Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Thể chế và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia châu Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.85 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

THỂ CHẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC
QUỐC GIA CHÂU Á

KINH TẾ HỌC THỂ CHẾ

CẦN THƠ, 06/2018

1


MỤC LỤC
TRANG
MỤC LỤC.........................................................................................................i
DANH SÁCH BIỂU BẢNG.............................................................................ii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ................................................................iii
PHẦN 1:...........................................................................................................1
GIỚI THIỆU.....................................................................................................1
1.1 Tăng trưởng kinh tế.....................................................................................1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................1
PHẦN 2:...........................................................................................................3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................3
2.1 Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa thể chế và tăng trưởng kinh tế...........3
2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chất lượng thể chế
tới tăng trưởng kinh tế.......................................................................................4
2.3 Mô hình thực nghiệm..................................................................................6
2.4 Phương pháp ước lượng..............................................................................8
PHẦN 3:...........................................................................................................9


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................................9
3.1 Kết quả nghiên cứu.....................................................................................9
3.2 Kết luận và hàm ý chính sách...................................................................12

1


DANH SÁCH BIỂU BẢNG
TRANG
Bảng 2.1: Mô tả tóm tắt các biến và nguồn dữ liệu...........................................7
Bảng 3.1: Thống kê mô tả các biến...................................................................9
Bảng 3.2: Ma trận tương quan các biến trong mô hình nghiên cứu...................9
Bảng 4.3: Kết quả ước lượng GMM sai phân Arellano-Bond.........................10

2


DANH SÁCH HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
TRANG
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu sơ bộ.................................................................7

3


PHẦN 1:
GIỚI THIỆU
1.1 Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng nhất, quyết định phúc lợi kinh
tế, ổn định xã hội của mỗi quốc gia, do đó việc tìm hiểu yếu tố nào tạo nên
tăng trưởng từ lâu đã trở thành một trong những câu hỏi trung tâm của kinh tế

học. Các nhà nghiên cứu đã tìm cách mô hình hóa các yếu tố kinh tế để đưa ra
một khung phân tích nhằm giải thích cho sự tăng trưởng kinh tế. Mô hình tăng
trưởng tân cổ điển do Solow (1956) được coi là mô hình chuẩn đầu tiên, hội tụ
được khá nhiều các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế dài hạn. Thế nhưng,
một hạn chế lớn nhất của mô hình tăng trưởng tân cổ điển là trong dài hạn,
nguồn tác động đến tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người duy nhất
trong mô hình là tiến bộ công nghệ lại được xác định một cách ngoại sinh.
Những hạn chế của mô hình tăng trưởng tân cổ điển đã thúc đẩy nhiều hướng
nghiên cứu mở rộng để phù hợp hơn với thực tế của các nước đang phát triển
và đã đưa đến sự ra đời của các mô hình tăng trưởng nội sinh. Trong mô hình
tăng trưởng nội sinh, tăng năng suất có được từ tích luỹ vốn con người hay các
hoạt động phát minh sáng chế là yếu tố tạo nên tăng trưởng dài hạn của thu
nhập bình quân đầu người. Do đó, tăng năng suất - “làm việc thông minh hơn”
chứ không phải là “làm việc chăm chỉ hơn” - là yếu tố thiết yếu của tăng
trưởng kinh tế nói chung. Mặc dù hai mô hình trên được xem là ưu việt hơn cả
và được rất nhiều các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách ứng
dụng nó vào thực tiễn để kích thích và duy trì sự gia tăng thu nhập bình quân
đầu người cho các quốc gia. Tuy nhiên, vai trò của yếu tố thể chế và một số
yếu tố phi kinh tế khác như lịch sử, địa lý, tôn giáo chưa được xem xét một
cách cụ thể rõ ràng.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Tầm quan trọng của thể chế đối với phát triển kinh tế đã được hệ thống
hóa thành một ngành riêng trong nghiên cứu đó là kinh tế học thể chế. Đặc
biệt với những nghiên cứu của các tác giả Ronald Coase, Douglass North,
Oliver E. Williamson đã phát triển trào lưu về kinh tế học thể chế mới với đối
tượng nghiên cứu là những quy ước xã hội, những quy định pháp lý ảnh hưởng
đến hành vi của các chủ thể kinh tế. Các nhà kinh tế thể chế hiện đại lập luận
rằng thể chế là cấu trúc mang tính thúc đẩy của một xã hội, do đó các luật lệ,
quy tắc… tạo nên nền tảng thể chế của một xã hội sẽ chi phối sự phân bổ các
nguồn lực của xã hội và nền kinh tế, do vậy có ảnh hưởng lớn đến năng suất,

từ đó tác động tăng trưởng kinh tế. Douglass C.North, một nhà nghiên cứu tiêu
biểu cho trường phái kinh tế học thể chế mới đã nhận xét như sau: “Những
1


