Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thi hành tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LỮ BỈNH HUY

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ THỰC
TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN HỮU CHÍ

HÀ NỘI, NĂM 2016






DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHTN

: Bảo hiểm thất nghiệp


BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

ILO

: Tổ chức lao động Quốc tế

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thất nghiệp là hiện tượng khách quan phát sinh và tồn tại trong nền kinh tế
thị trường. Sau 30 năm đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường, theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, an sinh xã hội
được cải thiện, và đang dần dần hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Do đó,
tình hình biến động cũng như tình hình khó khăn về kinh tế của thế giới ít nhiều
cũng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế trong nước. Sự khủng hoảng kinh tế thế giới
đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế trong nước những năm gần đây
dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng và trở thành một vấn đề nan giải.
Trong quý 4/2015, cả nước có 53,50 triệu người có việc làm, trong đó: khu

vực thành thị có 16,93 triệu người chiếm 31,65

; nữ có 26 triệu người chiếm

48,60%); cả nước có 1.051.600 người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, trong
đó nữ có 461.200 người chiếm 43,9

; khu vực thành thị có 502.900 người chiếm

47,8%); nhóm thanh niên (15-24 tuổi có 559.400 người chiếm 53,2

. Trong số

những người bị thất nghiệp, có 417,3 nghìn người có chuyên môn kỹ thuật chiếm
39,7

, bao gồm: 155.500 đại học trở lên; 115.000 đẳng chuyên nghiệp; 6.100 cao

đẳng nghề; 63.800 trung cấp chuyên nghiệp; 15.000 trung cấp nghề; 26,9 nghìn sơ
cấp nghề và 35.200 có chứng chỉ nghề dưới 3 tháng. Đáng chú ý, trong số những
người bị thất nghiệp, trong quý 4/2015, tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ so với quý 3 song
vẫn tăng so với cùng kỳ 2014. Nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp đứng ở vị
trí cao nhất là 8,16 , tiếp theo là cao đẳng nghề 3,44 . Tỷ lệ thất nghiệp trong
nhóm tuổi thanh niên là 7,21 , gấp 3,3 lần tỷ lệ chung. Trong đó, thanh niên thành
thị là 12,21 . Đáng lưu ý, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên độ tuổi 20-24 có trình độ
chuyên môn kỹ thuật ở mức rất cao: cao đẳng chuyên nghiệp là 19,58

và đại học

trở lên 20,79 . Tình trạng thất nghiệp dài hạn đã được cải thiện: tỷ lệ người bị thất

nghiệp trên 12 tháng của quý4/2015 giảm còn 23,1
1

so với 25

của quý 3/2015 1.

Website Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 2016 , Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, số 8,
quý 4/2015, tại địa chỉ truy cập ngày
03/5/2016.


2

Nhằm đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết thất nghiệp là một trong những
nhiệm vụ hàng đầu và chỉ tiêu về thất nghiệp đã được quan tâm, đã là một trong
những chỉ tiêu quan trọng mà cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất đưa ra thảo
luận. Ngày 12 tháng 4 năm 2016, ngày họp cuối cùng của Quốc hội khóa 13 đã
thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 với tỷ
lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị năm 2020 dưới 4

2

.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, tại nước ta, lần đầu tiên việc tham gia Bảo
hiểm thất nghiệp là bắt buộc, đây là một trong những nỗ lực của Nhà nước trong
việc đảm bảo các chính sách về an sinh xã hội thay vì trước đây có những chính
sách mang tính tạm thời, không giải quyết được vấn đề cơ bản của tình trạng thất
nghiệp như trợ cấp thôi việc.

Sau 7 năm thực hiện, chính sách Bảo hiểm thất nghiệp đã mang lại nhiều
thành công, được khẳng định là một chính sách đúng đắn, có tác dụng tích cực góp
phần quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội nói chung và chính sách đã tác
dụng tích cực, thiết thực, trực tiếp tới người lao động, người sử dụng lao động, do
đó chính sách đã được đón nhận và đi vào cuộc sống. Năm 2015, số người tham gia
bảo hiểm thất nghiệp là 10,3 triệu người, thu bảo hiểm thất nghiệp là 9.939,5 tỷ
đồng. Năm 2016 ngành Bảo hiểm xã hội xác định chỉ tiêu: số tham gia bảo hiểm
thất nghiệp là 10.485.992 người, tổng thu bảo hiểm thất nghiệp là 10.363 tỷ đồng và
tổng chi bảo hiểm thất nghiệp là 7.371 tỷ đồng3.
Việc thực hiện những quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trong
thực tế nói chung hay tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chắc chắn còn phát sinh
những vấn đề cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp nhằm phát huy cao
nhất những ưu việt của chính sách bảo hiểm thất nghiệp nên việc nghiên cứu những
quy định pháp luật hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp thông qua thực tiễn thi hành
2

Luân Dũng 2016 , Đặt chỉ tiêu GDP bình quân đầu người lên 3.200–3.500 USD, Website Cafef.vn,tại địa
chỉ />truy cập ngày 03/5/2016
3
Quang Lê (2016), Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2015 tăng 11,6% so với năm 2014,
Cổng thông tin điện tử việc làm – Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, tại địa chỉ
/>ham_gia_Bao_hiem_that_nghiep_nam_2015_tang_11_6__so_voi_2014, truy cập ngày 03/5/2016.


