Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nhà nước kiến tạo phát triển – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------------

NGUYỄN THÙY DƢƠNG

NHÀ NƢỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc – Pháp luật

Mã số

: 60 38 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS Nguyễn Minh Đoan

HÀ NỘI -2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn theo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn
này.
Tác giả luận văn



Nguyễn Thùy Dƣơng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1

BCH TW

Ban Chấp hành Trung ương

2

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

3

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

4

MITI

Ministry of International Trade and Industry
(Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế)


5

MTTQVN

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

6

NHTMNN

Ngân hàng Thương mại Nhà nước

7

XHCN

Xã hội Chủ nghĩa


MỤC LỤC
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC ................................................................ 1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của để tài: ................................................................... 1

2.

Tình hình nghiên cứu hiện nay: ......................................................... 2


3.

Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................... 3

4.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài: ..................... 3

5.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: ....................................................... 4

6.

Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn:................................... 4

7.

Cơ cấu của luận văn: ......................................................................... 4

Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƢỚC KIẾN TẠO
PHÁT TRIỂN .................................................................................................. 5
1.1. Khái niệm “Nhà nƣớc kiến tạo phát triển” ....................................... 5
1.1.1. Quá trình hình thành khái niệm “Nhà nước kiến tạo phát triển” .. 5
1.1.2. Khái niệm “Nhà nước kiến tạo phát triển” và những “Nhà nước
kiến tạo phát triển” đầu tiên ở Đông Á .................................................... 6
1.1.3. Sự lan tỏa của “Nhà nước kiến tạo phát triển”.............................. 8
1.1.4. “Nhà nước kiến tạo phát triển” trong bối cảnh toàn cầu hóa ..... 11
1.2. Các điều kiện cho sự xuất hiện của “Nhà nƣớc kiến tạo phát triển”
..................................................................................................................... 13

1.2.1. Di sản của tư tưởng Nho giáo trong đời sống chính trị - xã hội của
các quốc gia Đông Á nói riêng và châu Á Thái Bình Dương nói chung:
................................................................................................................. 14
1.2.2. Bốn yếu tố lịch sử ngẫu nhiên ....................................................... 15
1.3. Các đặc điểm của “Nhà nƣớc kiến tạo phát triển” ......................... 18
1.3.1. Tầng lớp lãnh đạo có tư tưởng, quyết tâm và cam kết phát triển . 19
1.3.2. Bộ máy nhà nước có tính tự trị (độc lập) tương đối ..................... 20
1.3.3. Bộ máy nhà nước gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả ........................... 22
1.3.4. Vai trò của các cơ quan thí điểm .................................................. 23


1.3.5. Nguyên tắc phù hợp với thị trường ............................................... 25
1.3.6. Năng lực tổ chức xã hội dân sự .................................................... 26
1.3.7. Năng lực quản lý lợi ích cá nhân .................................................. 27
1.3.8. Nhà nước có hiệu suất và tính hợp pháp cao: .............................. 29
1.3.9. Sự độc lập tích hợp........................................................................ 29
1.3.10. Tính chọn lọc ............................................................................... 31
Tiểu kết chương 1.................................................................................... 36
Chƣơng 2: MỘT SỐ NHÀ NƢỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN TRÊN
THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM .................................. 37
2.1. Một số “Nhà nƣớc kiến tạo phát triển” trên thế giới: .................... 37
2.1.1. Nhật Bản: ...................................................................................... 37
2.1.2. Hàn Quốc: ..................................................................................... 41
2.1.3. Singapore: ..................................................................................... 44
2.2. Đánh giá các yếu tố và đặc điểm của Nhà nƣớc Việt Nam theo mô
hình “Nhà nƣớc kiến tạo phát triển” ...................................................... 47
2.2.1. Những điều kiện đã có................................................................... 47
2.2.2. Những điều kiện còn thiếu hoặc chưa đầy đủ ............................... 56
2.3. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam từ mô hình “Nhà nƣớc kiến tạo
phát triển” .................................................................................................. 60

2.3.1. Cần phải có sự thay đổi tư duy trong toàn bộ hệ thống cơ quan
nhà nước .................................................................................................. 61
2.3.2 Cần tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước ...... 62
2.3.3. Cần đổi mới cơ chế tuyển dụng cán bộ, công chức nhà nước ...... 64
2.2.4. Mở rộng dân chủ ........................................................................... 67
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................. 70
KẾT LUẬN .................................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 1


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của để tài:
Khu vực Đông Á nổi tiếng với sự phát triển kinh tế nhanh, bền vững và
điểm nổi bật trong quá trình phát triển của các quốc gia này là vai trò quan
trọng của nhà nước trong phát triển kinh tế đất nước. Theo nhiều nhà quan sát,
thành công của các nước Đông Á là nhờ sự can thiệp của nhà nước vào nền
kinh tế với các chính sách định hướng và biện pháp can thiệp thị trường. Các
học giả đồng ý rằng, sẽ là thiếu sót trong việc phân tích thành công của các
nước Đông Á nếu không thừa nhận vai trò quan trọng của nhà nước trong việc
lên kế hoạch và điều phối quá trình phát triển kinh tế đất nước.
Mặc dù vẫn còn nhiều hoài nghi về tiềm năng của các nhà nước đóng
vai trò tương tự trong thời đại ngày nay, khi toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, và
quyền lực cũng như sự tự chủ của nhà nước bị suy giảm bởi sự ảnh hưởng các
lực lượng xuyên quốc gia; nhưng thực tế cho thấy, ngày nay, vẫn có nhiều
quốc gia học hỏi các nhà nước Đông Á và thành công, tiêu biểu nhất là trường
hợp của Trung Quốc.
Lựa chọn đi theo mô hình “Nhà nước kiến tạo phát triển” hoàn toàn
phù hợp với quan điểm chính trị của Việt Nam được khẳng định trong Nghị

quyết Đại hội lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể: “Đẩy mạnh toàn
diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn
đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu
tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ
gìn hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất
nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”.
Cụ thể hóa đường lối của Đảng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã
thể hiện quyết tâm xây dựng một “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính,


