Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Giáo án lớp 2 theo tuần năm học 2018 2019 mới nhất tuần 23

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.48 KB, 41 trang )

TUẦN 23
Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2019
TOÁN:

SỐ BỊ CHIA - SỐ CHIA - THƯƠNG

I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết được số bị chia - số chia - thương.
- Biết cách tìm kết quả của phép chia.
- Giáo dục HS có ý thức tự giác học tốt môn toán.
- HS nắm chắc các thành phần của phép chia, vận dụng đê làm bài tập nhanh,
chính xác.
- BTCL: bài 1, bài 2
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ, bảng con
III.Hoạt động học:
A.Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:
- Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn chơi trò chơi truyền điện ôn lại
bảng chia 2
- Việc 2: HS chơi
- Việc 3: Gv nhận xét
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, trò chơi
+ Tiêu chí đánh giá: HS thuộc bảng chia 2, chơi sôi nổi, nhiệt tình
2. Bài mới
- Giới thiệu bài
HĐ1: Tên gọi thành phần và kết quả của phép chia.

Việc 1: GV - Nêu: 3 x 2 = 6: Yêu cầu HS nêu tên gọi thành phần của phép nhân.
- Nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia 6: 2 = 3


- Gợi ý: 3 x 2 đựơc gọi là gì? (Tích của 2 và 3).

1


- Vậy 6: 2 cũng được gọi thế nào? (Thương của 6 và 2).
Việc 2: - T y/c H nêu ví dụ về phép chia, nêu tên gọi các thành phần kết quả của
phép chia.
- HS tự nêu ví dụ về phép chia, nêu tên gọi các thành phần kết quả của phép chia.
Việc 3: Gv nhận xét
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm được các thành phần của phép chia, trình bày mạnh
dạn, tự tin, phối hợp tốt với giáo viên.
B. Hoạt động thực hành
Bài 1: Tính rồi điền số thích hợp vào ô trống:

* Việc 1: HS nêu yêu cầu bài tập. HS làm bài cá nhân vào vở.Chú ý giúp đỡ Đạt
* Việc 2: HS thảo luận nhóm thống nhất kết quả.
* Việc 3: HS chia sẽ kết quả trước lớp bằng trò chơi điền tiếp sức
* Việc 4: GV cùng HS nhận xét, chốt bài.
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập, phân tích, phản hồi, trò chơi
+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm được các thành phần của phép chia, trình bày mạnh
dạn, tự tin, tham gia chơi sôi nổi, nhiệt tình
Bài 2: Tính nhẩm:

Việc 1: Cho 1 HS đọc yêu cầu, nhẩm các phép tính.

Việc 2: HĐTQ tổ chức huy động kết quả bằng trò chơi chuyền bóng
Việc 3: Lớp chơi
Việc 4: Nhận xét
- Đánh giá:

2


+ PP: vấn đáp,tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, tôn vinh học tập, nhận xét bằng lời, định hướng học tập,
phân tích, phản hồi, trò chơi
+ Tiêu chí đánh giá: HS biết dựa vào bảng nhân và bảng chia 2 để làm đúng bài
tập ,tham gia trò chơi nhiệt tình, sôi nổi, trình bày kết quả tự tin
2x3=6
6:2=3

2x4=8
8:2=4

10 : 2 = 5

2 x 5 = 10

2 x 6 = 12

12 : 2 = 6

C. Hoạt động ứng dụng:

Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà chia sẻ cùng ông bà, bố mẹ

********************
TẬP ĐỌC :

BÁC SĨ SÓI ( 2T)

I. MỤC TIÊU:
- Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài. Nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu ND: Sói gian ác bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngụa thông
minh dùng mẹo trị lại. ( trả lời được CH 1,2,3,5)
- Giáo dục HS biết yêu quý môn học
- Đọc hay, đọc diễn cảm, thể hiện được giọng của các nhân vật, trả lời lưu loát,
hiểu được không nên lừa gạt người khác
II. ĐỒ DÙNG:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc.
III.HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.Hoạt động cơ bản
1. Khởi động:
Việc 1: Trưởng ban HT điều khiển nhóm đọc bài Cò và Vạc và TLCH trong SGK.
Việc 2: Các nhóm trưởng báo cáo về đọc và trả lời của nhóm mình.
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm đọc to, rõ ràng, đọc đúng diễn cảm bài Cò và Vạc.
Trả lời rõ ràng, trôi chảy các câu hỏi ở sgk.

