Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Nghiên cứu bảo quản luồng (dendrocalamus barbatus hsueh et d z li ) bằng thuốc cislin 2 5 EC” tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THI TÂM

NGHIÊN CỨU BẢO QUẢN LUỒNG
(Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li.) BẰNG
THUỐC CISLIN 2.5 EC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NƠNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Lâm nghiệp

Chuyên ngành

: Nơng lâm kết hợp

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Ngun, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THI TÂM

NGHIÊN CỨU BẢO QUẢN LUỒNG
(Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li.) BẰNG
THUỐC CISLIN 2.5 EC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NƠNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Lâm nghiệp

Chuyên ngành

: Nơng lâm kết hợp

Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thi Tuyên

Thái Nguyên, năm 2018



i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình nghiên cứu thực nghiệm hoàn toàn trung
thực, khách quan.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

ThS. Nguyễn Thi Tuyên

Người viết cam đoan

Nguyễn Thi Tâm

Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo trong nhà trường và thực hiện phương
châm “học đi đôi với hành”. Mỗi sinh viên khi ra trường đều cần trang bị cho mình
những kiến thức cần thiết, chun mơn vững vàng. Như vậy việc thực tập tốt nghiệp
là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên trong nhà trường, qua đó giúp sinh viên
hệ thống lại tồn bộ kiến thức đã học và vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, đồng thời
giúp sinh viên hoàn thiện hơn về mặt kiến thức luận, phương pháp làm việc, năng

lực công tác nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất, nghiên cứu khoa học.
Từ những cơ sở trên được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa
Lâm Nghiệp, tơi đã tiến hành thực tập tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
với đề tài: “Nghiên cứu bảo quản Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh et
D.Z.Li ) bằng thuốc Cislin 2.5 EC” tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
Trong thời gian thực tập ngoài sự cố gắng và nỗ lực phấn đấu của bản thân, tơi
cịn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cơ và bạn bè. Tơi xin bày tỏ lịng biết
ơn sâu sắc tới cơ giáo Th.S Nguyễn Thị Tuyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi
vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu để hồn thành đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa, bạn bè đã tạo điều
kiện, giúp đỡ tơi trong q trình học tập, rèn luyện và hồn thành đề tài tốt nghiệp
của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thi Tâm


3

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm nồng độ 0,4% sau 2 tuần..
.................................................................................................................31
Bảng 4.2. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm nồng độ 0,8% sau 2 tuần..
.................................................................................................................31
Bảng 4.3. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm nồng độ 1,2% sau 2 tuần..
.................................................................................................................33
Bảng 4.4. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm nồng độ 1,6% sau 2 tuần..

.................................................................................................................34
Bảng 4.5. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm nồng độ 2,0% sau 4 tuần..
.................................................................................................................35
Bảng 4.6. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm nồng độ 0,4% sau 4 tuần..
.................................................................................................................37
Bảng 4.7. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm nồng độ 0,8% sau 4 tuần..
.................................................................................................................38
Bảng 4.8. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm nồng độ 1,2 % sau 4 tuần..
.................................................................................................................39
Bảng 4.9. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm nồng độ 1,6 % sau 4 tuần..
.................................................................................................................40
Bảng 4.10. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm nồng độ 2,0 % sau 4 tuần..
.................................................................................................................41
Bảng 4.11. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm nồng độ 0,4 % sau 6 tuần..
.................................................................................................................43
Bảng 4.12. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm nồng độ 0,8% sau 6 tuần..
.................................................................................................................44
Bảng 4.13. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm nồng độ 1,2 % sau 6 tuần..
.................................................................................................................45


4

Bảng 4.14. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm nồng độ 1,6 % sau 6 tuần..
.................................................................................................................46
Bảng 4.15. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm nồng độ 2,0% sau 6 tuần..
.................................................................................................................47
Bảng 4.16. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm nồng độ 0,4% sau 8 tuần..
.................................................................................................................49
Bảng 4.17. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm nồng độ 0,8% sau 8 tuần..

.................................................................................................................50
Bảng 4.18. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm nồng độ 1,2% sau 8 tuần..
.................................................................................................................51
Bảng 4.19. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm nồng độ 1,6% sau 8 tuần..
.................................................................................................................52
Bảng 4.20. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm nồng độ 2,0% sau 8 tuần..
.................................................................................................................53


5

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Chuẩn bị thuốc Cislin ................................................................................22
Hình 3.2 Ghi số thanh và nồng độ.............................................................................22
Hình 3.3. Lấy thuốc...................................................................................................23
Hình 3.4. Pha thuốc ...................................................................................................23
Hình 3.5. Quét thuốc .................................................................................................23
Hình 3.6. Phơi sau khi qt .......................................................................................23
Hình 3.7. Đóng hộp nhử mối ....................................................................................26
Hình 3.8. Đặt hộp nhử mối........................................................................................26
Hình 4.1. So sánh giữa các mẫu có quét thuốc Cislin 2.5 EC với mẫu đối
chứng sau 2 tuần về khả năng chống lại sự xâm nhập của nấm
đối với mẫu Luồng ................................................................................ 31
Hình 4.2. So sánh giữa mẫu có quét thuốc Cislin 2.5 EC ở nồng độ 0,4% với
mẫu đối chứng....................................................................................... 32
Hình 4.3. So sánh giữa mẫu có quét thuốc Cislin 2.5 EC ở nồng độ 0,8% với
mẫu đối chứng ..................................................................................... 33
Hình 4.4. So sánh giữa mẫu có quét thuốc Cislin 2.5 EC ở nồng độ 1,2% với
mẫu đối chứng ..................................................................................... 35
Hình 4.6. So sánh giữa mẫu có quét thuốc Cislin 2.5 EC ở nồng độ 2,0% với

mẫu đối chứng ..................................................................................... 35
Hình 4.7. So sánh giữa các mẫu có quét thuốc Cislin 2.5 EC với mẫu đối
chứng sau 4 tuần về khả năng chống lại sự xâm nhập của nấm
đối với mẫu Luồng ................................................................................ 36
Hình 4.8. So sánh giữa mẫu có quét thuốc Cislin 2.5 EC ở nồng độ 0,4% với
mẫu đối chứng....................................................................................... 37
Hình 4.9. So sánh giữa mẫu có quét thuốc Cislin 2.5 EC ở nồng độ 0,8%
với mẫu đối chứng ............................................................................. 38
Hình 4.10. So sánh giữa mẫu có quét thuốc Cislin 2.5 EC ở nồng độ 1,2%
với mẫu đối chứng ............................................................................... 39
Hình 4.11. So sánh giữa mẫu có quét thuốc Cislin 2.5 EC ở nồng độ 1,6% với
mẫu đối chứng ..................................................................................... 40


