Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chính cây mỡ trong giai đoạn vườn ươm tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.41 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

NÔNG THỊ HUỆ

“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI CHÍNH
CÂY MỠ (MANGLETIA GLAUCA BL.) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

NÔNG THỊ HUỆ


“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI CHÍNH
CÂY MỠ (MANGLETIA GLAUCA BL.) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: K43 - LN - N01
: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Kim Tuyến
Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

NÔNG THỊ HUỆ


“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI CHÍNH
CÂY MỠ (MANGLETIA GLAUCA BL.) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: K43 - LN - N01
: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Kim Tuyến
Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2015


ii

LỜI CẢM ƠN
Để kết thúc khóa học 2011 - 2015 tại trường Đại học Nông lâm Thái

Nguyên, được sự nhất trí của khoa Lâm nghiệp, tôi tiến hành thực tập tại
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Với sự cố gắng hết sức của bản
thân cộng với sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của cô giáo, tôi đã hoàn thành
bản khóa luận tốt nghiệp của mình. Nhưng do trình độ có hạn và thời gian
thực tập ngắn nên bản khóa luận của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng
nghiệp để bản khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban giám hiệu Trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên, nơi đã gắn bó với tôi suốt 4 năm học tập và tu dưỡng trở
thành người có ích cho xã hội. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban chủ
nhiệm khoa Lâm nghiệp, nơi đã trực tiếp đào tạo chúng tôi. Tôi xin chân
thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong Khoa Lâm nghiệp đã dìu dắt, giúp đỡ
tôi, cho tôi những kiến thức khoa học mới và dạy tôi cách làm người có ích.
Đặc biệt, cho tôi gửi lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Đặng Kim Tuyến,
người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công nhân viên Trung
tâm Lâm nghiệp miền núi phía Bắc - Trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên, đã tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nông Thị Huệ


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Một số yếu tố khí hậu từ tháng 8/2014 đến tháng 3 năm 2015 tại tỉnh Thái

Nguyên .................................................................................................. 19
Bảng 4.1: Mức độ hại của bệnh lở cổ rễ cây Mỡ qua các lần điều tra ..................... 32
Bảng 4.2: Mức độ hại của bệnh cháy lá cây Mỡ qua các lần điều tra ..................... 35
Bảng 4.3: Mức độ hại của bệnh thán thư lá Mỡ qua các lần điều tra ...................... 37
Bảng 4.4: Thống kê các loài bệnh hại cây mỡ ở vườn ươm .................................... 39


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Ảnh bệnh lở cổ rễ cây mỡ ...................................................................... 32
Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh lở cổ rễ cây mỡ qua các lần điều
tra .......................................................................................................... 33
Hình 4.3: Ảnh bệnh cháy lá cây mỡ ....................................................................... 34
Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh cháy lá Mỡ qua các lần điều tra .............. 35
Hình 4.5: Ảnh bệnh thán thư lá cây Mỡ ................................................................. 37
Hình 4.6: Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh thán thư lá mỡ qua các lần điều tra
............................................................................................................... 38


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. iv
MỤC LỤC ..................................................................................................... v

Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................. 3
Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 5
2.2. Cơ sở khoa học của việc điều tra thành phần bệnh hại ........................... 10
2.3. Cơ sở khoa học của việc phòng trừ dịch hại tổng hợp............................ 11
2.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam .................................... 12
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................... 12
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................... 14
2.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu.............................................................. 17
2.5.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu ........................................ 17
2.5.2. Điều kiện dân sinh- kinh tế xã hội ...................................................... 19
2.6. Tài nguyên đất ....................................................................................... 21
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 22
3.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu .................................................. 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 22


vi

3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 22
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 22
3.3.1. Địa điểm nghiên cứu........................................................................... 22
3.3.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 23
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu có chọn lọc ............................................ 23

3.4.2. Phương pháp điều tra quan sát trực tiếp .............................................. 23
3.4.3, Thống kê thành phần bệnh hại cây Mỡ trong giai đoạn vườn ươm ..... 27
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ..................................... 28
4.1. Đặc tính chung của cây con và tình hình vườn ươm trước khi điều tra .... 28
4.1.1. Đặc tính chung của cây con ................................................................ 28
4.1.2. Tình hình vệ sinh vườn ươm và kết quả điều tra sơ bộ........................ 30
4.2. Xác định loại bệnh hại và đánh già mức độ gây hại đối với cây Mỡ con
trong vườn ươm............................................................................................ 31
4.2.1. Bệnh lở cổ rễ cây Mỡ ......................................................................... 31
4.2.2. Bệnh cháy lá cây Mỡ .......................................................................... 34
4.2.3. Bệnh thán thư lá mỡ ........................................................................... 36
4.3. Thống kê thành phần bệnh hại cây Mỡ con tại vườn ươm ..................... 39
4.4. Một số tồn tại và một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chủ yếu đối với
cây Mỡ tại khu cực nghiên cứu..................................................................... 40
4.4.1. Một số tồn tại trong quá trình sản xuất cây giống tại địa bàn nghiên cứu .. 40
4.4.2. Đề xuất biện pháp phòng trừ chung đối với bệnh yếu ở vườn ươm tại
khu vực nghiên cứu ...................................................................................... 41
4.4.3. Đặc điểm phát sinh, phát triển của một số bệnh hại chính cây mỡ ở
vườn ươm và đề xuất biện pháp phòng trừ ................................................... 47
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 50
5.1. Kết luận ................................................................................................. 50