3


2. Hình thành kiến thức:
:

- Giới thiệu chủ điểm - Giới thiệu bài - ghi đề bài – Nêu mục tiêu tiết học.
a. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng:
- GV đọc toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

Việc 1: Đọc vòng 1: Đọc nối tiếp câu trong nhóm.
+ HS phát hiện từ khó đọc trong bài: rỏ dãi, lựa miếng, hươ, khoan thai, cẳng, vỡ
tan,)….
+ Cho HS đọc CN, ĐT
Việc 2: Đọc vòng 2:
- Chia đoạn - 4 HS đọc nối tiếp đoạn
- Từng nhóm HS đọc nối tiếp đoạn, phát hiện những câu dài :
- GV đưa ra câu dài đọc mẫu, HS nghe và phát hiện chỗ cần ngắt nghỉ.
- HS luyện đọc ngắt nghỉ đúng.
- HD giải nghĩa từ.
Việc 3: Đọc vòng 3: Đọc nối tiếp đoạn theo nhóm trước lớp.
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp(mỗi nhóm một em thi đọc)
Việc 4: Thi đọc giữa các nhóm. Chú ý giúp đỡ Đạt
- HS đọc cả bài
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng câu, biết ngắt nghỉ đúng, hiểu được nghĩa các từ
khó ,đọc bài to, rõ ràng, phối hợp tốt với các bạn trong nhóm
TIẾT 2
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

4


Việc 1: Nhóm trưởng điều hành: HS đọc thầm, đọc lướt để trả lời

câu hỏi :
1. Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa?
2. Sói làm gì để lừa Ngựa?
3. Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào?
5. Chọn tên khác cho truyện?
Việc 2: Các nhóm báo cáo kết quả.
Việc 3: GV sơ kết ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính(có thể ghi bảng những từ ngữ
hình ảnh chi tiết nổi bật cần ghi nhớ). Kết hợp lừa dối người khác không? Lừa gạt
người khác sẽ có hậu quả gì?(HSTL) Gv nhận xét, kết hợp GD HS phải biết thành
thật, không nên lừa gạt người khác.
Việc 4: HS nêu nội dung chính của bài – GV kết luận: HS nhắc lại
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
+ Tiêu chí đánh giá: Đánh giá mức độ hiểu nội dung bài đọc của học sinh
-Tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để tìm ra các câu trả lời:
1. Từ ngữ diễn tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa: Sói thèm rỏ dãi.
2. Sói đã làm để lừa Ngựa là: Sói kiếm một cặp kính đeo lên mắt, một ống nghe
cặp vào cổ, một áo choàng khoác lên người, một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp
lên đầu xong tiến về phía ngựa giả khám bệnh cho ngựa.
3. Ngựa đã bình tĩnh giả đau là: Lễ phép đáp lời Sói, giả vờ đau và rên rỉ để đánh
lừa Sói.
5. Chọn tên khác cho câu chuyện theo suy ngĩ của HS.
- Hiểu được nội dung bài. Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn, phối hợp tốt với
các bạn trong nhóm
B.Hoạt động thực hành:
* Giúp HS đọc rõ ràng, diễn cảm, thể hiện được giọng của nhân vật

5



Việc 1: GV giới thiệu đoạn cần luyện; GV đọc mẫu. HS nghe và nêu giọng đọc
của đoạn.
Việc 2: HS đọc lại vài em. Luyện đọc diễn cảm
Việc 3: Thi đọc diễn cảm. Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
- Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, định hướng học tập
+ Tiêu chí đánh giá: đánh giá kĩ năng đọc diễn cảm của HS
HS đọc to, rõ ràng, diễn cảm, phối hợp tốt với các bạn trong nhóm.
C. Hoạt động ứng dụng:

- Nhận xét tiết học . Về nhà đọc lại cho ba mẹ nghe bài tập đọc
******************************
TOÁN:
I .MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Lập được bảng chia 3.

Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2019
BẢNG CHIA 3

- Nhớ được bảng chia 3.
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 3)
- H tự giác tích cực học toán.
- HS làm quen với dạng mới về hình học đó là đường gấp khúc biết cách tính và
tính đúng độ dài đường gấp khúc, vận dụng được vào thực tế. Manh dạn trình bày
ý kiến, phối hợp tốt với các bạn trong nhóm.
- BTCL: bài 1, bài 2
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ
III.HOẠT ĐỘNG HỌC:


A.Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:

6


Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn chơi trò chơi truyền điện ôn lại
bảng chia 2
Việc 2: GV nhận xét
- Đánh giá:
+ PP: tích hợp, vấn đáp
+ Kĩ thuật: trò chơi, nhận xét bằng lời
+ Tiêu chí đánh giá: Qua trò chơi HS thuộc bảng chia 2, trả lời đúng các phép
tính, mạnh dạn ,tự tin khi tham gia chơi, phản xạ nhanh.
2. Hình thành kiến thức:
HĐ: Giới thiệu cách lập bảng chia 3

