Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.4 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

ĐẶNG THỊ THU LÀNH

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI
DÂN Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 4/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

ĐẶNG THỊ THU LÀNH

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI
DÂN Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số

: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Hướng dẫn Khoa học:
TS. TRẦN ĐẮC DÂN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 4/2011


TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI
DÂN Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC
ĐẶNG THỊ THU LÀNH

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. NGUYỄN NGỌC THÙY
Đại học Nông Lâm TP. HCM

2. Thư ký:

TS. NGUYỄN HỮU DŨNG
Đại học Kinh Tế TP. HCM

3. Phản biện 1:

TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Đại học Nông Lâm TP.HCM

4. Phản biện 2:


TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN
Đại học Kinh Tế TP. HCM

5. Ủy viên:

TS. THÁI ANH HÒA
Đại học Nông Lâm TP.HCM

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Đặng Thị Thu Lành sinh ngày 09 tháng 01 năm 1983 tại xã Tân
Phú, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An; con ông Đặng Văn Nghi và bà Nguyễn Thị
Tám.
Năm 2001 tốt nghiệp PTTH tại trường THPT Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa,
tỉnh Long An.
Năm 2006 tốt nghiệp đại học ngành Phát triển nông thôn và Khuyến nông hệ
chính qui tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 09 năm 2008 theo học Cao học ngành Kinh tế nông nghiệp tại trường
đại học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: 567/2 tổ 3, khu phố 6, đường Đỗ Xuân Hợp, phường Phước
Long B, quận 9, TP.HCM
Điện thoại: 0905084288
Email:

ii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.

Học viên

Đặng Thị Thu Lành

iii


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến cha mẹ tôi,
người đã sinh ra tôi và dạy dỗ tôi cho đến ngày hôm nay
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Đắc Dân đã tận tụy hướng dẫn cho tôi
được hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quí thầy cô ở phòng sau đại học đã tận tình giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian viết luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị ở Sở lao động thương binh và
xã hội tỉnh Bình Phước, Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Phước.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người bạn cùng lớp đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập của mình.

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Tác động của các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đến đời sống của người dân huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước” được thực hiện tại

4 xã Đồng Tâm, Thuận Lợi, Tân Lợi, Tân Tiến của huyện Đồng Phú, tỉnh Bình
Phước. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp điều tra chọn mẫu 160 hộ,
bao gồm 80 hộ có tham gia các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn
và 80 hộ không tham gia. Ngoài ra, 30 chuyên gia trong lĩnh vực phát triển ngành
nghề nông thôn và xóa đói giảm nghèo cũng được phỏng vấn. Qua kết quả điều tra
cho thấy rằng nhóm hộ tham gia các lớp đào tạo nghề có đời sống khá hơn so với
nhóm hộ không tham gia học nghề về con người, tài chính, tài sản vật chất và xã
hội. Đối với nhóm hộ có tham gia học nghề thì thu nhập bình quân hộ một năm sẽ
tăng lên 0,14 lần so với thu nhập bình quân của nhóm hộ không tham gia học nghề.
Do đó, đề tài khuyến khích lao động nông thôn nên tham gia học nghề vì đây là cơ
hội để thoát nghèo bền vững. Đồng thời, các ban, ngành, đoàn thể cần có chính sách
phù hợp hơn trong công tác đào tạo nghề của địa phương.

v


SUMMARY
The thesis "The impact of training programs for rural workers on people's
life, Dong Phu District, Binh Phuoc Province," was conducted in four communes of
Dong Tam, Thuan Loi, Tan Loi, Tan Tien at district Dong Phu, Binh Phuoc
province. Research was conducted by using sampling survey method, interviewing
160 households, including 80 households participating in training programs for rural
workers and 80 households not participating. 30 experts in the field of human
resource development and rural poverty reduction were also interviewed. Survey
results showed that households’life participating in the training class is better than
life of households not participating in training, regarding human, financial, physical
and social aspects. For groups of trainees involved, the average household income
per year increased 0,14 compared to the average income of households not
participating in vocational training. Therefore, that are recommended that rural
workers should participate in training because this is an opportunity for them to

escape sustainably poverty. Simultaneously, government authorities should adopt
policies more appropriately against vocational training activities.

