Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích các quy định về phân chia ngân sách giữa trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành. Bình luận phân về chia ngân sách 2017 giữa trung ương với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.81 KB, 15 trang )

MỞ BÀI
Hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay gồm hai cấp: ngân sách trung
ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách địa phương gồm nhiều cấp, tương
ứng với các cấp chính quyền đặt tại các đơn vị hành chính địa phương. Luật ngân sách
nhà nước đã quy định cụ thể, rõ ràng nguồn thu mà các cấp ngân sách được hưởng để
giúp việc thực hiện thu chi ngân sách có hiệu quả. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.
Em xin lựa chọn đề tài: “Phân tích các quy định về phân chia ngân sách giữa trung
ương và địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành. Bình luận phân về chia
ngân sách 2017 giữa trung ương với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là thành
phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Sơn La”.

NỘI DUNG
A. Phân tích các quy định về phân chia ngân sách giữa trung ương và địa
phương theo quy định của pháp luật hiện hành.
I.
Khái quát về ngân sách nhà nước
1. Định nghĩa về ngân sách nhà nước
Định nghĩa ngân sách nhà nước về phương diện kinh tế: Xét từ góc độ này, ngân
sách nhà nước được hiểu là bản dự toán các khoản thu và chi tiền tệ của một quốc gia,
được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định để thực hiện trong thời hạn nhất
định, thường là một năm.
Định nghĩa ngân sách về mặt pháp lý: Khái niệm ngân sách nhà nước được đề cập
tại Khoản 14 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 “Ngân sách nhà nước là toàn bộ
các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian
nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”

2. Khái niệm và mô hình tổ chức hệ thống nhà nước
2.1.
Khái niệm về tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước
Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước là xác định, sắp xếp, bố trí các bộ phận cấu


thành hệ thống ngân sách nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ thu, chi của từng cấp
ngân sách cũng như toàn bộ hệ thống ngân sách nhà nước.

2.2.

Mô hình tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam

1


Điều 6 Luật ngân sách nhà nước quy định về mô hình tổ chức hệ thống ngân sách
nhà nước như sau:
“ 1. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
2. Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương.”
Theo đó thì hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay bao gồm hai cấp:
Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm nhiều
cấp, tương ứng với các cấp chính quyền đặt tại các đơn vị hành chính ở địa phương.

II.

Phân tích các quy định về phân chia ngân sách giữa trung ương và địa
phương theo quy định của pháp luật hiện hành

1. Ngân sách trung ương
1.1.
Nguồn thu của ngân sách trung ương
1.1.1. Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%
Xuất phát từ vai trò chủ đạo của mình, ngân sách trung ương nắm giữ nguồn thu
quan trọng nhất và phải đảm đương các nhiệm vụ chi chủ yếu của quốc gia. Các khoản
thu của ngân sách trung ương gồm hai nhóm lớn là các khoản thu được tập trung toàn bộ

vào ngân sách trung ương và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân
sách trung ương và ngân sách địa phương.
Các khoản thu ngân sách trung ương được hưởng 100% được quy định tại khoản 1
Điều 35 Luật ngân sách Nhà nước năm 2015 bao gồm:
- Thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu;
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu;
- Thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu;
- Thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi được chia cho nước chủ nhà và
các khoản thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí,..;
- Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế. các tổ chức
khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam;
- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước trung ương thực hiện,
trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản chi phí thu từ
hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước trung ương

2


thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo
quy định của pháp luật về phí, lệ phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Lệ phí do các cơ quan Nhà nước trung ương thu, trừ lệ phí trước bạ quy định tại
điểm h khoản 1 Điều 37 của Luật này;
- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của
pháp luật do các cơ quan nhà nước trung ương thực hiện;
- Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do
các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý;
- Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức,
đơn vị thuộc trung ương xử lý;
- Các khoản thu hồi vốn của ngân sách trung ương đầu tư tại các tổ chức kinh tế;

thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu; chênh lệch thu lớn hơn chi
của Ngân sách Nhà nước khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu; chênh lệch thu lớn hơn
chi của Ngân sách Nhà nước Việt Nam;
- Thu từ quỹ dự trữ tài chính trung ương;
- Thu kết dư ngân sách trung ương;
- Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang của ngân sách trung ương;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

