Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Các hình thức gian lận thuế tại Việt Nam và cách khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.71 KB, 14 trang )

CÁC HÌNH THỨC GIAN LẬN THUẾ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Gian lận thuế là hành vi vi phạm pháp luật luôn tồn tại song hành với hoạt động thuế
của Nhà nước. Có thể nói, Nhà nước còn đánh thuế thì sẽ còn tồn tại hành vi gian lận
thuế do động cơ của gian lận thuế luôn tồn tại khi Nhà nước thu thuế, đó là mong muốn
giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, từ đó trục lợi cho bản thân. Tuy nhiên, không
loại bỏ được hoàn toàn không có nghĩa là chúng ta bỏ qua những hành vi gian lận thuế.
Gian lận thuế sẽ giảm bớt nếu hoạt động quản lý thuế đạt hiệu quả cao. Có nhiều việc
phải làm để giảm bớt gian lận thuế, trong đó, nhận diện các hành vi gian lận thuế là việc
cần làm thường xuyên.
I.

Khái niệm gian lận thuế

Theo Chuẩn mực 240 của Kiểm toán: Gian lận là hành vi cố ý làm sai lệch thông tin
kinh tế, tài chính do một người hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc,
các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính.
Như vậy, Hành vi gian lận thuế là hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý làm sai lệch - làm
giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.
Theo Nghị định 100/2004/NĐ-CP: Hành vi trốn thuế là hành vi của cá nhân, tổ chức
vi phạm các quy định của pháp luật về thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số
thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.
Như vậy, thì có thể nói mục đích của hành vi trốn thuế và hành vi gian lận thuế là như
nhau: làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.
Nhưng hành vi trốn thuế có phạm vi rộng hơn, trong đó bao gồm cả sự vô tình và sự
cố ý. Còn hành vi gian lận thuế có phạm vi hẹp, và là sự cố ý.

II.

Các hình thức gian lận thuế

1. Bỏ ngoài sổ sách kế toán


1.1. Định nghĩa
Đây là thủ đoạn khá phổ biến hiện nay. Người nộp thuế thường sử dụng đồng thời hai
hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống sổ kế toán nội bộ phản ánh đầy đủ các giao dịch
kinh tế để nội bộ doanh nghiệp có thể quản lý hoạt động (phản ánh đúng số thu - chi; lỗ lãi), hệ thống kế toán còn lại chỉ phản ánh một phần các giao dịch kinh tế để khai thuế,
thường ở dạng lãi ít hoặc lỗ
Kiểu hành vi này thường xảy ra ở các doanh nghiệp (DN) dân doanh hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, ăn uống, khách sạn, xây dựng dân dụng và sản xuất nhỏ. Đây


chính là một kiểu hoạt động kinh tế ngầm mà môi trường thuận lợi của nó là nền kinh tế
tiền mặt. Rất khó có thể xác định được số thuế thất thu do hành vi trốn thuế này gây ra vì
nếu xác định được thì đã không xảy ra thất thu thuế.
Lập 2 hệ thống sổ sách kế toán là hành vi gian lận và phải đối diện với sự trừng phạt
của pháp luật. LUẬT KẾ TOÁN SỐ 88/2015/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2017, Khoản 10
Điều 13 "nghiêm cấm Doanh nghiệp lập từ 2 hệ thống sổ sách trở lên". Các Luật Quản lý
thuế, Luật Đấu thầu hay Luật Các tổ chức tín dụng đều có chế tài xử phạt, thậm chí rất
nặng đối với hành vi gian lận trên.
1.2. Hình thức thực hiện
Lý do khiến doanh nghiệp phải lập hai hệ thống số sách bởi: có rất nhiều loại chi phí
không thể đưa vào sổ sách kế toán chính thức như chi phí không chính thức khi thực hiện
thủ tục hành chính, chi hoa hồng, chi phí “lại quả” cho khách hàng và các cơ sở chức
năng (khoản tiền lót tay cho các mối quan hệ để doanh nghiệp đạt được mục đích, theo
văn hóa của người Việt Nam: đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn).
Để bù đắp được những chi phí “khó công bố” trên, DN buộc phải lập hệ thống sổ
sách khác. Và khi đã mất công lập một hệ thống khác, kế toán doanh nghiệp giảm luôn lãi
cho về không hoặc lãi không đáng kể để trình các cơ quan chức năng:
Trên sổ sách báo cáo thuế, DN có thể sẽ rút bớt sản lượng. Bên cạnh đó, trong quá
trình sản xuất, DN sẽ “vẽ” thêm nhiều chi phí như tiếp khách, đi công tác, sửa chữa
phương tiện, phí đào tạo, phí quản lý của nước ngoài… Để hợp thức hóa chứng từ, họ sẽ
lấy hóa đơn có chi phí cao hơn thực tế, thậm chí là mua thêm hóa đơn. Bằng cách này,

báo cáo tài chính của DN luôn cho thấy chi phí rất lớn, dẫn tới lãi ít hoặc lỗ để giảm tiền
nộp thuế.
1.3. Ví dụ điển hình
Một số vụ trốn thuế bị phanh phui thời gian qua cho thấy hành vi này khá phổ biến và
gây thất thu ngân sách. Chẳng hạn, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) thông tin tín
nhiệm và xếp hạng DN Việt Nam đã trốn thuế 1.028 triệu đồng qua hành vi không ghi sổ
kế toán tiền bán quyền mua căn hộ; Công ty Viễn thông điện lực bán hàng không xuất
hóa đơn, không phản ánh vào sổ kế toán để trốn thuế 37 tỷ đồng.
2. Tạo giao dịch mua hàng giả mạo
2.1. Định nghĩa
Đây là hành vi trốn thuế khá phổ biến hiện nay, thực tế DN không có khoản chi này
nhưng đã tự tạo ra chứng từ để hợp pháp hóa khoản chi không có thực, vì thế có thể gọi
đây là chi khống. Chi khống thể hiện qua những bảng kê thanh toán giả mạo với chữ ký
giả, hợp đồng lao động giả mạo (có trường hợp tên người lao động không có thật; có
trường hợp tên người lao động là có thật nhưng thực sự không làm việc cho DN đó) và
thể hiện ở những hóa đơn đi mua của cơ sở kinh doanh khác.


