Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Xây dựng và sử dụng bài tập thực tiễn chương oxi lưu huỳnh 10 nhằm nâng cao năng lực vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.62 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Đề tài:

Xây dựng và sử dụng các bài tập thực tiễn chương Oxi –
Lưu huỳnh 10 nhằm nâng cao năng lực vận dụng kiến thức
hóa học vào thực tiễn cho học sinh THPT.
Sinh viên: Phạm Thị Vân
Lớp
: QH-2013S - Sư phạm Hóa học
GVHD : ThS. Phạm Thị Kiều Duyên

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

1

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
KHOA SƯ PHẠM
----------- -----------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
(Khoảng 10-12 trang)
Tên đề tài: Xây dựng và sử dụng các bài tập thực tiễn chương Oxi – Lưu huỳnh 10 nhằm nâng


cao năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh THPT.
SV: Phạm Thị Vân
Lớp: QH S- 2013
GVHD: Phạm Thị Kiều Duyên
NỘI DUNG BÁO CÁO
Danh mục viết tắt
BTHH:

Bài tập hóa học

THPT: Trung học phổ thông
1. Mở đầu
1.1. Đặt vấn đề
Theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VII, phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tự học, kĩ năng
vận dụng vào thực tiễn… tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo được hứng thú học tập
cho học sinh. Từ trước đến nay, chúng ta quá thiên về lý thuyết, sách vở mà ít được đầu từ vào
thực hành vào thực tế cuộc sống. Chính vì vậy, giáo dục cần quan tâm, chú trọng hơn đến thực
tiễn, gắn liền các bài học lý thuyết với thực tế cuộc sống. Hoá học là một môn khoa học ứng
dụng, vì vậy trong quá trình DH, cần gắn lí thuyết với thực tiễn, biến những kiến thức khoa học
khô khan, xa vời thành những hiện tượng gần gũi, hấp dẫn hơn, tạo hứng thú cho học sinh.
Tư tưởng cốt lõi của xu hướng đổi mới chương trình giáo dục sau năm 2015 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo là hướng đến quá trình giáo dục hình thành năng lực chung, năng lực chuyên biệt
để con người có tiềm lực phát triển, thích nghi với hoàn cảnh sống, học tập và làm việc luôn biến
đổi trong cả cuộc đời.
Trong các năng lực chuyên biệt về môn Hoá học thì năng lực vận dụng kiến thức hoá học
vào thực tiễn là một trong những năng lực quan trọng cần được hình thành và phát triển trong
DH hoá học ở trường THPT.
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Sử dụng bài tập thực tiễn chương Oxi – Lưu huỳnh Hóa
học 10 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ

thông” để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nước ta.
2

2


1.2.

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, tuyển chọn, sử dụng bài tập thực tiễn chương Oxi – Lưu huỳnh Hóa học 10
nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông.
1.3.

Đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.

Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng bài tập thực tiễn chương Oxi - Lưu huỳnh Hóa học 10
nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông.







1.4.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp nghiên cứu quan sát
Phương pháp nghiên cứu đàm thoại
Phương pháp nghiên cứu điều tra
Phương pháp nghiên cứu chuyên gia
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sư phạm
Phương pháp nghiên cứu thông kê toán học
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
Trong các năng lực chuyên biệt về môn Hóa học thì năng lực vận dụng kiến thức hóa học
vào thực tiễn là một trong những năng lực quan trọng cần được hình thành và phát triển trong
dạy học hóa học ở trường phổ thông. Từ khái niệm về năng lực, có thể thấy rằng năng lực vận
dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn là khả năng chủ thể vận dụng tổng hợp những kiến thức,
kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú,... để giải quyết có hiệu quả các vấn đề của thực tiễn
có liên quan đến hóa học.
Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh THPT được mô tả gồm
các năng lực thành phần và các mức độ thể hiện như sau:
- Năng lực hệ thống hóa kiến thức. Năng lực này có các mức độ thể hiện: Hệ thống hóa,
phân loại được kiến thức hóa học, hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến thức hóa
học đó. Khi vận dụng kiến thức chính là việc lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện
tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.
- Năng lực phân tích, tổng hợp các kiến thức hóa học vận dụng vào cuộc sống thực tiễn.
Các mức độ thể hiện của năng lực này gồm: Định hướng được các kiến thức hóa học một cách
tổng hợp và khi vận dụng kiến thức hóa học có ý thức rõ ràng về loại kiến thức hóa học đó được
ứng dụng trong các lĩnh vực gì, ngành nghề gì, trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.
- Năng lực phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn đề, các
lĩnh vực khác nhau. Năng lực này thể hiện ở các mức độ: Phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng
của hóa học trong các vấn đề thực phẩm, sinh hoạt, y học, sức khỏe, khoa học thường thức, sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp và môi trường.
- Năng lực phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích.
Năng lực này được thể hiện: Tìm mối liên hệ và giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên và

