Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CANH TÁC RAU MẦM CỦ CẢI TRẮNG (Raphanus sativus L.) TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*************************

DƯƠNG ĐỨC TRỌNG

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CANH TÁC RAU MẦM
CỦ CẢI TRẮNG (Raphanus sativus L.) TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 10/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*************************

DƯƠNG ĐỨC TRỌNG

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CANH TÁC RAU MẦM
CỦ CẢI TRẮNG (Raphanus sativus L.) TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số

: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Hướng dẫn Khoa học:
TS. VÕ THÁI DÂN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2011


HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CANH TÁC RAU MẦM
CỦ CẢI TRẮNG (Raphanus sativus L.) TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG ĐỨC TRỌNG

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

GS. TS. MAI VĂN QUYỀN
Viện Công nghệ Sau thu hoạch

2. Thư ký:

TS. BÙI MINH TRÍ
Đại học Nông Lâm TP. HCM

3. Phản biện 1:

PGS. TRỊNH XUÂN VŨ
Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. HCM


4. Phản biện 2:

TS. PHẠM THỊ MINH TÂM
Đại học Nông Lâm TP. HCM

5. Ủy viên:

TS. VÕ THÁI DÂN
Đại học Nông Lâm TP. HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên Dương Đức Trọng, sinh ngày 05 tháng 6 năm 1973 tại huyện Bình
Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, là con ông Dương Công Niệm và bà Nguyễn Thị
Bảy.
Tốt nghiệp PTTH tại Trường Phổ thông trung học Bình Chánh, huyện Bình
Chánh, thành phố Hồ Chí Minh năm 1991.
Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Trồng trọt hệ chính quy tại Trường Đại
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh năm 1998.
Từ tháng 7 năm 1998 đến tháng 6 năm 2001 công tác tại Trạm Khuyến
nông Bình Chánh – Bình Tân – Quận 8, Trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ
Chí Minh, chức vụ: Cán bộ kỹ thuật.
Từ tháng 7 năm 2001 đến tháng 3 năm 2006 công tác tại Trạm Khuyến
nông Bình Chánh – Bình Tân – Quận 8 thuộc Trung tâm Khuyến nông thành phố
Hồ Chí Minh, chức vụ: Phó Trưởng trạm.
Từ tháng 4 năm 2006 đến tháng 9 năm 2010 công tác tại Trạm Khuyến
nông Bình Chánh – Bình Tân – Quận 8 (nay là Trạm Khuyến nông Bình Chánh –

Bình Tân) thuộc Trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh, chức vụ:
Trưởng trạm.
Từ tháng 10 năm 2010 đến nay công tác tại Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thành phố Hồ Chí Minh, chức vụ: Phó trưởng Phòng Nông nghiệp.
Tháng 9 năm 2007 theo học Cao học chuyên ngành Trồng trọt tại trường
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: Cơ quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành
phố Hồ Chí Minh, số 176 – đường Hai Bà Trưng – phường Đakao – quận 1; nhà
riêng: 325/1/9 – đường Đất Mới – phường Bình Trị Đông A – quận Bình Tân –
thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0903871465
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Ký tên

Dương Đức Trọng

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi
đã nhận được sự động viên, chỉ bảo nhiệt tình của quý thầy cô giáo, sự giúp đỡ

nhiệt tình của bạn bè, đồng nghiệp trong suốt quá trình thực hiện đề tài, xin bày tỏ
lời cám ơn chân thành đến:
Thầy TS. Võ Thái Dân đã tận tình dìu dắt, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài để luận văn hoàn thành đúng hạn.
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, phòng
Đào tạo Sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học đã tạo điều kiện thuận lợi để
tôi hoàn thành luận văn.
Quý thầy cô tham gia giảng dạy, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
khoa học và thực tế vô cùng quý báu.
Ban Giám đốc Trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện thuận lợi về thời gian và kinh phí để tôi tham gia khóa học và hoàn thành
luận văn.
Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian để hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này, cho phép tôi gửi đến tập thể Trạm Khuyến nông Bình Chánh
– Bình Tân đã hỗ trợ thí nghiệm để tôi hoàn thành luận văn.
Phòng Thí nghiệm – Chi cục Bảo vệ Thực thành phố đã hỗ trợ trang thiết bị
để bảo quản, sấy mẫu thí nghiệm để tôi hoàn thành luận văn.