Việc 1: - Gọi HS đọc bảng nhân 3:
-T y/c H lấy 4 tấm bìa có 3 chấm tròn. Có tất cả mấy chấm tròn?
-Từ phép nhân 3 x 4 = 12 ta lập được những phép chia nào? (12 : 4 = 2 và 12 : 2 =
4).
Việc 2: - Yêu cầu nhóm trưởng tổ chức cho các bạn lập các phép chia 3 còn lại...
18 : 3=...; 21: 3 =...; 24: 3=...;...
- HĐKQ các nhóm.
Việc 3: - Cho HS đọc thuộc bảng chia 3.
- Kiểm tra HS học thuộc.
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, tôn vinh học tập, nhận xét bằng lời, định hướng học tập,

phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm được bảng chia 2, thuộc bảng chia 3, phối hợp với
giáo viên tốt, trình bày mạnh dạn, tự tin
B. Hoạt động thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
7


Việc 1: Cho HS làm bài cá nhân .
Việc 2: Cho HS thảo luận theo nhóm 2
Việc 3: Cho HS chơi trò chơi truyền điện
Việc 4: GV nhận xét
- Đánh giá:
+ PP:trò chơi, vấn đáp,tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, tôn vinh học tập, nhận xét bằng lời, định hướng học tập,
phân tích, phản hồi, trò chơi
+ Tiêu chí đánh giá: HS biết dựa vào bảng chia 3 để làm đúng bài tập ,tham gia
trò chơi nhiệt tình, sôi nổi, trình bày kết quả tự tin
Bài 2: Giải toán.

Việc 1: NT yêu cầu các bạn đọc đề bài và tìm hiểu bài toán
?.. Bài toán cho biết gì?
?.. Bài toán hỏi gì?
?.. Để biết mỗi tổ có bao nhiêu học sinh ta làm như thế nào?
Việc 2: Y/c HS làm BT vào vở. Chú ý giúp đỡ HS còn hạn chế
- Theo dõi, giúp đỡ HS Làm bài.
Việc 3: Chữa bài, khắc sâu cách giải toán bằng một phép nhân
Việc 4: Nhận xét bài một số HS.
Bài giải
Mỗi tổ có số học sinh là:

24 : 3 = 8 (học sinh)
Đáp số: 8 học sinh.
- Đánh giá:
8


+ PP: vấn đáp, viết, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, tôn vinh học tập, viết nhận xét, phân tích, phản hòi
+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm được cách giải bài toán có lời văn, biết cách giải bài
toán bằng phép chia, giải đúng, trình bày rõ ràng, sạch sẽ, hợp tác nhóm tốt
C. Hoạt động ứng dụng:

Nhận xét tiết học. Dặn về nhà chia sẻ bảng chia 3 cùng ông bà, bố mẹ
***********************************
CHÍNH TẢ: (TC)
BÁC SĨ SÓI
I.MỤC TIÊU:

- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Bác sĩ sói.
- Làm được BT 2a và BT 3b
- Giáo dục HS luyện viết chữ đẹp.
- HS nhìn viết được bài chính tả theo yêu cầu, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. Tự giác
trong học tập, mạnh dạn tự tin trình bày
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ chép trước đoạn văn cần viết, ND BT chính tả.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:

Việc 1: GV cho HS viết lại các từ viết sai ở tiết trước

Việc 2: Nhóm trưởng nhận xét chung.
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS viết đúng và đẹp các từ đã viết sai ở tiết trước, trình bày
bảng cẩn thận
2. Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài - ghi đề bài. Nhắc đề bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung và viết từ khó

9


Việc 1: - 1H đọc bài . H đọc thầm theo
Việc 2: - H thảo luận hệ thống câu hỏi như SGK
Việc 3: - HD viết từ khó vào bảng con : giáng, chũa giúp.
Việc 4: Nhận xét
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS viết được các từ khó, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu
đoạn viết. Cẩn thận, chăm chú để viết đúng mẩu
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả

Việc 1: Nêu cách viết bài, trình bày đoạn viết.
Việc 2:GV nhận xét, hướng dẫn lại
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp:
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
+ Tiêu chí đánh giá: HS nêu được cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết.

B. Hoạt động thực hành
Hoạt động 3: Viết chính tả

Việc 1: - Chép bài lên bảng học sinh nhìn và viết bài.
Việc 2: - Dò bài.- H đổi vở theo dõi
Việc 3: - GV nhận xét một số bài .
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, viết:
+ Kĩ thuật: viết nhận xét, tôn vinh học tập
+ Tiêu chí đánh giá: HS trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ, chữ viết đẹp, đúng
mẫu.
Hoạt động 4:
Bài 2a : Chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
a) ( lối, nối): …..liến, …..đi
10


( lửa, nửa): ngọn …, một …..