Bằng hành vi này, DN không chỉ trốn thuế thu nhập DN mà còn trốn cả thuế GTGT
thông qua việc khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào. Đối với những hóa đơn đi mua, để
phát hiện, cơ quan thuế phải làm tốt công tác đối chiếu, xác minh. Thực tế thời gian qua,
thông qua công tác đối chiếu hóa đơn, cơ quan thuế các địa phương đã phát hiện khá
nhiều trường hợp gian lận.
Chẳng hạn, năm 2012, Cục Thuế Hà Nội đã gửi 10.200 phiếu xác minh hóa đơn, gồm
28.444 số; kết quả trả lời xác minh 7.570 phiếu, chiếm 74,21% số phiếu gửi đi. Qua xác
minh hóa đơn và thanh tra, kiểm tra, phát hiện 786 hóa đơn vi phạm, truy thu thuế GTGT
là 1.198 triệu đồng, thuế thu nhập DN là 1.658 triệu đồng và xử phạt hành vi trốn thuế
646 triệu đồng, xử phạt hành chính 369 triệu đồng”. Tuy nhiên, với công nghệ đối chiếu
hóa đơn thủ công như hiện nay thì hiệu quả còn rất thấp, bởi vì tỷ lệ hóa đơn có thể đối
chiếu so với số hóa đơn cần đối chiếu là quá nhỏ. Hơn nữa, trong trường hợp DN bán hóa

đơn sử dụng hóa đơn của những khách hàng không lấy để bán cho những người có nhu
cầu mua hóa đơn thì việc đối chiếu cũng không đem lại kết quả.
2.2. Hình thức thực hiện
Lập doanh nghiệp ma, để được phát hành hoá đơn, từ đó bán hóa đơn cho các đối
tượng khác hoặc trung gian lập hoá đơn mua bán khống, lập hồ sơ giả mạo để xin hoàn
thuế.
Thủ đoạn tạo giao dịch mua hàng giả mạo không hoàn toàn trùng với thủ đoạn thành
lập DN “ma”, do việc tạo giao dịch mua hàng giả mạo không chỉ thực hiện thông qua
hành vi mua hóa đơn, song giữa chúng có mối liên hệ mật thiết. DN “ma” là DN được
thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhưng thực tế không sản xuất kinh
doanh, chỉ nhằm mục đích đủ điều kiện để được phát hành hoá đơn, từ đó bán hóa đơn
cho các đối tượng khác hoặc trung gian lập hoá đơn mua bán khống, lập hồ sơ giả mạo để
xin hoàn thuế.
Mức độ thiệt hại do những hoá đơn trôi nổi này gây ra là không thể kiểm soát được,
bởi nó hoàn toàn phụ thuộc vào số chi phí đầu vào cần hợp thức hoá của DN mua bán hoá
đơn.
Hiện nay, hình thức gian lận này càng được tổ chức tinh vi hơn và có hệ thống, tuy
nhiên có một số đặc điểm mang tính định vị như: Các DN “ma” thường thành lập dưới
dạng công ty TNHH hay DN tư nhân; chủ DN thường là người có hộ khẩu thường trú ở
địa phương khác đến đăng ký thành lập DN, hạn chế về trình độ học vấn, không am hiểu
pháp luật; văn phòng giao dịch thường đi thuê thời hạn ngắn, trụ sở chật hẹp, tài sản
không tương xứng với mô hình tối thiểu của một DN bình thường; đăng ký kinh doanh
nhiều ngành nghề, chủ yếu là thương mại, dịch vụ tổng hợp, những ngành nghề không
cần phải đăng ký vốn pháp định và không bắt buộc có chứng chỉ hành nghề; doanh thu
lớn nhưng chênh lệch giữa thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra ít nên kê khai thuế
thấp, thậm chí có thuế GTGT phải nộp âm nhiều kỳ nhưng không làm thủ tục xin hoàn
thuế…


2.3. Ví dụ điển hình

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính trung bình hằng năm có khoảng 10.000
mẫu hàng hóa được phân tích phân loại. Trong đó, mẫu khai đúng chiếm khoảng 47%, sai
khoảng 53%, giảm thuế khoảng 7,4%.
Cơ quan đăng ký kinh doanh đã rà soát toàn bộ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
và phát hiện có 30.000 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký từ 1 năm trở
lên…
Có thể kể đến vụ mua bán trái phép hóa đơn trị giá 5.000 tỷ đồng xảy ra tại Công ty
Cổ phần Logistic Năng Lượng Xanh (Công ty Năng Lượng Xanh) và Công ty Cổ phần
Logistic Xăng dầu Năng Lượng Xanh (Công ty Xăng dầu Năng Lượng Xanh, đều có trụ
sở ở TP.HCM). Lợi dụng chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực cấp phép thành lập
doanh nghiệp và quản lý hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn), năm 2015, các đối tượng đã
thành lập một số doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM để lấy pháp nhân bán hóa đơn
khống, hưởng lợi bất chính.
Sau khi thành lập doanh nghiệp, đối tượng mua của La Quốc Dân và Lê Thanh Phú
392 hóa đơn GTGT. Tiếp tục sử dụng pháp nhân 9 Công ty ở TP.HCM để xuất 1.679 hóa
đơn cho Công ty Năng Lượng Xanh và Công ty Xăng dầu Năng Lượng Xanh.
Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 6/2015 đến tháng 2/2016, 2 công ty trên đã xuất số
lượng hàng hóa khống hơn 25,595 triệu lít xăng dầu và cước vận chuyển, tổng tiền ghi
trên 392 hóa đơn GTGT khống gần 340 tỷ đồng.
Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan điều tra, Bộ Công an đã thu giữ tài liệu, hóa đơn,
chứng từ thể hiện: Từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2015, 2 công ty do đối tượng Quyên
làm chủ đã xuất 3.996 hóa đơn GTGT mặt hàng xăng dầu trị giá tiền ghi trên hóa đơn
hơn 5.000 tỷ đồng cho 101 doanh nghiệp.
3. Tạo giao dịch bán hàng giả mạo
3.1. Định nghĩa
Mục tiêu của thủ đoạn này là chiếm đoạt tiền ngân sách nhà nước (NSNN) thông qua
hoàn thuế hoặc tiếp tay cho hành vi tham nhũng NSNN của một bộ phận công chức được
giao nhiệm vụ mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan nhà nước. Thủ đoạn này
cũng liên quan đến hành vi giao dịch mua hàng giả mạo giúp cho bên mua tăng thuế giá
trị gia tăng (GTGT) đầu vào được khấu trừ và giảm chi phí tính thuế thu nhập DN.