6

Hình 4.12. So sánh giữa mẫu có qt thuốc Cislin 2.5 EC ở nồng độ 2,0%
với mẫu đối chứng ............................................................................... 41
Hình 4.13. So sánh giữa các mẫu có qt thuốc Cislin 2.5 EC với mẫu
đối chứng sau 6 tuần về khả năng chống lại sự xâm nhập của
nấm đối
với mẫu Luồng....................................................................................... 42
Hình 4.14. So sánh giữa mẫu có qt thuốc Cislin 2.5 EC ở nồng độ 0,4%
với mẫu đối chứng ................................................................................ 43
Hình 4.15. So sánh giữa mẫu có qt thuốc Cislin 2.5 EC ở nồng độ 0,8%
với mẫu đối chứng sau ......................................................................... 44
Hình 4.16. So sánh giữa mẫu có qt thuốc Cislin 2.5 EC ở nồng độ 1,2%
với mẫu đối chứng ................................................................................ 45
Hình 4.17. So sánh giữa mẫu có qt thuốc Cislin 2.5 EC ở nồng độ 1,6% với
mẫu đối chứng .................................................................................... 46

Hình 4.18. So sánh giữa mẫu có qt thuốc Cislin 2.5 EC ở nồng độ 2,0%
với mẫu đối chứng ................................................................................ 47
Hình 4.19. So sánh giữa các mẫu có quét thuốc Cislin 2.5 EC với mẫu đối
chứng sau 8 tuần về khả năng chống lại sự xâm nhập của nấm
đối với
mẫu Luồng............................................................................................. 48
Hình 4.20. So sánh giữa mẫu có quét thuốc Cislin 2.5 EC ở nồng độ 0,4% với
mẫu đối chứng ..................................................................................... 49
Hình 4.21. So sánh giữa mẫu có quét thuốc Cislin 2.5 EC ở nồng độ 0,8%
với mẫu đối chứng ............................................................................... 50
Hình 4.22. So sánh giữa mẫu có quét thuốc Cislin 2.5 EC ở nồng độ 1,2% với
mẫu đối chứng ..................................................................................... 51
Hình 4.23. So sánh giữa mẫu có quét thuốc Cislin 2.5 EC ở nồng độ 1,6%
với mẫu đối chứng ............................................................................... 52
Hình 4.24. So sánh giữa mẫu có quét thuốc Cislin 2.5 EC ở nồng độ 2,0%
với mẫu đối chứng ............................................................................... 53


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nghĩa từ viết tắt

1

STT


Số thứ tự

2

TB

Trung bình

3

Dd

dung dịch

4

Tv

Vết mối ăn

5

Tvr

Vết mối ăn rộng

6

Tvs


Vết mối ăn sâu

7

Tbn

Biến màu

8

Tmm

Mục mềm

9

Thh

Hao hụt


8

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... vii

MỤC LỤC............................................................................................................... viii
Phần
1:
MỞ
......................................................................................................1

ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
Đề tài trọng tâm nghiên cứu và giải quyết những vấn đề trọng tâm sau: ................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ..........................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..........................................2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn...............................................................................2
Phần
2:
TỔNG
QUAN
..................................................3

VẤN

ĐỀ

NGHIÊN

CỨU

2.1. Cơ sở khoa học .................................................................................................3
2.1.1. Bảo quản gỗ và tầm quan trọng của công tác bảo quản lâm sản................3

2.1.3. Phương pháp bảo quản ...............................................................................4
2.1.4. Những vấn đề về nguyên liệu .....................................................................4
2.1.5. Thuốc bảo quản lâm sản ................................................................................8
2.1.5.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thấm thuốc của gỗ ....................8
2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm bảo quản trên thế giới và ở Việt
Nam........................................................................................................................10
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...........................................................10
2.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ..........................................................12
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.......19
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...............................................19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................19


9

Luồng : 4 tuổi (bao gồm các phần gốc, thân, ngọn) ...........................................19
Thuốc Cislin 2.5 EC nồng độ : 0,4%; 0,8%; 1,2%; 1,6%; 2,0%. ......................19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................19
3.2. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................................19
3.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................20
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................20
3.4.1. Dụng cụ, thiết bị thí nghệm ......................................................................20
3.4.2. Phương pháp kế thừa số liệu có chọn lọc .................................................20
3.4.3. Phương pháp thực nghiệm........................................................................21
3.4.4. Phương pháp đánh giá hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC với nấm...........24
3.4.5. Phương pháp đánh giá hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC với mối ...........24
3.4.6. Phương pháp phân tích, xử lý và tổng hợp số liệu ...................................26
Phần 4: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................30
4.1. Đánh giá hiệu lực phòng chống nấm đối với Luồng bằng dung dịch thuốc

Cislin 2.5 EC ..........................................................................................................30
4.1.1. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm (sau 2 tuần) .....................30
4.1.2. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm (sau 4 tuần) ....................36
4.1.3. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm (sau 6 tuần) ....................42
4.1.4. Hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC đối với nấm (sau 8 tuần) .....................48
4.2. Đánh giá hiệu lực thuốc Cislin 2.5 EC đối với mối.......................................55
PHẦN 5 :KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI ................................................................57
5.1. Kết luận ...........................................................................................................57
5.2. Kiến nghị.........................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................60
PHỤ LỤC ...................................................................................................................1


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế tồn cầu và tăng trưởng về
dân số, tổng số nhu cầu về gỗ và các sản phẩm từ gỗ tiếp tục tăng trong tương lai,
trong khi diện tích rừng giảm nhanh chóng, khơng đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng
gỗ. Vì vậy việc tìm ra một nguyên liệu thay thế là rất cần thiết. Với diện tích lớn,
chu kỳ khai thác ngắn, tre và các cây thuộc họ tre là nguồn nguyên liệu tối ưu, đồng
thời có hiệu quả kinh tế cao như tiết kiệm chi phí, phát triển nhanh, với tính chất vật
lý, cơ học tốt thể hiện tiềm năng lớn để có thể thay thế gỗ.
Trong các lồi tre thì Luồng có tỷ lệ xenlulo cao nhất , với tỷ lệ là 54% là một trong
những cây được sử dụng nhiều để sản xuất những sản phẩm thay thế gỗ hiện nay.
Cây Luồng được đánh giá là nguồn lâm sản quan trọng, là nguồn tài ngun
phong phú. Luồng có nhiều cơng dụng khác nhau làm vật liệu xây dựng, đồ nội thất,
công cụ lao động, thủ công mỹ nghệ, nghành công nghiệp giấy...

Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, hầu hết các loại gỗ rừng trồng
và tre nứa đều dễ bị côn trùng và nấm gây hại sau khi khai thác, trong quá trình chế
biến và sử dụng. Nhằm giải quyết vấn đề đó nghành chế biến lâm sản đã và đang
không ngừng nghiên cứu công nghệ bảo quản
Vì vậy việc nghiên cứu và bảo quản để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài
của nhân dân và nhằm nâng cao khả năng chống chịu với môi trường cho lâm sản là
hết sức quan trọng và cấp thiết, nó mở ra cho việc sử dụng lâm sản một phạm vi
rộng rãi và có độ bền tốt hơn. Xuất phát từ thực tế trên và nguyện vọng của bản thân
muốn đóng góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình và việc nghiên cứu và đề xuất
một số biện pháp bảo quản giúp địa phương kinh doanh có hiệu quả hơn, tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu bảo quản Luồng (Dendrocalamus barbatus
Hsueh et D.Z.Li. ) bằng thuốc Cislin 2.5 EC tại Trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên”.


2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài trọng tâm nghiên cứu và giải quyết những vấn đề trọng tâm sau:
-

Đánh giá được hiệu lực của thuốc Cislin đối với Nấm.

-

Đánh giá được hiệu lực của thuốc Cislin đối với Mối.

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Quá trình thực hiện đề tài là cơ hội để củng cố, áp dụng kiến thức đã được

học trong nhà trường, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đồng thời nâng cao kiến
thức, sự hiểu biết và năng lực thực hành cũng như kỹ năng nghiên cứu khoa học cho
bản thân.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo, là tài
liệu tham khảo cho sinh viên, cán bộ kĩ thuật trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu
khoa học thuộc lĩnh vực lâm nghiệp.
Có cái nhìn tổng qt về bảo quản Luồng bằng thuốc Cislin 2.5 EC nói
chung và bảo quản các lâm sản khác nói riêng.
Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hội thực nghiệm thực tế vận
dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học, nâng cao tinh thần tìm tịi,
học hỏi, sáng tạo, phân tích đánh giá tình hình và là bàn đạp cho sự ra đời của
những ý tưởng nghiên cứu khoa học sau này.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu có thể làm các cơ sở sử dụng thuốc hóa học trong
mức giới hạn phù hợp nhằm đem lại hiệu quả phịng trừ nấm mốc, cơn trùng tốt
nhất cho các cây họ tre nói chung và Luồng nói riêng.
Từ kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu lực của thuốc Cislin 2.5 EC để phòng
trừ các tác nhân gây hại như nấm và mối từ đó làm cơ sở bảo quản cho Luồng, nâng
cao năng suất và chất lượng Luồng góp phần đáp ứng mục tiêu kinh doanh.


3

Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Bảo quản gỗ và tầm quan trọng của công tác bảo quản lâm sản
Bảo quản lâm sản là biện pháp tổng hợp giữ gìn nhằm kéo dài thời gian sử
dụng, chống sự xâm nhập phá hoại của mối mọt, nấm mốc, hạn chế tác động không
tốt của môi trường bao gồm:

1) Bảo quản kĩ thuật là phương pháp bảo quản tác động vào gỗ làm cho gỗ
kéo dài thời gian sử dụng, phương pháp này khơng dùng hóa chất như: Cách li gỗ
với đất, nước, hơi ẩm, hong, phơi, sấy hoặc ngâm gỗ trong bùn ao.
2) Bảo quản bằng hố chất: Là phương pháp dùng hóa chất để phun tẩm vào
gỗ, quét, ngâm gỗ tẩm gỗ hoặc xông hơi, dùng hố chất xử lí trực tiếp sinh vật hại
gỗ.
3) Bảo quản bằng biện pháp sinh học: Dùng một số lồi nấm, cơn trùng để
diệt sinh vật hại gỗ. [8]
2.1.2. Tầm quan trọng của công tác bảo quản
Gỗ, tre nứa, song mây là nguồn lâm sản được sử dụng phổ biến làm nguyên
liệu trong xây dựng, làm đồ nội thất và các đồ gia dụng thiết yếu khác. Các lâm sản
này được sử dụng không những ở vùng giàu tài nguyên lâm sản mà còn cả vùng rất
hiếm tài nguyên lâm sản ngoài gỗ và gỗ.
Từ lâu đời nhân dân ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và tìm ra các biện
pháp hạn chế sự tấn công này như: Chặt tre, gỗ vào mùa đông để giảm lượng dinh
dưỡng trong cây, ngâm tre, gỗ dưới ao hồ để phá hủy một phần lượng dinh dưỡng
đó, để gác bếp, hun khói... Đặc điểm nổi bật là chúng ta sống trong mơi trường nhiệt
đới nóng ẩm. Điều kiện này thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật nói chung song
đối với sinh vật gây hại cũng hoạt động mạnh quanh năm. Cơng nghệ bảo quản ra
đời chính là đã kế thừa các thành tựu của việc nghiên cứu cơ bản về sinh vật học.
Việc áp dụng công nghệ bảo quản lâm sản nhằm mục tiêu:
Công nghệ bảo quản nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ sử dụng lâm sản ngồi gỗ và
gỗ gấp hàng chục lần so với việc sử dụng theo độ bền tự nhiên. Nhằm tăng giá trị sử


dụng của các sản phẩm, hạn chế các tổn thất nặng nề do các sinh vật gây hại như
mối mọt, nấm mục, hà biển v.v.... gây ra kể từ ngay sau khi chặt hạ đến suốt quá
trình sử dụng.
Bằng các biện pháp kỹ thuật (có hoặc khơng sử dụng chế phẩm bảo quản)
phải kéo dài tuổi thọ sử dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ lên nhiều lần so với gỗ khơng

