Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 23 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I- SƠ YẾU LÍ LỊCH
- Họ và tên:
- Ngày tháng năm sinh:
- Năm vào ngành:
- Chức vụ:
- Công tác khác:
- Trình độ chuyên môn:
- Hệ đào tạo:
- Nhiệm vụ được giao:
- Trình độ chính trị:
- Khen thưởng:

Lê Thị Chính
12/6/1985
2005
Nhân viên
Thư viện
Đại học
Kế toán
Thư viện

II- NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài:


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm



“Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ở trường
tiểu học”.
2. Lý do chọn đề tài:
Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm
sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây
dựng thói quen tự học cho học sinh
Để nâng cao trình độ kiến thức cho học sinh thì việc hướng dẫn học sinh
đọc sách là một nhiệm vụ bắt buộc của người cán bộ thư viện. Qua việc đọc sách
giúp các em có nhận thức đúng về tư tưởng, về cái đẹp giúp các em có tinh thần
tự giác, sáng tạo trong học tập và đời sống hàng ngày.
Trường Tiểu học Kim An có kho sách, phòng đọc cho học sinh, thu hút 100%
học sinh trong trường đến thư viện. Số lượng học sinh lên đọc sách rất đông
nhưng hiệu quả việc đọc sách chưa cao. Vậy phải làm gì, làm như thế nào để
việc đọc sách của học sinh có hiệu quả cao nhất. Đó là một yêu cầu lớn và
cấp thiết đối với bản thân tôi và nhà trường. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ở trường tiểu
học”.
3. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích hướng đẫn học sinh đọc sách đạt
hiệu qua cao. Đồng thời đẩy lên phong trào thi đua đọc sách và làm theo sách ở
đơn vị trường tiểu học Kim An.
Qua đó xin nêu ra một cách nghiên cứu và thực hiện phương pháp hướng dẫn
học sinh đọc sách đạt hiệu quả cao.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
- Đề tài hướng vào vấn đề vào cách nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, lựa
chọn cách cải tiến hoạt động thư viện để hướng dẫn học sinh đọc sách đạt hiệu
quả cao ở trường tiểu học.
- Đối tượng nghiên cứu:

+ Vị trí, vai trò của thư viện ở trường tiểu học.
+ Thực trạng và cách cải tiến hoạt động thư viện để hướng dẫn học sinh
đọc sách đạt hiệu quả cao.
THƯ VIỆN

2


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu về các cơ sở lý luận, nội dung chương trình, đối tượng và cách
thu hút học sinh vào thư viện đọc sách.
6. Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian:Thực hiện đề tài này từ tháng 9- 2014 đến tháng 2- 2015.
- Đối tượng: Học sinh trường Tiểu học Kim An- xã Kim An - Thanh OaiHà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc sách, tài liệu sử dụng các phương
pháp tổng hợp, phân tích để có hiểu biết vấn về cơ sở lý luận và thực trạng vấn
đề đọc sách ở thư viện ở đơn vị mình. Từ đó lựa chọn đề ra biện pháp chỉ đạo
sát thực có tính khả thi và đạt hiệu quả cao nhất có thể.
- Phương pháp thực tiễn:
+ Trò truyện với giáo viên , các em học sinh để tìm hiểu thực trạng vấn đề
đang nghiên cứu.
+Phương pháp quan sát: Quan sát những biểu hiện phản ứng của giáo
viên và học sinh khi thực hiện những nội dung thực hiện.
III- QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài:
Năm học 2013- 2014, thư viện trường tôi có số học sinh đến mượn và đọc
sách rất ít. Cụ thể như sau: Khối 1: 15%, Khối 2: 20%, Khối 3: 22%, Khối 4:

25%, Khối 5: 30%.
Cơ sở vật chất của thư viện chưa đạt thư viện chuẩn. Việc sắp xếp, trang trí
thư viện chưa khoa học. Các đầu sách, truyện còn hạn chế.
Hoạt động của thư viện chưa cuốn hút được giáo viên và học sinh đến đọc
sách.
Hiện nay, trường tiểu học Kim An có 9 lớp học với 255 học sinh. Với số
lượng sách truyện đã đủ theo quy định của thư viện chuẩn. Số học sinh lên đọc
sách thư viện theo thời khóa biểu của nhà trường. Trong năm học 2014-2015 nhà
trường quyết tâm xây dựng thư viện chuẩn.