vi


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa
Trang Chuẩn Y

i

Lý Lịch Cá Nhân

ii

Lời Cam đoan

iii

Cảm tạ

iv

Tóm tắt

v

Mục lục


vii

Danh sách chữ viết tắt

xi

Danh sách các hình

xii

Danh sách các bảng

xiii

MỞ ĐẦU

1

1.TỔNG QUAN

5

1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

5

1.1.1. Tổng quan về ngành nghề nông thôn Việt Nam

5


1.1.2. Tổng quan về đào tạo ngành nghề cho lao động nông thôn Việt Nam

6

1.1.3. Tình hình đào tạo ngành nghề nông thôn hiện nay

9

1.2. Tổng quan về địa bàn huyện Đồng Phú

12

1.2.1. Vị trí địa lý

12

1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội

13

1.2.2.1. Dân số và lao động

13

1.2.2.2. Những thành tựu về kinh tế của huyện Đồng Phú

13

1.2.2.3. Thành tựu về văn hóa – xã hội


15

1.3. Tổng quan về NNNT ở huyện Đồng Phú

16

2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

2.1. Các khái niệm

18

vii


2.1.1. Nông thôn

18

2.1.1.1. Khái niệm

18

2.1.1.2. Vai trò của nông thôn

18


2.1.1.3. Phân loại và triển vọng phát triển vùng nông thôn ở Việt Nam

18

2.1.2. Ngành nghề nông thôn

20

2.1.3. Thu nhập

20

2.1.4. Hộ nông dân

21

2.1.5. Đời sống

21

2.2. Phương pháp nghiên cứu

21

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

21

2.2.2. Thu thập số liệu


21

2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

21

2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

22

2.2.2.3. Phiếu điều tra

22

2.2.2.4. Phương pháp điều tra

22

2.2.3. Chỉ tiêu phân tích

23

2.2.3.1. Các chỉ tiêu về điều kiện sống

23

2.2.3.2. Các chỉ tiêu về mặt xã hội

23


2.2.3.3. Chỉ tiêu về thu nhập

23

2.2.3.4. Khảo sát về sinh kế của con người

23

2.3. Phương pháp phân tích

25

2.3.1. Phương pháp chuyên gia

25

2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

25

2.3.3. Phương pháp hồi quy tương quan

25

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

29

3.1. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn


29

3.1.1. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Bình Phước

29

3.1.2. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Đồng Phú

31

3.2. Thông tin của mẫu điều tra năm 2009

33

viii


3.2.1. Thông tin về hộ gia đình năm 2009

33

3.2.1.1. Tổng mẫu điều

33

3.2.1.2. Đối với hộ có tham gia chương trình đào tạo nghề

35

3.2.2. Nhà ở của hộ điều tra năm 2009


36

3.2.2.1. Đối với hộ có tham gia chương trình đào tạo nghề

36

3.2.2.2. Đối với hộ không tham gia chương trình đào tạo nghề

37

3.2.3. Đất đai của hộ điều tra năm 2009

39

3.2.4. Phương tiện sinh hoạt và sản xuất của hộ điều tra năm 2009

39

3.2.5. Thu nhập của hộ điều tra năm 2009

42

3.2.6. Chi tiêu của hộ điều tra năm 2009

46

3.2.7. Cơ sở hạ tầng của hộ điều tra năm 2009

48


3.2.7.1. Nhóm hộ có tham gia các lớp đào tạo nghề

48

3.2.7.2. Nhóm hộ không tham gia các lớp đào tạo nghề

50

3.2.8. Giáo dục, y tế, môi trường của hộ điều tra năm 2009

52

2.8.1. Giáo dục của hộ điều tra năm 2009

52

3.2.8.2. Y tế của hộ điều tra năm 2009

55

3.2.8.3. Môi trường của hộ điều tra năm 2009

56

3.2.9. Thông tin khác của hộ điều tra năm 2009

57

3.2.10. Đánh giá sinh kế của hộ điều tra năm 2009


59

3.3. Ước lượng mô hình thu nhập của hộ điều tra năm 2009

63

3.4. Đề xuất một số giải pháp trong công tác đào tạo nghề cho lao động

66

nông thôn giai đoạn 2011 - 2020
3.4.1. Giải pháp về nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức xã và lao