3

tại thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra những bất cập là rào cản, khó khăn trong thực
tiễn từ đó có những kiến nghị giải pháp hoàn thiện là rất cần thiết, có ý nghĩa quan
trọng nhằm hoàn thiện một chính sách mới được ban hành với vai trò đảm bảo an
sinh xã hội. Đây cũng là lý do để em chọn đề tài luận văn Thạc sĩ luật học cho

mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Tác giả Nguyễn Văn Phần có bài “Một số ý kiến về trợ cấp thất nghiệp và trợ
cấp hưu trí” trong sách “Một số vấn đề về chính sách bảo hiểm xã hội ở nước ta
hiện nay” do Nhà xuất bản Lao động xuất bản năm 1993.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Định và cộng sự 2000 , “Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp
ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường”, Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số
B2000-38-62, Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
PGS.TS Nguyễn Văn Kỷ, “Luật bảo hiểm xã hội và vấn đề bảo hiểm thất
nghiệp”, trong sách “ Bảo hiểm xã hội - những điều cần biết ”, Nhà xuất bản Thống
kê, năm 2001.
Các công trình khác như tham luận của TS. Đặng Anh Duệ “Để xây dựng và
thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam” tại buổi hội thảo khoa học
“Hoàn thiện chính sách tài chính đảm bảo an ninh xã hội” Bộ Tài chính tổ chức năm
2003; TS. Nguyễn Huy Ban và các cộng sự (2004) “Nghiên cứu những nội dung cơ
bản của bảo hiểm thất nghiệp hiện đại - vấn đề lựa chọn hình thức trợ cấp thất
nghiệp ở Việt Nam”, chuyên đề khoa học, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Ngoài ra có các công trình: Nguyễn Thị Mộng Trầm 2010 , “Pháp luật về
bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng”, Luận văn
cao học, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh; Huỳnh Thị Lệ Kha 2014 , “Bảo hiểm thất
nghiệp theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Kinh tế - Luật,
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Các công trình khác có liên quan là các bài tiểu
luận của sinh viên ngành luật tại các cơ sở đào tạo, các bài báo trên Tạp chí, tham
luận tại hội thảo, hội nghị,…


4

Nhìn chung các công trình nêu và giải quyết những vấn đề như: sự cần thiết
phải có chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội ở

Việt Nam và điều kiện về mặt tài chính để xây dựng và thực hiện chế độ này; Khi
xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội ở nước ta có nên hay không nên đề cập đến vấn đề
bảo hiểm thất nghiệp; Sự cần thiết khách quan phải triển khai Bảo hiểm thất nghiệp,
phân tích thực trạng thất nghiệp và nêu lên một số quan điểm chung khi tổ chức
triển khai Bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta; Phản ánh thực trạng thất nghiệp, nguyên
nhân và hậu quả thất nghiệp trong một giai đoạn nào đó, ở những nước và những
khu vực nào đó; Các công trình khác trình bày thực trạng việc thực hiện Bảo hiểm
thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội,…
Hiện nay pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp đã được sửa đổi. bổ sung nên
những công trình khoa học trên mang giá trị lịch sử và đến nay chưa có công trình
nào nghiên cứu về quy định pháp luật bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Luật
Việc làm áp dụng từ năm 2015 và quan trọng là đánh giá thực tiễn thi hành tại thành
phố Hồ Chí Minh từ đó có những kiến nghị, bổ sung, sửa đổi hoàn thiện pháp luật
mới ban hành.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Đánh giá chung tình hình thực hiện pháp luật bảo hiểm thất
nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, những quy định pháp luật bảo hiểm thất nghiệp
còn thiếu khả thi trong thực tiễn và đưa ra kiến nghị để tham khảo hoàn thiện quy
định của pháp luật hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp.
- Nhiệm vụ: nghiên cứu pháp luật có liên quan về bảo hiểm thất nghiệp; thực
tiễn thi hành tại thành phố Chí Minh qua đánh giá tác động những bất cập nhằm
kiến nghị hoàn thiện pháp luật nói chung và nâng cao hiệu quả thực thi tại địa
phương nói riêng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các quy định của pháp luật liên quan đến bảo hiểm
thất nghiệp từ khi có chính sách bảo hiểm thất nghiệp 2009 đến nay.


5


- Phạm vi nghiên cứu: tập trung làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực trạng quy
định, đánh giá những bất cập của pháp luật hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp và
thực tiễn thi hành tại thành phố Hồ Chí Minh đến hết năm 2015 nhằm đề xuất kiến
nghị hoàn thiện pháp luật và hiệu quả thực thi pháp luật.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu
thông qua việc hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật là Luật, Nghị định, Thông
tư và các văn bản, quy định khác có liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tổng hợp, phân tích từ các Báo cáo tổng
kết của các cơ quan hành chính nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh, số liệu thống
kê, kết hợp với nguồn thông tin từ cơ quan thông tin đại chúng, nguồn thông tin hợp
pháp và đáng tin cậy khác nhằm đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật bảo hiểm
thất nghiệp tại tại địa phương.
- Sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm khảo nghiệm, xin ý kiến đánh giá
tính khả thi đối với các đề xuất, giải pháp trình bày trong Bản luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Nghiên cứu có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn quy định pháp luật bảo
hiểm thất nghiệp hiện hành để đánh giá vướng mắc, hạn chế tác động và thực tiễn
thi hành của đối tượng áp dụng, từ đó có kiến nghị sửa đổi, bổ sung khắc phục bất
cập nhằm hoàn thiện pháp luật mới ban hành và nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật tại một một địa phương cụ thể.
Kết quả nghiên cứu và những phân tích, kiến nghị của Bản luận văn có giá trị
tham khảo đối với cơ quan quản lý nhà nước về Bảo hiểm thất nghiệp nhằm hoàn
chỉnh pháp luật nói chung và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật tại địa phương
nói riêng.
Bản Luận văn cũng có thể là tài liệu học tập, tham khảo cho sinh viên và
những người quan tâm đến pháp luật hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp.


