Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước làng nghề chế biến nông sản xã vũ hội, huyện vũ thư, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


LÊ NGUYỄN NGỌC THỦY

ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN XÃ
VŨ HỘI, HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH

CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ

: 60.44.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ðOÀN VĂN ðIẾM

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Tác giả



Lê Nguyễn Ngọc Thủy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành được bản luận văn này, trước hết, tôi xin chân thành
cảm ơn PGS.TS. ðoàn Văn ðiếm, Khoa Môi trường – Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi
thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô
giáo Khoa Môi trường, Ban Quản lý ðào tạo sau ðại học - Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái
Bình, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vũ Thư, UBND xã Vũ Hội và
một số hộ gia đình xã Vũ Hội đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân trong gia đình và
đồng nghiệp đã khích lệ, tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá
trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Lê Nguyễn Ngọc Thủy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

vii

MỞ ðẦU

1

1.1


Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục đích, yêu cầu

2

1.2.1

Mục đích

2

1.2.2

Yêu cầu

2

2

TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU

3

2.1


Cơ sở lý luận nghiên cứu về làng nghề

3

2.1.1

Khái niệm về làng nghề và một số tiêu chí nhận dạng làng nghề

3

2.1.2

Tình hình phát triển làng nghề trên thế giới

8

2.1.3

Tình hình phát triển làng nghề tại Việt Nam

9

2.1.4

ðánh giá tiềm năng phát triển các làng nghề ở nước ta

13

2.1.5


Vấn đề quản lý môi trường làng nghề Việt Nam

15

2.1.6

Vấn đề sản xuất và ô nhiễm môi trường tại làng nghề Việt Nam

17

2.2

ðặc điểm làng nghề tỉnh Thái Bình

26

2.2.1

Khát quát về các làng nghề trên địa bàn tỉnh

26

2.2.2

29

3.1

Hiện trạng môi trường chất thải, nước thải, khí thải tại các làng

nghề
ðỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
ðối tượng nghiên cứu

3.2

Phạm vi nghiên cứu

30

3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

30
30

Page 3


3.3

Nội dung nghiên cứu

30

3.3.1

ðặc điểm địa bàn nghiên cứu


30

3.3.2

Tình hình sản xuất làng nghề chế biến nông sản xã Vũ Hội,
huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

30

3.3.3

Hiện trạng môi trường nước làng nghề chế biến nông sản Vũ Hội

30

3.3.4

ðánh giá ảnh hưởng của quá trình sản xuất đến môi trường & sức
khoẻ cộng đồng dân cư xung quanh

30

3.3.5

ðề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

30

3.4


Phương pháp nghiên cứu

30

3.4.2

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

31

3.4.3

Phương pháp lấy mẫu (nước) và phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm:

31

4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

34

4.1

ðặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Vũ Hội - Vũ Thư - Thái Bình 34

4.1.1

ðặc điểm tự nhiên


34

4.1.2

ðặc điểm kinh tế - xã hội

37

4.2

Hiện trạng sản xuất của làng nghề

41

4.2.1

Nguồn lao động

41

4.2.2

Quy mô sản xuất

42

4.2.3

Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho làng nghề


43

4.2.4

Công nghệ sản xuất

44

4.2.5

Sản phẩm và trị trường

47

4.3

Hiện trạng môi trường làng nghề

47

4.3.1

Các kết quả khảo sát bằng công cụ PRA

47

4.3.2

Các nguồn gây ô nhiễm từ sản xuất


51

4.3.3

Hiện trạng môi trường nước

53

4.4

Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến sức khỏe của người dân

58

4.4.1

Các nhân tố liên quan đến ô nhiễm tại làng nghề

58

4.4.2

ðánh giá ảnh hưởng từ sản xuất đến sức khỏe của người dân

61

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4



4.5

ðề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

62

4.5.1

Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường cấp phường, xã, thị trấn

62

4.5.2

Áp dụng công nghệ xử lý đối với nước thải làng nghề

63

4.5.3

Xã hội hoá công tác BVMT

66

4.5.4

Tăng cường và đa dạng hoá đầu tư tài chính cho BVMT


67

4.5.5

Giáo dục môi trường nâng cao ý thức cộng đồng

69

4.5.6

Xây dựng hương ước bảo vệ môi trường

69

4.5.7

Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

69

4.5.8

Giám sát chất lượng môi trường

70

5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


71

5.1

Kết luận

71

2

Kiến nghị

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

74

PHỤ LỤC

78

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


DANH MỤC BẢNG

STT


Tên bảng

Trang

2.1

Làng nghề và lao động tại ðồng bằng sông Hồng

12

2.2

ðặc trưng nước thải các làng nghề CBNSTP

17

2.3

Số liệu điều tra sức khỏe của người dân tại các làng nghề chế
biến nông sản thực phẩm