67

động nông thôn ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước
3.4.2. Giải pháp về hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông

68

thôn của địa phương
3.4.3. Giải pháp về việc làm cho lao động nông thôn sau khi tham gia các

68

lớp đào tạo nghề ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước
3.4.4. Giải pháp về phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề ở huyện Đồng

ix


69


Phú, tỉnh Bình Phước
3.4.5. Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý về công

70

tác đào tạo nghề ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước
3.4.6. Giải pháp phát triển chương trình, giáo trình, học liệu.

70

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

72

Kết luận

72

Kiến nghị

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

75


PHỤ LỤC

78

x


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CNKT

Công nhân kỹ thuật

CP

Chính phủ

CSHT

Cơ sở hạ tầng

ĐTDĐ

Điện thoại di động

ĐTTH


Điều tra tổng hợp

ĐP

Địa phương

GT

Giao thông

HV

Học viên

KHCN

Khoa học công nghệ

KTTCNN

Kỹ thuật trong cây nông nghiệp

KD

Kinh doanh

LĐ-TB và XH

Lao động - Thương binh và Xã hội


MVT

Máy vi tính

NNNT

Ngành nghề nông thôn

NTCS

Nông trường cao su

QL, CS và KTCS

Quản lý, chăm sóc và khai thác cao su

TBKH

Tiến bộ khoa học

SL

Số lượng

SLBQ

Số lượng bình quân

SX


Sản xuất

TG

Tham gia

TH

Trung học

TTTH

Thông tin tổng hợp

TN

Thu nhập

XD

Xây dựng

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG


Hình 2.1. Sơ đồ đánh giá sinh kế của con người

24

Hình 3.1. Cơ cấu lao động của tổng mẫu điều tra năm 2009

34

Hình 3.2. Cơ cấu lao động của nhóm hộ tham gia học nghề năm 2009

35

Hình 3.3. Nhà ở đối với nhóm hộ có tham gia học nghề năm 2009

36

Hình 3.4. Nhà ở đối với nhóm hộ không tham gia học nghề năm 2009

37

Hình 3.5. Sơ đồ sinh kế của hộ điều tra trước và sau khi có chương trình

60

dạy nghề
Hình 3.6. Sơ đồ đánh giá của các chuyên gia về sinh kế hộ điều tra năm
2009

xii


62


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 1.1.Một số chỉ tiêu đạt được của huyện Đồng Phú GĐ 2005 – 2009

13

Bảng 2.1. Danh sách các biến độc lập

26

Bảng 3.1. Kết quả dạy nghề của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2005 – 2009