2

hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân”. Điều này cho thấy quyết tâm đổi
mới của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ hiện tại.
Vấn đề quan trọng của luận văn là xem xét Nhà nước Việt Nam có thể
học tập được gì từ mô hình “Nhà nước kiến tạo phát triển” của các nước Đông
Á. Chúng ta có thể thấy, mặc dù có những khác biệt đáng kể về năng lực và
hệ tư tưởng của Nhà nước Việt Nam so với các nhà nước khác trong khu vực,
nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn theo đuổi mô hình nhà nước phát triển
can thiệp, giống như Nhật Bản và các nền kinh tế Đông Á khác bao gồm Hàn
Quốc, Đài Loan và Trung Quốc. Luận văn sẽ chứng minh: Việt Nam đã may
mắn sở hữu nhiều đặc điểm tương đồng với mô hình “Nhà nước kiến tạo phát
triển”. Do đó, nhìn chung, Nhà nước Việt Nam có thể học tập một số kinh
nghiệm của các “Nhà nước kiến tạo phát triển” Đông Á.
2. Tình hình nghiên cứu hiện nay:
Cho đến nay, trong phạm vi cả nước, đã có những công trình nghiên
cứu một số vấn đề của “Nhà nước kiến tạo phát triển” như: “Từ nhà nước điều
hành sang nhà nước kiến tạo phát triển” (Báo cáo được thực hiện bởi các

nhóm nghiên cứu: CIEM, VIE, VEPR, VCCI) năm 2016 của Nxb. Tri thức,
do Đinh Tuấn Minh, Phạm Thế Anh làm Chủ biên; kỷ yếu các cuộc hội thảo
chuyên ngành như: Hội thảo khoa học “Nhà nước kiến tạo phát triển – Lý
luận và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam” của Khoa Luật, Trường Đại
học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 28/3/2017 hay Hội thảo khoa học “Xây
dựng nhà nước kiến tạo phát triển trong thực tiễn Việt Nam” của Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ngày 4/5/2016… Tuy nhiên, hầu hết các
công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu “Nhà nước
kiến tạo phát triển” một cách chung chung, chưa có sự cụ thể và tách biệt. Bởi
vậy, có thể nói, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống,
khoa học và cụ thể về “Nhà nước kiến tạo phát triển” trên thế giới và Việt
Nam.


3

3. Phạm vi nghiên cứu:
“Nhà nước kiến tạo phát triển” là vấn đề còn tương đối mới ở Việt
Nam, nên các công trình nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống còn thiếu.
Trong khi Nhà nước ta đang nỗ lực xây dựng “Chính phủ kiến tạo phát triển,
liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân” như cam kết của Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Vì vậy, về nội dung, đề tài đi sâu nghiên cứu từ những vấn đề cơ bản
nhất như: khái niệm, điều kiện xuất hiện và đặc điểm cơ bản của “Nhà nước
kiến tạo phát triển”; từ đó so sánh với các điều kiện cụ thể của Việt Nam,
đánh giá các đặc điểm của Nhà nước Việt Nam có phù hợp với mô hình “Nhà
nước kiến tạo phát triển” trên lý thuyết hay không, từ đó có những biện pháp
khắc phục những thiếu sót, nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà nước ta.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài:
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng Mác –

Lênin và duy vật lịch sử, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn
có sử dụng các phương pháp: phân tích, so sánh, lịch sử và tổng hợp để làm rõ
các vấn đề lý thuyết về “Nhà nước kiến tạo phát triển” nói chung và xây dựng
“Nhà nước kiến tạo phát triển” ở Việt Nam nói riêng.
Chương 1 sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích và lịch sử để làm rõ
các vấn đề về khái niệm, điều kiện xuất hiện và các đặc điểm, bộ phận cơ bản
của “Nhà nước kiến tạo phát triển”.
Sang chương 2, phương pháp so sánh và tổng hợp là hai phương pháp
được sử dụng chủ yếu để làm sáng tỏ vấn đề xây dựng “Nhà nước kiến tạo
phát triển” ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, luận văn còn kết hợp các phương
pháp khác để giúp giải thích vấn đề cụ thể và sinh động hơn.


4

5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích tổng quát của luận văn là nghiên cứu để làm sáng tỏ từ góc
độ lý luận đến thực tiễn một số vấn đề về “Nhà nước kiến tạo phát triển” trên
thế giới và Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:
Về mặt lý luận, góp phần làm rõ khái niệm, các điều kiện quyết định sự
xuất hiện “Nhà nước kiến tạo phát triển” cũng như các đặc điểm, bộ phận
thiết yếu của mô hình nhà nước này.
Về thực tiễn, đánh giá, so sánh Nhà nước Việt Nam với “Nhà nước
kiến tạo phát triển” nguyên mẫu, để rút ra kết luận Nhà nước Việt Nam có thể
học tập được gì từ mô hình này hay không, từ đó đề xuất một số phương
pháp, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà nước Việt
Nam hiện nay.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn:

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn
diện dưới góc độ lý luận nhà nước và pháp luật về “Nhà nước kiến tạo phát
triển” trên thế giới và Việt Nam. Từ những phân tích về mặt lý luận cũng như
thực tiễn sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn chính xác, tổng quát hơn về “Nhà
nước kiến tạo phát triển”. Thông qua đó, luận văn cũng đưa ra một số phương
hướng cũng như giải pháp đúng đắn và phù hợp với thực tiễn hiện nay tại Việt
Nam, nhằm giúp công cuộc xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển” ở nước
ta đạt được hiệu quả cao hơn.
7. Cơ cấu của luận văn:
Cơ cấu luận văn gồm: Danh mục từ viết tắt; Mục lục; Lời nói đầu; Nội
dung luận văn; Kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung cơ bản gồm
hai chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về “Nhà nước kiến tạo phát triển”.
Chương 2: Một số “Nhà nước kiến tạo phát triển” trên thế giới và kinh
nghiệm cho Việt Nam.


5

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
NHÀ NƢỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN
1.1. Khái niệm “Nhà nƣớc kiến tạo phát triển”
1.1.1. Quá trình hình thành khái niệm “Nhà nước kiến tạo phát triển”
Trên thực tế, các “Nhà nước kiến tạo phát triển”, hay chính xác hơn là
các nhà nước có chức năng phát triển, đã xuất hiện từ rất lâu trước khi được
các học giả đặt tên. Các nhà nước như Hà Lan vào thế kỷ XVI; Anh từ năm
1560 đến 1851; và Đức từ năm 1850 đến 1914 đều được đánh giá là “Nhà
nước phát triển” ở một số khía cạnh. Riggs và Huntington đã có những ý
tưởng đầu tiên về “Nhà nước kiến tạo phát triển” khi đề xuất khái niệm “chính

trị quan liêu” (bureaucratic polity). Họ đã chỉ ra vai trò quan trọng của nhà
nước trong việc xóa bỏ các lực lượng xã hội, lợi ích, tập quán và thể chế hiện
hành, gây trở ngại đối với sự phát triển và hiện đại hóa đất nước. Cardoso và
Faletto cũng đề cập đến ý tưởng về “Nhà nước kiến tạo phát triển” khi mô tả
Mexico và Chilê là các nhà nước “phát triển” trong giai đoạn hai quốc gia này
phát triển kinh tế trong và sau chiến tranh. Nói chung, mặc dù từ các góc nhìn
khác nhau, nhưng các nhà lý thuyết đều tiếp cận cùng một vấn đề, đó là tầm
quan trọng của nhà nước trong việc dẫn dắt quá trình phát triển và chuyển đổi
kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên, chỉ từ những năm 1980, các nhà nghiên cứu mới bắt đầu
chú ý đến các đặc điểm và điều kiện cần thiết để một nhà nước có thể xây
dựng và thực hiện hiệu quả các kế hoạch phát triển kinh tế đất nước.
Trimberger đã xây dựng các điều kiện lịch sử và cấu trúc của “Nhà nước kiến
tạo phát triển”, khi cố gắng làm sáng tỏ quá trình nổi lên của các nước đang
phát triển, bằng cách so sánh Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Pêru1. Về
tổng thể, vào cuối những năm 1970, mặc dù đã được nhiều học giả phân tích,
nhưng ngoại trừ một số nghiên cứu của Cardoso và Faletto, không một nhà lý
1

Leftwich, A. (2000), States of Development: On the Primacy of Politics in Development, Oxford: Polity
Press, tr.156.


