BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THANH SANG
TÁC ĐỘNG CỦA QUY MÔ CHÍNH PHỦ, NỢ CÔNG
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. BẰNG CHỨNG
THỰC NGHIỆM TẠI CÁC QUỐC GIA KHU VỰC
ĐÔNG NAM Á
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh, năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THANH SANG
TÁC ĐỘNG CỦA QUY MÔ CHÍNH PHỦ, NỢ CÔNG
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. BẰNG CHỨNG
THỰC NGHIỆM TẠI CÁC QUỐC GIA KHU VỰC
ĐÔNG NAM Á
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ NGÀNH: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI THỊ MAI HOÀI
TP.Hồ Chí Minh, năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Học viên cao học
Nguyễn Thanh Sang
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng biểu hình vẽ
Danh mục cụm từ viết tắt
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY MÔ CHÍNH
PHỦ, NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ
1. 1.
Cơ sở lý thuyết về quy mô chính phủ, nợ
công và tăng trưởng kinh tế
1.1.1.
Quy mô chính phủ
1.1.2.
Nợ công
1.1.3.
Tăng trưởng kinh tế
1.1.3.1.
Khái niệm tăng trưởng kinh tế
1.1.3.2.
Các mô hình tăng trưởng
1. 2.
Các minh chứng thực nghiệm về tác động
của quy mô chính phủ, nợ công đến tăng
trưởng kinh tế
CHƯƠNG 2 : MÔ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2. 1.
Mô hình nghiên cứu
2.1.1.
Mô hình nghiên cứu lý thuyết
2.1.2.
Mô hình nghiên cứu thực nghiệm
2. 2.
Mô tả các biến
2.2.1.
Tăng trưởng kinh tế
2.2.2.
Quy mô chính phủ
2.2.3.
Nợ công
2.2.4.
Biến kiểm soát.
2. 3.
Dữ liệu nghiên cứu
2. 4.
Phương pháp nghiên cứu
2.4.1.
Phương pháp
2.4.2.
Kiểm định
CHƯƠNG 3 :
3. 1.
3.1.1.
3.1.1.1.
3.1.1.2.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
Kết quả mô hình
Thống kê mô tả các biến
Tăng trưởng kinh tế
Quy mô chính phủ
1
5
5
6
7
7
8
11
21
21
22
28
28
28
30
31
34
35
35
37
39
39
40
41
3.1.1.3.
Nợ công
3.1.1.4.
Biến kiểm soát
3.1.2.
Kết quả mô hình
3.1.2.1.
Tác động tuyến tính
3.1.2.2.
Tác động phi tuyến
3. 2.
Kiểm định mô hình
CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN
4. 1.
Kết luận quan trọng
4.1.1.
Các quốc gia khu vực Đông Nam Á
4.1.2.
Việt Nam
4. 2.
Hạn chế và gợi ý các vấn đề nghiên cứu
4.2.1
Hạn chế
4.2.2
Gợi ý các vấn đề nghiên cứu
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
42
43
45
45
48
49
54
54
55
55
55
56
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện
24
Bảng 2.2 : Mô tả và giả thuyết các biến nghiên cứu
34
Bảng 3.1 : Thống kê mô tả các biến nghiên cứu của các quốc gia
39
Đông Nam Á giai đoạn 2001-2014
Bảng 3.2 : Kết quả mô hình tuyến tính FEM và REM của quy
47
mô chính phủ, nợ công lên tăng trưởng của các quốc gia khu
vực Đông Nam Á giai đoạn 2001-2014
Bảng 3.3 : Kết quả mô hình phi tuyến FEM và REM của quy
49
mô chính phủ, nợ công lên tăng trưởng của các quốc gia khu
vực Đông Nam Á giai đoạn 2001-2014
Bảng 3.4: Ma trận hệ số tương quan
50
Bảng 3.5: Kết quả kiểm định Hausman mô hình FEM và REM
50
Bảng 3.6: Kết quả hồi quy bình phương phần dư.
52
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.2: Thống kê mô tả biến Biến nợ công DEBT của các
41
quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2001-2014
Hình 3.3: Thống kê mô tả biến Biến tăng trưởng kinh tế R của
42
các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2001-2014
Hình 3.4 : Thống kê mô tả biến tỷ lệ thất nghiệp LAB của các
43
quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2001-2014
Hình 3.5 : Thống kê mô tả biến độ mở thương mại TRADE của
44
các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2001-2014
Hình 3.6 : Thống kê mô tả biến tốc độ tăng dân số POP của các
quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2001-2014
45
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
ASEAN :
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
FEM
:
Mô hình tác động cố định
REM
:
Mô hình tác động ngẫu nhiên
GDP
:
Tổng sản phẩm quốc nội
GNP
:
Tổng sản phẩm quốc dân
GPP
:
Tổng sản phẩm trong tỉnh
IMF
:
Quỹ tiền tệ thế giới
OECD
:
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
WB
:
Ngân hàng thế giới
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Đối với cấu trúc tài chính của một quốc gia, nợ công là một bộ phận quan trọng vì
bất cứ quốc gia nào muốn tăng trưởng cũng cần phải có nguồn tài trợ cho các khoản chi
thường xuyên để duy trì hoạt động và các khoản chi cho dự án đầu tư. Tuy nhiên, với
cuộc khủng hoảng nợ công bắt nguồn từ Hi Lạp thì nợ công không còn được xem là
nhân tố chính kích thích tăng trưởng mà trở thành vấn đề đáng quan tâm của các quốc
gia và các nhà làm chính sách. Hơn nữa với việc quy mô chính phủ trong những năm
gần đây của các quốc gia có xu hướng gia tăng dẫn đến quy mô nợ cũng gia tăng theo.