6


7. Bố cục của luận văn
Bố cục của Bản luận văn bao gồm 03 phần: phần mở đầu, phần nội dung và
phần kết luận.
Trong đó phần nội dung bao gồm 03 chương:
Chương 1: Khái quát về bảo hiểm thất nghiệp và pháp luật bảo hiểm thất
nghiệp.
Chương 2: Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm thất
nghiệp.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại thành
phố Hồ Chí Minh và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp.


7

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ PHÁP
LUẬT BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP QUỐC TẾ
1.1 . Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp
1.1.1. Khái niệm thất nghiệp
Xem xét một cách khái quát là khi có một số người muốn làm việc nhưng
không thể có được việc làm thì được hiểu là thất nghiệp.
Nhà kinh tế học M.Keynes, Samuelson có quan điềm:“Thất nghiệp là vấn đề
trung tâm trong các xã hội hiện đại. Đó là hiện tượng người có năng lực lao động
không có cơ hội tham gia lao động xã hội, bị tách khỏi tư liệu sản xuất. Và trong
nền kinh tế thị trường luôn luôn tồn tại một bộ phận người lao động bị thất nghiệp.
Tỷ lệ thất nghiệp cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào khả năng giải quyết việc làm
của Chính phủ và sự đấu tranh của giới thợ đối với giới chủ”, Ông đã cho rằng khả
năng quản lý nhà nước dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao hay thấp.
Tổ chức Lao động Quốc tế ILO định nghĩa: “Thất nghiệp là sự ngừng thu
nhập do không có khả năng tìm được một việc làm thích hợp trong trường hợp

người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc”4. ILO cho rằng điều kiện để
xác định thất nghiệp đó là có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc, sau này bổ
sung thêm nội dung “tích cực tìm kiếm việc làm”5. ILO lý giải thất nghiệp trên góc
độ tình trạng việc làm, không đề cập vấn đề xã hội.
Tại nước ta, có nhiều quan điểm về thất nghiệp song có thể khẳng định thất
nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu
việc làm nhưng không có việc làm, đang đi tìm việc và sẵn sàng làm việc.
Người ta sử dụng phổ biến chỉ tiêu “tỷ lệ thất nghiệp” để đo lường tình hình
thất nghiệp tại một quốc gia đó là tỷ số giữa tổng số người lao động không có việc
làm và tổng số lực lượng lao động xã hội.
Chúng ta có thể phân loại thất nghiệp thành những dạng sau đây: (1) Thất
nghiệp cổ điển là dạng thất nghiệp liên quan tới loại việc làm mà tiền công thực tế
trả cho người làm việc đó cao hơn mức tiền công thực tế bình quân của thị trường
4
5

Điều 20, Công ước Quy phạm tối thiểu về an sinh xã hội số 102 (1952),
Điều 10, Công ước Xúc tiến bảo vệ và phòng chống thất nghiệp C168 1988


8

lao động chung, khiến cho lượng cung cầu về lao động đối với công việc này cao
hơn lượng cầu. Dạng thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp tiền công thực tế.
(2) Thất nghiệp cơ cấu là dạng thất nghiệp tạm thời do người lao động đang chờ để
tìm được việc làm mà họ kỳ vọng chứ không phải không thể tìm được việc làm. (3)
Thất nghiệp chu kỳ là dạng thất nghiệp liên quan đến chu kỳ kinh tế tại pha mà tổng
cầu thấp hơn tổng cung dẫn tới doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất và phải giảm
thuê mướn lao động. (4) Thất nghiệp ma sát là dạng thất nghiệp do người lao động
và người thuê mướn lao động không tìm được nhau vì những lý do khác biệt về địa

lý, thiếu thông tin việc làm… 5 Thất nghiệp trá hình là dạng thất nghiệp của
những người lao động không được sử dụng hoặc không được sử dụng hết kỷ năng.
(6) Thất nghiệp ẩn là dạng thất nghiệp không được báo cáo.
1.1.2. Khái niệm người thất nghiệp
ILO quan điểm người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có
khả năng lao động, hiện tại không có việc làm, muốn làm việc và hiện rất sẵn sàng
để làm việc, đang tích cực tìm kiếm việc làm6. Quan điểm này cho rằng chỉ những
người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động không có việc làm và đang đi
tìm việc làm thì mới gọi là người thất nghiệp. ILO cũng cho rằng việc “tiến hành
những bước đi cụ thể nhằm tìm kiếm việc làm được trả công hoặc tự tạo việc làm”
đó là đang tìm việc làm.
Những người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động có khả năng
lao động nhưng không lao động, không có nhu cầu việc làm thì không được coi là
người thất nghiệp.
Khái niệm người thất nghiệp đã được luật hóa theo khoản 4 Điều 3 Luật Bảo
hiểm xã hội năm 2006 hiện đã hết hiệu lực quy định người thất nghiệp là “người
đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao
động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm”. Quy định này so với tiêu
6