1.1.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương
và ngân sách địa phương
- Thuế giá trị gia tăng, trừ thuế giá trị gia tăng quy định tại các khoản thu ngân sách
trung ương hưởng 100%;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại các
khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%;
- Thuế thu nhập cá nhân;
- Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại các khoản thu ngân
sách trung ương hưởng 100%;

3


- Thuế bảo vệ môi trường trừ thuế bảo vệ môi trường quy định tại các khoản thu
ngân sách trung ương hưởng 100%;
Các khoản thu nêu trên sẽ được chia theo phần trăm cho cả ngân sách trung ương và
ngân sách địa phương.

1.2.
Nhiệm vụ chi ngân sách trung ương

1.2.1. Chi đầu tư phát triển
Chi đầu tư phát triển là những khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ bản một số khoản
chi đầu tư luật định khác. Chi đầu tư xây dựng cơ bản là những khoản chi ngân sách nhà
nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và các
chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, phản ánh quá trình sử dụng một bộ
phận vốn ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, phát triển
sản xuất nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế. Một số ví dụ
về khoản chi đầu tư phát triển hiện nay được pháp luật thừa nhận:
+ Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội và các khoản
chi đầu tư phát triển khác;
+ Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các tổ chức tài
chính trung ương;
+ Chi để nhà nước góp cổ phần hoặc liên doanh vào các doanh nghiệp hoạt động
trong các lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước.
Điều 36 Luật ngân sách Nhà nước quy định nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương
như sau:
“ a) Đầu tư cho các dự án, bao gồm cả các dự án có tính chất liên vùng, khu vực của
các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác của trung ương theo
các lĩnh vực được quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công
ích do Nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương; đầu
tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật”

1.2.2. Chi đầu tư phát triển

4


Chi dự trữ quốc gia là chi của ngân sách nhà nước để mua hàng dự trữ luật định.

Khoản chi này trước đây được coi là một bộ phận của chi đầu tư phát triển, đến luật
ngân sách nhà nước năm 2015 mới chia ra thành khoản chi riêng. Việc đưa chi dự trữ
quốc gia thành khoản chi độc lập bên cạnh chi đầu tư phát triển và các khoản chi khác
của ngân sách nhà nước là nhằm đảm bảo sự nhất quán, đồng bộ giữa Luật ngân sách
nhà nước với Luật dự trữ quốc gia năm 2012

1.2.3. Chi thường xuyên
Chi thường xuyên là những khoản chi của ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo hoạt
động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, hỗ trợ hoạt động
của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về phát
triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đây là những khoản chi không tạo ra
giá trị mới mà là để duy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước và các tổ chức khác, tạo
điều kiện cho nhà nước thực hiện tốt các chức năng của mình.

2. Ngân sách địa phương
2.1.
Nguồn thu của ngân sách địa phương
2.1.1. Khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%
- Thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
- Thuế môn bài;
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
- Tiền sử dụng đất, trừ thu tiền sử dụng đất trừ thu tiền sử dụng đất thuộc khoản thu
của ngân sách trung ương hưởng 100% quy định tại điểm k khoản 1 Điều 35 Luật ngân
sách nhà nước;
- Tiền cho thuê đất, cho thuê mặt nước;
- Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Lệ phí trước bạ;
- Thu từ hoạt động sổ xố kiến thiết;
- Các khoản thu hồi vốn của ngân sách đại phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế;

thu cổ tức, lợi nhuận được phân chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên có vốn góp của nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện

5


chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh
nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu;
- Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương;
- Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do
các cơ quan, tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;
- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện,
trừ trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản chi phí thu từ
các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước do Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ,
phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và các
quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Lệ phí do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu;
- Tiền thu từ xử lý vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp
luật do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện;
- Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn
vị thuộc địa phương xử lý
- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
- Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
- Thu kết dư ngân sách địa phương;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

2.2.

Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương


* Chi đầu tư phát triển
- Đầu tư cho các dự án do địa phương quản l strong các lĩnh vực được quy định tại
khoản 2 Điều này;
- Đầu tư và hỗ trợ vốn do các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích
Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy
định của pháp luật;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
* Chi thường xuyên

6


- Sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề;
- Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
- Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần gia địa phươn quản lý;
- Sự nghiệp về y tế, dân số và gia đình;
- Sự nghiệp văn hóa thông tin;
- Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;
- Sự nghiệp thể dục, thể thao;
- Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
- Các hoạt động kinh tế;
- Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức
chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định
của pháp luật;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
* Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay
* Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính ở địa phương

* Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương
* Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới
* Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ.

B. Bình luận phân về chia ngân sách 2017 giữa trung ương với các tỉnh, thành
I.

phố trực thuộc trung ương là thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Sơn La
Bình luận về phân chia ngân sách 2017 giữa trung ương với thành phố Hồ
Chí Minh
Năm 2017, nhiệm vụ thu ngân sách sách trung ương giao cho thành phố Hồ Chí

Minh là 347.882 tỷ đồng, so với 298.300 tỉ đồng kế hoạch giao trong năm 2016 thì mức
tăng khoảng 49.500 tỉ đồng tăng 15,79% so dự toán năm 2016, trong đó thu nội địa được
giao trong năm 2016 là 177.600 tỉ đồng thì sang năm 2017 được giao là 226.482 tỉ đồng,
tăng gần 26% so dự toán năm 2016; thu hoạt động xuất nhập khẩu là 109.000 tỷ đồng,

7


tăng 6,34% so dự toán 2016, thu từ dầu thô 12.400 tỉ đồng 1. Theo báo cáo của ngành tài
chính, trong năm 2016, số tiền thu ngân sách Nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh là
306.336 tỷ đồng so với con số 298.300 tỷ đồng được giao, đạt 102,7% dự toán, tăng
12,06% so cùng kỳ. Nếu không tính số thu từ dầu thô, dự kiến thu ngân sách nhà nước
thành phố là 292.278 tỷ đồng, đạt 104,3% dự toán (280.100 tỷ đồng), vượt trên 12.000 tỷ
đồng2.
Tổng chi ngân sách thành phố năm 2017 là 70.646 tỉ đồng. Bội chi ngân sách địa
phương của thành phố năm 2017 là 2.900 tỉ đồng. Cụ thể một số khoản chi ngân sách
năm 2017 chủ yếu gồm: chi cho đầu tư phát triển là 25.164 tỉ đồng, chi thường xuyên
34.200 tỉ đồng, chi trả lãi vay 1.511 tỉ đồng, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính là 11,4 tỉ

đồng, dự phòng ngân sách 2.400 tỉ đồng, chi từ nguồn bổ sung theo mục tiêu của ngân
sách trung ương 7.377 tỉ đồng. Về kế hoạch vay, trả nợ, năm 2017 thành phố sẽ trả nợ
gốc các khoản vay là 6.378 tỉ đồng, tổng mức vay thêm là 9.278 tỉ đồng. Đối với vay
trong nước, Hội đồng nhân dân thành phố thống nhất chủ trương phát hành trái phiếu
chính quyền địa phương tối đa là 5.140 tỉ đồng và huy động từ các nguồn khác.
Số thu thì tăng cao nhưng số chi không tăng. Tỷ lệ điều tiết cho thành phố mà Chính
phủ trình Quốc hội là 18% và thành phố Hồ Chí Minh đang có nhiều kiến nghị để trung
ương xem xét ở mức giảm từ 23% xuống còn 21%. Thành phố phấn đấu từ năm 2017 sẽ
bắt tay ngay triển khai đồng bộ kế hoạch thực hiện 7 chương trình đột phá bởi tính ra
thời gian chỉ còn 3 năm (7 chương trình đột phá triển khai trong giai đoạn 2016-2020).
Mà theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp vào cuối tháng 9-2016 thì nhu cầu
vốn cho 7 chương trình đột phá của thành phố cũng lên đến 471.000 tỉ đồng. Trung bình
mỗi năm cần chi 96.000 tỉ đồng cho các năm tới. Nếu như tỷ lệ điều tiết là 23% thì chi
đầu tư trung bình một năm của thành phố khoảng 77.000 tỉ đồng (cho 7 chương trình đột
phá), nếu trường hợp bị giảm xuống còn 18% thì số vốn thành phố cân đối chi cho đầu
tư sẽ thiếu nhiều so với nhu cầu. Theo tính toán sơ bộ thì nguồn vốn chuẩn bị để thực
hiện các dự án thuộc 7 chương trình đột phá lên đến 1 triệu tỉ đồng (tương đương 43 tỉ
đô la Mỹ)3.