Ngay như Mỹ, nền kinh tế đứng đầu thế giới hiện tại cũng là quốc gia có tỉ lệ nợ công
lớn trên thế giới. Theo USdebtclock (2014) hiện tại tỷ lệ nợ của Mỹ trên 90% GDP. Một
câu hỏi đặt ra rằng nợ mà Chính phủ Mỹ đang chịu có làm giảm tăng trưởng kinh tế Mỹ
và các quốc gia khác do theo đuổi các chính sách tài khóa tối ưu hay không?
Việc cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2015
sẽ mở ra cơ hội phát triển cho các quốc gia. Tuy nhiên đây cũng là thách thức đối với
các quốc gia khi hàng hóa được tự do lưu thông và cạnh tranh. Với xu thế đó trong
nhiều năm qua các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á không ngừng gia tăng chi tiêu,
đầu tư để chuẩn bị cơ sở vật chất cũng như nền tảng kinh tế vững mạnh trước khi khối
liên minh kinh tế đi vào hoạt động. Cụ thể theo IMF (2014) tổng chi Chính phủ/ GDP
năm 2001 của các quốc gia lần lượt : Việt Nam 24%, Myanmar 16%, Thái Lan 20%.
Năm 2014 chi Chính phủ/ GDP của các quốc gia lần lượt : Việt Nam 28%, Myanmar
29%, Thái Lan 22%. Thông qua việc đầu tư ban đầu này quy mô chính phủ của các quốc
gia Đông Nam Á ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó quy mô nợ công cũng không ngừng
mở rộng để cho các khoản chi này của Chính phủ. Vì vậy đã có nhiều câu hỏi được đặt
ra liên quan đến mức độ phù hợp của quy mô Chính phủ và nợ công đối với tăng trưởng
kinh tế.
Đã có nhiều các nghiên cứu trên thế giới lí giải cho mức độ phù hợp của quy mô
chính phủ, nợ công đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên vẫn chưa có kết luận thống
2
nhất về tác động của quy mô Chính phủ, nợ công đối với tăng trưởng kinh tế. Như các
nghiên cứu của Folster và Henrekson (2001), Dar và Amirkhalkhali (2002), William R.
DiPeitro và Emmanuel Anoruo (2011) và KhosrowPiraee, Farzane Bagheri (2012) cho
rằng quy mô chính phủ, nợ công có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Ngược lại
Auteri và Constantini (2004), Wing Yuk (2005) cho rằng quy mô chính phủ tác động
tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Yongjin Sa ( 2011) cho rằng chỉ áp dụng cho các nước
đang phát triển, đối với các nước phát triển thì quy mô chính phủ có tác động ngược
chiều. Clements và cộng sự (2003), Pattilo và cộng sự (2004), Esmaiel Abounoori và
Younes Nademi (2010), Mehdi Hajamini và Mohammad Ali Falahi (2012) phát hiện tác
động hệ phi tuyến của quy mô chính phủ, nợ công đối với tăng trưởng kinh tế… Hơn
nữa, hiện tại chưa có nghiên cứu nào tiến hành nghiên cứu đối với các quốc gia khu vực
Đông Nam Á. Với lý do đó tác giả chọn đề tài : “ Tác động của quy mô chính phủ, nợ
công đến tăng trưởng kinh tế. Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia khu vực
Đông Nam Á ”. Qua bài nghiên cứu này tác giả muốn tìm thêm bằng chứng về tác động
của quy mô chính phủ và nợ công đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á giai đoạn 2001-2014. Dựa trên phương pháp định lượng với kĩ thuật
tác động ngẫu nhiên và tác động cố định. Cuối cùng từ kết quả kiểm tra đó ta có cái nhìn
tổng quát về tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á đứng trên
gốc độ quy mô chính phủ và nợ công. Trên cơ sở đó đưa ra các gợi ý chính sách nhằm
kích thích tăng trưởng kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tác động của quy mô chính phủ, nợ công đến tăng trưởng kinh tế của
các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Trên cơ sở đó bài nghiên cứu nhằm trả lời cho
các câu hỏi nghiên cứu như sau:
(1) Thứ nhất: Quy mô chính phủ và nợ công của các quốc gia có tác động đến tăng
trưởng kinh tế hay không ? với câu hỏi này bài nghiên cứu muốn tìm thêm bằng chứng
về tác động tuyến tính của quy mô chính phủ, nợ công đối với tăng trưởng kinh tế.
(2) Thứ hai: Có tồn tại mối quan hệ phi tuyến của quy mô chính phủ và nợ công với
tăng trưởng kinh tế hay không ? dựa vào kết quả tìm được từ mối quan hệ phi tuyến của
3
quy mô chính phủ, nợ công đến tăng trưởng kinh tế; bài nghiên cứu tiến hành xây dựng
quy mô chính phủ cũng như quy mô nợ tối ưu cho các quốc gia.
3. Phạm vi thu thập dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi thu thập dữ liệu:
Đề tài tiến hành kiểm tra tác động quy mô chính phủ, nợ công đến tăng trưởng
kinh tế của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Bài nghiên cứu sử dụng bộ
dữ liệu được cập nhật đến năm 2014 của Ngân hàng thế giới World Development
Indicators (WDI 2014) và quỹ tiền tệ thế giới World Economic Outlook (WEO
2014). Đề tài tiến hành khảo sát 7 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á: Việt
Nam, Indonexia, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Myanma, Brunei giai đoạn 20012014 cho bài nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng phương pháp định lượng với kĩ thuật tác động cố định và tác động
ngẫu nhiên để ước lượng mô hình hồi qui nhằm:
(1) Kiểm tra tác động của quy mô chính phủ, nợ công đến tăng trưởng kinh tế cho
các quốc gia khu vực Đông Nam Á.
(2) Kiểm tra mối quan hệ phi tuyến của quy mô chính phủ, nợ công và tăng trưởng
kinh tế.
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Hệ thống hóa các lý luận chung về quy mô chính phủ, nợ công; mối quan hệ giữa
quy mô chính phủ, nợ công và tăng trưởng kinh tế.