vii

5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 53


1


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên quý giá của nhân loại, là một bộ phận quan trọng
của môi trường sống và có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sản xuất của xã hội
loài người. Trong thực tế, ngoài việc cung cấp gỗ, củi, đem lại nhiều lợi ích to
lớn khác về mặt xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, rừng còn cung cấp các
loại lâm sản, là một trong những ngành nghề đóng góp cho sự thay đổi, phát
triển của nền kinh tế quốc dân.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội thì nền kinh tế nước ta cũng
thay đổi từng ngày từng giờ theo chiều hướng đi lên. Sự thay đổi đó diễn ra ở
các ngành nghề khác nhau, các lĩnh vực khác nhau. Xã hội ngày càng phát
triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao hơn. Cùng với sự phát triển
chung của ngành kinh tế thì ngành Lâm nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật
đó. Vì vậy đòi hỏi các nhà quản lý phải nghiên cứu, cân nhắc khi thiết kế xây
dựng một chương trình bất kỳ nào đó phải đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích kinh
tế với các lợi ích khác của xã hội.
Hiện nay diện tích rừng đang được ngành Lâm nghiệp quản lý, ngoài
việc bảo vệ môi trường sinh thái thì rừng nước ta đã góp phần quan trọng vào
việc tăng trưởng kinh tế của đất nước, đồng thời cung cấp cho chúng ta lượng
lâm sản phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. Một trong những lâm sản quan
trọng mà rừng mang lại cho con người là gỗ, gỗ được sử dụng trong các
ngành xây dựng, trụ mỏ, chế biến bột giấy, sợi, đồ dùng gia đình...nhưng hiện
nay diện tích rừng và đất rừng của nước ta đang bị thu hẹp về cả số lượng và
chất lượng. Việc khai thác quá mức, chuyển đổi đất rừng không hợp lý thành
các loại đất khác (trồng trọt, chăn nuôi, nhà ở, đốt rừng làm nương rẫy...)
cùng với sự gia tăng dân số quá trình đô thị hóa hay nhận thức còn hạn chế



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình
điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan.

Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Người viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước
Hội đồng khoa học

TS. Đặng Kim Tuyến

Nông Thị Huệ

Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót
sau khi hội đồng chấm yêu cầu.
(ký, ghi rõ họ tên)


3

hưởng của môi trường đến sự phát sinh, phát triển bệnh cây từ đó đề ra các
biện pháp phòng trừ bệnh cho cây con ở vườn ươm là rất cần thiết.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay các loài keo, keo lai (Acacia

hybrid) và Mỡ (Mangletia glauca BL.) là những loài cây trồng chính, được
trồng với diện tích lớn và tập trung. Tuy nhiên trong giai đoạn vườn ươm cây
mỡ thường bị nhiều loại bệnh gây hại như bệnh thán thư lá, đốm lá, cháy lá,
thối cổ rễ… Làm ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng cây giống trước khi
xuất vườn, gây nên những thiệt hại cho sản xuất lâm nghiệp. Để góp phần sản
xuất cây con đạt chất lượng cao phục vụ cho công tác trồng rừng tại Thái
Nguyên thì việc điều tra xác định nguyên nhân gây bệnh, nghiên cứu quá
trình phát sinh, phát triển của bệnh và đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh hại
cây con giai đoạn vườn ươm là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, và nguyện vọng muốn đóng góp một phần nhỏ
của bản thân trong việc tìm ra các biện pháp phòng trừ một số loại bệnh hại chủ
yếu cây mỡ con trong vườn ươm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chính cây mỡ trong giai
đoạn vườn ươm tại Trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được các loại bệnh hại và vật gây bệnh cây mỡ.
Đánh giá được tình hình bệnh hại cây con ở giai đoạn vườn ươm đối
với cây mỡ.
Đề xuất các biện pháp phòng trừ một số bệnh hại chính trên cây mỡ
rong giai đoạn vườn ươm.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn.