3.2. Hình thức thực hiện
- Điển hình cho thủ đoạn này là hành vi xuất khẩu khống nhằm chiếm đoạt tiền qua
hoàn thuế GTGT từ NSNN. Xuất khẩu khống chủ yếu diễn ra đối với phương thức xuất
khẩu tiểu ngạch qua biên giới. Hành vi này được thực hiện như theo trình tự: Làm thủ tục
xuất khẩu sang nước bạn; sau đó lại đưa hàng hóa quay trở lại Việt Nam nhưng không
qua cửa khẩu rồi lại làm thủ tục xuất khẩu.


- Ngoài xuất khẩu khống, giao dịch bán hàng hóa, dịch vụ giả mạo còn được thực
hiện chủ yếu thông qua các hợp đồng bán hàng khống; các hợp đồng cung cấp dịch vụ
khống và xuất hóa đơn khống. Hành vi này được thực hiện ở cả DN “ma” và cả ở các DN
đang hoạt động kinh doanh bình thường.
3.3. Ví dụ điển hình
Dạng gian lận này đặc biệt có dấu hiệu trầm trọng ở các tỉnh giáp ranh Campuchia.
Lợi dụng hệ thống sông ngòi chằng chịt để quay vòng hàng hóa: Sau khi làm thủ tục xuất
khẩu sang nước bạn thì lại đưa hàng hóa quay trở lại Việt Nam không qua cửa khẩu, rồi
sau đó lại làm thủ tục xuất khẩu. Trong trường hợp này, các đối tượng cấu kết với đối tác
nước ngoài để hoàn tất các thủ tục để đủ điều kiện đề nghị hoàn thuế GTGT. Cùng với
đó, các đối tượng này cũng áp dụng chiêu thức mua hóa đơn để hợp thức hóa thuế GTGT
đầu vào và chi phí tính thuế thu nhập DN. Không phải ngẫu nhiên mà kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Campuchia tăng nhanh đáng ngờ, kèm theo đó, số tiền
hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu sang Campuchia cũng tăng nhanh chóng:
Năm 2011 tăng 196,4% so với năm 2010, năm 2012 tăng 190% so với năm 2011.
4. Ghi giá bán thấp hơn giá thực tế
4.1. Định nghĩa
Hành vi này được gọi là “down” giá. Đây là hành vi ghi giá bán trên hóa đơn và kê
khai doanh thu tính thuế thấp hơn giá khách hàng thực tế thanh toán.
4.2. Hình thức thực hiện
Hành vi này thường gặp ở các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng khách sạn, vận tải
tư nhân, xăng dầu, kinh doanh vật liệu xây dựng, bán ô tô và xe máy, hàng trang trí nội

thất... Các công ty xây dựng (nhà dân và đơn vị xây dựng vãng lai) khi thi công các công
trình ở các địa phương khác hay xây nhà tư nhân thường khai báo không trung thực,
không kê khai hoặc giấu bớt một phần công trình. Hành vi gian lận này làm giảm thuế
GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến
số thu ngân sách hàng năm.
4.3. Ví dụ điển hình
Hai nhãn hiệu ắc quy nhập khẩu là Rocket và Atlas, trong năm 2013 đã nhập khẩu 2
triệu USD. Cụ thể, là đối với ắc quy nhãn hiệu Rocket và Atlas nhập khẩu từ Hàn Quốc.
Hóa đơn giá trị gia tăng của nhà nhập khẩu, phân phối ắc quy Rocket (Công ty cổ phần
viễn thông An Mạnh Phát, địa chỉ 343B Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) ghi
cho một đại lý như sau: Loại bình SMFNX 100 là 295.000 đồng/bình; SMF NX120 là
545.000 đồng/bình. Trong khi báo giá tương ứng (giá bán thực tế) hai loại ắc quy này là
980.000 đồng/bình và 1.765.000/bình. Như vậy, với mỗi chiếc ắc quy (lớn, nhỏ tùy loại),
các doanh nghiệp kinh doanh ắc quy nhập khẩu đã ăn chênh lệch gấp 3 lần giá trị khai
báo với cơ quan Hải quan, Thuế, Quản lý thị trường. Với các thủ đoạn như trên, các
doanh nghiệp làm ăn không đàng hoàng có thể trốn được một lượng thuế lớn (VAT và
Thuế thu nhập doanh nghiệp). Nhà nước thì thất thu thuế, trong khi gánh nặng chi tiêu


ngân sách mỗi năm một tăng, còn các doanh nghiệp sản xuất ắc quy trong nước thì điêu
đứng vì không thể cạnh tranh nổi với hàng trốn thuế.)
5. Hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định
5.1. Định nghĩa
Mục tiêu chủ yếu của hành vi hạch toán kế toán sai quy định pháp luật là che giấu
doanh thu tính thuế, hạch toán tăng chi phí tính thuế thu nhập DN và tăng thuế GTGT
đầu vào được khấu trừ. Các kiểu hạch toán sai chế độ kế toán rất đa dạng. Khi bị kiểm tra
phát hiện, cán bộ kế toán có thể lấy cớ là hạch toán nhầm để tránh bị phạt vì hành vi trốn
thuế.
5.2. Hình thức thực hiện
Kế toán có thể hạch toán giảm trừ doanh thu thông qua các hình thức giảm giá, chiết