3

3


các ứng dụng của hóa học trong cuộc sống dựa vào các kiến thức hóa học và các kiến thức của
các môn khoa học khác.
- Năng lực độc lập sáng tạo trong việc xử lí các vấn đề thực tiễn. Mức độ thể hiện của năng
lực này là: Chủ động sáng tạo lựa chọn phương pháp, cách thức giải quyết vấn đề; Có năng lực
hiểu biết và tham gia thảo luận về các vấn đề hóa học liên quan đến cuộc sống thực tiễn và bước
đầu biết tham gia nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề đó.
2.2. Bài tập thực tiễn
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông: “Bài tập là bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng
những điều đã học”.
BTHH là phương tiện chính và hết sức quan trọng để rèn luyện khả năng vận dụng kiến
thức cho học sinh. Là nhiệm vụ học tập mà giáo viên đặt cho người học, buộc người học vận
dụng các kiến thức, năng lực của mình để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức,
kỹ năng một cách tích cực, hứng thú và sáng tạo.
BTHH là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câu hỏi hay đồng thời cả bài toán
và câu hỏi thuộc về hóa học mà trong khi hoàn thành chúng, HS nắm được một tri thức hay kĩ
năng nhất định.
Bài tập thực tiễn là những bài tập đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức, kĩ năng hóa học
(những điều kiện và yêu cầu) cùng với các kiến thức của các môn học khác kết hợp với kinh
nghiệm, kĩ năng sống để giải quyết một số vấn đề đặt ra từ những bối cảnh và tình huống nảy
sinh từ thực tiễn. Đây bài tập mở, tạo cơ hội cho HS có nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường giải
quyết khác nhau.
2.3. Nguyên tắc xây dựng, lựa chọn hệ thống bài tập tập thực tiễn
Khi xây dựng dạng bài tập này cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Nội dung BTHH thực tiễn phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và tính hiện đại
b) BTHH thực tiễn phải gần gũi với kinh nghiệm của học sinh

c) BTHH thực tiễn phải dựa vào nội dung học tập
d) BTHH thực tiễn phải đảm bảo logic sư phạm
e) BTHH thực tiễn phải có tính hệ thống, logic
2.4. Quy trình thiết kế bài tập thực tiễn
Theo thực tiễn dạy học, bài tập thực tiễn được xây dựng theo các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn đơn vị kiến thức, hiện tượng, bối cảnh/tình huống thực tiễn có liên quan.
Bước 2: Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức, xây dựng mâu thuẫn nhận thức
từ bối cảnh/tình huống lựa chọn và xác định các điều kiện (kiến thức, kĩ năng…) cần thiết để giải
quyết mâu thuẫn này.
Bước 3: Thiết kế bài tập theo mục tiêu.
Bước 4: Xây dựng đáp án, lời giải và kiểm tra thử.
Ví dụ:
Bước 1: Lựa chọn đơn vị kiến thức: Chọn kiến thức về tính chất vật lý, hóa học của SO2.