được xử lý bảo quản, góp phần đảm bảo an tồn cho các sản phẩm và cơng trình sử
dụng lâm sản.
Công nghệ bảo quản ra đời được đánh giá là một bộ phận của cuộc cách
mạng khoa học - kỹ thuật của thế kỷ XX. Nó khơng những đã mang lại hiệu quả
kinh tế to lớn, tiết kiệm tài nguyên rừng, góp phần sử dụng tài nguyên hợp lý, chủ
động, hiệu quả, do đó nó có vai trị trong chiến lược phát triển, bảo vệ tài nguyên
rừng và trong nền kinh tế quốc dân. [8]
2.1.3. Phương pháp bảo quản
2.1.3.1. Phương pháp phun, quét
+ Phương pháp quét
Là phương pháp bảo quản thô sơ nhất, thường gặp trong thực tế sản xuất,
như trong các khâu bảo quản tạm thời gỗ ở các bãi bến trong một thời gian ngắn và
bảo quản lớp mặt các vật dụng bằng gỗ. [13]
+ Phương pháp phun
Phương pháp phun nhanh hơn phương pháp quét tuy vậy do lượng hao phí
của phương pháp này quá lớn, nhất là những chi tiết nhỏ nên phạm vi sử dụng ít.
Tác dụng bảo quản: Mang tính tạm thời, bảo quản lớp mặt. Nó cũng có tầm
quan trọng nhất định trong một số trường hợp như bảo quản bổ sung những vật
dụng ở những chỗ hiểm yếu của các cơng trình như gầm cầu, trần nhà các chỗ khe
ngóc ngách quét. [13]
2.1.4. Những vấn đề về nguyên liệu
2.1.4.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu : Tre Luồng
Tên khoa học: Dendrocalamus barbatus Hsueh et D. Z. Li, 1988


Tên khác: Luồng thanh hoá, mạy sang mú (Thái- Tây Bắc); mét (Thái và
Kinh – Nghệ An)
Họ: Hoà thảo – Poaceae Phân họ: Tre – Bambusoidea
Về tên khoa học có sự thay đổi:

Trước đây trong hầu hết các tài liệu và sách giáo khoa về lâm nghiệp của Việt
Nam, Luồng được mang tên khoa học là Dendrocalamus membranaceus Munro.
Nhưng đối chiếu với mơ tả và hình vẽ của Dendrocalamus membranaceus Munro, tre
Luồng của Việt Nam có các sai khác cả về hình thái của cơ quan sinh dưỡng và sinh
sản như sau: Luồng có kích thước lớn hơn, đầu mo thân lõm, tai mo lớn mang rất
nhiều lông; bông chét nhỏ và tù đầu hơn. Vì vậy tên khoa học của luồng đã được
giám định lại từ năm 2004 là Dendrocalamus barbatus Hsueh et D. Z. Li (Lê Viết
Lâm, 2004). Việc thay đổi tên khoa học của loài luồng cũng đã được sự nhất trí của 2
chuyên gia về định loại tre nứa của Trung Quốc là Giáo sư Li De Zu (Viện Thực Vật
Côn Minh) và Gs Xia nia Nhe – Hà Niệm Hoà (Viện Thực vật Nam Kinh) (2004).
- Một số đặc điểm và tính chất của tre Luồng
* Đặc điểm hình thái:
Luồng là loại tre to, khơng gai, lá nhỏ, mọc cụm – thân ngầm dạng củ, thưa
cây, thân khí sinh có ngọn cong ngắn.
Kích thước cây trung bình: Thân Luồng cao 14m, ngọn cong 1m, đường kính
10cm, lóng dài 30cm, vách thân dầy 1cm, thân Luồng tươi nặng 37kg.
Thân cây nây – độ thon ít, thẳng, trịn đều. Hai phần ba thân tre Luồng về
phía gốc trịn đều, vịng đốt khơng nổi rõ, 2-3 đốt cuối cùng có ít rễ. Một phần ba
thân tre về phía ngọn mang cành lá, thân có vết lõm nơng, nơi quang trống thì cành
có thể xuống gần gốc. Mỗi đốt có một cành chính to, dài và 2-5 cành nhỏ hơn, gốc
cành chính phình to (gọi là đùi gà) có khả năng phát sinh mầm và rễ. Chét là những
cành ở sát mặt đất gữa phần gốc thân khí sinh và phần củ thân ngầm. Phiến lá thn
hình ngọn giáo, dài 18cm rộng 1,5cm hai mép có răng sắc rất nhỏ, đầu nhọn đi
hình nêm hay gần tù. Lá khi non màu xanh thẫm, mềm mại; khi già màu xanh nhạt
có những chấm nhỏ màu gỉ sắt. Bẹ mo hình chuông, đáy trên 10cm đáy dưới 30cm,


cao 37cm; lúc non 1/2 phía trên màu vàng đỏ, 1/2 phía dưới màu vàng xanh; mặt
ngồi có nhiều lơng mầu tím nâu- hung đen. Tai mo phát triển và có nhiều lơng màu
nâu. Thìa lìa xẻ răng sâu thành dạng lơng. Lá mo hình mũi giáo, có lơng cả 2 mặt,