Nguồn Bộ LĐ TB & XH, Tienpham51 26/3/13 trong thời sự Vấn đề thất nghiệp và khái niệm người thất
nghiệp
tại
địa
chỉ
website
truy cập ngày 03/05/2016


9


chí phổ biến ILO thì tỏ ra hạn chế vì phạm vi xác định người thất nghiệp của khái
niệm này quá hẹp, Bảo hiểm thất nghiệp chỉ là một trong những chính sách phát
triển kinh tế theo cơ chế bảo hiểm, do đó không thể xem việc tham gia là một tiêu
chuẩn đề xem xét tình trạng việc làm của tất cả lao động trong xã hội. Quy định này
đã tạo ra một giới hạn chỉ những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về
bảo hiểm thất nghiệp mà không có việc làm mới được coi là người thất nghiệp.
đồng nghĩa những trường hợp không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm
thất nghiệp, lao động tự do thì không xác định người thất nghiệp, tiêu chí tiếp theo
là bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và chưa
tìm được việc làm khác, chưa tìm được việc làm thì xác định là người thất nghiệp
không cần biết người đó có thu nhập từ những nguồn khác hay không.
1.1.3. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Trong các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhằm hỗ trợ
người thất nghiệp để thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động
khi họ bị mất thu nhập do thất nghiệp. BHTN là quá trình tổ chức và sử dụng một
quỹ được hình thành từ sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động,
và sự hỗ trợ của nhà nước nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho người thất nghiệp
khi gặp rủi ro về việc làm. Về mặt kinh tế, các đối tượng tham gia BHTN đã huy
động và hình thành một quỹ tiền tệ chung nhằm hỗ trợ cho những người lao động bị
mất việc làm, giúp đỡ họ giải quyết khó khăn tạm thời để sớm tìm được việc làm
mới từ đó góp phần gia tăng năng suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm
các nguồn chi từ ngân sách nhà nước hoặc các quỹ tiền tệ khác đối với các chương
trình hỗ trợ liên quan đến người thất nghiệp.Về mặt pháp lý, BHTN là tổng hợp các
quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các bên tham gia vào quá
trình thực hiện các chế độ về bảo hiểm thất nghiệp.Về mặt xã hội, BHTN giúp hạn
chế những rủi ro có thể mang đến cho con người từ việc mất việc làm và thu nhập.
Nhà nước đã sử dụng công cụ này như là một trong những biện pháp đảm bảo an
sinh xã hội, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, giải quyết những bất ổn về tâm lý của
những người thất nghiệp. Những người tham gia BHTN họ cũng yên tâm trong quá



10

trình làm việc, kích thích tăng năng suất lao động, thu hẹp khoảng cách mâu thuẫn
quyền lợi giữa người lao động và người sử dụng lao động. Có thể hiểu BHTN là
một trong những chế độ thuộc hệ thống các chế độ về an sinh xã hội của một quốc
gia, được hình thành nhằm khắc phục những biến cố xẩy ra đối với việc làm của
người lao động bằng các biện pháp trợ cấp kinh tế và hỗ trợ tìm kiếm việc làm mới.
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người
lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm
việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp7.
Phân biệt bảo hiểm thất nghiệp với các loại hình bảo hiểm khác
BHTN cũng giống các loại hình bảo hiểm khác là nhằm bù đắp, chia sẻ
những tổn thất do rủi ro không mong muốn mang tới. BHTN cũng là một loại hình
bảo hiểm con người, nhưng nó khác nhau ở chỗ là không có hợp đồng bảo hiểm
trước, người tham gia và người thu hưởng là một.
BHTN không có con số dự báo chính xác về số lượng cũng như là mức độ
thiệt hại về kinh tế có thể là rất lớn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế
So sánh với bảo hiểm xã hội thì BHTN cũng bù đắp những rủi ro cho người
lao động trong quan hệ lao động nhưng BHTN có các nội dung khác về đối tượng,
mục đích và cách thức triển khai. Những khác biệt đó là:
- Đối tượng tham gia BHTN bao gồm cả người sử dụng lao động và người
lao động nhưng đối tượng hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì chỉ là người lao động
chấm dứt Hợp đồng lao động hoặc viên chức chấm dứt Hợp đồng làm việc.
- Mục đích: ngoài mục đích trợ cấp tài chính thì BHTN còn thực hiện các
chính sách khác là hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề và hỗ trợ đào
tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao
động.
- Pháp luật liên quan đến BHTN có nhiều ngành luật như lao động, doanh

nghiệp, phá sản, việc làm.
1.2. Đặc điểm, bản chất và vai trò của bảo hiểm thất nghiệp
7