1 />2 />3 />
8


Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư cần rà soát, báo cáo cụ thể nguồn vốn để thực hiện
7 chương trình đột phá theo hướng điều chỉnh, bổ sung, thay đổi hình thức đầu tư có sự
tính toán hợp lý việc sử dụng nguồn vốn ngân sách theo khả năng được điều tiết ngân
sách hàng năm, làm sao để một đồng vốn ngân sách bỏ ra huy động được 15 đồng vốn
xã hội (lâu nay tỷ lệ này là 1/14), vì xét cho cùng nếu hiệu quả vốn mồi cao còn thể hiện
sự tin tưởng của nhà đầu tư vào chính sách của thành phố. Đánh giá lại các dự án để có
thể chuyển đổi hình thức kêu gọi đầu tư phù hợp trong điều kiện ngân sách được điều

tiết ngày càng giảm, sớm đưa ra danh sách các dự án cần triển khai không chỉ cho riêng
các chương trình đột phá của thành phố mà còn giúp phát triển mang tính cả vùng.
Ngoài ra nếu tỷ lệ điều tiết ngân sách bị cắt giảm, nguồn vay ODA được hưởng thời
gian ngắn hơn với lãi suất cao hơn cộng với nhiều yêu cầu dân sinh bức thiết cần triển
khai thực hiện hơn (như tình trạng ngập nước, ô nhiễm môi trường) kết hợp với yêu cầu
cho phát triển trong tương lai thì quả thực thành phố đang đứng trước khó khăn. Các
ngành cần tính toán chính xác cơ cấu các nguồn vốn bởi nhiều đơn vị cứ tách vốn ngân
sách riêng với vốn dự án BT, ODA nhưng thực ra bản chất vốn dự án BT rồi nhà nước
cũng trả lại bằng đất (và cũng là tiền nhà nước), hay dự án sử dụng vốn ODA cũng dùng
tiền ngân sách để trả (cũng là tiền nhà nước). Mặt khác, phải giảm tối đa chi ngân sách
cho đầu tư, đồng thời phải bằng nhiều cách kêu gọi đầu tư từ xã hội. Thực tiễn này đòi
hỏi kêu gọi đầu tư xã hội càng phải quyết liệt hơn. Cần đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực y
tế, giáo dục... Đề nghị thành phố mạnh dạn lấy một hai dự án trường học, bệnh viện, cơ
sở giáo dục thí điểm làm xã hội hóa, đi dần từ mức độ thấp đến mức độ cao trong quá
trình nhân hóa (BOT, BT, cổ phần hóa…).
Trước tình hình ngân sách thành phố đang gặp khó khăn cần phải cân nhắc lại các
dự án đầu tư theo hướng lựa chọn kỹ hình thức đầu tư, dự án nào nhà nước làm được thì
làm, dự án nào cần chuyển cho tư nhân thì chuyển theo hình thức xã hội hóa. Thành phố
sẽ tăng cường các biện pháp quản lý nguồn thu và bồi dưỡng nguồn thu, đảm bảo thu
đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định; tập trung thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy
định nghĩa vụ thuế, tăng cường rà soát, đôn đốc, thu nộp nợ kịp thời. Thành phố Hồ Chí
Minh cũng sẽ đa dạng phương thức huy động nguồn lực để đầu tư phát triển cho những
dự án hạ tầng kinh tế xã hội trọng điểm; đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục-đào
tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, vệ sinh môi trường; thực hiện đồng bộ cơ chế khoán
chi, đấu thầu trong duy tu giao thông, công viên cây xanh, vận chuyển hành khách bằng
phương tiện công cộng để giảm dần số chi cho ngân sách. Hội đồng nhân dân thành phố

