Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương Việt Namchi nhánh Thành An (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.54 KB, 25 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------

Nguyễn Thị Thu Hương

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH THÀNH AN

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8.34.01.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
(Theo định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI - 2019


Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. HỒ HỒNG HẢI

Phản biện 1: ……………………………………………………………
Phản biện 2: ……………………………………………………………..

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc:

....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... năm ...............



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động nhạy cảm và tiềm ẩn
nhiều rủi ro: rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá… Vì vậy để hoạt ngân hàng
được tiến hành một cách an toàn và hiệu quả thì các ngân hàng thương mại ( NHTM) phải
làm tốt công tác quản trị rủi ro, kiểm soát và hạn chế được rủi ro nhằm giảm thiểu tổn thất
đến mức thấp nhất.
Một trong những đặc thù của NHTM là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng gắn liền với
hoạt động quan trọng nhất, có quy mô lớn nhất của NHTM. Nhiều quan điểm cho rằng, rủi
ro tín dụng luôn luôn tồn tại, có thể phòng ngừa, hạn chế chứ không thể loại trừ. Rủi ro sảy
ra làm thiệt hại không những cho ngân hàng mà còn cả khách hàng và toàn bộ nền kinh tế.
Bên cạnh đó, thị trường tài chính Việt Nam luôn vận động liên tục và đã xảy ra
không ít những biến động có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các tổ chức tài chính,
nhất là các NHTM. Vì vậy trước những thời cơ, thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM trong nước với các NHTM
nước ngoài, mà cụ thể là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro đã trở lên cấp thiết
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, chưa
có nghiên cứu nào bàn về vấn đề quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương
– Chi nhánh Thành An. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết trong bối cảnh nước ta
đang triển khai tái cấu trúc hệ thống NHTM. Trên cơ sở vận dụng những kiến thức về rủi ro
và quản trị rủi ro tín dụng để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động này tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành An, luận văn hướng đến việc đề xuất các
giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong thời

gian tới.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín dụng
đối với sự phát triển của các ngân hàng thương mại, kết hợp với thực tế thu nhận từ quá trình
hoạt động tại Vietinbank chi nhánh Thành An thì đề tài: “ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân
hàng TMCP Công thương – chi nhánh Thành An ” của tác giả là hết sức cần thiết.
2. Tổng quan nghiên cứu
Quản trị rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề hết sức phức tạp nhưng rất cấp
thiết đối với mọi ngân hàng và luôn được các ngân hàng quan tâm . Cũng chính vì vậy, đây
cũng là đê tài được nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu,
công trình nghiên cứu có liên quan, các luận văn, luận án có nội dung tương tự đã được
công nhận nhằm tìm ra những giải pháp tiếp cận tối ưu nhất đẻ hoàn thành luận văn. Có thể
kể ra một số công trình tiêu biểu sau:
- Luận án Tiến sỹ kinh tế của tác giả Bùi Diệu Anh (2012). “Quản trị danh mục cho vay
tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam”, đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí
Minh.
Luận án đưa ra đề xuất xây dựng mô hình đo lường rủi ro danh mục cho vay tại các
NHTMCP, thông qua mô hình giúp các ngân hàng định lượng chính xác rủi ro trên danh mục


2

cho vay, trên cơ sở đó tính toán tổn thất để trích lập dự phòng rủi ro, cũng như duy trì vốn tự có
sát đúng với mức độ rủi ro riêng biệt của từng ngân hàng; đề xuất áp dụng chứng khoán hoá và
công cụ phái sinh tín dụng với ý nghĩa hai công cụ này được sử dụng để điều chỉnh ngoại bảng
đối với danh mục cho vay của ngân hàng, qua đó rủi ro danh mục cho vay của ngân hàng sẽ
được giảm thiểu. Tuy đối tượng nghiên cứu của đề tài là các NHTMCP ngoài nhà nước, song
những nội dung mà đề tài đề cập có khả năng vận dụng đối với các NHTM khác, ngoài đối
tượng ngân hàng mà tác giả nghiên cứu.
- Luận án Tiến sỹ kinh tế của tác giả Dương Ngọc Hảo (2015) “ Giải pháp cơ bản hoàn
thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, đại học Ngân hàng thành

phố Hồ Chí Minh
Luận án nghiên cứu dựa trên thực trạng hoạt động tín dụng và QTRRTD tại các NHTM
lớn, điển hình và có tổng quy mô dư nợ chiếm tỷ trọng cao của hệ thống NHTM Việt Nam nói
riêng và theo nhóm quy mô NH nói chung. Luận án đã làm rõ những cơ sở lý luận về RRTD
và QTRRTD của các NHTM Việt Nam. Luận án đã cho thấy công tác QTRRTD phải được bắt
đầu từ khẩu thẩm định Kh cho đến khi kết thúc việc thu hồi nợ. trên cơ sở phân tích thực trạng
QTRRTD của các NHTM theo các bước hoạch định, tổ chức thực hiện, giám sát, tác giả đã
đánh giá những kết quả đạt được tại các NHTM Việt Nam; hầu hết các ngân hàng đã xây dựng
chiến lược, chính sách định hướng cho công tác QTRRTD; mô hình tổ chức theo hướng tập
trung cho QTRR bước đầu được hình thành. Bên cạnh đó tác giả cũng nêu ra những hạn chế
trong QTRRTD tại các NHTM Việt Nam như hiện nay chưa có hệ thống đo lường rủi ro tín
dụng phù hợp với thông lệ quốc tế; việc thực hiện quy trình tín dụng còn nhiều sai sót dẫn đến
tỷ lệ nợ xấu ở các NHTM vượt mức cho phép, từ đó tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện
QTRRTD.
Hạn chế trong nghiên cứu này là được thực hiện trong điều kiện, thời gian, khả năng
nghiên cứu của cá nhân là có hạn, trong khi lĩnh vực qTRRTD rất rộng lớn, phức tạp và liên
quan đến nhiều NH, do đó khó có thể bao quát hết từng khía cạnh chi tiết trong QTRRTD của
từng NH.
- Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Thúy Ngân (2014), “Quản trị rủi ro tín dụng tại
NHTMCP Kỹ thương Việt Nam- chi nhánh Việt Trì”.
Qua việc phân tích thực trạng, tác giả đã phân tích khá chi tiết về các nhân tố ảnh hưởng
đến rủi ro và QTRR tại NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam – chi nhánh Việt Trì. Qua đó, tác giả
đề xuất các giải pháp nhằm tang cường QTRRTD tại chi nhánh như tái cơ cấu bộ máy
QTRRTD, xây dựng hệ thống kiểm soát các nguồn rủi ro phù hợp, giải pháp hạn chế, bù đắp
tổn thất RRTD xảy ra…
Điểm hạn chế của đề tài này là các chỉ tiêu phân tích chưa nêu rõ được yếu tố nào tác
động đến RRTD và những kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước về cổ phần hóa NHTM nhà nước
không liên quan đến hạn chế RRTD tại NH mà tác giả nghiên cứu.
-Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà (2015), “ Quản trị rủi ro tín dụng tại
NHTMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Phú Thọ”.