.
Việc 1: HS đọc yêu cầu và suy nghĩ.
Việc 2: Thực hiện làm bài vào vở
Việc 3: TBHT tổ chức trò chơichuyền bóng nêu kết quả
Việc 4: Chốt đáp án đúng, nhận xét
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi, trò chơi
+ Tiêu chí đánh giá: HS phân biệt được l/n, điền đúng các từ, tham gia chơi nhiêt
tình, sôi nổi, hợp tác tốt .
Bài 3b: Tìm nhanh các từ: Chứa tiếng có vần ước (hoặc ươt).


.
Việc 1: NT điều hành các bạn suy nghĩ và tìm vào vở nháp
Việc 2: Huy động kết quả trong nhóm
Việc 3: Chia sẻ trước lớp qua trò chơi tiếp sức
Việc 4: Nhận xét
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi, trò chơi
+ Tiêu chí đánh giá: HS tìm đúng và nhiều tiếng có vần uot/ươc, điền đúng các từ,
tham gia chơi nhiêt tình, sôi nổi, hợp tác tốt .
********************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỪ NGỮ VỀ MUÔNG THÚ.
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO?
I.MỤC TIÊU:
- Xếp được tên một số con vật theo nhóm thích hợp. (BT1)
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ như thế nào?(BT 2, BT3).
- H tích cực, tự giác học tập
- HS phát triển vốn từ về các loài thú, diễn đạt câu tốt, biết đặt và trả lời câu hỏi
như thế nào? Tự tin trình bày, biết phối hợp với các bạn trong nhóm.

11


II. ĐỒ DÙNG:
Bảng phụ , VBT
III.HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:


- Việc 1: Trưởng ban HT cho cả lớp chơi trò chơi Hỏi đáp để đặt và trả lời cho câu
hỏi ở đâu?
- Việc 2: Các nhóm trưởng báo cáo kết quả .
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi, trò chơi
+ Tiêu chí đánh giá: HS tham gia chơi nhiệt tình, đặt và trả lời được câu hỏi ở
đâu? Trình bày mạnh dạn, tự tin..
2. Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài - ghi đề bài – HS nhắc lại đề bài.
B. Hoạt động thực hành
Bài 1: Xếp tên các con vật vào nhóm thích hợp.
( hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, thỏ, ngựa vằn, bò rừng, khỉ, vượn, tê giác,
sóc, chồn, cáo, hươu)
a. thú dữ nguy hiểm
b. Thú không nguy hiểm.

Việc 1: Gọi HS đọc đề bài, HS suy nghĩ và chọn xếp vào các nhóm thích hợp.
Việc 2: Huy động kết quả trong nhóm
Việc 3: TBHT huy động kết quả bằng trò chơi tiếp sức giữa các nhóm.
Việc 4: GV thống nhất kết quả đúng và chốt đáp án.
A. Thú dữ, nguy hiểm: hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, bò rừng, tê giác,
cáo.
b. Thú không nguy hiểm: Thỏ, ngựa vằn, khỉ, vượn, sóc, chồn, hươu
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
12



+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi, trò chơi
+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm được những đặc điểm nổi bật của các loài thú, xếp
đúng tên các loài thú vào từng nhóm cụ thể. HS thảo luận nhóm tích cực, sôi nổi,
tham gia chơi nhiệt tình, hào hứng
Bài 2: Dựa vào hiểu biết trả lời các câu hỏi sau:
a. Thỏ chạy như thế nào?
b. Sóc chuyền từ cành này sang cành khác như thế nào?
c. Gấu đi như thế nào?
d. Voi kéo gỗ như thế nào?

Việc 1: HS đọc yêu cầu và suy nghĩ làm. Chú ý giúp đỡ HS còn hạn chế
Việc 2: Chia sẻ kết quả với bạn bên cạnh
Việc 3: Gọi các nhóm chia sẻ ý kiến của nhóm mình trước lớp.
Việc 4: GV thống nhất kết quả đúng và chốt đáp án.
-

Đánh giá:

+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi, định hướng học tập
+ Tiêu chí đánh giá: HS tham gia nhiệt tình, hoạt động nhóm tích cực, sôi nổi. HS
biết sử dụng từ chỉ đặc điểm tính chất để trả lời được câu hỏi có cụm từ như thế
nào?, diễn đạt câu trôi chảy, trình bày tự tin, mạnh dạn.
Bài 3: Đặt câu hỏi cho các bộ phận được in đậm dưới đây:

Việc 1: - 1H đọc yêu cầu bài tập, đọc các câu cósẵn và suy nghĩ
Việc 2: Học sinh đặt câu hỏi có cụm từ như thế nào và viết vào vở
Việc 3: - Chia sẻ trước lớp bằng trò chơi chuyền bóng
Việc 4: Nhận xét
- Đánh giá:

