Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

NGHIÊN CỨU PHÕNG TRỪ BỆNH MỐC ĐEN LÁ HẠI CÀ CHUA (Lycopersicon esculentum Mill) VỤ MƯA TẠI HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

CHU TRUNG KIÊN

NGHIÊN CỨU PHÕNG TRỪ BỆNH MỐC ĐEN LÁ HẠI
CÀ CHUA (Lycopersicon esculentum Mill) VỤ MƯA
TẠI HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

CHU TRUNG KIÊN

NGHIÊN CỨU PHÕNG TRỪ BỆNH MỐC ĐEN LÁ HẠI
CÀ CHUA (Lycopersicon esculentum Mill) VỤ MƯA
TẠI HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG

Chuyên ngành: Bảo vệ Thực vật
Mã ngành:

60.62.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hƣớng dẫn khoa học:
TS. TỪ THỊ MỸ THUẬN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2011

ii


NGHIÊN CỨU PHÕNG TRỪ BỆNH MỐC ĐEN LÁ HẠI CÀ CHUA
(Lycopersicon esculentum Mill) VỤ MƯA TẠI HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH
TIỀN GIANG
CHU TRUNG KIÊN

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch: GS. TS. PHẠM VĂN BIÊN
2. Thư ký: TS. VÕ THỊ THU OANH
3. Phản biện 1: GS. TS. NGUYỄN THƠ
4. Phản biện 2: PGS. TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN
5. Ủy viên: TS. TRÁC KHƢƠNG LAI

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

iii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tên tôi là Chu Trung Kiên, sinh ngày 29 tháng 07 năm 1979 tại huyện Yên
Mỹ, tỉnh Hƣng Yên. Con ông Chu Đình Lợi và Bà Trần Thị Nổi
Tốt nghiệp Tú tài tại Trƣờng Trung học phổ thông Triệu Quang Phục, tỉnh
Hƣng Yên năm 1997
Tốt nghiệp Đại học ngành Nông học hệ chính quy tại Đại học Nông Nghiệp I
Hà Nội, thành phố Hà Nội
Sau đó làm việc tại Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam, chức
vụ Phó Trƣởng Phòng Bảo Vệ Thực Vật
Tháng 9 năm 2007 theo học Cao học ngành Bảo Vệ Thực Vật tại Đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Tình trạng gia đình: Vợ Nguyễn Thị Lan Anh, năm kết hôn 2009, con Chu
Nguyễn Quốc Cƣờng, sinh năm 2010
Địa chỉ liên lạc: 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP.HCM
Điện thoại: 0983.509.167
Email:

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và là một phần nội dung của đề
tài “Nghiên cứu bệnh mốc đen hại cà chua tại Tiền Giang” do TS. Từ Thị Mỹ
Thuận làm chủ nhiệm.

Chu Trung Kiên

v


CẢM TẠ

 Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Sau Đại Học cùng quý thầy cô
khoa Nông Học trƣờng Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ
và truyền đạt kiến thức cho tôi.
 Chân thành cảm ơn TS.Từ Thị Mỹ Thuận, giảng viên bộ môn BVTV đã tận tình
hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
 Chân thành cảm ơn Trung tâm Dự Báo Khí Tƣợng Thủy Văn tỉnh Tiền Giang,
bà con nông dân xã Hòa Định, Bình Ninh, Bình Phục Nhứt và các bạn lớp Cao
học BVTV 2007 đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12/2011
Chu Trung Kiên

vi


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu phòng trừ bệnh mốc đen lá hại cà chua (Lycopersicon
esculentum Mill) vụ mƣa tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang” đƣợc tiến hành tại
Trƣờng Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Chợ Gạo từ tháng 4
đến tháng 11 năm 2009. Đề tài đã thực hiện (i) điều tra mức độ phổ biến và diễn
biến bệnh mốc đen lá cà chua vụ mƣa, (ii) khảo sát đặc điểm hình thái và một số
đặc điểm sinh học của nấm P. fuligena, và (iii) nghiên cứu biện pháp phòng trừ
bệnh mốc đen lá cà chua.
Bệnh mốc đen lá cà chua phổ biến ở tất cả các ruộng trồng cà chua đƣợc điều
tra tại xã Bình Ninh, xã Bình Phục Nhứt và xã Hòa Định với tỷ lê ̣ lá bê ̣nh tƣ̀ 21,60 49,65 % và chỉ số bệnh từ 13,90 - 40,79 % tại thời điểm cây cà chua đƣợc 65 - 70
ngày sau trồng. Bệnh bắt đầu xuất hiện khi cây cà chua đƣơ ̣c 27 - 30 ngày sau trồng
và phát triển chậm đến giai đoạn cây cà chua đƣợc 50 ngày sau trồng, sau đó bệnh
phát triển rất nhanh cho đến cuối vụ.
Bào tử không nảy mầm ở nhiệt độ ở 100C và 360C sau 10 giờ. Trong nƣớc tự
do, tỷ lệ bào tử nấm P. fuligena nảy mầm ở 280C là 95% và chiều dài ống mầm bào

tử 8,73μm sau 4 giờ. Bào tử nấm P. fuligena nảy mầm ở ẩm độ ≥ 84,5%, có 19,16%
bào tử nảy mầm ở ẩm độ 93,5% sau 4 giờ và 11,85% bào tử nảy mầm ở ẩm độ
84,5% sau 10 giờ, bào tử không nảy mầm ở độ ẩm 80% sau 10 giờ.
Nồng độ ức chế 50% bào tử nấm P. fuligena nảy mầm của thuốc trừ nấm
Daconil 75WP là 31,01mg ai/l, Trineb 80WP là 36,43mg ai/l, Dithane M-45 80WP
là 38,84mg ai/l và Antracol zinc là 393,18mg ai/l.
Nghiê ̣m thƣ́c phun Olicide 9DD kết hợp với Trineb 80WP có hiệu quả phòng
trừ bệnh mốc đen lá là 77,66% và 54,38% ở thời điểm cây cà chua đƣợc 37 và 80
ngày sau trồng, năng suất cà chua tăng 100% và lợi nhuận tăng 91,26 triệu đồng/ha
so với đối chứng.

