Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Giáo án hội giảng MÙA XUÂN của tôi Vũ Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94 KB, 12 trang )

GIÁO ÁN:
Ngữ văn 7 – Tiết 63: Văn bản: MÙA XUÂN CỦA TÔI
(Vũ Bằng)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được tình yêu quê hương của một người miền Bắc sống ở miền Nam
qua lối viết tùy bút tài hoa, độc đáo.
1. Kiến thức
- Một số hiểu biết bước đầu về tác giả Vũ Bằng.
- Cảm xúc về những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà
Nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “sầu xứ”, tâm sự day dứt của tác giả.
- Sự kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm; lời văn thấm đẫm cảm xúc trữ tình, dạt dào
chất thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản tùy bút.
- Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ, nhận biết và làm rõ vai trò của các
yếu tố miêu tả trong văn bản biểu cảm.
3. Thái độ
- Trân trọng những nỗi niềm sâu kín của tác giả.
- Thêm yêu quê hương, đất nước.
4. Năng lực
- Năng lực tự học.
- Năng lực cảm thụ 1 số chi tiết hay trong bài.
- Năng lực sáng tạo.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+ Chuẩn bị 1 số bài hát: “Mùa xuân đầu tiên” của cố nhạc sĩ Văn Cao “Gửi nắng
cho em” – Phạm Tuyên.
+ Soạn bài: giáo án điện tử.
- Học sinh: Chuẩn bị kĩ bài trước khi đến lớp.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định tổ chức(1’)


2. Kiểm tra bài cũ(0’)
3. Bài mới(35’)
GV cho HS nghe bài hát “Mùa xuân của tôi’ của cố nhạc sĩ Văn Cao
? Các em vừa được nghe bài hát “Mùa xuân của tôi” của cố nhạc sĩ Văn Cao. Bài
hát ấy gợi lên trong các em những cảm xúc gì?
Các em ạ, mùa xuân với vẻ đẹp riêng của nó đã trở thành nguồn cảm hứng bất
tận của thi ca. Nếu như cố nhạc sĩ Văn Cao đem mùa xuân đến cho chúng ta với


những giai điệu ngọt ngào, du dương thì nhà văn Vũ Bằng cũng viết về mùa xuân
ấy nhưng lại gợi lên trong lòng bạn đọc những rung cảm sâu xa, những dịu dàng
trìu mến đến kì lạ. Đó là tình yêu dành cho mùa xuân của Bắc Việt. Tác giả đã trải
lòng mình ra sao, những tình cảm ấy được thể hiện như thế nào, cô trò chúng ta sẽ
cùng nhau tìm hiểu qua một văn bản rất đặc sắc: Văn bản “Mùa xuân của tôi”
Hoạt động của GV và HS
GV: Trước khi tìm hiểu một cách chi tiết và cụ
thể, cô trò ta cùng tìm hiểu những nét khái quát
nhất về tác giả và tác phẩm.
? Qua sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy trình bày
đôi nét hiểu biết của mình về tác giả Vũ Bằng?
- HS trả lời những hiểu biết về tác giả Vũ Bằng
GV chiếu chân dung tác giả Vũ Bằng
GV: Nhận xét về tác giả Vũ Bằng nhà văn Tạ Tỵ
gọi ông là “Người trở về từ cỗi đam mê” bởi Vũ
bằng có một niềm đam mê rất lớn với nghiệp
văn và viết lách. Và phải chăng chính những
đam mê đó đã khiến cho văn chương của Vũ
Bằng luôn có một nét riêng và có ảnh hưởng
không nhỏ đến các tác giả khác.
GV: Vậy trong văn bản “Mùa xuân của tôi” có

những nét riêng ấy không, để trả lời được câu
hỏi đó, trước hết cô trò ta phải tìm hiểu đôi nét
khái quát về văn bản.
?Dựa vào nội dung đã chuẩn bị ở nhà, em hãy
cho biết văn bản”Mùa xuân của tôi” được trích
từ tác phẩm nào?
GV chiếu và giới thiệu về tác phẩm “Thương
nhớ mười hai”
GV: Thương nhớ mười hai là tập tùy bút được
đánh giá là một trong những tác phẩm đặc sắc
nhất trong sự nghiệp văn chương của Vũ Bằng.
Ông viết tác phẩm bày vào những năm ông sống
ở Sài Gòn trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt.