9



cũng thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư công cho dự án nạo vét thông tuyến
rạch Bà Lớn (quận 8, huyện Bình Chánh) với tổng kinh phí 1.850 tỉ đồng, sử dụng
nguồn vốn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp triển khai trên địa bàn quận 8
và huyện Bình Chánh; và thông qua 55 dự án nhóm B với tổng vốn đầu tư khoảng
20.0004 tỉ đồng sử dụng vốn cân đối ngân sách thành phố. Lãnh đạo ủy ban nhân dân
thành phố khẳng định thành phố sẽ thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, huy động các
nguồn lực đầu tư cho phát triển trong năm 2017, kiên quyết tinh giản biên chế và giảm
chi từ ngân sách nhà nước trong bối cảnh khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư hạn hẹp,
nguồn thu giảm do việc miễn giảm các loại thuế theo lộ trình hội nhập quốc tế và tỷ lệ
thu ngân sách để lại cho thành phố giảm từ 23% xuống còn 18% trong giai đoạn 20172020.

II.

Bình luận về phân chia ngân sách 2017 giữa trung ương với tỉnh Đà Nẵng

Năm 2017, nhiệm vụ thu ngân sách sách trung ương giao cho Đà Nẵng thu ngân
sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện năm 2017 là 17.188,1 tỷ đồng so với kế hoạch
giao cho 2016 là 14.951 tỷ đồng tăng gần 2,2 tỷ đồng. Trong đó thu nội địa ước thực
hiện 14.750,7 tỷ đồng tăng gần 2,3 tỷ đồng so với 2016, thu nội địa (không kể tiền sử
dụng đất) là 12.271,3 tỷ đồng và thu tiền sử dụng đất là 2.479,4 tỷ đồng, thu thuế xuất
nhập khẩu ước thực hiện 2.380,3 tỷ đồng. Năm 2016, thu nội địa cân đối đạt 14.286 tỷ
đồng, đạt 120,1% dự toán Trung ương giao, trong đó không tính tiền sử dụng đất là
12.286 tỷ đồng, đạt 117% so với dự toán trung ương. Năm 2017, hầu hết các chỉ tiêu
kinh tế-xã hội của Đà Nẵng đều tăng khá so với năm 2016, đặc biệt thu ngân sách tăng
gần 12%5.
Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện năm 2017 là 13.603 tỷ đồng giảm gần
1,2 tỷ đồng so với 2016. Trong đó chi đầu tư phát triển (bao gồm chi từ các nguồn năm
trước chuyển sang) là 6.405 tỷ đồng, chi thường xuyên là 6.949 tỷ đồng, chi trả nợ lãi là
228,00 tỷ đồng, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính là 1.82 tỷ đồng, chi dự phòng là 247,27
tỷ đồng6.


