Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Pháp luật về bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại quận thanh xuân, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.06 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOÀNG THÚY HÀ

ĐỀ TÀI
PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THAI SẢN
VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI QUẬN THANH XUÂN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOÀNG THÚY HÀ

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THAI SẢN
VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI QUẬN THANH XUÂN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC


Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số

: 60380107

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Dung

Hà Nội – 2017


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

Tác giả luận văn

Hoàng Thúy Hà


ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo bộ môn

Luật Lao động, khoa Pháp luật kinh tế cũng như các thầy, cô giáo Khoa Sau đại học
đã tạo điều kiện, truyền đạt cho tôi những kiến thức quan trọng, tạo điều kiện để tôi
hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Đỗ Thị Dung, là người
hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận
văn một cách tốt nhất.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới cơ quan Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân,
Thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho tôi được tiếp cận các số liệu,
báo cáo để hoàn thành luận văn này.


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHTS: Bảo hiểm thai sản
NLĐ: Người lao động
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
ILO (International Labour Organization): Tổ chức Lao động quốc tế


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân .....................30
Bảng 2.1: Tổng hợp số hồ sơ của chế độ thai sản và dưỡng sức phục hồi sức khỏe
sau thai sản được duyệt hoàn chỉnh (giai đoạn 2014-2016)......................................34
Bảng 2.2: Kết quả chi trả trợ cấp thai sản tại bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân
(giai đoạn 2014-2016) ...............................................................................................34

Bảng 2.3 Kết quả chi trả chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản tại Bảo
hiểm xã hội quận Thanh Xuân (giai đoạn 2014-2016) .............................................36
Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi
sức khỏe sau ốm đau, thai sản tại bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân (giai đoạn
2014-2016) ................................................................................................................37


v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .......................................................................... iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................4
5. Các phương pháp nghiên cứu..................................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ...........................................................4
7. Bố cục của luận văn ................................................................................................5
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM THAI
SẢN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO
HIỂM THAI SẢN .....................................................................................................6
1.1. Một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo hiểm thai sản .........................................6
1.1.1. Bảo hiểm thai sản ..............................................................................................6
1.1.2. Pháp luật bảo hiểm thai sản .............................................................................8

1.2. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm thai sản .........................12
1.2.1. Quy định về đối tượng áp dụng bảo hiểm thai sản .........................................12
1.2.2. Quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản .............................................14
1.2.3. Quy định về các chế độ bảo hiểm thai sản ......................................................15
1.2.4. Quy định về thủ tục thực hiện bảo hiểm thai sản ............................................23
1.2.5. Quy định về quỹ bảo hiểm thai sản .................................................................24
Kết luận Chƣơng 1 ..................................................................................................26
Chƣơng 2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM THAI SẢN
TẠI QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.........................................27


vi

2.1. Khái quát về quận Thanh Xuân và cơ quan bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân,
Thành phố Hà Nội .....................................................................................................27
2.1.1. Vài nét về quận Thanh Xuân ...........................................................................27
2.1.2. Cơ quan bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân ..................................................28
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật bảo hiểm thai sản tại quận Thanh Xuân, Thành
phố Hà Nội ................................................................................................................31
2.2.1. Kết quả đạt được .............................................................................................32
2.2.2. Một số hạn chế còn tồn tại ..............................................................................41
Kết luận Chƣơng 2 ..................................................................................................44
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM THAI SẢN TẠI QUẬN
THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI..............................................................45
3.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật
bảo hiểm thai sản .......................................................................................................45
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thai sản.........................................47
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm thai sản tại quận
Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội ...............................................................................53

3.3.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thai sản ..........54
3.3.2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình và thủ tục trong
công tác chi trả..........................................................................................................55
3.3.3. Nâng cao hiệu quả công tác thu-chi và quản lý quỹ bảo hiểm .......................57
3.3.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động thực hiện
pháp luậtbảo hiểm thai sản .......................................................................................58
3.3.5. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan ..............................59
3.3.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm ........................61
3.3.7. Tin học hóa – hiện đại hóa các phương tiện hỗ trợ công tác bảo hiểm ..............63
3.3.8. Đầu tư hạ tầng, nâng cấp cơ sở vật chất của đơn vị ......................................66
Kết luận Chƣơng 3 ..................................................................................................67
KẾT LUẬN ..............................................................................................................68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm thai sản có vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của
mỗi quốc gia, bởi đặc thù áp dụng của chế độ này phần lớn là dành cho lao động nữ.
Vừa tham gia quan hệ lao động, vừa phải thực hiện thiên chức làm mẹ, lao động nữ
rất cần sự hỗ trợ của xã hội để có điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình thai sản và
chăm con sơ sinh. Bởi vậy, bảo hiểm thai sản chính là một biện pháp góp phần ổn
định đời sống và bảo vệ sức khỏe của người lao động. Không những vậy, bảo hiểm
thai sản còn góp phần ổn định quan hệ lao động, là động lực để thúc đẩy sự phát
triển lâu dài của nền kinh tế-xã hội quốc gia.
Bảo hiểm thai sản được quy định trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế, thể
hiện trong các Công ước và Khuyến nghị của ILO. Theo đó, mỗi quốc gia tùy theo