6

thuyết nào chỉ ra được các điều kiện tiên quyết, đặc điểm và các yếu tố cấu
thành của “Nhà nước kiến tạo phát triển”. Vì vậy, thành công của Nhật Bản
trong phát triển kinh tế giai đoạn hậu chiến đã thu hút được sự quan tâm rất
lớn từ các học giả. Và chỉ khi công trình nghiên cứu của Johnson về Nhật Bản
được công bố, mô hình nhà nước này mới chính thức được giới thiệu và

nghiên cứu nghiêm túc.
1.1.2. Khái niệm “Nhà nước kiến tạo phát triển” và những “Nhà nước kiến
tạo phát triển” đầu tiên ở Đông Á
Thuật ngữ “Nhà nước kiến tạo phát triển” được Chalmers Johnson nhắc
đến lần đầu vào năm 19822, khi miêu tả mô hình nhà nước quy hoạch, quản lý
kinh tế và sự hiện đại hóa cũng như tăng trưởng nhanh chóng của Nhật Bản
sau năm 1945. Thuật ngữ này nhấn mạnh đến vai trò của nhà nước trong việc
mang lại sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Theo đó, hiểu một cách đơn giản,
“Nhà nước kiến tạo phát triển” là một nhà nước tập trung vào phát triển kinh
tế và có các biện pháp chính sách cần thiết để hoàn thành mục tiêu đó.
Johnson đã chỉ ra rằng, sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan nhà nước, đặc
biệt là của Bộ Thương mại và Công nghiệp quốc tế (MITI) đã tác động rất lớn
đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản. Ông đã viết trong cuốn “MITI và
Phép lạ của Nhật Bản”: Ở những quốc gia công nghiệp hóa muộn, chính nhà
nước đã dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, nghĩa là nó đã có những chức
năng phát triển. Hai cách thức can thiệp khác nhau của nhà nước đối với các
hoạt động kinh tế tư nhân là nhà nước điều chỉnh và nhà nước kiến tạo phát
triển, đã tạo ra hai loại quan hệ khác nhau giữa doanh nghiệp và nhà nước.
Hoa Kỳ là một ví dụ điển hình về nhà nước điều chỉnh, trong khi Nhật Bản lại
một ví dụ tiêu biểu của “Nhà nước kiến tạo phát triển”.
Như vậy, trong khi một nhà nước điều chỉnh quản lý nền kinh tế chủ
yếu thông qua các cơ quan nhà nước được trao quyền lực để thực thi các
chuẩn mực của nền kinh tế nhằm bảo vệ công chúng trước các hạn chế, tiêu
2

Chalmers Johnson (1982), MITI and the Japanese Miracle: The Growth of Industrial Policy, 1925-1975,
Stanford University Press.


7


cực của thị trường, như tình trạng độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh và
các hình thức lạm dụng quyền lực thị trường khác, cũng như cung cấp các
dịch vụ công cộng (như an ninh quốc gia, giáo dục, y tế công cộng) mà thị
trường không thể làm được; thì ngược lại, “Nhà nước kiến tạo phát triển” can
thiệp trực tiếp và sâu hơn vào nền kinh tế thông qua các biện pháp thúc đẩy sự
phát triển của các ngành công nghiệp mới và giảm bớt những xáo trộn do thay
đổi đầu tư và lợi ích từ việc chuyển đổi các ngành công nghiệp cũ sang mới.
Nói cách khác, các “Nhà nước kiến tạo phát triển” có thể theo đuổi chính sách
công nghiệp, trong khi các nhà nước điều chỉnh nói chung không thể. Đây có
thể coi là điều kiện cần thiết để các “Nhà nước kiến tạo phát triển” có thể phát
triển kinh tế nhanh chóng, bởi các nhà nước này luôn giành ưu tiên hàng đầu
cho các chính sách công nghiệp, nghĩa là nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc
xác định và thúc đẩy cơ cấu hợp lý nhất của ngành công nghiệp trong nước,
giúp quốc gia tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế.
Sau Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc cũng được đánh giá là những
“Nhà nước kiến tạo phát triển”3. Nền kinh tế của Đài Loan và Hàn Quốc được
gọi là “nền kinh tế thị trường có hướng dẫn”4, bởi thay vì chỉ sử dụng các quy
định trực tiếp hay sản xuất thông thường, hai nhà nước này đã tích cực ảnh
hưởng đến thị trường bằng cách thay đổi các chính sách ưu đãi, từ đó có thể
huy động được nguồn vốn để thực hiện các dự án chiến lược. Đài Loan và
Hàn Quốc thực sự coi công nghiệp hóa là mục tiêu chính. Đài Loan và Hàn
Quốc đã chủ động xác định các ngành công nghiệp và sản phẩm trọng điểm
trong chiến lược phát triển lâu dài của đất nước, và nhà nước đã cố gắng huy
động nguồn vốn khan hiếm để thực hiện các dự án phát triển. Do đó, hai nhà
nước này đã tích cực điều phối, trợ cấp và chỉ đạo một số ngành chiến lược.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng Đài Loan và Hàn Quốc ngăn chặn
các nguồn đầu tư vào các dự án phi chiến lược. Nhà nước chỉ đơn giản không
3


Wade, R. (1988) “State Intervention in 'Outward-looking' Development: Neoclassical Theory and
Taiwanese Practice” in G., White (ed.) Developmental States in East Asia, St. Martin's Press.
4
White, G. and Wade, R. (1985) (ed.) Developmental states in East Asia, IDS Research Report Rr. 16.