23

3.1

Mô tả các điểm đo đạc, lấy mẫu, vị trí và thời gian lấy mẫu

31


4.1

Lượng mưa trong các tháng và năm (ðơn vị: mm)

36

4.2

Cơ cấu kinh tế xã Vũ Hội qua các năm (ðVT: tỷ đồng)

38

4.3

Diện tích và năng suất các loại cây trồng trong xã năm 2013

38

4.4

Số người đi học năm 2013

40

4.5

Cơ cấu lao động theo ngành của làng nghề 2013

42


4.6

Biểu thống kê một số nguyên liệu sản xuất chính 2013

44

4.7

Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của làng nghề

47

4.8

ðánh giá hiện trạng, nguyên nhân và giải pháp từ người dân

48

4.9

Một số giải pháp do người dân đưa ra

49

4.9

Tổng thải trung bình năm của làng nghề qua các hoạt động sản
xuất và sinh hoạt

52


4.10

Kết quả phân tích nước thải từ quá trình chế biến nông sản

54

4.11

Kết quả phân tích nước thải từ chăn nuôi xã Vũ Hội

55

4.12

Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm

56

4.13

Kết quả phân tích chất lượng nước mặt xã Vũ Hội

57

4.14

Miêu tả và đánh giá định tính ô nhiễm môi trường

60


3.15

Các bệnh thường gặp ở những hộ chế biến nông sản

61

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


DANH MỤC HÌNH

STT
2.1

Tên hình

Trang

Phân loại các làng nghề Việt Nam theo loại hình sản xuất (ðặng
Kim Chi, 2005)................................................................................... 6

2.2

Hệ thống tổ chức quản lý môi trường ở địa phương.......................... 15

2.3


Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải làng nghề
khu vực đồng bằng sông Hồng (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường,
2010) ................................................................................................ 20

4.1

Sơ đồ xã Vũ Hội ............................................................................... 34

4.2

Sơ đồ quy trình sản xuất bún tươi ..................................................... 45

4.3

Sơ đồ quy trình sản xuất miến dong.................................................. 46

4.4

Tham vấn ý kiến cộng đồng.............................................................. 51

4.5

Mương thoát nước thải tại xã Vũ Hội ............................................... 52

4.6

Các nhân tố liên quan đến ô nhiễm môi trường ở xã Vũ Hội
thông qua đánh giá của người dân .................................................... 59

4.7


Sơ đồ cơ cấu quản lý môi trường cấp xã ........................................... 62

4.8

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bún bánh ....................................... 64

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Làng
nghề đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay cả nước
có tới 2017 làng nghề, riêng đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng nghề.
Với việc ban hành Nghị định số 134/2004/Nð – CP (9/6/2004) về khuyến
khích phát triển công nghiệp nông thôn của Chính phủ thì tốc độ phát triển
mở rộng của các làng nghề truyền thống diễn ra khá mạnh. Hiện nay, ở hầu
hết các làng nghề, mức thu nhập tăng lên nhưng chất lượng cuộc sống lại
giảm xuống do môi trường xuống cấp và chi phí cho sức khỏe ngày càng tăng
đang đe dọa nghiêm trọng tính bền vững của làng nghề.
Từ khi Nhà nước có chủ trương mở cửa để phát triển kinh tế, trên bình
diện cả nước nói chung và ở các vùng nông thôn Thái Bình nói riêng, nhiều
nghành nghề truyền thống được khôi phục, phát triển mạnh mẽ thu hút hàng
vạn lao động; một bộ phận các hộ có nghề giàu lên, bộ mặt nông thôn thay đổi
nhanh chóng. Bên cạnh những thành tựu, những thay đổi ở các làng nghề,