hơi lật ngửa – cụp về phía ngồi. Mo sớm rụng, khi cây măng toả đi én thì mo
trên thân cũng rụng gần hết. [2]
* Cấu tạo bên trong
Tre, nứa, song mây có cấu tạo thơ rất khác biệt với gỗ. Tre nứa thường có
thân rỗng, song mây có thân đặc. Thân chia thành các lóng. Trên mặt cắt ngang của
tre nứa, song mây cũng chia ra ba phần: biểu bì, phần cật và phần ruột. Phần biểu bì
có cấu tạo đặc biệt phù hợp với chức năng bảo vệ thân cây nên nó có khả năng cản
trở dung dịch hoặc chế phẩm bảo quản thấm qua. Phần ruột thường xốp nhẹ, nên
khi xử lý bảo quản cho tre nứa, song mây đã khơ thì phần ruột rất dễ thấm dung
dịch chế phẩm bảo quản.
Thân Luồng có cấu tạo thơ đại, thân tre phần hóa gỗ trên mặt đất gồm có
lóng và đốt. Thân Luồng có hình trụ, trong rỗng, mặt cắt ngang có hình vành khăn.
Trên thân tre Luồng, cách một đoạn lại có một mắt tre. Ở mắt tre có một màng
ngang, thành tre gồm tinh tre, thịt tre (cật, ruột) và màng lụa.
Tinh tre màu xanh nằm ở ngồi, bề mặt nhẵn có lớp sáp. Trong tế bào của
lớp ngồi cùng có chất diệp lục màu xanh, đến khi già hoặc sau khi khai thác
chuyển dần thành màu vàng. Cật tre nằm phía trong tinh tre gồm các tế bào đá hình
viên gạch. Ruột nằm trong cật tre do các bó mạch và các tế bào mô mềm cấu tạo
nên. Màng lụa nằm trong cùng là một màng rất mỏng dính liền thịt tre do các tế bào
vách cấu tạo nên.
Về cấu tạo hiển vi, cấu tạo hiển vi của tre quyết định tính chất của tre. Tre
Luồng là lồi sinh trưởng nhanh, có sinh trưởng sơ cấp và khơng có sinh trưởng thứ
cấp. Tre Luồng khơng có tia gỗ và khơng có tế bào xếp ngang theo hướng xuyên tâm
ở phần lóng tre.
Quan sát trên mặt cắt ngang của thành tre Luồng thấy có nhiều chấm nhỏ
màu thẫm đậm, phân bố tương đối có trật tự, đó là các bó mạch. Từ trong ra ngồi,


kích thước bó mạch giảm dần, mật độ bó mạch tăng dần. Mắt tre có chức năng đặc
biệt trong quá trình sinh trưởng và vận chuyển nước, các chất dinh dưỡng theo

chiều ngang thân cây. Cấu tạo của mắt tre cũng được xem là con đường dịch chuyển
của dịch thể trong quá trình phơi, sấy và bảo quản.
Trên mặt cắt dọc cho thấy hầu hết các bó mạch xuyên qua mắt. Phần bó
mạch nằm trong vùng mắt phình to hơn và có các mạch nhánh cấp một. Một số bó
mạch nhánh cấp hai xuất phát từ vùng trong ra vòng biên. Đặc biệt ở mặt trên của
màng ngang nhiều bó mạch nhỏ xoay ngang và cuộn nhiều vịng xoắn.[2]
* Tính chất vật lý
- Khối lượng thể tích
Khối lượng thể tích Luồng tăng từ gốc đến ngọn. Theo chiều ngang, khối
lượng thể tích tăng từ ruột ra cật. Khối lượng thể tích phần mắt tre cao hơn phần
lóng. Khối lượng thể tích tre tăng từ gốc đến ngọn, từ trong ra ngồi là do phần
ngọn và phần cật tre có mật độ bó mạch cao hơn. Cây Luồng ở độ ẩm thí nghiệm có
tỷ trọng 838 kg/cm3 . [2]
* Thành phần hóa học
Cây Luồng có tỷ lệ xenlulo cao nhất trong các lồi tre, với tỷ lệ là 54% cịn
lại là Lignin 22,4%, Pentozan 18,8%. Sợi Luồng thường có chiều dài 2,944mm,
chiều rộng 17,84m, vách tế bào dầy 8,5m.
Nhóm các chất hữu cơ: xenlulo và lignin là hai thành phần cơ bản nhất cấu
tạo nên vách tế bào. Hàm lượng của nó có biến động tùy theo loại cây.
Nhóm các chất vơ cơ: Thành phần vơ cơ có trong thực vật có sợi, khi đốt
cháy hồn tồn, các chất vơ cơ sẽ biến thành tro. Các chất vô cơ bao gồm : K, Na,
Mg, Mn. [2]
* Ứng dụng của Luồng
Là loài cây sinh trưởng nhanh, sớm cho khai thác, nên được sử dụng trong
rất nhiều các mục đích khác nhau của con người, đặc biệt là người dân nông thôn cả
miền đồng bằng và miền núi. Nhìn chung, Luồng có thể được sử dụng trong xây
dựng, thực phẩm, phục vụ mục tiêu văn hố, và một số các cơng dụng khác. Do
kích thước thân lớn có vách dày, cứng và bền nên Luồng được sử dụng làm vật liệu



xây dựng nhà cửa của người dân. Thân các cây lớn dùng làm cột nhà, xà nhà. Các
lồi có thân to hay vừa có thân mỏng hơn được dùng làm sàn nhà trong nhà sàn của
đồng bào dân tộc, đôi khi làm vách và làm mái nhà. Hiện nay, tre Luồng chủ yếu
được dùng nhiều ở nông thôn và miền núi, song nhiều nơi ở thành phố vẫn sử dụng
tre để gia cố móng nhà thay cho cọc bê tơng, vừa rẻ lại bền. Một số cơng trình xây
dựng dùng Luồng làm cột chống, xà đỡ trong xây dựng, giao thơng vận tải, chèn
hầm lị rất tốt. Thân Luồng có tỷ lệ Xenlulo là 54% (cao nhất trong các loài tre đã
được phân tích), Lignin 22,4%, Pentozan 18,8%. Với thành phần hố học và kích
thước sợi của Luồng nếu dùng Luồng làm nguyên liệu sản xuất giấy sẽ cho hiệu quả
cao và chất lượng giấy tốt. [5]
Với công nghệ mới hiện đại, Luồng còn được sử dụng làm ván ghép nhân tạo
để làm ván sàn, ván ghép thanh được nhiều người ưa chuộng là mặt hàng xuất khẩu
rất có giá trị và là nguồn nguyên liệu cho người dân sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ
cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
2.1.5. Thuốc bảo quản lâm sản
2.1.5.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thấm thuốc của gỗ
* Loại gỗ:
Sức thấm của các loại gỗ khác nhau. Ngay trên cùng một cây gỗ ở gỗ giác và
gỗ lõi cũng khác nhau. Do cấu tạo gỗ rất phức tạp, con đường dẫn dung dịch thuốc
bảo quản chủ yếu là hệ thống mạch gỗ, quản bào và lỗ thông ngang. Nếu kích thước
của hệ thống này lớn thí sức thấm thuốc tăng. Do vậy, khối lượng thể tích là yếu tố
cần quan tâm.
Yếu tố trong cấu tạo gỗ ảnh hưởng đến sức thấm của chế phẩm là thể bít. Thể
bít là một loại chất chiết suất từ nguyên sinh chất tạo nên, nó có vai trị như nút
ngăn cản chất lỏng đi vào ống mạch.
* Thời gian ngâm:
Thời gian ngâm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Loại gỗ, loại thuốc, độ ẩm gỗ...
Ví dụ cùng một loại gỗ, ngâm cùng một lọai thuốc, nhưng quy định về lượng thuốc
thấm và độ sâu thấm thuốc khác nhau thì thời gian ngâm dài ngắn khác nhau.
* Loại chế phẩm, lượng chế phẩm, nồng độ chế phẩm