4

- Điều tra bệnh hại giúp tôi nắm vững phương pháp điều tra bệnh hại
cây con trong vươn ươm.
- Việc nghiên cứu đề tài là cơ sở để đề xuất biện pháp phòng trừ các

bệnh hại cây mỡ con ở vườn ươm.
- Biết cách tổng hợp, phân tích để viết một báo cáo khoa học.
* Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Quá trình thu thập số liệu giúp tôi học hỏi và làm quen với thực tế
sản xuất.
- Quá trình nghiên cứu giúp tôi nắm bắt được tình hình bệnh hại ở
vườn ươm mà các đề xuất mà đề tài đưa ra có thể ứng dụng vào thực tiễn sản
xuất để phòng trừ bệnh hại cho cây con trong vườn ươm giúp cây sinh
trưởng tốt, nâng cao chất lượng của cây con giống và đáp ứng được mục tiêu
trồng rừng sản xuất.


5

Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Khoa học bệnh cây được hình thành và phát triển do đòi hỏi của nhu
cầu cầu sản xuất cây nông nghiệp và do quá trình đấu tranh giữa thiên nhiên
và con người, giữa ý thức hệ duy tâm và duy vật. Ngay từ đầu của lịch sử
trồng trọt, nhân dân lao động thông qua thực tế sản xuất và những kinh
nghiệm của mình đã phát hiện và phòng trừ một số bệnh hại nguy hiểm (Trần
Văn Mão,1997) [5].
Bệnh cây rừng là một loại tác hại của tự nhiên, nó tác động và gây ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây rừng, thậm
chí làm cho cây bị chết và gây ra những tổn thất về kinh tế và sinh thái.
Nước ta cũng đã từng xảy ra các loại bệnh dịch nguy hiểm như bệnh
khô cành bạch đàn ở Đồng Nai làm cho 11.000 ha cây bị khô, ở Thừa Thiên
Huế 500 ha, ở Quảng Trị trên 50 ha. Bệnh khô xám thông, bệnh rơm lá thông,
bệnh khô ngọn thông, bệnh thối cổ rễ thông, bệnh vàng lá sa mộc, bệnh khô

cành cây phi lao, bệnh khô héo trẩu, bệnh chổi xể tre luồng, bệnh tua mực
quế, bệnh sọc tím tre luồng… đã uy hiếp nghiêm trọng hàng ngàn ha rừng và
ảnh hưởng đến sản xuất lâm nghiệp ở nước ta. (Cẩm nang ngành Lâm nghiệp,
2006) [1].
Theo cách hiểu thông thường, bệnh cây là khoa học nghiên cứu về cây
bị bệnh, sinh trưởng và phát triển không bình thường vì những lý do sinh vật
cũng như không phải sinh vật. Bệnh cây là kết quả tác động của 3 yếu tố:
nguồn bệnh, cây trồng và điều kiện bên ngoài. Cách hiểu trên giúp chúng ta
nắm được nội dung và thực chất của bệnh cây ở mức độ từng cá thể. Tuy
nhiên trong thực tế sản xuất cách hiểu trên đây chưa cho phép giải quyết một
cách có cơ sở những trường hợp cụ thể về bệnh cây.


6

Trong hoạt động thực tế của mình, người làm công tác bệnh cây phải
giải quyết các nhiệm vụ có liên quan đến những tập đoàn có cây lớn, vi sinh
vật gây bệnh, trong những khoảng không gian nhất định, thường là khá rộng
lớn, với tác động của nhiều yếu tố khí hậu, đất đai khác nhau.
Khoa học bệnh cây có các nhiệm vụ chính:
Nghiên cứu bệnh hại cây trên cơ sở đó xác định các biện pháp bảo vệ
làm cho năng suất cây trồng ở mức cao nhất và ổn định.
Góp phần phát huy tác dụng của giống cây có năng suất cao và các
biện pháp kỹ thuật trồng trọt tiên tiến: Bón phân, chế độ nước, mật đọ
cao…Trong sản xuất không để bệnh hại phát triển và gây thành dịch.
Giải quyết vấn đề về bệnh cây góp phần tạo điều kiện cho việc hình
thành các vùng chuyên canh, nhất là những cây có giá trị kinh tế lớn (Đường
Hồng Dật, 1979) [2].
Để hoàn thành các nhiệm vụ trên, khoa học bệnh cây có các nội dung:
Nghiên cứu và xác định nguyên nhân gây bệnh: Nghiên cứu bệnh