vii


Trồ ng cà chua áp dụng quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh mốc đen lá giảm
đƣợc 2 lần phun thuốc trừ nấm hóa học, 70 kg N/ha/vụ và 200 kg P2O5/ha/vụ nhƣng
không làm giảm năng suất cà chua so với ruộng đƣợc trồng theo kinh nghiệm của
nông dân.

viii


SUMMARY
The study on controlling black leaf mold on tomato (Lycopersicon
esculentum Mill) in the rainy season at Cho Gao district, Tien Giang province was
conducted in Cho Gao district and the Lab of Nong Lam university from April to
November 2009. The study’s contents consisted of (i) investigating the prevalence
and progress of black leaf mold on tomato in the rainy season; (ii) examining some
of morphological and biological characteristics of P. fuligena; and (iii) managemant
of black leaf mold on tomato.

The study results were followed:
- Black leaf mold on tomato occurs commonly on all investigated fields of
tomato in Binh Ninh, Binh Phuc Nhut, and Hoa Dinh commune of Cho Gao district
with the disease incidence from 21.6 to 49.7% and the disease severity from 13.9 to
40.8% at the period 65-70 DAT (Days After Transplanting). The disease began to
appear at 27-30 DAT, developed slowly to the period 50 DAT and then increased
quickly from 50 DAT to the final harvest period.
- Conidia did not germinate at 100C and 360C temperatures after 10 hours. In
the free water, the spore of P. fuligena germinated to 95% and the length of germ
tube got 8.73 μm at temperature 280C after 4 hours. Conidia germinated from 84.5%
relative humidity, 19.16% germinated at 93.5% relative humidity after 4 hours and
11.85% germinated at 84.5% relative humidity after 10 hours. Conidia did not
germinate at 80% relative humidity after 10 hours.
- Effective dosage 50% of germination of P. fuligena spore by fungicide
Daconil 75WP, Trineb 80WP, Dithane M-45 80WP, and Antracol zinc was 31.01
mg ai/L, and 36.43 mg ai/L, 38.84 mg ai/L, and 393.18 mg ai/L respectively.
- The efficacy of the treatment with Olicide 9DD and Trineb 80WP was
77.7% and 54.4% in the period 37 and 80 DAT, increased 100% of the fresh fruit

ix


yield of tomato and the profit of 91.26 million VND per hectare compared with the
untreated control.
- Application of integrated disease management procedure for controlling of
black leaf mold on tomato reduced 70kg N/ha and 200kg P2O5/ha and two spraying
times of chemical fungicides, but tomato yield was not lower than farmer’s field.

x



MỤC LỤC
CHƢƠNG

TRANG

Trang tựa ...................................................................................................................iiv
Trang chuẩn y ............................................................................................................ iii
Lý lịch cá nhân ........................................................................................................... iv
Lời cam đoan .............................................................................................................. vi
Cảm tạ ........................................................................................................................ vi
Tóm tắt tiếng Việt .....................................................................................................vii
Tóm tắt tiếng Anh ...................................................................................................... ix
Mục lục ....................................................................................................................... xi
Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................... xiii
Danh sách các bảng .................................................................................................. xiv
Danh sách các hình.................................................................................................... xv
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích................................................................................................................ 2
1.3 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 2
Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
2.1 Tổng quan về cây cà chua ..................................................................................... 3
2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua ............................................................... 3
2.1.2 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây cà chua .................................................. 4
2.1.3 Các giống cà chua trồng phổ biến ở huyện Chợ Gạo ........................................ 7
2.2 Bệnh mốc đen lá cà chua ...................................................................................... 8
2.2.1 Sự phân bố và tác hại của bệnh mốc đen lá cà chua .......................................... 8
2.2.2 Triệu chứng bệnh mốc đen lá cà chua ................................................................ 8
2.2.3 Nguyên nhân gây bệnh mốc đen lá cà chua ....................................................... 9

2.2.4 Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh mốc đen lá cà chua ............................ 9