Khoản 4, Điều 3, Luật Việc làm 2013


11

1.2.1. Đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp
- BHTN là một chế độ nằm trong hệ thống các chế độ về bảo hiểm xã hội,
thất nghiệp là loại rủi ro không chỉ có tác động rất lớn đến đời sống của người lao
động và gia đình họ, thất nghiệp còn tác động đến an sinh xã hội của mỗi quốc gia
do đó chế độ về BHTN có vai trò rất quan trọng trong hệ thống chế độ về bảo hiểm
xã hội.
- BHTN là một biện pháp mang tính chủ động nhằm bù đắp, đối phó với rủi
ro khi người lao động mất việc làm. Quỹ BHTN được hình thành từ sự đóng góp
của người lao động và người sử dụng lao động có sự hỗ trợ của Nhà nước và hoạt
động trên nguyên tắc chia sẻ rủi ro, có tham gia thì được hỗ trợ, bên cạnh chính
sách trợ cấp về kinh tế thì người thất nghiệp còn được hỗ trợ học nghề, tìm kiếm
việc làm với mong muốn người lao động nhanh chóng tìm kiếm được việc làm mới.
- Người lao động phải có quá trình nhất định trực tiếp tham gia đóng BHTN
thì mới được hưởng chế độ trợ cấp về BHTN. Đây là đặc điểm khác biệt với các trợ
cấp khác như trợ cấp của Chính phủ, trợ cấp thôi việc,…là những trợ cấp mà người
lao động không phải trực tiếp tham gia đóng góp. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chi
trả trợ cấp cho người tham gia BHTN với mức chi thấp hơn nhiều so với thu nhập
của họ khi đang có việc làm và thời gian trợ cấp phụ thuộc vào thời gian tham gia
BHTN của họ. Tùy thuộc vào thời gian tham gia BHTN của người lao động mà thời
gian trợ cấp BHTN có giới hạn nhất định vì BHTN luôn mong muốn người lao
động sớm có việc làm.

1.2.2. Bản chất của bảo hiểm thất nghiệp
Mục đích lớn nhất của BHTN là đảm bảo cho người lao động mất việc làm
có một khoản thu nhập, bảo hiểm y tế trong một khoảng thời gian nhất định và có
các biện pháp hỗ trợ khác như tư vấn học nghề, dạy nghề, giới thiệu việc làm nhằm
giúp cho họ nhanh chóng trở lại thị trường lao động. Ngoài ra BHTN còn giảm một
phần gánh nặng cho ngân sách Nhà nước đối với các khoản chi cho an sinh xã hội
đó cũng là xu hướng chung của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề an sinh xã hội.


12

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, ngoài các nghiệp vụ thu chi thì
BHTN còn khảo sát, nghiên cứu, điều tra thông tin về thị trường lao động, hướng
nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp để tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động
tìm kiếm việc làm. Như vậy xuất phát từ quan hệ lao động giống bảo hiểm xã hội
nhưng BHTN gắn liền với tình trạng việc làm.
Việc làm và BHTN là hai mặt của sự thống nhất, có quan hệ chặt chẽ và biện
chứng với nhau đều với mục tiêu chung là hướng về người lao động, đảm bảo an
sinh xã hội từ việc đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động. Giải quyết
việc làm là quá trình tiếp nối của BHTN, giải quyết tốt vấn đề việc làm thì thất
nghiệp sẽ giảm. Các đối tượng tích cực tham gia BHTN thì giúp cho quan hệ lao
động lành mạnh.
Bởi vậy không thể quan điểm là BHTN chỉ là chi trả trợ cấp cho người thất
nghiệp trong một thời gian nhất định giải quyết hậu quả mà BHTN còn có chức
năng hướng nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành nghề hợp lý, bồi dưỡng nâng
cao năng lực nghề nghiệp cho người lao động, bảo vệ việc làm, tìm kiếm việc làm,
làm cầu nối cho cung cầu của thị trường lao động. Việc thực hiện tốt các chính sách
và giải pháp đồng bộ sẽ phát huy vai trò của BHTN trong hàng loạt những biện
pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội.
1.2.3. Mối quan hệ giữa bảo hiểm thất nghiệp với các trợ cấp cho người lao động

khi thôi việc
Khi người lao động thôi việc, có 2 loại trợ cấp doanh nghiệp chi trả đó là trợ
cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm. Hai loại trợ cấp này đều được chi trả khi
người lao động chấm dứt quan hệ lao động với người sử dụng lao động trong các
trường hợp chủ động hoặc rủi ro do khách quan nhằm mục đích hỗ trợ cho người
lao động có điều kiện ổn định cuộc sống để tìm kiếm việc làm mới.
Trợ cấp thôi việc được người sử dụng lao động chi trả cho người lao động đã
làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một
nửa tháng tiền lương. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian
người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian


13

người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được
người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc
là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi
người lao động thôi việc8.
Trường hợp người lao động bị mất việc làm do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu,
công nghệ hoặc lý do kinh tế hoặc khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp,
hợp tác xã thì người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động
đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc trả 01
tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương. Thời gian làm việc để
tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho
người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất
nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi
việc. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng
lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm9.
Từ khi triển khai thực hiện chế độ BHTN, thời gian người lao động đóng
BHTN không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo

quy định của pháp luật lao động, pháp luật về viên chức10. Trước năm 2015 chính
sách BHTN theo qui định tại Luật Bảo hiểm xã hội thì cũng quy định tương tự là
“Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Luật này
không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định
của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ, công chức” 11. Như vậy từ sau ngày
01/01/2009, người lao động bị mất việc làm thì được hưởng các chế độ BHTN đối
với thời gian có tham gia BHTN và được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc
làm đối với khoản thời gian chưa hưởng từ 2009 trở về trước.
1.2.4. Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp
- Trước tiên BHTN giúp cho duy trì, ổn định trật tự xã hội: khi người lao động
bị mất việc làm, thu nhập của họ cũng bị giảm, nó ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ
8