+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi, trò chơi
+ Tiêu chí đánh giá: HS đặt đúng câu theo yêu cầu, đặt đúng hình thức câu hỏi,
nội dung phù hợp. Trình bày mạnh dạn, tự tin, chơi sôi nổi

13


C. Hoạt động ứng dụng:
Dặn về nhà chia sẻ cách viết cùng ông bà, cha mẹ.
******************************
TẬP VIẾT:

CHỮ HOA: T

I .MỤC TIÊU:
- Biết viết chữ cái viết hoa T, Thẳng theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng: “
Thẳng như ruột ngựa ”
- Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
- Rèn ý thức cẩn thận, thẩm mỹ. HS có ý thức luyện chữ đẹp, giữ vở sạch.
- HS viết đúng hình thể con chữ hoa T, biết nối nét viết đúng từ ứng dụng “
Thẳng như ruột ngựa ” . Chữ viết rõ ràng, đúng tốc độ.
II. ĐỒ DÙNG:
Mẫu chữ hoa T - bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động:

Việc 1:TB học tập điều khiển cho cả lớp viết bảng con chữ S
Việc 2:TB học tập nhận xét chung.

- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm được quy trình viết chữ S viết đúng độ cao, rộng của
chữ S Thực hành viết bảng thành thạo. Trình bày rõ ràng
2.Hình thành kiến thức:

- Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc đề bài. Nêu mục tiêu.
HĐ1:. Hướng dẫn viết chữ hoa

14


Hoạt động 1:+ Hướng dẫn viết chữ hoa:
Việc 1: - Học sinh Quan sát chữ T hoa
Việc 2: - Viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa kết hợp nhắc quy trình.
Việc 3: - Cho học sinh viết bảng con 2 lần.
Việc 4: Nhận xét và chia sẻ cách viết
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ Ríu và cụm từ ứng dụng “ Thẳng như ruột ngựa ”
Việc 1: - Giải thích ý nghĩa cụm từ đó.
Việc 2: - Học sinh nhắc lại cách viết cụm từ
Việc 3: - Hướng dẫn học sinh viết chữ Thẳng và “ Thẳng như ruột ngựa ” vào
bảng con.
Việc 4: Nhận xét
- Đánh giá
+ PP: quan sát, vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm được quy trình viết chữ T- Thẳng, Thẳng như ruột
ngựa. Viết đúng độ cao, rộng của chữ T và các con chữ. Thực hành viết bảng
thành thạo. Trình bày rõ ràng

B.Hoạt động thực hành:
Hoạt động 3: + HS viết bài

Việc 1: - HS nêu yêu cầu về tư thế ngồi viết và yêu cầu của bài viết.
Việc 2: Học sinh luyện viết theo yêu cầu của giáo viên
Việc 3: Theo dõi, hướng dẫn học sinh cách cầm bút, đặt vở, tư thế ngồi,...
Việc 4: Thu một số vở nhận xét.
- Đánh giá:
+ PP: Vấn đáp, viết
+ Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, tôn vinh học tập, viết nhận xét
+ Tiêu chí đánh giá: HS viết Viết đúng chữ hoa T( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ);
chữ và câu ứng dụng: Thẳng, Thẳng như ruột ngựa
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ
viết hoa và chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- Trình bày vở sạch sẽ, rõ ràng
C. Hoạt động ứng dụng:

15


Dặn về nhà chia sẻ cách viết cùng ông bà, cha mẹ.
********************************
KỂ CHUYỆN:

BÁC SĨ SÓI

I.MỤC TIÊU:
- Dựa vào tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện
-HS nổi trội kể lại được toàn bộ câu chuyện ( BT2)
- Chăm chú nghe bạn kể và nhận biết đánh giá lời kể của bạn.

- HS kể được từng đoạn của câu chuyện, thể hiện được giọng điệu, cử chỉ của
nhân vật và hiểu được ý nghĩa của câu chuyện. Mạnh dạn, tự tin trình bày trước
lớp
II. ĐỒ DÙNG: - bảng phụ viết sẵn các gợi ý
III.HOẠT ĐỘNG HỌC
A.Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:

Việc 1: Trưởng ban học tập điều hành nhóm kể lại câu chuyện Một trí khôn hơn
trăm trí khôn
Việc 2: Các nhóm trưởng báo cáo kết quả.
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp:
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
+ Tiêu chí đánh giá: HS kể được câu chuyện, trình bày tự tin
2. Giới thiệu bài. GV nêu yêu cầu bài học.
B. Hoạt động thực hành:
Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn theo tranh