yếu tố như mở rộng thị trường, cải tiến công nghệ và cả tăng cường sự đầu tư
cho con người đều đóng góp một phần trong tăng trưởng năng suất. Nhưng
chúng ta giải thích thế nào về sự tiếp diễn của tình trạng đói nghèo ở nhiều nơi
trên thế giới một khi chúng ta đã biết rõ nguyên nhân dẫn tới tăng trưởng kinh
tế? Câu trả lời nằm ở sự thất bại của con người khi đảm trách những đổi mới
để gia tăng sản lượng. Khung thể chế của một xã hội tạo ra cơ chế khuyến
khích, tác động trực tiếp đến hoạt động kinh tế và chính trị, và chúng ta biết rõ
về nền tảng thể chế cho sự tăng trưởng kinh tế thành công.” (North (2000)
tr.5). Trong bài viết của mình trước đó North (1990) đã chỉ ra sự khác biệt
trong thể chế sẽ dẫn tới sự khác biệt trong thành quả phát triển kinh tế.
Mặc dù thừa nhận vai trò quan trọng của thể chế đối với tăng trưởng kinh
tế nhưng một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây vẫn còn có những kết luận
khác biệt. Điển hình như nghiên cứu của Law & cộng sự (2013) kết luận chất
lượng thể chế tốt hơn thúc đẩy phát triển kinh tế ở các quốc gia thu nhập cao
trong khi phát triển kinh tế dường như cải thiện chất lượng thể chế ở các quốc
gia có thu nhập thấp hơn. Andersen & Jensen (2013) nhận định sự khác biệt về
chất lượng thể chế dẫn tới sự khác biệt trong tăng trưởng, các quốc gia có chất
lượng thể chế tốt có mức tăng trưởng nhanh hơn các quốc gia có chất lượng
thể chế kém. Trong khi đó Venard (2013) lại có kết luận rằng việc cải thiện
chất lượng thể chế và giảm tham nhũng là hiệu quả hơn cho sự phát triển kinh
tế ở các nước có chất lượng thể chế thấp. Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu tác động
của chất lượng thể chế đến tăng trưởng kinh tế đặc biệt cho nhóm quốc gia
đang phát triển là cần thiết để bổ sung cho các nghiên cứu trước đây, từ đó đề
xuất các khuyến nghị phù hợp cho quốc gia này. Dựa trên mô hình tăng trưởng
nội sinh và lý thuyết kinh tế học thể chế mới, nghiên cứu “Thể chế và tăng

trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia châu Á” phân
tích thực nghiệm trên 11 quốc gia đang phát triển tại khu vực châu Á trong
thời gian 20 năm gần đây về tác động của chất lượng thể chế tới tăng trưởng
kinh tế thông qua phương pháp ước lượng GMM sai phân dữ liệu bảng
Arellano-Bond.

2


PHẦN 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa thể chế và tăng trưởng kinh tế
Sau khi đưa ra lý thuyết tăng trưởng kinh tế vào năm 1956, Solow (1957)
tiếp tục phát triển mô hình trong đó đề cập tới vai trò của tiến bộ công nghệ
đối với tăng trưởng. Dựa trên phương pháp hạch toán tăng trưởng mặc dù
Solow giúp xác định yếu tố A (tiến bộ công nghệ hay năng suất các yếu tố
tổng hợp) là yếu tố dẫn tới tăng trưởng dài hạn, nhưng mô hình tăng trưởng
tân cổ điển do tác giả này phát triển chưa đánh giá đúng vai trò của tiến bộ
công nghệ và xem nó là ngoại sinh hay là “phần dư” chưa giải thích được. Sau
này, Solow cũng thừa nhận thiếu sót và cho rằng các yếu tố trong hàm sản xuất
còn bao hàm rất nhiều yếu tố phi kỹ thuật không đo lường được, trong đó có
thể chế. Solow (2001) cũng đề xuất phần dư trong mô hình của mình (bao gồm
cả yếu tố công nghệ và phi công nghệ) có thể được phân tích dựa trên sự khác
biệt về lịch sử thể chế của các quốc gia.
Lý thuyết về kinh tế học thể chế mới khởi nguồn bởi Ronald Coase đã
xem xét thể chế như một yếu tố căn nguyên dẫn tới những thay đổi của các
yếu tố trong hàm sản xuất từ đó tác động đến tăng trưởng. North & Thomas
(1973) đề xuất khung lý thuyết trong đó phân tách yếu tố quyết định tác động
tới phát triển kinh tế bao gồm yếu tố trực tiếp (Proximate determinants) và yếu
tố căn nguyên (Fundamental determinants), cụ thể hai tác giả biện luận mối

quan hệ trong đó xem thể chế là yếu tố căn nguyên thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế qua sơ đồ sau:
Thể chế

TFP
Vốn con người
Vốn vật chất

Phát triển kinh tế

Hình 2.1: Khung phân tích tác động của thể chế tới phát triển kinh tế
Nguồn: North & Thomas (1973)
Việc đưa yếu tố thể chế vào khuôn khổ phân tích lý thuyết tăng trưởng
truyền thống đang là một hướng đi mới trong nghiên cứu về kinh tế, Sala-iMartin (2002) nhận định, hiện vẫn đang trong giai đoạn đầu của việc đề cập
tới thể chế vào các lý thuyết tăng trưởng. Trên cơ sở khung phân tích của
North & Thomas (1973) và mô hình tăng trưởng nội sinh do Romer (1986) và