2. Những biện pháp chính:
THƯ VIỆN

3


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Từ cơ sở khoa học và thực tế trên tôi thấy rằng, để nâng cao chất lượng
hoạt động thư viện trong nhà trường cần phải tiến hành nhiều biện pháp trước
mắt. Tôi đã mạnh dạn tiến hành một số biện pháp cụ thể với hoạt động thư viện
trường tiểu học Kim An như sau:
Biện pháp 1: Thống kê số lượng sách, truyện trong thư viện:
Ngay từ đầu năm học, tôi đề nghị với nhà trường tiến hành kiểm kê kho
sách trong thư viện. Thư viện nhà trường có 606 cuốn sách giáo khoa, 874 cuốn
sách tham khảo, 335 cuốn sách nghiệp vụ và 708 cuốn truyện, tạp chí và thế
giới mới là 232 cuốn.
Cụ thể:
TỔNG SỐ SÁCH CÁC LOẠI CỦA THƯ VIỆN
CÓ ĐẾN NGÀY 1/9/2014

TT
1
2
3
4
5

Loại sách
Sách giám khảo
Sách nghiệp vụ
Sách tham khảo
Sách truyện+ Sách Kim
Đồng
Tạp chí
Cộng



Thanh

Hiện

Đầu

Ghi

chuyển
546
335
662


Lý

còn
606
335
874

sách
41
150
537

chú

240

708

195

232
2015

232
2775

08
931


Biện pháp 2: Tham mưu với nhà trường đầu tư cơ sở vật chất để sắp
xếp, trang trí thư viện:
Được sự ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường, nhất là đồng chí Hiệu trưởng,
tôi đã đề nghị được đầu tư cho thư viện theo đúng quy định thư viện chuẩn. Thư viện
nhà trường có một hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ với tổng diện tích là 120m2 .
Các phòng đều được lắp đặt đầy đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông,
có trang thiết bị hiện đại như máy Photocopy, máy in, máy chiếu, máy tính được
nối mạng Internet, giá sách đẹp chắc chắn với những câu danh ngôn rất hay về
thư viện, hơn nữa thư viện nhà trường có nhiều cuốn sách hay có giá trị. Nhà
trường đã mua đủ bàn ghế phục vụ phòng đọc của giáo viên và học sinh. Chính
THƯ VIỆN

4


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

môi trường đó đã tạo ra một không gian đẹp, tạo ra một cảm giác rất thoải mái,
dễ chịu mà chỉ khi vào phòng đọc thư viện nhà trường mới cảm nhận được điều
đó bởi vậy ngày càng thu hút được nhiều độc giả. Như vậy, thư viện không chỉ
là nơi giữ sách, thư viện đóng vai trò là “lớp học” quan trọng trong việc hỗ trợ
công tác học tập và giảng dạy.
Thực hiện tiêu chuẩn về cơ sở vật chất : Phòng đọc có tủ giá chuyên dùng
trong thư viện để đựng sách báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa
giáo khoa. Có đầy đủ tiện nghi, ánh sáng cho phòng đọc và cán bộ thư viện làm
việc. Có tủ mục lục, bảng để giới thiệu sách với bạn đọc. Có bảng hướng dẫn
tra cứu mục lục, có nội qui phòng đọc, phòng mượn, biểu đồ theo dõi sự phát
triển của kho sách.
Những hình ảnh trang trí trong thực tế của thư viện trường tiểu học Kim An:


Hình ảnh: Tủ sách tra cứu

THƯ VIỆN

5


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Hình ảnh: Giá để sách

Hình ảnh: Trang trí phòng đọc
THƯ VIỆN

6


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Biện pháp 3: Tham mưu với chuyên môn nhà trường mua bổ sung
các đầu sách, truyện cho thư viện:
Đầu năm học, cuối học kỳ, thư viện mở cuộc điều tra, thăm dò nguyện vọng
của giáo viên, bằng cách cho giáo viên, học sinh đăng ký vào phiếu yêu cầu của
mình cần mua những loại sách gì, tên sách và tên tác giả cụ thể. Dựa vào phiếu
yêu cầu đọc của bạn đọc, nhờ giáo viên chủ nhiệm điều tra giúp về yêu cầu đọc
của học sinh, từ đó mà bổ sung sách báo cho phù hợp, chương trình soạn giảng
của giáo viên. Mặt khác dựa vào các danh mục hướng dẫn đặt mua sách mới
của bộ, sở giáo dục, các nhà sách nổi tiếng để chọn mua theo yêu cầu của thày
cô và các em học sinh. Cập nhật được những tài liệu mới nhất vào thư viện.
- Công tác xã hội hóa được nâng cao.