4

4


Bối cảnh là thông tin về việc nhà máy Fomasa Đài Loan đã thải ra một lượng khí thải lớn
ra môi trường (thành phần chủ yếu là SO2), từ đó ta xây dựng các bài tập thực tiễn có liên quan.
Bước 2: Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức.
Mục tiêu của bài tập là xác định phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực
tiễn thông qua việc nhận biết về các tính chất của SO 2, đặc biệt là tính độc hại của nó, từ đó hiểu
được bản chất và đề xuất cách giảm lượng khí thải ra môi trường.
Bước 3: Thiết kế bài tập theo mục tiêu
a) Theo em, khí thải từ khu công nghiệp (SO2) đã gây độc cho con người như thế nào?
b) Dựa vào tính chất hóa học, chúng ta có những cách nào để làm giảm thiệu lượng SO 2
thoát ra môi trường.
Bước 4: Xây dựng đáp án, lời giải

Dự kiến câu trả lời
a) Khí SO2 thải ra môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người, nếu hít và
ngửi phải chất khí có thể ảnh hưởng đến các cơ quan như phổi, mắt.
b) Để giảm thiểu lượng SO2 thoát ra môi trường, các khu công nghiệp có thể dẫn lượng khí
thải qua nước hoặc vào nước vôi trong, vì SO 2 là một oxit axit, nên nó sẽ có phản ứng với H 2O
và Ca(OH)2…
2.4. Xây dựng các bài tập thực tiễn
Chúng đã tôi xây dựng được khoảng 20 bài tập thực tiễn. Dưới đây là một số bài tập ví dụ.
Bài tập 1: Một nhiếp ảnh gia người Pháp Olivier Grunewald đã chụp được những bức ảnh
về ngọn núi lửa Kawah Ijen – ngọn núi lửa nằm phía Đông Java (Indonesia) chứa nhiều lưu
huỳnh – tạo ra hiệu ứng “dung nham xanh”, khác với những đợt phun trào của núi lửa thông
thường.

Màu xanh của dòng dung nham không huyền bí giống như nhiều người nghĩ, nó thực ra chỉ
là các phản ứng hóa học cơ bản tạo ra. Dòng dung nham có màu đỏ tự nhiên, nhưng do sức nóng
dữ dội xung quanh và quá trình đốt cháy lưu huỳnh đã làm thay đổi vẻ bề ngoài của nó. Mặc dù
ngọn núi lửa toát lên vẻ đẹp huyền ảo, nhưng nơi đây lại được mệnh danh là “địa ngục” nơi trần

5

5


thế. Những người công nhân đã phải làm việc trực tiếp với lưu huỳnh trong điều kiện không có
các thiết bị bảo hộ.

Những người công nhân làm việc được ví như đang bán mình cho thần chết hay có thể nói
họ đang thách thức tử thần trong núi lửa. Việc tiếp xúc thường xuyên với “vàng của quỷ” khiến
tuổi thọ của những người thợ ở đây thường không quá 40 tuổi.
Hãy cho biết các tác hại của lưu huỳnh đối với sức khoẻ của những người thợ ở trên. Họ

