu tố theo đường xu hướng. Những chỉ dẫn chẫm này được chuyển đổi thành
các đường đo động lượng bằng cách lấy hiệu 2 đường trung bình dài và trung
bình ngắn. Kết quả này sẽ được vẽ thành một đường mà dao động lên xuống
xung quanh giá trị 0, không có bất kì giới hạn trên hay dưới.
Cách sử dụng đường MACD:


 Nhận biết các tín hiệu mua/bán
 Xác định xu hướng giá
 Xác định sự phân kỳ của xu hướng tăng/giảm.
Cách sử dụng đường MACD:







Nhận biết các tín hiệu mua/bán: Các tín hiệu mua/bán được xác nhận khi 2
đường MACD và đường tín hiệu cắt nhau. Khi đường MACD cắt đường tín
hiệu từ dưới lên báo hiệu một tín hiệu mua, và nếu tiếp tục cắt lên trên đường 0,
xu hướng tăng càng được xác định rõ hơn. Ngược lại, nếu đường MACD cắt
đường tín hiệu từ trên xuống thường báo hiệu một tín hiệu của xu hướng giảm,
và nếu đường MACD cắt từ treên xuống vượt qua đường 0 thì tín hiệu này
được xác nhận rõ hơn.
Xác định xu hướng giá:Xác định xu hướng giá: Nếu cả 2 đường MACD ở trên
(hoặc dưới) đường 0 và đường MACD ở trên (dưới) đường tín hiệu, thì xu
hướng được xác định là xu hướng tăng (giảm).
Xác định sự phân kỳ của xu hướng tăng/giảm: khi có sự phân kỳ của đường
MACD và đường xu hướng giá xác định rằng xu hướng tăng hay giảm đang
yếu đi. Khi giá đang tăng cao hơn nhưng các mức cao của MACD đang theo xu
hướng giảm, điều này cho thấy xu hướng tăng đang yếu đi. Trong khi đó, xu
hướng giảm đang yếu đi được báo hiệu khi xu hướng của giá đang thấp đi
nhưng khi những mức thấp của đường MACD đang cao hơn.


Điều quan trọng cần lưu ý là sự phân kỳ xác định xu hướng đang yếu đi chứ không có
nghĩa là xu hướng đã thực sự đảo chiều. Sự đảo chiều của xu hướng phải được xác
nhận bởi các biến động trực tiếp từ giá, chẳng hạn một sự bẻ gảy đường xu hướng.

Các mẫu hình củng cố xu hướng chính
Các mẫu hình củng cố xu hướng thường mất ít thời gian để hình thành hơn các mẫu
hình đảo chiều xu hướng.
Các mẫu hình củng cố xu hướng thường gặp là mẫu hình dạng tam giác, cờ hiệu và cơ
đuôi nheo, mẫu hình cái nêm và mẫu hình dạng chữ nhật.
1/ Mẫu hình dạng tam giác (Triangle):
+ Mẫu hình dạng tam giác có 3 loại: tam giác đều, tam giác hướng lên và tam giác

hướng xuống.
+ Các mẫu hình tam giác được xếp vào loại mẫu hình trung gian: thường kéo dài từ 1
tháng đến 3 tháng.
Mẫu hình tam giác đối xứng: là mẫu hình củng cố xu hướng xuất hiện trong cả 2 thị
trường tăng hoặc giảm giá. Nếu xuất hiện trong xu hướng lên thì khi mẫu hình hoàn
tất, xu hướng lên sẽ tiếp tục phục hồi. Ngược lại, nếu xu hướng trước đó là đi xuống
thì tam giác đều sẽ có hàm ý thị trường đầu cơ giá xuống sẽ tiếp tục. Hình 1.1
Cách vễ một mẫu hình tam giác: Để hình thành một mẫu hình tam giác ta cần 4
điểm đảo ngược (2 đỉnh 1 và 3 và 2 đáy 2 và 4, vì cần ít nhất là 2 điểm để vẽ 1 đường
xu hướng). Hai đường này sẽ hội tụ tại đỉnh của tam giác.
Giới hạn thời gian của 1 mẫu hình tam giác là tại đỉnh. Giá phải phá vỡ vượt ra ngoài
cạnh của hình tam giác từ khoảng 2/3 đến 3/4 chiều rộng nằm ngang của tam giác thì
mẫu hình mới có hiệu lực. Nếu giá vẫn nằm trong lòng tam giác trên điểm 3/4 thì tam