xuất hiện nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng, đó là nước thải, khí thải của
các làng nghề gây ra ô nhiễm môi trường trong khu vực, ảnh hưởng trực tiếp
tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người dân.Tình trạng ô nhiễm môi
trường tại các làng nghề có xu thế ngày càng trầm trọng hơn, trong đó có làng
nghề Vũ Hội – một điểm nóng về ô nhiễm môi trường ở tỉnh Thái Bình
Vũ Hội là một xã đa dạng ngành nghề, được UBND tỉnh công nhận làng
nghề năm 2013, song tập trung chủ yếu là nghề làm bún. Phần lớn các chất
thải từ sản xuất, chăn nuôi và sinh hoạt hàng ngày của người dân chưa qua xử
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


lý đều được đổ trực tiếp vào các ao hồ hoặc đổ ra bãi đất trống. Bên cạnh đó
hệ thống cơ sở hạ tầng của xã còn thiếu, chưa đồng bộ càng làm cho tình
trạng ô nhiễm môi trường ở đây trở nên đặc biệt nghiêm trọng. Chính vì vậy
việc điều tra khảo sát, nghiên cứu các nguồn thải, đánh giá hiện trạng và diễn
biến môi trường là cơ sở để đưa ra các giải pháp cụ thể và hữu hiệu giải quyết
vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề Vũ Hội. Trên cơ sở đó học viên tiến
hành chọn đề tài: "ðánh giá hiện trạng môi trường nước làng nghề chế
biến nông sản Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình".
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- ðánh giá hiện trạng sản xuất và ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến
môi trường nước tại làng nghề chế biến thực phẩm Vũ Hội, huyện Vũ Thư.
- ðề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường nước làng nghề.
1.2.2. Yêu cầu
- ðánh giá một cách khoa học và đầy đủ các vấn đề môi trường nước tại
làng nghề, so sánh với TCVN đã được Bộ TN&MT phê duyệt.
- Phân tích được ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất đến môi trường

nước và sức khỏe của người dân địa phương.
- ðề xuất được các giải pháp khả thi và phù hợp với điều kiện địa
phương nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu về làng nghề
2.1.1. Khái niệm về làng nghề và một số tiêu chí nhận dạng làng nghề
2.1.1.1 Khái niệm làng nghề
Từ xa xưa, người nông dân Việt Nam đã biết sử dụng thời gian nông
nhàn để sản xuất những sản phẩm thủ công, phi nông nghiệp phục vụ cho nhu
cầu đời sống như: Các công cụ lao động nông nghiệp, giấy, lụa, vải, thực
phẩm qua chế biến… Các nghề này được lưu truyền và mở rộng qua nhiều thế
hệ, dẫn đến nhiều hộ dân có thể cùng sản xuất một loại sản phẩm. Bên cạnh
những người chuyên làm nghề, đa phần lao động vừa sản xuất nông nghiệp,
vừa làm nghề, hoặc làm thuê (nghề phụ). Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng
hóa, các nghề mang tính chất chuyên môn sâu hơn, được cải tiến kỹ thuật hơn
và thường được giới hạn trong quy mô nhỏ (làng), dần dần tách hẳn nông
nghiệp để chuyển hẳn sang nghề thủ công. Như vậy, làng nghề đã xuất hiện.
Có thể hiểu làng nghề “là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lao động và thu nhập so với
nghề nông”.
Có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau khi đề cập đến tiêu chí để
một làng ở nông thôn được coi là một làng nghề. Nhưng nhìn chung, các ý
kiến thống nhất ở một số tiêu chí sau:
- Giá trị sản xuất và thu nhập của từ phi nông nghiệp ở làng nghề đạt

trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong
năm; hoặc doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất đạt trên 300 triệu đồng.
(ðặng Kim Chi, 2007)
- Số hộ và số lao động tham gia thường xuyên hoặc không thường
xuyên, trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nghề phi nông nghiệp ở làng ít nhất đạt
30% so với tổng số hộ hoặc lao động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


- Sản phẩm phi nông nghiệp do làng sản xuất mang tính đặc thù của
làng và do người trong làng tham gia.
Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008, tiêu chí công nhận làng
nghề gồm có 3 tiêu chí sau: (Bộ tài nguyên và môi trường, 2008).
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động
ngành nghề nông thôn.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận.
- Chấp hành tốt chính sách Pháp luật của Nhà nước
2.1.1.2. Phân loại làng nghề
Tùy theo mục đích nghiên cứu ta có thể phân loại làng nghề theo một
số kiểu dạng khác nhau. Có hai cách phân loại làng nghề được biết đến rộng
rãi nhất.
• Phân loại làng nghề truyền thống và làng nghề mới
Cách phân loại này cho thấy đặc thù văn hóa, mức độ bảo tồn của các
làng nghề, đặc trưng cho các vùng văn hóa lãnh thổ (Bộ tài nguyên và môi
trường, 2008).
Làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống là làng nghề đã hình thành từ lâu đời, sản

phẩm đặc điểm đặc thù riêng biệt, có giá trị văn hóa lịch sử của địa phương
nhiều nơi biết đến, phương thức truyền nghề- cha truyền con nối hoặc gia
đình, dòng họ.
Cụ thể theo nghị định 66/Nð-CP của chính phủ tiêu chí công nhận
nghề truyền thống gồm:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương trên 50 năm tính đến thời điểm đề
nghị công nhận
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