Kiến thức cần đạt
I.Giới thiệu chung
1.Tác giả
- Vũ Bằng (1913-1984) là một
nhà báo gì dặn và là cây bút viết
văn có sở trường về truyện ngắn,
tùy bút và kí.
- Là nhà văn hoạt động rất sôi
nổi và có nhiều đóng góp cho
nền văn học hiện đại VN.
- Năm 2007, Vũ Bằng được nhà
nước truy tặng Giải thưởng Nhà
nước về văn học và nghệ thuật

2. Tác phẩm
- Văn bản “Mùa xuân của tôi”

được trích từ chương một
“Tháng giêng mơ về trăng non
rét ngọt” thuộc tập tùy bút
“Thương nhớ mười hai”


Nhà văn đã gửi vào những trang sách tất cả
niềm thương nỗi nhớ quê hương da diết, nỗi nhớ
gia đình và niềm mong mỏi đất nước được hòa
bình thống nhất. Tác phẩm gồm 12 chương mỗi
chương là một tháng trong năm và với mỗi
tháng tác giả lại tìm được một nét đặc trưng
trong cảnh sắc, sinh hoạt, phong tục hay những
món ăn đặc trưng riêng của quê mình. Thương
nhớ mười hai được đặt bút từ tháng giêng năm
1960 và đến năm 19971 tác phẩm mới hoàn
thành. Chỉ điều đó thôi cũng đủ cho người đọc
thấy được những tâm huyết mà Vũ Bằng dành
cho tác phẩm.
GV: Có thể các em chưa đọc tác phẩm này
nhưng hy vọng rằng sau khi hiểu được đôi nét
về tác phẩm, các em hãy tìm đọc cuốn sách ấy.
Cô tin cuốn sách sẽ đem lại cho các em rất
nhiều cảm xúc.
GV: Tại sao cô có thể khẳng định như vậy,
chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một phần thôi
của thiên tùy bút “Thương nhớ mười hai” để tìm
câu trả lời nhé.
?Trước khi đọc văn bản, em hãy cho biết
phương thức biểu đạt chính của văn bản này là

gì?
->Văn bản biểu cảm
?Với một văn bản biểu cảm, theo em chúng ta
có thể đọc với giọng đọc như thế nào?
GV: Với một văn bản biểu cảm, các em cần đọc
chậm rãi, sâu lắng, mềm mại, làm sao đọc mà
phải thể hiện được nỗi niềm thương nhớ bâng
khuâng.
GV gọi một học sinh đọc, học sinh khác nhận
xét và nếu cần GV có thể đọc lại.

II. Đọc hiểu văn bản
1.Đọc và tìm hiểu chú thích


GV: Về các chú thích, các em có thể tự tìm hiểu
trong SGK, ở đây cô xin nhấn mạnh thêm hai
chú thích đó là “đêm xanh” và “nhụy hãy còn
phong”
- Đêm xanh: đêm có trăng và bầu trời trong sáng
không có mây.
- Nhụy vẫn còn phong: nhụy hoa vẫn còn chụm
lại, chưa nở hết ra.
?Tiếp theo chúng ta sẽ chia bố cục của văn bản.
Từ việc chuẩn bị bài ở nhà, em hãy chia bố cục
của văn bản này và nêu nội dung của từng
phần?

GV: Vậy từng phần của văn bản có gì đặc sắc
chúng ta sẽ cùng trao đổi và tìm hiểu ở phần

tiếp theo

GV chiếu đoạn văn đầu tiên của văn bản
GV: ở phần đầu của văn bản, tác giả khẳng
định: “Tự nhiên ….lạ hết”
?Em có nhận xét gì về cách dùng từ ở những
câu văn đầu tiên này? Cách dung từ như thế
giúp em cảm nhận được điều gì?

2. Bố cục
- 3 phần:
+ P1: Từ đầu đến “mê luyến
mùa xuân” => Tình cảm của con
người đối với mùa xuân.
+ P2: Tiếp theo đến “mở hội liên
hoan”. => Cảnh sắc và không
khí mùa xuân Hà Nội và miền
Bắc.
+ P3: Còn lại => Vẻ đẹp riêng
của mùa xuân miền Bắc từ sau
ngày rằm tháng giêng
3. Phân tích
a)Tình cảm của con người đối
với mùa xuân
- Tự nhiên như thế: ai cũng
chuộng mùa xuân. Mà tháng
giêng là tháng đầu của mùa
xuân, người ta càng trìu mến,
không có gì lạ hết.