xi


2.2.5 Phòng trừ bệnh mốc đen lá cà chua ................................................................. 11
Chƣơng 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 13
3.1 Thời gian và địa điểm.......................................................................................... 13
3.2 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 13
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 13
3.3.1 Điều tra mức độ phổ biến và diễn biến bệnh mốc đen lá cà chua .................... 13
3.3.2 Khảo sát một số đặc điểm hình thái và sinh học của nấm P. fuligena ............. 14
3.3.3 Khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh mốc đen lá của một số thuốc BVTV ......... 17
3.3.4 Thử nghiệm quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh mốc đen lá ........................... 19
3.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................................... 21
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 22
4.1 Sƣ̣ phổ biế n và diễn biến bệnh mốc đen lá cà chua vụ mƣa .............................. 22
4.1.1 Sự phổ biến bệnh mốc đen lá cà chua vụ mƣa ................................................. 22
4.1.2 Diễn biến bệnh mốc đen lá cà chua vụ mƣa .................................................... 23
4.2 Một số đặc điểm hình thái và sinh học của nấm P. fuligena .............................. 24
4.2.1 Đặc điểm hình thái nấm P. fuligena ................................................................. 24
4.2.2 Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến sự nảy mầm của bào tử nấm P. fuligena ........... 25
4.2.3 Ảnh hƣởng của ẩm độ đến sự nảy mầm của bào tử nấm P. fuligena ............... 27
4.2.4 Ảnh hƣởng của thuốc trừ nấm đến sự nảy mầm của bào tử nấm P. fuligena .. 29
4.3 Nghiên cứu phòng trừ bệnh mốc đen lá cà chua vụ mƣa .................................... 32
4.3.1 Hiệu lực phòng trừ bệnh mốc đen lá của một số thuốc hóa học và sinh học ... 32
4.3.2 Thử nghiệm quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh mốc đen lá cà chua .............. 40
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 45
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 45
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 47
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 50

xii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AUDPC: Area Under The Disease Progress Curve
AVRDC: Asian Vegetable Research and Development Center
BVTV: Bảo vệ thực vật
ĐC: Đối chứng
GSP: Giờ sau phun
MĐL: Mốc đen lá
NSP: Ngày sau phun
NST: Ngày sau trồng
NS: Năng suất
RCBD: Randomized Complete Block Design
RCD: Randomized Complete Design
PTTH: Phòng trừ tổng hợp
VSV: Vi sinh vật

xiii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Các loại hóa chất và nƣớc cất tạo ẩm độ ................................................... 16
Bảng 3.2 Loại thuốc BVTV và nồng độ thí nghiệm ................................................. 17
Bảng 3.3 Các loại thuốc thử nghiệm và liều lƣợng sử dụng .................................... 18
Bảng 3.4 Các điểm chính trong quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh mốc đen lá ..... 20
Bảng 4.1 Sự phổ biến của bệnh mốc đen lá cà chua vụ mƣa ................................... 22

Bảng 4.2 Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến tỷ lệ bào tử nấm P. fuligena nảy mầm ........ 26
Bảng 4.3 Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến chiều dài ống mầm bào tử nấm P. fuligena 27
Bảng 4.4 Ảnh hƣởng của ẩm độ đến tỷ lệ bào tử nấm P. fuligena nảy mầm ........... 28
Bảng 4.5 Ảnh hƣởng của ẩm độ đến chiều dài ống mầm bào tử nấm P. fuligena ... 29
Bảng 4.6 Tỷ lệ bào tử nấm P. fuligena nảy mầm ở các nồng độ thuốc trừ nấm ...... 30
Bảng 4.7 Hiệu lực ức chế bào tử P. fuligena nảy mầm của thuốc trừ nấm .............. 31
Bảng 4.8 Ảnh hƣởng của các loại thuốc thí nghiệm đến tỷ lệ bệnh mốc đen lá ..... 33
Bảng 4.9 Ảnh hƣởng của các loại thuốc thí nghiệm đến chỉ số bệnh mốc đen lá ... 34
Bảng 4.10 Hiệu quả kỹ thuật của các loại thuốc BVTV đối với bệnh mốc đen lá .. 36
Bảng 4.11 Ảnh hƣởng của các loại thuốc BVTV đến năng suất cà chua ................ 38
Bảng 4.12 Hiệu quả kinh tế của các loại thuốc phòng trừ bệnh mốc đen lá .......... 39
Bảng 4.13 Bệnh mốc đen lá tại lô áp dụng quy trình phòng trừ tổng hợp ............... 42
Bảng 4.14 Năng suất cà chua trồng theo quy trình phòng trừ tổng hợp ................... 44
Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế của việc áp dụng quy trình phòng trừ tổng hợp .......... 44

xiv


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Diễn biến bệnh mốc đen lá cà chua vụ mƣa ............................................. 24
Hình 4.2 Triệu chứng bệnh mốc đen lá cà chua ....................................................... 25
Hình 4.3 Ảnh hƣớc của thuốc trừ nấm đến bào tử nấm P. fuligena ......................... 31
Hình 4.4 Sự tích lũy bệnh mốc đen lá cà chua thí nghiệm vụ mƣa .......................... 35
Hình 4.5 Diễn biến bệnh mốc đen lá ở ruộng phòng trừ tổng hợp ........................... 43