Cụ thể:
Nhà trường đã vận động giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh toàn trường
ủng hộ thư viện bằng nhiều hình thức. Học sinh ủng hộ sách cũ, truyện cũ được:
….; Tập thể giáo viên nhà trường ủng hộ hơn 4 triệu đồng. Cha mẹ học sinh ủng
hộ hơn 1 triệu đồng.
Biện pháp 4: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động thư viện:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện sẽ giúp cán bộ thư
viện và bạn đọc tìm tin tức, tra cứu các nội dung phục vụ công tác nghiệp vụ thư
viện, xử lý tài liệu... hiệu quả hơn. Hệ thống máy tính, ti vi, băng đĩa giúp cán bộ
thư viện và giáo viên cung cấp tới bạn đọc thông tin kịp thời hơn. Đối với học
sinh trong giờ đọc sách, các em được xem, được nghe các câu chuyện một các
sinh động hơn. Từ đó các em hứng thú hơn trong giờ đọc sách. Thư viện cũng
cuốn hút được số học sinh lên thư viện ngày một nhiều hơn. Hơn nữa, việc ứng
dụng công nghệ thông tin giúp giảm tải cho giáo viên nói nhiều trong việc kể
chuyện hoặc hướng dẫn học sinh đọc sách trong thư viện.
Cụ Thể: Nhà trường đã bố trí 3 máy tính bàn, 01 máy in, nối mạng
Internet trong thư viện. Lắp một tivi có đủ đầu đĩa đồng bộ.

THƯ VIỆN

7


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Từ việc đầu tư hệ thống máy tính trên, tôi đã không ngừng học hỏi nhằm
nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện của nhà trường. Tôi
tích cực tự học hỏi nâng cao trình độ tin học, kĩ năng sử dụng máy tính, đầu đĩa.


Hình ảnh: Ứng dụng CNTT trong phòng đọc

Hình ảnh: Ứng dụng CNTT trong thư viện
THƯ VIỆN

8


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Biện pháp 5: Thực hiện tốt tuyên truyền giới thiệu sách theo từng
chủ đề.
Đây là một biện pháp hữu hiệu góp phần đẩy mạnh các hoạt động của thư
viện thu hút đông đảo bạn đọc đến với thư viện. Vì vậy công tác tuyên truyền,
giới thiệu sách được Ban giám hiệu, thư viện trường đặc biệt quan tâm. Ngay
đầu năm học, thư viện đã phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên, giáo viên dạy
bộ môn Giáo dục ngoài giờ lên lớp và tổ chức tốt các buổi tuyên truyền giới
thiệu sách dưới nhiều hình thức khác nhau như:
- Tiến hành điểm sách, đọc các bài báo hay có tính thời sự, tính giáo dục
cao trong các buổi chào cờ đầu tuần (Phối hợp với Đoàn Thanh niên)
- Tổ chức giới thiệu sách chuyên đề thông qua các buổi sinh hoạt truyền
thống ( Phối hợp với giáo viên bộ môn ngoài giờ lên lớp)
- Tổ chức điểm sách, giới thiệu sách mới, tài liệu bồi dưỡng chuyên đề cho
giáo viên thông qua các buổi họp Hội đồng sư phạm, họp tổ chuyên môn
Ví dụ:
Bản tuyên truyền sách tháng 9/2014
Tên sách được tuyên truyền:
“Toán phát triển trí thông minh lớp 1”
Để hưởng ứng cuộc vận động "Ngày vui hội khai trường". Liên đội trường
tiểu học Kim An không ngừng phấn đấu rèn luyện chào mừng năm học mới.