Việc 1:Đọc yêu cầu và quan sát tranh
Việc 2: - Học sinh kể lần lượt từng đoạn của câu chuyện theo tranh ở SGK.
Việc 3: - Đại diện các nhóm kể từng đoạn của câu chuyện, cả lớp theo dõi, nhận
xét lời kể của từng học sinh.
16


Việc 4: Gv nhận xét, đánh giá
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, định hướng học tập

+ Tiêu chí đánh giá: HS kể được từng đoạn của câu chuyện, trình bày tự tin, mạnh
dạn, phối hợp với các bạn trong nhóm tốt
Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Việc 1:Hoạt động nhóm , học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
Việc 2: Thi kể cả câu chuyện: - đại diện nhóm kể, cả lớp nhận xét, bình chọn người
kể hay nhất.
Việc 3: Trao đổi nội dung câu chuyện. Kết hợp giáo dục HS phải biết yêu quý thiên
nhiên, không nên lừa dối người khác, phải thành thật
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, định hướng học tập
+ Tiêu chí đánh giá: HS kể được câu chuyện và hiểu được ý nghĩa của câu chuyện,
trình bày tự tin, mạnh dạn, giọng kể phù hợp với nhân vật
C. Hoạt động ứng dụng:

- Nhận xét thái độ học tập của HS
******************************
Thứ tư ngày 20 tháng 2 năm 2019
TOÁN:

MỘT PHẦN BA

I.MỤC TIÊU
Nhận biết ( bằng hình ảnh trực quan “ Một phần ba” biết đọc, viết một phần ba.
- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành hai phần bằng nhau.
- Giáo dục HS nắm được kiến thức vận dụng vào thực tế.
- HS nắm chắc cách tìm 1/3, vận dụng cách tìm đê giải toán có một phép tính chia,
trình bày lời giải ngắn gọn, chính xác.
- BTCL: bài 1

II. ĐỒ DÙNG: - Các mảnh bìa hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
17


II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- bảng phụ,bộ đồ dùng học toán
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A.Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:

- Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn chơi trò chơi truyền điện ôn lại
bảng chia 3
- Việc 2: HS chơi
- Việc 3: Gv nhận xét
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, trò chơi
+ Tiêu chí đánh giá: HS thuộc được bảng chia 3, trả lời đúng kết quả các phép
tính, chơi sôi nổi, nhiết tình, mạnh dạn
2. Hình thành kiến thức
- GTB, mục tiêu
B. Hoạt động thực hành
2. Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài – Ghi đề. Nêu mục tiêu bài học.
Hình thành 1/3.

- Cho HS quan sát hình vuông, sau đó chia hình vuông thành 3 phần bằng nhau,
dùng kéo cắt thành 3 phần bằng nhau và giới thiệu: Một phần như thế còn gọi là

1/3.
- Tiến hành tương tư với hình tròn, hình tam giác.
- Giới thiệu cách viết 1/3.
- Đánh giá:
+ PP: Quan sát, vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, tôn vinh học tập, nhận xét bằng lời, định hướng học tập,
phân tích, phản hồi

18


+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm được một phần hai và cách viết 1/3 Biết phối hợp
với giáo viên tốt, trình bày mạnh dạn, tự tin
B.Hoạt động thực hành:
Bài 1: Đã tô màu 1/3 hình nào?

Việc 1: Cho 1 HS đọc yêu cầu, quan sát hình vẽ
Việc 2: Trả lời vào vở
Việc 3: TBHT tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp
Việc 4: Nhận xét : Chốt bài làm đúng: Hình A, C, D đã tô màu 1/3 hình.
Bài 3: Hình nào đã khoanh vào 1/3 số con gà

Việc 1: Cho HS đếm số con gà của mỗi hình và suy nghĩ để tìm cách nhận biết1/ 3
số con gà đã được khoanh.
Việc 2: HS tự giải bài vào vở, 1 HS giải bài vào bảng phụ.
Việc 3: Chia sẻ bài làm trước lớp.
Việc 4: Gv nhận xét. Chốt: Muốn biết hình nào có 1/3 số con gà đã được khoanh,
ta lấy tổng số gà chia 3
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp,tích hợp

+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, tôn vinh học tập, nhận xét bằng lời, định hướng học tập,
phân tích, phản hồi.
+ Tiêu chí đánh giá: HS biết dựa vào bài học để làm đúng bài tập ,trình bày kết
quả tự tin, hiểu rõ bản chất của 1/3
C. Hoạt động ứng dụng:

Nhận xét tiết học. Dặn về nhà chia sẻ bài học cùng ông bà, bố mẹ
*****************************

19


TẬP ĐỌC:

NỘI QUY ĐẢO KHỈ

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết nghỉ hơi đúng chõ, đọc rõ ràng, rành mạch được từng điều trong bản nội quy
- Hiểu ND : Hiểu và có ý thức tuân theo nội quy. (TL được câu hỏi 1, 2). HS có
năng lực nổi trội TL được câu hỏi 3
- H có ý thức tự giác, tích cực luyện đọc.
- HS đọc to, rõ ràng, đọc đúng văn bản nội quy, biết nghỉ hơi đúng sau các dấu
chấm, dấu phẩy.Hiểu được nội dung bài trả lời được các câu hỏi.Thảo luận nhóm
sôi nổi, trình bày mạnh dạn tự tin, hiểu biết thêm về nhiều loài chim
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động:


TB học tập điều hành tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi “Hộp thư lưu
động” bài: Bác sĩ Sói
*Việc 1: Nêu cách chơi: Hộp thư được chuyển từ tay người này sang tay người
khác và nói “ chuyển ai, chuyển ai”, khi trưởng ban học tập hô chuyển bạn... thì
bạn đó dừng tay và bóc thư đọc nội dung thư. Sau đo lại chuyển thư tương tự cho
đến khi hộp thư hết thư. Nếu bạn nào đọc và trả lời đúng bức thư lớp tặng bạn đó
một tràng pháo tay.
*Việc 2: HS chơi.
*Việc 3: Trưởng ban học tập nhận xét.
*Việc 4: GV nhận xét chung.
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm đọc to, rõ ràng, đọc đúng diễn cảm bài Bác sĩ SóiTrả
lời rõ ràng, trôi chảy các câu hỏi ở sgk.
2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh và hỏi:

+ Tranh vẽ gì? ( Vẽ cảnh một hòn dảo và chú khỉ…,)
- Nêu mục tiêu:
a.Hoạt động 1: Luyện đọc đúng:

20


*Việc 1: HS nổi trội đọc toàn bài. HD cách đọc.
*Việc 2: Đọc vòng 1: Luyện phát âm đúng.
+ Đọc nối tiếp câu trong nhóm.
+ HS phát hiện từ khó đọc trong bài và giúp đỡ bạn đọc cho đúng trong nhóm.
+ HS báo cáo cho GV kết quả đọc thầm của nhóm và những từ khó đọc mà HS đọc

chưa đúng: trêu chọc…
+ GV ghi lại những từ HS phát âm sai phổ biến lên bảng và HD cho HS cách đọc.
* Việc 3:

Đọc vòng 2: Luyện ngắt nghỉ đúng câu thơ, nhấn giọng và kết hợp giải nghĩa từ.
- Chia đoạn
Từng nhóm HS đọc nối tiếp đoạn, phát hiện những câu dài khó đọc. Báo cáo cho
GV những câu thơ cần nhấn giọng để mà HS phát hiện.
- GV đưa ra câu đọc mẫu, HS nghe và phát hiện chỗ cần ngắt nghỉ, nhấn giọng
- GV HD HS ngắt nghỉ theo dấu phân cách
- HS luyện đọc ngắt nghỉ đúng.
- HD giải nghĩa từ:
* Việc 4: Thi đọc giữa các nhóm.
1 em đọc cả bài.
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng câu, biết ngắt nghỉ đúng, hiểu được nghĩa các từ
khó ,đọc bài to, rõ ràng, phối hợp tốt với các bạn trong nhóm
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

Việc 1:Nhóm trưởng điều hành: HS đọc thầm, đọc lướt để trả lời câu hỏi ( GV đưa
ra trong phiếu học tập). Câu hỏi:
1. Nội quy đảo khỉ có mấy điều?
2. Em hiểu những điều quy định nói trên như thế nào?
3. . Vì sao đọc xong nội quy, Khỉ Nâu lại khoái chí?
21


Việc 2: Các nhóm báo cáo kết quả.

Việc 3: GV sơ kết ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính(có thể ghi bảng những từ ngữ
hình ảnh chi tiết nổi bật cần ghi nhớ). Kết hợp giáo dục HS: Cần phải biết tuân thủ
các quy định. Gv nhận xét
Việc 4: HS nêu nội dung chính của bài – GV kết luận – HS nhắc lại.
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
+ Tiêu chí đánh giá: Đánh giá mức độ hiểu nội dung bài đọc của học sinh
-Tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để tìm ra các câu trả lời:
1. Nội quy đảo khỉ gồm có 4 điều
2. Em hiểu những điều quy định nói trên để nhắm bảo vệ loài khỉ và bảo tồn
thiên nhiên
3. Đọc xong nội quy Khỉ Nâu lại khoái chí vì: bản nội quy này bảo vệ loài khỉ,
yêu cầu mọi người cần giữ gìn và bảo vệ hòn đảo nơi Khỉ sinh sống
- Trình bày mạnh dạn, tự tin.
B.Hoạt động thực hành:
* Giúp HS đọc rõ ràng, đúng văn bản