khấu không đúng quy định. Kế toán có thể hạch toán sai tài khoản kế toán để che giấu
doanh thu. (Ví dụ: Khi phát sinh doanh thu bán hàng, lẽ ra phải hạch toán vào tài khoản
511 (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) thì kế toán lại hạch toán vào các tài khoản
kế toán khác, như hạch toán vào tài khoản 338 (phải trả, phải nộp khác), hay tài khoản
138 (phải thu khác)... Một số doanh nghiệp nhượng bán, trao đổi vật tư không ghi nhận
doanh thu mà chỉ hạch toán thay đổi cơ cấu tài sản lưu động bằng các bút toán nhập, xuất,
thu, chi hoặc công nợ phải thu, phải trả; bán phế liệu không xuất hóa đơn, không ghi nhận
doanh thu hoặc hạch toán giảm chi phí sản xuất.
Các dạng hạch toán sai nhằm tăng chi phí được trừ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
và tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chủ yếu là: hạch toán toàn bộ chi phí mua sắm
tài sản cố định, xây dựng cơ bản vào chi phí quản lý DN; đưa khấu hao tài sản cố định
phúc lợi vào chi phí khấu hao tài sản cố định; tài sản cố định hết thời gian khấu hao vẫn
trích khấu hao; hạch toán vào chi phí được trừ các khoản chi từ thiện, các khoản chi
thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ, chi mang tính chất tiêu dùng cá nhân của chủ DN...
5.3. Ví dụ điển hình
Điện máy Nguyễn Kim vừa bị Cục thuế TPHCM truy thu và xử phạt vi phạm hành
chính với số tiền lên đến hơn 148 tỷ đồng (giai đoạn từ năm 2012 đến cuối năm 2017).
Trong đó bị truy thu thuế TNCN 104 tỷ đồng, bị phạt vi phạm hành chính thuế hơn 19,4
tỷ đồng, số tiền chậm nộp thuế TNCN hơn 24,1 tỷ đồng. Nguyên nhân là Nguyễn Kim
lấy mức lương thấp hơn để làm cơ sở tính thuế thu nhập. Phần còn lại phân bổ vào các
khoản mục khác như tiền tăng ca, tiền tăng giờ làm. Không chỉ có lương mà các khoản
tiền thưởng hàng quý, hàng năm cũng được chuyển thành lương ngoài giờ để giảm phần
thuế phải nộp.
Chẳng hạn, với chức danh Trưởng bộ phận thực nhận 50 triệu đồng mỗi tháng những
Nguyễn Kim chỉ khai thuế với lương cơ bản là 12 triệu đồng. Số tiền chênh lệch 38 triệu
đồng sẽ được chuyển thành lương tăng ca (chỉ nộp bằng giờ làm việc bình thường, phần
chênh lệch sẽ được miễn thuế).


Hành vi gian lận này chỉ có thể bị phát hiện qua kiểm tra báo cáo quyết toán thuế

hoặc qua thanh tra tại cơ sở kinh doanh. Muốn phát hiện được hành vi này, cán bộ thanh
tra, kiểm tra phải vững vàng về nghiệp vụ kế toán và phải nhanh nhạy trong đánh giá báo
tài chính của doanh nghiệp.
Ngoài ra, gần đây việc có thể tra cứu thông tin mã số thuế cá nhân công khai đã dẫn
đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng mã số thuế của cá nhân để khai khống chi phí tiền
lương, tiền công nhằm mục đích trốn thuế. Trên thực tế, doanh nghiệp sử dụng không
đúng mã số thuế cá nhân có thể do 2 nguyên nhân: Doanh nghiệp cố ý khai khống chi phí
lương mà thực tế không có người lao động nhằm mục đích trốn thuế; Hoặc do doanh
nghiệp thực tế có sử dụng lao động đã có mã số thuế nhưng doanh nghiệp nhập sai 1 chữ
số của mã số thuế dẫn đến việc bị trùng với cá nhân khác.
Tuy nhiên thì nếu doanh nghiệp sử dụng MST để khai khống chi phí thì cơ quan thuế
hiện nay cũng đang thông qua MST để phát hiện các trường hợp gian lận mà không phải
trực tiếp thanh, kiểm tra tại doanh nghiệp. Đây là một trong các biện pháp để hỗ trợ cơ
quan thuế trong việc kiểm tra giám sát, thực hiện pháp luật thuế của cá nhân cũng như
doanh nghiệp. Thông qua đó, ngành thuế đã phát hiện và xử lý hàng trăm doanh nghiệp vi
phạm mà không làm ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân.
6. Các hành vi gian lận đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Trong điều kiện các hoạt động thương mại quốc tế ngày càng gia tăng, kéo theo sự
tăng trưởng không ngừng của kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, nhưng đồng thời, các
hành vi gian lận về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũng gia tăng đáng kể về
hình thức gian lận, số vụ gian lận và quy mô số thuế gian lận.
Theo thống kê của cơ quan Hải quan, gian lận thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu ngày càng gia tăng và có diễn biến phức tạp với các phương thức, thủ đoạn gian lận
thuế ngày càng tinh vi, thay đổi theo hướng lợi dụng những bất cập trong quy trình thủ
tục hải quan và sự thay đổi chính sách mặt hàng... Trong đó, phổ biến nhất là các hành vi
buôn lậu, gian lận, trốn thuế về mặt hàng, số lượng, mã hàng, xuất xứ, trị giá tính thuế
hay lợi dụng các chính sách ưu đãi, ân hạn thuế hoặc nợ thuế để trốn thuế.
6.1. Buôn lậu
6.1.1. Định nghĩa
Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hoá hoặc ngoại

tệ, kim khí và đá quý, những vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, mà nhà nước cấm xuất
khẩu hay nhập khẩu hoặc buôn bán hàng hoá nói chung qua biên giới mà trốn thuế và
trốn sự kiểm tra của hải quan.
6.1.2. Ví dụ điển hình
Các địa bàn trọng điểm là khu vực Móng Cái - Quảng Ninh, cửa khẩu Hữu Nghị Tân
Thanh - Lạng Sơn, Tà Lùng - Cao Bằng... Vi phạm tập trung ở nhóm hàng tiêu dùng như
thuốc lá, nước giải khát, mỹ phẩm, quần áo, thực phẩm, đường, gia súc, gia cầm, đồ điện