3


Lucas (1988) phát triển, nghiên cứu xem xét thể chế như một yếu tố đầu vào
có tính nội sinh trong mô hình.
2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chất lượng thể
chế tới tăng trưởng kinh tế
Gani (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công với khung chất
lượng thể chế đến tăng trưởng kinh tế trên một mẫu rộng hơn gồm 84 quốc gia
đang phát triển. Tác giả sử dụng kỹ thuật ước lượng hồi quy chuẩn cho dữ liệu
bảng, kết quả cho thấy, sự ổn định chính trị và hiệu quả của chính phủ là tác
động dương, có ý nghĩa với tăng trưởng. Tiếng nói và trách nhiệm giải trình,
tham nhũng có quan hệ tỷ lệ nghịch tới tăng trưởng. Chất lượng lập pháp và

tuân thủ pháp luật có tác động âm tới tăng trưởng. Từ những kết quả trên, tác
giả nhận định sự năng động của nền kinh tế thị trường là cần thiết cho các
nước đang phát triển. Các nước này cần phải hành động quyết liệt hơn để cải
thiện toàn diện vấn đề quản trị công để thiết lập một hệ thống quản trị tốt đi
kèm với chất lượng thể chế cao để tạo tiền đề cho tăng trưởng tương lai.
Alexiou & cộng sự (2014) nhận định Sudan cũng giống như các quốc gia
đang phát triển khác khi mà nền kinh tế dễ bị những cú sốc và khủng hoảng
gây ra từ bất ổn kinh tế và chính trị. Để đánh giá những tác động này, các tác
giả phân tích thực nghiệm các mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa chất
lượng thể chế và tăng trưởng kinh tế ở Sudan giai đoạn 1972 - 2008 bằng cách
sử dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) và kỹ thuật phân tích đồng
liên kết với biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người,
các biến giải thích chính gồm thể chế (dẫn xuất bởi chỉ số quyền tự do chính
trị, quyền tự do công dân của Freedom house), lạm phát, quy mô chính phủ,
độ mở thương mại. Nghiên cứu kết luận cần phải hoạch định một chiến lược
dài hạn nhằm cải thiện chất lượng thể chế, ví dụ như nâng cao quyền tự do
chính trị để nó không gây ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu suất nền kinh tế của
Sudan.
Acemoglu & cộng sự (2014) đã cung cấp một bằng chứng cho thấy dân
chủ - dẫn xuất cho nền tảng thể chế có một tác động dương mạnh mẽ tới tăng
trưởng. Để chứng minh cho điều này, các tác giả xây dựng một mẫu lên tới
175 quốc gia trên thế giới trong giai đoạn từ 1960 - 2010. Nghiên cứu sử dụng
GDP bình quân đầu người dẫn xuất cho tăng trưởng và chỉ số dân chủ được
tổng hợp từ dữ liệu của Freedom house và Polity IV. Kết quả cho thấy dân chủ
hóa làm tăng khoảng 20% GDP bình quân đầu người trong dài hạn. Sự gia
tăng này là do dân chủ tạo ra sự khuyến khích đầu tư, tăng tỷ lệ nhập học, thúc
đẩy cải cách kinh tế, cải thiện việc cung cấp hàng hóa công và giảm tình trạng
bất ổn xã hội.

4



Omoteso & Ishola Mobolaji (2014) đánh giá tác động của các chỉ số
quản trị công lên tăng trưởng kinh tế ở 47 quốc gia ở khu vực Hạ Sahara châu
Phi từ năm 2002 - 2009. Bằng cách sử dụng các phương pháp ước lượng hiệu
ứng cố định, hiệu ứng ngẫu nhiên và kỹ thuật tối đa likelihood, các tác giả
phát hiện ổn định chính trị và chất lượng luật pháp có tác động thúc đẩy tăng
trưởng trong khi hiệu quả chính phủ có tác động âm trong khu vực.
Cũng sử dụng bộ chỉ số quản trị công để dẫn xuất cho chất lượng thể chế,
Fayissa & Gill (2015) kiểm tra tác động của quản trị công lên tăng trưởng kinh
tế bằng cách sử dụng dữ liệu bảng cho 37 quốc gia Châu Á và ven biển trong
giai đoạn 1996 - 2013. Nghiên cứu phát hiện quản trị công có mối quan hệ
dương ý nghĩa với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này. Hàm ý chính sách
đưa ra là cải cách thể chế cần được thực hiện toàn diện để dẫn tới tăng trưởng
cao hơn và thoát khỏi đói nghèo ở một số quốc gia trong khu vực.
Slesman & cộng sự (2015) nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa
chất lượng thể chế (đại diện bằng bốn biến đo lường chất lượng thể chế gồm
thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế ngăn ngừa xung đột và trách nhiệm
giải trình) đến tăng trưởng kinh tế cho bộ dữ liệu bảng của 39 quốc gia thuộc
Tổ chức hợp tác Hồi giáo (OIC) trong giai đoạn 1983 - 2009. Bằng cách sử
dụng các phương pháp ước lượng GMM sai phân và hệ thống, các kết quả
khẳng định các tác động dương ý nghĩa của chất lượng thể chế kinh tế và
chính trị lên tăng trưởng kinh tế. Theo đó, nghiên cứu phát hiện (i) chất lượng
thể chế chính trị là những biến chính trong ma trận các biến thể chế bởi vì
chúng ảnh hưởng lên sự phát triển của các biến thể chế kinh tế; (ii) Các thể
chế ngăn xung đột nội bộ và các căng thẳng bắt nguồn từ xung đột sắc tộc và
tôn giáo không có tác động ý nghĩa lên tăng trưởng. Vì thế, các tác giả này đề
nghị việc cải cách thể chế để cải thiện chất lượng của cả thể chế chính trị lẫn
kinh tế đóng vai trò chính cho sự phát triển ở các quốc gia OIC.
Qua tổng quan các nghiên cứu cho thấy đa số đều thể hiện tác động tích

cực của chất lượng thể chế tới tăng trưởng, tuy nhiên biến đo lường chất lượng
thế chế giữa các nghiên cứu là khá khác nhau dẫn tới kết quả khó so sánh. Bên
cạnh đó, dữ liệu của bài nghiên cứu gần nhất mới dừng ở năm 2013. Tại Việt
Nam có một số nghiên cứu đề cập tới mối quan hệ giữa thể chế và tăng trưởng
như Nguyễn Văn Phúc (2013), Nguyễn Hồng Nga (2013), Nguyễn Chí Hải &
Nguyễn Thanh Trọng (2014) nhưng tất cả chỉ sử dụng phương pháp phân tích,
mô tả chứ chưa có phân tích định lượng nào về mối quan hệ này.