3

Trong đề tài của mình, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về RRTD tại
NHTM. Tác giả đã nêu được những khái niệm về RRTD, về hạn chế RRTD, những chỉ tiêu
đánh giá hạn chế RRTD của NHTM. Về các giải pháp cơ bản đã đề cập đến việc xây dựng
và áp dụng các công cụ cảnh báo, đo lường RRTD theo thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên hạn chế của đề tài là tác giả đã đi sâu vào quy trình tín dụng và phân tích
RRTD chủ yếu tại khâu khởi tạo hồ sơ, kiểm tra đề xuất xử lý nợ. Tác giả chưa đánh giá chi
tiết các nguyên nhân khác tác động đến RRTD như: đạo đức nghề nghiệp của CBTD, chất
lượng, chuyên môn của CBTD, thông tin khách hàng cung cấp chưa được kiểm chứng.
-Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Tâm (2015), Quản trị rủi ro tín dụng tại
NHTMCP Công thương – chi nhánh Thăng Long.
Tác giả cho rằng quản lý danh mục tín dụng theo mức độ rủi ro của KH là cách thức
đảm bảo cho NH duy trì chất lượng hoạt động tín dụng. Để làm tốt công việc này, NH cần
tập trung xây dựng hệ thống xếp hạng chấm điểm KH và ước tính tổ thất RRTD. Đồng thời
việc xây dựng theo danh mục kế hoạch cũng là phương pháp giúp NH quản lý được danh
mục tín dụng của mình.
Hạn chế của đề tài này là đề tài chưa tỷ trọng nợ xấu theo ngành và theo nhóm qua
đó cho thấy một số ngành thường xuyên có rủi ro đặc thù ngành để xây dựng giải pháp hạn
chế rủi ro phù hợp.
-Luận văn của tác giả Bùi Thị Lệ Thủy (2015), “Quản trị rủi ro tín dụng tại
NHTMCP Công thương – chi nhánh Đền Hùng”.
Tác giả đã tiếp cận vấn đề về nội dung qua bốn bước cụ thể của QTRRTD là nhận
diện, đo lường, ứng phó và kiểm soát RRTD. Tác giả đã xây dựng được chỉ tiêu khá rõ để
đánh giá việc QTRRTD. Qua phân tích cho thấy QTRRTD trong tầm kiểm soát mang lại
những lợi ích cho ngân hàng và đưa ra giải pháp ứng phó phù hợp với rủi ro. Tác giả cũng
chỉ ra được những mặt hạn chế trong công tác QTRRTD và biện pháp khắc phục.
Tuy nhiên, các giải pháp mà tác giả đưa ra chưa đề cập đến việc hoàn thiện công tác

đo lường RRTD theo hướng lượng hóa rủi ro một cách cụ thể và hoàn thiện việc theo dõi cơ
cấu và chất lượng tổng thể danh mục đầu tư tín dụng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Khuyến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị tín dụng tại
Vietinbank chi nhánh Thành An.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, nghiên cứu tập trung vào việc giải đáp các
câu hỏi sau :
- Quản rị rủi ro tại Vietinbank chi nhánh Thành An đang gặp phải những vấn đề chủ
đạo nào.
- Giải pháp nào nhằm giải quyết và khắc phục vấn đề quản trị tín dụng tại Vietinbank
chi nhánh Thành An.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản trị tín dụng tại Vietinbank chi nhánh Thành An.


4

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu này chỉ giới hạn trong tầm ảnh hưởng của các yếu tố
đến hoàn thiện công tác quản trị tín dụng tại Vietinbank chi nhánh Thành An.
+ Về thời gian: Tập trung phân tích, nghiên cứu số liệu trong giai đoạn từ năm 2015
đến năm 2017.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích định tính, định lượng để đo lường rủi ro tín dụng đối với một
khoản tín dụng hay với danh mục tín dụng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Nghiên cứu còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế,
phương pháp quy nạp, đến các phương pháp điều tra và khảo sát điển hình, tổng hợp và
phân tích, phương pháp toán, với sự trợ giúp của kỳ thuật vi tính và tham khảo các công
trình nghiên cứu khác có liên quan để làm nổi bật và sâu sắc nội dung nghiên cứu của đề tài.

7. Ý nghĩa của nghiên cứu
Nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tín dụng tại Vietinbank chi nhánh
Thành An. Kết quả nghiên cứu là tài liệu hữu ích cho sinh viên và những nhà nghiên cứu
quan tâm đến lĩnh vực này, hơn thế nữa đây là bài viết có tầm quan trọng trong lĩnh vực học
thuật
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn
được chia thành 3 chương:
 CHƯƠNG 1: CỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH
THÀNH AN
 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH AN


5

Chương 1: CỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1
Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại
1.1.1 Rủi ro tín dụng của Ngân làng Thương mại
1.1.1.1 Khái niệm tín dụng
Theo Nguyễn Minh Kiều (2008) thì “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng
quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một
khoản chi phí nhất định”
1.1.1.2Khái niệm rủi ro tín dụng

Theo Joel Bessis đưa ra khái niệm về rủi ro tín dụng trong cuốn Quản trị rủi ro trong
ngân hàng: “Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất trong ngân hàng. Đó là rủi ro đối tác sẽ
vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Theo các quy định, rủi ro tín dụng chia thành một vài thành phần rủi
ro tín dụng: rủi ro vỡ nợ; rủi ro giảm uy tín; rủi ro nguy cơ nguy cơ, tức là sự bất trắc về giá
trị tương lai của khoản tiền có thể thua lỗ vào thời điểm vỡ nợ chưa biết; thua lỗ do vỡ nợ
thường ít hơn lượng tiền phải trả bởi vì sự hồi phục nhờ đảm bảo hay thế chấp của bên thứ ba;
rủi ro đối tác là hình thức rủi ro tín dụng cụ thể xuất phát từ phái sinh, có thể chuyển đổi từ đối
tác này sang đối tác khác” [tr.50, tr.42-43].
Theo định nghĩa của Ủy ban Basel thuộc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế: “Rủi ro tín
dụng là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của
mình theo những điều khoản đã thỏa thuận”.
Như vậy, đứng trên nhiều góc độ khác nhau để nhìn nhận thì rủi ro tín dụng có thể được
diễn đạt dưới các hình thức khác nhau, song các khái niệm, các quan điểm đều tựu chung về
bản chất của rủi ro tín dụng đó là: Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất, thiệt hại về kinh
tế mà tổ chức tín dụng phải gánh chịu do khách hàng vay vốn không thực hiện nghĩa vụ hoàn
trả nợ gốc và lãi hoặc hoàn trả không đúng hạn.
Hình 1.1: Mô hình rủi ro tín dụng của Ngân hàng