tử... Sau khi nhập lậu vào Việt Nam, các mặt hàng này được xé nhỏ, vận chuyển bằng xe
khách, xe tải và được hợp pháp hoá bằng hệ thống hoá đơn mua qua bán lại giữa các DN.
Đặc biệt là nhập lậu thuốc lá cũng diễn ra rất thường xuyên, quần áo nhập lậu từ Trung
Quốc về. Tại các tỉnh Hà Tĩnh, Đồng Tháp, An Giang... hiện tượng buôn lậu, vận chuyển
trái phép mặt hàng đường kết tinh cũng diễn biến phức tạp. Tận dụng thời cơ này, các đối
tượng buôn lậu đã dùng thủ đoạn thay đổi bao bì, nhãn mác đường kính lậu thành đường
Việt Nam, sau đó dùng xe gắn máy, ôtô tải vận chuyển vào nội địa tiêu thụ. Nhiều đối
tượng lợi dụng việc mua lại hàng hóa của cư dân biên giới thuộc diện được hưởng ưu đãi
để trộn hàng nhập lậu vào hàng có hóa đơn nên việc kiểm soát, phát hiện rất khó khăn.
6.2. Khai sai chủng loại hàng hoá
6.2.1. Định nghĩa
Với sự gia tăng của khối lượng hàng hóa xuất khẩu, việc phân loại, khai báo và áp mã
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để tính thuế phụ thuộc rất lớn vào mức độ tuân thủ của
người nộp thuế.
Bên cạnh hoạt động buôn lậu nêu trên, lợi dụng sự thông thoáng về thủ tục hải quan,
nhiều chủ hàng đã thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không khai báo đầy
đủ các mặt hàng hoặc cố tình khai thiếu số lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu để không
phải nộp thuế, gian lận thuế.
6.2.2. Hình thức thực hiện
Thứ nhất, Cố tình khai sai tên hàng hóa, chủng loại hàng hóa nhập khẩu nhằm mục
đích giảm số thuế phải nộp. Chủ yếu là khai sai mã số hàng từ mã hàng có thuế suất cao

sang mã hàng có thuế suất thấp. Nhiều trường hợp, người nộp thuế lợi dụng sự phức tạp
của các hàng hóa là các hỗn hợp, các hóa chất khó phân biệt, xác định bằng cảm quan để
khai theo hướng có lợi cho mình.
Trên thực tế, khi khai báo mã hàng (mã số thuế) cho hàng hóa các doanh nghiệp luôn
cố gắng tìm cách áp mã cho mặt hàng ở mức thuế suất thấp nhất bằng các cách: khai sai
lệch đi tên hàng hóa, mô tả khác đi từ chức năng chính chuyển sang chức năng phụ, hay
tách từ hàng đồng bộ thành hàng không đồng bộ…
Thứ hai, người nộp thuế gian lận thuế bằng cách nhập khẩu hàng hóa là sản phẩm
hoàn chỉnh nhưng lại tháo bớt một số bộ phận để trở thành hàng hóa chưa hoàn thiện
nhằm hưởng thuế suất thấp của hàng linh kiện.
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu các hàng hóa có thuế suất cao như ô
tô, rượu…từ nước ngoài về đã khai sai tên hàng hóa sang loại hàng hóa khác có thuế suất
0% ví dụ như mặt hàng ô tô ,thiết bị điện tử khai sang là mặt hàng hạt nhựa (thuế suất
0%), hay nhập ô tô hạng sang như BMW X6, một BMW 750 Li. Lô xe sang này được
nhập từ Mỹ về và khai báo hải quan là nhôm cuộn nhập khẩu…Các doanh nghiệp lợi
dụng những mặt hàng có thuế suất thấp để khi khai thay thế cho những hàng hóa của
mình để có thể gian lận tiền thuế VAT của nhà nước.


Công ty Quốc Huy Anh đã làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp khai báo lô hàng gồm
chín container cao su thiên nhiên sơ chế xuất khẩu đi Đài Loan, thuế xuất khẩu 0%.
Nhưng thực tế, kết quả phát hiện toàn bộ chín container là phế liệu thép không gỉ. Mặt
hàng phế liệu thép không gỉ xuất khẩu có mức thuế suất 15%, nên doanh nghiệp nêu trên
đã cố tình khai báo sai tên hàng xuất khẩu để trốn thuế. Nếu doanh nghiệp khai lô hàng là
thép không gỉ, với mức thuế suất 15%, doanh nghiệp phải đóng trên 500 triệu đồng tiền
thuế, còn nếu khai cao su doanh nghiệp không phải đóng đồng nào.
6.3. Khai sai xuất xứ hàng hóa
6.3.1. Định nghĩa và hình thức thực hiện
Thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam được phân biệt theo xuất xứ hàng hóa nhập
khẩu. Lợi dụng việc áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với các

hàng hóa có xuất xứ từ các nước, vùng lãnh thổ, khu vực thị trường đã có thỏa thuận về
ưu đãi tối huệ quốc (Chế độ tối huệ quốc đòi hỏi một quốc gia phải bảo đảm dành cho tất
cả các quốc gia đối tác một chế độ ưu đãi thương mại thuận lợi như nhau ) hay ưu đãi đặc
biệt với Việt Nam, các chủ hàng hóa cố tình khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và làm
các giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
Khi gian lận C/O, mức thuế suất của DN sẽ được giảm mạnh.Thủ thuật gian lận được
thể hiện dưới nhiều hình thức. Thí dụ DN dùng hình thức đạo giá để gian lận về giá tính
thuế hoặc cố ý cung cấp thông tin sai về mã số thuế, sai tên nước xuất xứ vào tờ khai hải
quan hoặc khai gian số lượng hàng hóa thực tế trên hợp đồng thương mại.
Một số DN khác sử dụng thủ thuật sửa chữa các chứng từ, hóa đơn và bảng kê nộp
cho cơ quan hải quan. Nếu bị phát hiện, DN sẽ tiếp tục sửa đổi, thay thế hoặc bổ sung
những chứng từ đã sửa chữa. Nhiều chủ hàng còn sử dụng hình thức quá cảnh hàng hóa
tại một nước trung gian nhằm thay đổi xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa theo nước quá cảnh
nhằm tránh những quy định hạn chế về hạn ngạch và được hưởng các ưu đãi.
Nhiều đơn vị nhập khẩu còn sử dụng hàng hóa xuất xứ từ hai nước khác nhau để lẫn
vào nhau nhằm giấu xuất xứ thực của hàng hóa khi làm thủ tục xuất nhập khẩu. Ngoài ra,
còn có DN tự tạo những mẫu giấy chứng nhận gần giống với C/O thật, thậm chí giả mạo
chữ ký của cán bộ có thẩm quyền cấp C/O.
6.3.2. Ví dụ điển hình
Đầu năm 2016, cơ quan chức năng phát hiện trường hợp Công ty TNHH Quốc Việt
(Long An) và Công ty TNHH thương mại dịch vụ Khiết Tâm đã sử dụng C/O giả để gian
lận thương mại, bằng cách nhập thép Trung Quốc gắn mác Việt Nam xuất sang EU để
hưởng ưu đãi thuế.
Tội buôn lậu gia cầm là hành vi đặc biệt nghiêm trọng do ảnh hưởng lớn tới sức khỏe
người tiêu dùng, đồng thời có thể tiếp tay đưa dịch bệnh về tàn phá đất nước, phá hoại
trật tự kinh tế. Tuy nhiên, các vụ bắt quả tang buôn lậu gia cầm thường chỉ được xử phạt
hành chính do giá trị của từng lô hàng không lớn (từ 50 – 100 triệu ) hoặc phạt tù nhẹ (6
tháng – 3 năm ) đối với các lô hàng trị giá từ 100 triệu – 300 triệu đồng (điều 153 Bộ luật