+ Các từ có tính chất hiển nhiên
(tự nhiên như thế, không có gì lạ
hết…), các động từ giàu giá trị
biểu cảm (chuộng, trìu mến)
=>Tình cảm với mùa xuân là
điều rất hiển nhiên, không có gì
? Và để nhấn mạnh tình cảm ấy, tác giả viết tiếp lạ


“Ai bảo được non đừng thương nước, bướm
đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai
cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu
con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì
mới hết được người mê luyến mùa xuân.”.
? Em nhận ra những thủ pháp nghệ thuật nào
được sử dụng trong câu văn trên.

?Với những thủ pháp nghệ thuật như thế, theo
em đoạn văn trên muốn nhấn mạnh điều gì?

- Ai bảo được non đừng thương
nước, …. người mê luyến mùa
xuân
+ Câu văn dài, biện pháp tu từ
điệp ngữ (điệp lại cấu trúc “ai
bảo được… đừng thương; ai
cấm được”)
+ các hình ảnh sóng đôi( non –
nước, bướm – hoa, gió – trăng,
gái – trai, mẹ - con)

+ Các từ ngữ biểu lộ tình cảm
trực tiếp (thương, nhớ, mê
luyến)
=>Càng nhấn mạnh tình cảm
của con người đối với mùa xuân,
tình cảm ấy là tự nhiên, không ai
có thể cấm đoán được.

GV: Ở đây, các em có thể đặc biệt chú ý hơn
đến các hình ảnh sóng đôi mà tác giả sử dụng.
Non soi bóng nước, bướm làm đẹp cho hoa, đặc
biệt tình cảm mẹ - con thì không ai có thể chia
cắt được. Mượn tình cảm ấy để so sánh với tình
yêu của con người dành cho mùa xuân là chúng
ta đã đủ hiểu tình cảm ấy tha thiết. mãnh liệt
như thế nào.
GV: Có thể thấy rằng ngay từ những câu văn
đầu tiên tác giả đã cho người đọc hiểu được tình
cảm của con người đối với mùa xuân, và chắc
chắn đó cũng là tình cảm của tác giả.Từ tình
cảm chung ấy, Vũ Bằng bộc lộ những tình cảm
riêng của mình với mùa xuân đất Bắc
? Tình cảm ấy được bộc lộ qua đoạn văn nào?
=> “Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày
ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng b)Cảnh sắc và không khí của
ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải mùa xuân đất Bắc
vì thế.”


GV: Không phải vì thế, vậy thì vì điều gì chúng

ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở phần (b)
GV chiếu đoạn văn “Mùa xuân của tôi… thơ
mộng”
GV: Khoan hãy bàn về cảnh sắc và không khí
của mùa xuân đất Bắc, các em hãy chú ý vào
đầu đoạn văn và cho biết những nhận xét của
mình về cách gọi tên mùa xuân của tác giả?
Gv: Phải chăng vì qua yêu mùa xuân nên tác giả
tự nhận mùa xuân là của riêng mình?

- Mùa xuân của tôi – mùa xuân
Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội
- Mùa xuân của tôi => cách gọi
thể hiện sự sở hữu thuộc về một
người, một vùng miền cụ thể =>
cho thấy tình yêu, niềm tự hào
về mùa xuân quê hương mình