Có thêm bằng chứng về tác động của quy mô chính phủ, nợ công đến tăng trưởng
kinh tế. Bên cạnh đó tìm thêm bằng chứng về mối quan hệ phi tuyến giữa quy mô
chính phủ, nợ công và tăng trưởng kinh tế nhằm xây dựng quy mô chính phủ cũng
như quy mô nợ tối ưu cho các quốc gia.
4
Hoàn thiện chính sách trên cơ cở các bằng chứng thực nghiệm vừa phát hiện nhằm
thúc đẩy phát triển kinh tế cho các quốc gia Đông Nam Á.
5. Kết cấu của bài nghiên cứu
Đề tài gồm 4 chương
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về quy mô chính phủ, nợ công và tăng trưởng kinh tế.
CHƯƠNG 2: Mô hình, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
CHƯƠNG 4: Kết luận.
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY MÔ CHÍNH PHỦ,
NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1. 1.
Cơ sở lý thuyết về quy mô chính phủ, nợ công và tăng trưởng kinh tế
1.1.1.
Quy mô chính phủ
Quy mô kinh tế là đại lượng được dùng để so sánh độ lớn nền kinh tế của các quốc gia.
Có nhiều cách khác nhau để đo lường quy mô kinh tế. Tuy nhiên, phương pháp cơ bản
nhất là sử dụng các chỉ tiêu kinh tế để so sánh như : tổng sản phẩm quốc nội GDP, tổng
sản phẩm quốc dân GNP. Lí do chọn GDP làm cơ sở để so sánh vì: a) GDP đo lường
tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong biên giới của một quốc
gia nhất định. Đây là phương pháp phổ biến nhất để đo lường đầu ra của nền kinh tế và
do đó được coi là thước đo kích thước của một nền kinh tế; b) GDP còn được định nghĩa
là tổng tất cả tiêu dùng của hộ gia đình, tất cả các đầu tư của các doanh nghiệp và tất cả
khoản chi của chính phủ, cộng với xuất khẩu ròng của một quốc gia. Ngược lại GNP
được định nghĩa là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà
công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một
năm tài chính, không kể làm ra ở trong nước hay ngoài nước.
Tương tự với cách tiếp cận này thì quy mô chính phủ cũng được xem như là đại lượng
kinh tế để so sánh độ lớn của chính phủ của các quốc gia với nhau. Khác với quy mô
kinh tế, quy mô chính phủ được đo lường bằng nhiều cách khác nhau. Tùy vào phương
pháp, mục đích của nghiên cứu thì các chỉ tiêu sẽ được lựa chọn thích hợp. Cụ thể theo
nghiên cứu của Thanh (2015) thì quy mô chính phủ được đo lường bằng 4 chỉ tiêu: Chi
tiêu ngân sách cấp tỉnh/ tổng sản phẩm trong tỉnh (GPP), Thu ngân sách cấp tỉnh/ GPP,
Chi tiêu bình quân đầu người và thu bình quân đầu người của ngân sách cấp tỉnh.
Nghiên cứu của Esmaiel Abounoori & Younes Nademi (2010) lại sử dụng 3 chỉ tiêu để
đo lường quy mô chính phủ : Tổng chi tiêu chính phủ/ GDP, Chi thường xuyên/ GDP,
Chi đầu tư / GDP. Ngược lại, các tác giả Dimitar Chobanov và Mladenova (2009),
Salma Keshtkaran, Khosrow Piraee, Farzane Bagheri (2012), Engen Skinner (1991),
William R.DiPeitro & Emmanuel Anoruo( 2011) sử dụng chỉ tiêu : Chi tiêu chính phủ/
GDP để đo lường. Nghiên cứu của Marc Labonte (2010) cho rằng quy mô chính phủ
6
được thể hiện ở một số đơn vị đo lường khác nhau như: đo bằng tiền, một tỷ lệ phần
trăm của GDP hay bình quân đầu người. Vì vậy trên cơ sở đó Marc Labonte đo lường
độ lớn của quy mô chính phủ như sau: số lao động phục vụ cho khu vực công, chi tiêu
của chính phủ, thu của chính phủ.
Tóm lại tuy có nhiều cách khác nhau để đo lường quy mô chính phủ. Tuy nhiên, chỉ tiêu
Chi tiêu chính phủ/GDP được ưu tiên sử dụng trong bài nghiên cứu này để đo lường cho
biến quy mô chính phủ.
1.1.2.
Nợ công
Theo luật quản lý nợ công (2009) của Việt Nam, nợ công bao gồm:
Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài,
được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay
khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp
luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát
hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính,
tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát hành
hoặc uỷ quyền phát hành.
Nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ
được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương
thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo Ngân hàng thế giới ( WB 2014) , Nợ chính phủ là toàn bộ khoản chứng khoán của
các nghĩa vụ đã được ký hợp đồng có thời hạn nhất định phải trả cho các đối tác vào một
ngày đáo hạn cụ thể. Nó bao gồm khoản nợ phải trả trong nước và ngoài nước, ví dụ
như các khoản tiền gửi bằng tiền hoặc ngoại tệ, các chứng khoán không phải cổ phiếu và
các khoản vay. Đó là tổng khoản nợ phải trả của Chính phủ trừ đi các khoản vốn và các
7
công cụ tài chính phái sinh được Chính phủ nắm giữ.
Tóm lại, tùy thuộc vào thể chế kinh tế và chính trị, quan niệm về nợ công ở mỗi quốc
gia cũng có sự khác biệt. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nợ công được hiểu bao
gồm ba nhóm là: nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa
phương. Như vậy, khái niệm về nợ công theo quy định của pháp luật Việt Nam được
định nghĩa hẹp hơn so với thông lệ quốc tế. Tại hầu hết các nước trên thế giới, Luật
Quản lý nợ công đều xác định: Nợ công gồm nợ của Chính phủ và nợ được Chính phủ
bảo lãnh. Một số nước và vùng lãnh thổ, nợ công còn bao gồm cả nợ của chính quyền
địa phương (Đài Loan, Bungari, Rumani…), nợ của doanh nghiệp nhà nước phi lợi
nhuận (Thái Lan, Inđônêxia…).