Loại chế phẩm khác nhau thì lượng chế phẩm thấm và thời gian thấm là khác
nhau. Trong cùng một loại chế phẩm khi thay đổi nồng độ dung dịch, lượng chế
phẩm bảo quản sẽ ảnh hưởng tới khả năng thấm. Có một vài trường hợp khi ngâm
gỗ có độ ẩm cao với dung dịch chế phẩm nồng độ cao lúc này làm thay đổi quá
trình thấm của chế phẩm vào gỗ. Từ thấm theo nguyên lý mao dân sang thấm theo
nguyên lý khuếch tán.
* Độ ẩm gỗ:
Với phương pháp ngâm thường thì độ ẩm trên điểm bão hịa thớ gỗ đôi khi
không xác định được lượng chế phẩm thấm bằng phương pháp cân trọng lượng. Do
đó trong q trình ngâm tẩm dung dịch ta cần chú ý tới độ ẩm của gỗ.
2.1.5.2. Yêu cầu của thuốc bảo quản lâm sản
- Độc hại cao với sinh vật hại nơng sản nói chung
- Không độc hại với người và gia súc
- Khả năng ổn định của thuốc lâu dài trong lâm sản khi sử dụng trong các
môi trường khác nhau
- Dễ thấm, thấm sâu vào lâm sản
- Không làm ảnh hưởng đến tính chất cơ lý gỗ và giảm tối đa khả năng bén
cháy của gỗ, không làm ảnh hưởng đến độ bền cơ học của ván.
- Không ảnh hưởng đến màng keo dán và q trình trang sức bề mặt
- Khơng ăn mịn kim loại
- Khơng gây ơ nhiễm mơi trường
- Giá thành rẻ, thông dụng, dễ sử dụng.
2.1.5.3. Cơ chế tác dụng của thuốc bảo quản với nấm
Mỗi loài nấm có một ngưỡng độ ẩm thích hợp cho q trình phát triển, ngồi
ra cịn các điều kiện khác như oxy, nhiệt độ, ánh sáng và độ pH. Để phòng chống
nấm gây hại lâm sản, người ta thường áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm thay đổi
điều kiện sống của nấm hoặc làm độc hóa nguồn thức ăn của nấm bằng các loại
thuốc bảo quản lâm sản. Thuốc bảo quản có hiệu lực đối với nấm khi được tẩm vào

gỗ, trước hết nó đã tạo ra một mơi trường khác hẳn với gỗ khơng tẩm thuốc, nó tước


bỏ những điều kiện thuận lợi cho việc nảy mầm của các bào tử nấm, hơn thế nữa
thuốc bảo quản còn phá hoại ngay các bào tử nấm, các hoạt chất của thuốc bảo quản
thấm vào các bào tử phản ứng với các thành phần chủ yếu của bào tử làm cho bào
tử không nảy mầm được. Bởi trong thành phần cấu tạo của bào tử nấm có nhiều các
hoạt tính hóa học như nhóm: Hydroxyl, Photphatamin, Cayoxyl, Sunfuryl… Và
nhóm nào cũng có khả năng phản ứng với hóa chất. Mặt khác, các hóa chất khi đã
xâm nhập được vào sợi nấm, chúng có khả năng tạo thành các lực liên kết Van-decvan, liên kết Hydro, liên kết ion, liên kết bán phân cực với các axit amin, protein và
các chất khác trong quá trình trao đổi chất của tế bào nấm, ức chế sự phân chia tế
bào, làm biến đổi các cấu trúc bên trong tế bào. Kết quả tổng hợp các tác động nói
trên của thuốc bảo quản là làm cho nấm bị biến dạng về hình thái, biến dị nòi, hoặc
bị tiêu diệt ngay trên gỗ tẩm thuốc bảo quản.
2.1.5.4. Cơ chế tác dụng của thuốc bảo quản với cơn trùng
Thuốc bảo quản dùng để phịng trừ cơn trùng có thể xử lý diệt trực tiếp cơn
trùng hoặc bằng lớp hóa chất độc ngăn khơng cho cơn trùng tiếp cận với nguồn thức
ăn. Cơ chế tác dụng của thuốc bảo quản đối với côn trùng là thuốc có thể làm tê liệt
hệ thần kinh do chúng tiếp xúc trực tiếp với thuốc hoặc khi côn trùng ăn phải gỗ, tre
nứa đã tẩm thuốc. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và các men tiêu hóa trong
ruột cơn trùng làm cho thức ăn khơng tiêu hóa được.
2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm bảo quản trên thế giới và ở
Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Từ thời sơ khai, người Ai Cập đã biết dùng nhựa để bảo quản gỗ trong cơng
trình xây dựng, tránh gỗ không bị mục nát do các sinh vật gây ra. Từ lâu đời, người
dân ở một số nước Châu Á đã có một số biện pháp bảo quản gỗ hiệu quả là ngâm
trong bùn ao, sấy gác bếp. Biện pháp này đã trở thành tập quán duy trì cho đến ngày
nay. Tất cả những giải pháp bảo quản lâm sản mang tính tập qn đó khơng mang
lại hiệu quả bảo quản triệt để, bởi nguyên nhân gây nên sự phá huỷ lâm sản chưa