30

Bảng 3.2. Kết quả dạy nghề của huyện Đồng Phú giai đoạn 2005 – 2009

31

Bảng 3.3. Thông tin cơ bản của hộ gia đình năm 2009

33

Bảng 3.4. Cơ cấu nghề nghiệp của các hộ điều tra năm 2009


34

Bảng 3.5. Điều kiện nhà ở của các hộ điều tra năm 2009

37

Bảng 3.6. Đánh giá chất lượng nhà ở so với trước đây

38

Bảng 3.7. Đất đai của các hộ điều tra trước và sau năm 2005 đến 2009

39

Bảng 3.8. Phương tiện sinh hoạt và sx của các hộ điều tra năm 2009

40

Bảng 3.9. Đánh giá phương tiện sinh hoạt và sản xuất so với trước đây

41

Bảng 3.10. Thu nhập của nhóm hộ có tham gia học nghề năm 2009

42

Bảng 3.11. Thu nhập của nhóm hộ không tham gia học nghề năm 2009

43


Bảng 3.12. Đánh giá thu nhập của các hộ điều tra so với trước đây

45

Bảng 3.13. Chi tiêu của hộ gia đình năm 2009

46

Bảng 3.14. Đánh giá chi tiêu của các hộ điều tra so với trước đây

47

Bảng 3.15. Thông tin cơ sở hạ tầng của các hộ điều tra năm 2009

49

Bảng 3.16. Đánh giá về CSHT của các hộ điều tra so với trước đây

51

Bảng 3.17. Trình độ học vấn của các hộ điều tra năm 2009

53

Bảng 3.18. Đánh giá về giáo dục so với trước đây

54

Bảng 3.19. Đánh giá về y tế so với trước đây


55

Bảng 3.20. Đánh giá về môi trường so với trước đây

56

Bảng 3.21. Sự tham gia chính quyền của các hộ điều tra năm 2009

57

Bảng 3.22. Đánh giá sự tham gia chính quyền so với trước đây

58

Bảng 3.23. Sinh kế của hộ điều tra trước và sau khi có CT dạy nghề

59

Bảng 3.24. Đánh giá của các chuyên gia về sinh kế hộ điều tra năm 2009

60

Bảng 3.25. Ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến TN của hộ điều tra

63

xiii


MỞ ĐẦU

Sự cần thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu khá toàn
diện và to lớn. Tuy nhiên, những kết quả đó vẫn chưa xứng với tiềm năng, lợi thế và
chưa đồng đều giữa các vùng. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức
sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng
suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Công nghiệp, dịch vụ và
ngành nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
lao động nông thôn. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn
thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Mức độ
chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh
các vấn đề xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là chất
lượng lao động nông thôn nước ta còn thấp, có nơi rất thấp (Tuấn Minh, 2009).
Bình Phước là một tỉnh miền núi ở phía Tây của vùng Đông Nam Bộ, hiện
có trên 433.000 lao động, lao động ở khu vực nông thôn trên 360.000 người chiếm
tới 84,4% trên tổng số lao động toàn tỉnh (Cục Thống kê Bình Phước, 2009). Trong
đó chỉ có 18,7% lao động đã qua đào tạo nghề. Tỉnh có 11 trường, cơ sở dạy nghề
(3 cơ sở tư thục) mỗi năm đào tạo được khoảng 12.000 lao động, chưa đáp ứng
được nhu cầu lao động của các đơn vị sản xuất trong tỉnh. Mặt khác, các cơ sở đào
tạo nghề chủ yếu tập trung tại thị xã, các thị trấn nên phần lớn nông dân, nhất là ở
vùng sâu vùng xa (những người đang rất cần được bồi dưỡng, đào tạo) chưa tiếp
cận được với các lớp đào tạo nghề.
Việc đánh giá đúng thực trạng và sự tác động của các chương trình ngành
nghề nông thôn ảnh hưởng đến cuộc sống của người nông dân như thế nào là hết

1


sức cần thiết. Từ đó có những chính sách, chủ trương, giải pháp phù hợp cho công
tác dạy nghề nhằm tạo việc làm và giải quyết lao động nông thôn, tăng thu nhập cho

người dân nông thôn.
Với những ý tưởng trên, học viên chọn đề tài “Tác động của các chương
trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến đời sống của người dân ở huyện
Đồng Phú, tỉnh Bình Phước”. Đề tài tập trung phân tích về tình hình đời sống của
các nông hộ, đánh giá xu hướng thay đổi cơ cấu trong thu nhập và các mặt về kinh
tế - xã hội của các nông hộ tham gia trong các chương trình dạy nghề của Tỉnh và
Huyện. Từ đó, học viên đưa ra một số kiến nghị và các giải pháp nhằm nâng cao
hơn nữa công tác giảng dạy, công tác tổ chức, công tác giải quyết việc làm cũng
như việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu, phân tích và đánh giá tác động
của các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến đời sống người dân
ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Mục tiêu cụ thể:
- Mô tả thực trạng về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện
Đồng Phú
- Phân tích những thay đổi về đời sống và thu nhập của nông hộ sau khi tham
gia các chương trình đào tạo nghề.
- Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ sau khi
có các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Đề xuất một số giải pháp trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông
thôn giai đoạn 2011 - 2020
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về không gian: đề tài được nghiên cứu trong phạm vi 4
xã của huyện Đồng Phú gồm: Đồng Tâm, Thuận Lợi, Tân Lợi, Tân Tiến. Đây là
những xã có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và dân nhập cư, đời sống gặp không ít
những khó khăn, vấn đề đào tạo lao động và giải quyết việc làm rất cần thiết.