Một cách khái quát nhất, có thể hiểu “ nợ công là tổng giá trị các khoản tiền mà Chính
phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm bù đắp cho các khoản
thâm hụt ngân sách”.
1.1.3.
Tăng trưởng kinh tế
1.1.3.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và
quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so
sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô
sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc.
Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã
hội bằng đại lượng đó là tổng sản phẩm quốc nội. Theo định nghĩa của Ngân hàng thế
giới (2014): Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị cuối cùng của tất cả các hàng
hóa và dịch vụ được sản xuất tại một quốc gia trong một năm. GDP được đo bằng 2
phương pháp:
Phương pháp thu nhập: GDP = W + R +I + Pr + Ti + De trong đó W là thu nhập từ
tiền lương , R là tiền cho thuê đất, I là thu nhập tiền lãi của người cho vay , Pr là lợi
nhuận của chủ doanh nghiêp , Ti là thuế gián thu, De là khấu hao.
8
Phương pháp chi tiêu: GDP= C + G + I+ NX trong đó C là tiêu dùng của hộ gia đình, I
là đầu tư, G là mua sắm chính phủ và NX là giá trị xuất khẩu ròng (xuất khẩu trừ đi
nhập khẩu). Cả hai phương pháp đều cho kết quả giống nhau vì chi tiêu của người này
luôn luôn là thu nhập của người khác. Do vậy tổng của tất cả các khoản thu nhập phải
bằng tổng của tất cả các khoản chi tiêu
Có thể sử dụng GPD theo giá hiện hành (GDP danh nghĩa) hoặc sử đung GDP theo giá
cố định (GDP thực) để đo lường GDP. Để đo lường tốc độ tăng trưởng GDP thực hoặc
danh nghĩa người ta thường sử dụng tốc độ tăng trưởng (Gi). Tốc độ tăng trưởng phản
ánh % thay đổi của của năm sau so với năm trước.
Gi (%)
=
𝐺𝐷𝑃𝑡 − 𝑮𝑫𝑷𝒕−1
𝐺𝐷𝑃𝑡−1
X 100
Trong đó:
GDPt : GDP ở năm thứ t của thời kỳ nghiên cứu.
GDPt-1: GDP ở năm trước đó của thời kỳ nghiên cứu
1.1.3.2. Các mô hình tăng trưởng
Cùng với kết quả tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của kinh tế thế giới thời gian
qua, các nghiên cứu của kinh tế học và kinh tế phát triển có xu hướng tìm hiểu về quá
trình thay đổi của các mô hình tăng trưởng. Các mô hình tăng trưởng được xây dựng
như sau:
Mô hình tăng trưởng truyền thống: tiêu biểu cho trường phái này là hai nhà kinh tế
học Adam Smith, David Ricardo. Mô hình cho rằng lao động, vốn, đất đai sản xuất nông
nghiệp là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Trong đó đất đai sản xuất được xem là
nhân tố quan trọng và là giới hạn của tăng trưởng. Do đất sản xuất có giới hạn trong khi
đó người sản xuất cần phải mở rộng diện tích canh tác nên phải sản xuất trên đất xấu vì
vậy lợi nhuận của chủ đất thu được ngày càng giảm dẫn đến chí phí sản xuất lương thực,
thực phẩm cao, giá bán hàng hóa nông phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi
9
nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm. Mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu
tư dẫn đến tăng trưởng. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm
lợi nhuận của cả người sản xuất và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực tế
mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không giải thích được nguồn gốc
của tăng trưởng
Hàm tăng trưởng được xác định: Y=F(K, L, R )
Trong đó:
Y: tốc độ tăng trưởng GDP
K, L, R : vốn, lao động, đất đai.
Mô hình tăng trưởng theo trường phái Keynes: tiêu biểu của lý thuyết theo trường
phái Keynes là mô hình Harrod - Domar. Đặc điểm chung của nhóm lý thuyết này là
nhấn mạnh đến quá trình phát triển kinh tế phải đi qua từng giai đoạn nhất định và nhấn
mạnh đến quá trình tích lũy vốn. Trong đó, quá trình tích lũy vốn phụ thuộc vào quá
trình tiết kiệm và đầu tư. Hai nhân tố này quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Mô hình
xem tích lũy vốn như là một điều kiện để quốc gia phát triển. Bên cạnh đó mô hình cũng
chú trọng tới tăng trưởng của nền kinh tế trong ngắn hạn. Ngoài ra mô hình tăng trưởng
theo trường phái Keynes của Harrod- Domar còn chỉ ra cách tính hệ số ICOR: hệ số sử
dụng vốn, hay hệ số đầu tư tăng trưởng.
Hàm tăng trưởng được xác định: S = aY = I = ICOR hay Y= a/ICOR
Trong đó:
Y: tốc độ tăng trưởng GDP.
S,I : Tiết kiệm và đầu tư.
a : Tỉ lệ tiết kiệm trong tổng thu nhập.
ICOR: hệ số sử dụng vốn.
10
Mô hình tăng trưởng tân cổ điển: điển hình là mô hình của nhà kinh tế học Robert
Solow. Mô hình này còn có cách gọi khác là mô hình tăng trưởng ngoại sinh, bởi vì các
nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng không liên quan đến các nhân tố bên trong.
Chỉ các yếu tố bên ngoài, đó là công nghệ và tốc độ tăng trưởng lao động mới thay đổi
được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững. Mô hình này chứng minh rằng
trong dài hạn nền kinh tế có xu hướng tiến đến trạng thái cân bằng với mức tăng trưởng
liên tục và đều. Trạng thái cân bằng này được đặc trưng bởi mức tích lũy vốn trên mỗi
lao động và mức sản lượng trên một lao động không đổi.