- Nghề gắn liền với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi
của nghề
Các làng nghề truyền thống không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh
tế chung của đất nước, nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với thế hệ đi trước và thế
hệ trẻ sau. Bởi vậy, chúng ta gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa lâu đời
của dân tộc Việt Nam (Bộ tài nguyên và môi trường, 2008).
Làng nghề mới hình thành
Làng nghề mới là làng nghề không phải là làng nghề truyền thống. Các
làng nghề này được hình thành trong thời gian gần đây, chủ yếu xuất phát từ:
- Việc tổ chức gia công cho các xí nghiệp lớn, các tổ chức kinh doanh
xuất nhập khẩu
- Việc học tập kinh nghiệm các làng nghề lân cân, của vài hộ nhạy bén
đối với thị trường và có điều kiện đầu tư cho sản xuất
- Tự hình thành do nhu cầu mới của thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị
trường nguyên liệu sẵn có.
ðể nhận biết được làng nghề và làng nghề mới năm 1954 tạp được lấy

làm gốc. Các làng nghề hình thành sau thời điểm này được coi là các làng
nghề mới. Làng nghề mới là làng có nghề mới phát triển trong khoảng thời
gian từ năm 1954 trở lại đây nhưng chiếm ưu thế so với nghề nông: làng cây
cảnh, làng nghề cá cảnh...
Các làng nghề mới chiếm phần lớn trong tổng số làng nghề ở nước
ta. Chủ yếu các làng nghề mới được hình thành do nhu cầu mới của thị
trường, do sự lan tỏa từ các làng nghề khác lân cận hay hình thành từ việc tổ
chức các quan hệ gia công cho các xí nghiệp lớn, cho các tổ chức kinh doanh
xuất nhập khẩu...
Bên cạnh các làng nghề truyền thống, làng nghề mới thì có cả làng
nghề khác. “ Khác” ở đây chính là nhưng làng nghề truyền thống sản xuất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


những làng nghề thủ công đậm đà bản sắc dân tộc nhưng sau này làng nghề
đã chuyển đổi sản xuất những sản phẩm và công nghệ truyền thống, với kiểu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


làng nghề này thì điển hình nhất là làng nghề ðông Kỵ, trước đây làng nghề
sản xuất pháo sau khi Nhà nước cấm sản xuất, đốt pháo, làng nghề đã chuyển
sang nghề mới làng nghề đã gây được tiếng vang và trở thành làng nghề có
thương hiệu lớn (ðặng Kim Chi, 2007).
• Phân loại làng nghề theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm

Các làng nghề truyền thống, làng nghề mới, dựa trên các tiêu trí khác nhau có
thể phân loại theo một số dạng như sau:
• Ươm tơ, dệt vải và may đồ da.
• Chế biến lương thực thực phẩm, dược liệu.
• Tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại…).
• Thủ công mỹ nghệ, thêu ren.
• Vật liệu xây dựng, khai thác và chế tác đá.
• Nghề khác (mộc gia dụng, cơ khí nhỏ, đóng thuyền, quạt giấy, đan vó,
lưới..).

Hình 2.1. Phân loại các làng nghề Việt Nam theo loại hình sản xuất
(ðặng Kim Chi, 2005)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