xv


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Cà chua (Lycopersicum esculentum Miller) thuộc họ cà (Solanaceae) là loại
rau ăn quả có gía trị dinh dưỡng cao, thành phần dinh dưỡng phong phú nên được
sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày và trong chế biến thực phẩm, do đó cà
chua được trồng trên khắp các châu lục (Tạ Thu Cúc, 2004). Ở Việt Nam, cà chua
được trồng ở hầu hết các tỉnh thành, nhờ có những tiến bộ về giống nên cà chua
được trồng quanh năm, trong đó mùa khô có khí hậu thuận lợi nên cây sinh trưởng
tốt, cho năng suất cao do đó được trồng nhiều và được xem là vụ thuận đối với cây
cà chua. Tuy nhiên, giá bán cà chua vụ thuận thường thấp, đầu ra không ổn định nên
đã có sự chuyển dịch cây cà chua từ vụ thuận sang trồng trái vụ. Trồng cà chua mùa
mưa (trái vụ) cho hiệu quả kinh tế cao gấp 2-3 lần (Ngô Quang Vinh và cs., 2002)
hay 6,01 lần so với vụ thuận (Nalundasan và cs., 2003), đầu ra thuận lợi nên người
nông dân rất quan tâm đến trồng cà chua vụ mưa. Tuy vậy, trồng cà chua trái vụ
thường gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân chính là do mưa nhiều, độ ẩm không
khí cao dẫn đến bệnh hại phát triển mạnh, trong đó có bệnh mốc đen lá do nấm
Pseudocercospora fuligena gây ra.
Bệnh mốc đen lá cà chua gây hại chủ yếu trên bộ lá, thân và cuống quả,
không gây hại trực tiếp trên quả. Bệnh thường xuất hiện rất sớm, phát sinh và phát
triển rất nhanh trong điều kiện thời tiết mưa ẩm, bệnh đặc biệt nghiêm trọng khi cây
bước vào giai đoạn phát triển quả. Cây bị bệnh nặng thường bộ lá sớm bị tàn lụi nên
quả chậm phát triển, nhỏ và ít, dẫn đến năng suất cà chua bị giảm (Cerkaukas,
2004). Ở Việt Nam, bệnh phát triển mạnh khi thời tiết ấm và ẩm ở các tháng 4, 5
trên cà chua xuân hè và tháng 9, 10 trên cà chua vụ đông (Nguyễn Văn Viên và Đỗ
Tấn Dũng, 2010) và gây hại trên tất cả các giống cà chua trồng vụ mưa tại huyện

1


Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang (Vòng Vểnh Hằng, 2006; Nguyễn Văn, 2008; Nguyễn
Văn Nho, 2008).

Những năm trước đây, Chợ Gạo là một trong những vùng canh tác cà chua
trọng điểm của tỉnh Tiền Giang (diện tích năm 2004 là 320ha), đến năm 2008 diện
tích cà chua giảm còn 98,12ha (Phòng Nông nghiệp huyện Chợ Gạo, 2008). Nguyên
nhân chủ yếu là do bệnh hại cà chua đang diễn ra rất nghiêm trọng trên địa bàn
huyện, trong đó bệnh mốc đen lá cà chua do nấm P. fuligena gây hại rất phổ biến,
nhất là cà chua vụ mưa. Hiện nay, việc phòng trừ bệnh mốc đen lá cà chua của nông
dân chủ yếu dựa vào phun thuốc trừ bệnh hóa học. Các loại thuốc này có khả năng
ức chế được bệnh nhưng do mưa nhiều, thuố c bi ̣rửa trôi nên người trồ ng cà chua
phải phun thuốc trừ bệnh rất nhiều lần trong vụ làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến
lợi nhuận của cây cà chua giảm, đồng thời gây nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực
phẩm và ô nhiễm môi trường.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của sản xuất, việc nghiên cứu bệnh mốc đen lá
cà chua nhằm đề xuất biện pháp quản lý bệnh hiệu quả và an toàn là rất cần thiết.
1.2 Mục đích
Đề tài được thực hiện nhằm đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh mốc đen lá cà
chua có tính khả thi để áp dụng trong sản xuất nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh gây
ra.
1.3 Mục tiêu cụ thể
-

Xác định mức độ phổ biến và diễn biến bệnh mốc đen lá cà chua vụ mưa tại
huyện Chợ Gạo.

-

Xác định đặc điểm hình thái của nấm P. fuligena và nhiệt độ, ẩm độ thích hợp
cho sự nảy mầm của bào tử nấm.

-


Xác định hiệu lực phòng trừ bệnh mốc đen lá cà chua của một số thuốc bảo vệ
thực vật.

-

Đề xuất quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh mốc đen lá cà chua có tính khả thi.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về cây cà chua
2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua
Trên thế giới, cà chua là một trong hai cây rau quan trọng nhất sau cây khoai
tây với 160 nước trồng cà chua, châu Á là khu vực đứng đầu thế giới về sản xuất cà
chua, đứng thứ 2 là châu Âu. Châu Âu cũng là nơi tiêu thụ cà chua lớn nhất thế giới,
kế đến là châu Á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Theo FAO, diện tích cà chua trên thế giới
năm 2005 là 4,5 triệu ha, sản lượng 126,8 triệu tấn, năng suất 27,8 tấn/ha. Dẫn đầu
thế giới về diện tích là Trung Quốc (1.305.050 ha), Ấn Độ (547.690 ha), Thổ Nhĩ
Kỳ (260.000 ha) và Ai Cập (195.000 ha); về sản lượng cà chua Trung Quốc là 31,6
triệu tấn, Mỹ là 10,9 triệu tấn, Thổ Nhĩ Kỳ là 9,7 triệu tấn và Ấn Độ là 7,6 triệu tấn.
Cà chua cũng là một trong những mặt hàng có giá trị xuất, nhập khẩu cao, lượng cà
chua trao đổi trên thị trường quốc tế trong năm 2005 là 4,8 triệu tấn, trị giá 4,7 tỷ
USD. Các nước xuất khẩu nhiều cà chua là Tây Ban Nha (876.950 tấn), Mexico
(844.040 tấn), Hà Lan (778.410 tấn), Jordan (264.970 tấn) và Ả rập (256.540 tấn),
các nước nhập khẩu nhiều cà chua là Mỹ (985.350 tấn), Đức (660.330 tấn), Pháp
(421.430 tấn), Anh (405.530 tấn) và Liên Bang Nga (344.430 tấn) (Tạ Thu Cúc,
2004).
Theo Tổng cục thống kê (2006), diện tích cà chua của Việt Nam năm 2005 là

23.300 ha, sản lượng đạt 462.400 tấn và năng suất bình quân đạt 19,8 tấn/ha bằng
70% năng suất bình quân thế giới. Các tỉnh có diện tích trồng cà chua lớn và tập
trung là Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Tây, Nam Định ở phía Bắc và tỉnh
Lâm Đồng, Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Long An và An Giang ở phía Nam.