8

đầu tư hay giúp đỡ nhiều cho những ngành không nằm trong chiến lược phát
triển. Đài Loan và Hàn Quốc chỉ lựa chọn hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ
chốt với mục đích đảm bảo có đầy đủ vốn đầu tư cho các dự án chiến lược.
Đài Loan và Hàn Quốc về cơ bản có nhiều nét tương đồng với Nhật
Bản. Các nhà nước của các quốc gia này đều có một tầm nhìn chiến lược về
dự báo và quyết định những vấn đề quan trọng cho tương lai, mặc dù những
quyết định đó có thể không phù hợp với sự phát triển ngắn hạn. Họ đã xây
dựng các mô hình đầu tư dựa trên tính hợp lý lâu dài và chỉ đạo thị trường
hành động theo những hướng đó. Nhà nước quyết định nội dung và tốc độ
công nghiệp hóa và các doanh nghiệp, đồng thời sử dụng các biện pháp trực
tiếp và có chọn lọc để chỉ đạo những thay đổi về thành phần công nghiệp theo
thời gian để phù hợp với kế hoạch chiến lược. Hơn nữa, ở các nhà nước này,
các nhà lãnh đạo hàng đầu đã có một hệ tư tưởng rõ ràng và khẩn cấp về công
nghiệp hóa, cũng như nhìn nhận các vấn đề công nghiệp hoá một cách toàn
diện và đầy đủ.
Như vậy, có thể hiểu, “Nhà nước kiến tạo phát triển” là nhà nước đóng
vai trò chủ đạo, tích cực trong việc hướng dẫn phát triển nền kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sử dụng thích hợp các nguồn lực của
đất nước để đáp ứng các nhu cầu phát triển, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế và
phát triển xã hội, giảm đói nghèo và mở rộng các cơ hội kinh tế.
1.1.3. Sự lan tỏa của “Nhà nước kiến tạo phát triển”
Trên thực tế, các “Nhà nước kiến tạo phát triển” thành công đã làm

thay đổi trật tự kinh tế thế giới, cho phép nhiều nước kém phát triển hơn bắt
kịp với các nước tiên tiến khác, hoặc ít nhất là nâng cao mức độ phát triển.
“Nhà nước kiến tạo phát triển” lần đầu tiên xuất hiện ở Nhật vào cuối những
năm 1950, sau đó lan sang Đài Loan và Hàn Quốc vào khoảng thập niên 1970
và 1980. Không dừng lại ở đó, mô hình này đã chứng tỏ sức sống và tầm ảnh
hưởng khi được chào đón ở nhiều nước trên khắp châu Á, đặc biệt là Đông
Nam Á. Rõ ràng, những thành công gần đây của các nền kinh tế Đông Nam Á


9

và Trung Quốc khi học tập những kinh nghiệm của Nhật Bản, Đài Loan và
Hàn Quốc đã chứng minh trật tự kinh tế quốc tế đã phát triển đáng kể nhờ mô
hình này. Một số nước đã trở thành những nước phát triển công nghiệp nhất
như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore, trong khi những nước khác
đã nâng cao mức sống của người dân và thu hẹp khoảng cách với các nền
kinh tế phát triển, giúp châu Á trở thành khu vực năng động nhất trên thế giới.
 Trung Quốc
Ngay sau cuộc cải cách năm 1978, Trung Quốc đã được mô tả như một
“Nhà nước kiến tạo phát triển xã hội chủ nghĩa”5. Cải cách ở Trung Quốc
được bắt đầu từ trong chính nội bộ quốc gia này, các nhà lãnh đạo hàng đầu
của Trung Quốc đã tự nhận thức và quyết định về bản chất cũng như tốc độ
của chiến lược phát triển mà không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nhà nước Trung Quốc đã
xây dựng và phát triển thành công “Nhà nước kiến tạo phát triển”, giúp Trung
Quốc đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc trong việc chinh phục các thị
trường nước ngoài thông qua các nhà sản xuất truyền thống và các khu vực
công nghệ cao. Ngoài ra, tính bền vững trong phát triển kinh tế ở Trung Quốc
đã được thể hiện qua tỷ lệ tăng trưởng cao nhiều năm liên tiếp, bất chấp cuộc
khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997-1998. Hơn nữa, nền kinh tế ít chịu

tác động từ cuộc khủng hoảng toàn cầu, cũng cho thấy “Nhà nước kiến tạo
phát triển” Trung Quốc đã đạt được những thành công nhất định trong việc
giải quyết những thách thức to lớn đang phải đối mặt.
Khi so sánh hai nhà nước Trung Quốc và Nhật Bản, có thể tìm thấy
những điểm tương đồng giữa hai nhà nước6. Theo đó, nhà nước Trung Quốc
sau cải cách đã hội tụ đầy đủ những đặc điểm quan trọng nhất của nguyên
mẫu Nhật Bản. Ví dụ, để đẩy nhanh quá trình phát triển, Trung Quốc đã nỗ
lực nhân rộng một số yếu tố thiết yếu từ nguyên mẫu Nhật Bản, như đưa ra
5

Wade, R. (1988) “State Intervention in 'Outward-looking' Development: Neoclassical Theory and
Taiwanese Practice” in G., White (ed.) Developmental States in East Asia, St. Martin's Press, tr.19.
6
Beeson, M. (2009) “Developmental States in East Asia: A Comparison of the Japanese and Chinese
Experiences”, Asian Perspective.


10

những chiến lược, mục tiêu trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, những mục
tiêu này không hoàn toàn giống với Nhật Bản vào thời kỳ hoàng kim, do
nhiều điểm khác biệt giữa hai nước, đặc biệt là bối cảnh quốc tế. Quan trọng
hơn, thông qua kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc, ta có thể thấy, chủ
nghĩa phát triển nên được hiểu là một định hướng chung cho chính sách công
và vai trò của nhà nước chứ không phải là một bộ chính sách với các quy định
cụ thể hoặc các cơ quan nhà nước.
 Các quốc gia Đông Nam Á
“Nhà nước kiến tạo phát triển” sau khi được hình thành đầu tiên ở
Đông Bắc Á, đã nhanh chóng được nhân rộng trên khắp thế giới, đặc biệt khi
hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi. Do điều kiện địa lý thuận lợi cùng

những tương đồng về văn hoá, chuẩn mực xã hội và truyền thống chính trị,
“Nhà nước kiến tạo phát triển” đặc biệt xuất hiện ở các nước Đông Nam Á.
Bên cạnh Singapore, một quốc gia công nghiệp mới (Newly
Industrialized Country - NIC), một số nước khác ở Đông Nam Á Như
Malaysia, Inđônêxia và Thái Lan cũng đã đạt được sự phát triển và chuyển
đổi về kinh tế đáng ghi nhận. Mặc dù nhóm nước này không đạt được nhiều
cải thiện quốc gia nhưng tăng trưởng kinh tế và đa dạng hóa công nghiệp của
họ thực sự rất ấn tượng. Đáng chú ý là những thành tựu của các nước này
phần lớn được tạo ra trong quá trình xây dựng và phát triển mô hình “Nhà
nước kiến tạo phát triển”. Trong khi “Nhà nước kiến tạo phát triển” ở
Singapore tương đối hoàn thiện, thì các nhà nước khác trong khu vực chỉ thỏa
mãn được một số đặc điểm của mô hình này. Ví dụ ở Malaysia là vai trò quan
trọng của giới lãnh đạo chính trị trong quá trình cải cách hành chính. Thủ
tướng Abdul Razak là một trong những nhà chính trị có tư tưởng phát triển
năng động nhất ở châu Á, ông đã tạo động lực thúc đẩy hiện đại hóa dịch vụ
dân sự ở Malaysia nhằm nâng cao khả năng đối phó với những thách thức của
toàn cầu hóa, cũng như tăng khả năng cạnh tranh quốc tế của quốc gia này, từ
đó hỗ trợ tốt hơn khu vực tư nhân. Thái Lan và Inđônêxia cũng sở hữu một