Hàm tăng trưởng được xác định: Y= F(K, L, R, T)
Trong đó:
Y: tốc độ tăng trưởng GDP.
K, L, R, T: các yếu tố đầu vào (vốn, lao động, tài nguyên, tác động của khoa học kỹ
thuật).
Mô hình tăng trưởng nội sinh: về cơ bản cũng dựa vào lý thuyết kinh tế tân cổ điển.
Tuy nhiên, trong mô hình tăng trưởng nội sinh, nhân tố thúc đẩy tăng trưởng dài hạn
được nội sinh hoá. Nói cách khác nhân tố này được hình thành ngay trong quá trình tăng
trưởng do đó dẫn tới sự tăng trưởng liên tục của các nền kinh tế. Có hai nhân tố nội sinh
chủ yếu trong các mô hình tăng trưởng nội sinh: vốn vật chất, kiến thức và vốn con
người. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại thống nhất với mô hình kinh tế tân cổ điển
về các yếu tố nguồn lực là K, L, R, T và nâng R lên thành tài nguyên thiên nhiên chứ
không chỉ là đất đai như trước. Lý thuyết này cũng thống nhất đưa R vào K và gọi T là
TEF : hiệu quả sản xuất; yếu tố lao động L không chỉ đơn thuần là lao động tay chân thụ
động nữa mà giáo dục trở nên quan trọng với lực lượng lao động có trình độ tác động
lên hiệu quả sản xuất đóng góp vào TEF. Bên cạnh đó vai trò của đầu tư đối với tăng
trưởng kinh tế cũng được đề cập trong mô hình tăng trưởng kinh tế.
Hàm tăng trưởng được xác định: Y=F(TEF, L, T)
11
Trong đó:
Y: tốc độ tăng trưởng GDP
TEF, L, T: các yếu tố nội sinh ( Hiệu quả sản xuất, lao động, tác động của khoa học kĩ
thuật.)
Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại có nhiều mô hình nghiên cứu khác nhau liên quan
đến tăng trưởng kinh tế. Để phù hợp với điều kiện kinh tế của các nước trong khu vực
Đông Nam Á tác giả sử dụng mô hình tăng trưởng nội sinh cho bài nghiên cứu của
mình.
1. 2.
Các minh chứng thực nghiệm về tác động của quy mô chính phủ, nợ công
đến tăng trưởng kinh tế
Tại Việt Nam
Có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ công, quy mô chính phủ và tăng trưởng
kinh tế ở cấp độ quốc gia, khu vực cũng như ở nhóm một số nước cụ thể:
Như nghiên cứu của Nghiệp (2013) sử dụng phương pháp GMM để xác định
mối quan hệ phi tuyến của Tổng Nợ chính phủ lên tăng trưởng GDP bình quân đầu
người ở các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN 5) giai đoạn từ 2000 – 2012. Theo kết quả
nghiên cứu, tác giả tìm thấy bằng chứng đáng tin cậy về mối quan hệ phi tuyến giữa
Tổng Nợ chính phủ/GDP và tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Kết quả cho rằng
tồn tại hiệu ứng U ngược nghĩa là nợ tác động cùng chiều lên tăng trưởng GDP trong
giai đoạn đầu nhưng sẽ tác động ngược lại khi tỷ lệ nợ gia tăng vượt quá một mức
ngưỡng. Trong bài nghiên cứu này ngoài biến nghiên cứu chính là nợ công của chính
phủ thì tác giả cũng đã tìm ra được bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ nghịch biến
giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế.
Cùng quan điểm trên Bổn (2013) sử dụng số liệu bảng giai đoạn 1999-2012 cho
8 quốc gia khu vực ASEAN để tìm bằng chứng về mối quan hệ nhân quả Ganger giữa
tăng trưởng kinh tế và nợ công. Trong đó nợ công được đại diện bằng các chỉ tiêu thâm
hụt, thặng dư ngân sách công/GDP và tỷ số nợ chính phủ/GDP. Kết quả cho thấy mối
12
quan hệ cùng chiều giữa tăng trưởng kinh tế và thâm hụt ngân sách trong khi giữa tăng
trưởng kinh tế và nợ chính phủ thì có quan hệ âm.
Ngọc (2013) nghiên cứu mối quan hệ tuyến tính và phi tuyến giữa nợ công và
tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. Bài nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu
gồm 38 quốc gia đang phát triển thuộc khu vực châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh
trong giai đoạn 1998-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ công có ảnh hưởng tiêu cực
đến tăng trưởng kinh tế, trong một mối quan hệ tuyến tính thuần túy.
Ngược lại Dung (2013) sử dụng dữ liệu giai đoạn 1991-2009 tại Việt Nam để
kiểm tra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nợ công được truyền dẫn bởi các chỉ
tiêu như sau: Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu, Tỷ lệ tăng trưởng vốn, Tỷ lệ thanh toán nợ
trên GDP thực, Quy mô nợ nước ngoài đối với GDP thực, Tỷ lệ đầu tư trên GDP thực.
Dựa trên phương pháp OLS kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa
tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu. Ngược lại, tỷ lệ thanh toán nợ/GDP thực
có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Trên thế giới
Trên thế giới có rất nhiều đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa quy mô chính phủ, nợ
công và tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu của Landau (1983), Engen Skinner (1991), Folster và Henrekson
(2001), Dar và Amirkhalkhali (2002) đã tìm thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa
quy mô của chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Các bài nghiên cứu cho rằng việc mở rộng
kích thước của Chính phủ (chi tiêu Chính phủ) có tác dụng làm giảm sản lượng và mở
rộng quy mô của Chính phủ quá mức sẽ gây ra một hiệu ứng chèn lấn đầu tư tư nhân.