A: Vật liệu xây dựng và khai thác đá
B: Thủ công mĩ nghệ
C: Tái chế phế liệu
D: Công nghệ thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ
E: Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da
F: Các nghề khác
2.1.1.3. Tiêu chí làng nghề
Theo

thông




số

116/2006/TT-BNN

ngày

18/12/2006

của

BNN&PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số
66/2006/Nð-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề
nông thôn, một số tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng
nghề truyền thống như sau:
- Tiêu chí công nhận nghề truyền thống
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí sau:
+ Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm
đề nghị công nhận;
+ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;
+ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của
làng nghề.
- Tiêu chí công nhận làng nghề
Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí sau:
+ Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động
ngành nghề nông thôn;
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận;
+ Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một
nghề truyền thống theo quy định tại Thông tư này.
ðối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn thứ nhất và thứ hai của tiêu
chí công nhận làng nghề nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công
nhận theo quy định của Thông tư này thì cũng được công nhận là làng nghề
truyền thống. (Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006)
2.1.2. Tình hình phát triển làng nghề trên thế giới
Trên thế giới, từ những năm đầu của thế kỷ XX cũng có một số công
trình nghiên cứu có liên quan đến làng nghề như: “Nhà máy làng xã” của Bành
Tử (1922); “Mô hình sản xuất làng xã” và “Xã hội hóa làng thủ công” của
N.H.Noace (1928). Năm 1964, tổ chức WCCI (World crafts council
International – Hội đồng Quốc tế về nghề thủ công thế giới) được thành lập,
hoạt động phi lợi nhuận vì lợi ích chung của các quốc gia có nghề thủ công
truyền thống (Ngô Trà Mai, 2008)
ðối với các nước châu Á, sự phát triển kinh tế làng nghề truyền thống
là giải pháp tích cực cho các vấn đề kinh tế xã hội nông thôn. Thực tế nhiều
quốc gia trong khu vực có những kinh nghiệm hiệu quả trong phát triển làng
nghề, điển hình là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn ðộ, Thái Lan.
Trung Quốc sau thời kỳ cải cách mở cửa năm 1978, việc thành lập và duy trì
Xí nghiệp Hương Trấn, tăng trưởng với tốc độ 20 – 30 % đã giải quyết được
12 triệu lao động dư thừa ở nông thôn. Hay Nhật Bản, với sự thành lập “Hiệp
hội khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống” là hạt nhân cho sự nghiệp
khôi phục và phát triển ngành nghề có tính truyền thống dựa theo “Luật nghề
truyền thống”…(Trần Minh Yến, 2003)
ðặc biệt, “việc sử dụng cộng đồng như những nhà quản lý môi trường

không chính thức và tính cộng đồng là công cụ bảo vệ môi trường đã được
thực hiện thành công ở một số nước trong khu vực và thế giới bằng các hình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


thức khác nhau” [ðặng ðình Long, 2005]. Cũng theo ðặng ðình Long, các
nghiên cứu của World Bank đã chứng minh rằng, “dựa trên sức ép của cộng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page
10


đồng, cộng với việc tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý môi trường
có thể cải thiện được lượng phát thải tại các cơ sở gây ô nhiễm”.
Một số quốc gia đã thực hiện thành công cách quản lý này như:
Côlômbia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Băng-la-đét, Malaysia, Inđô-nê-xia… với phương pháp cho điểm đơn giản để dân chúng nhận rõ cơ
sở nào tuân thủ các tiêu chuẩn chống ô nhiễm của quốc gia và địa phương;
cơ sở nào không tuân thủ. Trung Quốc đã cho phép tính các loại phí ô
nhiễm dựa trên sự thảo luận của cộng đồng. Mức định giá phí ô nhiễm dựa
trên mức độ ô nhiễm, mức dân cư phải hứng chịu hậu quả của ô nhiễm,
mức thu nhập bình quân… Cùng với đó, chính phủ nước này cũng thường
xuyên nâng cao năng lực của cộng đồng trong nhận thức và hành động giải
quyết các vấn đề môi trường địa phương.
Ở In-đô-nê-xia, dưới áp lực của cộng đồng địa phương bằng việc phát
đơn kiện các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, qua đó chính phủ và các cơ quan

kiểm soát ô nhiễm làm trung gian đứng ra giải quyết, buộc các cơ sở gây ô
nhiễm phải đền bù cho cộng đồng và có những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
(ðặng ðình Long, 2005)…
Như vậy, cần thiết có sự phối hợp giữa Nhà nước, Xã hội dân sự và
cộng đồng trong quản lý môi trường cũng như giải quyết xung đột môi
trường. ðây là giải pháp mang tính bền vững cho sự phát triển của xã hội.
2.1.3 Tình hình phát triển làng nghề tại Việt Nam
Sự phát triển của các làng nghề Việt Nam đã trải qua những giai đoạn
khác nhau, gắn với những cung bậc thăng trầm của lịch sử. ðặc biệt, từ giai
đoạn đổi mới nền kinh tế đến nay, dưới tác động to lớn của sự biến đổi nền
kinh tế trong nước cũng như trên toàn thế giới, sự phát triển của các làng nghề
cũng có những thay đổi lớn, có những thành công mới nhưng cũng có không
ít những vấn đề nan giải.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page
11