Tháng 9 này không những là tháng Ngày vui hội khai trường mà trong
tháng này cả nước diễn ra ngày mở đầu cho năm học mới ai cũng thấy xốn sang
xao xuyến buổi đầu đến trường để khởi đầu cho năm học mới đó là điều hạnh
phúc lớn lao. Xong nhìn thấy các em bước vào sân trường một cách tự tin, hồ
hởi, phấn khởi vui tươi . Còn các hoạt động cho năm học của liên đội mình cũng
đã đề ra phương hướng hoạt động đọc sách trong thư viện của nhà trường năm
học 2014-2015 . Các bạn ơi chúng ta cùng nhau tìm hiểu thêm một số sách mới,
truyện mới có trong thư viện mình nhé.
Cuốn sách: “Toán phát triển trí thông minh lớp 1” được biên soạn
nhằm giúp các em học sinh lớp 1 rèn luyện khả năng phán đoán, suy luận, từ đó
THƯ VIỆN

9


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

giúp các em học giỏi toán và yêu thích môn toán hơn. Quyển sách gồm hai
phần(A: Đề bài; B: Giải đáp.) và được chia thành bốn chương. Cuốn sách có số
đăng ký đặc biệt là 114 do nhà xuất bản Hồ Chí Minh ấn hành. Cuốn sách các
em cùng đón đọc nhé.
Ví dụ:
Bản tuyên truyền sách Tháng 10/2014
Chủ đề:Mừng giải phóng thủ đô
Chào tất cả các bạn đọc của thư viện trường tiểu học Kim An.
Vậy là chúng mình đã bước vào năm học mới được một tháng rồi. Trong
một tháng học các bạn đến thư viện rất đều đặn và nhiệt tình, với chủ đề của
tháng: “Mừng giải phóng thủ đô” chúng mình đến với thư viện để tìm hiểu về
sức mạnh tinh thần và lòng yêu nước, lòng dũng cảm của lớp lớp cha ông đã
không quản khó khăn vất vả không tiếc tuổi thanh xuân sức lực cống hiến và hy

sinh cho tổ quốc để bây giờ chúng ta những thế hệ mai sau được sống trong hoà
bình, ấm no hạnh phúc: “Ai ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Để hiểu thêm về tinh thần và lòng yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay
ngược dòng lịch sử cô giới thiệu cho các em cuốn sách: “ Kể chuyện ngàn xưa
Thăng Long - Hà Nội” . Cuốn sách dày 187 trang, in trên khổ giấy14,5x20,5cm
do nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2010 gồm 7 cuốn mang số đăng ký 67, 68,
69, 70, 71, 72, 73 trên giá chủ đề “ em yêu văn học” . Các em biết không năm
1005, Lê Đại Hành mất. Lê Long Đĩnh lên làm vua. Nhà vua tính tình bạo
ngược nên lòng dân rất oán giận. Bấy giờ trong triều có viên quan tên là Lý
Công Uốn. Ông vốn thông minh, văn võ đều tài, đức độ cảm hoá được lòng
người. Do vậy, khi vua Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều đã tôn Lú Công
Uẩn lên làm vua. Đó là Lý Thái Tổ. Và mùa thu năm ấy, một lần từ kinh đô Hoa
Lư trở lại thăm quê nhà ở Cổ Pháp ( Bắc Ninh), Lý Thái Tổ có ghé qua thành cũ
Đại La (nay là Hà Nội). Vua thấy đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng
lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tươi tốt.
Càng nghĩ, vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống
ấm no hạnh phúc thì phải rời đô từ miền núi chật hẹp Hoa Lư về vùng đất đồng
THƯ VIỆN

10


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

bằng rộng lớn màu mỡ này. Mùa thu năm ấy, kinh đô được rời ra Đại La. Lý
Thái Tổ phán truyền đổi tên Đại La Thành Thăng Long. Đến đời vua Lý Thánh
Tông , nước ta được đổi tên là Đại Việt. Từ đó, Thăng Long (Hà Nội ngày nay)
với hình ảnh “Rồng bay lên” ngày càng đẹp đẽ và trở thành niềm tự hào của
người dân đất Việt.
Ôn lại tiểu sử và chiến công của Lý Thái Tổ và các anh hùng dân tộc Việt