3


2.1.2 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây cà chua
* Nhiệt độ không khí
Cà chua chịu được nhiệt độ cao, nhưng rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp, phạm
vi nhiệt độ để cà chua sinh trưởng, phát triển từ 15 - 350C, hầu hết các giống cà
chua sinh trưởng không bình thường khi nhiệt độ dưới 150C và trên 350C (Tạ Thu
Cúc, 2004), nhiệt độ tối thích từ 21 - 240C (Phạm Hồng Cúc, 2002). Giai đoạn sinh
trưởng của cây khác nhau yêu cầu nhiệt độ cũng khác nhau, đặc biệt sự chênh lệch
nhiệt độ ngày và đêm càng lớn càng tốt cho sinh trưởng của cây: Hạt cà chua yêu
cầu nhiệt độ nảy mầm từ 15,5 - 290C, tốc độ nảy mầm của hạt tăng khi nhiệt độ
trong ngưỡng giới hạn tăng và nhiệt độ tối thích cho hạt nảy mầm từ 24 - 260C. Giai
đoạn cà chua bắt đầu phân hóa mầm hoa nhiệt độ ngày từ 18 - 200C và đêm từ 14 150C là thích hợp để cây có nhiều hoa, nhiệt độ ban đêm từ 22 - 240C cây ra ít hoa
và chùm hoa mọc dài, nhỏ hơn bình thường. Sự đậu quả của cây cà chua cũng chịu
ảnh hưởng mạnh của nhiệt độ ngày và đêm, khi nhiệt độ ngày trên 300C và nhiệt độ
đêm trên 21oC, cà chua giảm khả năng đậu quả. Quả cà chua sinh trưởng, phát triển
tốt khi nhiệt độ từ 20 - 220C, sắc tố quả hình thành ở nhiệt độ 200C, trên 300C sắc tố
quả bị phân giải, quả chín ở nhiệt độ 24 - 300C. Theo Van Sloten (1977), nhiệt độ
cao kết hợp với độ ẩm không khí cao thường dẫn đến năng suất cà chua thấp, nhiệt
độ cao kết hợp với độ ẩm không khí thấp cây cà chua sinh trưởng kém, ra quả ít
(trích dẫn bởi Tạ Thu Cúc, 2004).
* Ánh sáng tự nhiên
Cà chua là cây ưa sáng nhưng không phản ứng chặt với độ dài ngày, nhiều
giống cà chua có thể ra hoa trong điều kiện thời gian chiếu sáng dài hoặc ngắn (Tạ

Thu Cúc, 2004). Cường độ ánh sáng tối thiểu để cây tăng trưởng từ 2.000 - 3.000
lux, cường độ ánh sáng thấp hô hấp gia tăng trong khi quang hợp bị hạn chế dẫn đến
cây sinh trưởng kém. Cường độ ánh sáng cần thiết để hình thành cơ quan sinh sản,
ra hoa, đậu quả phải cao hơn 4.000 - 6.000 lux, thấp hơn cây ra ít hoa và tỷ lệ đậu
quả thấp. Cường độ ánh sáng tối thích cho cây cà chua là 20.000 lux, ở 80.000 100.000 lux cây bị héo, quả và lá bị cháy (Trần Thị Ba, 2005).

4


* Ẩm độ không khí
Ẩm độ không khí có ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cà chua, ẩm độ tốt
nhất là 45 - 60% (Phạm Hồng Cúc, 2002), trên 65% cây dễ bị nhiễm bệnh, cao 95%
cây sinh trưởng rất mạnh, lá mềm, mỏng và giảm khả năng chống chịu với điều kiện
bất thuận và sâu bệnh hại (Tạ Thu Cúc, 2004). Nhiệt độ và ẩm độ không khí cao
gây trở ngại cho việc thụ phấn, thụ tinh nên cà chua khó đậu quả do vòi nhụy có
khuynh hướng mọc dài hơn chỉ nhị, trong điều kiện ẩm và lạnh hàm lượng vitamin
tích lũy nhiều hơn trong điều kiện nóng ẩm (Phạm Hồng Cúc, 2007).
* Đất trồng
Cà chua trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp hơn vẫn là
đất thịt pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất giữ ẩm và thoát nước tốt. Cà
chua đòi hỏi đất luân canh triệt để với cây cùng họ như cà tím, ớt, thuốc lá, khoai
tây, tốt nhất trên đất lúa hay trồng sau vụ cải bắp, dưa leo, hành tây, cần tây và
những loại cây bón nhiều phân hữu cơ (Phạm Hồng Cúc, 2002). Cây cà chua có thể
sinh trưởng được trên đất có pH từ 5,5 - 7,5, thích hợp nhất là đất có pH từ 6,0 - 6,5,
đất có pH dưới 5,5 cần phải bón thêm vôi trước khi trồng (Tạ Thu Cúc, 2004).
* Nước tưới
Nước đóng vai trò quyết định năng suất, cà chua yêu cầu nước tùy theo giai
đoạn sinh trưởng của cây. Khi cây ra hoa, đậu quả và quả đang lớn là lúc cây cần
nhiều nước nhất, đất khô dẫn đến hoa và quả non dễ rụng, cây hấp thụ phân bón và
chất dinh dưỡng kém, giảm quang hợp và năng suất không được tích lũy, khi quả