Hình sự). Lợi nhuận từ việc buôn lậu gia cầm được đánh giá là lãi ngang buôn ma túy
chính là nguyên nhân khiến mức phạt hành chính không đủ sức răn đe.
6.4. Gian lận giá tính thuế
Gian lận thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thông qua giá tính thuế là hành vi
rất phổ biến hiện nay. Các hành vi gian lận thường được các chủ hàng thực hiện dưới các
hình thức sau:
Thứ nhất, chủ hàng khai báo thấp trị giá đối với những mặt hàng chịu thuế suất cao,
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, những mặt hàng hay biến động về giá.
Đầu năm 2016, Cục Hải quan Hải Phòng tiếp nhận tờ khai nhập khẩu ô tô 4 chỗ hiệu
Mercedes Benz, xuất xứ từ Đức theo loại hình phi mậu dịch. Giá khai báo của DN chỉ
hơn 22.000 USD, tổng số thuế phải nộp là hơn 49.000 USD. Tuy nhiên, sau khi cơ quan
hải quan thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, DN phải khai điều chỉnh giá của chiếc siêu
xe trên thành 98.352 USD, kéo theo số thuế phải nộp tăng lên 196.000 USD.
Thứ hai, chủ hàng dựa vào danh mục dữ liệu giá của cơ quan hải quan để khai báo
thấp trị giá của các lô hàng nhập khẩu giống hệt, tương tự thấp hơn trị giá giao dịch thực
tế, sau đó khai báo thấp dần trị giá khai báo đối với các lô hàng cùng loại, tương tự đã
nhập khẩu trước. Bằng hành vi này, chủ hàng đã lợi dụng các quy định về xác định trị giá
tính thuế hàng nhập khẩu theo phương pháp trị giá giao dịch hàng nhập khẩu giống
hệt/tương tự để được tính thuế với mức giá thấp hơn so với trị giá giao dịch thực tế.
Thứ ba, chủ hàng khai báo thấp trị giá đối với lô hàng nhập thử để thăm dò thái độ
của cơ quan hải quan sau đó nhập khẩu ồ ạt liên tục trong một khoảng thời gian ngắn theo
mức giá thấp đã khai báo trước đó và khi cơ quan hải quan chưa kịp xác minh, xử lý, chủ
hàng đã tiến hành giải thể DN hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
Thứ tư, do theo chính sách thuế đối với linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu thấp
hơn hàng nguyên chiếc nên DN thực hiện việc “down” giá bằng thủ đoạn tháo rời hàng
nguyên chiếc thành linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu. Điều này được thực hiện qua
việc chủ hàng thành lập nhiều công ty khác nhau hoặc tiến hành móc nối với nhiều công
ty để mỗi công ty tiến hành nhập khẩu một bộ phận cấu thành của hàng nguyên chiếc về
các cửa khẩu khác nhau trong nhiều thời điểm khác nhau để tránh sự kiểm soát của cơ
quan hải quan.

Thứ năm, chủ hàng lợi dụng các quy định về chiết khấu, giảm giá hoặc không khai
báo tiền bản quyền, phí giấy phép, các khoản trợ giúp, phí hoa hồng hoặc các khoản
thanh toán gián tiếp để làm giảm trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Thứ sáu, chủ hàng khai tăng trị giá tính thuế so với giá trị thực tế của hàng hóa nhập
khẩu để tăng vốn đầu tư và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài…
6.5. Giả mạo mục đích xuất khẩu, nhập khẩu để được hưởng ưu đãi thuế
Chứng từ thường hay được các chủ hàng giả mạo với mục gian lận thuế thường là các
chứng từ nộp thuế (nhằm giải tỏa cưỡng chế thuế của cơ quan hải quan) hoặc các hồ sơ


hải quan (để hợp thức hóa các lô hàng nhập lậu). Trong đó, các trường hợp phổ biến là
gian lận thuế qua việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư; gian lận qua
việc lợi dụng chính sách quản lý đối với hàng gia công; gian lận thông qua việc lợi dụng
hình thức tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập...
Hành vi buôn lậu của Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam dưới hình thức lợi
dụng tạm nhập tái xuất xăng dầu qua cửa khẩu đường bộ để buôn lậu 296,6 tấn xăng A92,
trị giá khoảng 8 tỷ đồng, số thuế DN gian lận ước tính 2,5 tỷ đồng.
Từ 2016 đến 2018, Công ty Nông sản Thái Bình mở 74 tờ khai hải quan nhập khẩu
hạt điều chưa bóc vỏ theo loại hình nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu (loại hình
được miễn thuế). Tuy nhiên hải quan đã phát hiện, Công ty Nông sản Thái Bình không
sản xuất xuất khẩu mà đưa ra thị trường nội địa tiêu thụ, trốn 21,8 tỷ đồng tiền thuế.
Cũng theo thống kê của Hải quan, trong những năm qua đã có 500 ôtô nhập vào Việt
Nam theo hình thức tạm nhập tái xuất nhưng đến nay chỉ có 100 chiếc làm thủ tục xuất và
nhập trở lại. Nghĩa là còn 400 chiếc không làm thủ tục xuất và nhập trở lại mà lưu hành
trong nội địa gây thất thu số tiền thuế rất lớn cho Nhà nước.
Ngoài ra, nhiều chủ hàng lợi dụng quy định chuyển cửa khẩu để gian lận thuế; lợi
dụng chính sách ân hạn thuế để nợ thuế sau đó tẩu tán bán hàng và bỏ trốn khỏi trụ sở
kinh doanh mà không làm thủ tục giải thể DN để tránh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế...
6.6. Giải pháp
Đối với tội phạm buôn lậu hàng hóa tiêu dùng, vàng bạc nữ trang... việc để chế tài xử