Ngoài ra, việc chi tiêu Chính phủ nếu không hiệu quả sẽ gây ra sự phân bổ sai lệch các
nguồn lực cũng như tham những. Trong khi đó với việc mở rộng chi tiêu thì Chính phủ
cần nhiều các nguồn thu từ thuế hơn nữa để tài trợ cho các khoản chi tiêu. Tuy nhiên khi
gia tăng thuế quá mức lại dẫn đến việc dần dần làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
Sheehey (1993), Vedder và Gallaway (1998), Chen và Lee (2005) thì ngược lại
đã phát hiện ra tác động không thống nhất của quy mô Chính phủ lên tăng trưởng kinh
tế có thể là do một mối quan hệ phi tuyến tính chứ không phải là một mối quan hệ tuyến
13
tính. Dựa trên lý thuyết về đường cong Laffer nghiên cứu của Armey (1995) thể hiện
mối quan hệ giữa quy mô Chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Sheehey (1993), Vedder và
Gallaway (1998), Chen và Lee (2005) tìm thấy mối quan hệ phi tuyến giữa quy mô
Chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Sheehey (1993) sử dụng dữ liệu chéo giữa các quốc
gia và phát hiện ra rằng quy mô Chính phủ và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ
dương, khi quy mô Chính phủ (chi tiêu dùng Chính phủ / GDP) nhỏ hơn 15% nhưng
mối quan hệ là âm khi quy mô Chính phủ có được lớn hơn 15%. Vedder và Gallaway
(1998) chỉ ra rằng đường cong Army có dạng chữ U ngược thể hiện mối quan hệ bất đối
xứng giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô Chính phủ. Trong đó, bài nghiên cứu cho rằng
một Chính phủ với quy mô nhỏ bảo vệ sở hữu tư nhân và cung cấp hàng hóa công cộng.
Nhưng quy mô Chính phủ lớn sẽ gây ra đầu tư quá mức sẽ tạo ra một hiệu ứng chèn lấn
đối với đầu tư tư nhân, gánh nặng thuế và lãi suất của các khoản nợ. Những điều này sẽ
tạo nên tác động xấu đến nền kinh tế. Vedder và Gallaway (1998) ước tính kích thước
tối ưu của Chính phủ Mỹ là 17,45% trong giai đoạn 1947-1997 bằng mô hình hồi quy
đơn bình phương. Trong khi đó Chen và Lee (2005) sử dụng phuơng pháp hồi quy
ngưỡng để kiểm tra mối quan hệ phi tuyến giữa quy mô Chính phủ và tăng trưởng kinh
tế ở Đài Loan. Tác giả phát hiện ra các giá trị ngưỡng khác nhau cho từng chỉ tiêu để đo
lường quy mô Chính phủ tại Đài Loan. Giá trị thứ nhất "tổng chi tiêu Chính phủ/GDP "
là 22,839%. Điều này chỉ ra rằng có mối quan hệ phi tuyến tính của đường cong Armey:
khi quy mô Chính phủ nhỏ hơn so với giá trị này, tăng trưởng kinh tế đồng biến sự mở
rộng chi tiêu Chính phủ. Nhưng nếu quy mô Chính phủ lớn hơn so với giá trị đó, thì
tăng trưởng kinh tế giảm. Tương tự cho các chỉ tiêu "chi đầu tư của Chính phủ/GDP" =
7,302% "chi thường xuyên của Chính phủ/GDP "= 14,967%.
Bên cạnh đó Ram (1996), Kormendi và Meguire (1986) bằng kĩ thuật hồi quy
bình phương nhỏ nhất trong bài nghiên cứu của mình đã chứng minh mối quan hệ cùng
chiều của quy mô Chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Với việc mở rộng quy mô, Chính
phủ sẽ cung cấp một chức năng bảo hiểm đối với tài sản cá nhân và vì thế chi tiêu công
có thể khuyến khích đầu tư tư nhân từ đó làm tăng trưởng kinh tế. Chi tiêu công cung
cấp đầu tư cho các hàng hóa công từ đó cải thiện môi trường đầu tư.
Ngoài ra Vedder và Gallaway (1998) còn cung cấp 5 cách đo lường khác nhau
cho quy mô Chính phủ: (1) Tổng chi tiêu Chính phủ/ GDP, (2) Chi đảm bảo thu nhập/
14
GDP, (3) Chi phí chăm sóc y tế / GDP, (4) Chi tiêu an ninh quốc phòng/ GDP, và (5)
Chi phí đầu tư thuần/GDP để kiểm tra sự hiện diện của đường cong Armey. Kết luận
cho thấy rằng đường cong Armey chỉ tồn tại khi "tổng chi tiêu Chính phủ/ GDP " hoặc "
chi phí đầu tư thuần / GDP " đại diện cho biến quy mô chính phủ.
Tại các nước OECD Dimitar Chobanov và Mladenova (2009) cho thấy có sự
tồn tại quy mô tối ưu của Chính phủ được mô tả bởi một đường cong chữ U ngược. Dựa
trên dữ liệu từ các nước OECD này Dimitar Chobanov và Mladenova cho rằng quy mô
tối ưu của Chính phủ ở mức tỷ lệ tổng chi tiêu của chính phủ nhằm tối đa hóa tăng
trưởng kinh tế không lớn hơn 25% GDP (độ tin cậy 95%). Tuy nhiên, do mô hình và
hạn chế dữ liệu thì quy mô chính phủ tối ưu thực thế nhỏ hơn so với nghiên cứu.
Mihai Mutasacu và Marius Milos (2009) sử dụng dữ liệu của 15 nước thuộc liên
minh Châu Âu giai đoạn 1999-2008. Bài nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích định
lượng với hàm hồi quy phi tuyến theo dạng bậc hai. Tác giả đã xác định mức quy mô
Chính phủ tối ưu cũng như mối quan hệ phi tuyến giữa quy mô Chính phủ và tăng
trưởng kinh tế cho các thành viên cũ cũng như mới của liên minh Châu Âu.