Nam, tướng lĩnh cứu nước để phát huy truyền thống quý báu của dân tộc thế hệ
trẻ ngày nay noi theo là mong mỏi của nhà trường, thầy cô giáo và những người
làm thư viện như chúng tôi. Dựa trên tinh thần đó cô mong các em từ giờ hãy
đến thư viện đều đặn hàng ngày hơn nữa, ở đó có những chân trời mơ ước và
cánh cổng tri thức đang đón chờ các em.
Từ việc giới thiệu sách theo chủ đề các tháng trước, đến tháng 11 tôi giới
thiệu sách với các thầy cô giáo và các em học sinh nhân ngày nhà giáo Việt Nam
20-11. Nội dung của bài giới thiệu “ Giới thiệu bộ sách truyện chọn lọc viết về
nhà giáo Việt Nam’’, và tác phẩm "Cô sẽ giữ cho em mùa xuân". Do bộ
GD&ĐT, hội nhà văn Việt Nam, công đoàn giáo dục Việt Nam, nhà xuất bản
giáo dục tổ chức thành công tốt đẹp. Trong bộ truyện chọn lọc viết về nhà giáo
Việt Nam. Có thể nói, nhân vật người thầy đã được nhìn nhận, đánh giá ở nhiều
góc độ, trong nhiều tình huống, thể hiện đa chiều cung bậc tình cảm của con
người. Phê phán cái xấu, cái ác, nâng niu vun trồng cái tốt đẹp, cái cao thượng,
đó là điều các tác phẩm hướng tới. Để hình ảnh người thầy được xã hội tôn vinh
với những giá trị vốn có.
Biện pháp 6: Thường xuyên giới thiệu danh mục sách trên bảng tin
Kết hợp với các hình thức tổ chức giới thiệu sách theo chủ điểm hàng
tháng, giới thiệu sách ở bảng tin được tổ chức khi có sách mới nhập về hoặc
phục vụ cho các cuộc thi học sinh giỏi, cuộc thi của Đoàn, Đội. Sau những buổi
giới thiệu bằng bảng tin học sinh tìm đến thư viện nhiều hơn .
Ví dụ:

THƯ VIỆN

11


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm


Hình ảnh: Bảng thiệu sách hàng tháng

Hình ảnh: Bảng giới thiệu sách mới trong thư viện
THƯ VIỆN

12


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Biện pháp 7: Phối hợp chặt chẽ với giáo viên để hướng dẫn học sinh
đọc sách trong thư viện:
Cùng với việc tuyên truyền giới thiệu sách tôi thường xuyên phối hợp chặt
chẽ với giáo viên chủ nhiệm của các lớp và các giáo viên phó chủ nhiệm để theo
dõi việc đọc sách của học sinh. Trên cơ sở của quá trình điều tra và thực hiện các
công việc trên, tôi chọn và hướng dẫn các em một số phương pháp đọc sách sao
cho có hiệu quả như:
- Đọc sách báo có ghi chép:
Đây là phương pháp đọc mà người đọc vừa đóng vai một người thầy( vừa
đọc và nghiên cứu) vừa đóng vai trò là học sinh(đọc: ghi chép, tóm tắt, ghi ý
chọn lọc). Đây là cách đọc có hiệu quả, nó hỗ trợ đắc lực việc học tập của học
sinh tiểu học. Đồng thời hình thành thói quen tốt cho các em làm hành lang lên
bậc Trung học cơ sở và Phổ thông Trung học.
- Đọc có chọn lọc:
- Bằng các con đường và các biện pháp khác nhau, học sinh chọn được đúng
thời gian, tiếp thu được kiến thức mới giúp học sinh so sánh với những kiến thức
đã học.
- Đọc sách có hệ thống:
Đọc sách không phải là dễ mà phải tiến hành đọc có hệ thống, đọc từ dễ
đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Bí quyết của việc đọc sách có hệ thống là

giúp học sinh xây dựng đựơc kế hoạch học tập một cách khoa học, hiệu quả.
- Đọc có suy nghĩ và ghi nhớ:
Đây là hình thức đọc như một sự tích luỹ dần dần. Có một câu chuyện cách
đây gần 5000 năm, đó là lời dạy của thầy giáo Lương Đắc Bằng nói với Cụ rằng:
“ Các con biết cách tự đọc, cách đọc, biết suy nghĩ về những “ý tại tôn ngoại”
( có nghĩa là các ý ngoài lời văn trong sách) thì rồi khắc sẽ biết.
Ngoài các biện pháp trên, tôi đã soạn kịch bản tổ chức một tiết hoạt động
thư viện của nhà trường. Cụ thể là nội dung tiết đọc sách cho các khối lớp.
Ví dụ:

THƯ VIỆN

13


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

ĐỌC SÁCH THƯ VIỆN
TÊN CHỦ ĐỀ………………………………………………….
I.MỤC TIÊU
- Kiến thức: Học sinh bổ sung thêm nội dung các bài thơ, câu chuyện, bài hát
ngoài SGK theo đúng nội dung chủ đề………………………………………….
- Kỹ năng: Học sinh có ý thức tự rèn kỹ năng đọc, viết, nói, kể, thuyết trình... thể
hiện động tác theo nội dung trình bày trước nơi đông người…………………….
- Thái độ: Học sinh nghiêm túc tìm hiểu, hoạt động theo chủ đề……………….
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phối hợp với thủ thư chuẩn bị một số sách, truyện về chủ đề………….
- HS: giấy, bút….
II. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
TG


NỘI DUNG

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

4-5’

- Hoạt động 1: Giới
thiệu chủ đề tiết đọc
sách

- Giáo viên giới thiệu
chủ đề hoạt động cho
học sinh

- Học sinh nghe,
đăng ký sách,
truyện theo đúng
chủ đề.

- Cô thủ thư hướng
- HS mượn sách,
dẫn GV, học sinh vị trí truyện theo HD của
các loại sách báo, nơi GV.
tập vẽ …….
13-15’

- Hoạt động 2: Đọc

sách, truyện hoặc HĐ
khác.

- Giáo viên hướng dẫn - HS đọc sách,
truyện đã mượn
học sinh hoạt động
theo chủ đề.
theo chủ đề bằng các -HS có thể hoạt
hoạt động như: đọc
sách báo, vẽ tranh,
học hát, luyện viết
chữ,…..

- Giáo viên đi quan sát
hướng dẫn động viên
học sinh HĐ
THƯ VIỆN

14

động dưới nhiều
hình thức theo gợi ý
của GV.


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Lưu ý : HS vẽ sai chủ
đề ( giáo viên khen nếu Nếu có ít tài liệu cần
phân bố học sinh thay

vẽ đẹp, động viên,
nhau HĐ ở các tiết
sau cho phù hợp.
nhưng chưa đúng chủ
đề hướng dẫn gợi mở
HS vẽ cho đúng chủ đề
……đọc thơ, đọc
truyện và các HĐ Khác
cũng như vậy)
9-10’

- Hoạt động 3: Hướng
dẫn HS trình bày, thể
hiện trước lớp,

Hướng dẫn học sinh
trình bày, đọc thơ,
đóng kịch, kể chuyện,
thuyết trình bức vẽ,
trưng bày bài viết…..

- Chia sẻ với các
bạn về HĐ của
mình.
- Học sinh cả lớp
theo dõi nhận xét
đánh giá động viên
bạn.

4-5’


- Hoạt động 4: Cô thủ
thư giới thiệu sách mới
(nếu có).

-GV ổn định HS

- HS theo dõi

2-3’

- Hoạt động 5: Củng
cố,
Dặn


- Nhắc nhở, nhận xét,
khen ngợi học sinh
thực hiện tốt.

HS nêu một số schs,
truyện chủ đề các
em đã thực hiện

RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Ví dụ: tiết đọc sách thư viện lớp 3 như sau:

TUẦN 7
Thứ ba ngày 22
THƯ VIỆN

tháng 10 năm 2014
15


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

ĐỌC SÁCH THEO CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS hiểu tình yêu quê hương đất nước qua những trang
sách, đoạn văn, thơ hay những câu chuyện ngắn cảm động.
2. Kỹ năng: HS hiểu lòng yêu quê hương đất nước là truyền thống quý
báu của dân tộc ta.
3. Thái độ: HS hiểu mọi người đều có thể thể hiện tình yêu quê hương đất
nước của mình qua những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng. HS thích thú
khi được đọc sách, biết quý trọng những kiến thức thu hoạch được trong giờ đọc
sách
II/ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: Thư viện nhà trường
- Lựa chọn sách có chủ đề Quê hương ở thư viện.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
3-5’

ND
I. Kiểm tra


II.Bài mới:
1’

1, Giới thiệu:
2, Các hoạt
động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN

HĐ CỦA HỌC SINH

- Gọi HS nêu nội quy thư

- Trả lời.

viện.