Điều 48, Bộ luật Lao động năm 2012
Điều 49, Bộ luật Lao động năm 2012
10
Khoản 3, Điều 45, Luật Việc làm
11
Khoản 6, Điều 139, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006
9


14

chức đời sống sinh hoạt gia đình, mặt khác, thất nghiệp cũng có thể là mầm mống
của các tệ nạn xã hội. Khi người thất nghiệp nhận được một khoản trợ cấp trong
tình thế khó khăn nhất thời, như là một cứu cánh giúp cho họ duy trì và ổn định
cuộc sống không bị xáo trộn nhiều trong một thời gian nhất định. Các chế độ BHTN
kèm theo như bảo hiểm y tế, hỗ trợ dạy nghề, giới thiệu việc làm,…tạo nhiều điều
kiện thuận lợi cho người lao động sớm tìm được việc làm trở lại. Có thể nói BHTN

đã tạo và là chỗ dựa về vật chất và tinh thần cho người lao động khi lâm vào tình
trạng mất việc làm. BHTN góp phần không nhỏ vào việc duy trì, ổn định xã hội.
- Ngoài ra BHTN còn đẩy mạnh tái tạo việc làm, phát triển kinh tế: Với chức
năng, nhiệm vụ của mình, BHTN là cầu nối về cung cầu thị trường lao động, định
hướng nghề nghiệp, tái cơ cấu ngành nghề đã giúp thúc đẩy tái tạo việc làm. Bên
cạnh đó, BHTN có thể tập trung nguồn quỹ tài chính nhàn rỗi đầu tư lại cho nền
kinh tế thông qua các chương trình dự án góp phần phát triển kinh tế đất nước.
- Cuối cùng BHTN giúp cho ngân sách Nhà nước giảm chi phí khi nạn thất
nghiệp gia tăng và đối với doanh nghiệp thì giảm bớt gánh nặng tài chính vì không
phải sử dụng khoản chi lớn để giải quyết chế độ cho người lao động mà thông
thường là nhiều người trong cùng 1 lúc trong những thời điểm khủng hoảng kinh tế,
doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất mà dẫn đến nhiều người lao động mất việc
làm.
1.3. Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp của Tổ chức Lao động Quốc tế
Việt Nam đã phê chuẩn 21 công ước của ILO, bao gồm năm công ước chính:
C29-Công ước về lao động cưỡng bức, 1930 Số 29 ; C100-Công ước về trả công
bình đẳng,1951 Số 100 ; C111-Công ước về chống phân biệt đối xử trong việc
làm và nghề nghiệp , 1958 Số 111 ; C138-Công ước về tuổi lao động tối thiểu,
1973 Số 138 ; C182-Công ước về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất,
1999 Số 182

12

12

.

Tổ chức Lao động Quốc tế 2016 , Tiêu chuẩn lao động quốc tế, tại địa chỉ
/>truy cập ngày 07/5/2016.



15

Vấn đề đảm bảo cuộc sống cho người thất nghiệp đã được ILO đề cập trong
các Công ước và Khuyến nghị sau đây: Công ước số 44 “Bảo đảm tiền trợ cấp cho
những người thất nghiệp” năm 1934; Công ước số 102 “Quy phạm tối thiểu về
ansinh xã hội” năm 1952; Công ước số 168 “Xúc tiến bảo vệ và phòng chống thất
nghiệp” năm 1988.
1.3.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Tổ chức Lao
động Quốc tế
 Công ước số 44:
Công ước số 44 được Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động Quốc tế thông qua
ngày 23 tháng 6 năm 1934. Theo Công ước này, đối tượng áp dụng BHTN được
quy định tại Điều 2, Công ước, chỉ những người làm công ăn lương làm công cho
chủ mới được hưởng BHTN; còn những người lao động độc lập thì không thuộc
đối tượng BHTN. Tại Điều 2 cũng ghi: Tuy nhiên, tùy hoàn cảnh mỗi nước có thể
đặt thêm các trường hợp ngoại lệ đối với một số đối tượng thuộc các dạng sau:
Người giúp việc nhà; Người lao động làm việc tại nhà; Công chức Nhà nước có
việc làm ổn định; Người lao động có thu nhập cao có thể tự mình phòng chống rủi
ro thất nghiệp; Những người lao động làm việc theo mùa vụ; Những lao động trẻ,
sát cận tuổi lao động theo quy định; Những lao động đã vượt quá tuổi quy định,
nghỉ hưu, đang được hưởng trợ cấp hưu trí; Người lao động làm việc tùy dịp hoặc
phụ trợ; Thành viên trong gia đình của chủ nhân. Công ước không áp dụng thủy thủ,
thủy thủ đánh cá và lao động nông nghiệp.
 Công ước số 102
Công ước số 102 gọi tắt là “Công ước về quy phạm tối thiểu về An sinh xã
hội, 1952” được Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động Quốc tế thông qua ngày
28 tháng 6 năm 1952, quy định tại phần IV-Trợ cấp thất nghiệp như sau: “Mọi nước
thành viên chịu hiệu lực của Phần này trong Công ước phải đảm bảo cho những
người được bảo vệ được nhận trợ cấp khi thất nghiệp” Điều 19).