11

đặc trưng cơ bản của “Nhà nước kiến tạo phát triển”, đó là khái niệm “chính
trị quan liêu” của Riggs và Jackson. Như vậy, cùng với Singapore, các quốc
gia này ở Đông Nam Á đều cố gắng xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển”
cho riêng mình.
Tóm lại, đóng góp đáng kể của mô hình “Nhà nước kiến tạo phát triển”
đối với sự phát triển của trật tự kinh tế quốc tế đã được thể hiện rõ ràng trong
thực tế, tiêu biểu là trường hợp của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
Mặc dù mô hình này không chỉ giới hạn ở Đông Á, mà liên tục xuất hiện các

biến thể ở nhiều nơi trên thế giới như Botswana và Mauritius ở Châu Phi7,
nhưng Đông Á là khu vực chính áp dụng mô hình này và là nơi “Nhà nước
kiến tạo phát triển” xuất hiện thường xuyên. Việc áp dụng phổ biến mô hình
này trong những quốc gia công nghiệp hóa muộn đã thúc đẩy các nhóm học
giả nghiên cứu thêm về “Nhà nước kiến tạo phát triển” ở cả chiều sâu và
chiều rộng. Tuy nhiên, mô hình này cũng đã bị thách thức bởi quá trình toàn
cầu hóa. Và việc liệu “Nhà nước kiến tạo phát triển” có thể tồn tại và hoạt
động hiệu quả trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, đang là một vấn đề rất được
quan tâm.
1.1.4. “Nhà nước kiến tạo phát triển” trong bối cảnh toàn cầu hóa
Câu hỏi về thời gian sống và nhu cầu tái thiết lập của “Nhà nước kiến
tạo phát triển” để tránh tình trạng độc tài và phản tác dụng luôn được đặt ra,
đặc biệt trong bối cảnh thế giới đã có nhiều thay đổi8. Có thể thấy, ngay cả khi
thành công ở Nhật Bản, “Nhà nước kiến tạo phát triển” vẫn luôn phải đối mặt
với nguy cơ các quyền lợi bị thâu tóm và biến thành trở ngại cho những cải
cách tiếp theo. Ngoài ra, khi đi đến các biên giới về công nghệ và kiến thức,
các nhà quy hoạch nhà nước không phải lúc nào cũng tốt hơn các nhà quản lý
doanh nghiệp trong việc dự đoán sự phát triển của công nghệ trong tương lai.
7

Leftwich, A. (1995) „Bringing Politics Back In: Towards a Model of the Developmental State‟, Journal of
Development Studies.
8
Beeson, M. (2006) „Politics and Markets in East Asia: Is the Developmental State Compatible with
Globalisation?‟ in R. Stubbs and G.R.D. Underhill (eds) (2006) Political Economy and the Changing Global
Order, 3rd edition, Oxford University Press.


12


Do đó, sau khi đất nước đạt được các mục tiêu phát triển, “Nhà nước kiến tạo
phát triển” cần chuyển sang giai đoạn “nâng cấp”, nếu không, chính nó có thể
gây trở ngại cho các cuộc cải cách tiếp theo. Điều này cũng có nghĩa, thay vì
tồn tại dưới dạng “tĩnh”, có thể coi “Nhà nước kiến tạo phát triển” là một hình
thức chuyển tiếp của nhà nước hiện đại.
Mặc dù các quốc gia sau khi đạt được kết quả phát triển như mong
muốn đã không còn áp dụng mô hình này nữa, nhưng việc xây dựng “Nhà
nước kiến tạo phát triển” vẫn khả thi và rất cần thiết đối với sự phát triển và
chuyển đổi của các nước đang phát triển. Nghĩa là, một “Nhà nước kiến tạo
phát triển” có thể kết thúc cuộc đời tại một quốc gia, nhưng tại một quốc gia
khác, nó có thể bắt đầu cuộc sống mới để giúp nền kinh tế đang phát triển bắt
kịp với thế giới. Do đó, nhu cầu xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển” luôn
cao ở các nền kinh tế đang phát triển.
Mặc dù sự phát triển do nhà nước lãnh đạo có thể dẫn tới chủ nghĩa độc
tài, tham nhũng, suy thoái môi trường và vi phạm quyền con người, nhưng
các nhà nước này vẫn có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế.
Điều này đặc biệt đúng ở các nước đang phát triển, khi ưu tiên hàng đầu là
nâng cao mức sống của người dân. Do đó, ở các nước đang phát triển, để bắt
kịp với các nước phát triển, vẫn cần phải tái tạo lại các nhà lãnh đạo, chiến
lược phát triển và sự can thiệp của nhà nước, giống như các nước Đông Bắc Á
đã làm trong thời kỳ hậu chiến. Điều này phù hợp với sự nhấn mạnh của
Leftwich về tầm quan trọng của một nhà nước hoạt động hiệu quả trong lĩnh
vực tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo ở các nước đang phát triển. Sau
khi hoàn thành mục tiêu quan trọng nhất là phát triển kinh tế, các “Nhà nước
kiến tạo phát triển” sẽ chuyển sang sửa chữa các mặt trái của nó hoặc các
phản ứng phụ của sự tăng trưởng nhanh.
Có thể nói, vẫn có nhiều cơ hội để các quốc gia xây dựng “Nhà nước
kiến tạo phát triển” ngay cả trong thời kỳ toàn cầu hoá. Thứ nhất, các quốc
gia vẫn nắm giữ nhiều cơ hội trong việc hoạch định chính sách như trong