giác bắt đầu mất hiệu lực, khi đó giá có thể tiếp tục dạt theo hướng nằm ngang vượt
quá đỉnh của tam giác.
Ví dụ: độ rộng của tam giác (đo từ đáy đến đỉnh tam giác) là 27 ngày thì giá phải phá
vỡ để hoàn tất mẫu hình trong khoảng thời gian từ ngày 18 đến ngày 20.
+ Khối lượng giao dịch sẽ giảm khi giá dịch chuyển hẹp trong lòng tam giác và tăng
lên một cách đáng ngạc nhiên tại nơi bứt phá đường xu hướng để hoàn thành mẫu
hình.
+ Cách đo lường mục tiêu giá tối thiểu: Đo chiều cao của đáy tam giác (đoạn AB) và
tịnh tiến đến điểm bị phá vỡ (điểm C).

Mẫu hình tam giác đều – củng cố thị trường giá lên
Mẫu hình tam giác hướng lên:
Hình thành trong thị trường giá lên. Mẫu hình tam giác hướng lên có đường phía trên
nằm ngang và đường phía dưới dốc lên. Xu hướng cũ sẽ tiếp tục khi giá phá vỡ vượt
lên khỏi đường xu hướng phía trên (đường này ban đầu là ngưỡng kháng cự nhưng sẽ

trở thành mức hỗ trợ khi nó bị phá vỡ).
+ Khối lượng giao dịch thấp trong vùng tam giác và tăng đột biến tại điểm phá vỡ.
Sau khi phá vỡ giá có xu hướng giảm lại về mức chống đỡ là hoàn toàn bình thường
nhưng với khối lượng giảm.


Mẫu hình tam giác hướng lên – củng cố xu hướng lên
Mẫu hình tam giác hướng xuống: hình thành trong thị trường giá xuống. Mẫu hình
này có đường phía trên dốc xuống và đường phía dưới nằm ngang (ban đầu đóng vai
trò là mức hỗ trợ). Xu hướng xuống sẽ tiếp tục khi giá phá vỡ đường phía dưới để
hoàn tất mẫu hình.
+ Thời gian và khối lượng thì tương tự như mẫu hình tam giác hướng lên.

Mẫu hình tam giác hướng xuống – củng cố xu hướng xuống
2/ Mẫu hình cờ hiệu ( Flag) và mẫu hình cờ đuôi nheo ( Pennant):
+ Là 2 loại mẫu hình củng cố xu hướng đáng tin cậy nhất và hiếm khi gây ra một sự
đảo ngược xu hướng. Thường kéo dài từ 1 đến 3 tuần.
+ Trước chúng là một thị trường dịch chuyển gần như theo đường thẳng hoặc rất dốc
(gọi là cột cờ). Sau khi tăng vọt hoặc giảm mạnh thị trường tạm dừng trong thời gian
ngắn và có thể hình thành 2 mẫu hình này.
Mẫu hình cờ hiệu: giống như một hình bình hành hoặc hình chữ nhật, tạo bởi 2
đường xu hướng song song dốc ngược lại xu hướng trước đó. Trong xu hướng tăng thì
cờ hiệu dốc nhẹ xuống và trong xu hướng giảm cờ hiệu sẽ dốc ngược lên.


+ Khối lượng giao dịch sẽ rất lớn trước khi hình thành, giảm và thấp trong vùng cờ
hiệu. Sau đó, tăng mạnh tại điểm phá vỡ để hoàn tất mẫu hình. Xu hướng tăng hoặc
giảm giá sẽ tiếp tục sau đó.

Mẫu hình cờ hiệu – củng cố xu hướng lên

Mẫu hình cờ đuôi nheo: giống như một tam giác đều nhưng kéo dài không quá 3
tuần.
+ Khối lượng giao dịch tương đồng với mẫu hình cờ hiệu
+ Mẫu hình cờ hiệu và cờ đuôi nheo trong một xu hướng xuống có thể cần ít thời gian
hơn để hình thành. Từ 1 đến 2 tuần.

Mẫu hình cờ đuôi nheo – củng cố xu hướng lên
3/ Dạng hình chữ nhật (Rectangle) :


Giá sẽ dịch chuyển ngang giữa hai đường nằm ngang song song với nhau. Điểm kết
thúc có tính quyết định vượt ra khỏi đường biên trên (xu hướng lên) hoặc vượt ra khỏi
đường bên dưới (xu hướng xuống). Sau đó xu hướng trước đó sẽ tiếp tục.
+ Khối lượng: nếu khối lượng gia tăng khi xu hướng cũ phục hồi và nhỏ lại khi thoái
lùi thì mẫu hình này đáng tin cậy. Nhưng nếu khối lượng giao dịch lớn hơn ở dưới thì
đó có thể là 1 lời cảnh báo của sự đảo chiều.