- Biện pháp tu từ điệp ngữ: có,
?Vậy điều gì khiến tác giả yêu mùa xuân của Hà mùa xuân
Nội đến vậy? Các em hãy chú ý vào những câu - Hình ảnh : Mưa riêu riêu, gió
văn tiếp theo và phát hiện biện pháp tu từ nào đã lành lạnh
- Âm thanh: Tiếng nhạn kêu…,
được sử dụng?
tiếng trống chèo…, tiếng hát
huê tình của cô gái đẹp như thơ
?Và sau mỗi điệp từ “có” ấy thì những hình
mộng
ảnh, âm thanh nào được mở ra
GV: Chỉ với một câu văn mà khung cảnh mùa

xuân ở miền Bắc đã hiện ra một cách đầy đủ và
rõ nét. Khung cảnh ấy được tái hiện qua hàng
loạt các hình ảnh. “Mưa riêu riêu” là mưa
phùn, mưa bụi, mưa như rắc bột tạo cho đất trời
cái cảm giác mang mang, huyền ảo. Còn “gió
lành lạnh” là cái gió hơi se lạnh làm cho bầu
không khí đậm đà hơn.
GV: Không chỉ là những hình ảnh, nói về mùa
xuân của Bắc Việt, tác giả còn nhắc đến những
âm thanh. Đó là tiếng nhạn kêu trong đêm xanh,
tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa
xa hay tiếng hát của cô gái đẹp như thơ mộng.


GV chiếu tranh
?Em hãy quan sát bức tranh dưới đây và cho
biết bức tranh mô tả nét sinh hoạt văn hóa nào?
- Hát chèo
GV: Tiếng trống chèo: là đặc trưng cho sinh
hoạt văn hóa riêng của đất Bắc mà miền Nam
không thể có. Phải chăng vì thế nó trở thành nỗi
ám ảnh day dứt khôn nguôi trong lòng tác giả
=> Đây chính là những nét đặc
suốt những năm ông sống ở mảnh đất Sài Gòn?
trưng của mùa xuân Bắc Việt.
Đó chính là tiết trời và những
? Vậy qua đây, em hãy cho biết mùa xuân Bắc
nét sinh hoạt văn hóa truyền
Việt được đặc trưng bởi điều gì?
thống mang đậm bản sắc dân

tộc.
GV: Đúng như vậy, mùa xuân của Hà Nội mang
những nét đặc trưng bởi tiết trời và những nét
sinh hoạt văn hóa truyền thống- những điều nơi
khác không thể có. Nhưng còn có điều gì đặc
biệt nữa, các em hãy tiếp tục chú ý những đoạn
văn tiếp theo
GV chiếu đoạn văn “Người yêu cảnh …. Căm
căm nữa”
?Em hãy theo dõi vào đoạn văn trên và cho biết
tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

? Biện pháp nghệ thuật đó cho em cảm nhận
được điều gì và mùa xuân của Bắc Việt?
?và mùa xuân đã khơi dậy trong thiên nhiên và
con người điều gì?

- So sánh :
+ “…êm ái như nhung,
+… cũng như lòng mình say sưa
một cái gì đó,
+ … nhựa sống …căng lên như
máu căng lên trong lộc của loài
nai…
- Các từ ngữ giàu giá trị biểu
cảm (êm ái, say sưa, phát điên
lên…)
- Các từ láy giàu sức gợi (mang
mang, ti ti, nhảy hót…)
=>Mùa xuân Bắc Việt có một

sức sống mãnh liệt
=>Mùa xuân đã khơi dậy sức
sống tràn trề lên thiên nhiên,
cảnh vật và với cả con người
nên người ta như thấy mình trẻ
ra, như say sưa, êm ái; người ta
lại thèm khát yêu thương thực


sự.
GV: Mùa xuân thật kì diệu, nó đem đến biết bao
cảm xúc, làm cho mọi vật và cả con người đều
cảm thấy hồi sinh. Ai nấy đều như thấy mình trẻ
ra dẫu rằng đã bước sang một tuổi mới.
? Còn em thì sao, mùa xuân đem đến cho em
điều gì đặc biệt?
HS tự bộc lộ
GV chiếu bức tranh
?Theo em đoạn văn nào mô tả bức tranh?
HS trả lời
?Bức tranh gợi ra không khí gì? Và sống trong
không khí ấy em thường có cảm xúc như thế
nào?
HS tự bộc lộ
? Vậy mùa xuân còn có ý nghĩa gì với đời sống
của những người con đất Bắc?
? Vậy từ những gì chúng ta vừa tìm hiểu, em có
cảm nhận như thế nào về không khí và cảnh sắc
mùa xuân ở miền Bắc?


?Thông qua đó, em có cảm nhận như thế nào về
tác giả?