13

trường hợp của Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc. Thứ hai, mô hình “Nhà
nước phát triển” có thể giúp nhiều nền kinh tế mới nổi có thể kéo dài thời kỳ
tăng trưởng cao với áp lực ngày càng tăng của tự do hóa. Thứ ba, toàn cầu
hoá cũng mang đến nhiều cơ hội, đặc biệt là đóng góp vào việc tăng cường
năng lực quản lý của nhà nước, khi chuyển đổi các mối quan hệ giữa nhà
nước và tư nhân cũng như xây dựng các mạng lưới chính sách. Bằng cách tận
dụng các lợi thế và cơ hội do quá trình toàn cầu hoá mang lại, các quốc gia có
thể có nhiều điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế.
1.2. Các điều kiện cho sự xuất hiện của “Nhà nƣớc kiến tạo phát triển”
Để “Nhà nước kiến tạo phát triển” đạt được thành công, nó cần phải
loại bỏ những lực lượng xã hội, lợi ích, tập quán và các thể chế cản trở sự
phát triển. Có thể khẳng định, chính trị là trọng điểm và nhà nước là trung tâm
của “Nhà nước kiến tạo phát triển”, bối cảnh chính trị, mục đích chính trị đã
định hình cấu trúc của các quốc gia, tạo ra các mục tiêu phát triển và xác định
những kết quả đáng ghi nhận của họ9. Leftwich lập luận rằng mọi nhà nước,
không phân biệt dân chủ hay độc đoán, đều cần phải có những yêu cầu nhất
định bao gồm: quyền tự chủ tương đối, bộ máy nhà nước mạnh mẽ và chủ
nghĩa quốc gia để phát triển. Sự xuất hiện của “Nhà nước kiến tạo phát triển”,
theo Evans được tạo điều kiện bởi sự tồn tại của hệ thống quan liêu kinh tế có
năng lực cao và nhà nước có liên hệ chặt chẽ nhưng độc lập với cộng đồng
doanh nghiệp.
Từ những điều trên, có thể khái quát một số điều kiện cơ bản tạo tiền đề
cho sự xuất hiện của “Nhà nước kiến tạo phát triển” bao gồm: Đầu tiên là đặc
điểm lịch sử, chính trị - xã hội mà cụ thể là di sản của tư tưởng Nho giáo do
chế độ phong kiến để lại của các quốc gia Đông Á, điều này đã được Evans
nhấn mạnh là yếu tố đặc thù, riêng biệt, giúp các “Nhà nước kiến tạo phát
triển” Đông Á thành công; tiếp theo đó là bốn yếu tố lịch sử ngẫu nhiên cần

thiết cho sự xuất hiện của mô hình nhà nước này, cụ thể: thứ nhất là sự hiện
9

Leftwich, A. (2000), “Developmental states: bringing politics back in” and “Democracy and the
developmental state: Democratic practices and development capacity”, States of Development, tr. 169.


14

diện của các mối đe dọa nghiêm trọng từ trong và ngoài nước; thứ hai là sự
xuất hiện của “liên minh tầng lớp lãnh đạo”; thứ ba là sự tập trung quyền lực
và tính liên tục của chính sách dưới sự quản lý của nhà nước; và cuối cùng là
khả năng xây dựng hệ thống chế định phát triển của nhà nước.
1.2.1. Di sản của tư tưởng Nho giáo trong đời sống chính trị - xã hội của
các quốc gia Đông Á nói riêng và châu Á Thái Bình Dương nói chung
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự thành công của các nhà nước
Đông Á trong việc xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển” có liên quan mật
thiết đến lịch sử phát triển lâu dài của các nhà nước phong kiến. Về mặt lịch
sử, các nhà nước phong kiến phương Đông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn
hóa Trung Hoa, với Nho giáo là hệ tư tưởng xã hội chính, có sức ảnh hưởng
sâu rộng. Hệ tư tưởng này đã ảnh hưởng đến hệ thống chính trị - xã hội của
các quốc gia trong một thời gian dài, với nhiều chuẩn mực và truyền thống
văn hoá, chính trị - xã hội đã được sáng tạo và áp dụng rộng rãi. Một trong
những đặc điểm quan trọng nhất của Nho giáo là tạo ra một xã hội có trật tự
thứ bậc chặt chẽ. Trong hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn năm, các nhà nước
phong kiến phương Đông đã cai trị xã hội, với tư tưởng “trung” với vua, coi
vua là “Thiên tử”. Do đó, lòng trung thành đối với nhà vua và lòng yêu nước
đã trở thành những đức tính chung cho tất cả người dân.
Lịch sử văn hóa phong kiến phương Đông đã tạo ra những nét đặc biệt
trong xã hội khi gia đình và dòng tộc rất được coi trọng, tính tập trung trong

các dòng họ cũng như trong các cộng đồng làng, xã rất cao. Đây là điểm khác
biệt cơ bản giữa xã hội phương Đông với phương Tây. Đặc điểm vẫn còn
được duy trì cho đến ngày nay và chính điều này giúp cho người phương
Đông dễ dàng hợp tác với nhau hơn trong một số trường hợp. Quan trọng
hơn, truyền thống tôn trọng gia đình, người cao tuổi và những người có thẩm
quyền nói chung đã khiến cho người dân các nước phương Đông ít cởi mở
trong việc thảo luận các vấn đề chính trị một cách công khai, do đó tính dân
chủ trong xã hội không cao. Kết quả là hoạt động chính trị của họ ít nổi bật,


15

điều này cho phép nhà nước có quyền tự trị cao hơn. Có thể nói rằng, sự phân
cấp xã hội và một xã hội tuân theo mệnh lệnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho
“Nhà nước kiến tạo phát triển” xuất hiện và hoạt động ở các nước Đông Á.
1.2.2. Bốn yếu tố lịch sử ngẫu nhiên
Phân tích kinh nghiệm của các “Nhà nước kiến tạo phát triển” thành
công, Leftwich tìm thấy bốn “yếu tố lịch sử ngẫu nhiên”10 có thể được coi là
điều kiện cần thiết cho sự xuất hiện của “Nhà nước kiến tạo phát triển”. Mặc
dù nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, bối cảnh quốc tế thuận lợi trong Chiến
tranh Lạnh, cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Mỹ, là yếu tố quan
trọng quyết định sự xuất hiện của “Nhà nước kiến tạo phát triển”, nhưng sự
xuất hiện gần đây của Trung Quốc như một “Nhà nước kiến tạo phát triển”
thành công trong bối cảnh toàn cầu hóa, đã cho thấy mô hình này cũng có thể
xuất hiện trong các trường hợp khác. Do đó, chúng ta có thể nói rằng, một
“Nhà nước kiến tạo phát triển” sẽ có khả năng xuất hiện với các điều kiện sau
đây:
Điều kiện đầu tiên cho sự hình thành của “Nhà nước kiến tạo phát
triển” là sự xuất hiện của những mối đe dọa nghiêm trọng, từ cả trong và
ngoài nước. Dưới áp lực mạnh mẽ, đặc biệt là từ các mối đe dọa chiến lược

bên ngoài, giới tinh hoa chính trị của một quốc gia bắt buộc phải hợp tác với
nhau. Điều này cho phép họ xây dựng và phát triển các chính sách phối hợp
và khuyến khích một hệ tư tưởng dân tộc. Những kinh nghiệm của các quốc
gia Đông Á đã cho thấy họ cũng phải đối mặt với những mối đe dọa tương tự
trong thời gian xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển”. Điều này phù hợp
với quan điểm của Doner và các cộng sự cho rằng “các mối đe dọa an ninh
nghiêm trọng”11 là một trong ba khó khăn (ngoài các cam kết liên kết rộng rãi

10

Leftwich, A. (2008) “Developmental states, effective states and poverty reduction: The primacy of
politics”, UNRISD (United Nations Research Institute for Social Development) Project on Poverty Reduction
and Policy Regimes.
11
Doner, R., F., Ritchie, B., K. and Slater, D. (2005) “Systemic Vulnerability and the Origins of
Developmental States: Northeast and Southeast Asia in Comparative Perspective”, International
Organization, tr4.