Việc 1: GV đọc mẫu. HS nghe và nêu giọng đọc của đoạn.
Việc 2: HS đọc lại vài em. Luyện đọc lại
Việc 3: Thi đọc giữa các nhóm . Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
Việc 4: Liên hệ để gd HS chấp hành nội qy trường và lớp
- Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, định hướng học tập
+ Tiêu chí đánh giá: HS đọc đúng văn bản, hiểu và áp dụng được vào thực tế
C. Hoạt động ứng dụng:

- Thực hiện tốt nội quy ở trường và lớp
********************************


22


Thứ năm ngày 21 tháng 2 năm 2019
TOÁN

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU:

-Thuộc bảng chia 3
- Biết giải bài toán có một phép tính chia ( trong bảng chia 3). Biết thực hiện phép
chia có kèm đơn vị đo ( chia cho 3; cho 2)
- H tích cực làm bài tập
- HS nắm chắc bảng chia 3, vận dụng bảng chia 3 để làm tốt các bài tập, trình bày
bài sạch sẽ, rõ ràng
- BTCL: bài 1, bài 2, bài 4
II. ĐỒ DÙNG: bảng phụ.
III.HOẠT ĐỘNG HỌC:
1. Khởi động:

Việc 1: Trưởng ban văn nghệ cho lớp khởi động bằng 1 bài hát
Việc 2: GV nhận xét
- Đánh giá:
+ PP: tích hợp, vấn đáp
+ Kĩ thuật: trò chơi, nhận xét bằng lời
+ Tiêu chí đánh giá: HS hát đúng lời, hát nhịp nhàng, chuẩn bị sẵn sàng tâm thế
vào học bài mới.
2. Hình thành kiến thức:

- Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi tiêu đề. Nêu mục tiêu bài học.
Bài 1: Tính nhẩm:

Việc 1: Cho 1 HS đọc yêu cầu, nhẩm các phép tính
Việc 2: 2 bạn cạnh nhau nhẩm cho nhau nghe

23


Việc 3: TBHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi truyền điện chia sẻ kết quả trước
lớp
Việc 4: Nhận xét
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp,tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, tôn vinh học tập, nhận xét bằng lời, định hướng học tập,
phân tích, phản hồi, trò chơi
+ Tiêu chí đánh giá: HS biết dựa vào các bảng chia 3 để làm đúng bài tập ,tham
gia chơi nhiệt tình, sôi nổi, trình bày kết quả tự tin,
Bài 2: Tính nhẩm

Việc 1: Cho HS làm bài vào vở, 1HS làm bài vào bảng phụ.
Việc 2: Chia sẻ bài làm với bạn bên cạnh.
Việc 3: Trình bày bài làm trong nhóm, chốt kết quả đúng.
Việc 2: Chia sẻ: Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp,tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, tôn vinh học tập, nhận xét bằng lời, định hướng học tập,
phân tích, phản hồi.
+ Tiêu chí đánh giá: HS biết dựa vào bảng nhân, chia 3 để làm đúng bài tập ,
trình bày kết quả tự tin

Bài 4: Giải toán

Việc 1: NT yêu cầu các bạn đọc đề bài và tìm hiểu bài toán
?.. Bài toán cho biết gì?
?.. Bài toán hỏi gì?
?.. Để biết mỗi túi có mấy kg gạo ta làm như thế nào?

24


Việc 2: Y/c HS làm BT vào vở. Chú ý giúp đỡ HS còn hạn chế
- Theo dõi, giúp đỡ HS Làm bài.
Việc 3: Chữa bài, khắc sâu cách giải toán bằng một phép nhân
Việc 4: Nhận xét bài một số HS.
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, viết, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, tôn vinh học tập, viết nhận xét, phân tích, phản hòi
+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm được cách giải bài toán có lời văn, giải đúng, trình
bày rõ ràng, sạch sẽ, hợp tác nhóm tốt
Bài giải.
Mỗi túi có số kg gạo là:
15 : 3 = 5 (kg)
Đáp số: 5 kg
C. Hoạt động ứng dụng:

Nhận xét tiết học. Dặn về nhà chia sẻ bảng nhân và chia 3 cùng ông bà, bố mẹ
*******************************
CHÍNH TẢ (Nghe - viết):
NGÀY HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I.MỤC TIÊU:


- Nghe viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Ngày hội đua voi ở
Tây Nguyên.
- Làm được BT 2 a
- HS có ý thức luyện viết chữ đẹp.
- HS viết được bài chính tả theo yêu cầu, trình bày cẩn thận, chữ viết rõ ràng, sạch
sẽ, đúng tốc độ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ viết nội dung bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:

25


×