2



Phạm vi nghiên cứu về thời gian: đề tài được thực hiện dựa vào số liệu niên
giám thống kê của tỉnh, huyện từ năm 2005 đến năm 2009 và số liệu điều tra phỏng
vấn. Đề tài dự kiến thực hiện từ tháng 8/2010 đến 2/2011.
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung
tìm hiểu về đời sống của các hộ nông dân sau khi có các chương trình đào tạo nghề
cho lao động nông thôn của huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Do đó, đối tượng
nghiên cứu chủ yếu là đời sống của các nông hộ khi có các chương trình này từ
2005 đến 2009 của huyện Đồng Phú.
Nội dung dự kiến của đề tài
Đề tài bao gồm 5 nội dung sau:
Đặt vấn đề
Giới thiệu sự cần thiết của đề tài; mục tiêu nghiên cứu của đề tài; phạm vi
nghiên cứu của đề tài; nội dung dự kiến của đề tài.
Chương 1: Tổng quan
Tổng quan các tài liệu nghiên cứu về chương trình đào tạo ngành nghề cho lao
động nông thôn; tổng quan về địa bàn huyện Đồng Phú: vị trí địa lý, tình hình kinh
tế xã hội của Huyện,…; tổng quan về ngành nghề nông thôn của huyện Đồng Phú.
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các khái niệm; các phương pháp nghiên cứu bao gồm: chọn điểm nghiên
cứu, thu nhập số liệu, các chỉ tiêu phân tích,…; các phương pháp phân tích: phương
pháp chuyên gia, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp hồi qui tương quan,…
Chương 3: Kết quả và Thảo luận
- Mô tả thực trạng về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện
Đồng Phú;
- Phân tích những thay đổi về đời sống và thu nhập của nông hộ sau khi tham
gia các chương trình đào tạo nghề;
- Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ sau khi
tham gia các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn;


3


- Đề ra một số giải pháp trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
giai đoạn 2011 - 2020
Kết luận và Đề nghị
Nêu lên những kết luận chính, những vấn đề còn tồn tại để từ đó đưa ra các
kiến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo.

4


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan về ngành nghề nông thôn Việt Nam
Thời gian gần đây, sự phát triển nghề và làng nghề đã góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông
nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn và góp phần giải
quyết việc làm cho nhiều lao động.
Khu vực nông thôn đang tập trung một số lượng lớn lực lượng lao động của
cả nước và với tốc độ tăng khoảng hơn 2,5% năm. Các ngành nghề ở nông thôn đã
thu hút khoảng 29,5% lực lượng lao động tại chỗ. Hoạt động ngành nghề đã phát
triển mạnh trong khuôn khổ hộ gia đình. Hiện cả nước có khoảng trên 1,33 triệu hộ
nông dân phát triển ngành nghề phi nông nghiệp. Thu nhập từ các ngành nghề này
cao gấp 2 đến 3 lần so với sản xuất nông nghiệp, đời sống của người dân trong vùng
được cải thiện rõ rệt (Bùi Quang Bình, 2002).
Cả nước đã có khoảng 24.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn hoạt
động trong các lĩnh vực thủy sản, thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và thương mại
nông thôn... (VN embassy, 2001).

Từ năm 1993 trở lại đây, sau khi Nghị quyết của Chính phủ về chuyển đổi cơ
cấu kinh tế nông thôn được ban hành, cả nước đã đẩy mạnh khôi phục các nghề,
làng nghề truyền thống; phát triển nghề, làng nghề mới. Tuy nhiên, hiện nay, tốc độ
phát triển ngành nghề tương đối cao, nhưng chủ yếu là loại hình kinh tế hộ chiếm
tới 97% với qui mô nhỏ, sức cạnh tranh yếu, hạn chế khả năng phát triển theo
hướng công nghiệp hóa (Đoàn Văn Khái, 2005).