thường rất nhiều và phức tạp, trong thực tế nhiều trường hợp cùng một
nguyên nhân nhưng gây ra những biểu hiện bệnh rất khác nhau, ngược lại có
những trường hợp nhiều nguyên nhân cùng gây ra một triệu chứng bệnh rất
giống nhau. Một biểu hiện bệnh có thể có một hoặc một số nguyên nhân chủ
yếu và một số nguyên nhân thứ yếu. Nhầm lẫn vai trò và vị trí các loại nguyên
nhân có thể dẫn đến những kết luận và hành động sai lầm. Có xác định đúng
nguyên nhân gây bệnh thì các công việc tiếp tục sau đó mới có cơ sở chắc
chắn và chính xác. Muốn phòng trừ bệnh, bảo vệ cây có hiệu quả, tránh lãng
phí và các hậu quả tiêu cực khác, không thể không xác định nguyên nhân gây
bệnh (Đường Hồng Dật, 1979) [2].


7

Phát hiện các quy luật phát sinh, phát triển và hình thành của dịch bệnh
cây: Bệnh cây phát sinh và phát triển theo những quy luật nhất định. Các quy
luật đó phụ thuộc vào tình trạng và đặc điểm của tập đoàn vi sinh vật gây
bệnh, cây chủ và điều kiện bên ngoài. Khoa học bệnh cây phải nắm được các
quy luật đó. Công tác dự tính, dự báo và phòng trừ đều phải dựa trên quy luật
này mới đảm bảo kết quả tốt được (Đường Hồng Dật, 1979) [2].
Nghiên cứu xác định các biện pháp phòng trừ bệnh: Phòng trừ bệnh
cây có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau, mỗi cách có những ưu điểm
và nhược điểm của nó. Vì vậy mỗi phương pháp thường chỉ phát huy tác dụng
cao nhất trong những điều kiện nhất định. Trong thực tế sản xuất, những biện
pháp riêng rẽ thường không đảm bảo, bảo vệ tốt cây chống bệnh và cần phải
phối hợp nhiều biện pháp khác nhau mới giải quyết được bệnh. Nhiệm vụ của
khoa học bệnh cây là tìm ra các hệ thống tổng hợp các biện pháp bảo vệ cây
chống bệnh (Đường Hồng Dật, 1979) [2].
Do tính chất ẩn náu của vật gây bệnh nên con người thường coi nhẹ
những tổn thất do bệnh gây ra, thực ra những tổn thất do bệnh gây ra còn gấp

nhiều lần những tác hại tự nhiên khác. Theo tài liệu thống kê của cục kiểm
lâm mỹ năm 1952 trong những thiệt hại tự nhiên thì giá chị tổn thất do bệnh
gây ra chiếm 45%, trong đó sâu hại chiếm 20%, cháy rừng chiếm 10%, các
nhân tố khí hậu và động vật chiếm 18%(Trần Văn Mão, 1997) [5].
Ở giai đoạn vườn ươm cây đang trong giai đoạn sinh trưởng mạnh và
cây con còn bị ảnh hưởng lớn từ môi trường bên ngoài nên thời gian này cây
dễ bị nhiễm bệnh. Nước ta lại có khí hậu gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều đã tạo
điều kiện cho nấm mốc và các vi sinh vật phát triển. Trong quá trình bệnh cây
bị biến động về mặt sinh lý, giải phẫu và hình thái gây ra những tác hại đối
với cây ở vườn ươm,rừng trồng và rừng tự nhiên, sự thay đổi diễn ra liên tục
(Ngô Thị Hợi, 2011) [4].


8

Hiện nay thành phần bệnh hại vườn ươm phổ biến chủ yếu là bệnh hại
ở lá, bệnh hại ở thân và bệnh hại ở rễ. Mỗi loại bệnh đều có đặc điểm, triệu
chứng và đặc điểm xâm nhiễm lây lan khác nhau.
• Đối với bệnh hại lá
Bệnh hại lá là nhóm bệnh phổ biến nhất đối với cây trồng, chúng
thường có số lượng lớn và phân bố rộng. Bệnh hại lá có nhiều triệu chứng
bệnh khác nhau như: phấn trắng,gỉ sắt, đốm lá, bồ hóng, xoăn lá, chấy lá, khô
lá, sùi lá...Nấm là vật gây bệnh chiếm số lượng nhiều nhất trong các vật gây
bệnh hại lá (nấm, vi khuẩn, micoplasma, nhện, tảo).
Sự lây lan của vật gây bệnh hại lá thường lá gió, mưa và côn trùng.
Bệnh hại lá lây lan xâm nhiễm nhanh do tổ chức tế bào lá mềm,mỏng
nhiều lỗ khí khổng, thủy khổng nên vật gây bệnh dễ xâm nhập, thời gian ủ
bệnh thường ngắn (chỉ từ 10- 20 ngày), bên cạnh đó diện tích tiếp xúc của lá
đối với môi trường lại rất lớn nên bệnh hại rất dễ phát triển thành dịch, nó
không chỉ gây hại nặng ở vườn ươm mà còn cả rừng mới trồng nên tổn thất do