1.1.2 Các loại hình rủi ro tin dụng
- Căn cứ vào nguồn gốc của rủi ro tín dụng có thể chia rủi ro tín dụng làm 2 nhóm:


6

rủi ro đạo đức và rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch;
+ Rủi ro đạo đức
+ Rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch
- Căn cứ vào mức độ tổn thất, có thể chia rủi ro tín dụng ra làm 2 loại là rủi ro mất
vốn và rủi ro đọng vốn;
+ Rủi ro mất vốn

+ Rủi ro đọng vốn:
- Căn cứ theo đối tượng sử dụng, có thể chia làm ba nhóm:
+ Rủi ro khách hàng cá thể
+ Rủi ro công ty, tổ chức kinh tế, định chế tài chính
+ Rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý.
- Căn cứ phạm vi của rủi ro tín dụng, có thể phân rủi ro tín dụng thành rủi ro cá biệt
và rủi ro hệ thống.
- Căn cứ vào giai đoạn phát sinh rủi ro, chia làm ba nhóm:Rủi ro trước khi cho vay, rủi
ro trong khi cho vay và rủi ro sau khi cho vay.
- Căn cứ vào quy mô ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động của ngân hàng, rủi
ro tín dụng được chia thành rủi ro khoản vay và rủi ro danh mục.
1.1.3 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
a. Nguyên nhân khách quan
Chính sách kinh tế của Nhà nước (như chính sách về tỷ giá, về lãi suất…) phải thay
đổi cho phù hợp với những biến động về kinh tế, chính trị trên thế giới vì nếu nền kinh tế có
biến động mà Nhà nước không có những chính sách điều hành đúng đắn và kịp thời nhằm
can thiệp vào nền kinh tế thì tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều
khó khăn, dẫn đến khả năng trả nợ lãi và gốc cho Ngân hàng bị hạn chế và nguy cơ xảy ra
rủi ro tín dụng là cao.
Bên cạnh đó thiên tai, những thay đổi bất thường về thời tiết, tác động xấu đến điều
kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho
Ngân hàng.
b. Nguyên nhân chủ quan
Từ phía khách hàng vay vốn:
+ Khách hàng gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh do trình độ và khả năng quản lý
còn yếu kém.
+ Khách hàng vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích
+ Thiếu minh bạch và chính xác trong việc cung cấp các báo cáo tài chính.
Từ phía Ngân hàng:
+ Chính sách tín dụng của Ngân hàng không phù hợp với tình hình thực tế

+ Trình độ, năng lực chuyên môn của một số CBTD còn hạn chế đã làm ảnh hưởng
đến việc đánh giá đúng tình hình hoạt động của KH.
+ Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ Ngân hàng chưa được chú trọng
+ Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay


7

+ Đạo đức nghề nghiệp của một số nhân viên Ngân hàng:
+ Rủi ro từ việc nhận tài sản bảo đảm không đúng quy định
1.1.4 Tác động của rủi ro tin dụng
a. Tác động của rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng
-Tăng chi phí, giảm lợi nhuận trong hoạt động ngân hàng:
-Giảm khả năng thanh toán của ngân hàng:
-Suy giảm uy tín của ngân hàng:
-Nguy cơ phá sản ngân hàng.
b. Tác động của rủi ro tín dụng đối với khách hàng
Đối với bản thân chủ thể khách hàng vay vốn không có khả năng hoàn trả vốn (lãi) cho
ngân hàng thì họ gần như không có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng và thậm chí là cả
những nguồn khác trong nền kinh tế do đã mất đi uy tín.
Cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng của các chủ thể đi vay khác cũng bị hạn chế hơn khi
rủi ro tín dụng buộc các NHTM hoặc thắt cho vay hay thậm chí phải thu hẹp quy mô hoạt
động.
c. Tác động của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế và đời sống xã hội
1.2 Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại
1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng
a. Khái niệm quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ
thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những mất mát, tổn thất.
b. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Quản t rị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chính sách và biện
pháp quản lý tín dụng nhằm đạt mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.Quản trị
rủi ro tín dụng là quá trình Ngân hàng tác động đến hoạt động tín dụng thông qua
bộ máy và công cụ quản lý để phòng ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế
đến mức tối đa việc không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay hoặc thu gốc và lãi
đúng hạn.
c. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại
- Quản trị rủi ro tốt góp phần giảm tổn thất, giảm thiểu chi phí hoạt động và gia tăng
lợi nhuận cho chính bản thân Ngân hàng.
-Quản trị rủi ro tín dụng tốt góp phần tạo điều kiện làm lành mạnh tình hình tài chính,
ngăn ngừa nguy cơ đổ vỡ của ngân hàng
-Quản trị rủi ro tín dụng tốt góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội của đất nước ,
khu vực.
-Quản trị rủi ro tín dụng tốt là lợi thế cạnh tranh và là công cụ tạo ra giá trị của
NHTM
Vì vậy, vấn đề quản trị rủi ro tín dụng luôn luôn là vấn đề sống còn của ngân hàng
thương mại


8

1.2.2. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại
a. Nguyên tắc cơ bản
- Chấp nhận rủi ro
- Điều hành rủi ro trong khả năng cho phép
- Quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt
- Phù hợp với mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập
- Hiệu quả kinh tế
- Phù hợp với chiến lược chung của Ngân hàng
b. Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng

Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc):
- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc):
- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10 nguyên
tắc):
1.2.3.Nội dung quản trị rủi ro tín dụng
a. Nhận biết rủi ro
b. Đo lường rủi ro tín dụng
Đo lường rủi ro tín dụng thường dùng các phương pháp sau:
Mô hình 6C
Mô hình CAMPARI
Mô hình ước lượng tổn thất dự kiến (mô hình VAR)
Mô hình điểm số Z của Altman
Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:
c. Ứng phó rủi ro tín dụng
-Quản lý danh mục cho vay
-Rà soát chính sách quản lý rủi ro theo từng thời kỳ.
-Phân tán rủi ro
- Tổ chức quản trị rủi ro
Nói tóm lại, tổ chức quản trị rủi ro kinh doanh nói chung và quản trị rủi ro tín dụng
có liên quan đến nhiều hệ thống cấp bậc trong ngân hàng từ trên xuống dưới nhằm tổng hợp
rủi ro và khả năng sinh lời của ngân hàng để giám sát chúng.
d. Kiểm soát rủi ro tín dụng
1.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng
a. Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài
Năng lực kinh doanh của khách hàng
Uy tín của khách hàng vay trong nợ nần
Yếu tố môi trường:
- Môi trường tự nhiên:
- Môi trường kinh tế vĩ mô:

- Môi trường chính trị:


9

- Môi trường pháp lý
Các thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô của Chính Phủ
Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng
b.Các nhân tố thuộc về Ngân hàng
Chính sách cho vay của ngân hàng không hợp lý
Quy mô cho vay
Năng lực quản trị điều hành
Năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng
Nguồn thông tin phục vụ cho công tác quản trị tín dụng
Công nghệ ngân hàng
1.2.5.Mô hình quản trị rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng
a. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung
Hình 1.2 : Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung
KHỐI TÍN DỤNG
(bao gồm các chức năng)
Chức năng

Chức năng quản trị

Chức năng

kinh doanh

rủi ro tín dụng


tác nghiệp

Bộ phận
quan hệ
khách hàng

Bộ phận
quản lý rủi ro
tín dụng

Bộ phận quản lý
nợ và thống kê,
báo cáo

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán
b. Các nhân tổ ảnh hưởng đến việc xác định mô hình quản trị rủi ro tín dụng
-Định hướng quản trị rủi ro của ngân hàng
-Công nghệ thông tin
-Trình độ nguồn nhân lực
Kết luận chương 1
Chương 1 của luận văn đã hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng thương mại trong đó nêu lên những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng; đồng
thời đưa ra các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại là cơ sở để
phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng ở Chương 2.


10

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI
NHÁNH THÀNH AN
Chương 2 giới thiệu chung về lịch sử phát triển của Vietinbank chi nhánh Thành An,
cơ câu tô chức và các hoạt động chính của chi nhánh cũng như tình hình hoạt động kinh
doanh cùa chi nhánh từ năm 2015-2017. Bên cạnh đó, chương 2 sẽ đi sâu vào đánh giá thực
trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Vietinbank Thành An, từ đó đưa ra
những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân.
2.1.Giới thiệu khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam - Chi nhánh Thành An
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và các yếu tố nguồn nhân lực của Ngân hàng TMCP Công
thương VN - Chi nhánh Thành An
a. Cơ cấu tổ chức:
Hình 2.1. Bộ máy tổ chức hành chính của Vietinbank Thành An

( Nguồn : Phòng tổ chức hành chính – Vietinbank Thành An )
Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
- Các phòng ban :
+ Khối kinh doanh :Phòng KHDN; Phòng bán lẻ; Các phòng giao dịch
+ Khối tác nghiệp: Phòng kế toán giao dịch; Tổ điện toán ;Phòng hỗ trợ tín dụng ;
Phòng tiền tệ kho quỹ; Phòng tổng hợp tiếp thị :
+ Khối hỗ trợ : Phòng tổ chức hành chính


11

b. Nguồn nhân lực
2.1.3. Các hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công thương VN - Chi nhánh
Thành An

-Hoạt động huy động vốn
-Hoạt động tín dụng
-Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
-Các hoạt động khác
2.1.4. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Vietinbank Thành An
trong giai đoạn từ 2014 đến 2017 như sau:
Bảng 2.1 : Kết quả kinh doanh của Vietinbank Thành An giai đoạn 2014-2017
Chỉ tiêu

Năm
2014

Tổng thu
nhập
Trong đó :
-Thu dịch vụ
Tổng chi phí
Trong đó:
trích DPRR
Lợi nhuận đã
trích DPRR

Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017


447.213

348.275

346.780

358.359

5.164

6.210

6.530

8.374

1.046

20,26

320

5,15

1.844

28,24

391.209

4.621

29183
8.407

284119
6.219

279981
6.262

-94026
3.786

-24,03
81,93

-13.064
-2.188

-4,40
-26,03

-4.138
43

-1,46
0,69

56.004


51.092

62.661

78.378

-4912

-8,77

11.569

22,64

15.717

25,08

So sánh
2014/2013
Tăng/
%
giảm
98.938 -22,12

So sánh
2015/2014
Tăng/
%

giảm
-1.495
0,43

So sánh
2017/2016
Tăng/
%
giảm
11.579
3,34

(Nguồn: Thông tin từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2017 của Vietinbank Thành An)
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương VN
- Chi nhánh Thành An
2.2.1. Hoạt động tín dụng
2.2.1.1. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại Vietinbank chi nhánh Thành An
a. Tình hình huy động vốn


12

Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động giai đoạn năm 2014 – 2017

So sánh
2014/2013
Tăng/
%
giảm


Đơn vị: triệu đồng
So sánh
So sánh
2015/2014
2017/2016
Tăng/
%
Tăng/
%
giảm
giảm

122.969

8,85

141.655

9,17

192.345

11,41

Phân theo loại tiền
1.830.721
114.738
47.864
8.231


8,32
19,3

145.249
-3.594

9,72
-7,06

194.819
526

12,7
1,11

Theo đối tượng khách hàng
145.863
113.001
24.657 12,3
1.485.967 1.690.829
90.966 7,64

-79.502
203.893

-35,3
15,9

-32.862
204.862


-22,53
13,79

17.264

46,48

20.345

37,39

Chỉ
tiêu

Năm
2014

Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017

Tổng
VHĐ


1.421.616

1.544.585

1.686.240

1.878.585

1.493.653
50.932

1.638.902
47.338

200.708
1.191.108

225.365
1.282.074

29.800

37.146

VNĐ
Ngoại
tệ
DN
Dân


TG
ATM

1.378.915
42.701

54.410

74.755

7.346

24,7

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2014-2017 Vietinbank chi nhánh Thành An )
b. Tình hình sử dụng vốn
Bảng 2.3. Bảng kết quả doanh số cho vay, thu nợ tại Vietinbank – CN Thành An giai
đoạn 2015-2017
Đơn vị: triệu đồng ; %
Chỉ tiêu

Năm
2014

1.Doanh
số cho
vay
2.Doanh
số thu nợ
Dư nợ

cho vay
Trong đó
+Cho
vay
VNĐ
+Cho
vay
ngoại tệ

Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017

4.706.731 5.076.155 5.674.721 6.295.252

So sánh
2014/2013
Tăng/
%
giảm
369.424
7,85

So sánh
2015/2014

Tăng/
%
giảm
598.566 11,79

So sánh
2017/2016
Tăng/
%
giảm
620.531 10,94

4.569.950 4.915.498 5.619.611 5.901.232

345.548

7,56

704.113

14,32

281.621

5,01

1.791.394 1.993.874 2.048.987 2.445.938

202.480


11,3

55.113

2,7

39.651

19,37

1.630.522 1.830.962 1.884.448 2.276.413

200.440

12,29

53.486

2,92

391.965

20,80

160.871

2.041

1,27


4.987

3,03

16.912

164.538

169.525

1.626

1,00

( Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2014- 2017của Vietinbank chi nhánh Thành An)