Xuất hiện từ rất lâu đời (điển hình như các làng nghề ở Hà Tây (cũ), xã
Vũ Hội, Hưng Yên, có từ thời nhà Lê, Nhà Lý). Các làng nghề nông thôn đã
có những bước đánh dấu khá rõ nét trong lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam.
Vượt lên các nhu cầu về nông nghiệp, các sản phẩm như: đồ sành sứ, đồ gốm,
vải vóc, đồ ăn, đồ thờ cúng, hàng mỹ nghệ, giấy… đã được chế biến phục vụ
cho nhu cầu đời sống hàng ngày, phục vụ cho đời sống tâm linh, cho việc học
tập, cho đời sống văn hóa và cho cả xuất khẩu.
Làng nghề trước Cách mạng tháng Tám đã khá phong phú, đa dạng, nó
được hình thành từ các nghề cũ và một số nghề mới được phát triển nhằm đáp
ứng thị trường luôn thay đổi phức tạp (nhìn chung không khác lắm so với các

nghề đương thời). Thời gian này, nghề dệt lụa (Hà ðông) đã có những bước
tiến xa hơn, trở thành nghề thủ công xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho số
lượng lao động lớn.
Từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay, có thể chia lịch sử phát triển
của làng nghề thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1954 – 1978: Do chính sách Công nghiệp hóa, ưu tiên phát
triển công nghiệp nặng, khuyến khích các thợ thủ công tham gia vào các Hợp
tác xã. Tại một số làng nghề đã xuất hiện những HTX tiểu thủ công nghiệp,
chủ yếu sản xuất các mặt hàng xuất khẩu sang các nước XHCN, với các hàng
hóa chính là hàng thủ công mỹ nghệ. Do đó, chủng loại, số lượng và giá trị
hàng hóa được quyết định bởi đường lối, chính sách của Nhà nước. Cũng
chính trong giai đoạn này, nhiều làng nghề đã bị mai một.
- Giai đoạn 1978 – 1985: Kinh tế chính trị thế giới có nhiều biến động,
cùng với sức ép về dân số và sự cấm vận của Mỹ kinh tế Việt Nam đã lâm
vào giai đoạn khủng hoảng, đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Sự
suy sụp của hệ thống bao cấp đã khiến các hộ nông dân và tiểu thủ công
nghiệp buộc phải tìm đường cải thiện cuộc sống theo con đường tự phát.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Nhiều làng nghề đã được khôi phục lại nhằm đáp ứng nhu cầu rất thấp của
nhân dân.
- Giai đoạn 1986 – 1992: ðây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát
triển của làng nghề, nó được đánh dấu bằng sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý
bao cấp sang cơ chế thị trường. Các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách
đổi mới quản lý trong nông nghiệp và phát triển các thành phần kinh tế đã có
tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung

và với làng nghề nói riêng. Trong giai đoạn này, nhiều làng nghề truyền thống
đã được khôi phục và phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vốn, kỹ
thuật, hình thành nhiều cơ sở kinh doanh mới, thu hút ngày càng nhiều lao
động, tăng dần sản lượng và kim ngạch xuất khẩu… ðiển hình như làng gốm
Bát Tràng, gốm ðồng Nai, chạm khắc Hà Tây, thêu ren Thái Bình… (ðỗ
Quang Dũng, 2006)
Các sản phẩm truyền thống của làng nghề Việt Nam đã được tiêu thụ
khá ổn định ở các thị trường ðông Âu và Liên Xô, kim ngạch xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ đạt trên 246 triệu rúp (ðặng Kim Chi, 2005). Tuy vậy, do
biến động của nền kinh tế thế giới, mà xuất phát từ sự sụp đổ của mô hình
CNXH của Liên Xô và ðông Âu, sản xuất của các làng nghề bị đình trệ do thị
trường tiêu thụ không còn như trước nữa, số lao động trong các làng nghề
giảm nhanh chóng.
- Giai đoạn từ năm 1993 đến nay: Do tìm được hướng đi mới cho các
sản phẩm của làng nghề và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung mà nền kinh
tế Việt Nam bước sang một giai đoạn mới. Sự hội nhập nền kinh tế thế giới,
cùng với thời kỳ dỡ bỏ sự cấm vận của Mỹ, sự hợp tác kinh tế và thị trường
của Việt Nam không ngừng được mở rộng. Nhiều làng nghề đã khôi phục
nhanh chóng, trong đó nhiều làng vẫn duy trì được cả nghề nghiệp và mặt
hàng truyền thống (như làng Chạm bạc ðồng Xâm, làng nghề thêu Quất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