5


2.3 Mô hình thực nghiệm
Xuất phát từ lý thuyết về mối quan hệ giữa thể chế và tăng trưởng, dựa
trên các nghiên cứu của Gimenez & Sanau (2007), Gani (2011), Fayissa &
Gill (2015) mô hình thực nghiệm được đề xuất như sau:
GDPi ,t    1GDPi ,t 1   2 INSi ,t  3 FDI i ,t   4GDI i ,t  5URB   6OPEN   i ,t

(1)

Trong đó:
GDP: là biến phụ thuộc dẫn xuất cho tăng trưởng kinh tế được đo lường
thông qua chỉ tiêu GDP bình quân đầu người của mỗi quốc gia.
INS: là biến đại diện cho chất lượng thể chế được đo bằng chỉ số trung
bình của sáu chỉ số đánh giá chất lượng quả trị công do Ngân hàng Thế giới
công bố (gồm: Kiểm soát tham nhũng; Hiệu quả chính phủ; Ổn định chính trị;
Chất lượng luật pháp; Tuân thủ pháp luật; Tiếng nói và trách nhiệm giải trình).
Bộ chỉ số quản trị công này hiện được các quốc gia thừa nhận như một bộ tiêu
chí đo lường chất lượng thể chế, đa số các nghiên cứu gần đây đều sử dụng bộ
chỉ số này khi xem xét tác động của chất lượng thể chế tới tăng trưởng kinh tế
như nghiên cứu của Gani (2011), Venard (2013), Fayissa & Gill (2015),

Omoteso & Ishola Mobolaji (2014).
FDI: là biến đại diện cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, được tính
theo % trên GDP của dòng vốn đầu tư ròng vào.
GDI: là biến đại diện cho tổng vốn cố định, được tính theo % trên GDP.
URB: là biến dẫn xuất cho tốc độ đô thị hóa, được tính bằng tỷ lệ dân số
đô thị trên tổng dân số.
OPEN: là biến dẫn xuất cho sự mở cửa nền kinh tế, được tính bằng bằng
tỷ số Xuất khẩu + Nhập khẩu/ GDP.
εi,t = ui + vi,t là sai số của mô hình. Trong đó, ui đại diện cho các yếu tố
không quan sát được khác nhau giữa các quốc gia nhưng không thay đổi theo
thời gian, vi,t đại diện cho các yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các
quốc gia và thay đổi theo thời gian.

6


Thu nhập bình quân đầu người
năm n-1
Chất lượng thể chế
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thu nhập bình
quân đầu người

Tổng vốn cố định
Tốc độ đô thị hóa
Độ mở cửa thương mại
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu sơ bộ
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Phương trình (1) là phương trình hồi quy động khi có sự xuất hiện của

biến trễ của biến phụ thuộc (GDPi,t-1) được xem xét trong mối quan hệ với các
biến giải thích khác. Việc xem xét độ trễ của các biến trong mô hình sẽ đánh
giá chính xác hơn sự tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc.
Bảng 2.1: Mô tả tóm tắt các biến và nguồn dữ liệu

hiệu
biến

Mô tả

Nguồn

GDP

GDP bình quân đầu người theo giá năm 2010

INS

Chất lượng thể chế đo bằng chỉ số bình quân của World Bank
sáu biến trong bộ chỉ số Govenance indicators với
giá trị xấp xỉ từ -2,5 đến 2,5 tương ứng với chất
lượng thể chế thấp nhất và cao nhất

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

World Bank

GDI


Tổng vốn cố định theo %/GDP

World Bank

URB

Tốc độ đô thị hóa tính bằng tỷ lệ dân thành thị/tổng World Bank
dân

OPEN

Độ mở thương mại tính bằng tỷ số Xuất khẩu + World Bank
Nhập khẩu/ GDP
Nguồn: Tác giả tổng hợp

7

World Bank


2.4 Phương pháp ước lượng
Cấu trúc dữ liệu bảng được kết hợp từ hai thành phần: thành phần dữ liệu
chéo (cross - section) và thành phần dữ liệu theo chuỗi thời gian (time series).
Việc kết hợp hai loại dữ liệu có nhiều lợi thế và thuận lợi trong phân tích, đặc
biệt khi muốn quan sát, phân tích sự biến động của các nhóm đối tượng nghiên
cứu sau các biến cố hay theo thời gian cũng như phân tích sự khác biệt giữa
các giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu. Phân tích hồi quy dữ liệu bảng
thường có một số phương pháp ước lượng chính như POOL, FEM, REM. Khi
cần phân tích từng bước và sâu hơn về mối quan hệ phức tạp của các biến thì