điều kiện cụ thể của mình mà có quy định và áp dụng khác nhau. Ở Việt Nam, bảo
hiểm thai sản hiện hành được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Có hiệu
lực từ ngày 01/01/2016, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã có rất nhiều sự thay đổi so
với Luật Bảo hiểm xã hội 2006, mà trong đó các quy định về bảo hiểm thai sản
cũng rất được chú trọng hoàn thiện. Mặc dù mới được áp dụng trong hơn một năm,
bên cạnh những thay đổi tích cực, một số quy định pháp luật về bảo hiểm thai sản
cũng đã bộc lộ những hạn chế (điển hình nhất là vấn đề liên quan đến tình trạng
chậm-nợ-trốn đóng bảo hiểm).
Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội là một quận lớn ở cửa ngõ phía nam
của thủ đô. Với vị trí đặc thù, quận Thanh Xuân thu hút và tập trung nguồn lao động
vô cùng dồi dào, trong đó có rất nhiều lao động nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ. Điều
này là một thách thức đối cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện quy định
pháp luật về bảo hiểm thai sản trên địa bàn. Nhất là khi hiện nay, các hành vi vi
phạm pháp luật về bảo hiểm thai sản đang có xu hướng phổ biến, gia tăng với mức
độ ngày càng tinh vi, khiến cho việc thực hiện quy định về bảo hiểm thai sản gặp
nhiều khó khăn hơn.
Việc phân tích, đánh giá những quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về
bảo hiểm thai sản sẽ là cơ sở để sửa đổi, hoàn thiện và khắc phục những hạn chế
trong quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu của đối tượng tham gia bảo hiểm xã


2

hội. Đồng thời, việc phân tích thực tiễn thực hiện các quy định này trên địa bàn một
quận tập trung đông đảo đối tượng tham gia và thụ hưởng chế độ bảo hiểm thai sản
cũng góp phần đánh giá tính phù hợp của quy định pháp luật đối với đời sống thực
tế. Vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề “Pháp luật về bảo hiểm thai sản và thực tiễn
thực hiện tại quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ
luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Bảo hiểm thai sản là một chế độ đặc thù dành cho lao động nữ. Chính vì vậy,
nhiều tác giả cũng đã có những bài nghiên cứu về nội dung này. Điển hình như:
Đỗ Thị Dung (2006), “Chế độ bảo hiểm thai sản và hướng hoàn thiện nhằm
đảm bảo quyền lợi của lao động nữ”, Tạp chí Luật học, (3); Nguyễn Hữu Chí
(2007), “Chế độ bảo hiểm thai sản”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (97). Các bài
viết này đưa ra những phân tích chi tiết về chế độ bảo hiểm thai sản cũng như đưa ra
hướng hoàn thiện những hạn chế của quy định về bảo hiểm thai sản. Hay là Hồ Thị
Kim Ngân (2014), “Một số vướng mắc khi thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội
ngắn hạn”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (4); Phùng Thị Cẩm Châu (2014), “Bộ luật
Lao động năm 2012 với việc bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ”, Tạp chí Luật học,
(7); Nguyễn Thị Hồng Yến, Mạc Thị Hoài Thương (2014), “Quyền làm mẹ trong
pháp luật quốc tế và thực tiễn nội luật hóa các cam kết trong pháp luật Việt Nam”,
Tạp chí Luật học, (3); Nguyễn Hiền Phương (2014), “Bảo vệ quyền làm mẹ trong
pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”, Tạp chí Luật học, (6). Các bài viết này lại
đưa ra những phân tích, đánh giá một cách gián tiếp về bảo hiểm thai sản. Trong đó,
tập trung hướng đến việc bảo đảm quyền lợi cho lao động nữ một cách tốt nhất.
Kể từ khi Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được ban hành đến nay, những nghiên
cứu nhằm phân tích, đánh giá các quy định mới về bảo hiểm thai sản chưa nhiều. Có
thể kể đến một số nghiên cứu nổi bật như:
Nguyễn Hiền Phương (2015), Bình luận khoa học một số quy định của Luật
Bảo hiểm xã hội năm 2014, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học
Luật Hà Nội. Với đề tài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tập trung đánh giá và bình
luận một số quy định tiêu biểu, trong đó có quy định về bảo hiểm thai sản trong
Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Hay như, Nguyễn Hiền Phương (2015), “Những điểm mới về chế độ bảo
hiểm theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014”, Tạp chí Luật học, (10). Trong bài tạp


3


chí này, tác giả tập trung chỉ ra những điểm mới trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014
so với Luật Bảo hiểm xã hội 2006, trong đó có một số điểm mới liên quan đến bảo
hiểm thai sản. Đồng thời, tác giả cũng có những phân tích và đánh giá sâu sát tác
động của các quy định mới này đối với các chủ thể có liên quan tới quan hệ bảo
hiểm xã hội.
Hay như, Chu Hà My (2015), Những điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội
năm 2014, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Lương Thanh
Huyền (2016), Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thực hiện tại tỉnh
Sơn La, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Các luận văn này
cũng chủ yếu đề cập, phân tích những điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nói
chung, bảo hiểm thai sản nói riêng và có đánh giá trên địa bàn của một tỉnh.
Có thể thấy rằng, tại các nghiên cứu trên đây, quy định pháp luật về bảo
hiểm thai sản mới chỉ được phân tích một cách khái quát chứ chưa được nghiên cứu
và phân tích một cách chuyên sâu. Các nghiên cứu cũng không thể hiện rõ những
đánh giá về ưu điểm lẫn hạn chế cần sửa đổi của quy định pháp luật về bảo hiểm
thai sản tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng như đánh giá dựa trên thực tiễn thực
hiện pháp luật bảo hiểm thai sản trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Bởi vậy, luận văn này sẽ là công trình nghiên cứu đầu tiên, nghiên cứu chuyên sâu
pháp luật về bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại quận Thanh Xuân, Thành
phố Hà Nội.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của Luật Bảo hiểm xã
hội 2014, các luật khác có quy định liên quan tới bảo hiểm thai sản (Bộ luật Lao
động 2012, v.v…) và các văn bản hướng dẫn thi hành về bảo hiểm thai sản. Để góp
phần làm rõ nội dung nghiên cứu, luận văn còn nghiên cứu các quy định của pháp
luật quốc tế. Bên cạnh các quy định pháp luật, luận văn còn nghiên cứu thực tiễn
thực hiện pháp luật về bảo hiểm thai sản tại quận Thanh Xuân, thông qua các số
liệu, báo cáo của cơ quan bảo hiểm quận Thanh Xuân trong những năm gần đây,
đặc biệt là trong thời gian Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ pháp lý (các quy định của pháp luật
Việt Nam và pháp luật quốc tế về bảo hiểm thai sản, ngoại trừ vấn đề liên quan đến