iv


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quy trình canh tác rau mầm củ cải trắng
(Raphanus sativus. L.) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ
tháng 9 năm 2010 đến tháng 8 năm 2011 tại Trạm Khuyến nông Bình Chánh –
Bình Tân trực thuộc Trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu là
đánh giá hiện trạng sản xuất rau mầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và xác
định một số biện pháp kỹ thuật thích hợp trong sản xuất rau mầm nhằm hoàn thiện
qui trình sản xuất rau mầm củ cải trắng. Nội dung nghiên cứu gồm (i) Điều tra

hiện trạng sản xuất rau mầm; (ii) Tiến hành 4 thí nghiệm (xác định giá thể và
giống củ cải trắng, xác định lượng hạt giống thích hợp, xác định lượng nước tưới
và số lần tưới thích hợp và xác định thời gian chiếu sáng thích hợp), và (iii) xây
dựng mô hình canh tác rau mầm theo quy trình canh tác của nông dân và theo kết
quả đề tài. Sử dụng phương pháp điều tra nông dân với phiếu soạn sẵn, các số liệu
điều tra được tổng hợp bằng phần mềm Excel và phân tích bằng SPSS 13.1. Thí
nghiệm 1 được bố trí theo kiểu lô phụ hai yếu tố, với yếu tố giá thể (4 loại giá thể)
và yếu tố giống (bốn giống), lập lại ba lần. Thí nghiệm 2 được bố trí theo kiểu
khối đầy đủ ngẫu nhiên, gồm 4 nghiệm thức (4 mật độ giống) với 3 lần lặp lại. Thí
nghiệm 3 được bố trí theo kiểu lô phụ hai yếu tố, với yếu tố lượng nước tưới (4
lượng nước tưới) và yếu tố số lần tưới, 3 lần lặp lại. Thí nghiệm 4 được bố trí theo
kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 4 nghiệm thức (4 thời điểm chiếu sáng), 3 lần lặp
lại. Cuối cùng đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau mầm dựa trên các kết quả
nghiên cứu của đề tài. Các số liệu cũng được tổng hợp bằng phần mềm Excel và
phân tích bằng SAS 12.0. Kết quả như sau:
- Xác định được hiện trạng sản xuất rau mầm trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh. Trong sản xuất rau mầm, chi phí công lao động chiếm tỷ lệ khá lớn
47%, kế đến là giống chiếm 36% và giá thể là 15%, các chi phí khác như điện,
nước, khấu hao dụng cụ không đáng kể. Khó khăn lớn nhất trong sản xuất rau

v


mầm là vấn đề tiêu thụ, có đến hơn 53% số hộ được điều tra cho rằng đã gặp nhiều
khó khăn trong tiêu thụ rau mầm.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật thích hợp cho sản xuất rau mầm
củ cải trắng:
+ Giống củ cải trắng do công ty Trang Nông cung cấp trồng trên giá thể
mùn cưa nấm bào ngư phối trộn với phân trùn quế và nấm trichoderma (tỷ lệ
250:50:1) cho năng suất cao (8,3kg/m2) và thời gian bảo quản lâu hơn (13 ngày ở

4oC ) trong các nghiệm thức khác trong thí nghiệm.
+ Nghiệm thức lượng hạt giống 90g/khay đạt năng suất cao (5,2kg/m2)
và thời gian bảo quản lâu hơn (14 ngày ở 4oC) các nghiệm thức khác của thí
nghiệm.
+ Với lượng nước tưới 120ml/khay được chia làm 3 lần tưới vào các
thời điểm 8 giờ, 12 giờ và 14 giờ đạt năng suất cao (7,2 kg/m2) và thời gian bảo
quản lâu hơn (12,7 ngày ở 4oC ) trong số các nghiệm thức của thí nghiệm.
+ Thời gian chiếu sáng 12 giờ/ngày có năng suất cao (4,9 kg/m2) và thời
gian bảo quản lâu hơn (14 ngày ở 4oC ) các nghiệm thức khá của thí nghiệm.
- Hoàn thiện qui trình sản xuất rau mầm củ cải trắng với chi phí đầu tư
thấp, thời gian bảo quản kéo dài và có hiệu quả kinh tế cao.