phạt hành chính chưa đủ sức răn đe, khiến cho xu hướng buôn lậu các mặt hàng này ngày
càng tăng cao, vì vậy cần phải tăng khung hình phạt, kết hợp thêm chế tài hình sự để cảnh
tỉnh những kẻ mong muốn làm giàu từ con đường buôn lậu. Ngoài ra, cần thắt chặt công
tác quản lý thị trường của các cơ quan kinh tế. Việc sử dụng hàng hóa không có nguồn
gốc xuất xứ rõ ràng, đồng thời cơ chế kiểm soát còn thô sơ khiến cho nhu cầu về các loại
hàng hóa giá rẻ tăng mạnh, nhờ đó mà buôn lậu mới có đất phát triển. Siết chặt công tác
quản lý, phạt người tiêu thụ giống kẻ buôn lậu sẽ góp phần làm giảm nguồn cầu hàng lậu.
Cuối cùng, cần phải nâng cao phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ của các cán bộ ngành Hải
quan, bằng việc tăng thêm lương bổng, tạo điều kiện cho họ có thể làm giàu một cách
chính đáng.
Áp mã số đối với những mặt hàng nhạy cảm, có thuế suất cao, hàng hóa áp mã chưa
thống nhất giữa các Chi cục, kiểm tra tính xác thực của C/O và thực tế hàng hóa nhập
khẩu đối với các lô hàng được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt
Liên tục cập nhật thông tin về chủng loại, công năng sử dụng, giá trị thị trường của
các loại hàng hóa được thông quan, tạo cơ sở dữ liệu để phân luồng thông quan chính
xác.


7. Gian lận thuế thu nhập cá nhân
7.1. Kê khai sai thu nhập cá nhân để làm giảm số thuế thu nhập cá nhân phải nộp.
Hiện nay, việc xác định thuế thu nhập cá nhân chủ yếu dựa vào việc tự kê khai của cá
nhân và tổ chức chi trả thu nhập (đối với cá nhân làm việc trong các cơ quan sản xuất,
kinh doanh có đăng ký kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân cho lao động của cơ sở mình).
Như vậy có thể nói, phần lớn Nhà nước dựa vào sự tự giác của người dân trong việc thu
thuế thu nhập cá nhân, mà sự tự giác này lại không có gì đảm bảo được. Do đó, việc gian
lận thuế trong kê khai thu nhập cá nhân là một điều tất yếu.
Việc thực hiện các quy định của pháp luật về đăng ký, kê khai thuế thu nhập cá nhân
đối với người lao động hành nghề tự do như giảng dạy, bác sĩ khám bệnh ngoài giờ, luật
sư, môi giới,... chưa được cơ quan thuế quản lý đầy đủ. Trong khi đó, những khoản thu
nhập bên ngoài cũng là những khoản đáng kể của những người lao động tự do. Có những

trường hợp, các khoản thu nhập góp phần chủ yếu vào tổng thu nhập lại không phải thu
nhập từ tiền lương, mà là từ các khoản tiền thưởng và bổng lộc khác không mang tính
đều đặn, nên cơ quan thuế cũng không dễ dàng giám sát, kiểm tra.
Người lương cao tránh nghĩa vụ nộp thuế bằng cách gửi lương cho đồng nghiệp thu
nhập thấp.
Kê khai chồng chéo người phụ thuộc để được tăng mức giảm trừ nhằm tránh nộp
thuế. (Ví dụ, nếu gia đình có vợ chồng làm ở hai địa bàn khác nhau sẽ có thể "ăn gian"
khi cả vợ và chồng đều khai chung bố, mẹ hoặc con cái là người phụ thuộc.) Tuy nhiên,
7/2013 khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu
lực, cơ quan thuế sẽ tự động cấp mã số thuế cho người phụ thuộc. Khi đó, nếu cá nhân
khác lại sử dụng người phụ thuộc đó thì hệ thống sẽ nắm được và từ chối.
Vì những lí do trên, người nộp thuế có nhiều cách để lách, hoặc làm giảm nghĩa vụ
nộp thuế của mình. Đối với cá nhân nộp thuế, họ có thể không kê khai, kê khai không đủ
hoặc tìm cách khai báo không chính xác số thu nhập thực tế mà họ nhận được. Đối với tổ
chức chi trả thu nhập có nghĩa vụ nộp thuế cho người lao động của mình, họ có thể kê
khai mức tiền lương, tiền công của người lao động thấp hơn so với thực tế, hoặc cũng có
thể chi trả thêm tiền thưởng bên cạnh thu nhập chính thức, và không kê khai khoản tiền
này…
7.2. Gian lận thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản thông qua
việc chuyển nhượng/cho tặng qua trung gian
Khoản 1 Điều 4 Luật Thuế TNCN 2007 quy định: “Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS
giữa vợ với chồng, cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng,
mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại,
bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau” thì được miễn thuế TNCN. Lợi dụng
quy định này, nhiều trường hợp đã sử dụng mối quan hệ bắc cầu để trốn thuế.
(Ví dụ: nếu căn nhà đứng tên vợ chồng anh trai ruột, nay anh và chị dâu tặng nhà cho
em trai thì người em trai vẫn phải nộp thuế TNCN khoản “quà tặng” do giao dịch cho


tặng giữa chị dâu với em chồng không được miễn thuế. Để không phải nộp thuế, người