4

xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp) và dưới góc độ thực tiễn (các số liệu, báo
cáo của cơ quan bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân).
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề chung về bảo hiểm thai sản, pháp luật
bảo hiểm thai sản và đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định đó tại quận Thanh
Xuân, Thành phố Hà Nội, luận văn kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện các
quy định pháp luật bảo hiểm thai sản và nâng cao hiệu quả thực hiện quy định về
bảo hiểm thai sản trên địa bàn. Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn thực hiện các
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Một là, nghiên cứu các vấn đề lý luận về pháp luật bảo hiểm thai sản và các
quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm thai sản.
Hai là, nghiên cứu, đánh giá ưu điểm lẫn hạn chế trong thực tiễn thực hiện
quy định pháp luật về bảo hiểm thai sản tại địa bàn quận Thanh Xuân.
Ba là, từ việc chỉ ra những bất cập trong quy định pháp luật và những khó
khăn trong quá trình thực hiện pháp luật về bảo hiểm thai sản trên địa bàn quận
Thanh Xuân, luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm thai sản trên địa bàn quận Thanh Xuân.
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của học thuyết Mac-Lênin về quan
điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; quan điểm của Đảng và Nhà
nước về chính sách bảo hiểm xã hội nói chung, bảo hiểm thai sản nói riêng. Các
phương pháp cụ thể được sử dụng để nghiên cứu luận văn bao gồm: phương pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh, lịch sử, so sánh luật học, dự báo khoa
học, v.v.. để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã nêu.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa khoa học: luận văn sẽ thể hiện quan điểm, đánh giá riêng của tác
giả về quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm thai sản. Đồng thời, tác
giả cũng đưa ra những kiến nghị của mình để hoàn thiện các quy định này sao cho
phù hợp hơn với thực tế áp dụng.
- Ý nghĩa thực tiễn: luận văn cung cấp kiến thức pháp luật về bảo hiểm thai
sản cho các đối tượng quan tâm; là tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu
pháp luật về bảo hiểm thai sản. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra những giải pháp


5

dành cho cơ quan bảo hiểm quận Thanh Xuân trong quá trình thực hiện công tác
bảo hiểm thai sản để nghiên cứu, áp dụng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn có kết cấu gồm ba chương như sau:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo hiểm thai sản và quy định
của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm thai sản.
Chương 2. Thực tiễn thực hiện pháp luật bảo hiểm thai sản tại quận Thanh
Xuân, Thành phố Hà Nội.
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật bảo hiểm thai sản tại quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.


6

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM THAI SẢN VÀ
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

VỀ BẢO HIỂM THAI SẢN
1.1. Một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo hiểm thai sản
1.1.1. Bảo hiểm thai sản
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm
Bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ bảo hiểm xã hội, nhằm đảm bảo
một phần thu nhập bị giảm và chi phí tăng lên cũng như đảm bảo sức khỏe cho lao
động nữ nói riêng trong quá trình mang thai, sinh con và cho người lao động nói
chung khi nuôi con sơ sinh.
Bảo hiểm thai sản là một chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc, do đó, bảo
hiểm thai sản cũng mang những đặc điểm chung cơ bản của BHXH bắt buộc. Bảo
hiểm thai sản có đối tượng áp dụng là người lao động; có phạm vi áp dụng là rủi ro
của người lao động liên quan đến thu nhập của họ. Người lao động muốn được
quyền hưởng trợ cấp phải có nghĩa vụ đóng BHXH, người sử dụng lao động cũng
có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động của mình. Việc thực hiện chế độ bảo
hiểm thai sản phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, được Nhà nước
đảm bảo thi hành. Không chỉ mang đặc điểm chung của bảo hiểm xã hội bắt buộc,
bảo hiểm thai sản còn có những đặc điểm đặc thù sau đây:
Thứ nhất, bảo hiểm thai sản có đối tượng áp dụng chủ yếu là lao động nữ.
Đây là một đặc điểm rất đặc trưng của chế độ bảo hiểm thai sản. Bởi lẽ, chỉ có lao
động nữ mới có thiên chức làm mẹ, mà thiên chức này lao động nam không thể thay
thế được. Chế độ bảo hiểm thai sản có đối tượng hưởng chủ yếu là lao động nữ
trong độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, lao động nam
cũng được hưởng chế độ này.
Thứ hai, bảo hiểm thai sản là chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn.
Bảo hiểm xã hội ngắn hạn chủ yếu liên quan đến những người trong độ tuổi
lao động và đang tham gia quan hệ lao động. Thời gian được hưởng trợ cấp ngắn và
chủ yếu là trợ cấp một lần, độ dài thời gian được hưởng trợ cấp thường được quy
định cụ thể trong các văn bản pháp luật về BHXH. Bảo hiểm xã hội ngắn hạn cũng