5


Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mục tiêu phát triển ngành
nghề nông thôn trong những năm tới là tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
theo hướng tăng tỷ trọng GDP của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-dịch vụ. Năm
2010 tỷ lệ này đạt khoảng 70%. Dự kiến, hàng năm thu hút 400-500 ngàn lao động
nông thôn vào các hoạt động ngành nghề, góp phần tăng thu nhập ở khu vực nông
thôn, hạn chế khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn, tăng kim ngạch
xuất khẩu từ tiểu thủ công nghiệp nông thôn, đến 2010 đạt 1-1,5 tỷ USD (Bộ LĐTB và XH, 2005).
Các địa phương sẽ chú trọng phát triển mạnh các ngành nghề có nhiều tiềm
năng, lợi thế như chế biến nông sản, chế biến gỗ và lâm sản, tiểu thủ công. Khoảng
1.000 làng nghề truyền thống hiện có sẽ được khôi phục và phát triển. Các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn sẽ được chú trọng phát triển, nâng cao tính cạnh
tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành nghề nông thôn.
Nhà nước cũng sẽ có chính sách ưu đãi nghệ nhân và đào tạo tay nghề, hoàn
thiện hệ thống pháp luật, chính sách để tạo lập, phát triển môi trường thể chế phát
triển làng nghề.
1.1.2. Tổng quan về đào tạo ngành nghề cho lao động nông thôn Việt Nam
Theo Oshima (1987), trước hết khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và
thành thị sẽ được cải thiện ngay từ giai đoạn đầu, do việc tập trung phát triển khu
vực nông thôn dựa trên chính sách cải cách ruộng đất, dựa trên sự trợ giúp của Nhà
nước về giống, kỹ thuật đồng thời mở rộng và phát triển ngành nghề đã làm cho thu

nhập ở nông thôn (vốn là khu vực có thu nhập thấp nhất trong xã hội) được tăng
dần.
World Bank (1993), đã đưa ra mô hình “phân phối lại cùng với tăng trưởng”.
Để có thể thực hiện “phân phối lại cùng với tăng trưởng” trong nông nghiệp cần
thực hiện các chính sách: Trợ giúp đào tạo nghề nhằm cải thiện trình độ văn hóa, kỹ
năng lao động giúp họ có thể dễ chuyển sang khu vực kinh tế công nghiệp. Đầu tư
cơ sở hạ tầng cho nông thôn và tài trợ vốn cho các hộ nông dân sản xuất ở vùng
nông thôn. Đầu tư và mở rộng mạng lưới dịch vụ cộng đồng như nước sạch, chăm

6


sóc sức khoẻ, cung cấp hàng hoá thiết yếu về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng
thiết yếu khác ở nông thôn.
Lý thuyết phát triển mới (new growth theory) hay còn gọi là thuyết nội sinh
(Endogenous development) muốn nói rằng việc tăng trưởng kinh tế dựa vào hệ
thống bên trong thay vì những tác động bên ngoài. Trọng tâm của lý thuyết là sự
tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào yếu tố rất quan trọng đó là tiến bộ công nghệ,
nhưng tiến bộ công nghệ lại phụ thuộc vào các yếu tố bên trong, thay vì những tác
nhân bên ngoài như mô hình tân cổ điển đặc trưng bởi “số dư của Solow (Solow
residual)”. Các yếu tố tác động đến công nghệ là vốn con người, sự đầu tư của khu
vực công. Để có được vốn con người lại cần có sự đầu tư của Nhà nước như giáo
dục, nghiên cứu khoa học.
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đào tạo nghề ở Việt Nam có lịch
sử khá lâu đời, gắn liền với sự phát triển của các làng nghề, của sản xuất nông
nghiệp. Hầu như ở bất cứ làng quê nào cũng có những dấu ấn của sự học nghề và
dạy nghề. Sau này, cùng với sự phát triển và đa dạng hoá các ngành nghề sản xuất,
các nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ cũng đã được tổ chức đào tạo. Tuy
nhiên, đào tạo nghề có tính hệ thống và gắn với sản xuất công nghiệp chỉ thực sự
bắt đầu, kể từ khi hình thành Tổng cục Đào tạo Công nhân kỹ thuật năm 1969. Từ