13

2.2.1.2. Dư nợ cho vay và cơ cấu tín dụng tại Vietinbank Thành An
a. Dư nợ cho vay theo loại tiền giao dịch
Bảng 2.4. Dư nợ cho vay theo loại tiền giao dịch Vietinbank – CN Thành An giai
đoạn 2014-2017
Đơn vị : triệu đồng
Năm 2014
Số tiền
Tỷ
trọng
( %)


Chỉ tiêu

Năm 2015
Số tiền
Tỷ
trọng
( %)

Năm 2016
Số tiền
Tỷ
trọng
( %)

Năm 2017
Số tiền
Tỷ
trọng
( %)

1.791.394

100

1.993.874 100

2.048.987

100


2.445.938 100

Cho vay VNĐ

1.630.522

91,02

1.830.962 91,83

1.884.448

91,97

2.276.413 93,07

Cho vay VNĐ
quy ngoại tệ

160.871

9,87

162.912

16.438

8,73

169.525


Tổng DNCV

8,90

7,45

( Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2014- 2017của Vietinbank chi nhánh Thành An)
b. Dư nợ cho vay theo thời gian
Bảng 2.5 : Dư nợ cho vay theo thời gian tại Vietinbank Thành An giai đoạn 20152017
Năm 2014
Số tiền
Tỷ
trọng
( %)
1.791.394
100

Chỉ tiêu

Tổng DNCV

Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Số tiền
Tỷ
Số tiền
Tỷ
Số tiền

Tỷ
trọng
trọng
trọng
( %)
( %)
( %)
1.993.874
100 2.048.987
100 2.445.938
100

Dư nợ ngắn hạn

140.132

81,81

1.671.316

Dư nợ trung, dài
hạn

331.262

18,49

322.558

83,82 1.729.840

16,18

319.147

84,42 2.213.730
15,458

322.208

90,51
13,17

( Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2014- 2017của Vietinbank chi nhánh Thành An)
c.
Dư nợ cho vay theo tài sản bảo đảm
Bảng 2.6 : Dư nợ cho vay theo thời gian tại Vietinbank Thành An giai đoạn
2015-2017
Chỉ tiêu

Tổng DNCV
Cho vay có
TSBĐ
Cho vay
không có
TSBĐ

Năm 2014
Số tiền

1.791.394


Tỷ
trọng
( %)
100

954.730
836.664

Năm 2015
Số tiền

Năm 2016
Số tiền

Năm 2017
Số tiền

1.993.874

Tỷ
trọng
( %)
100

Tỷ
trọng
( %)
2.048.987 100


53,30

1.168.883

58,62

1.265.456 61,76

1.338.936 54,74

46,70

825.039

41,38

783.531

1.107.002 45,26

38,24

Tỷ
trọng
( %)
2.445.938 100

( Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2014- 2017của Vietinbank chi nhánh Thành An)



14

d. Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Bảng 2.7 : Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại Vietinbank Thành An
giai đoạn 2014-2017
Chỉ tiêu

Tổng DNCV
1.Dư nợ cho vay
KHDN
KHDN lớn
KHDN VVN
2.Dư nợ cho vay
KHBL

Năm 2014
Số tiền

1.791.394
1.462.792

Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Tỷ
Số tiền
Tỷ
Số tiền
Tỷ
Số tiền

Tỷ
trọng
trọng
trọng
trọng
( %)
( %)
( %)
( %)
100 1.993.874
100 2.048.987
100 2.445.938
100
81,66 1.577.411

79,11 1.528.595

74,60 1.808.937

78,96

463.623

25,88

656.446

32,92

608.670


29,71

62.362

25,73

999.169

55,78

920.965

46,19

919.925

44,90 1.179.575

48,23

328.602

18,34

416.463

20,89

520.392


25,4

637.001

26,04

( Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2014- 2017của Vietinbank chi nhánh Thành An)
2.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank – CN Thành An
2.2.2.1. Chính sách tín dụng
2.2.2.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng
2.2.2.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank – CN Thành An
a. Nhận biết rủi ro tín dụng
* Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ :
*Quản lý và giải ngân tín dụng :
b.Đo lường rủi ro tín dụng
* Đo lường rủi ro theo các tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng.
Quy mô tín dụng
- Cơ cấu tín dụng
+ Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay
+ Cơ cấu tín dụng theo TSĐB
+ Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế:
-Nợ quá hạn:
-Dự phòng rủi ro :
- Đo lường rủi ro theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
-Với KHDN
- Với KH cá nhân:
*Đo lường rủi ro tín dụng theo thông tư 02/2013/TT-NHNN
c. Ứng phó rủi ro tín dụng
- Quản lý khoản vay

- Xây dựng và quản lý một số giới hạn rủi ro


15

- Mức ủy quyền với chi nhánh
- Phân loại tín dụng:
- Xử lý nợ xấu và quản lý khoản tín dụng có vấn đề
d. Kiểm soát rủi ro tín dụng
-Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trước khi cho vay:
-Kiểm soát trong và sau cho vay:
2.2.2.4. Phân tích rủi ro tín dụng và nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại
Vietinbank – CN Thành An
a, Rủi do tín dụng tại Vietinbank Thành An
*) Tình hình nợ quá hạn
Bảng 2.11: Nợ quá hạn tại Vietinbank Thành An giai đoạn 2014-2017
(Đơn vị tính : triệu đồng)
Năm 2014

Chỉ tiêu
1. Tổng dư nợ cho vay

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

179.394


1.993.874

2.048.987

2.445.938

3.855

13.200

15.338

23.765

770

0

2.138

6.445

3.085

13.200

13.200

17.320


3. Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng
dư nợ

0,22

0,66

0,75

0,97

4.Tỷ lệ nợ xấu /tổng dư nợ

0,17

0,66

0,64

0,71

2. Tổng nợ quá hạn
Nợ nhóm 2
Nợ nhóm 3,4,5

5.Tỷ lệ nợ xấu/tổng nợ quá
80,03
100
86,06
72,88

hạn
(Nguồn : Báo cáo tổng kết các năm 2014-2017 của Vietinbank Thành An)
*. Tình hình nợ quá hạn theo nhóm nợ
Bảng 2.12: Nợ theo nhóm của Vietinbank Thành An giai đoạn 2014-2017
Chỉ tiêu

Năm 2014
Số dư

Năm 2015

Tỷ
trọng
(%)

Số dư

Năm 2016

Tỷ
trọng
(%)

Số dư

Năm 2017

Tỷ
trọng
(%)


Số dư

Tỷ
trọng
(%)

Tổng DNCV

1.791.394

100 1.993.874

100 2.048.987

100 2.445.938

100

Nợ nhóm 1

1.787.539

99,78 1.980.674

99,34 2.033.649

99,25 2.422.173

99,03


Nợ nhóm 2

770

0,04

0

770

0

0

6445

0,26

Nợ nhóm 3

0

0

0

0

0


0

0

0

Nợ nhóm 4

0,17

0,17

13.200

0,66

13.200

0,64

17.320

0,71

Nợ nhóm 5

0

0


0

0

0

0

0

0

(Nguồn : Báo cáo tổng kết các năm 2014-2017 của Vietinbank Thành An)