Trường hợp được bảo vệ: Công ước 102 quy định: “Trường hợp bảo vệ phải
bao gồm tình trạng gián đoạn thu nhập như pháp luật hoặc các quy định của quốc


16

gia quy định, và xảy ra do không thể có được một công việc thích hợp, trong tình
hình người được bảo vệ có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc.” Điều 20 .
Điều 21 quy định những người được bảo vệ bao gồm: “những người làm công ăn
lương được quy định, tổng số ít nhất chiếm 50

toàn bộ những người làm công ăn

lương; hoặc mọi người thường trú mà phương tiện sinh sống khi trường hợp bảo vệ
xảy ra không vượt quá giới hạn quy định; hoặc bao gồm những người làm công ăn
lương mà tổng số ít nhất chiếm 50

toàn bộ những người làm công ăn lương làm

việc trong các cơ sở công nghiệp đang sử dụng từ 20 người trở lên”.
 Công ước số 168
Công ước này được hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động Quốc tế thông
qua ngày 21 tháng 6 năm 1988 đã đặt ra mục tiêu tăng cường mức độ bảo vệ của hệ
thống bồi thườngđối với các nước phát triển vì những nước đó đang ở thời điểm
thiết lập một hệ thống bồi thường thất nghiệp tại Điều 2, Phần I - Những quy định
chung – như sau: “Mọi nước thành viên sẽ thực hiện từng bước phù hợp để phối
hợp với hệ thống bảo vệ chống thất nghiệp và chính sách việc làm. Cuối cùng, điều
này đảm bảo rằng hệ thống bảo vệ chống thất nghiệp và những biện pháp đặc biệt
bảo đảm trợ cấp thất nghiệp, góp phần khuyến khích đầy đủ việc tự do lựa chọn
việc làm có hiệu quả và không ngăn cản người sử dụng lao động được yêu cầu và

người lao động được tìm kiếm việc làm hiệu quả”.
Trường hợp được bảo vệ được quy định tại Điều 10 bao gồm: “Những người
có khả năng lao động nhưng bị thất nghiệp toàn phần do không có việc làm phù
hợp, dẫn đến mất nguồn sống”. Ngoài ra Điều 10 của Công ước cũng quy định:
“Mỗi nước thành viên sẽ cố gắng mở rộng sự bảo vệ đối với những trường hợp: Mất
tiền lương vì thất nghiệp từng phần do tạm thời giảm bớt công việc bình thường tại
nhà hoặc do pháp luật quy định;Sự đình chỉ hoặc giảm bớt thu nhập do đình chỉ tạm
thời công việc mà không có bất cứ sự gián đoạn nào trong mối quan hệ việc làm bởi
những lý do, đặc biệt là kinh tế, công nghệ, cơ cấu hoặc nhu cầu tự nhiên tương tự”.
Đồng thời, mỗi nước thành viên sẽ cố gắng trả thêm trợ cấp làm việc không trọn giờ
cho những người lao động đang tìm kiếm việc làm tòan bộ thời gian. Toàn bộ số trợ


17

cấp và tiền lương từ việc làm không trọn giờ của họ có thể duy trì sự khuyến khích
đạt tới việc làm toàn bộ thời gian.
Những người được bảo vệ được quy định tại Điều 11: “Những người làm
công ăn lương theo quy định, không ít hơn 85

tòan bộ những người làm công ăn

lương, kể cả những người làm công ăn lương khu vực công cộng và những người
học nghề.” hoặc “những người làm công ăn lương theo quy định không ít hơn 50
toàn bộ những người làm công ăn lương; hoặc nơi được quy định đặc biệt theo trình
độ phát triển, những người làm công ăn lương không ít hơn 50

tòan bộ những

người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp có sử dụng từ 20 người trở lên”.

1.3.2. Điều kiện hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp
 Công ước số 44
Theo Công ước số 44, để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người thất
nghiệp phải có đủ các điều kiện sau: (1) Có năng lực làm việc và sẵn sàng làm việc
nhưng hiện tại không có việc làm; (2) Có đăng ký tìm việc tại một phòng tìm việc
do cơ quan có thẩm quyền xác nhận hay tại một trung tâm đào tạo và giới thiệu việc
làm do Nhà nước quản lý; (3) Có sổ bảo hiểm thất nghiệp để chứng nhận có tham
gia đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ thời hạn quy định của thời kỳ dự bị; (4) Trước đó
không tự ý nghỉ việc vô cớ hoặc không phải bị nghỉ việc vì kỷ luật hay tranh chấp
nghề nghiệp; (5) Có giấy chứng nhận mức lương hay thu nhập trước khi bị thất
nghiệp trường hợp trả trợ cấp theo mức lương .
Điều 6, Công ước số 44 hướng dẫn: “Thời kỳ dự bị thường không vượt quá
26 tuần lễ làm việc tức là tối thiểu phải có 26 lần đóng góp hàng tuần trong thời
gian 12 tháng trước khi xin hưởng trợ cấp BHTN”. Thời gian hoãn hưởng trợ cấp:
Công ước số 44 quy định thời gian này không được vượt quá 8 ngày cho mỗi thời
kỳ thất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp: Theo Công ước số 44, thời gian trả trợ cấp
dài hay ngắn là tùy thuộc vào khả năng tài chính của quỹ BHTN. Thời gian này
càng dài càng tốt nếu quỹ còn đủ khả năng chi trả và người lao động còn có yêu cầu
giúp đỡ khi nào còn ở trong tình trạng thất nghiệp thì người lao động còn cần được
nhận trợ cấp BHTN .