Dạng hình chữ nhật – củng cố xu hướng xuống
4/ Mẫu hình cái nêm ( Wedge):
Mẫu hình Falling wedge là một hình mẫu kỹ thuật dạng bullish , mẫu hình bắt đầu thì
biên khoảng cách giữa hai đường xu thế rộng sau đó độ rộng giảm dần khi giá chứng
khoán giảm. Sự biến động của giá hình thành một hình chóp nón hướng xuống dưới
do các đỉnh và đáy dần hội tụ. Hình mẫu kỹ thuật Falling wedge trượt hướng xuống
phía dưới và có dấu hiệu bullish, tuy nhiên dấu hiệu bullish này sẽ không thể được
nhận ra cho đến khi có “breakout” khỏi đường kháng cự. Khi mô hình mang tính
continuation, thì Falling wedge vẫn sẽ hướng xuống dưới và xu hướng này ngược với
xu thế của thị trường hiện tại. Khi nó mang tính reversal, thì Falling wedge hướng
trượt xuống dưới cùng với xu thế của thị trường. Nhưng cho dù Falling wedge thuộc
loại nào thì nó vẫn là hình mẫu kỹ thuật báo hiệu sự tăng giá.



Xu hướng trước đó: là xu hướng giảm, mẫu hình kéo dài trong khoảng từ 3-6
tháng,và
xu
hướng
giảm
trước
đó
ít
nhất

3
tháng.
+ Đường kháng cự phía trên: cần ít nhất 2 đỉnh để hình thành và đỉnh sau thấp hơn
đỉnh
trước.
+ Đường hỗ trợ phía dưới: cần 2 dáy để hình thành và đáy sao thấp hơn đáy trước.
+ Break out: Xu hướng giá lên được xác nhận khi giá phá vỡ đường kháng cự phía
trên, mặc dù khối lượng không quan trọng trong mẫu hình này tuy nhiêu để là một
mẫu hình tin cậy cao thì giá phá vỡ kèm theo sự gia tăng của khối lượng.


Nguồn: Giáo trình “Phân Tích Kỹ Thuật – Ứng dụng trong đầu tư chứng khoán”

Các mẫu hình đảo chiều
1. ĐẦU VÀ VAI
Mô hình biểu đồ giá "đầu và vai" cho thấy, xu hướng hiện tại kết thúc và sự thay đổi
hướng kế tiếp của sự dịch chuyển giá. Mô hình thường được hình thành ở sự phát
triển của xu hướng đi lên.
Sự hình thành

Mô hình này cho thấy 3 đỉnh hình thành giá thị trường, nhưng nằm ở các mức độ khác
nhau: 2 đỉnh dưới, biểu hiện "vai", và 1 đỉnh cao nhất ở giữa, biểu hiện "đầu". Ngoài
ra, còn có 1 đường "cổ" được hình thành bởi mức hỗ trợ, kết nối các mô hình giá thấp.

Diễn giải
Khi mô hình giá được hình thành và giá giảm xuống dưới đường "cổ" hay đường hỗ
trợ (cộng với độ lệch nhất định có thể), thì đây là tín hiệu bán. Mặc dù, giá có thể


quay trở lại đường "cổ", sau khi phá vỡ mức kháng cự, và được dự kiến sẽ suy giảm
hơn nữa.
Mức mục tiêu
Sau khi hình thành mô hình biểu đồ giá "đầu và vai", theo nguyên tắc là giảm đến
mức mục tiêu và được tính theo công thức sau:
T = N – (H – N),
trong đó:
T – mức mục tiêu;
N – mức đường "cổ" (mức hỗ trợ ban đầu);
H – mức "đầu" của mô hình giá (điểm cao nhất).
2. ĐẦU VÀ VAI NGƯỢC
Mô hình biểu đồ giá «đầu và vai ngược» là dấu hiệu của xu hướng đảo chiều. Mô hình
này thường được hình thành phát triển ở xu hướng giảm.
Sự hình thành
Mô hình này có đặc trưng bởi 3 mức thấp liên tiếp của giá thị trường nằm ở các cấp
độ khác nhau: hai đáy (vai) cao hơn sang một bên và một đáy thấp nhất (đầu) ở giữa.
Ngoài ra còn có một đường cổ (mức kháng cự) kết nối 2 đỉnh của mô hình.