cần làm gì để giảm thiểu các tác hại của lưu huỳnh đối với bản thân?
Hướng dẫn: Lưu huỳnh có mùi rất khó chịu và là một chất độc. Khi tiếp xúc nhiều với lưu
huỳnh, những người công nhân dễ mắc các bệnh về phổi, cơ quan sinh sản, răng miệng và tổn
thương mắt, nhiều người đã bị mất hoàn toàn vị giác và khứu giác, phổi bị phá hủy nghiêm
trọng, xương khớp đau nhức, thậm chí có những người thợ qua đời.
Để bảo vệ mình, những người công nhân cần trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ khi làm việc,
tránh làm việc tiếp xúc quá nhiều với lưu huỳnh.
Bài tập 2: Ngày 23/10/2016 VTV có đưa tin với tiêu đề: “IS đốt nhà máy lưu huỳnh,
người dân Iraq "gặp họa"”, đã có gần 1000 người Iraq phải nhập viện. Tại sao nó lại nguy
hiểm như vậy?
Hướng dẫn: Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra khí SO 2, nó là một chất khí nên dễ lan
nhanh, SO2 gây tổn thương nghiêm trọng cho đường hô hấp dẫn đến nhiều người bị ngộ độc và
nhập viện.
Bài tập 3: Chúng ta đều biết đến tính độc hại của lưu huỳnh, có thể ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe của con người, nhưng tại sao người ta lại dùng lưu huỳnh để bảo quản thuốc bắc? Và dựa
vào tính chất hóa học, làm cách nào để nhận biết thuốc bắc được bảo quản bằng lưu huỳnh?
Hướng dẫn: Lưu huỳnh có công dụng là chống ẩm mốc, bảo quản được nguyên liệu lâu
hơn; nếu dùng với liều lượng thích hợp sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Mặc dù
vậy, người ta cũng đưa ra khuyến cáo không nên sử dụng lưu huỳnh để bảo quản thuốc bắc bởi
vì, vì cái lợi trước mắt, và kém hiểu biết, người dân sử dụng liều lượng lưu huỳnh không theo bất
kì một quy chuẩn nào cả.
6

6


Lưu huỳnh khi xông kết hợp với oxi không khí tạo thành khí SO 2, ta có thể nhận biết khí
này bằng dung dịch thuốc tím, SO2 làm mất màu dung dịch.
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4
Bài tập 4: Một bài báo có đưa tin với nội dung sau: “Formasa Đài Loan, khối ung thư

khổng lồ đang di căn sang Việt Nam”, bài báo đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, lo ngại của
bạn đọc. Nó được gọi như vậy bởi hành năm, khu công nghiệp này đã thải ra một lượng lớn khí
thải, trong đó thành phần lớn là khí CO 2, SO2 đặc biệt là khí SO2.Việc làm này đã gây ảnh hưởng
không nhỏ đến sức khỏe của người dân nơi đây. Có nhiều người dân sống gần nhà máy mắc
những căn bệnh như viêm mũi, khó thở… và nặng hơn nữa là ung thư phổi, ung thư vòm họng…

Câu hỏi 1: SO2 là một trong những khí làm ô nhiễm môi trường là do:
A. SO2 là chất có mùi hắc, nặng hơn không khí.
B. SO2 là khí độc và khi tan trong nước mưa tạo thành axit gây ra sự ăn mòn kim loại và
các vật liệu.
C. SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
D. SO2 là một oxit axit.
Câu hỏi 2: Tổ chức y tế thế giới (WHO) quy định: Nếu lượng SO 2 vượt quá 3.10-5 mol/m3
thì coi như không khí bị ô nhiễm. Khi tiến hành đo đạc, phân tích 50 lít không khí xung quanh
nhà máy, người ta đo được lượng SO 2 do công ty Formasa thải ra môi trường là 2,88 mg SO 2.
Vậy công ty Formasa đã thải ra môi trường lượng khí độc SO 2 vượt mức cho phép bao nhiêu
lần?
Hướng dẫn:
Đổi 50 lít = 50. 10-3 m3
2,88mg =0,036.10-3 g
Suy ra: Lượng khí SO2 công ty Formasa thải ra môi trường trong 1m3 không khí là:
7

7


2,88.10-3 : (64 .50. 10-3) = 90.10-5 (mol/m3)
Vậy nồng độ khí thải SO2 thải ra môi trường của công ty Formasa vượt quá mức quy định
30 lần.
Câu hỏi 3: Dựa vào tính chất hóa học của SO 2, em hãy đề xuất biện pháp làm giảm lượng