được khám phá. Đến khi những phát hiện của Pasteur và Koch chỉ ra rằng các vi


sinh vật và côn trùng là những đối tượng sinh vật chủ yếu gây nên sự phá huỷ cấu
trúc lâm sản thì định hướng tẩm vào gỗ và lâm sản bằng các hố chất có tính độc
với sinh vật gây hại mới được hình thành.Việc dùng các sản phẩm hố học để ngâm
tẩm gỗ nhằm kéo dài tuổi thọ mới ra đời cách đây hơn 300 năm. [14]
Năm 1747, Emerson đã đề xuất dùng chế phẩm dạng dầu để bảo quản gỗ,
sớm hơn nữa thì Zohann Glauder đã dùng một loại nhựa để quét cho gỗ đã được đốt
cháy một lớp mỏng. Đến thế kỷ 19, một loạt sản phẩm hoá chất đã được sử dụng để
tẩm gỗ như clorua thuỷ ngân HgCl2 (1805), clorua kẽm ZnCl2 (1815), sun phát
đồng CuSO4 (1837); dầu nhựa than đá Creosote (1838)... Trong những thập niên trở
lại đây, danh mục các sản phẩm hoá học dùng cho bảo quản lâm sản ngày càng
được bổ sung thêm. Song chính trong q trình phát triển đó, các hố chất có độc
tính cao đối với sức khoẻ con người và môi trường đã dần bị loại bỏ. Các hợp chất
tổng hợp bằng con đường hoá học, chiết xuất từ thực vật, từ vi sinh vật có hiệu lực
phòng trừ sinh vật gây hại lâm sản cao và an tồn với con người, mơi trường sống
đã được ưu tiên nghiên cứu và đưa vào sử dụng. [15]
Cùng với việc ra đời phát triển của các lĩnh vực khoa học sinh vật, nhiều loại
nấm mốc, côn trùng,.. phá hoại gỗ và lâm sản cũng được điều tra và phân loại các
cơng trình nghiên cứu về đặc tính sinh học sinh thái đã làm nền tảng cho các nhà
hóa học công nghệ, nghiên cứu mở rộng các chế phẩm bảo quản, các biện pháp kỹ
thuật xử lý bảo quản gỗ và lâm sản. Một trong những thành tựu nổi bật về sự kết
hợp hữu hiệu này của các nhà nghiên cứu cơ bản và các nhà nghiên cứu kĩ thuật
giữa thế kỷ 20 này là nghiên cứu mối gây hại lâm sản trong cơng trình xây dựng
bằng phương pháp lây truyền để diệt trừ mối tận ổ. Từ việc phát hiện đặc tính của
mối: Chúng mớm thức ăn cho nhau, liếm cho nhau, một số nhà khoa học của Ấn
Độ, Inđơnêxia đã nghĩ đến biện pháp dùng các chất hóa học xử lý lên con mối, nhờ
đặc tính sinh học nói trên, mối truyền chấ độc về tổ, tận hồng cung của mối chúa.
Feytantd (1949) cho biết cụ thể thêm rằng các hợp chất có gốc là asenic hoặc fluo ở

dạng bột mịn có thể dùng làm thuốc cho mối chết bằng cách lây truyền.


Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu:
Christebsen (1951) nghiên cứu mối quan hệ giữa nhiệt độ với khả năng
khuếch tán của thuốc bảo quản gỗ và nhận định rằng: nhiệt độ tăng thì khả năng
khuếch tán tăng, do khi nhiệt độ tăng thì khả năng linh động của điện tử phân ly của
thuốc bảo quản cũng sẽ tăng và do đó dễ khuếch tán vào gỗ. [15]
Smith và Wiliam (1969) đã nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng khuếch tán của dung dịch thuốc bảo quản và có kết luận: Độ ẩm gỗ là yếu tố
quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình khuếch tán của dung dịch thuốc bảo quản
vào gỗ. Khi độ ẩm gỗ thấp hơn 50% thì quá trình khuếch tán xảy ra chậm. [15]
Vinden (1984) và Dickinson (1989) đã tiến hành nghiên cứu q trình phịng
mục gỗ bằng phương pháp khuếch tán và lưu ý cần phải đo đạc một cách tỷ mỷ độ
ẩm của gỗ, nhiệt độ xử lý, nồng độ của dung dịch và thời gian xử lý mới có thể xác
định được chính xác các yếu tố ảnh hưởng. [15]
Viden (1984) thơng qua các thí nghiệm của mình đã kết luận rằng: Quá trình
khuếch tán chủ yếu xảy ra ở các mao mạch trong những tế bào rỗng. Hàm lượng
nước trong gỗ cao thì tốc độ khuếch tán tăng.
Năm 1990, Konabe trong một thí nghiên cứu của mình đã nhận định: Trong
xử lý ngâm tẩm, nếu gỗ quá khô phải làm cho gỗ ướt để cho độ khuếch tán có hiệu
quả cao nhất. [15]
Như vậy các nghiên cứu trên đã tập trung vào việc hồn thiện cơng nghệ bảo
quản lâm sản, các yếu tố ảnh hưởng và các phương pháp bảo quản phù hợp với mục
đích nghiên cứu.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu biện pháp giữ gìn giá trị, nâng cao tuổi thọ của gỗ, lâm sản từ khi
khai thác đến kết thúc quá trình sử dụng. Để tránh cho gỗ không bị mục nát và bảo
vệ các cơng trình xây dựng. Từ xa xưa cha ơng ta đã biết bảo quản tre, gỗ, bằng
cách ngâm xuống ao bùn, gác lên gác bếp... từ đó đúc rút kinh nghiệm qua nhiều đời

nhiều thế hệ và đã khẳng định "muốn làm nhà cho mình và cho cả con cháu thì phải
ngâm gỗ thật kỹ, thật chín", thời gian ngâm ít nhất là một năm. Đây là những kinh
nghiệm