đó đến nay, trải qua nhiều thăng trầm, nhưng đào tạo nghề đã khẳng định được vai
trò của mình trong việc tạo ra một đội ngũ lao động kỹ thuật cho các ngành kinh tế
quốc dân và để lại một số dấu ấn trong quá trình phát triển của lĩnh vực này.
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong một thời gian dài chưa
được coi trọng đúng mức. Nhiều bộ, ngành, địa phương, cán bộ, Đảng viên và xã
hội nhận thức chưa đầy đủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi đào tạo
nghề chỉ là cứu cánh có tính thời điểm, không phải là vấn đề quan tâm thường
xuyên, liên tục và có hệ thống (Tuấn Minh, 2009).
Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề đến nay mới đạt 18,7%, còn rất
thấp so với bình quân chung của cả nước là 25%; lao động nông thôn qua đào tạo
nghề có sự chênh lệch lớn giữa các vùng kinh tế (vùng đồng bằng sông Hồng

7


19,4%, đồng bằng sông Cửu Long 17,9%; trong khi đó vùng Tây Bắc chỉ có 8,3%)
(Tuấn Minh, 2009).
Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị, còn
ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, số lượng cơ sở dạy nghề rất ít,
quy mô dạy nghề nhỏ và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo chưa đáp ứng
được yêu cầu (Tuấn Minh, 2009).
Ngân sách Nhà nước bố trí cho dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao
động nông thôn nói riêng chưa tương xứng với yêu cầu tăng quy mô và nâng cao
chất lượng dạy nghề.
Kinh phí Dự án "Tăng cường năng lực dạy nghề" thuộc chương trình mục
tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo đến năm 2010 trong những năm qua tăng nhanh,
nhưng số lượng trường và trung tâm dạy nghề được hỗ trợ đầu tư của Dự án còn ít
(mới chỉ hỗ trợ cho 3 trường tiếp cận trình độ khu vực; 60 trường trọng điểm; 50
trường trung cấp nghề khó khăn; 219 trung tâm dạy nghề cấp huyện).
Mức kinh phí hỗ trợ cho các trung tâm dạy nghề cấp huyện cũng hạn chế,

mỗi trung tâm dạy nghề mới được hỗ trợ với mức 500 – 800 triệu đồng/năm, nhiều
trung tâm dạy nghề mới được đầu tư trong 1 – 2 năm gần đây. Dự án mới chỉ bố trí
kinh phí để xây dựng các chương trình khung dạy nghề trình độ trung cấp nghề, cao
đẳng nghề, chưa bố trí kinh phí để xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy
nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; kinh phí dạy nghề cho lao
động nông thôn trong. Dự án mới chỉ hỗ trợ cho khoảng 300.000 đồng/ người/năm.
Mức hỗ trợ như vậy là thấp so với yêu cầu thực tế.
Khắc phục thực trạng nêu trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ
trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ và các Bộ,
Ngành, các Tổ chức đoàn thể liên quan xây dựng Đề án "Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020".
Đề án xây dựng cho 3 giai đoạn. Trong giai đoạn 2009-2010, một mặt tiếp
tục thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo. Dự án "Tăng cường năng lực
dạy nghề" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo đến năm 2010

8


(khoảng 800.000 người trong 2 năm 2009 – 2010), mặt khác thực hiện các công
việc cần thiết để chuẩn bị triển khai đại trà cho các giai đoạn tiếp. Giai đoạn 2011 2015: Đào tạo nghề cho 5.200.000 lao động nông thôn. Giai đoạn 2016 – 2020: Đào
tạo nghề cho 6.000.000 lao động nông thôn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức,
năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội, đào tạo chuyên sâu cho
500.000 lượt cán bộ, công chức xã.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách Nhà nước dự kiến là
32.679 tỷ đồng. Trong số đó, kinh phí dạy nghề lao động nông thôn là 31.153 tỷ
đồng (25.551 tỷ đồng để chi hỗ trợ nông dân học nghề; 5.105 tỷ đồng đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các trường, trung tâm dạy nghề huyện).
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã là 1.526 tỷ đồng.
Đề án áp dụng cơ chế huy động tối đa nguồn, đồng thời, huy động thêm
nguồn lực của các tổ chức quốc tế, các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp, cá nhân và