- HS khác nhận

- Đọc sách theo chủ đề gắn
với môn Tiếng Việt trong

xét.
- HS lắng nghe

tháng là: Quê hương và Bắc,
Trung, Nam
- Giới thiệu ND buổi đọc
sách:Các cuốn sách có nội


13-14’ a, HĐ 1:Đọc dung Quê hương
sách theo chủ - Chia nhóm và phát sách,
đề: Quê
truyện cho các nhóm.
hương
THƯ VIỆN

- Các nhóm nhận sách,
truyện, đọc nối tiếp

- Gv theo dõi và cùng đọc với nhau.
16


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

các nhóm.
- Nêu yêu cầu sau khi đọc: +
Truyện có tên là gì? Của tác
giả nào?
+ Trong truyện có những
- Các nhóm thảo luận

cảnh đẹp nào?

+ Quang cảnh và hoàn cảnh để trả lời câu hỏi.
5-6’

b,HĐ 2:


trong truyện mà em thích nhất - Các nhóm lần lượt trả

Thảo luận sau trong truyện?
+ Em học tập được điều gì
khi đọc:

lời câu hỏi:
- Nhóm khác nhận xét.

sau khi đọc xong truyện này?
- GV nhận xét các ý đúng.
.
9-10’

c, HĐ 3:
HS viết cảm

- HS tự viết theo ý
- Hướng dẫn HS viết suy nghĩ thích.

của các em về câu chuyện - Báo cáo kết quả
dung vừa đọc hoặc nội dung vừa đọc.
- HS đọc bài viết trước
nghĩ về nội

lớp
- HS khác nhận xét
GV động viên, khuyến khích
- Liên hệ thực tế về tình yêu
3-4’


3, Củng cố Dăn dò

quê hương, đất nước trong
học sinh.
Nhận xét giờ học
Chuẩn bị giờ sau :

Cuối năm cán bộ thư viện tham mưu với nhà trường khen thưởng cho cá
nhân hay tập thể lớp có nhiều đóng góp cho thu viện. Từ đó khích lệ tinh thần
đọc sách cho các em.
THƯ VIỆN

17


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Hết học kỳ I của năm học 2014 -2015 nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp
nêu trên, hiệu quả của đọc sách đã tăng lên rõ rêt thu hút sự ham đọc sách của
học sinh.
IV- KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG
Phong trào đọc sách của trường Tiểu học Kim An có được kết quả bước
đầu ở giáo viên và các em học sinh. Học sinh đã say mê đọc sách hơn, ham thích
đến thư viện hơn. Từ đó chất lượng đọc sách của học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
Điều đó đã góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục môn
tiếng việt nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện nói chung ở trường tiểu học
Kim An.
Cụ thể chất lượng đọc sách của học sinh qua các phương pháp như sau:
Các


phương K1

pháp đọc sách
Đọc có ghi chép
Đọc có chọn lọc
Đọc có hệ thống
Đọc có suy nghĩ

7
5
3
9

2013 - 2014
K2 K3
K4

K5

Học kỳ I 2014 - 2015
K1 K2 K3 K4 K5

9
7
10
11

13
12

15
18

30
28
26
27

12
11
13
15

10
9
11
7

42
45
47
44

48
45
42
49

26
29

30
27

37
44
46
42

và ghi nhớ
Năm học 2014-2015: số học sinh đọc sách thư viện thường xuyên đạt
100%. Số giáo viên đọc sách thường xuyên trong thư viện đạt 100%.
V- BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Sau khi nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi nhận thấy rõ những bài học kinh
nghiệm sau:
*Một là: Muốn nâng cao chất lượng giáo dục nhất thiết nhà trường phải
có thư viện. Có phòng đọc sách cho giáo viên, phòng đọc sách cho học sinh .
* Hai là: Lịch đọc và mở cửa có quy định cụ thể ,nề nếp duy trì tốt .
* Ba là: Người nhân viên thư viện phải là người có nhiệt tình, say mê với
công tác sách, đồng thời phải có năng lực tổ chức xắp xếp công việc. Biết kết
hợp với nội dung sinh hoạt của nhà trường. Có tinh thần dám nghĩ dám làm.
Tham mưu tốt với các cấp lãnh đạo .