khí SO2 thải ra môi trường của các nhà máy, các khu công nghiệp.
Hướng dẫn: Dựa vào tính chất hóa học, ta có thể đề xuất một số biện pháp như, dẫn khí
thải SO2 qua nước, nước vôi trong…
Bài tập 5: Máy ozon được biết đến với tính khử trùng
cao. Hiện nay, nó đã được nhiều bà nội trợ sử dụng trong đời
sống hàng ngày để làm sạch một số loại thực phẩm như rau, củ,
quả, thịt, …
Câu hỏi 1: Dựa vào tính chất nào của ozon nó lại có ứng
dụng như vậy?
Hướng dẫn: Do ozon có tính oxi hóa mạnh, nên ozon được dùng để khử trùng.
Câu hỏi 2: Hiện nay, trên thị thường có rất nhiều loại máy ozon với nhiều mẫu mã khác
nhau do nhu cầu sử dụng cao của mọi người, lợi dụng lòng tin, vì cái lợi trước mắt, họ đánh lừa
người sử dụng bằng máy ozon giả, vậy làm thế nào để người sử dụng có thể kiểm tra được đâu là
máy thật, đâu là máy giả?
Hướng dẫn: Ta có thể nhận biết ozon bằng dung dịch KI và hồ tinh bột, dẫn khí ozon qua
dung dịch KI, sau đó nhỏ vào dung dịch vài giọt hồ tinh bột, nếu thấy dung dịch có mày xanh là
loại máy ozon thật.
KI + O3 KOH + I2 + O2
Bài tập 6: Một bài báo khoa học có đưa tin với tiêu đề sau:

8

8


Đây là vấn đề mà mọi người đang rất quan tâm, bởi tầng ozon được coi là lá chắn chắn tia
cực tím, bảo vệ con người, vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ tầng ozon?
Hướng dẫn: Khí thải công nghiệp, sinh hoạt là nguyên nhân dẫn đến làm thủng tầng ozon,
con người cần có ý thức hơn trong việc xả rác, khí thải ra môi trường, để bảo vệ môi trường
trong sạch hơn.


Bài tập 7: Ngày nay, không khí ngày càng ô
nhiễm, những khẩu hiệu về môi trường chúng ta
bắt gặp khắp nơi, một trong những hành động góp
phần bảo vệ môi trường đang được Nhà nước
khuyến khích đó là trồng nhiều cây xanh, bảo vệ
môi trường xanh – sạch – đẹp, cụm từ “phủ xanh
đồi trọc”, “chung tay bảo vệ rừng”, “trước khi chặt
một cây, hãy trồng một rừng cây” đã không còn xa
lạ với mọi người.
Câu hỏi 1: Tại sao trồng cây lại góp phần bảo vệ môi trường.
Hướng dẫn: Do quá trình quang hợp của cây xanh, tạo ra khí O 2, làm cho không khí trong
lành hơn.
6CO2+6H2O C6H12O6 + 6O2
Câu hỏi 2: Chúng ta thường được khuyến cáo không nên đặt nhiều cây xanh trong nhà vào
buổi tối, vì nó không tốt cho sức khỏe của con người, nhưng bên cạnh đó, có một số loại cây, vẫn
có thể để được trong nhà vào ban đêm, kể tên một số loại cây và giải thích?
Hướng dẫn: Không nên đặt cây xanh trong nhà vào ban đêm, vì buổi tối, cây thực hiện quá
trình hô hấp giống con người.
Có một số cây, thực hiện quá trình ngược lại, buổi tối diễn ra quá tình quang hợp như: cây
lô hội, lưỡi cọp vằn, cây phát tài, phong lan…
Ngoài ra, chúng tôi còn sưu tầm được một số bài tập về chương Oxi – Lưu huỳnh, những
tình huống thực tế, gần gũi xung quanh.
Bài tập 8: Trong một bài báo có đưa tin: “Tháng 11 năm 1950, ở Mexico, một nhà máy ở
Pozarica đã thải ra một lượng lớn khí hiđro sunfua, một hợp chất của lưu huỳnh với hiđro. Chỉ
trong vòng 30’, chất khí đó đã cùng với sương mù trắng của thành phố đã làm chết 22 người và
khiến 320 người bị nhiễm độc.”
Câu hỏi 1: Tại sao khí hiđro sunfua lại gây nguy hiểm cho con người đến như vậy?
9