16

và nguồn tài nguyên khan hiếm) mà theo ông là nguồn gốc chính trị của các
“Nhà nước kiến tạo phát triển”.
Điều kiện thứ hai là sự hiện diện của “một liên minh tầng lớp lãnh
đạo”. Nếu giới tinh hoa chính trị có thể tạo ra hoặc hình thành một liên minh
chặt chẽ, thì họ có thể hình thành nên một nhà nước mạnh, giảm thiểu mâu
thuẫn nội bộ và tăng cường khả năng đối phó với các mối đe dọa hữu hình. Sự
liên kết chặt chẽ này dựa trên một lực lượng lãnh đạo chiếm ưu thế (như quân
đội, trong trường hợp của Hàn Quốc sau cuộc đảo chính quân sự năm 1960,
hoặc nguyên tắc Đảng Cộng sản lãnh đạo ở Trung Quốc) hay có thể là các

liên minh rộng được tạo ra từ sự thỏa hiệp giữa các bên, để có thể nhanh
chóng vô hiệu hóa bất kỳ ý kiến phản tiến bộ nào. Vì “Nhà nước kiến tạo phát
triển” được thiết kế để huy động các nguồn lực quốc gia (cho công nghiệp hóa
và phát triển đất nước), nên nếu nó không thành công trong nhiệm vụ này, thì
không thể trở thành một “Nhà nước kiến tạo phát triển”.
Điều kiện thứ ba cần thiết cho sự xuất hiện của “Nhà nước kiến tạo
phát triển” là sự tập trung quyền lực và tính liên tục của chính sách dưới sự
kiểm soát của nhà nước, ít nhất trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển.
Sự tập trung quyền lực và liên tục về chính sách thường đạt được bằng sự
kiểm soát hay hỗ trợ của quân đội (như trường hợp của Hàn Quốc, Đài Loan
và Thái Lan) hoặc bởi sự duy trì quyền lực liên tục của một đảng chính trị duy
nhất hoặc giữ vị trí thống trị trong nước (như trong trường hợp của Singapore,
Malaysia và Trung Quốc). Để duy trì cường độ và tính liên tục của chính
sách, các “Nhà nước kiến tạo phát triển” thành công ở Đông Á đã thể hiện
cam kết chặt chẽ, về mặt ý thức cũng như hành động, đối với sự phát triển và
công bằng.
Điều kiện cuối cùng là sự tồn tại, hoặc năng lực của nhà nước để xây
dựng một hệ thống “các định chế phát triển”, bởi “kể cả các chính sách thông


17

minh nhất cũng không thể tự vận hành”12. Các nhà nước muốn thực hiện
chính sách một cách hiệu quả phải có các cơ quan, tổ chức đủ điều kiện để
thực hiện các nhiệm vụ đó. Trường hợp của “Nhà nước kiến tạo phát triển”
đòi hỏi nhiều hơn thế, bởi khi ba điều kiện đầu tiên đã có sẵn, hoặc vì sự tồn
tại của chế độ hoặc để bảo vệ và phát huy lợi ích quốc gia, các “Nhà nước
kiến tạo phát triển” cần áp đặt, hoặc đàm phán, một tập hợp thống nhất các
quy tắc phát triển dựa trên các đặc điểm của nền kinh tế và chính trị quốc gia.
Chỉ với các thể chế này, nhà nước mới có thể tiếp tục dẫn dắt nền kinh tế

thành công và trở thành một “Nhà nước kiến tạo phát triển”.
Thực tiễn lịch sử cho thấy, những điều kiện này không tồn tại độc lập
mà có quan hệ mật thiết với nhau. Mặc dù điều kiện đầu tiên phụ thuộc vào
các yếu tố bên ngoài, nhưng đây không phải là điều kiện bắt buộc trong mọi
trường hợp. Ba điều kiện còn lại phụ thuộc nhiều vào tính chất của các nguồn
lực trong nước về văn hoá, chính trị - xã hội. Do đó thiếu một trong số chúng
sẽ ngăn không cho “Nhà nước kiến tạo phát triển” xuất hiện, sự kết hợp của
bốn điều kiện tiên quyết này trở thành tiêu chí cần thiết cho sự xuất hiện của
“Nhà nước kiến tạo phát triển”.
Rõ ràng các giá trị Nho giáo tồn tại trong xã hội các quốc gia Đông Á
như đã phân tích ở đầu phần này rất có lợi cho việc hình thành các điều kiện
quyết định sự xuất hiện của “Nhà nước kiến tạo phát triển”. Việc sở hữu một
xã hội đề cao truyền thống gia đình, trách nhiệm với cộng đồng và tinh thần
yêu nước đã cho phép nhiều quốc gia thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương
tạo ra các liên minh chặt chẽ vì lợi ích quốc gia, đặc biệt khi đất nước đang
phải đối mặt với những nguy cơ nghiêm trọng. Tương tự như vậy, trong
những xã hội có thứ bậc, kỷ luật và trật tự cao, với sự vắng mặt của đời sống
chính trị dân chủ và mức độ trung thành lâu dài của người dân đối với nhà
cầm quyền, nhiều nhà nước trong khu vực có thể duy trì và tập trung quyền
12

Doner, R., F., Ritchie, B., K. and Slater, D. (2005) “Systemic Vulnerability and the Origins of
Developmental States: Northeast and Southeast Asia in Comparative Perspective”, International
Organization, tr18.


18

lực. Ngoài ra, với ba điều kiện đầu tiên, các nhà lãnh đạo ở các quốc gia này
có thể có lợi thế về mặt chính trị khi thiết kế và xây dựng các định chế phát

triển, và thực hiện thành công các chính sách mục tiêu đề ra.
Có thể thấy, nếu bốn điều kiện cần thiết này có thể hội tụ trong một
quốc gia, thì rất có thể một “Nhà nước kiến tạo phát triển” sẽ xuất hiện13. Tuy
nhiên, điều kiện như vậy khó có được, ngoài các yếu tố bên ngoài, các điều
kiện này chủ yếu được xác định bởi các đặc điểm lịch sử và truyền thống
trong nước của mỗi quốc gia. Và như đã được phân tích, các giá trị và truyền
thống văn hoá, chính trị - xã hội bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Nho giáo
của nhiều quốc gia ở châu Á Thái Bình Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho
việc xây dựng và phát triển một “Nhà nước kiến tạo phát triển”. Nhưng ngay
cả khi đã có sẵn các điều kiện tiên quyết này, để trở thành một “Nhà nước
kiến tạo phát triển”, mỗi nhà nước trong hoàn cảnh cụ thể phải xây dựng được
những thành phần và đặc điểm đặc biệt của mô hình này.
1.3. Các đặc điểm của “Nhà nƣớc kiến tạo phát triển”
Trong cuốn sách năm 1982 của mình, Johnson đã khái quát hóa một mô
hình “Nhà nước kiến tạo phát triển” gồm bốn đặc điểm cơ bản: thứ nhất là bộ
máy nhà nước gọn nhẹ nhưng hoạt động hiệu quả, thứ hai là tính tự trị tương
đối của nhà nước, thứ ba là nguyên tắc phù hợp với thị trường - nguyên tắc
chung cho tất cả các hành động của nhà nước và cuối cùng là vai trò của một
cơ quan thí điểm. Mặc dù các tính năng này đã tạo nên một mô hình cơ bản
cho “Nhà nước kiến tạo phát triển”, nhưng vẫn còn tương đối sơ sài, vì vẫn có
nhiều vấn đề xã hội và chính trị phức tạp chưa được nhắc đến. Vì vậy, để có
thể đánh giá một “Nhà nước kiến tạo phát triển” hiệu quả hay không, cần phải
xây dựng một mô hình chi tiết, cụ thể hơn. Mô hình “Nhà nước kiến tạo phát
triển” lý tưởng bảo gồm 10 đặc điểm, bao gồm:
13