Với trường hợp tại Iran, Esmaiel Abounoori và Younes Nademi (2010) áp dụng
hàm sản xuất hai khu vực được phát triển bởi Ram (1996) để ước lượng mô hình hồi
quy ngưỡng quy mô phính phủ cho Iran. Kết quả cho thấy một mối quan hệ phi tuyến
tính của đường cong Armey ở Iran. Trong đó các hiệu ứng ngưỡng tương ứng với các
chỉ tiêu như sau: tổng chi tiêu Chính Phủ/ GDP, chi thường xuyên/ GDP.
Cũng với trường hợp tại Iran Salma Keshtkaran, Khosrow Piraee và Farzane
Bagheri (2012) đã chứng minh được tương quan âm của quy mô chính phủ và tăng
trưởng kinh tế tại Iran bằng mô hình VECM dựa trên kiểm định nhân quả. Kết quả cho
thấy mối quan hệ nghịch biến giữa quy mô Chính phủ và tăng trưởng kinh tế cả trong
dài hạn và ngắn hạn. Bên cạnh đó biến tỷ lệ thất nghiệp và doanh thu từ khai thác dầu
cũng được xem xét trong mô hình. Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp và doanh thu từ
dầu có mối quan hệ nghịch biến với tăng trưởng kinh tế.
Dựa trên lý thuyết đường cong dạng chữ U ngược Mehdi Hajamini và
Mohammad Ali Falahi (2012) sử dụng phương pháp ngưỡng để chứng minh tác động
phi tuyến tính của quy mô Chính phủ lên tăng trưởng kinh tế cho 15 quốc gia châu Âu.
15
Trong bài nghiên cứu này quy mô Chính phủ được đo lường bằng 4 chỉ tiêu như sau: (1)
Tổng chi phí/ GDP, (2) Chi phí tiêu dùng cuối cùng/GDP, (3) Chi thường xuyên ngoại
trừ tiêu dùng cuối cùng/ GDP và (4) Tổng tích lũy tài sản Chính phủ (chi đầu tư cố định)
/GDP. Kết quả ước tính cho thấy đường cong hình chữ U ngược được chấp thuận cho
bốn chỉ tiêu với các ngưỡng lần lượt là 41,7%, 15,8%, 19,4% và 2,5%.
Bên cạnh việc xem xét mối quan hệ giữa quy mô chính phủ và tăng trưởng kinh
tế, các tác giả Pattilo và cộng sự (2004), Clements và cộng sự (2003), Baseerit Nasa
(2009) còn kiểm tra mối quan hệ giữa nợ Chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Kết quả các
nghiên cứu này đã chứng minh được sự tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa nợ Chính
phủ và tăng trưởng kinh tế. Cụ thể Pattilo và cộng sự (2004) bằng việc sử dụng dữ liệu
bảng của 61 nước đang phát triển trong giai đoạn 1969-1998 bài nghiên cứu đã tìm thấy
bằng chứng thực nghiệm ủng hộ tác động phi tuyến của nợ lên tăng trưởng: tại mức nợ
thấp, nợ gần như có tác động cùng chiều lên tăng trưởng. Nhưng khi trên một ngưỡng
nào đó hay thường gọi là một điểm ngoặc, việc gia tăng thêm nợ bắt đầu gây ra tác động
trái chiều lên tăng trưởng. Clements và cộng sự (2003) cũng đã khẳng định một ảnh
hưởng phi tuyến của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư. Theo
đó, việc tích lũy nợ nước ngoài có thể thúc đẩy đầu tư cho đến khi nợ công đạt một
ngưỡng nhất định nào đó. Một khi nợ vượt một ngưỡng như thế việc thừa nợ sẽ bắt đầu
làm gia tăng áp lực tiêu cực lên sự sẵn lòng cung cấp vốn của nhà đầu tư dẫn đến sự
thiếu hụt vốn và làm cho tăng trưởng kinh tế suy giảm. Nghiên cứu thực nghiệm được
Clements và cộng sự (2003) thực hiện ở 55 quốc gia thu nhập thấp trong giai đoạn 19701999 nhận thấy rằng điểm ngoặc của nợ nước ngoài ở quanh mức 20-25% GDP.
Baseerit Nasa (2009) bằng bộ dữ liệu của 56 quốc gia cho giai đoạn 1970-2000. Theo đó
bài nghiên cứu ước tính ngưỡng nợ theo mô hình ngưỡng nội sinh bởi Hansen (2002) và
các mô hình khác để kiểm tra sự tác động chắc chắn của các kết quả của bài nghiên cứu.
Kết quả được tìm thấy: (1) Các khoản nợ tối ưu thì khác nhau cho các mô hình khác
nhau và giữa các ước lượng khác nhau; (2) Mô hình bậc hai dự đoán rằng ngưỡng nợ
xảy ra giữa 24% - 46% tỷ lệ nợ so với GDP, (3) Mô hình ngưỡng Hansen cho rằng nợ sẽ
trở thành bất lợi cho tăng trưởng khi tỷ lệ nợ/ GDP tiếp cận 45%.
Một nghiên cứu của Andrea F. Presbiter (2010) được thực hiện cho các khu vực
các nước đang phát triển. Bài nghiên cứu dựa trên dữ liệu bảng giai đoạn từ 1990-2007
16
của các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Kết quả cho thấy rằng nợ công có
tác động tiêu cực đến tăng trưởng tổng sản lượng của nền kinh tế ở ngưỡng 90% GDP.