9


Hướng dẫn: Vì khí hiđro sunfua có tính rất độc và tính khử mạnh, nên trong điều kiện
thường, nó dễ dàng chiếm oxi.
H2S + O2 SO2 + H2O
Hơn nữa, khi H2S đi vào trong cơ thể con người và động vật, H2S làm máu hóa đen do tạo
ra FeS dẫn đến hemolobin của máu chứa ion Fe2+ bị phá hủy.
H2S + Fe2+ FeS + 2H+
Câu hỏi 2: Khí hiđro sunfua sinh ra từ rất nhiều nguồn tự nhiên khác nhau từ rác thải sinh
hoạt, xác động vật và cả núi lửa…, vậy tại sao nó vẫn ở mức cho phép không gây ảnh hưởng lớn
đến cuộc sống của con người, đó là do tính chất nào sau đây?
A. Vì hiđro sunfua có tính khử mạnh, dễ dàng tác dụng với oxi trong không khí cũng có
tính khử để tạo thành lưu huỳnh.
B. Vì hiđro sunfua có tính oxi hóa mạnh, dễ phản ứng với oxi trong không khí
C. Vì hiđro sunfua có tính khử mạnh, dễ dàng tác dụng với oxi trong không khí có tính oxi
hóa mạnh để tạo thành S.
D. Vì hiđro sunfua có tính oxi hóa mạnh, dễ tác dụng với CO2 trong không khí.
Bài tập 9: Trên báo tuổi trẻ ngày 24/8/2009, đã xảy ra một vụ tạt axit dẫn đến hậu quả
nghiêm trọng với trích dẫn như sau:

Được biết, một nam sinh trong trường đã hất thẳng chậu axit sufuric vào mặt thầy giáo,
axit đã bắn vào những sinh viên khác ở gần đấy, kết quả làm thầy giáo và một sinh viên bỏng
nặng, 6 sinh viên bỏng 10 – 20%, còn lại là bỏng nhẹ.
Câu hỏi 1: Đã có rất nhiều vụ tạt axit tương tự, gây hậu quả nặng nề đến cho người bị hại,
vậy tại sao axit sunfuric lại có thể gây bỏng như vậy?
Câu hỏi 2: Hãy cho biết cách sơ cứu khi bị bỏng axit?
Hướng dẫn:

10


10


Câu hỏi 1: Tạt axit là một trong những hành động bạo lực đáng lên án trong xã hội hiện
nay, nó không chỉ gây tổn thương về thể xác, mà còn gây ám ảnh về tinh thần, rất nhiều cơ thể
con người đã bị hủy hoại bởi dung dịch đó. Bản chất của việc bỏng axit là do axit sufuric là một
axit mạnh, nó dễ dàng phản ứng với các chất hữu cơ trên cơ thể người, ngoài ra axit sunfuric
đậm đặc còn có tính háo nước, nó hút nước làm cho nạn nhân bị bỏng nặng.
Cn(H2O)m nC + mH2O
Câu hỏi 2: Cách sơ cứu người bị bỏng axit.
Trong trường hợp axit dính vào mắt, người bệnh cần giữ được bình tĩnh tránh trường hợp
thấy đau rát đưa tay lên dụi mắt. Việc này rất nguy hiểm khiến axit loang ra và làm tổn thương
các vùng giác mạc ngây nguy hiểm hơn cho mắt.
Điều đầu tiên là cần rửa sạch mắt với nước. Hãy cúi đầu dưới vòi nước và nghiêng sang một bên.
Sau đó cố mở bên mắt bị bỏng axit trong khi cho nước chảy nhẹ nhàng. Để nước sạch chảy từ
vòi nước trong ít nhất 20 phút. Có thể dùng vòi hoa sen phun nước ấm lên trán cho nước chảy
tràn qua bên mắt bị hóa chất, hoặc hướng vòi phun vào phần sống mũi giữa hai mắt nếu cả hai
mắt đều bị dính hóa chất.
Khi bị axit dính vào da: Cũng như đối với việc axit dính vào mắt, việc đầu tiên cũng là
rửa sạch axit trên da. Rửa sạch hóa chất ra khỏi bề mặt da dưới vòi nước lạnh trong 15 phút trở
lên. Xé bỏ ngay những quần áo hoặc đồ trang sức đã bị dính hóa chất trên người. Chú ý không
cởi quần áo người bị bỏng vì như thế rất dễ gây lột da, gây đau đớn cho nạn nhân. Khi tiếp xúc
nhớ không tiếp xúc bằng tay không.
Sơ cứu bỏng axit khiến nạn nhân rất đau đớn, do vậy mà ngay người thực hiện sơ cứu cũng
cần đặc biệt cẩn thận. Sau khi rửa sạch, dùng băng gạc khô, vô trùng hoặc quần áo sạch che phủ
lên vết bỏng. Đồng thời gọi xe cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp
cứu và điều trị.
3. Kết quả nghiên cứu
Dựa tên cơ sở lý luận về nguyên tắc xây dựng và quy trình thiết kế bài tập thực tiễn, chúng