vi


ABSTRACT
Research project "Improving the cultivation process of radish sprouts
(Raphanus sativus L.) in the area of Ho Chi Minh City"; was conducted from
September 2010 to August 2011 at Agriculture Extension Binh Chanh - Binh Tan
Station; directly under The center of Agricultural Extension in Ho Chi Minh City.
The objectives were to identify the current status of radish sprouts
produced in Ho Chi Minh City, and identify some appropriate technical measures
in the production of sprouts to improve production processes radish sprouts.
The study contents include: (i) surveying the current situation of radish
sprouts production; (ii) conducting four experiments to determine the suitable
medium and varieties of radish seed; determine the appropriate amount of seed;
determine the amount of irrigation water and number of watering; and determine
the appropriate time lighting; and (iii) establishing the model of

cultivation


sprouts in the process of peasant farming. Modeling the cultivation of sprouts
according to the results of experiments. Using this method to survey farmers base
on the formatted forms. The survey data are synthesized using Excel software and
analyzed using SPSS.
Experiment 1 was carried out split Plot Design two factors, with buffer
factor (4 kinds of buffer) and variety buffer factor (4 varieties), three-time
replication. Experiment 2 was carried out Randomized Complete Block Design
with four treatments (variety density), three-time replication. Experiment 3 was
carried out split Plot Design two factors with factor of water volunm (4 volunms
of water) and factor of watering number, three-time replication. Experiment 4 was
also carried out Randomized Complete Block Design with four treatments
(lighting time), three-time replication. Finally, evaluate the effectiveness of
sprouts production model based on the findings of the research project. The data
were synthesized using Excel software and analyzed using SAS 12.0. The results
are as follows:
vii


- The current status of sprouts produced was determinate in Ho Chi Minh
City. In which, 47% of labor-cost, 36% of variety-cost, and 15% of others such as
electrical power, water, production device appreciation get the total cost. One of
the great barriers is issue of consumtion in germinal vegetable. About 53% of
surveyed-households indicated that there is a lot of difficulties in consumtion of
germinal vegetable.
- Identified a number of technical measures suitable for radish sprouts
production:
+ Radish-seed from Trang Nong seed Company planted on the buffer
that sawdust of mushroom production, dung of rain-worm and tricoderma fungus
was mixed with the ratio of 250: 50:1 in respectively gave higher yield (8,3kg/m2)

and more long-time store (13 days at 4oC ) than the other treatments do.
+ Treatment of 90g radish-seed/tray got higher yield (5,2 kg/m2) and
more long-time store (14 days at 4oC ) than the other treatments do.
+ Volunm of water 120ml/tray divived 3 watering-times on 8:00, 12:00,
and 14:00 had higher yield (7,2 kg/m2) and more long-time store (12,7 days at
4oC) than the other treatments do.
+ Lighting of 12 hours/day for germinal vegetable cultivation got higher
yield (4,9 kg/m2) and more long-time store (14 days at 4oC) than the other
treatments do.
Improving the processes radish sprouts production with low investment
cost, long shelf life and high economic efficiency.

viii


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG
Trang chuẩn y

i

Lý lịch cá nhân

ii

Lời cam đoan

iii


Lời cảm ơn

iv

Tóm tắt

v

Mục lục

ix

Danh sách các chữ viết tắt

xiii

Danh sách các bảng

xiv

Danh sách các sơ đồ, hình

xvi

MỞ ĐẦU

1

1.


Đặt vấn đề

1

2.

Mục tiêu – yêu cầu

2

2.1.

Mục tiêu

2

2.2.

Yêu cầu

2

3.

Phạm vi nghiên cứu

3

1.


TỔNG QUAN

4

1.1.

Tổng quan về rau mầm

4

1.1.1

Giới thiệu về rau mầm

4

1.1.2.

Giá trị dinh dưỡng của rau mầm

4

1.1.3.

Giá trị sử dụng của rau mầm

5

1.1.4.


Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau mầm

6

1.1.4.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau mầm trong nước

6

1.1.4.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau mầm tại thành phố Hồ

6

Chí Minh
1.2.