Theo Balázs Égert (2012) bằng việc sử dụng mô hình ngưỡng phi tuyến tác giả
tiến hành hồi quy với bộ dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1960 đến năm 2010 đã tìm ra
một số bằng chứng ủng hộ một mối quan hệ phi tuyến giữa nợ và tăng trưởng. Tuy
nhiên những kết quả này là rất nhạy cảm với các dữ liệu thời gian, phạm vi các nước
xem xét, tần số dữ liệu (dữ liệu hàng năm so với trung bình nhiều năm) và giả định về số
lượng tối thiểu của các quan sát cần thiết trong mỗi ngưỡng phi tuyến. Tác giả cho rằng
tác động phi tuyến ảnh hưởng tiêu cực ở mức nợ công (từ 20% đến 60% GDP).
Nghiên cứu của William R. DiPeitro và Emmanuel Anoruo ( 2011) với dữ liệu
bảng của 175 quốc gia trên thế giới giai đoạn 1997-2008 bằng kỹ thuật tác động ngẫu
nhiên và tác động cố định bài nghiên cứu đã đưa ra những bằng chứng thực nghiệm về
mối quan hệ song song giữa nợ công, quy mô Chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Kết quả
nghiên cứu cho thấy quy mô Chính phủ và nợ công có tác động tiêu cực đối với tăng
trưởng kinh tế. Ngược lại, mức độ phát triển kinh tế tác động tích cực đến tăng trưởng
kinh tế. Theo đó mức độ phát triển kinh tế được đo lường bằng logarit thu nhập bình
quân đầu người có quan hệ đồng biến với tốc độ phát triển kinh tế. Bài nghiên cứu cũng
đưa ra những đề xuất nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn cũng như dài
hạn. Trong ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần cắt giảm quy mô Chính phủ và
quy mô nợ công. Bên cạnh đó cần có các chiến lược hiệu quả để giảm thiểu các động cơ
làm gia tăng quy mô chính phủ và quy mô nợ công. Ví dụ: các biện pháp viện trợ các
quốc gia đang phát triển thay cho việc tái cấu trúc nợ và miễn nợ. Điều đó đồng nghĩa
với việc không cho các quốc gia đang phát triển có thêm động cơ để gia tăng chi tiêu và
nợ nhiều hơn. Trong dài hạn Chính phủ ngày nay có xu hướng thiên về việc đẩy quy mô
và nợ Chính phủ vượt quá ngưỡng tối đa của chúng so với tăng trưởng kinh tế. Vì vậy
cần thiết lập một số cơ quan để giám sát quy mô chính phủ và nợ công, nó có chức năng
giữ quy mô và nợ thấp dưới mức mà tại đó chúng bắt đầu tác động tiêu cực đến hiệu quả
kinh tế.
Theo Yongjin Sa (2011) dựa trên dữ liệu của 32 phát triển và 51 nước đang phát
triển giai đoạn 1996-2006 để đánh giá tác động của quy mô của Chính phủ đối với tăng
17
trưởng kinh tế. Đặc biệt bài nghiên cứu bằng việc sử dụng mô hình hồi quy kết hợp 2
nhóm nước phát triển và đang phát triển để đánh giá mức độ tác động khác nhau quy mô
Chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế cho 2 nhóm nước. Theo đó quy mô Chính phủ
được đo lường bẳng % chi tiêu dùng chính phủ/GPD. Kết quả chỉ ra rằng đối với các
nhóm nước phát triển quy mô Chính phủ tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế
và tác động tích cực đối với các nước đang phát triển. Hơn nữa, mô hình khẳng định tác
động tương đối của quy mô Chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát
triển cao hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển. Ngoài ra bài nghiên cứu còn đánh giá
ảnh hưởng của quy mô chính phủ đến tỷ lệ thất nghiệp trong hai nhóm nước. Kết quả
cho thấy rằng ở cả hai nhóm nước quy mô chính phủ có tác động cùng chiều với tỷ lệ
thất nghiệp. Nghiên cứu cho thấy rằng quy mô chính phủ lớn hơn sẽ gây khó khăn đối
với tăng trưởng kinh tế vì vậy phần nào đó làm cho với tỷ lệ thất nghiệp cao hơn. Song
song đó mô hình khẳng định rằng tác động tương đối của quy mô chính phủ đến tỷ lệ
thất nghiệp ở các nước đang phát triển cao hơn so với ở các nước phát triển gần gấp ba
lần.
Cũng nghiên cứu về tác động của quy mô chính phủ, nợ công đến tăng trưởng
kinh tế William R. DiPietro (2012) lại có cách tiếp cận khác. Tác giả sử dụng chính sách
tài khóa với dẫn suất là sự thay đổi trong chi tiêu của chính phủ để kiểm tra tác động của
việc gia tăng nợ công có làm giảm ảnh hưởng của chính sách tài khóa lên tăng trưởng
hay không. Để kiểm tra giả thuyết rằng nợ công có làm giảm hiệu quả của các chính
sách tài khóa đối với tăng trưởng kinh tế hay không, biến tương tác X được tạo ra. Biến
này được đo lường bằng hệ số biến đổi của chi tiêu chính phủ CVGOVT nhân với nợ
công/GDP (CVGOVT * PUBDEBT). Kết quả chỉ ra rằng chính sách tài khóa của chính
phủ có tác động tích cực cho tăng trưởng kinh tế và hiệu quả chính sách ngược chiều với
mức độ nợ của quốc gia. Biến nợ có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế. Tóm
lại với bài nghiên cứu của William R. DiPietro (2012) bằng kỹ thuật hồi quy thông qua
bộ dữ liệu bảng cho các quốc gia đã cung cấp bằng chứng ủng hộ giả thuyết cho rằng:
khả năng của chính phủ ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua các chính sách tài khóa bị
suy yếu khi có nợ công quá mức. Kết quả là ta cần phải cẩn thận để tránh nợ tăng cao vì
hậu quả của nợ cao hơn sẽ dẫn đến giảm tăng trưởng kinh tế.
Gần đây nhất là nghiên cứu của Thanh (2015) dựa trên dữ liệu bảng của 60 tỉnh