các mô hình như 2SLS, IV, GMM được áp dụng. Mỗi phương pháp ước lượng
đều có những ưu và nhược điểm bắt nguồn từ những giả định của từng phương
pháp.
Để ước lượng phương trình (1) nghiên cứu sử dụng phương pháp ước
lượng GMM. Do xuất hiện biến trễ của biến phụ thuộc ở vế phải trong mô
hình, nên khả năng biến này có tương quan với sai số dẫn tới có thể xảy ra
hiện tượng nội sinh. Hơn nữa về mặt lý thuyết các biến độc lập như FDI, thể
chế có mối quan hệ qua lại với biến phụ thuộc GDP dẫn tới mô hình cũng có
khả năng bị nội sinh. Hiện tượng nội sinh sẽ khiến mô hình mất tính vững làm
cho kết quả ước lượng bị chệch. Phương pháp hồi quy GMM sai phân được
phát triển bởi Arellano và Bond (1991) có thể xử lí tốt hơn các vấn đề trên.
Phương pháp hồi quy GMM sai phân dữ liệu bảng Arellano-Bond sử dụng các
độ trễ thích hợp của các biến giải thích để tạo nên các biến công cụ
(instruments) hoặc sử dụng biến ngoại sinh nghiêm ngặt để làm biến công cụ
nhằm xử lý hiện tượng nội sinh và tự tương quan trong mô hình. Tính phù hợp
của các biến công cụ trong ước lượng GMM sai phân dữ liệu bảng được đánh
giá thông qua thống kê Sargan và thống kê Arellano-Bond. Kiểm định Sargan
với giả thuyết null H0: biến công cụ có tính ngoại sinh, nghĩa là nó không
tương quan với sai số. Vì thế p-value của thống kê Sargan càng lớn càng tốt.
Kiểm định Arellano-Bond được dùng để phát hiện tự tương quan tự tương
quan chuỗi bậc hai với qua thống kê giá trị AR(2) được kiểm định dựa trên
chuỗi sai phân bậc 1 của sai số. Giá trị AR(2) lớn hơn 10% cho thấy không có
tự tương quan giữa các biến giải thích.

8


PHẦN 3:
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả nghiên cứu

Bài viết đánh giá tác động của chất lượng thể chế và các biến giải thích vĩ
mô khác tới tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 20 năm từ 1996 - 2016 với một
mẫu 11 quốc gia đang phát triển tại khu vực Châu Á phân loại dựa trên thu nhập
bình quân đầu người của Ngân hàng Thế giới gồm: Việt Nam, Trung quốc,
Malaysia, Thái lan, Campuchia, Indonesia, Ấn độ, Lào, Nepal, Philippin,
Srilanka. Kết quả nghiên cứu như sau:
Bảng 3.1: Thống kê mô tả các biến
Các biến

Obs

Mean

Std.Dev.

Min

Max

GDP

231

2547.61

235.22

351.28

11028.19


INS

231

-0.4234

0.38405

-1.3107

0.51738

FDI

231

2.9735

2.4759

-2.7574

11.4256

GDI

231

25.855


6.9709

12.386

45.869

URB

231

34.809

15.543

11.367

75.37

OPEN

231

89.145

46.862

22.1671

220.40


Nguồn: Tính toán từ phần mềm Stata 13
Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu tại Bảng 3 cho
thấy ngoại trừ biến FDI thì tất cả các biến độc lập khác đều thể hiện mối tương
quan dương có ý nghĩa tới GDP bình quân đầu người.
Bảng 3.2: Ma trận tương quan các biến trong mô hình nghiên cứu
GDP

INS

FDI

GDI

GDP

1

INS

0.7188***

1

FDI

0.0227

-0.0255


1

GDI

0.2634***

0.2068***

0.0609

1

URB

0.83***

0.571***

0.0042

0.3013***

OPEN

0.4974***

URB

OPEN


1

0.4331*** 0.4433*** -0.192*** 0.3986***

1

*** ** *

, , : ký hiệu lần lượt cho các mức ý nghĩa 1%, 5%, và 10%.
Nguồn: Tính toán từ phần mềm Stata 13

Ngoài ra, hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.8 nên các
biến này chưa xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến.

9


Bảng 4.3: Kết quả ước lượng GMM sai phân Arellano-Bond
Biến phụ thuộc GDP

Coef

Std.Err

Prob

GDP bình quân (-1)

0.71138***


0.10242

0.000

INS

121.359*

73.6408

0.099

FDI

29.366***

9.3949

0.002

GDI

-11.446

8.0808

0.157

URB


55.353***

17.199

0.001

OPEN

2.897***

1.0943

0.008

Quan sát

187

AR(2) test

0.995

Sargan test

0.468
*** ** *

, , : ký hiệu lần lượt cho các mức ý nghĩa 1%, 5%, và 10%.
Nguồn: Tính toán từ phần mềm Stata 13