Tình hình nghiên cứu sử dụng giá thể trong và ngoài
nước

ix

8


1.2.1.


Tình hình nghiên cứu giá thể trong nước

8

1.2.2.

Tình hình nghiên cứu giá thể nước ngoài

9

1.3.

Quy trình trồng và chăm sóc rau mầm

12

1.3.1.

Dụng cụ và vật liệu trồng

12

1.3.1.1.

Giống

12

1.3.1.2.


Khay

12

1.3.1.3.

Kệ

13

1.3.1.4.

Đất trồng (Giá thể)

13

1.3.1.5.

Khăn giấy

13

1.3.1.6.

Bìa giấy Carton

13

1.3.2.


Thao tác trồng và chăm sóc

13

1.3.2.1.

Ngâm - ủ hạt giống

13

1.3.2.2.

Gieo hạt

14

1.3.2.3.

Chăm sóc

14

1.3.2.4.

Thu hoạch

14

1.3.2.5.


Các vấn đề cần lưu ý

14

2.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

2.1.

Thời gian và địa điểm thí nghiệm

16

2.2.

Nội dung thí nghiệm

16

2.3.

Vật liệu thí nghiệm

17

2.3.1.


Giống

17

2.3.2.

Các vật liệu dùng làm giá thể

18

2.3.3.

Trang thiết bị

18

2.3.4.

Nước tưới

19

2.4.

Phương pháp thí nghiệm

19

2.4.1.


Điều tra hiện trạng sản xuất rau mầm trên địa bàn thành

19

phố Hồ Chí Minh
2.4.1.1.

Nội dung điều tra

19

2.4.1.2.

Phương pháp điều tra

19

x


2.4.1.3.

Thực hiện điều tra

19

2.4.2.

Thí nghiệm 1: xác định giá thể và giống củ cải trắng


20

2.4.3.

Thí nghiệm 2: xác định lượng hạt giống thích hợp

22

2.4.4.

Thí nghiệm 3: xác định lượng nước tưới và số lần tưới

23

thích hợp
2.4.5.

Thí nghiệm 4: xác định thời gian chiếu sáng thích hợp

24

2.4.6.

Xây dựng mô hình canh tác rau mầm theo quy trình

25

canh tác của nông dân và theo kết quả đề tài
2.5.


Xử lý số liệu

25

3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

26

3.1.

Hiện trạng sản xuất rau mầm tại TP. Hồ Chí Minh

26

3.1.1.

Quy mô canh tác nông hộ trong canh tác rau mầm

26

3.1.2.

Kỹ thuật áp dụng trong canh tác rau mầm

27

3.1.2.1.


Giống và giá thể

27

3.1.2.2.

Chế độ chăm sóc và nguồn nước tưới

29

3.1.3.

Hiệu quả kinh tế trong canh tác rau mầm

30

3.1.4.1.

Khó khăn về giống và thông tin kỹ thuật

32

3.1.4.2.

Vấn đề tiêu thụ sản phẩm

32

3.1.4.3.


Vốn sản xuất

34

3.2.

Thí nghiệm 1: Xác định giá thể và giống canh tác rau

35

mầm
3.2.1.

Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của rau mầm

35

3.2.2.

Năng suất và thời gian bảo quản rau mầm

38

3.3.

Thí nghiệm 2: Xác định lượng hạt giống trong canh tác

42

rau mầm

3.4.

Thí nghiệm 3: Xác định lượng nước tưới và số lần tưới

46

thích hợp
3.4.1.

Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển rau mầm

46

3.4.2.

Chỉ tiêu năng suất và thời gian bảo quản rau mầm

50

xi


3.5.

Thí nghiệm 4: Xác định thời gian chiếu sáng thích hợp

54

3.6.


Xây dựng mô hình canh tác rau mầm theo quy trình của

55

nông dân và theo kết quả đề tài
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

58

1.

Kết luận

58

2.