ðộng, làng gốm Bát Tràng…). Hơn nữa nhiều làng nghề mới đã được hình
thành (Làng gỗ ðồng Kỵ, gạch ngói Hương Canh…).
Hiện nay, Nhà nước có nhiều chính sách nhằm khuyến khích làng nghề
phát triển, đặc biệt từ khi Hiệp hội làng nghề Việt Nam được thành lập

(2005), đã có nhiều chương trình, chính sách nhằm bảo tồn, thúc đẩy sự phát
triển làng nghề. Tuy nhiên, nhiều làng nghề có nguy cơ lâm vào tình trạng suy
thoái do nhiều nguyên nhân khác nhau (do bế tắc về thị trường, do bị cạnh
tranh, do thiếu vốn để cải tiến sản xuất, gây ô nhiễm môi trường…). ðể giải
quyết những khó khăn này, cần có cái nhìn tổng quan về làng nghề và gắn với
thực trạng kinh tế xã hội trong nước và thế giới nói chung.
Bảng 2.1. Làng nghề và lao động tại ðồng bằng sông Hồng
Số làng nghề
Tỉnh

Tổng

Làng nghề truyền

Làng nghề

thống

mới

Lao động
(người)

Thái Bình

82

14

68


88508

Ninh Bình

165

20

141

87221

Nam ðịnh

90

19

61

52132

xã Vũ Hội

37

16

21


38802

Hải Dương

42

30

12

34440

Hưng Yên

39

11

28

22394

Hải Phòng

80

15

65


33762

Bắc Ninh

62

30

32

34120

Hà Nội

40

20

20

68679

Hà Tây

88

20

68


113956

Vĩnh Phúc

14

9

5

20595

Tổng

735

214

521

594303

(Vietnam agricultural science institute, 2003)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12



Trong thời kỳ đồi mới, làng nghề đóng góp quan trọng trong việc tạo
việc làm cho người lao động ở nông thôn. Trong những làng nghề này có hàng
nghìn lao động với thu nhập khá cao. Năm 1998, làng nghề tại tỉnh xã Vũ Hội
đã thu hút 38.000 lao động bao gồm 31.000 lao động địa phương và 3000 lao
động từ các làng lân cận. Năm 1996, tỉnh Hà Tây có tổng số lao động là
110.900 người, tăng lên là 161.000 người vào năm 2001 và năm 2003.
Bên cạnh tạo việc làm cho người lao động, các sản phẩm của làng nghề
không chỉ có giá trị trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Tổng số
lượng sản phẩm hàng năm từ các làng nghề chiếm số lượng quan trong trong
nền kinh tế quốc gia. Tại Hà Tây, tổng thu nhập từ 120 làng nghề là 1045 tỷ
VNð chiếm 35% tổng sản phẩm công nghiệp của tỉnh.
Sự phát triển của làng nghề góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp
hoá nông nghiệp nông thôn. Sản xuất công nghiệp tại làng nghề trực tiếp từ
các hộ gia đình. Tính trung bình, hoạt động sản xuất công nghiệp tại các tỉnh
tăng từ 60 đến 80%, và tỷ lệ này sẽ ngày càng tăng trong tương lai (Vietnam
agricultural science institute, 2003).
2.1.4. ðánh giá tiềm năng phát triển các làng nghề ở nước ta
Làng nghề càng chuyên môn hoá sâu sắc (càng xa rời nông nghiệp),
hay sản phẩm càng tinh vi thì mức độ ổn định càng thấp do chịu sự chi phối
quá lớn từ thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như thị trường nguyên vật liệu,
bù lại thu nhập thường cao trong thời kỳ phát triển. ðiều này nếu phân tích
kỹ lưỡng có thể đánh giá được xu thế phát triển về lâu dài (chú ý tới các làng
nghề đang có xu hướng trở thành các công ty hay tập đoàn sản xuất) nếu
muốn tồn tại lâu dài cần có được đội ngũ quản lý và kỹ thuật viên có trình
độ chứ không thể dừng ở các mối quan hệ. Kinh nghiệm quản lý, sản xuất và
kinh doanh còn rất hạn chế ở đại đa số các làng nghề. Nhiều làng nghề có
được sự nhạy bén trong kinh doanh cũng như khả năng tiếp cận thị trường
đã tìm ra được đầu ra cho các sản phẩm của mình không chỉ ở thị trường