Thực hiện ước lượng D-GMM với biến phụ thuộc là GDP bình quân đầu
người, kết quả tại Bảng 4 cho thấy giá trị p của chỉ số Sargan và AR(2) đều có
ý nghĩa thống kê lớn hơn 10%. Điều này chứng tỏ mô hình đã khắc phục được
hiện tượng nội sinh, các biến công cụ được sử dụng trong mô hình là ngoại
sinh, không tương quan với phần dư và mô hình đã được xử lý không có hiện
tượng tự tương quan. Kết quả ước lượng bàn luận như sau:
(i) Biến trễ GDP (-1) có tác động dương ý nghĩa ở mức 1% lên tăng
trưởng kinh tế, thể hiện sự tác động cùng chiều của thu nhập bình quân đầu
người của kỳ trước tới kỳ này.
(ii) Biến chất lượng thể chế có tác động dương tới tăng trưởng kinh tế,
kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm
của Law & cộng sự (2013), Andersen & Jensen (2013), Fayissa & Gill (2015)
khi khẳng định một quốc gia có nền tảng thể chế tốt sẽ giúp khuyến khích tăng
trưởng và ngược lại nếu chất lượng thể chế kém sẽ là nguyên nhân dẫn tới sụt
giảm GDP bình quân đầu người. Các tác giả đều lập luận và chứng minh vai
trò quan trọng của thể chế được xác định qua tác động trực tiếp và gián tiếp
của chúng lên thành quả của tăng trưởng kinh tế. Chất lượng thể chế kinh tế
tốt giúp môi trường kinh doanh được cải thiện, các quyền sở hữu, quyền về tài
sản được đảm bảo, chính sách minh bạch và nhất quán từ đó góp phần làm
giảm các chi phí giao dịch, gia tăng quy mô sản xuất của nền kinh tế. Chất
lượng thể chế chính trị tốt trước hết làm giảm tham nhũng và tăng hiệu quả

10


điều hành của chính phủ, đảm bảo ổn định chính trị, nâng cao quyền tự do dân
chủ của người dân, qua đó nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, gia tăng tích lũy vốn
con người. Trong tác phẩm “Chất lượng của tăng trưởng” xuất bản bởi Ngân
hàng Thế giới, Thomas & cộng sự (2000, trang 136) nhận định “các bằng
chứng trên thế giới chỉ ra rằng thể chế tốt có liên quan đến gia tăng thu nhập,

sự thịnh vượng và các thành tựu về xã hội”. Một nghiên cứu nổi tiếng gần đây
về vai trò của thể chế tới tăng trưởng và phát triển kinh tế của Acemoglu &
Robinson (2012) đã đưa những lập luận và bằng chứng sắc bén khẳng định thể
chế chính là nguyên nhân nền tảng, cơ sở vững chắc quyết định sự tăng trưởng
kinh tế trong dài hạn của một quốc gia. Hai tác giả cũng lý giải sự giàu có hay
nghèo khó của một quốc gia cũng xuất phát từ thể chế trong quá khứ và hiện
tại của quốc gia đó.
(iii) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động cùng chiều với tăng
trưởng kinh tế có nghĩa tại các quốc gia này vốn đầu tư nước ngoài gia tăng sẽ
giúp khuyến khích phát triển kinh tế và ngược lại. Kết quả này cũng khẳng
định vai trò của vốn đầu tư nói chung trong mô hình tăng trưởng, đặc biệt tại
nhóm các quốc gia đang phát triển do tỷ lệ tiết kiệm thấp nên nguồn vốn đầu
tư trong nước còn hạn chế. Do đó, việc thu hút vốn từ bên ngoài đã trở thành
một chính sách quan trọng hàng đầu của các quốc gia trong thời gian qua. Đầu
tư trực tiếp nước ngoài có tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc bổ
sung nguồn vốn, tạo thêm việc làm, đào tạo kỹ năng cho người lao động, nâng
cao trình độ chuyên môn, quản lý hay chuyển giao công nghệ cho nước tiếp
nhận. Một số nghiên cứu gần đây như Chen, C. (2013), Wang, M. (2009),
Tiwari, A. K., & Mutascu, M. (2011) cho các nước khu vực châu Á cũng đã
chỉ ra tác động dương của FDI đến tăng trưởng.
(iv) Tốc độ đô thị hóa có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế.
Kết quả này là phù hợp với lý thuyết và thực tiễn tại các quốc gia đang phát
triển. Đa số các quốc gia đang phát triển ở khu vực châu Á đều có xuất phát
điểm là một nước nông nghiệp, trong vòng hai thập kỷ qua cùng với quá trình
phát triển kinh tế thì tốc độ đô thì hóa tại các quốc gia này diễn ra rất nhanh.
Tỷ lệ dân cư tập trung đến các vùng đô thị để sinh sống đã cung cấp một lực
lượng lao động dồi dào, cùng với mức thu nhập cao hơn ở nông thôn, lực
lượng này tạo ra một lượng cầu mới cho nền kinh tế qua đó góp phần thúc đẩy
sản xuất, tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, tốc độ đô thị hóa cao
cũng góp phần thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước qua đó góp

phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một số nghiên cứu phát hiện mối quan hệ
11