4 />5 />6 />
10


Đà Nẵng kiến nghị Trung ương giảm mức dự toán thu ngân sách 2017. Bộ Tài chính
lại đưa ra số ước cho Đà Nẵng là thu nội địa 15.740 tỷ đồng, đạt 132,3% dự toán trung
ương, cao hơn mức dự toán địa phương giao 1.454 tỷ đồng. Chính vì mức ước của Bộ
trong năm 2016 quá cao so với thực tế đạt được của Đà Nẵng nên năm 2017, Bộ Tài
chính giao dự toán thu nội địa trong cân đối là 19.504 tỷ đồng, bằng 123,9% so với ước
thực hiện năm 2016 cao hơn Đà Nẵng dự kiến 3.997 tỷ đồng. Để đạt được nguồn thu
ngân sách trong những tháng đầu năm 2016, các ngành chức năng của thành phố đã phải
nỗ lực rất lớn, tuy nhiên nếu trung ương áp mức dự toán thu ngân sách 2017 quá cao thì
thành phố khó thực hiện được, vì nguồn lực Đà Nẵng có hạn đơn cử, Đà Nẵng chỉ có 50
DN có số nộp thuế hằng năm khoảng 10 tỷ đồng trở lên. Đà Nẵng có xấp xỉ 20.000
doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp và đơn vị hành chính sự nghiệp nhưng có 14.200
đơn vị là có quyết toán thuế và trong số đó, chỉ có 40% doanh nghiệp làm ăn có lãi.
Nguồn thu Đà Nẵng biến động “làn sóng” bất động sản, đầu năm thị trường sôi động nên
nguồn thu cao, tuy nhiên, nửa cuối năm thì bất động sản lại tụt xuống nên ảnh hưởng đến
nguồn thu. Năm 2017 Bộ Tài chính giao thu 3.740 tỷ đồng tiền đất tăng 33,4% so với
năm 2016, thu từ doanh nghiệp trung ương tăng 350 tỷ đồng, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài tăng 1.000 tỷ đồng (tăng 24,4%), doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng
1.355 tỷ đồng (tăng 41%), thuế thu nhập cá nhân tăng 290 tỷ đồng so với năm 2016 7...
Đây là những con số không tưởng!”. Vì vậy, cần xem xét lại dự toán thu ngân sách 2017
của Đà Nẵng, cần giảm mức dự toán thu ngân sách năm 2107.
Để Đà Nẵng trở thành động lực của khu vực miền Trung – Tây Nguyên thì thành
phố cần thêm nguồn lực để đầu tư. Trung ương hỗ trợ thành phố 3 dự án quan trọng, có
tác động liên kết vùng và khu vực, đó là dự án cải tạo, nâng cấp mở rộng Bệnh viện Phụ
sản – Nhi; tuyến đường Vành đai phía Tây đoạn từ quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh
và đê kè khẩn cấp chống sạt lở bờ biển, bờ sông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ

nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với số vốn 4.379 tỷ đồng. Ưu tiên trước mắt là mở rộng
Bệnh viện Phụ sản – Nhi. Đặc biệt là chi cho đầu tư phát triển, chi cho công tác chuẩn bị
tuần lễ cấp cao APEC 2017, thực hiện chương trình thành phố “4 an” và các nhiệm vụ,
sự kiện quan trọng của thành phố như lễ hội pháo hoa quốc tế 2017, Liên hoan phim Việt
Nam lần thứ 20... Ngoài ra, hỗ trợ để triển khai các dự án ODA trong giai đoạn 20162020 với số vốn gần 5.000 tỷ đồng.

7 />
11


Thành phố chỉ đạo các ngành, các địa phương tập trung, tích cực triển khai và thực
hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ổn định và thúc đẩy kinh tế phát triển như tiếp tục thực
hiện các cơ chế chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, rà soát, sửa đổi các quy
định thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động; các cơ quan được
giao nhiệm vụ quản lý và khai thác nguồn thu từ thành phố đến các địa phương đã triển
khai quyết liệt các giải pháp quản lý thu, kiểm soát nguồn thu, tăng cường chống thất thu
thuế, thu hồi nợ đọng. Điều hành chi ngân sách chặt chẽ, theo đúng dự toán được giao,
đảm bảo sử dụng ngân sách triệt để tiết kiệm, hiệu quả, đúng chế độ quy định; chủ động
cân đối nguồn để đảm bảo chi đầu tư các công trình quan trọng, trọng điểm của thành
phố,nhất là các công trình phục vụ tuần lễ cao cấp APEC; các nhiệm vụ chi thường
xuyên được đảm bảo theo đúng dự toán, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện nhiệm vụ
kinh tế, chính trị của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách,đảm bảo thực hiện chính sách
an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội, thực hiện các chương trình, sự kiện của thành phố
được kịp thời.