16

*) Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Bảng 2.13 : Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại Vietinbank Thành An
giai đoạn 2014-2017
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2014
Số dư

Tổng DNCV

Năm 2015


Tỷ
trọng
(%)

1.791.394

Số dư

Năm 2016

Tỷ
trọng
(%)

Số dư

Năm 2017

Tỷ
trọng
(%)

Số dư

Tỷ
trọng
(%)

100 1.993.874


100 2.048.987

100 2.445.938

100

Tổng nợ quá
hạn

3.855

100

13.200

100

15.338

100

23.65

100

NQH KHDN
lớn

3.085


80,03

0

0,00

0

0,00

0

0,00

NQH KHDN
vừa và nhỏ

0

0,00

13.200

100

13.200

86,06


17.320

72,88

NQH cá nhân
,hộ gia đình

770

19,97

0

0,00

2.138

13,94

6.445

27,12

(Nguồn : báo cáo tổng kết các năm 2014-2017 của Vietinbank Thành An )
b, Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Vietinbank Thành An
* Nguyên nhân chủ quan từ khách hàng và đối tác của khách hàng
- Một là: Mặt hàng khách hàng sản xuất ra không tiêu thụ được do khách hàng đầu tư
lắp đặt dây chuyển sản xuất vật liệu mới nhưng chưa có chứng nhận kiểm định được lưu
hành, không đánh giá đúng khả năng cạnh tranh so với sản phẩm hiện có, chưa thực sự hiểu
các nội dung cơ bản về mặt kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm, chu trình sản xuất, đặc điểm

kinh doanh mặt hàng dẫn đến sản phẩm sản xuất ra không có đầu ra, không tìm được thị
trường tiêu thụ.
- Hai là: do KH sử dụng vốn sai mục đích (vốn vay cho mục đích này lại đầu tư
sang lĩnh vực khác, hoặc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn…), kinh doanh thương
mại), sử dụng nguồn thu dự kiến của dự án, phương án này làm nguồn trả nợ cho dự án,
phương án khác ở mức độ thường xuyên và quá mức số tiền vay quá lớn so với nhu cầu thực
sự của KH. Thời gian cho vay (nhất là vốn lưu động) dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ
dòng tiền, dẫn đến khách hàng sử dụng tạm thời nguồn tiền về khi chưa đến hạn trả nợ Ngân
hàng. Cụ thể nhất là ở chi nhánh Thành An các năm 2014, 2015 cán bộ thẩm định cho các
KH vay thu mua nông sản ( ngô, sắn). Do đặc điểm của mặt hàng này chỉ kinh doanh theo
mùa vụ cao điểm vào các tháng ( 11 và 12) xét về quy định chỉ áp dụng phương thức cho
vay từng lần cho KH, tuy nhiên Cán bộ và lãnh đạo đã thẩm định cấp TD cho KH vay vốn
theo phương thức hạn mức, thời hạn của khoản vay lên đến 9 tháng/ giấy nhận nợ. Thực tế
vòng quay tiền chỉ từ 2- 3 tháng. KH đã sử dụng dòng tiền nhàn rỗi chưa đến hạn trả Ngân
hàng để quay sang đầu tư kinh doanh BĐS hoặc cho vay lại để hưởng lãi suất cao.


17

-Ba là : Kinh doanh thua lỗ do trình độ, năng lực quản lý kinh doanh của doanh
nghiệp còn yếu kém. Hầu hết các KHDN quá hạn tại chi nhánh Thanh An là các Công ty gia
đình thành viên công ty là do vợ, chồng con cái thành lập ra, cách thức quản lý doanh
nghiệp còn hạn chế dẫn đến KH sử dụng vốn vay đầu tư vào SXKD không hiệu quả , không
bảo tồn được vốn từ đó mất khả năng thanh toán nợ. Ngoài ra, có những DN bị lừa đảo
trong kinh doanh hoặc bạn hàng của DN gặp rủi ro dẫn đến chi nhánh đã gặp khó khăn trong
việc thu hồi nợ đến hạn.
- Bốn là: Khách hàng tính toán phương án vay vốn không đúng với thực tế, xây
dựng phương án kinh doanh cao hơn thực tế để vay được vốn của Ngân hàng. Đối với KH
vay tiêu dùng lập khống chứng từ, xác nhận nguồn thu nhập cao hơn rất nhiều so với thu
nhập thực tế để làm cơ sở vay vốn. Ngân hàng đã tính toán định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi dựa

hoàn toàn vào số liệu KH cung cấp mà không kiểm tra lại. Dư nợ quá hạn các KH cá nhân,
hộ gia đình của chi nhánh Thành An hiện nay tập trung vào các khách hàng vay tiêu dùng (
mua nhà đất, phương tiện vận tải). Do nguồn thu nhập không ổn định khi có thay đổi về
công việc, mức thu nhập bị giảm sút không đủ bù đắp các chi phí sinh hoạt tối thiểu của gia
đình dẫn đến không có đủ nguồn để trả nợ vay.
*Nguyên nhân chủ quan từ phía Vietinbank chi nhánh Thành An
- Rủi ro trong việc thẩm định hồ sơ của khách hàng
- Kiểm soát tín dụng trước và trong khi cho vay còn chưa được thực hiện đầy đủ và
nghiêm túc.
- Hầu hết các cán bộ thẩm định doanh nghiệp tại Vietinbank Thanh An đều là các cán
bộ mới được tuyển dụng hoặc có thời gian công tác còn quá ngắn hoặc chuyển từ bộ phận
khác sang , nổi bật lên trong các nguyên nhân gây ra RRTD là:
+ Do khối lượng công việc quá tải
+ Do sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn
- Do xử lý TSĐB khó khăn:
- Rủi ro do hệ thống thông tin quản lý còn bất cập
2.3. Đánh giá chung công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank – CN
Thành An
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Về công tắc cho vay, đầu tư
-Về công tác nhận diện RRTD
-Về công tác đo lường RRTD
-Về công tác ứng phó, kiểm soát RRTD:
-Về công tác tuyển dụng , đào tạo CBTD
2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân
Từ kết quả phân tích thực trạng QTRRTD, và phân tích nguyên nhân gây ra
RRTD tại Vietinbank Thành An, các vấn đề cần quan tâm giải quyết nhằm nâng cao hiệu
quả QTRRTD tại Vietinbank Thành An trong thời gian tới là:
- RRTD tại Vietinbank Thành An đã và đang xuất hiện



18

- Quy trình cấp tín dụng còn bất cập
- Công tác thẩm định, kiểm soát tín dụng chưa tốt
-Ngân hàng chưa áp dụng các phương pháp đo lường rủi ro theo phương pháp
định lượng hướng theo tiêu chuẩn quốc tế
- Các công cụ trong quản trị, kiểm soát và tài trợ rủi ro còn ít
- Chất lượng đội ngũ cán bộ Vietinbank Thành An còn có những bất cập :
Trên đây là những vấn đề hiện đang đặt ra cần quan tâm giải quyết bằng các biện pháp cụ
thể nhằm nâng cao hiệu quả QTRRTD Vietinbank Thành An.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã khái quát về lịch sử hình thành cũng như tình hình hoạt động kinh
doanh của Vietinbank chi nhánh Thành An từ khi thành lập đến năm 2017. Chương 2 tập
trung vào phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vieetinbank Thành An,
các ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng. Những
nghiên cứu ở chương 2 sẽ là cơ sở để đưa ra những kiến nghị, định hướng giải pháp cụ thể ở
Chương 3 góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh Thành An
trong giai đoạn tiếp theo.