Điều này đã được chứng minh trong một số trường hợp lẻ tẻ xuất hiện bên ngoài châu Á Thái Bình Dương,
chẳng hạn như Phần Lan sau năm 1918, Botswana hoặc Mauritius gần đây. (xem Leftwich, 2008: 11-7).
Nhưng những hiện tượng này không phải là điển hình cho châu Âu hay châu Phi như trường hợp của châu Á
Thái Bình Dương.



19

1.3.1. Tầng lớp lãnh đạo có tư tưởng, quyết tâm và cam kết phát triển
Đặc điểm này có thể coi là thành phần quan trọng nhất trong mô hình
“Nhà nước kiến tạo phát triển”. Có thể thấy, trong thời kỳ thành công nhất, tất
cả các “Nhà nước kiến tạo phát triển” đều được dẫn dắt bởi các nhà lãnh đạo
có tư tưởng và quyết tâm phát triển14. Điều này có thể nhìn thấy từ hệ thống
chính trị Nhật Bản. Rõ ràng trong hơn 50 năm, việc Nhật Bản luôn dành ưu
tiên hàng đầu cho sự phát triển kinh tế không thể được tạo ra bởi bất kỳ cá
nhân nào trong bộ máy hành chính. Thay vào đó, sự ưu tiên này được tạo ra
bởi các nhà lãnh đạo chính trị cấp cao của nhà nước. Điều này cho thấy, dù
nêu rõ hay ngầm định, tầng lớp lãnh đạo phát triển là một thành phần quan
trọng của “Nhà nước kiến tạo phát triển”. Và những nhà lãnh đạo phát triển
cần phải có một số yếu tố cụ thể:
Thứ nhất, các nhà lãnh đạo sáng lập thường là yếu tố thiết yếu trong
giới tinh hoa. Bằng chứng là những nhà lãnh đạo hàng đầu có sức ảnh hưởng
như Park Chung Hee ở Hàn Quốc, Lý Quang Diệu ở Singapore, hay Seretse
Khama ở Botswana đều được coi là những người thay đổi lịch sử đất nước.
Ngoài ra, xung quanh các nhà lãnh đạo này thường là một “vòng tròn chính
sách” nhỏ. Điểm này bổ sung cho quan điểm của Johnson về bộ máy hành
chính cấp cao, khi nhấn mạnh vào tầm quan trọng của một nhóm nhỏ những
nhà lãnh đạo sáng lập đối với sự chuyển đổi của quốc gia.
Thứ hai, có mối quan hệ mật thiết, hợp tác và liên kết giữa các bộ phận
của bộ máy nhà nước, đặc biệt ở cấp cao nhất. Nói cách khác, các thành phần
dân sự và quân sự của bộ máy nhà nước đều có mối quan hệ mật thiết với
trung ương. Điều này cho thấy sự gắn kết của các nhà lãnh đạo tinh hoa trong
bộ máy nhà nước, cho phép nhà nước có ảnh hưởng nhiều hơn trong quá trình
hoạch định chính sách.

Thứ ba, tầng lớp lãnh đạo phát triển thường thành lập các liên minh
thay vì hoạt động độc lập. Bởi tất cả các loại cấu trúc xã hội, tư tưởng và thể
14

Leftwich, A. (1995) “Bringing Politics Back In: Towards a Model of the Developmental State”, Journal of
Development Studies.


20

chế đều đa dạng và phức tạp do những thay đổi không ngừng của điều kiện
kinh tế xã hội, nên xung đột trong giới tinh hoa chính trị về hoạch định chính
sách là điều không thể tránh khỏi và sẽ tăng dần theo thời gian. Điều này dẫn
đến các cuộc đấu tranh trong nội bộ các nhà lãnh đạo cầm quyền. Những mâu
thuẫn và đấu tranh đã giúp xóa bỏ và lựa chọn ra những nhà lãnh đạo có năng
lực và quyết tâm phát triển nhất cho “Nhà nước kiến tạo phát triển”. Quan
trọng hơn, việc thành lập liên minh cũng giúp ngăn chặn sự cố định của các
nhóm lợi ích - một trở ngại trong quá trình phát triển.
Và điều này mang đến nét đặc biệt cuối cùng của giới tinh hoa phát
triển, đó là họ phải luôn giữ mình trong sạch, không tham nhũng. Đây cũng là
yêu cầu quan trọng về phẩm chất của giới tinh hoa nếu họ muốn thành công.
Bởi trong mô hình “Nhà nước kiến tạo phát triển”, nhà nước đóng vai trò tích
cực trong đời sống kinh tế, các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp có liên
kết mật thiết, vì vậy các tầng lớp tinh hoa của nhà nước thường bị phơi nhiễm
với nhiều “cám dỗ” và cơ hội tham nhũng lớn. Do đó, đạo đức của giới tinh
hoa rất quan trọng trong việc quyết định liệu họ sẽ giúp đất nước phát triển
hay thoái hoá nó thành một loại chủ nghĩa tư bản thân hữu. Điều này cũng đã
được minh họa trong hai xu hướng phát triển do nhà nước lãnh đạo trong lịch
sử thế giới. Một là những nước có mức độ tham nhũng thấp, họ đã thành công
trong việc xây dựng và phát triển “Nhà nước kiến tạo phát triển”. Điều ngược

lại xảy ra ở nhiều nước đang phát triển, khi nạn tham nhũng tràn lan và nhà
nước không thể trở thành “Nhà nước kiến tạo phát triển” cũng như không
chuyển đổi thành công nền kinh tế. Vì vậy, điều cần thiết trong các “Nhà
nước kiến tạo phát triển” là tầng lớp lãnh đạo chính trị trong sạch và có tư
tưởng phát triển.
1.3.2. Bộ máy nhà nước có tính tự trị (độc lập) tương đối
Trong nghiên cứu về Nhà nước Nhật Bản, Johnson đánh giá sự phân
chia chính trị ngầm giữa các chính trị gia và các quan chức nhà nước là đặc
điểm cấu trúc nổi bật nhất của “Nhà nước kiến tạo phát triển”, được ông khái


×