bệnh hại lây nên là rất lớn (Đặng Kim Tuyến, 2005) [12].
Một số bệnh hại lá thường gặp là: bệnh rơm lá thông, bệnh gỉ sắt lá
keo, bệnh phấn trắng lá keo...
• Đối với bệnh hại thân cành
Bệnh hại thân cành không phổ biến như bệnh hại lá do vỏ cây dày và tế
bào hóa gỗ cứng nhưng bệnh này rất nguy hiểm vì nó làm cho cây con, cây
trưởng thành sau khi bị bệnh đều có thể chết khô. Bệnh không thể hiện rõ như
bệnh hại lá vì một mặt chúng có thời gian ủ bệnh lâu (từ 1-2 tháng đến 1-2
năm) mặt khác do tính chất phức tạp của vật gây bệnh dẫn đến.
Bệnh hại thân cành do nhiều vật gây bệnh tạo nên và phương thức lây
lan của bệnh hại thân cành cũng khác nhau: bệnh do nấm, vi khuẩn lây lan
nhờ gió, mưa, côn trùng; bệnh do virus, micoplasma lại nhờ côn trùng trích
hút, cây ký sinh nhờ chim ăn hạt...(Trần Văn Mão, 1997) [5].
Bệnh này ít phát thành dịch, và thường gây nên bệnh mãn tính do vật
gây bệnh qua đông qua hạ ngay trên vết bệnh (Đặng Kim Tuyến, 2005) [12].


9

Một số bệnh hại thân cành thường gặp là: Bệnh loét thân cành bạch
đàn, bệnh chổi xể tre luồng...
• Đối với bệnh hại rễ
So với bệnh hại lá và bệnh hại thân thì bệnh hại rễ thường gây nên
thiệt hại lớn nhất mặc dù nó không xuất hiện phổ biến bằng. Do rễ là bộ
phận cung cấp chất dinh dưỡng và giá đỡ của cây nên khi cây nhiễm bệnh
thì nó làm cho cây chết hàng loạt.
Bệnh hại rễ thì có nhiều nhưng chủ yếu là bệnh hại rễ ở vườn ươm và
bệnh mục gỗ ở rừng trồng. Nguyên nhân gây bệnh của bệnh hại rễ thường do
nấm vi khuẩn, virus tuyến trùng... (Đặng Kim Tuyến, 2005) [12].
Khả nhăng lây lan của bệnh hại rễ thường do chuyển cây con đi xa.

Hay thông qua con người hoặc dụng cụ làm phương thức lây lan. Một số loài
lây lan bằng phương thức chủ động như sợi nấm bò lan trong đất, như bệnh
hại rễ lây lan nhờ tiếp xúc rễ cây. Số lượng lớn vi khuẩn và bào tử nấm lây lan
nhờ dòng nước chảy...
Trong thực tế sản xuất, những biện pháp riêng rẽ thường không đảm
bảo, bảo vệ tốt cây chống bệnh và cần phải phối hợp nhiều biện pháp khác
nhau mới giải quyết được bệnh. Nhiệm vụ của khoa học bệnh cây là tìm ra
các hệ thống tổng hợp các biện pháp bảo vệ cây chống bệnh (Đường Hồng
Dật, 1979) [2].
Thực chất công tác phòng trừ bệnh cây không chỉ nhằm tiêu diệt nguồn
bệnh. Việc làm đó chỉ có ý nghĩa khi bảo vệ được cây, góp phần làm tăng
năng suất, giữ năng suất cây ở mức cao nhất và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Phương hướng chủ yếu của công tác bảo vệ thực vật là tác động các biện pháp
khác nhau trong một hệ thống hợp lý có cơ sở và căn cứ đầy đủ, nhằm điều
khiển toàn bộ sinh quần đồng ruộng, rừng cây, tạo điều kiện cho cây trồng
sinh trưởng tốt nhất, bệnh hại không thể phát triển được, đảm bảo tạo ra khối


ii

LỜI CẢM ƠN
Để kết thúc khóa học 2011 - 2015 tại trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, được sự nhất trí của khoa Lâm nghiệp, tôi tiến hành thực tập tại
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Với sự cố gắng hết sức của bản
thân cộng với sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của cô giáo, tôi đã hoàn thành
bản khóa luận tốt nghiệp của mình. Nhưng do trình độ có hạn và thời gian
thực tập ngắn nên bản khóa luận của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng
nghiệp để bản khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban giám hiệu Trường Đại học Nông