cùng chiều giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế như Turok, I., &
McGranahan, G. (2013), Brückner, M. (2012).
(v) Độ mở thương mại cũng thể hiện tác động cùng chiều với tăng
trưởng, có nghĩa là tại các quốc gia này việc mở của thị trường, tăng cường
hoạt động ngoại thương sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế. Quan hệ giữa độ mở
thương mại và tăng trưởng được các nghiên cứu thực nghiệm tiêu biểu của
Dollar (1992), Edwards (1992), Harrison (1996) khẳng định vai trò tích cực
của nó đến tăng trưởng. Hiệu ứng này không chỉ xuất hiện ở các nước đang
phát triển mà còn ngay cả tại các quốc gia phát triển. Các chính sách mở cửa
kinh tế, khuyến khích xuất khẩu, phát triển hoạt động ngoại thương sẽ giúp
cho các nước đang phát triển tận dụng được những lợi thế về lao động, tiếp thu
những hàng hóa và công nghệ tiên tiến. Những nghiên cứu tại các nước Châu
á gần đây của Nasreen, S., & Anwar, S. (2014), Shahbaz, M. (2012), Marelli,
E., & Signorelli, M. (2011) cũng có kết quả tương tự về ảnh hưởng của mở
cửa thương mại tới tăng trưởng.
3.2 Kết luận và hàm ý chính sách
Bài viết đánh giá tác động của chất lượng thể chế tới tăng trưởng kinh tế
trong mối quan hệ với các yếu tố vĩ mô khác như vốn đầu tư nước ngoài, độ
mở thương mại, tốc độ đô thị hóa tại 11 quốc gia đang phát triển khu vực châu
Á bào gồm Việt Nam. Kết quả thực nghiệm chỉ ra chất lượng thể chế cùng với
một số yếu tố vĩ mô khác có tác động dương tới tăng trưởng kinh tế. Điều này
có nghĩa là khi chất lượng thể chế càng được cải thiện thì có tác động làm gia
tăng GDP bình quân đầu người. Ngược lại, với chất lượng thể chế kém nó
chính là rào cản cho tăng trưởng kinh tế. Trong nghiên cứu về “lý thuyết cái
vòng luẩn quẩn” nhà kinh tế học nổi tiếng Paul A. Samuelson (1915 - 2009)
nhấn mạnh, để phá vỡ cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ cần phải có “cú

hích từ bên ngoài” tức là các quốc gia chậm và đang phát triển cần có đầu tư
từ bên ngoài về vốn, công nghệ. Để có được những cú hích này thì phải tạo ra
những cơ chế, điều kiện thuận lợi nhằm kích thích tính tích cực của tư bản
nước ngoài giúp việc đầu tư vào các công nghệ hiệu quả hơn, nâng cao kỹ
năng và tổ chức thị trường một cách hiệu quả. Và như North (2000) nhận định
thì những “cú hích” này nằm ở trong thể chế của mỗi quốc gia. Vì vậy, cải tiến
chất lượng thể chế là việc cần được thực hiện sâu rộng tại các quốc gia đang
phát triển bằng những hành động cụ thể từ các nhà hoạch định chính sách và
chính phủ như:

12


(i) Thực thi các giải pháp mạnh mẽ để giảm tham nhũng, đồng thời tăng
trách nhiệm giải trình của chính phủ.
(ii) Cải cách hành chính, áp dụng công nghệ vào quản lý nhằm nâng cao
hiệu quả quản trị của bộ máy chính quyền, tạo điều kiện tiếp cận thông tin
minh bạch cho người dân.
(iii) Hoàn thiện hệ thống pháp luật để xây dựng nhà nước pháp quyền
đúng nghĩa, đảm bảo tất cả mọi thể nhân và pháp nhân đều bình đẳng trước
pháp luật.
(iv) Duy trì ổn định chính trị, hạn chế xung đột và các hình thức bạo lực
trong hoạt động đối nội và đối ngoại của chính phủ.
(v) Nâng cao hơn nữa quyền tự do, dân chủ và các quyền về tài sản,
quyền tự do kinh doanh của người dân.
Đối với Việt Nam từ sau “Đổi mới”, nền kinh tế đã đạt được những thành
tựu to lớn, GDP liên tục tăng cao góp phần đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng
nước nghèo, kém phát triển và bước vào các nước đang phát triển có mức thu
nhập trung bình thấp. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng của Việt Nam trong giai
đoạn qua chủ yếu là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, dựa trên sự gia tăng

chủ yếu của yếu tố đầu vào là vốn, lao động, tài nguyên. Sự đóng góp của các
yếu tố chiều sâu như năng suất, công nghệ và thể chế còn hạn chế. Nếu tiếp
tục kéo dài mô hình tăng trưởng theo chiều rộng thì trong bối cảnh hội nhập
quốc tế sâu, rộng, toàn diện như hiện nay thì những lợi thế trước đây của Việt
Nam sẽ dần mất đi, kinh tế sẽ rơi vào thời kỳ tăng trưởng thấp dẫn tới khó
thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Do đó, chính sách cần quan tâm để tạo
động lực cho sự tăng trưởng thời gian tới đó là nâng cao tỷ trọng đóng góp của
yếu tố năng suất tổng hợp trong mô hình để tất cả các yếu tố đầu vào khác
được sử dụng một cách hiệu quả và tối ưu. Để làm được điều đó thì việc cải
cách, nâng cao chất lượng thể chế chính là căn nguyên quyết định đối với đổi
mới mô hình tăng trưởng. Cần thiết phải tạo ra các luật chơi công bằng hơn,
minh bạch và dân chủ hơn, các chính sách vĩ mô được xây dựng khoa học phù
hợp với thực tiễn. Cần xây dựng nền tảng thể chế tạo sự kích thích cho khu
vực tư nhân phát triển và thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó,
quyết liệt kiểm soát và đẩy lùi tham nhũng, nâng cao hiệu quả hoạt động của
Chính phủ.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

4.
5.

6.

7.
8.

9.
10.
11.
12.

13.
14.

15.
16.

17.

18.

19.
20.

Acemoglu, D., Johnson, S., & Robinson, J. A. (2012). The colonial origins of
comparative development: An empirical investigation: Reply. The American Economic
Review, 102(6), 3077-3110.
Acemoglu, D., Naidu, S., Restrepo, P., & Robinson, J. A. (2014). Democracy
does cause growth (No. w20004). National Bureau of Economic Research.
Alexiou, C., Tsaliki, P., & Osman, H.R. (2014). Institutional quality and
economic growth: Empirical evidence from the Sudanese economy. Economic annals
59 (203), 119-137.
Andersen, T., & Jensen, P. (2013). Institutions and growth accelerations (No.