chín cà chua không cần tưới nước (Sajjapongse, 1989). Đất quá ẩm ướt, bộ rễ dễ bị
tổn hại và làm cây chống chịu bệnh kém, mưa nhiều khi cây cho quả làm quả chín
chậm và bị nứt, mưa lớn còn gây thiệt hại về cơ học thân lá và gây úng gập, chất
dinh dưỡng bị rửa trôi và đất thiếu oxy cung cấp cho bộ rễ (Phạm Hồng Cúc, 2002).
Các nghiên cứu tại ARVDC cho thấy, trên đất sét 25 % lượng nước hữu dụng có thể
đủ cho cây cà chua sinh trưởng, trên đất cát lượng nước yêu cầu từ 50 - 60 % lượng
nước hữu dụng. Theo Tạ Thu Cúc (2004), có thể căn cứ vào nồng độ dịch bào để
xác định thời kỳ tưới cho cà chua, khi nồng độ dịch bào là 8% thì độ ẩm đất từ 70 -

5


75%, nồng độ dịch bào là 12% thì độ ẩm đất từ 50 - 55%. Các giống cà chua chín
sớm trung bình cần duy trì độ ẩm đất ở 85% cây cà chua sẽ cho năng suất cao, số
lần tưới cho cà chua từ 12 - 15 lần/vụ với lượng nước tưới từ 300 - 400 m3/lần.
Lượng nước tưới thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón, mật độ trồng và loại đất,
khi bón nhiều phân đạm và trồng dày, cần tăng lượng nước tưới, trồng cà chua trên
đất sét giữ nước tốt ít phải tưới nước hơn đất cát (Phạm Hồng Cúc, 2002).
* Chất dinh dưỡng
Cà chua có thời gian sinh trưởng dài, thân lá sinh trưởng mạnh, khả năng ra
hoa, quả nhiều, tiềm năng suất rất cao, vì vậy, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là
yếu tố có tính chất quyết định đến năng suất và chất lượng quả cà chua, trong đó
đạm ảnh hưởng đến tăng trưởng và năng suất của cây nhiều hơn các chất khác
(Phạm Hồng Cúc, 2002). Hệ số sử dụng phân bón của cà chua đối với N khá cao
(60%), kali (50 - 60%) và lân ở mức rất thấp không quá 15 - 20% (Lingle, 1958).
Đạm thúc đẩy tăng trưởng, ra hoa, đậu quả và quả phát triển, thiếu đạm nhiều trong
điều kiện nhiệt độ cao, lá trở nên nhỏ, xanh nhạt, cây ốm yếu, ít cành nhánh, hoa
rụng, nhiều quả nhỏ và có màu nhạt khi chín, thừa đạm, nhất là đạm ure, bệnh thối
quả do thiếu canxi có cơ hội gia tăng. Thừa đạm còn làm giảm phẩm chất, màu sắc
quả, giảm lượng chất khô hòa tan và tăng độ acid trong quả, đạm nitrat thích hợp

cho cà chua hơn đạm amon vì nitrat cải thiện sự thiếu nước và giảm lượng amino
acid tự do trong cây.
Mức độ lân hữu dụng cao trong vùng rễ rất cần thiết cho sự phát triển của rễ,
sự hấp thụ nước và chất dinh dưỡng, đặc biệt ở vùng nhiệt đới khi trồng cà chua
không phủ đất, cây phải chịu đựng điều kiện cung cấp nước thay đổi thì lượng phân
lân cao rất cần thiết. Nếu bón dư đạm và kali, chất lân giúp tăng phẩm chất quả, quả
cứng, thịt dầy, nhiều vitamin C và có màu đẹp, thiếu lân hệ thống rễ kém phát triển,
cây sinh trưởng kém, lá nhỏ, hẹp, gân mặt dưới lá có màu tím, quả chín chậm.
Cà chua đòi hỏi nhiều kali, nhất là lúc cây đang cho quả giúp tăng sức chống
chịu của cây, thân nhánh cứng, tăng chuyển vị sản phẩm quang hợp từ lá về quả và
tăng hàm lượng đường trong quả. Ảnh hưởng của kali đến năng suất không rõ như

6


đạm nhưng kali giúp tăng kích thước quả, thúc đẩy sự thành lập sắc tố trong quả
chín, đặc biệt là sắc tố đỏ (lycopene). Thiếu kali lá trở nên sẫm màu, lá khô từ ngọn
lá và lan rộng dọc theo rìa lá, quả chín không đều, dễ bị cháy nắng khi trời nóng và
hư trước khi thu hoạch.
Nói chung, cà chua đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng để tạo năng suất cao. Lượng
chất dinh dưỡng hấp thu tùy thuộc vào khả năng cho năng suất của giống, tình trạng
đất và điều kiện trồng. Theo Phạm Hồng Cúc (2002), để sản xuất được 10 tấn quả,
cây cần hấp thu từ đất 25 - 30 kg N, 2 - 3 kg P2O5, 30 - 35 kg K2O, trong đó quả
chiếm 45 - 60 % N, 50 - 60 % P và 55 - 70 % K của tổng số lượng chất dinh dưỡng
cây hấp thụ được. Raymond (1989) đã khuyến cáo lượng phân bón cho một ha cà
chua là 75 - 100 kg N, 105 - 200 kg P2O5 và 150 - 200 kg K2O (trích dẫn bởi Tạ
Thu Cúc, 2004).
2.1.3 Các giống cà chua trồng phổ biến ở huyện Chợ Gạo
Giống cà chua F1-607: là giống lai F1, cây sinh trưởng hữu hạn, tán cây và lá
phân bố gọn, kháng bệnh héo xanh tốt, chịu nhiệt, trồng được quanh năm, quả dạng