lâm Thái Nguyên, nơi đã gắn bó với tôi suốt 4 năm học tập và tu dưỡng trở
thành người có ích cho xã hội. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban chủ
nhiệm khoa Lâm nghiệp, nơi đã trực tiếp đào tạo chúng tôi. Tôi xin chân
thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong Khoa Lâm nghiệp đã dìu dắt, giúp đỡ
tôi, cho tôi những kiến thức khoa học mới và dạy tôi cách làm người có ích.
Đặc biệt, cho tôi gửi lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Đặng Kim Tuyến,
người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công nhân viên Trung
tâm Lâm nghiệp miền núi phía Bắc - Trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên, đã tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nông Thị Huệ


11

Do thực vật và vật gây bệnh đều chịu tác động của môi trường xung
quanh nên cả hai đều bị môi trường khống chế. Tính chống chịu của cây và
tính xâm nhiễm của vật gây bệnh tùy thuộc vào điều kiện môi trường khác
nhau thì khác nhau. Trong quá trình tác động lẫn nhau giữa cây và vật gây
bệnh nếu điều kiện môi trường thuận lợi cho cây chủ và không thuận lợi cho
vật gây bệnh, quá trình gây bệnh có thể kéo dài hoặc ngưng lại. Nếu điều kiện
môi trường thuận lợi cho vật gây bệnh thì quá trình gây bệnh sẽ phát triển
thuận lợi. (Đặng Kim Tuyến, 2005) [12].
2.3. Cơ sở khoa học của việc phòng trừ dịch hại tổng hợp
Mục đích cuối cùng của khoa học bệnh cây là tìm ra những biện pháp
có hiệu quả, có lợi về mặt kinh tế, nhằm hạn chế tác hại của bệnh, bảo vệ cây,

làm cho cây sinh trưởng, phát triển cho năng suất và chất lượng tốt.
Phòng trù bệnh cây gồm nhiều biện pháp khác nhau. Có những biện
pháp có tác dụng phòng, bảo vệ cây, có biện pháp có tác dụng trừ một loại
bệnh cụ thể. Chúng bao gồm 6 biện pháp chủ yếu: kỹ thuật lâm nghiệp (gồm
các biện pháp canh tác, tổ chức và quản lý kinh doanh rừng), chọn giống cây
chống chịu bệnh, kiểm dịch thực vật, sinh vật học, vật lý cơ giới và hóa học.
Phòng trừ phải trên nguyên tắc tổng hợp, toàn diện và chủ động. Biện
pháp tổng hợp là áp dụng nhiều phương pháp khác nhau trong một hệ thống
hoàn chỉnh và hợp lý. Trong hệ thống đó các biện pháp bổ sung cho nhau,
phát huy kết quả lẫn nhau tạo nên những tác động và sức mạnh tổng hợp phát
huy mức cao nhất các đặc điểm có ích của cây, loại trừ tác hại của bệnh. Tổng
hợp còn nhằm phát huy đến mức cao mọi điều kiện có thể có ở các cơ sở sản
xuất, không giới hạn trong những loại biện pháp nhất định nào đó. Do tính
chất và chiều hướng tác động của các biện pháp khác nhau cho nên khi áp
dụng một hệ thống gồm nhiều biện pháp sẽ nhằm tác động lên vi sinh vật gây
bệnh, tác động lên cây, tác động lên môi trường sống của cây và vi sinh vật
gây bệnh. Hệ thống biện pháp tổng hợp bảo vệ cây chống bệnh cần được áp


12

dụng một cách phân hóa phù hợp với điều kiện cụ thể từng nơi và từng lúc.
Áp dụng phân hóa trên cơ sở khoa học, có phân tích đầy đủ các yếu tố và quy
luật sinh thái của từng địa phương, đảm bảo cho hệ thống tổng hợp nâng cao
được hiệu quả kinh tế và thiết thực.
Công tác phòng trừ bệnh cây chỉ có thể đảm bảo mang lại kết quả tốt
khi được tiến hành một cách chủ động. Chủ động trước hết là dung nhiều biện
pháp tác động khác nhau, điều khiển toàn bộ hệ sinh thái đồng ruộng làm sao
loại trừ được tác hại của bệnh cây, tạo ra năng suất cây trồng cao nhất. Muốn
điều khiển được phải nắm chắc đặc điểm của cây, nắm được đầy đủ các ưu