GV: Mùa xuân là thế, luôn đem đến những điều
tuyệt vời nhất thế nhưng thời gian thì cứ lạnh
lùng trôi. Xuân Diệu đã từng phải thốt lên rằng:
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”
Vừa mới tết đó mà thoắt một cái đã là rằm tháng

- “Nhang trầm đèn nến … liên
hoan”
=>Xuân về - tết đến khiến cho
lòng người vui hơn, cảm thấy
ấm láp lạ thường.
Kết luận: Bằng biện pháp tu từ
so sánh, điệp ngữ, các từ ngữ
hình ảnh chọn lọc, Vũ Bằng đã
giúp người đọc cảm nhân được
về Mùa xuân đất Bắc với những
nét đặc trưng riêng. Chính mùa
xuân đã làm thiên nhiên bừng
tỉnh, làm con người thấy mình
trẻ hơn, vui hơn và ấm áp lạ
lùng.
=>Tác giả: Yêu thiên nhiên, yêu
cuộc sống, tinh tế nhạy cảm và
có tình yêu tha thiết với mùa
xuân Hà Nội.


c) Mùa xuân sau ngày rằm
tháng giêng
- Tình cảm được biểu lộ trực tiếp
(đẹp quá đi, mùa xuân ơi …thân


giêng. Vậy mùa xuân sau rằm tháng giêng có gì
đặc biệt chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở phần
(c)
GV chiếu 3 đoạn văn cuối
? Hãy quan sát vào đoạn văn và cho biết những
nhận xét của mình về cách biểu lộ tình cảm của
tác giả? Cách biểu lộ tình cảm như thế giúp em
cảm nhận được điều gì trong tình cảm của tác
giả
GV: Ở phần này các em sẽ cùng nhau thảo luận
và tìm ra các chi tiết, hình ảnh miêu tả không
khí của cảnh sắc thiên nhiên và sinh hoạt của
con người từ sau ngày rằm tháng giêng

? Những hình ảnh đó giúp em cảm nhận được
điều gì về cảnh sắc của mùa xuân sau ngày rằm
tháng giêng?
GV: Trong những hình ảnh trên, hình ảnh nào
khiến em ấn tượng nhất? Vì sao?
- HS tự bộc lộ
GV: Còn cô, cô lại ấn tượng với hình ảnh vài
con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa bởi
hình ảnh ấy gợi lên trong cô rất nhiều liên
tưởng. Cô liên tưởng tới những con ong bay đi

tìm mật giữa một vùng cỏ hoa rực rỡ, liên tưởng
tới những con người lao động cần mẫn, chăm

yêu, … thương mến)
=> càng nhấn mạnh tình yêu tha
thiết mà tác giả dành cho mùa
xuân của Hà Nội
-Hình ảnh của mùa xuân sau rằm
tháng giêng
* Thiên nhiên
+ Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn
còn phong.
+ Cỏ không mướt xanh nhưng
lại nức một mùi hương man
mác.
+ Trời hết nồm, mưa xuân thay
thế cho mưa phùn.
+ Vài con ong siêng năng bay đi
kiếm nhị hoa
+ Bầu trời không còn đùng đục
mà xanh tươi, những làn sáng
hồng hồng rung động như con
ve mới lột…
*Con người: trở về bữa cơm
giản dị, các trò vui kết thúc.
=> Những thay đổi, những
chuyển biến của đất trời và đời
sống sinh hoạt của con người
=> Sau ngày rằm tháng giêng,
thiên nhiên càng trở nên tươi

sáng còn con người lại trở về với
nhịp sống thường nhật, lại tiếp
tục một năm lao động miệt mài


chỉ, miệt mài. Tất cả lại bắt đầu làm việc từ sau
ngày rằm tháng giêng. Bức tranh ấy thật đẹp!
Gv: Đoạn trích được khép lại với những hình
ảnh mang đậm hơi thở của cuộc sống thường
nhật, là bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn
điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng
cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng. Nhưng
ấn tượng nhất về mùa xuân đất Bắc là cảnh sắc
và không khí riêng , là sức sống căng tràn mãnh
liệt sẽ sống mãi trong lòng tác giả nói riêng, và
nói chung là trong lòng người đọc.
GV: Các em hãy cùng nhìn lại toàn bộ văn bản.
?Nhớ về mùa xuân Bắc Việt, Vũ bằng đã nhớ
đến những gì?
GV: Rõ ràng là những gì là thân thiết nhất đối
với mỗi con người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ
con người trên hành trình dài rộng của cuộc sống.