vợ có thể làm thủ tục tặng phần sở hữu của mình cho chồng, sau đó người anh trai làm
thủ tục tặng nhà cho em trai. Hoặc, vợ chồng người anh làm thủ tục tặng nhà cho bố mẹ,
sau đó bố mẹ làm thủ tục tặng nhà đó lại cho người em trai.)
7.3. Gian lận thuế thu nhập cá nhân từ mua bán bất động sản, bằng cách ghi giá
bán thấp hơn giá mua thực tế
Tồn tại một thực trạng gần đây trong giới mua, bán nhà đất về việc sử dụng “hợp
đồng âm dương” để trốn thuế. Hợp đồng âm là để đi công chứng và làm các thủ tục thuế,
sang tên với giá ảo, thấp hơn giá thật để được nộp mức thuế thấp nhất. Còn hợp đồng
dương chính là hợp đồng tay để hai bên ghi giá giao dịch thật làm cơ sở thanh toán trên
thực tế. Việc khai thấp giá mua, bán như thế không chỉ được nhận diện ở nhiều tổ chức
hành nghề công chứng mà còn được thể hiện công khai tại các tòa án thông qua các phiên
xử tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất. Điều đáng lưu ý là dù có ghi nhận trong
bản án về việc khai man thuế của các bên nhưng các tòa thường phớt lờ việc này.
Một bản án xử vụ tranh chấp hợp đồng mua, bán nhà của TAND quận Bình Thạnh
(TP.HCM) cũng ghi nhận: Căn nhà ở phường 13, quận Bình Thạnh được mua bán theo
hợp đồng công chứng với giá 700 triệu đồng nhưng theo hợp đồng tay thì có giá đến 8 tỷ
đồng.
Sau đó, bên bán kiện ra tòa đòi hủy hợp đồng công chứng vì cho rằng mình sai trái
khi mua bán 8 tỷ đồng mà ghi giá có 700 triệu đồng để giảm tiền thuế. Bên mua cho rằng
mình đã trả đủ 8 tỷ đồng mua nhà, còn việc ghi giá 700 triệu đồng là do bên bán yêu cầu
để giảm thuế… Tòa cho rằng cả hai đã thừa nhận giá thật khi mua bán căn nhà là 8 tỷ
đồng. Khi tuyên hợp đồng mà các bên đã được công chứng là vô hiệu, tòa cũng không đề
cập gì đến việc hai bên khai man thuế.
III. Một số giải pháp cơ bản hạn chế gian lận thuế
Thứ nhất, hoàn thiện chính sách thuế nói chung và các văn bản pháp luật về thuế nói
riêng: Mục tiêu của giải pháp này là đảm bảo có được hệ thống thuế thống nhất, phù hợp,
vừa đáp ứng yêu cầu về nguồn thu ngân sách, yếu cầu quản lý kinh tế của Nhà nước, vừa
phù hợp với khả năng đóng góp của các chủ thể trong nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh
doanh tăng trưởng tăng thu nhập của dân cư. Đồng thời, hệ thống thuế phải đạt được các
yêu cầu về công bằng, rõ ràng, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Nội dung

này sẽ tác động trực tiếp làm giảm các áp lực về gánh nặng thuế để dẫn đến hành vi gian
lận thuế, đồng thời ngăn chặn các cơ hội hay khả năng có thể gian lận thuế của nười nộp
thuế, giảm chi phí quản lý, chi phí tuân thủ, từ đó góp phần nâng cao mức độ tuân thủ
pháp luật, hạn chế hành vi gian lận trong tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
Thứ hai, tăng cường nắm bắt thông tin về người nộp thuế: Cơ sở dữ liệu về người
nộp thuế là các thông tin rất quan trọng đối với công tác quản lý thuế. Hệ thống thông tin
về người nộp thuế giúp cho các cơ quan quản lý thuế nắm bắt được tình hình thành lập,
hoạt động và chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế, từ đó có các giải pháp cụ thể
đối với từng trường hợp khác nhau, nâng cao hiệu quả quản lý thuế, hạn chế các hành vi


gian lận của người nộp thuế. Hệ thống thông tin về người nộp thuế cũng là cơ sở để cơ
quan thuế và cơ quan hải quan áp dụng có hiệu quả kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động
thanh tra, kiểm tra thuế, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.
Thứ ba, liên tục cập nhật các thủ đoạn gian lận thuế: Việc nhận diện các hành vi, thủ
đoạn gian lận thuế của người nộp thuế là cơ sở để cơ quan quản lý thuế ngăn ngừa, phát
hiện và xử lý kịp thời các trường hợp gian lận thuế. Trong trường hợp ngày càng phát
sinh nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nhiều phương thức giao dịch
như hiện nay, các thủ đoạn gian lận thuế cũng không ngừng gia tăng, ngày càng đa dạng,
tinh vi, nên việc cập nhật, nhận biết các thủ đoạn gian lận, phục vụ cho công tác quản lý
thuế là rất cần thiết.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế, chú trọng công tác kiểm tra, thanh
tra thuế và hiệu lực của các biện pháp cưỡng chế, xử lý vi phạm về thuế: Hiệu lực, hiệu
quả của hoạt động quản lý thuế nói chung, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
về thuế nói riêng là yếu tố trực tiếp nhất tác động đến ý thức và khả năng thực hiện hành
vi gian lận của người nộp thuế trong tuân thủ pháp luật thuế. Trong đó, hoạt động thanh
tra, kiểm tra vừa có tác dụng giám sát, đánh giá quá trình tuân thủ vừa có tác dụng ngăn
ngừa, răn đe và xử lý các trường hợp gian lận thuế. Hoạt động xử lý vi phạm, cưỡng chế
thuế nghiêm minh, công bằng cũng sẽ làm hạn chế các hành vi gian lận về thuế.
Thứ năm, nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế;

nâng cao ý thức tuân thủ của người nộp thuế kết hợp với hỗ trợ người nộp thuế trong tuân
thủ pháp luật thuế: Đây được coi là nội dung tiền đề rất quan trọng trong công tác quản lý
thuế, đi sâu vào giải quyết các nguyên nhân dẫn đến các hành vi gian lận thuế xuất phát
từ nhân tố ý thức của người nộp thuế. Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người
nộp thuế, hạn chế các hành vi gian lận thuế thông qua việc giúp cho họ hiểu rõ các quyền
hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm về thuế của mình theo quy định của pháp luật và hiểu rõ các
quy định trong các văn bản pháp luật thuế cũng như cách xác định nghĩa vụ thuế để có
thể thực hiện việc tuân thủ pháp luật thuế thuận lợi nhất.
Thứ sáu, nâng cao năng lực và phẩm chất của công chức quản lý thuế: Năng lực hoạt
động và phẩm chất, đạo đức của công chức quản lý thuế là yếu tố có tác động không nhỏ
đến ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế và khả năng gian lận thuế của
họ. Nội dung này tác động trực tiếp đến nhân tố cơ hội và áp lực nêu trên. Trong môi
trường làm việc mà công chức thuế mẫu mực, liêm chính, thủ tục công khai, rõ ràng thì ý
thức tuân thủ của người nộp thuế sẽ được đảm bảo, các hành vi gian lận sẽ khó có cơ hội
thực hiện và ngược lại.
Thứ bảy, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng tạo điều kiện thuận lợi
tối đa cho người nộp thuế trong việc thực hiện tuân thủ pháp luật thuế. Đồng thời, việc
kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của công chức thuế, của người nộp thuế cần phải
tiến hành thường xuyên và chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả công tác và hạn chế các tiêu
cực, gian lận.



×