Đề nghị

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

60

PHỤ LỤC

62

Phụ lục 1: Phiếu điều tra hiện trạng sản xuất và kinh doanh rau mầm


62

trên địa bàn Tp.HCM
Phụ lục 2: Quy trình canh tác rau mầm củ cải trắng đề nghị

65

Phụ lục 3: Kết quả xử lý thống kê số liệu điều tra

69

Phụ lục 4: Kết quả xử lý thống kê số liệu thí nghiệm

74

Phụ lục 5: Hình ảnh thí nghiệm

102

xii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

- Bảo vệ thực vật

ĐHNL


- Đại học Nông Lâm

G

- Giống

GT

- Giá thể

HTX

- Hợp tác xã

LG

- Lượng hạt giống

LLL

- Lần lặp lại

N

- Lượng nước tưới

NSTH

- Ngày sau thu hoạch


NT

- Nghiệm thức

T

- Lần tưới

TG

- Thời gian chiếu sáng

TNHH

- Trách nhiệm hữu hạn

SD

- Độ lệch chuẩn

xiii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1 Diện tích, số khay/lứa, tổng số khay của nông hộ


26

Bảng 3.2 Quy mô diện tích trồng rau mầm của nông hộ

27

Bảng 3.3 Lượng hạt giống, loại giống, nguồn giống và xử lý giống

27

Bảng 3.4 Loại và lượng giá thể được áp dụng

28

Bảng 3.5 Chế độ bón phân, phun thuốc và nguồn nước tưới sử dụng

29

Bảng 3.6 Hiệu quả kinh tế của nông hộ trong sản xuất rau mầm

31

Bảng 3.7 Những khó khăn về kỹ thuật canh tác

32

Bảng 3.8 Những khó khăn về tiêu thụ rau mầm củ cải trắng

33


Bảng 3.9 Vốn sử dụng sản xuất rau mầm

34

Bảng 3.10 Chỉ tiêu chiều cao cây (cm)

35

Bảng 3.11 Chỉ tiêu đường kính cây (mm)

36

Bảng 3.12 Số lượng cây/100 g rau sản phẩm (cây)

37

Bảng 3.13 Hàm lượng nước trong 10 g rau (g)

38

2

Bảng 3.14 Năng suất rau mầm (kg/m )

39
0

Bảng 3.15 Thời gian bảo quản rau mầm ở nhiệt độ 4 C (ngày)
0


40

Bảng 3.16 Thời gian bảo quản rau mầm ở nhiệt độ 18 C (ngày)

41

Bảng 3.17 Các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và thời gian bảo quản

43

Bảng 3.18 Chiều cao cây rau mầm (cm)

47

Bảng 3.19 Đường kính cây rau mầm (mm)

48

Bảng 3.20 Số cây/100 g sản phẩm (cây)

49

Bảng 3.21 Hàm lượng nước trong 10 g sản phẩm (g)

50

2

Bảng 3.22 Năng suất rau mầm (kg/m )


51

0

Bảng 3.23 Thời gian bảo quản ở 4 C (ngày)

52
0

Bảng 3.24 Thời gian bảo quản ở nhiệt độ 18 C (ngày)

53

Bảng 3.25 Các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và thời gian bảo quản

55

của rau mầm
Bảng 3.26 Năng suất, thời gian bảo quản của hai mô hình canh tác

56

rau mầm
Bảng 3.27 Chi phí sản xuất của hai mô hình canh tác rau mầm (1.000 đ)
xiv

56


Bảng 3.28 Hiệu quả kinh tế của hai mô hình canh tác rau mầm


56

Bảng 3.29 Sơ đồ quy trình của nông dân và quy trình kỹ thuật đề xuất

57

xv


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Sự liên hệ của các nội dung thí nghiệm

17

Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định giá thể và giống củ cải trắng

21

Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định lượng hạt giống

22

Hình 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định lượng nước tưới và số lần tưới

24


Hình 2.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian chiếu sáng

25

Hình 3.1 Cơ cấu chi phí sản xuất rau mầm

31

Hình 3.2 Đường hồi qui của năng suất rau mầm theo lượng hạt giống/khay

44

Hình 3.3 Đường hồi qui của gian bảo quản rau mầm ở 18oC theo lượng hạt giống/khay
45
Hình 3.4 Đường hồi qui của gian bảo quản rau mầm ở 4oC theo lượng hạt giống/khay
46
Hình 3.5 Đường hồi qui của năng suất rau mầm theo số lần tưới