7

thể hiện tính chất san sẻ rủi ro và san sẻ tài chính giữa những người lao động, không
phân biệt giới tính hay giữa các chủ thể doanh nghiệp khác nhau. Là một chế độ bảo
hiểm xã hội ngắn hạn, BHTS cũng phát huy vai trò là chế độ trợ cấp nhằm đảm bảo
một khoản thu nhập cho người lao động khi đã tham gia BHXH trong thời gian
NLĐ không có thu nhập, phải nghỉ việc để sinh con, nuôi con, v.v…
Thứ ba, bảo hiểm thai sản có mục đích bảo vệ sức khỏe người lao động và
thế hệ tương lai. Mục đích của bảo hiểm xã hội là bù đắp một lượng vật chất nhất
định cho người lao động khi tham gia bảo hiểm. Trợ cấp bảo hiểm thai sản nhằm để
bảo vệ người lao động nữ trong thời kỳ mang thai, sinh con, nuôi con, giúp lao động
nữ thực hiện tốt thiên chức của mình, đồng thời có điều kiện chăm sóc con sơ sinh
(lực lượng lao động của thế hệ tương lai).
1.1.1.2. Vai trò của bảo hiểm thai sản
Bảo hiểm thai sản có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với bản thân NLĐ
và gia đình của họ, mà còn có vai trò, ý nghĩa với NSDLĐ và cả toàn xã hội.
Đối với người lao động, bảo hiểm thai sản bù đắp một phần thiếu hụt về thu
nhập của NLĐ. Đó là trong quá trình thai sản, NLĐ phải nghỉ việc, không có lương,
dẫn tới thu nhập bị giảm. Chế độ BHTS một mặt đã bù đắp được thu nhập bị giảm,
mặt khác hỗ trợ các khoản chi phí tăng thêm như mua sắm dụng cụ tã lót, sữa…cho
em bé, tăng cường dinh dưỡng cho bà mẹ. Đồng thời góp phần thực hiện tốt chức
năng bảo vệ quyền làm mẹ, làm vợ của người phụ nữ, giúp người phụ nữ yên tâm
trong công việc, để thực hiện thiên chức làm mẹ. Thông qua chế độ này cũng thể
hiện sự quan tâm của những NLĐ với nhau, đặc biệt là lao động nam đối với lao
động nữ.
Đối với người sử dụng lao động, BHTS tạo điều kiện cho việc thu hút lao
động nữ vào các doanh nghiệp, mà hiện nay lực lượng lao động nữ tham gia vào
quá trình lao động ngày càng tăng cao. Đồng thời, góp phần làm cho lực lượng lao
động tại doanh nghiệp ổn định, kéo theo hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả
hơn. Mặt khác, BHTS thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của NSDLĐ đối với lao

động nữ nói riêng, với toàn xã hội nói chung, và thể hiện tính nhân văn sâu sắc,
nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Đối với xã hội, BHTS thể hiện sự chia sẻ của những người tham gia bảo
hiểm đối với NLĐ khi nghỉ thai sản (thể hiện thông qua quá trình tổ chức và sử
dụng quỹ tài chính tập trung hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia


8

BHXH). BHTS thể hiện trách nhiệm đặc biệt của NSDLĐ đối với NLĐ, tạo công
bằng xã hội, tâm lý yên tâm cho NLĐ và giúp NLĐ có thêm động lực lao động sáng
tạo, phát triển kinh tế. Qua đó, góp phần tái tạo lực lượng lao động lớn cho nền kinh
tế trong tương lai. Ở một phương diện nhất định, BHTS cũng thể hiện tính nhân văn
và góp phần phản ánh, nâng cao trình độ văn hóa của cộng đồng.
1.1.2. Pháp luật bảo hiểm thai sản
1.1.2.1. Khái niệm
Pháp luật bảo hiểm thai sản là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước
ban hành và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp khác nhau. Pháp luật về bảo
hiểm thai sản điều chỉnh các quan hệ pháp luật liên quan đến đối tượng tham gia
bảo hiểm thai sản; điều kiện hưởng, thời gian hưởng và mức hưởng bảo hiểm thai
sản; nguồn quỹ để thực hiện bảo hiểm thai sản và việc xử phạt vi phạm pháp luật,
giải quyết tranh chấp về bảo hiểm thai sản, cũng như các vấn đề có liên quan khác.
Pháp luật bảo hiểm thai sản là cơ sở pháp lý để người lao động được thụ
hưởng trợ cấp khi sự kiện thai sản xảy ra. Dựa trên những quy định của pháp luật,
người lao động và cơ quan bảo hiểm mới có căn cứ để thực hiện đúng và thụ hưởng
đầy đủ các quyền lợi của mình. Pháp luật bảo hiểm thai sản còn góp phần thực hiện
chính sách xã hội của quốc gia (đặc biệt là chính sách về dân số). Bởi lẽ, pháp luật
là công cụ mà Nhà nước sử dụng đề điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội, thông
qua đó để thực hiện các chính sách của quốc gia, nhằm mục đích bảo vệ và chăm lo
đời sống cho người dân. Các chính sách về bảo hiểm thai sản đã góp phần đảm bảo

sự ổn định cuộc sống của người dân, góp phần tái tạo lực lượng lao động trong
tương lai.
1.1.2.2. Nội dung pháp luật bảo hiểm thai sản
- Đối tượng áp dụng bảo hiểm thai sản
Đối tượng áp dụng bảo hiểm thai sản là cá nhân, chủ yếu là lao động nữ bởi
sự kiện thai sản xảy ra gắn liền với thiên chức làm mẹ của họ. Các quy định về đối
tượng áp dụng BHTS được thể hiện rõ trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia
với những sự khác biệt nhất định. Tại Công ước số 3, Công ước đầu tiên quy định
về bảo hiểm thai sản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về sử dụng lao động nữ
trước và sau khi sinh đã chỉ rõ đối tượng hưởng BHTS là phụ nữ không phân biệt
tuổi tác hay quốc tịch, đã kết hôn hay chưa kết hôn. Hay như theo pháp luật của


9

Liên bang Nga, đối tượng áp dụng BHTS gồm phụ nữ là đối tượng tham gia trợ cấp
thai sản theo chế độ BHXH bắt buộc, phụ nữ bị mất việc làm do tổ chức, cơ quan,
đơn vị của họ chấm dứt hoạt động trong thời gian 12 tháng trước ngày họ được
công nhận là người thất nghiệp theo quy định của pháp luật, phụ nữ đang làm việc
trong quân đội theo hợp đồng trên lãnh thổ Liên bang Nga hoặc quốc gia khác, phụ
nữ tạm ngưng làm việc để đi học nghề1.
Tại Việt Nam, đối tượng áp dụng BHTS cũng đã được thay đổi và mở rộng
hơn khá nhiều. Trước năm 2006, đối tượng áp dụng BHTS là công chức, viên chức
nhà nước, người lao động làm ở việc ở khu vực ngoài quốc doanh. Từ năm 2006 trở
về đây, đối tượng áp dụng BHTS được mở rộng thêm đến cả nhóm lao động nữ
mang thai hộ-người mẹ mang thai hộ, lao động nam có vợ sinh con. Việc mở rộng
đối tượng áp dụng BHTS đã cho thấy một sự hoàn thiện nhất định trong chính sách
pháp luật của Nhà nước trong việc quan tâm tới người lao động.
- Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản
Muốn được thụ hưởng chế độ bảo hiểm thai sản, người lao động phải đáp