THƯ VIỆN

18


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

* Bốn là: Công tác thư viện của nhà trường phải được ban giám hiệu, hội

đồng giáo dục quan tâm, cho các hoạt động của thư viện vào phong trào thi đua.
* Năm là: Hàng năm có bổ sung sách, báo, tạp chí.... mới theo từng quý
từng năm, phải thường xuyên và liên tục.
*Sáu là: Giới thiệu tuyên truyền sách, báo ... có sự góp sức của những
đồng chí giáo viên chủ nhiệm.
Với những hoạt động đồng bộ này tôi tin rằng công tác thư viện trường học sẽ
góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
VI- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, của Hiệu trưởng và Ban giám
hiệu nhà trường, của hội cha mẹ phụ huynh học sinh cùng với tổ chuyên môn,
tôi đã hoàn thành việc nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng
cao chất lượng hoạt động thư viện ở trường tiểu học”.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy: Công tác hướng dẫn học
sinh đọc sách là hết sức quan trọng trong hoạt động thư viện nhằm phục vụ yêu
cầu học tập của học sinh góp phần nâng cao chất lượng toàn diện từ đó xây dựng
thói quen đọc sách cho bạn đọc.
Từ khi áp dụng các biện pháp thì chất lượng phục vụ bạn đọc thì tỷ lệ bạn
đọc đến thư viện đạt cao, chất lượng hoạt động thư viện được đẩy mạnh rõ rệt.
Với tinh thần trách nhiệm và lòng yêu mến công tác thư viện, tôi mạnh dạn
đưa ra một số ý kiến của bản thân đúc rút từ thực tế với nhà trường. Để phong
trào đọc sách được phát huy và đạt kết quả cao hơn nữa. Tôi đề nghị các đoàn
thể trong nhà trường, các đồng chí giáo viên, các em học sinh cần phải đáp ứng
yêu cầu sau :
* Nhà trường : Ban giám hiệu nên xếp các hoạt động của thư viện vào
phong trào thi đua của giáo viên .
*Ban phụ trách đội đưa phong trào đọc sách của học sinh vào thi đua
theo từng đợt mà hoạt động đoàn đội phát động .

THƯ VIỆN


19


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

* Giáo viên và học sinh luôn luôn ủng hộ các phong trào của thư viện
phát động. Như phân phối sách giáo khoa. Đặc biệt là công tác tuyên truyền giới
thiệu sách, đọc sách và tự học tập bồi dưỡng của giáo viên, học sinh .
* Về cơ sở vật chất :
- Trang thiết bị tủ giá, máy tính được nâng cấp, thư viện được nối mạng
nhiều máy tính hơn nữa. Tủ sách dung chung cần được xã hội hoá nhiều hơn
nữa.
Rất mong các bạn đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung để chúng ta phục vụ
tốt và hiệu quả công việc của mình, giúp các em học sinh có kết quả học tập
ngày càng tốt hơn. Là một cán bộ thư viện làm công tác giáo dục học sinh bằng
phương tiện sách, báo, đồng nghiệp đáng tin cậy của giáo viên. Khi áp dụng
sáng kiến này tôi chỉ mong một điều duy nhất là đẩu mạnh được hoạt động thư
viện, cụ thể là phong trào đọc sách trong nhà trường đồng thời cùng các thầy cô
và các em học sinh nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Với tinh thần học
hỏi rất mong các bạn đồng nghiệp bổ sung, góp ý sự giúp đỡ của các cấp lãnh
đạo để tôi hoàn thành tốt công việc của mình.
Xin cảm ơn!
Kim An, ngày 27 tháng 02 năm 2015
TÁC GIẢ

Lê Thị Chính

THƯ VIỆN

20



S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ thong. NXB Giáo dục,
2009
2. Bảng phân loại tài liệu trong thư viện trường phổ thông. NXB Giáo dục, 2009
3. Phương pháp và kinh nghiệm tuyên truyền giới thiệu sách trong thư viện
trường học. NXB Giáo dục, 2009.
4. Các tài liệu nghiệp vụ thư viện nói chung và thư viện trường học nói riêng.
5. Các văn bản chỉ đạo công tác thư viện trường học của Nhà nước, Bộ Giáo dục
và Đào tạo và Sở GD&ĐT Hà Nội.

THƯ VIỆN

21


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Nhận xét , đánh giá, xếp loại của HĐKH cơ sở
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


Nhận xét , đánh giá, xếp loại của HĐKH cấp huyện
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

THƯ VIỆN

22


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Nhận xét , đánh giá, xếp loại của HĐKH cấp thành phố
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

THƯ VIỆN

23



×