19

Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH AN
3.1. Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank chi nhánh
Thành An
3.1.1. Định hướng hoạt động tín dụng

Ngày 11/06/2018 Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam đã ban hành công văn số
4961/TGĐ-NHCT19 V/v định hướng chung cho hoạt động tín dụng chung cho toàn hệ
thống, cụ thể:
- Tăng trưởng tín dụng trên nguyên tắc bền vững, có chọn lọc, an toàn gắn với hiệu quả
thực chất đảm bảo danh mục tín dụng hợp lý, phù hợp với định hướng chiến lược trong giai
đoạn này.
- Tiếp tục đầy mạnh phát triển KH tại các khu vực thị trường mục tiêu của
Vietinbank Thành An thông qua việc tiếp thị các sản phẩm hiện có nhằm mở rộng thị trường
hoạt động tín dụng với mọi đối tượng, mọi KH mà pháp luật cho phép
- Đẩy mạnh cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố , đồng thời
chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh bán lẻ đối với các hộ gia đình ,
các khu công nghiệp, khu chế xuất , khu đô thị, khu dân cư,…
- Ưu tiên phát triển cho vay KHDN VVN, doanh nghiệp siêu vi mô, doanh nghiệp
ứng dụng công nghệ cao.
- Hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và quy trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện có
thông qua việc tăng cường ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin nhằm đơn giản hóa
thủ tục xử lý công việc từ đó đáp ứng nhanh nhất các yêu cầu của KH.
- Tăng cường kiểm soát, rút giảm dư nợ đối với các tập đoàn/ doanh nghiệp yếu kém
đang trong quá trình tái cơ cấu, trước sát nhập có nguy cơ bị thôn tính.
- Tăng cường đào tạo CBTD
- Nghiên cứu và triển khai các nghiệp vụ sản phẩm mới để nâng cao năng lực cạnh
tranh, chủ động tìm kiếm các đối tác để triển khai có hiệu quả các dịch vụ.
3.1.2. Định hướng quản trị RRTD Vietinbank chi nhánh Thành An
- Một là, hoạt động QTRR, nhất là QTRRTD trong kinh doanh là trọng tâm trong
hoạt động quản lý và điều hành kinh doanh tại Vietinbank Thành An
- Hai là, các chính sách, cơ chế trong hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đảm
bảo luôn duy trì tốc độ tăng trưởng dự nợ, tăng trưởng lợi nhuận của chi nhánh nhưng duy trì an
toàn trong hoạt động tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
- Ba là, nghiêm túc tuân thủ các quy định/chính sách/điều kiện phê duyệt của
Vietinbank, đặc biệt coi trọng tuân thủ giám sát sau giải ngân.



20

- Bốn là, triển khai thực hiện tốt các chính sách trong QTRRTD mà NHTMCP Công
Thương Việt Nam đang chỉ đạo phù hợp với đặc điểm điều kiện của chi nhánh
- Năm là, nghiên cứu và áp dụng các nguyên tắc quản lý rủi ro của ủy ban Basel và
những thông lệ quốc tế tốt nhất, đặt ra bước đi nhanh và phù hợp với điều kiện hoạt động
QTRR của chi nhánh.
- Sáu là, áp dụng các biện pháp đo lường rủi ro theo phương pháp định lượng hướng
theo tiêu chuẩn quốc tế, dựa trên các dữ liệu hỗ trợ của TSC đã cảnh báo, phát hiện sớm các
dấu hiệu rủi ro, nhận biết chính xác nguyên nhân để phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
- Bảy là, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trung gian nhằm nâng cấp các kĩ
năng lập kế hoạch phát triển kinh doanh, đánh giá và phân tích cạnh tranh, quản trị rủi ro
quản trị tín dụng và phân tích nhân sự.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
Vietinbank chi nhánh Thành An trong giai đoạn tới.
3.2.1. Giải pháp với chính sách tín dụng và chiến lược quản trị rủi ro tín dụng
3.2.1.1 Giải pháp đối với chính sách tín dụng
Cụ thể ,chính sách cho vay của Vietinbank Thành An cần được xây dựng theo hướng
sau:
- Về chính sách lãi suất :
- Về chính sách KH:
3.2.1.2 Đối với chiến lược quản trị RRTD
Để công tác QTRRTD hoạt động một cách có hiệu quả thì Vietinbank chi nhánh
Thành An cần hoạch định và xây dựng mục tiêu QTRRTD cho từng nhóm khách hàng
riêng:
- Đối với khách hàng bán lẻ
- Đối với khách hàng doanh nghiệp
Bên cạnh đó cần xây dựng kế hoạch giám sát:

- Thu thập thông tin về khách hàng:
- Thu thập thông tin về thị trường:
- Phân tích xử lý thông tin và cảnh báo:
3.2.3 Tuân thủ thực hiện quy trình cấp GHTD
Để hạn chế rủi ro , Vietinbank Thành An cần:
+ Tuân thủ triệt để quy chế cho vay do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
ban hành chỉ đạo .
+ Hệ thống văn bản, quy chế, quy định liên quan đến hoạt động tín dụng phải được tổ
chức nghiên cứu, tập huấn và quán triệt để đảm bảo cho mọi cán bộ.
+ Hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ để triển khai các nghiệp vụ liên quan đến tín
dụng
+ Đặc biệt lưu ý trong việc thực hiện quy trình , quy chế cấp giới hạn tín dụng một
cách chặt chẽ đối với các nhóm, đối tượng KH hiện đang nằm trong diện liên quan đến nợ
quá hạn và nợ xấu