Diễn giải
Khi mô hình được hình thành và giá cả leo trên mức đường cổ hoặc mức kháng cự
(cộng với độ lệch nhất định có thể), thì đó là lúc các nhà đầu tư nhận được một tín

hiệu mua. Mặc dù giá có thể quay trở lại đường cổ, được coi là một sự hỗ trợ, nhưng
thường dừng lại xung quanh mức đó.
Mức mục tiêu
Sau khi hình thành mô hình biểu đồ giá «đầu và vai ngược», thì giá thường sẽ tăng ít
nhất tới mức mục tiêu, được tính như sau:


T = N + (N – H),
trong đó:
T – mức mục tiêu;
N – mức đường cổ (mức kháng cự ban đầu);
H – mức «đầu» của mô hình giá(điểm đáy thấp nhất).
3. ĐỈNH ĐÔI
Mô hình biểu đồ giá «đỉnh đôi» là dấu hiệu của sự đảo chiều, thường sẽ là xu hướng
tăng và dự kiến theo sau là sự rớt giá, trong khi cần phải 1 thời gian dài hơn cho mô
hình được hình thành chắc chắn hơn.
Sự hình thành
Mô hình này có đặc trưng bởi hai đường ngang song song, đại diện cho mức hỗ trợ và
kháng cự tương ứng, kết nối hai mức cao gần đây nhất của giá và mức thấp, giữ 1 sự
biến động nhất định của giá cả trong. Giá đảo ngược hai lần tại mức kháng cự được
xem xét là dấu hiệu của việc tài sản có thể định giá quá mức tại đó.

Diễn giải
Trong trường hợp giá thị trường dao động dưới mức hỗ trợ (cộng với độ lệch nhất
định có thể), thì sự hình thành mô hình được xem là hoàn thành. Đây là dấu hiệu của
việc bán và dự kiến thay đổi chiều của xu hướng.
Mức mục tiêu
Sau khi hình thành mô hình «đỉnh đôi», giá thường giảm ít nhất tới mức mục tiêu và
được tính theo công thức sau:
T = S – H,

trong đó:
T – mức mục tiêu;
S – mức hỗ trợ (mức thấp nhất của vùng nội bộ gần đây);


H – chiều cao của mô hình (khoảng cách giữa mức hỗ trợ và kháng cự).
4. ĐÁY ĐÔI
Mô hình biểu đồ giá «đáy đôi» là dấu hiệu của sự đảo chiều, thường sẽ là xu hướng
giảm. Giá dự kiến bắt đầu phụ hồi sau khi hình thành, trong khi đó cần phải 1 thời
gian dài hơn cho mô hình được hình thành chắc chắn.
Sự hình thành
Sự dịch chuyển giá theo mô hình giống như chữ cái Latin "w". Hai mức thấp tối thiểu
gần nhất nằm ở cùng 1 mức, đó là vùng hỗ trợ mạnh, và 2 lần diễn ra việc tăng giá
lên. Mặt khác, mô hình xác định rõ mức kháng cự, mức cao tối đa của nội bộ nằm ở
giữa.

Diễn giải
Khi giá thị trường phá vỡ trên mức tối đa của mô hình hoặc mức kháng cự (cộng với
độ lệch nhất định có thể), thì sự hình thành của mô hình được coi là hoàn thành. Đây
là dấu hiệu của việc mua và dự kiến thay đổi chiều của xu hướng.
Mức mục tiêu
Sau khi hình thành mô hình «đáy đôi», giá thường tăng ít nhất tới mức mục tiêu và
được tính theo công thức sau:
T = R + H,
trong đó:
T – mức mục tiêu;
R – mức kháng cự (mức cao nhất của vùng nội bộ gần đây);
H – chiều cao của mô hình(khoảng cách giữa mức hỗ trợ và kháng cự).
5. ĐỈNH BA
Mô hình biểu đồ giá «3 đỉnh» thường được hình thành trong một xu hướng tăng, theo

sau là đảo chiều và giảm giá. Mô hình này được coi là quan trọng hơn so với mô hình
«đỉnh đôi».
Sự hình thành


Mô hình này được đại diện bởi ba đỉnh liên tiếp nằm cùng mức độ và hai đáy. Đường
kháng cự và hỗ trợ kết nối các đỉnh và các mức thấp tương ứng. Mức kháng cự này
được cho là mạnh mẽ khi giá đảo ngược ba lần từ mức mà tài sản được coi là định giá
quá mức.