điểm cũng như nhược điểm. Trên cơ sở đó dùng các biện pháp khác nhau:
Chế độ canh tác, phân bón, chế độ nước…phát huy đến mức cao nhất tính
chống chịu của bệnh cây.
Như vậy, để loại trừ tác hại của bệnh cây phải tiến hành trên các hướng:
phòng bênh, tránh bệnh, tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh, bồi dưỡng cây sau khi
bị bệnh.
2.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Những nghiên cứu về bệnh trên thế giới bệnh cây rừng đã được bắt đầu
nghiên cứu trên 150 năm nay, là một môn khoa học còn rất non trẻ nhưng sự
cống hiến cho công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ cho đời sống sản xuất
thực tiễn của các nhà bệnh cây hết sức to lớn.
Năm 1847 ở châu Âu, Robert Hartig (1839-1901) là người đặt nền
móng cho việc nghiên cứu môn khoa học bệnh cây rừng. Ông đã phát hiện ra
sợi nấm nằm trong gỗ và công bố nhiều công trình nghiên cứu, đến nay đã trở
thành môn khoa học không thể thiếu được. Kể từ đó đến nay trên thế giới đã
có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh lý cây rừng như: G.H.Hapting nhà
bệnh lý cây rừng người Mỹ trong 30 năm nghiên cứu bệnh cây (1940-1970),


13

đã đặt nền móng cho công việc điều tra chủng loại và mức độ bị hại liên quan
tới sinh lý, sinh thái cây chủ và vật gây bệnh (Trần Văn Mão, 1997 ) [5].
Những năm ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, nhiều nhà bệnh cây đã tập
trung vào việc xác định loài, mô tả nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát
sinh, phát triển của bệnh. Đặc biệt ở các nước nhiệt đới, L. Roger (1953) đã
nghiên cứu các loại bệnh hại cây rừng được mô tả trong cuốn sách bệnh cây
rừng các nước nhiệt đới (Phytopathologie des pays chauds). Trong đó có một
số bệnh hại lá của thông, keo, bạch đàn (Roger,1953) [14].

John Boyce năm 1961 xuất bản sách Bệnh cây rừng (Forest pathology)
đã mô tả một số bệnh hại cây rừng. Cuốn sách này được xuất bản ở nhiều
nước như: Anh, Mỹ, Canada(John Boyce,1961) [13].
Năm 1953 Roger đã nghiên cứu một số bệnh hại trên cây bạch đàn và
keo. G.F. Brown (người Anh, 1968) cũng đề cập đến một số bệnh hại
keo. Nhiều nhà nghiên cứu của Ấn Độ, Malaysia, Philipin, Trung Quốc cũng
được công bố nhiều loại nấm bệnh gây hại các loài keo như các công trình của
Vannhin, L. Rogen (1953). Spauding (1961), Peace (1962), Bakshi (1964).
Tại hội nghị lần thứ III nhóm tư vấn nghiên cứu và phát triển của các loài
Acacia, họp tại Đài Loan cuối tháng 6 năm 1964 nhiều đại biểu kể cả các tổ
chức Quốc tế như CIFOR (Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế) cũng
đã đề cập đến các vấn đề sâu bệnh hại các loài Acacia (Đào Hồng Thuận,
2008) [9].
Năm 1988-1990 Benergee R. (Ấn Độ) đã xem xét nghiên cứu vùng
trồng Keo lá tràm ở Kalyani Nadia và đã phát hiện nấm bồ hóng Oidium sp.
gây hại trên cây non từ 1-15 tuổi. Florece E.J và đồng nghiệp ở viện Nghiên
cứu Lâm nghiệp Kerela Ấn Độ đã phát hiện ra bệnh phấn hồng do nấm
Corticium salmonicolor gây hại trên vùng trồng A. auricuformis bang Kerela,
tỷ cây chết khoảng 10% (Đào Hồng Thuận, 2008) [9].


14

Trong thực tế có một số nấm bệnh đã được phân lập từ một số loài keo.
Đó là nấm Glomerella cingulata gây bệnh đốm lá ở A. simsii; nấm
Uromycladium robinsonii gây bệnh rỉ sắt ở lá giả loài A. melanoxylon; nấm
Oidium sp. có trên các loài A. mangium và A. auriculiformis ở Trung Quốc
nhưng loài A. confusa (Đài Loan tương tự) địa phương lại không bị bệnh
(Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2006) [7].
Các nghiên cứu về các loại bệnh ở keo Acacia cũng đã được tập hợp