ứng những điều kiện mà pháp luật quy định. Theo đó, người lao động sẽ được thụ
hưởng chế độ khi có sự kiện thai sản xảy ra và đáp ứng điều kiện về thời gian tham
gia đóng bảo hiểm thai sản. Công ước số 102 (Công ước về quy phạm tối thiểu về
an toàn xã hội, 1952) của ILO đã quy định về các trường hợp được bảo vệ, bao
gồm: thai nghén, sinh đẻ và những hậu quả tiếp theo dẫn đến sự gián đoạn thu nhập.
Pháp luật Philippines quy định phạm vi thụ hưởng chế độ thai sản bao gồm trường
hợp mang thai, sinh con, sảy thai, phá thai2. Pháp luật Việt Nam quy định sự kiện
thai sản bao gồm cả trường hợp mang thai hộ và nhận nuôi con nuôi sơ sinh.
Bên cạnh quy định về sự kiện thai sản, việc thụ hưởng chế độ thai sản còn
phụ thuộc vào thời gian tham gia đóng bảo hiểm. Dựa trên tiền đề cơ bản của các
Công ước và Khuyến nghị của ILO, mỗi quốc gia lại có những quy định khác nhau
về điều kiện thời gian tham gia đóng bảo hiểm. Ví dụ như Thái Lan quy định phải
có 07 tháng đóng góp trong 15 tháng trước khi sinh; Singapore quy định ít nhất phải
có 06 tháng làm việc; Nhật Bản quy định phải có 12 tháng làm việc trước đó;
Trần Hoàng Hải, Lê Thị Thúy Hương (2011), Pháp luật an sinh xã hội-kinh nghiệm của
một số nước đối với Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.277.
2
Nguyễn Thị Kim Phụng, Nguyễn Hiền Phương (2010), “Bảo hiểm xã hội đối với lao
động nữ trong pháp luật một số nước ASEAN và những kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Luật
học, (2).
1


10

Philippines quy định lao động nữ phải đóng BHXH 03 tháng trong vòng 12 tháng
trước khi sinh3.
- Chế độ bảo hiểm thai sản
Chế độ bảo hiểm thai sản là những quyền lợi mà người lao động được thụ
hưởng, bao gồm thời gian hưởng và mức hưởng.

Thời gian hưởng bảo hiểm thai sản là khoảng thời gian NLĐ được hưởng các
chế độ trợ cấp (thường được tính theo ngày). Thời gian hưởng bảo hiểm thai sản
phải đảm bảo cho NLĐ có đủ thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe, chăm sóc
cho con sơ sinh và phù hợp với khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm. Theo quy định
chung của ILO, độ dài thời gian nghỉ thai sản ít nhất là 12 tuần.
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội, mỗi quốc gia lại xây dựng cho mình
quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản khác nhau. Tại một số quốc gia có điều
kiện kinh tế phát triển, quy định thời gian nghỉ thai sản tương đối dài, như Thụy
Điển tối đa là 459 ngày; ở Phần Lan là 313 ngày; Đan Mạch là 30 tuần4. Hay như ở
Đức, thời gian nghỉ thai sản là 14 hoặc 18 tuần (06 tuần trước khi sinh 08 hoặc 12
tuần sau khi sinh); Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan quy định thời gian nghỉ là 03
tháng; Philippines quy định là 60 ngày trong trường hợp đẻ thường và 78 ngày
trong trường hợp mổ đẻ5. Ngoài việc quy định thời gian hưởng chế độ thai sản đối
với lao động nữ, lao động nam cũng được nghỉ chế độ này trong một số trường hợp.
Chẳng hạn, tại Singapore, người chồng có thể nghỉ 01 tuần có lương để giúp đỡ
người vợ mới sinh. Tại Việt Nam, pháp luật hiện hành lại có quy định thời gian nghỉ
khá cụ thể đối với từng trường hợp (thời gian nghỉ sinh con là 06 tháng; thời gian
nghỉ để thực hiện các biện pháp tránh thai đối với lao động nữ đặt vòng là 07 ngày).
Mức trợ cấp thai sản (mức hưởng) là số tiền mà người lao động được thụ
hưởng từ cơ quan BHXH để bù đắp, hỗ trợ một phần thu nhập bị mất hay giảm đi
trong thời gian nghỉ chế độ. Mức trợ cấp thai sản được ILO đưa ra không được thấp
hơn 2/3 mức thu nhập trước khi nghỉ6.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật An sinh xã hội, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, tr.152.
4
Nguyễn Hiền Phương (2010), Pháp luật an sinh xã hội – những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.71.
5
Trường Đại học Lao động-Xã hội (2011), Giáo trình Bảo hiểm xã hội, Nxb Lao động-xã
hội, Hà Nội, tr.361.