21

3.2.4 Nâng cao chất lượng thẩm định và kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay
- Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của KH thông qua xác
định giới hạn tín dụng theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm.
-Trong thẩm định các dự án đầu tư ,trình trạng nâng giá trị thực tế của dự án để được
vay nhiều hơn khá phổ biến .Điều này đã dẫn đến rủi ro bởi vốn đầu tư có sự tham gia thực
sự của KH vay chiếm tỷ lệ rất thấp dẫn đến tính chịu trách nhiệm của KH không cao, đồng
thời khi rủi ro xảy ra thì khả năng thu hồi được nợ đã giảm sút. Để đảm bảo xác định khách
quan và chính xác giá trị TSĐB, trường hợp cần thiết có thể thuê một tổ chức định giá hoặc
kiểm toán độc lập để thực hiện kiểm toán toàn bộ giá trị công trình và toàn bộ TSBĐ nhận
thế chấp phải được định giá qua Công ty TNHH quản lý và khai thác tài sản AMC thuộc
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam/ hoặc Công ty thẩm định giá liên kết theo danh
mục của NHCT Việt Nam trong từng thời kỳ. Đồng thời thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc

việc chứng minh nguồn vốn tự có của KH tham gia vào dự án, giải ngân đối ứng theo tiến
độ thi công công trình
-Thực hiện giải ngân theo đúng quy định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu
với mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các các chi phí hợp lý trong nhu cầu vốn của
KH.
-Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay thường xuyên và nghiêm túc.
- Cần phân tích đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro
3.2.5 Tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu , nợ quá hạn
- Xây dựng kế hoạch, giải pháp thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro trong toàn chi
nhánh theo tháng, quý năm. Giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro cho các phòng
KH, phòng giao dịch để phát sinh khoản nợ có vấn đề.
- Quy định về báo cáo thực trạng tài sản đảm bảo của các khoản nợ có vấn đề
- Phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật như: Tòa án, chính quyền địa phương
nhằm tạo điều kiện hỗ trợ trong công tác thu hồi nợ quá hạn. Rà soát đánh giá các TSBĐ dẽ
xử lý để tận dụng thực hiện triệt để Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của
các tổ chức tín dụng.
-Sử dụng các biện pháp vận động phối hợp, tiếp tục hỗ trợ để khôi phục năng lực sản
xuất của người vay, để họ có nguồn trả nợ cho NH.
3.2.6 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng
-Với đội ngũ lãnh đạo: lãnh đạo ngân hàng cần nhận thức đúng đắn về RRTD, các
khả năng có thể dẫn tới RRTD, các nhân tố ảnh hưởng,dấu hiệu nhận biết cũng như các chỉ
tiêu đo lường thì mới có thể đưa ra chiến lược quản trị hợp lý.
- Năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng là một
vấn đề then chốt ảnh hưởng quyết định đến chất lượng tín dụng.
-Tuyển chọn những người có năng lực chuyên môn tốt làm cán bộ tín dụng.
-Thường xuyên thực hiện luân chuyển cán bộ tín dụng trong chi nhánh giữa phòng
này với phòng khác để giảm trừ tiêu cực do các mối quan hệ được tạo lập quá dài.


22


- Bố trí sắp xếp có hiệu quả đội ngũ cán bộ nghiệp vụ theo nguyên tắc đúng người đúng
việc.
-Mỗi cán bộ cũng cần phải được đặt trong môi trường cạnh tranh, tạo thêm ưu đãi hay
thưởng phạt và được quy định rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi tạo động lực thúc
đẩy tinh thần trách nhiệm, tính năng động sáng tạo của mỗi cán bộ.
3.2.7 Xây dựng và áp dụng các công cụ cảnh báo, đo lường rủi ro tín dụng theo
thông lệ quốc tế và của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
a. Xây dựng hệ thống thông tin khách hàng.
b. Xây dựng và áp dụng các công cụ cảnh báo RRTD
c.Xây dựng và áp dụng các công cụ đo lường RRTD
3.2.8 Các giải pháp trực tiếp phòng ngừa rủi ro tín dụng.
a. Đa dạng hóa danh mục cho vay, đa dạng hóa sản phẩm
b. Mua bảo hiểm cho toàn bộ khoản vay
c. Nhận và định giá/ công chứng tài sản bảo đảm tiền vay
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước
+ Phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại, trung tâm thông tin của cơ quan quản trị
nhà nước về doanh nghiệp, để thu thập thêm các thông tin về những doanh nghiệp hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam
+ Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hướng bắt buộc các ngân
hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và
khai thác thông tin từ CIC.
3.3.2. Kiến nghị với NHCT Việt Nam
Kết luận chương 3
Chương 3 của đề tài dựa trên cơ sở lý thuyết của chương 1 và phân tích đánh giá thực
trạng cụ thể tại chương 2, đã đưa ra định hướng và các giải pháp chính nhằm hoàn thiện
công tác quản trị rủi ro tín dụng, đồng thời có một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
cũng như NHCT Việt Nam.



23

KẾT LUẬN
Rủi ro là một hiện tượng luôn song hành cùng với hoạt động tín dụng, được hình
thành từ nguyên nhân chủ quan và khách quan. RRTD xảy ra không chỉ làm ảnh hưởng đến
lợi nhuận mà còn ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các NHTM. Xuất phát từ ý
nghĩa, tầm quan trong của vấn đề quản trị rủi ro tín dụng, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài
“Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam –chi
nhánh Thành An” làm luận văn của mình.
Qua quá trình nghiên cứu , hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến QTRRTD, và phân
tích thực trạng Vietinbank Thành An , luận văn đã cho thấy thực trạng công tác QTRRTD
tại Vietinbank Thành An đã đạt được những kết quả nhất định: dư nợ tăng trưởng qua các
năm; nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 2%; quy trình tín dụng chặt chẽ đề phòng ngừa
nhận diện sớm rủi ro.
Mặc dù công tác QTRRTD đã được chú trọng nhưng tại Vietinbank Thành An vẫn
còn một sô hạn chế như: nợ quá hạn tăng nhanh, trong đó nợ xấu chiếm tỷ lệ cao trong nợ
quá hạn; quy trình cấp tín dụng vẫn còn bất cập; chưa áp dụng được các phương pháp đo
lường rủi ro theo phương pháp định lượng hướng theo tiêu chuẩn quốc tế ; chất lượng đội
ngũ cán bộ của Vietinbank còn có những bất cập khi mà công tác thẩm định , kiểm soát tín
dụng chưa tốt…
Chính vì vậy, để kiểm soát RRTD tốt hơn, luận văn cho rằng Vietinbank Thành An
cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như: tuân thủ chặt chẽ quy trình cấp tín dụng ; nâng
cao chất lượng thẩm định và kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay ; đa dạng hóa danh mục
cho vay; sử dụng các nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa RRTD… Hi vọng với một số giải
pháp như vậy, công tác QTRRTD tại Vietinbank Thành An sẽ ngày càng hoàn thiện hơn.
Luận văn đã hoàn thành được các mục tiên nghiên cứu đề ra. Tuy nhiên, do trình độ
và thời gian có hạn, luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Mặc dù vậy, tác
giả cũng cho rằng từ những hạn chế này sẽ là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về công
tác quan trị rủi ro tín dụng của NHTM.

Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học , các thầy cô giáo.


×