trứng, ngắn, hơi vuông, chín màu đỏ tươi, cứng, trọng lượng trung bình 100-120
g/quả (Công ty Hai Mũi Tên Đỏ).
Giống cà chua F1-Savior: là giống cà chua lai F1, cây sinh trưởng bán hữu
hạn, thời gian sinh trưởng 65 - 70 ngày sau khi trồng, kháng tốt với bệnh xoăn vàng
lá (Tomato yellow leaf curl virus) và chống chịu tốt với bệnh sương mai, đốm lá.
Cây sinh trưởng và phát triển mạnh, trồng được quanh năm, trọng lượng quả trung
bình từ 80 - 100 g/quả, năng suất trung bình 2,5 - 3 kg/cây, chăm sóc tốt có thể đạt
3-4 kg/cây, quả chắc, dạng trứng dẹp (Công ty Syngenta Việt Nam).
Giống cà chua F1-345: là giống cà chua lai, cây sinh trưởng hữu hạn, sinh
trưởng mạnh, phân nhánh nhiều, khả năng kháng bệnh héo xanh khá tốt, trồng được
quanh năm, quả tròn, vỏ quả chín màu đỏ đẹp, trọng lượng quả trung bình 6080g/quả, năng suất cao (Công ty Seminis).

7


2.2 Bệnh mốc đen lá cà chua
2.2.1 Sự phân bố và tác hại của bệnh mốc đen lá cà chua
Bệnh mốc đen lá cà chua được phát hiện và mô tả đầu tiên ở Philippin vào
năm 1938 (Wang và cs., 1995), bệnh xuất hiện phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới, ở Campuchia, Ấn Độ, Bờ Biển Ngà, Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan, Thái
Lan, Solomon, Nigeria, Vanuatu và miền nam nước Mỹ (Hartman và cs., 1991),
bệnh được công bố xuất hiện trên cây cà chua ở Roraima, Brazil năm 2005 (Halfeld
và cs., 2006).
Bệnh mốc đen lá cà chua được cho là một trong những nguyên nhân gây thiệt
hại kinh tế đối với cà chua ở Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Philippin, Đài Loan và
Thái Lan (Wang và cs., 1996), bệnh có thể gây thiệt hại năng suất cà chua đến trên
40% và được công bố là trầm trọng nhất vào các tháng mưa và ẩm ở Đài Loan
(Wang và cs., 1995). Các thí nghiệm lây bệnh nhân tạo trên giống cà chua CL5915
và TN2 trồng trong nhà kính tại AVRDC cho thấy mức độ bệnh mốc đen lá trung
bình là 53% và 60% ở thời kỳ trái non, số quả giảm 11% và 28%, trọng lượng quả

giảm 20% và 7%, năng suất trung bình giảm 32% so với đối chứng được kiểm soát
bằng thuốc trừ nấm (Hartman và Wang, 1992). Các kết quả nghiên cứu của Mersha
(2008) tại Viện Công Nghệ Châu Á cũng cho thấy, mức độ bệnh mốc đen lá cà chua
trồng trong nhà kính ở những nghiệm thức không phun thuốc trừ nấm từ 46 - 81% ở
giai đoạn cuối vụ, thiệt hại năng suất trung bình là 31,1% so với đối chứng phun
thuốc trừ nấm.
2.2.2 Triệu chứng bệnh mốc đen lá cà chua
Bệnh xảy ra chủ yếu ở lá, cũng có thể xảy ra ở cuống lá, thân, cuống quả,
nhưng không xảy ra trên quả. Bệnh tấn công ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của
cây, các đốm bệnh trên lá không đều, rộng đến 5 mm, màu nâu với viền vàng nhạt,
xuất hiện ở cả hai mặt của lá (Hsieh và Goh, 1990). Vết bệnh khi mới xuất hiện là
những đốm màu vàng nhạt ở mặt trên lá và có màu

xám đen như bồ hóng ở mặt

dưới lá, sau đó phát triển thành các đốm hoại tử không đều, khi bệnh phát triển
nhiều vết bệnh kết hợp với nhau tạo thành mảng lớn (Halfeld và cs., 2006), vết bệnh

8


không bị giới hạn bởi gân lá, có thể làm rách lá (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn
Dũng, 2010). Các lá bệnh bị héo khô và được bao phủ bởi lớp bồ hóng màu đen
đậm, cuộn tròn và hầu như không rụng khỏi cây. Bệnh này dễ nhầm lẫn với bệnh
mốc lá do nấm Fulvia fuva (= Cladosporium fulvum) gây ra. Tuy nhiên, ở bệnh mốc
lá, các bào tử chỉ xuất hiện ở mặt dưới của lá và vết bệnh thường có màu từ nâu
sáng tới màu tía (Cerkauskas, 2004).
2.2.3 Nguyên nhân gây bệnh mốc đen lá cà chua
Bê ̣nh do nấ m Pseudocercospora fuligena (Roldan) Deighton (= Cercospora
fuligena), thuô ̣c ho ̣ Dematiaceae , bô ̣ Moniliales , lớp Hyphomycetes gây ra . Cành