6
Điều 4, Công ước số 103.
3


11

Dựa trên quy định của ILO, các quốc gia cũng xây dựng những quy định
riêng phù hợp với quốc gia mình và nhìn chung các quốc gia đều áp dụng hai loại
trợ cấp thai sản (trợ cấp thay lương và trợ cấp một lần). Tùy thuộc từng trường hợp
mà NLĐ sẽ được hưởng một hoặc hai trợ cấp này. Trong đó, trợ cấp thay lương là
khoản trợ cấp trả cho NLĐ trong tất cả các trường hợp nghỉ thai sản và thường được
tính dựa trên cơ sở tiền lương của NLĐ khi làm việc. Nhiều quốc gia như
Singapore, Philippines, Pháp, v.v… đều quy định mức trợ cấp này bằng 100% mức
tiền lương. Còn trợ cấp một lần được ấn định bằng một khoản cố định nhằm hỗ trợ
thêm cho người mẹ và con sơ sinh. Chẳng hạn như ở Thái Lan quy định là 4.000
bath/lần sinh; ở Nhật quy định bằng 300.000 yên/lần sinh; ở Việt Nam quy định
bằng 02 tháng tiền lương cơ sở/01 con7.
- Thủ tục thực hiện bảo hiểm thai sản
Khi đã đáp ứng điều kiện để thụ hưởng bảo hiểm thai sản, người lao động
còn cần phải thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật. Ví dụ ở Nga, để được
hưởng trợ cấp hàng tháng trong thời gian nghỉ việc nuôi con, NLĐ phải làm đơn xin
hưởng trợ cấp và xuất trình các giấy tờ như giấy chứng sinh, quyết định của đơn vị
sử dụng lao động về việc NLĐ được nghỉ việc để chăm sóc con8. Hay như theo quy
định hiện hành của Việt Nam, NLĐ phải có bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao
giấy chứng sinh của con trong trường hợp sinh con; bản sao giấy chứng tử của con
trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi
sinh con mà mẹ chết; giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền
về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc
con; giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong trường hợp người lao động nhận nuôi con

nuôi dưới 06 tháng tuổi, v.v…
- Quỹ bảo hiểm thai sản
Quỹ bảo hiểm thai sản là một bộ phận của quỹ bảo hiểm xã hội. Phần lớn các
quốc gia trên thế giới quy định nguồn thực hiện bảo hiểm thai sản được hình thành
từ sự đóng góp của NSDLĐ (như Singapore, Việt Nam..). Sở dĩ quy định như vậy
bởi lẽ bảo hiểm thai sản là một chế độ ngắn hạn, việc NSDLĐ đóng góp nguồn tài
Đỗ Thị Dung (2006), “Chế độ bảo hiểm thai sản và hướng hoàn thiện nhằm đảm bảo
quyền lợi của lao động nữ”, Tạp chí Luật học, (3), tr.72.
8
Trần Hoàng Hải, Lê Thị Thúy Hương (2011), Pháp luật an sinh xã hội-kinh nghiệm của
một số nước đối với Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.237.
7


12

chính sẽ đảm bảo sự cân bằng tương đối trong mối quan hệ lợi ích giữa NLĐ và
NSDLĐ, phù hợp với mục đích của bảo hiểm thai sản.
Để phát huy cao nhất vai trò của quỹ bảo hiểm thai sản, việc quản lý quỹ này
do Nhà nước thực hiện, do pháp luật điều chỉnh. Chẳng hạn như tại Việt Nam, quỹ
bảo hiểm thai sản do bảo hiểm xã hội Việt Nam trực tiếp quản lý theo các quy định
pháp luật. Tuy nhiên, trên thế giới vẫn có những quốc gia áp dụng mô hình tự quản,
ví dụ như ở Đức (hệ thống BHXH được tổ chức theo mô hình tự quản - tổ chức phi
chính phủ).
1.2. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm thai sản
Pháp luật bảo hiểm thai sản của Việt Nam được quy định chủ yếu tại Luật
Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành (như Nghị định số
115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Thông tư số 59/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015
của Bộ Lao động Thương binh và xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc, v.v…). Bên cạnh đó, một
số nội dung liên quan đến BHXH, BHTS cũng được quy định trong các văn bản
pháp luật khác (như Bộ luật Lao động 2012, Bộ luật Hình sự 2015,v.v…). Nhìn
chung, các quy định pháp luật về bảo hiểm thai sản bao gồm các nội dung sau đây:
1.2.1. Quy định về đối tượng áp dụng bảo hiểm thai sản
Đối tượng áp dụng bảo hiểm thai sản được quy định tại Điều 30 Luật BHXH
2014, là người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm các
trường hợp sau: Một là, người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc
theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả
hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện
theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động. Hai
là, người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03
tháng. Ba là, cán bộ, công chức, viên chức. Bốn là, công nhân quốc phòng, công
nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu. Năm là, sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ
quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng
lương như đối với quân nhân. Sáu là, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý
điều hành hợp tác xã.


13

So với Luật BHXH 2006, Luật BHXH 2014 đã mở rộng phạm vi áp dụng
BHTS cho đối tượng là người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01
tháng đến dưới 03 tháng (có hiệu lực từ 01/01/2018) và người quản lý doanh
nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Sáu nhóm đối tượng nêu trên đa phần đều là những người lao động có thu
nhập tương đối ổn định từ tiền lương. Sự ổn định nhất định về thu nhập khiến cho
nhu cầu được đảm bảo về quyền lợi và chế độ của người lao động trong quá trình