Diễn giải
Nếu giá giảm xuống dưới mức tối thiểu của mô hình hoặc mức hỗ trợ (cộng với độ
lệch nhất định có thể), thì sự hình thànhcủa mô hình sau đó được xem là hoàn thành.
Đây là dấu hiệu của việc bán và dự kiến thay đổi chiều của xu hướng.
Mức mục tiêu
Sau khi hình thành mô hình «3 đỉnh», giá thường giảm ít nhất tới mức mục tiêu và
được tính theo công thức sau:
T = S – H,
trong đó:
T – mức mục tiêu;
S – mức hỗ trợ (mức thấp của vùng nội bộ gần nhất);
H – chiều cao của mô hình (khoảng cách giữa mức hỗ trợ và kháng cự).
ĐÁY BA
Mô hình biểu đồ giá «3 đáy» thường được hình thành ở trong xu hướng giảm và là
dấu hiệu của sự đảo chiều sắp tới. Mô nhình này được xem là quan trọng hơn mô hình
«đáy đôi».
Sự hình thành
Mô hình này có đặc trưng bởi ba mức thấp tối thiểu liên tiếp nằm khoảng cùng mức
độ, và hai đỉnh giữa nằm ở giữa. Mức hỗ trợ và kháng cự được kết hợp với các mô
hình tối thiểu và tối đa. Mức hỗ trợ này được xem là đặc biệt mạnh, giá đảo chiều ba

lần, từ mức mà các nhà đầu tư cho là tài sản bị định giá thấp.


Diễn giải
Trong trường hợp vượt qua mức kháng cự (cộng với độ lệch nhất định có thể), thì sự
hình thành mô hình được xem là hoàn thành. Đây là dấu hiệu của việc mua, và dự
kiến thay đổi chiều của xu hướng.
Mức mục tiêu
Sau khi hình thành mô hình «3 đáy», giá thường tăng ít nhất tới mức mục tiêu và
được tính theo công thức sau:
T = R + H,
trong đó:
T – Mức mục tiêu;
R – mức kháng cự (mức tối đa của vùng bội bộ gần nhất );
H – chiều cao của mô hình (khoảng cách giữa mức kháng cự và hỗ trợ)
6. KIM CƯƠNG
Mô hình biểu đồ giá «Kim cương» là dấu hiệu xác nhận xu hướng đảo chiều hiện tại.
Theo truyền thống, mô hình này được hình thành ở xu hướng tăng.
Sự hình thành
Mô hình có đặc trưng bởi phạm vi đầu tiên của biến động giá được mở rộng, và sau
đó thu hẹp, do đó, quỹ đạo của sự dịch chuyển giống như một viên kim cương hoặc
hình thoi. Hai đường hỗ trợ từ dưới lên và hai đường kháng cự từ trên xuống kết hợp
nhau, tương ứng, mức thấp nhất và mức cao nhất của mô hình.


Diễn giải
Ngay sau khi mức hỗ trợ bên phải bị phá vỡ giá (cộng với độ lệch nhất định có thể),
thì đó là một tín hiệu để bán và dự kiến xu hướng thay đổi xuống.
Mức mục tiêu
Sau khi hình thành mô hình biểu đồ giá «Kim cương», giá thường giảm ít nhất tới

mức mục tiêu và được tính theo công thức sau:
T = BP – H,
trong đó:
T – mức mục tiêu;
BP – mức phá vỡ mức hỗ trợ bên phải;
H – chiều cao của mô hình (khoảng cách giữa đỉnh và đáy của mô hình).

Câu hỏi:
1) Mô hình đầu và hai vai đảo ngược là dấu hiệu gì?
Giá tăng.
2) Tại ngưỡng hỗ trợ, nhà đầu tư nên mua hoặc bán ngoại tệ?
Mua, vì ngưỡng hỗ trợ là mức giá mà nhà đầu tư tin rằng giá sẽ tăng cao hơn.
3) Tại ngưỡng kháng cự, nhà đầu tư nên mua hoặc bán ngoại tệ?
Bán, vì ngưỡng kháng cự là mức giá mà hầu hết các nhà đầu tư tin rằng giá sẽ quay
đầu giảm.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×