III.

Bình luận về phân chia ngân sách 2017 trung ương với tỉnh Sơn La

Dự toán thu ngân sách tỉnh Sơn La năm 2017 là 4,500 tỷ đồng, bằng 116,8% so dự

toán năm 2016, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 3,568 tỷ đồng, bằng 104,2% so dự
toán năm 2016, thu ngân sách địa phương được hưởng 1,2 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách
địa phương năm 2017 là 3,476 tỷ đồng. Trong đó chi đầu tư phát triển 1,34 tỷ đồng, chi
đầu tư từ nguồn thu CQSD đất 630 tỷ đồng, chi đầu tư từ nguồn XSKT 50.000 triệu
đồng, Chi từ nguồn bội chi ngân sách địa phương 56.200 triệu đồng, chi thường xuyên
8.474.011 triệu đồng8.
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2017 tăng so với dự toán năm 2016 (Chi
đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, chi đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa phương) tập
trung đối ứng các dự án sử dụng nguồn vốn ODA; dự án điện nông thôn, miền núi; đầu
tư xây dựng trụ sở xã; đầu tư các tuyến đường giao thông đến xã; thực hiện chương trình
nông thôn mới; trả nợ nguồn vốn ứng trước ngân sách Trung ương và các công trình
trọng điểm. Chi cho lĩnh vực an sinh xã hội, đáp ứng yêu cầu kiểm soát lạm phát ở mức
hợp lý; đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, tăng chi cho lĩnh vực giáo dục đào tạo,
an sinh xã hội.

8 />
12


Thực hiện quản lý thu ngân sách theo đúng quy định của Luật Ngân sách 2015,
đúng chính sách, chế độ hiện hành; tổng hợp đầy đủ các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và
các khoản thu khác vào ngân sách nhà nước. Tập trung chỉ đạo quyết liệt chống thất thu,
thu số thuế nợ đọng từ các năm trước. Tăng cường phân cấp quản lý thu, ủy nhiệm thu
cho xã, phường, thị trấn, nâng cao trách nhiệm và tạo tính chủ động của các cấp, các
ngành trong thực hiện thu ngân sách nhà nước. Sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính
quyền các cấp trong việc khắc phục khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hỗ trợ
doanh nghiệp phát triển…, đồng thời, áp dụng đồng bộ các biện pháp tăng cường chống
thất thu ngân sách, chống gian lận thương mại, hội đồng nhân dân,ủy ban nhân dân tỉnh
đã đề ra, tập trung quản lý tốt các nguồn thu, chống thất thu, phấn đấu hoàn thành, hoàn
thành vượt mức dự toán được giao góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh.

KẾT LUẬN
Theo pháp luật ngân sách nhà nước Việt Nam hiện hành thì ngân sách nhà nước
được phân thành hai cấp là ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Luật ngân
sách nhà nước năm 2015 đã phân định rõ ràng nguồn thu mà ngân sách trung ương, ngân
sách địa phương được hưởng phù hợp với các quy định khác của pháp luật khác có liên
quan. Trên đây là một số phân tích của em về các quy định về phân chia ngân sách giữa
trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành và một số bình luận về
phân chia ngân sách 2017 giữa trung ương với các tỉnh, thành phố.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật ngân sách nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2016, NXB
Công an nhân dân.
2. Luật ngân sách nhà nước năm 2015.
3. Luật đầu tư năm 2014.
4. Một số trang web:
- />- />- />- />-

/>
quyen-thu-tuong-697614.vov
- />-

/>
che-dac-thu/c/24073998.epi

14



MỤC LỤC

15



×