thai sản cũng trở nên cần thiết hơn. Bên cạnh đó, sáu nhóm đối tượng này cũng
chiếm phần lớn trong tổng số những người lao động tham gia đóng BHXH bắt
buộc, sẽ là sự đóng góp tương đối ổn định vào quỹ bảo hiểm cũng như thể hiện sự
chung tay sẻ chia với những người lao động khác để thụ hưởng chế độ bảo
hiểm.Việc mở rộng đối tượng áp dụng BHXH nói chung, BHTS nói riêng trong
Luật BHXH 2014 cũng đã thể hiện sự nhất quán trong chủ trương của Nhà nước
Việt Nam trong việc phát triển BHXH – trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội;
tiếp tục tăng cường sự quan tâm của xã hội đối với người lao động.
Luật BHXH 2014 loại trừ một số đối tượng không áp dụng bảo hiểm thai
sản. Thứ nhất, đối tượng là hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến
sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang
theo học được hưởng sinh hoạt phí. Thứ hai, đối tượng là người đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu quốc gia sở tại không quy định
việc áp dụng bảo hiểm thai sản cho người không phải là công dân của quốc gia họ
hoặc người lao động Việt Nam vì lý do nào đó mà không đáp ứng được điều kiện để
thụ hưởng chế độ bảo hiểm thai sản tại quốc gia sở tại thì người lao động sẽ phải
chịu sự thiệt thòi lớn. Thứ ba, đối tượng là người hoạt động không chuyên trách ở
xã, phường, thị trấn. Thứ tư, đối tượng là người lao động là công dân nước ngoài
vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc
giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Nhìn chung, Luật BHXH 2014 đã có những sự thay đổi đáng ghi nhận trong
việc mở rộng đối tượng áp dụng bảo hiểm thai sản, thông qua đó để đảm bảo quyền
lợi cho đối tượng tham gia. Tuy nhiên, chế độ ngắn hạn này cũng chỉ được áp dụng
cho đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong khi đối tượng tham gia
BHXH tự nguyện chưa được áp dụng. Chính vì vậy, pháp luật BHXH cần được


14


xem xét và tiếp tục mở rộng phạm vi áp dụng để mang lại những quyền lợi chính
đáng cho người lao động.
1.2.2. Quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản
Người lao động muốn được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản, ngoài việc phải
là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc như đã nêu ở trên, còn cần có sự kiện thai
sản xảy ra. Theo quy định tại Điều 31 Luật BHXH 2014, người lao động sẽ được
hưởng chế độ BHTS khi thuộc một trong các trường hợp: lao động nữ mang thai;
lao động nữ sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; lao động nữ đặt vòng tránh
thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; lao động nam đang đóng BHXH
và có vợ sinh con.
- Đối với trường hợp lao động nữ sinh con; lao động nữ mang thai hộ và
người mẹ nhờ mang thai hộ; NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, muốn
được hưởng chế độ BHTS thì phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời
gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Việc quy định điều kiện về thời gian tham gia đóng BHXH tối thiểu với
nhóm đối tượng có thời gian hưởng tương đối dài ở trên là một sự phù hợp với tiền
đề cơ bản của các Công ước, Khuyến nghị của ILO và xu hướng chung của các
nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể nhận thấy, điều kiện thụ hưởng BHTS của Việt
Nam cũng được quy định ở mức độ hợp lý, phù hợp với điều kiện về kinh tế-xã hội
và nhất là, hỗ trợ một cách thuận lợi nhất cho người lao động. Quy định này cũng là
biện pháp nhằm bảo toàn và phát triển về tài chính của quỹ BHXH, đảm bảo nguyên
tắc mức thụ hưởng chế độ phải dựa trên cơ sở đóng góp của chính người lao động.
Đồng thời, quy định này cũng ngăn ngừa tình trạng lạm dụng quỹ bảo hiểm thai sản
khi lao động nữ đóng BHXH trong thời gian rất ngắn lại được hưởng chế độ thai
sản trong thời gian dài với mức hưởng cao.
- Đối với trường hợp lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở
lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên
trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thay vì phải có đủ 06 tháng đóng BHXH

trong vòng 12 tháng trước khi sinh như quy định tại Luật BHXH 2006. Sự thay đổi
này nhằm đảm bảo sự công bằng đối với những đối tượng đã tham gia BHXH trong
thời gian dài nhưng vì các lý do bất khả kháng (phải nghỉ việc dưỡng thai do bệnh


15

lý, v.v..) mà không đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh được thụ hưởng
chế độ.
- Đối với nhóm đối tượng có thời gian thụ hưởng ngắn, không thường xuyên
(lao động nữ đặt vòng tránh thai, lao động nam đóng BHXH có vợ sinh con..), pháp
luật không quy định điều kiện thời gian đóng BHXH.
Tuy nhiên, Điều 31 Luật BHXH 2014 và Khoản 1 Điều 9 Thông tư số
59/2015/TT-BLĐTBXH lại không quy định rõ điều kiện thời gian đóng BHXH 06
hoặc 03 tháng trong thời gian liên tiếp hay được cộng dồn trong vòng 12 tháng
trước khi sinh. Quy định này gây ra sự khó khăn trong việc giải quyết chế độ và bất
lợi đối với những lao động vì lý bo bất khả kháng nào đó, mà không đóng BHXH
liên tiếp theo thời gian quy định nhưng lại có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước
đó rất lâu.
1.2.3. Quy định về các chế độ bảo hiểm thai sản
Các chế độ BHTS bao gồm: thời gian nghỉ hưởng chế độ và mức hưởng trợ
cấp. Tùy thuộc vào mỗi chế độ BHTS, mà pháp luật quy định riêng khoảng thời
gian nghỉ hưởng chế độ và mức trợ cấp.
So với các quy định của Luật BHXH 2006, Luật BHXH 2014 đã có những
sự thay đổi phù hợp hơn trong từng quy định để hướng tới mục tiêu bảo vệ sức khỏe
của NLĐ (đặc biệt là lao động nữ) và trẻ sơ sinh. Đồng thời, cũng thể hiện sự nắm
bắt nhanh nhạy của quy định pháp luật với xu thế thay đổi của đời sống xã hội. Luật
BHXH 2014 quy định các chế độ BHTS, cụ thể như sau:
1.2.3.1. Chế độ khám thai
Điều 32 Luật BHXH 2014 quy định trong thời gian mang thai, lao động nữ

được đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày. Đối với trường hợp xa cơ sở y tế hoặc
thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho 01 lần khám
thai. Tuy nhiên, quy định thời gian nghỉ từ 01-02 ngày cho một lần khám thai tùy
trường hợp là chưa sát với thực tế. Bởi lẽ, với người lao động ở xa cơ sở y tế thì
riêng việc đi lại cũng đã mất nhiều thời gian và công sức. Trong khi việc khám thai
tại các cơ sở y tế theo nơi đăng ký bảo hiểm y tế giúp người lao động tiết kiệm chi
phí cho bản thân nhưng điều này sẽ khiến cho các cơ sở y tế phải chịu cảnh quá tải,
dẫn tới thời gian khám thai có thể sẽ mất nhiều hơn thời gian luật quy định. Để
tránh việc mất thời gian như vậy, người lao động có thể thực hiện việc khám thai tại


16

cơ sở y tế không tham gia bảo hiểm y tế để tiết kiệm thời gian nhưng khi đó, họ
phải chấp nhận mức phí dịch vụ cao hơn trong khi số tiền trợ cấp lại có giới hạn.
Việc khám thai tại các cơ sở y tế không phải là nơi đăng ký bảo hiểm y tế cũng là
một sự không phù hợp với chủ trương và mục đích mà bảo hiểm y tế nhắm tới cho
người lao động. Đây chính là điểm còn hạn chế trong quy định của Luật BHXH về
chế độ khám thai.
Mức hưởng một ngày trong chế độ này, được tính bằng 100% mức bình quân
tiền lương đóng BHXH 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc chia cho 24 ngày là hợp
lý khi thời gian nghỉ không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần (Luật BHXH
2006 chia cho 26 ngày).
1.2.3.2. Chế độ sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
Việc người mẹ bị sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
để lại những hệ quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và mặt tinh thần
của người mẹ. Khi rơi vào nhừng trường hợp này, người mẹ thường phải trải qua
một thời gian nghỉ dưỡng khá dài để có thể hồi phục lại sức khỏe như bình thường.
Điều 33 Luật BHXH 2014 quy định trong các trường hợp này, lao động nữ được
nghỉ tối đa 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 5 đến dưới 13

tuần; 40 ngày nếu thai từ 13 đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần trở
lên. Việc quy định mức thời gian nghỉ tương ứng với tuổi thai là sự hợp lý về mặt
sinh học (tuổi thai càng lớn thì thời gian phục hồi sức khỏe của người lao động càng
lâu). So với Luật Bảo hiểm xã hội 2006, Luật BHXH 2014 đã bổ sung thêm trường
hợp hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ phải phá thai bệnh lý và quy định
mức thời gian tối đa mà người lao động được nghỉ, còn thời gian cụ thể tuân theo
chỉ định của cơ sở khám bệnh có thẩm quyền. Những sự thay đổi này đã thể hiện
tầm nhìn bao quát và phù hợp hơn với thực tế của nhà làm luật. Qua đó, cũng thể
hiện cả sự sẻ chia của xã hội đối với đối tượng khi gặp rủi ro trong quá trình mang
thai, sinh con.
Mức hưởng một ngày được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương đóng
BHXH 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc chia cho 30 ngày với thời gian nghỉ tính
cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
1.2.3.3. Chế độ sinh con
- Đối với lao động nữ


17

Theo quy định tại Điều 34 Luật BHXH 2014, lao động nữ sinh con được
nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh 06 tháng (trong đó thời gian
nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng). Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con
thứ hai trở đi, với mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ việc
trước và sau khi sinh con được tính toán dựa trên cơ sở khoa học, nhằm đảm bảo
hiệu quả tối ưu đối với người mẹ và con sơ sinh. Trong khoảng thời gian đó, người
mẹ có thể áp dụng các chế độ nghỉ ngơi để hồi phục lại cơ thể, ổn định lại nhịp sinh
học. Đồng thời, thời gian này cũng là lúc người mẹ và con sơ sinh nuôi dưỡng sợi
dây tình cảm, tăng sự kết nối và nhất là, con sơ sinh được thụ hưởng dòng sữa mẹ
đầy dinh dưỡng, tạo tiền đề cơ bản để con sơ sinh phát triển khỏe mạnh. So với Luật
BHXH 2006, Luật BHXH 2014 đã có sự thống nhất thời gian nghỉ sinh con đối với

tất cả các trường hợp, không phân biệt như Luật BHXH 2006. Quy định này không
chỉ phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động 2012 về vấn đề nghỉ thai sản mà
còn thể hiện tính hợp lý với đời sống thực tế, khi mà các gia đình ở Việt Nam đang
đi theo mô hình ít con hơn và tập trung mọi điều kiện để chăm sóc con tốt hơn.
Theo đánh giá, Việt Nam là một trong những quốc gia dành nhiều sự ưu tiên cho
phụ nữ trong lĩnh vực nghỉ thai sản với thời gian nghỉ sinh con tương đối cao, vượt
12 tuần so với tối thiểu quy định trong Công ước bảo vệ thai sản của ILO và hơn 02
tháng so với các quy định trước đây. Đây là điểm tiến bộ của pháp luật Việt Nam
nhằm bảo đảm quyền làm mẹ của phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng so với
quy định chuẩn của các điều ước quốc tế liên quan, mặt khác thể hiện sự quan tâm
của Nhà nước đối với việc bảo vệ và nâng cao điều kiện chăm sóc sức khỏe của phụ
nữ và trẻ em9.
Mức hưởng một tháng đối với lao động nữ nghỉ sinh con được tính bằng
100% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 06 tháng liền kề trước khi
nghỉ việc. Bên cạnh mức trợ cấp thay lương như trên, lao động nữ còn được hưởng
trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ
sinh con (theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014). Mức trợ cấp một lần này được
ấn định dựa trên mức lương cơ sở và dựa trên số con sinh ra. Tuy nhiên, trong bối
cảnh giá cả leo thang, thì mức trợ cấp này còn khá thấp, nhất là đối với người lao

Nguyễn Thị Hồng Yến, Mạc Thị Hoài Thương (2014), “Quyền làm mẹ trong pháp luật
quốc tế và thực tiễn nội luật hóa các cam kết trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (3),
tr.54-55.
9


×