trong nước mà còn xuất khẩu. Chính điều này đã đem lại khả năng tồn tại ổn
định và phát triển vững chắc đối với các làng nghề.
Hiện trạng trang thiết bị còn thô sơ, đã có xu hướng tự đổi mới trang
thiết bị song chưa có hiệu quả. Các làng nghề phát triển tốt hơn cũng nằm
trong tình trạng tương tự: đầu tư nửa vời và chất lượng sản phẩm chưa cao.
Rất nhiều làng nghề ở nước ta đã rơi vào suy thoái và khủng hoảng trầm trọng
do biến động thị trường từ các bạn hàng truyền thống (Liên Xô và các nước
ðông Âu tan rã) trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước rất khiêm tốn. Sau
năm
1990, nhiều chính sách mới về khôi phục và phát triển các làng nghề đúng đắn
đã tạo ra động lực cũng như môi trường cho sự hồi sinh và phát triển nhanh
chóng của các làng nghề truyền thống cũng như các làng nghề mới. Hiện
nay thị trường trong nước đang có chiều hướng phát triển tốt nhờ sản xuất và
mức sống của người dân đã được cải thiện và nâng cao không ngừng.
Nguyên liệu cho làng nghề bị khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch phù
hợp, thiếu kế hoạch tái tạo phát triển, gây lãng phí tài nguyên và huỷ hoại môi
trường. Chất lượng sản phẩm chưa cao và chưa chiếm lĩnh được thị trường
phát triển; năng suất lao động thấp, một số ngành chế biến nguyên liệu bị
chèn ép xuất khẩu gây biến động giá thất thường.
Trong phân ngành các làng nghề tái chế: Số lượng các làng nghề tái chế
kim loại chiếm ưu thế so với các làng tái chế nhựa và giấy. Các làng nghề này
phân bố rải rác khắp cả nước. Sản phẩm làm ra phục vụ nhu cầu sản xuất
nông nghiệp tại địa phương là chủ yếu. Tuy nhiên cũng có vài làng đạt trình
độ công nghệ rất cao và sản phẩm được tiêu thụ trong và ngoài nước. Tuy
vậy, gần như toàn bộ các làng nghề này không có các sản phẩm xuất khẩu.
Các làng cơ khí nhỏ tồn tại khá cầm chừng do thiếu vốn đầu tư nâng cao chất
lượng sản phẩm và thay đổi mẫu mã hàng hoá. Các làng nghề tái chế lớn đã
xây dựng được một mạng lưới thu gom nguyên liệu khá vững chắc, cạnh
tranh với cả các nhà máy quốc doanh lớn, do vậy có khả năng tồn tại khá ổn



định. Các làng nghề tái chế nhựa và giấy đạt được hiệu suất sử dụng nguyên
liệu để tạo ra sản phẩm khá cao so với mặt bằng của các cơ sở công nghiệp
nói chung. Tuy nhiên do chất lượng sản phẩm không cao dẫn đến việc thị
trường tiêu thụ các sản phẩm này ngày càng bị thu hẹp.
2.1.5. Vấn đề quản lý môi trường làng nghề Việt Nam
Cùng với sự phát triển về quy mô, các vấn đề môi trường ở các làng
nghề đang là mối lo ngại cho toàn xã hội. Hiện nay, hướng giải quyết những
vấn đề môi trường trong các làng nghề đang gặp nhiều vướng mắc lớn. Các
biện pháp tăng cường quản lý, kiểm soát chỉ đạt hiệu quả ở mức độ rất thấp, do
các cơ sở sản xuất chỉ dùng các biện pháp tiêu cực (như nộp tiền phạt, tạm
ngừng sản xuất vào thời điểm kiểm tra…) để đối phó với công luận và sự kiểm
soát của các cơ quan quản lý. Ngay cả ở những làng nghề đã được cấp đất để di
chuyển khu vực sản xuất có nhu cầu di chuyển đến khu mới quy hoạch vì
muốn mở thêm diện tích sản xuất. ðiều này đồng nghĩa với sự gia tăng mức độ
ô nhiễm.


×