7/2013). Department of Business and Economics, University of Southern Denmark.
Arellano, M. & Bond, S. (1991). Some tests of specification for panel data:
Monte Carlo evidence and an application to employment equations. The Review of
Economic Studies 58, 277 – 297.
Brückner, M. (2012). Economic growth, size of the agricultural sector, and
urbanization in Africa. Journal of Urban Economics, 71(1), 26-36.
Chen, C. (2013). FDI and economic growth. In Regional Development and
Economic Growth in China (pp. 117-140).
Dollar, D. (1992). Outward-oriented developing economies really do grow
more rapidly: evidence from 95 LDCs, 1976-1985. Economic development and cultural
change, 40(3), 523-544.
Edwards, S. (1992). Trade orientation, distortions and growth in developing
countries. Journal of development economics, 39(1), 31-57.
Fayissa, B., & Gill, F. (2015). Revisiting the growth-governance relationship in
developing Asian and Oceanic economies. Journal of Economics and Finance, 1-14.
Gani, A. (2011). Governance and growth in developing countries. Journal of
Economic Issues, 45(1), 19-40.
Gimenez, G., & Sanau, J. (2007). Interrelationship among institutional
infrastructure, technological innovation and growth. An empirical evidence. Applied
Economics, 39(10), 1267-1282.
Harrison, A. (1996). Openness and growth: A time-series, cross-country
analysis for developing countries. Journal of development Economics, 48(2), 419-447.
Law, S.H., Lim, T.C., & Ismail, N.W. (2013). Institutions and economic
development: A Granger causality analysis of panel data evidence. Economic Systems
37(4), 610-624.
Lucas, R. E. (1988). On the mechanics of economic development. Journal of
monetary economics, 22(1), 3-42.
Marelli, E., & Signorelli, M. (2011). China and India: Openness, trade and
effects on economic growth. The European Journal of comparative economics, 8(1),
129.

Nasreen, S., & Anwar, S. (2014). Causal relationship between trade openness,
economic growth and energy consumption: A panel data analysis of Asian countries.
Energy Policy, 69, 82-91.
Nguyễn Chí Hải & Nguyễn Thanh Trọng (2014). Hoàn thiện thể chế và đổi
mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số
17, trang 11-16.
Nguyễn Hồng Nga (2013). Thể chế và cải cách thể chế kinh tế tại Việt Nam.
Tạp chí ngân hàng, số 4, trang 7-13.
Nguyễn Văn Phúc (2013). Thể chế và tăng trưởng kinh tế: Lý thuyết và thực

14


21.
22.
23.
24.

25.
26.
27.

28.

29.
30.
31.
32.
33.
34.


35.
36.

tiễn. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 191, trang 23-29.
North, D. C. (1990). Institutions, institutional change and economic
performance. Cambridge university press.
North, D. C. (2000). Big-bang transformations of economic systems: An
introductory note. Journal of Institutional and Theoretical Economics, 156(1), 3-8.
North, D. C., & Thomas, R. P. (1973). The rise of the western world: A new
economic history. Cambridge University Press.
Omoteso, K., & Ishola Mobolaji, H. (2014). Corruption, governance and
economic growth in Sub-Saharan Africa: a need for the prioritisation of reform policies.
Social Responsibility Journal 10(2), 316-330.
Romer, P. M. (1986). Increasing Returns and Long-Run Growth. The Journal
of Political Economy, 94(5), 1002-1037.
Sala-i-Martin, X. (2002). 15 Years of New Growth Economics: What Have we
Learnt?. Journal Economía Chilena (The Chilean Economy), 5(2), 5-15.
Shahbaz, M. (2012). Does trade openness affect long run growth?
Cointegration, causality and forecast error variance decomposition tests for Pakistan.
Economic Modelling, 29(6), 2325-2339.
Slesman, L., Baharumshah, A.Z., & Ra'ees, W. (2015). Institutional
infrastructure and economic growth in member countries of the Organization of Islamic
Cooperation (OIC). Economic Modelling 51, 214–226.
Solow, R. M. (1956). A contribution to the theory of economic growth. The
quarterly journal of economics, 65-94.
Solow, R. M. (1957). Technical change and the aggregate production function.
The review of Economics and Statistics, 39(3), 312-320.
Solow, R. M. (2001). Applying growth theory across countries. The World
Bank Economic Review, 15(2), 283-288.

Thomas, V., Dailami, M., Dhareshwar, A., Kaufmann, D., Kishor, N., Lopez,
R., & Wang, Y. (2000). The quality of growth. World Bank Publications.
Tiwari, A. K., & Mutascu, M. (2011). Economic growth and FDI in Asia: A
panel-data approach. Economic analysis and policy, 41(2), 173-187.
Turok, I., & McGranahan, G. (2013). Urbanization and economic growth: the
arguments and evidence for Africa and Asia. Environment and Urbanization, 25(2),
465-482.
Venard, B. (2013). Institutions, Corruption and Sustainable Development.
Economics Bulletin, 33(4), 2545-2562.
Wang, M. (2009). Manufacturing FDI and economic growth: evidence from
Asian economies. Applied Economics, 41(8), 991-1002.

15



×