?Đặt trong hoàn cảnh ra đời của tác phẩm thì
tình cảm của nhà văn có đơn thuần chỉ là tình
yêu với mùa xuân của Hà Nội hay không?
 Tình yêu quê hương, khát vọng nam bắc
sum họp một nhà
GV: Đó không chỉ là tình yêu với mùa xuân
Bắc Việt mà còn là tình yêu với quê hương đất

nước, là khát vọng đất nước được thống nhất,
độc lập, Nam bắc sum họp một nhà
GV: Như vậy chúng ta đã tìm hiểu một cách
tương đối chi tiết về từng phần của văn bản. Các
em hãy nhìn lại những gì chúng ta vừa tìm hiểu
để chuyển sang phân tổng kết.
? Qua việc tìm hiểu toàn bộ văn bản, em hãy
nhắc lại những thủ pháp nghệ thuật chính của
văn bản này.
?Thông qua những biện pháp nghệ thuật đó, em
cảm nhận được mạch cảm xúc chủ đạo của văn
bản này là gì?

4.Tổng kết
- Bằng giọng điệu tự nhiên,
truyền cảm, các biện pháp tu từ
(so sánh, điệp ngữ…), các từ
ngữ, hình ảnh giàu giá trị biểu
cảm, văn bản “Mùa xuân của
tôi” của Vũ Bằng đã diễn tả một
cách đầy đủ và trọn vẹn tình yêu
say sưa, tha thiết đối với mùa
xuân. Đó là mạch cảm xúc chính
của toàn bài. Và cũng từ đó
người đọc nhận ra lòng yêu
thiên nhiên, yêu cuộc sống, tình
yêu sâu nặng với quê hương của
tác giả.
*Ghi nhớ (SGK – trang 178)
III.Luyện tập

Em hãy viết một đoạn văn biểu
cảm về ngày tết trên quê hương
em


Và tất cả những điều đó đều được đúc kết trong
phần ghi nhớ (SGK)
GV gọi HS đọc ghi nhớ.
GV: Để củng cố cũng như mở rộng thêm nội
dung bài học ngày hôm nay, chúng ta cùng
luyện tập một chút nhé.
4.Củng cố(3’)
Gv khái quát nội dung bài học:
? Như vậy chúng ta đã tìm hiểu xong văn bản”Mùa xuân của tôi”, cuối cùng cô
muốn biết được văn bản đã gợi lên trong các em những tình cảm, cảm xúc nào?
HS tự bộc lộ
GV: Văn chương, nghệ thuật là thế, nó không chỉ cho ta hiểu thêm hiểu thêm về
con người và cuộc sống mà nó còn khơi gợi trong ta những rung cảm hết sức sâu
xa. Đọc “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng hẳn là ai trong chúng ta ở đây cũng đều
có những cảm xúc đặc biệt. Đó là niềm cảm phục trước một nhà văn luôn say mê
với nghiệp viết lách, đó là tình yêu với thiên nhiên, với mùa xuân quê hương mình.
Và có lẽ bởi thế mà Hoài Thanh đã nhận định rằng “văn chương gây cho ta những
tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”
5. Hướng dẫn về nhà(2’)
- Tập đọc diễn cảm bài văn.
- Sưu tầm một số câu thơ, bài thơ hay viết về mùa xuân.
- Viết 1 đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về mùa xuân quê hương mình
- Chuẩn bị bài: Hướng dẫn đọc thêm “Sài Gòn tôi yêu”
*Cho HS nghe bài hát “Gửi nắng cho em”
Và để kết thúc bài học ngày hôm nay xin mời quý thầy cô và các em lắng nghe một

ca khúc của nhạc sĩ Phạm Tuyên – bài hát “Gửi nắng cho em”. Bài hát cũng là tình
cảm của tác giả dành cho Miền Bắc thương yêu trong những ngày đông giá rét. Hy
vọng rằng bài học ngày hôm nay cũng như bài hát chúng ta được nghe sau đây sẽ
đem lại cho quý thầy cô và các em nhiều cảm xúc .




×