tôi đã xây dựng được 20 bài tập thực tiễn trong chương Oxi- Lưu huỳnh Hóa học 10.
Chúng tôi cũng xây dựng 2 giáo án: Hiđro sunfua và Axit sunfuric có sử dụng các bài tập
thực tiễn và đang tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.
Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu khảo sát ở hai lớp 10, và dự kiến sẽ tiếp tục khảo sát ở
khối lớp 11.
4. Kết luận
Trong bài nghiên cứu của mình, chúng tôi đã đưa ra tổng quan về năng lực vận dụng kiến
thức hóa học vào thực tiễn, bài tập vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn, nguyên tắc xây
dựng, lựa chọn hệ thống bài tập tập thực tiễn, quy trình thiết kế bài tập thực tiễn và xây dựng
được một số bài tập thực tiễn cho học sinh lớp 10. Chúng tôi đang tiến hành thực nghiệm và xử
lý các kết quả thu được.
11

11


Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy bài tập thực tiễn là công cụ hữu ích để
phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh THPT.

12

12


Tài liệu tham khảo
1.

Phạm Thị Kiều Duyên (2015), Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học nhằm phát
triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh, Tạp chí Khoa học Giáo dục số
118, tháng 6 năm 2015


2.

Bùi Quốc Hùng (2014), Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương Cacbon
– Silic (Hóa học 11) nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh
THPT, Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội.

3.

Trương Đình Huy (2011), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hóa học phần hóa phi kim
lớp 10 THPT theo hướng dạy học tích cực, luận văn thạc sĩ giáo dục học, TP. Hồ Chí Minh.

4.

Hoàng Thị Huyền (2015), Sử dụng hệ thống bài tập chương Oxi – Lưu huỳnh (Hóa học lớp
10) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THPT, luận văn thạc sĩ Đại học
Giáo dục, Hà Nội.

5.

Lê Thị Kim Thoa (2009), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập Hoá học gắn liền với
thực tiễn dùng trong dạy học ở trường THPT, luận văn thạc sĩ giáo dục học, TP. Hồ Chí
Minh.

6.

Nguyễn Thị Thu (2015), Sử dụng hệ thống bài tập Hóa học nhằm phát triển năng lực vận
dụng kiến thức vào thực tiễn phần phi kim – lớp 10, luận văn thạc sĩ trường Đại học Giáo
dục, Hà Nội.


7. Phan Đồng Châu Thủy, Phạm Lê Thanh (2016), Sử dụng bài tập tích hợp trong dạy học Hóa
học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 10 THPT, Tạp trí khoa học số 4
(82) năm 2016
Các trang web:
1.
2.
3.
4.

13

/> /> /> />
13



×