cộng đồng.
Theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, đào tạo
nghề cho lao động nông thôn là con đường có hiệu quả cao nhất, ứng dụng khoa học
công nghệ vào nông nghiệp nông thôn. Theo tính toán, 179 nghề cần phải đào tạo
cho nông dân, đồng thời cần phải thay đổi cung cách đào tạo, để người nông dân
được chọn trường, chọn nghề cần học. Trường đào tạo nghề cho nông dân không
nhất thiết là trường của Nhà nước, do vậy cần đẩy mạnh xã hội hóa và đào tạo nghề
cho nông dân; ưu tiên đào tạo nghề cho những người nông dân bị thu hồi đất nông
nghiệp để chuyển sang đất công nghiệp, đô thị (Bộ LĐ-TB và XH, 2005).
1.1.3. Tình hình đào tạo ngành nghề nông thôn hiện nay
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một yêu cầu cấp bách, bảo đảm nâng
cao chất lượng lao động, từ đó nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ ở nông thôn, đem lại thu nhập cho người lao động và sự phồn
vinh của nông thôn (Vũ Quốc Tuấn, 2010).
Kết thúc năm 2009, kinh tế nước ta đã có những dấu hiệu phục hồi rõ nét;
trong đó, có vai trò quan trọng của nông nghiệp. Có thể kể ra những điểm nổi trội

9


nhất của nông nghiệp năm 2009 là: sản lượng lúa gạo đạt mức kỷ lục; lượng gạo
xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay; tốc độ tăng đàn gia cầm cũng đạt mức cao nhất
từ trước đến nay; hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu tuy có giảm về giá trị (do giá
xuất khẩu giảm) nhưng vẫn tăng về số lượng…
Tuy nhiên, năng suất, chất lượng của sản phẩm hàng hóa nông nghiệp vẫn
còn thấp xa so với tiềm năng cũng như so với một số nước trong khu vực. Một
nguyên nhân chủ yếu trong đó là chất lượng lao động trong nông thôn còn quá thấp;
đã làm cho thu nhập của người lao động không thể tăng nhanh; gây ra chênh lệch
giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng nhiều; trong nông thôn, vẫn còn
chênh lệch đáng kể về thu nhập giữa lao động có nghề và lao động không nghề.

Chính sách xóa đói giảm nghèo tuy đã đạt được một số kết quả, nhưng rõ
ràng không thể chỉ dừng lại ở chỗ cấp đất, tặng nhà, thực hiện các chính sách “ưu
đãi” hộ nghèo, mà việc giảm nghèo phải được thực hiện chủ yếu bằng việc nâng cao
chất lượng lao động của lao động nông thôn; nói cách khác, bằng việc đào tạo nghề
cho họ, để họ có thể thoát nghèo và giàu lên ngay trên mảnh đất quê hương họ
(Đoàn Xuân Khái, 2005).
Trong các làng nghề, thu nhập của người lao động thường cao gấp 2 - 3 lần
hoặc hơn nữa so với lao động ở các làng thuần nông là một thực tế có sức thuyết
phục. Tất nhiên, có thể đưa lao động từ tỉnh nghèo sang tỉnh có điều kiện phát triển
hơn hoặc đưa lao động nghèo đi lao động có ở nước ngoài, coi đây như là một giải
pháp giảm nghèo, nhưng không thể coi là giải pháp cơ bản (Vũ Quốc Tuấn, 2010).
Trong nông thôn hiện nay, người lao động cần được đào tạo về tất cả những
nghề có tác dụng trực tiếp phục vụ công cuộc xây dựng nông thôn mới. Nhu cầu
thâm canh, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi để tăng thêm số lượng và nhất là tăng
thêm chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm vẫn đòi hỏi người lao động nông
nghiệp có thêm những kỹ năng mới, kể cả về nước, phân, cần, giống với công cụ và
vật tư theo công nghệ mới (Vũ Quốc Tuấn, 2010).
Cùng với việc tăng năng suất cây trồng, vật nuôi là việc tăng thêm giá trị của
hàng hóa bằng các nghề chế biến nông sản - ngành công nghiệp đặc biệt quan trọng

10


×