18

 Công ước số 102
Công ước 102 quy định mức chi trả như sau: (1)Nếu người được bảo vệ là
người làm công ăn lương, trợ cấp là chế độ chi trả định kỳ một khoản ít nhất bằng
45

so với tổng số tiền lương của người lao động nam giới thành niên. (2)Nếu


người được bảo vệ là người thường trú mà các phương tiện sinh sống khi trường
hợp bảo vệ xảy ra không vượt quá giới hạn quy định, thì trợ cấp là chế độ chi trả
định kỳ một khoản được ấn định theo một bảng tính quy định hoặc theo bảng tính
do các cơ quan có thẩm quyền quyết định theo những quy tắc nhất định.
Thời gian hưởng trợ cấp được xác định tại Điều 24: “Trợ cấp phải được trả
trong suốt thời gian trường hợp bảo vệ xảy ra, với một ngoại trừ là thời gian được
trợ cấp có thể giới hạn: a. Ở 13 tuần trong thời kỳ 12 tháng, nếu người được bảo vệ
là người làm công ăn lương; b. Ở 26 tuần trong trong thời kỳ 12 tháng nếu người
được bảo vệ là người thường trú mà các phương tiện sinh sống trong trường hợp
bảo vệ xảy ra không vượt quá giới hạn quy định.”
Thời gian hoãn hưởng trợ cấp được quy định như sau: “Trợ cấp có thể không
được trả trong một thời gian tạm chờ là 7 ngày đầu tiên trong từng trường hợp gián
đoạn thu nhập, và những ngày thất nghiệp trước và sau một công việc tạm thời
không quá một thời hạn đã định sẽ được tính như một bộ phận của trường hợp gián
đoạn thu nhập đó. Nếu là người lao động làm theo mùa vụ thì thời gian được hưởng
trợ cấp và thời gian tạm chờ có thể được quy định thích hợp với điều kiện làm việc
của họ”.
 Công ước số 168
Điều 12 quy định phương pháp bảo vệ: “Mỗi nước thành viên có thể lựa
chọn quy định một hoặc nhiều phương pháp bảo vệ, có hoặc không có hệ thống
đóng góp, hoặc bằng sự kết hợp giữa các hệ thống đó”.
Mức trợ cấp được xác định dựa vào nguyên tắc chung Điều 14 : “Trong
trường hợp thất nghiệp hoàn toàn, khoản trợ cấp được chi trả định kỳ sẽ được tính
toán trên cơ sở cung cấp cho người được hưởng một khoản thay thế một phần tiền


19

công và chuyển tiếp, đồng thời tránh tạo ra việc không khuyến khích làm việc hoặc

tạo ra việc làm”.
Mức trợ cấp được quy định cụ thể tại Điều 15: “ a. Nếu trợ cấp đó căn cứ vào
mức đóng góp của chính người được bảo vệ hoặc của đại diện của họ hoặc căn cứ
vào thu nhập trước đó, thì sẽ được ấn định không ít hơn 50

mức thu nhập trước

đó, được phép ấn định mức trợ cấp tối đa hoặc mức thu nhập được xem xét có liên
quan, ví dụ tiền lương của công nhân lành nghề hoặc tiền lương trung bình của công
nhân trong vùng có liên quan. b. Nếu trợ cấp đó không căn cứ vào mức đóng góp
hoặc thu nhập trước đó, thì có thể được ấn định không ít hơn 50

tiền lương tối

thiểu đã được ấn định hoặc mức tiền lương của người lao động bình thường, hoặc
theo mức bảo đảm mức sống cơ bản tối thiểu ở mức cao nhất.”
Công ước chỉ đưa ra những chỉ dẫn về thời gian đóng góp trước khi thất
nghiệp tại Điều 17 như sau: “1. Nếu luật pháp của nước thành viên quy định quyền
nhận trợ cấp thất nghiệp với điều kiện hoàn thành một thời gian làm việc, thời gian
này không được vượt quá mức cần thiết. 2. Mỗi nước thành viên phải cố gắng tính
toán khoảng thời gian làm việc cần thiết đối với từng nghề nghiệp của những người
lao động theo thời vụ”.
Thời gian trợ cấp được xác định tại Điều 19: “Trong trường hợp thất nghiệp
hoàn toàn, giai đoạn đầu của việc trả trợ cấp có thể được giới hạn tới 26 tuần cho
mỗi kỳ thất nghiệp hoặc tới 39 tuần trong mỗi giai đoạn 24 tháng”.
Các trường hợp không được hưởng hoặc bị cắt giảm trợ cấp được nêu tại
Điều 20: “Tiền trợ cấp mà người được bảo vệ có quyền nhận trong trường hợp thất
nghiệp hoàn toàn hoặc tạm thời bị gián đoạn trong thu nhập do ngừng việc tạm thời
mà không có bất cứ sự gián đoạn nào trong quan hệ làm việc, có thể bị từ chối, hủy
bỏ, gián đoạn hoặc bị giảm trong những trường hợp sau: (1) Chừng nào đương sự

không có mặt trên lãnh thổ của nước thành viên; (2) Bị cơ quan có thẩm quyền xác
nhận rằng đương sự bị sa thải do lỗi cố ý; (3) Có xác nhận của cơ quan có thẩm
quyền rằng đương sự tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng; (4) Trong thời gian có
tranh chấp về lao động, khi đương sự bỏ việc để tham gia vào tranh chấp lao động


×