bào tử đính của nấm mọc thàn h cu ̣m lỏng lẻo , mỗi cu ̣m từ 2 - 16 cành, các cành
mọc tỏa ra. Cành bào tử không phân nhánh, có từ 0 - 3 vách ngăn, có màu nâu nhạt,
hơi cong, kích thước 15 - 70 x 3,5 - 5µm, bào tử hình trụ dài, thẳng hoặc hơi cong,
chóp bào tử tròn hoặc hình nón ngược, có 2 - 10 vách ngăn, tối đa là 12 vách ngăn,
kích thước từ 11 - 128μm x 2,5 - 9μm (Hsieh và Goh, 1990; Halfeld và cs., 2006;
Mersha, 2008; Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấ n Dũng , 2010).
2.2.4 Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh mốc đen lá cà chua
Nguồn bệnh tồn lưu trên tàn dư cây bệnh và các cây ký chủ phụ như
Solanum nigrum L., bào tử nấm P. fuligena tồn lưu đến 6 tháng trên tàn dư lá bệnh
trong điều kiện khô ráo và dưới 40 ngày trong điều kiện ẩm (Wang và cs., 1995). Ở
4, 12, 200C và nhiệt độ phòng, vẫn còn < 1% bào tử nảy mầm sau 18 tháng giữ mẫu
bệnh. Bào tử không nảy mầm khi giữ mẫu bệnh ở 280C sau 17 tháng hoặc trên 320C
sau 13 tháng. Các bào tử của nấm P. fuligena cũng không nảy mầm khi các mẫu
bệnh được giữ trên đồng ruộng sau 7 tháng hoặc mẫu bị chôn vùi sau 4 tháng
(Wang và cs., 1996).
Bào tử nấm P. fuligena lan truyền trong không khí và rơi trên lá cà chua, sự
xâm nhiễm của nấm bệnh qua lỗ khí khổng lá xảy ra nhanh, nhưng triệu chứng bệnh
được thể hiện khá chậm sau 10 - 14 ngày và thường xuất hiện ở các lá phía gốc,
bệnh phát triển chậm khi cây còn nhỏ nhưng tăng rất nhanh khi cây đã già (Hartman
và Wang, 1992; Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2010). Mersha (2008) cho biết

9


bào tử nấm P. fuligena nảy mầm và các sợi sơ cấp bắt đầu xuyên qua lỗ khí khổng
lá cà chua sau 48 giờ và những vết bệnh đầu tiên xuất hiện được nhìn thấy sau
chủng bệnh 7 ngày. Trước đó, Wang và cs. (1996) cho biết có 10% và 31% bào tử
nảy mầm đã xuyên qua lỗ khí khổng sau 72 và 120 giờ, nhưng những vết bệnh đầu
tiên được nhìn thấy sau 6 ngày và các sợi nấm màu trắng xám xuất hiện từ miệng lỗ
khí khổng sau chủng bệnh 11 ngày.

Nấm P. fuligena thích nghi cao với điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ ban ngày
trung bình đến cao và nhiệt độ ban đêm thấp, bệnh có thể xảy ra trong suốt vụ và
chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm và thời gian lá bị ẩm ướt (Blazquez, 1991;
Wang và cs., 1996). Bệnh phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 26 - 280C và không phát
triển ở 340C (Hartman và cs., 1991). Trước đó, Yamada (1951) cho biết nhiệt độ tối
thích và tối đa để bào tử nấm P. fuligena nảy mầm là 260C và 360C (trích dẫn bởi
Mersha, 2008). Không giống như nhiều loài nấm bệnh khác, bào tử nấm P. fuligena
không yêu cầu nước tự do để nảy mầm, mặc dù, sự nảy mầm của bào tử trong nước
tự do là tốt hơn, bào tử có thể nảy mầm ở ẩm độ 91% và 96,5 - 100%, nhưng không
nảy mầm ở ẩm độ ≤ 84,5% (Hartman và cs., 1991).
Theo Hartman và cs. (1991), nhiệt độ cao ở các tháng mùa hè cản trở bệnh
mốc đen phát triển, tuy nhiên, kết quả quan sát bệnh mốc đen tại AVRDC của
Hartman và Wang (1992) lại cho thấy bệnh phát triển mạnh trong cả mùa nắng và
mùa mưa trên cây cà chua trồng trong nhà kính. Mức độ bệnh phụ thuộc vào thời
gian lá bị ẩm ướt và mật số bào tử nấm lây nhiễm, mật số bào tử thấp thì diện tích lá
bị bệnh thấp hơn (< 8%) so với 46% và 88% xảy ra ở mật độ 500 bào tử/ml và 5000
bào tử/ml, diện tích lá bị bệnh lớn nhất khi duy trì ẩm độ trong khoảng thời gian dài.
Wang và cs. (1995) cho biết, có 20 loài thuộc họ cà (Solanaceae) phát triển
triệu chứng bệnh khi được lây nhiễm nhân tạo, mức độ bệnh phụ thuộc vào giống và
điều kiện môi trường. Trong đó, 32 dòng ớt thuộc 4 loài Capsicum spp., 24 dòng cà
tím thuộc 4 loài Solanum spp., 46 dòng thuộc loài Lycopersicon spp. biểu hiện triệu
chứng bệnh trong cả điều kiện phòng và ngoài đồng. Trong 46 dòng Lycopersicon,
các dòng thuộc L. esculentum mẫn cảm nhất và các dòng thuộc L. hirsutum kháng

10


×