khá đầy đủ vào cuốn sách “Cẩm nang bệnh keo nhiệt đới ở Ôxtrâylia, Đông
Nam Á và ấn Độ” (A Manual of Diseases of Tropical Acacias in Australia,
South-east Asia and India. Old et al., 2000) trong đó có các bệnh khá quen
thuộc đã từng gặp ở nước ta như bệnh bệnh phấn trắng (Powdery mildew),
bệnh đốm lá, bệnh phấn hồng và rỗng ruột (Heart rot) (Nguyễn Hoàng
Nghĩa, 2006) [7].
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Bệnh cây ở Việt Nam rất phổ biến, các cây trồng ít nhiều đều bị bệnh.
Song khoa học bệnh cây cũng như khoa học bệnh cây rừng nước ta lại được
bắt đầu muộn hơn so với thế giới. Mặc dù trong thời kỳ thuộc Pháp, một số
nhà khoa học bệnh cây đã có những công trình nghiên cứu đến các loại nấm
gây bệnh cây rừng, cây gỗ và cây cảnh, nhưng môn khoa học bệnh cây rừng
có điều kiện phát triển từ những năm đầu của thập kỷ 60 (Trần Văn Mão,
2003) [6].
Năm 1960, khi điều tra bệnh cây rừng ở miền Nam Việt Nam, Hoàng
Thị My đã đề cập đến một số bệnh hại lá, chủ yếu là bệnh gỉ sắt, phấn trắng,
nấm bồ hóng… có thể nói từ sau cách mạng tháng 8/1945 nhất là từ ngày
miền Bắc hoàn toàn giải phóng (1945), nước ta xây dựng một nền nông - lâm
nghiệp lớn xã hội chủ nghĩa. Với phương thức sản xuất tập trung thì phương
pháp bảo vệ cây chống sâu bệnh có nhiều thuận lợi hơn trước, sản xuất có kế


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Một số yếu tố khí hậu từ tháng 8/2014 đến tháng 3 năm 2015 tại tỉnh Thái
Nguyên .................................................................................................. 19
Bảng 4.1: Mức độ hại của bệnh lở cổ rễ cây Mỡ qua các lần điều tra ..................... 32
Bảng 4.2: Mức độ hại của bệnh cháy lá cây Mỡ qua các lần điều tra ..................... 35

Bảng 4.3: Mức độ hại của bệnh thán thư lá Mỡ qua các lần điều tra ...................... 37
Bảng 4.4: Thống kê các loài bệnh hại cây mỡ ở vườn ươm .................................... 39


16

bệnh còn lây lan đến các cây ở rừng trồng làm giảm tỷ lệ sống của cây rừng
(Trần Văn Mão,1993) [5].
Nghiên cứu khoa học bệnh cậy hiện nay càng được chú trọng nhiều hơn
vì việc tìm hiểu đặc tính sinh vật học, sinh thái học của mỗi loại bệnh là một
vấn đề hết sức cần thiết.
Chính vì thế những năm gần đây đã có nhiều đề tài tốt nghiệp sinh viên
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đi sâu vào nghiên cứu các loại sâu
bệnh và các biện pháp phòng trừ góp phần nâng cao hiệu quả cây con ở vườn
ươm [11], [8], [10].
Nguyễn Văn Tiến năm 1999 sau một thời gian điều tra thành phần sâu
bệnh hại đã kết luận rằng ở cùng một môi trường có bệnh tăng lên và có bệnh
giảm xuống do tính chất thích nghi với môi trường của vật gây bệnh. Ngô
Thúy Quỳnh (2011) cho rằng bệnh thối cổ rễ sau khi cây con nảy mầm một
tháng là bệnh hại nặng nhất, giai đoạn sau do điều kiện thời tiết thay đổi và
sức chống chịu của cây con giai đoạn sau tốt hơn giai đoạn trước nên bệnh
giảm dần. Ở keo khi nhiệt độ tăng, độ ẩm giảm, lượng mưa ít, mưa dần kéo
dài sẽ tạo điều kiện tốt cho bệnh phấn trắng phát triển mạnh...
* Tình hình nghiên cứu bệnh hại cây mỡ
Cây mỡ (Manglietia glauca BL.) được phân bố và trồng tập trung ở
vùng Đông Bắc như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Bắc, Bắc Cạn, Thái Nguyên,
Hà Giang. Ngoài ra mỡ còn được trồng ở Hương Sơn - Hà Tĩnh.
Mỡ là cây gỗ thường xanh cao 25 -30m, đường kính 50 - 60cm, thân
tròn thẳng có màu xám bạc, lá đơn mọc cách, hoa lưỡng tính màu trắng phớt
vàng, hạt nhẵn bóng có mùi thơm.

Mỡ thích hợp với nhiệt độ từ 20 - 24oC, lượng mưa hàng năm là 1400 2000mm, độ ẩm không khí trên 80%, phù hợp với loại đất tốt sâu ẩm, thoát
nước, giàu mùn và thành phần cơ giới nhẹ.


×