quý giá mà hiện nay vẫn còn phát huy giá trị và được áp dụng để bảo quản các sản
phẩm lâm sản ở các vùng thôn quê. Hiện nay, qua kiểm nghiệm, chúng ta đã lý giải
được tre gỗ được ngâm dưới ao bùn có tác dụng làm cho các chất dinh dưỡng như
tinh bột, đường... bị phân huỷ, các chất cịn lại chủ yếu là xenlulo, hemixenlulo,
linhin. Vì vậy, tre gỗ đã ngâm nước hoặc ngâm trong bùn có tác dụng phịng mọt,
xén tóc song vẫn có thể bị mối xông hoặc bị nấm mục gây hại nếu sử dụng ngoài
trời hoặc tiếp xúc với đất ẩm bởi nguồn thức ăn của mối, nấm mục lại là xenlulo.
Công tác nghiên cứu khoa học về bảo quản gỗ ở nước ta được khởi đầu bằng
một số cơng trình nghiên cứu điều tra định loại một số sinh vật hại gỗ vào đầu thế kỷ
20 của một số nhà khoa học nước ngoài. Cuối những năm 50 và đầu những năm 60
của thế kỷ 20, công tác nghiên cứu và biện pháp áp dụng các tiến bộ kỹ thuật bảo
quản gỗ bằng hoá chất mới thực sự được triển khai rộng và tương đối đồng bộ. Nhà
nước đã có Nghị định số 10/CP (1960) qui định phải bảo quản gỗ. Khởi đầu của giai
đoạn này là việc ra đời một xí nghiệp ngâm tẩm gỗ tà vẹt bằng Creosote theo phương
pháp tẩm áp lực - chân khơng. Sau đó, ở một số cơ sở chế biến sử dụng gỗ đã bắt
đầu áp dụng với các phương pháp tẩm nóng lạnh, phun qt, ngâm thường. Cơng
tác nghiên cứu, thăm dị cũng đã được triển khai như xác định sức thấm chế phẩm
bảo quản của một số loại gỗ Việt Nam, xác định khả năng chống hà phá gỗ tàu
thuyền với một số chế phẩm bảo quản của bộ môn gỗ khoa Lâm học, tiền thân của
Trường đại học Lâm nghiệp hiện nay, thí nghiệm về phịng trừ con hà hại gỗ của
Viện kỹ thuật giao thông bưu điện...
Từ đầu những năm 1960 trở đi, công tác nghiên cứu về kỹ thuật bảo quản gỗ
và những vấn đề khoa học có liên quan, được triển khai có hệ thống tại phịng Bảo
quản gỗ Viện nghiên cứu Lâm nghiệp dưới sự hướng dẫn và lãnh đạo trực tiếp của
cố kỹ sư Nguyễn Thế Viễn - Việt kiều từ Pháp trở về, là một trong những chuyên

gia bảo quản gỗ đầu tiên ở nước ta. Cũng vào thời gian này, một số chuyên gia bảo
quản gỗ của Đông Đức đã đến Việt Nam giúp đào tạo công nhân kỹ thuật, hướng
dẫn kỹ thuật bảo quản gỗ, triển khai thử về bảo quản gỗ ở một số cơ sở sản xuất.


Mặc dù lĩnh vực bảo quản lâm sản ở nước ta ra đời chậm hơn nhiều so với
các nước Âu - Mỹ, song từ đó đến nay chúng ta đã tiếp thu và áp dụng có kết quả
một số tiến bộ kỹ thuật bảo quản gỗ của các nước vào điều kiện cụ thể của nước ta.
Các hướng nghiên cứu của lĩnh vực bảo quản lâm sản gồm:
Nghiên cứu về sinh vật hại lâm sản: Hệ sinh vật hại lâm sản ở Việt Nam hết
sức đa dạng, do đó để hạn chế những tác hại về lâm sản sau khai thác, có nhiều
cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Đức Khảm, Lê Văn Lâm, đã điều tra, phân loại,
đặc tính sinh học của côn trùng và nấm gây hại lâm sản chủ yếu. Với kết quả nghiên
cứu đạt được, đã xây dựng được khu hệ mối ở Việt Nam; Danh lục mọt xén tóc,
mọt phá hoại tre, gỗ Việt Nam; Đặc điểm sinh học của các lồi đại diện điển hình
trong các nhóm sinh vật hại lâm sản nêu trên. Những kết quả nghiên cứu về sinh vật
gây hại lâm sản đã đặt ra cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu, đề xuất các biện
pháp phòng trừ và các quy trình kỹ thuật bảo quản lâm sản.
Trong các loại cơn trùng hại lâm sản, mối được đánh giá là đối tượng gây hại
mãnh liệt nhất ở nước ta đối với nhà cửa, kho tàng, đê đập và cây trồng. Do đó đã
có nhiều cơng trình đi sâu nghiên cứu các giải pháp để phòng và diệt mối. Năm
1963, trước yêu cầu cấp bách phải xử lý mối cho các trụ sở cơ quan nhà nước.
Nguyễn Thế Viễn và các học trò đã vận dụng các phương pháp diệt mối của nước
ngồi bằng cách đào hố nhử ở ngồi cơng trình, nếu có mối vào thì dùng DDT,
thuốc nước hoặc hun hơi để diệt. Cách làm đó đã hạn chế được phần nào sự xâm
nhập của mối vào cơng trình, song khơng đạt kết quả với các tổ mối mới hình thành
ngay trong cơng trình xây dựng. Từ năm 1965 đến năm 1967, đề tài nghiên cứu kỹ
thuật diệt mối công trình kiến trúc do Nguyễn Trí Thanh chủ trì đạt kết quả tốt đẹp.
Trên cơ sở kế thừa các thành tựu kỹ thuật đã có, tác giả đã đi sâu nghiên cứu kỹ
thuật diệt mối theo nguyên lý lây nhiễm và chế phẩm diệt mối lây nhiễm TM67 đã

được đề xuất, đồng thời làm rõ cơ chế gây chết lây nhiễm cho toàn bộ tổ mối. Hiệu
quả của phương pháp lây nhiễm là diệt được hệ thống tổ phụ và tổ chính của mối
mà khơng phải tìm tổ. Kết quả nghiên cứu đã được thực tiễn tiếp nhận. Đến nay
hàng vạn cơng trình xây dựng như: Bệnh viện, trường học cơ quan, kho tàng, khách


×