xvi

51


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Với các giá trị dinh dưỡng và dược liệu đã được xác định, rau là loại thực
phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người, đặc biệt là với người
Việt Nam trong điều kiện chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cao. Rau được
xem là nguồn chính cung cấp chất xơ để kích thích hoạt động của nhu mô ruột và

các sinh tố cho cơ thể.
Theo một số nghiên cứu, nhu cầu tiêu dùng rau trung bình hàng ngày cho
một người Việt Nam khoảng 250 – 300 g (khoảng 7,5 – 9,0 kg/người/tháng).
Ngày nay, nhu cầu người tiêu dùng không chỉ đòi hỏi đa dạng, phong phú
về chủng loại rau, mà còn yêu cầu chất lượng phải bảo đảm an toàn đối với sức
khỏe con người. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là nguy cơ tiềm ẩn từ khả
năng tồn đọng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau xanh, luôn là mối bận tâm
hàng đầu của đông đảo người tiêu dùng, của các nhà quản lý và người sản xuất.
Do đó, việc áp dụng các công nghệ trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
đang được khuyến khích.
Bên cạnh các vấn đề kỹ thuật canh tác đảm bảo an toàn cần được nghiên
cứu, vấn đề quy hoạch diện tích đất canh tác thích hợp cho sản xuất rau an toàn
thực sự khó khăn, đặc biệt là khu vực đô thị nơi vốn không còn quỹ đất để trồng
trọt. Trong điều kiện đất nước ta hiện nay, đã có nhiều mô hình sản xuất rau an
toàn, bền vững, thân thiện với môi trường đã được khuyến cáo, trong đó sản xuất
rau mầm được xem là mô hình phù hợp với cư dân đô thị. Tại thành phố Hồ Chí
Minh một số cơ sở sản xuất rau mầm đã hình thành và cung cấp cho thị trường
thành phố. Tuy nhiên, quy trình sản xuất rau mầm rất đa dạng, cần có từng quy
trình sản xuất riêng cho từng loại. Do vậy, để đảm bảo sản xuất rau mầm hiệu quả

1


và an toàn, rất cần xây dựng một quy trình chuẩn dựa trên các kết quả thí nghiệm
cụ thể. Từ thực tế trên, đề tài “Hoàn thiện quy trình canh tác rau mầm củ cải
trắng (Raphanus sativus L.) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” được thực
hiện là cần thiết.
2. Mục tiêu – yêu cầu
2.1. Mục tiêu
- Xác định hiện trạng sản xuất rau mầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Minh
- Xác định một số biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp trong sản xuất rau
mầm củ cải trắng, nhằm hoàn thiện quy trình canh tác rau mầm củ cải trắng.
2.2. Yêu cầu
- Xác định hiện trạng canh tác rau mầm, những thuận lợi, khó khăn trong
canh tác rau mầm tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của bốn nguồn cung cấp hạt giống đến năng suất
và chất lượng rau mầm củ cải trắng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến năng suất và chất lượng rau mầm
củ cải trắng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng hạt giống đến năng suất và chất lượng
rau mầm củ cải trắng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng nước tưới, thời gian tưới đến năng suất
và chất lượng rau mầm củ cải trắng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến năng suất và chất
lượng rau mầm củ cải trắng.
- Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của việc trồng rau mầm củ cải trắng.
- Đề xuất quy trình canh tác rau mầm củ cải trắng.

2


3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 8 năm 2011.
- Đề tài tập trung khảo sát trên loại rau mầm từ hạt củ cải trắng hiện đang
được người dân tiêu thụ mạnh trên thị trường.
- Đề tài chỉ tập trung khảo sát và nghiên cứu tại một số quận, huyện có
canh tác rau mầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

3



Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về rau mầm
1.1.1. Giới thiệu về rau mầm
Từ hàng ngàn năm nay, người Việt Nam và người Trung Hoa đã biết làm
giá đậu xanh, giá đậu tương để làm thực phẩm. Trong vài chục năm gần đây, ở các
nước Nhật, Mỹ, Anh và nhiều nước phát triển khác đã sử dụng rộng rãi cây mầm
từ nhiều loại rau quả để làm thực phẩm bổ dưỡng, an toàn. Cây mầm được trồng ở
các trang trại với quy mô công nghiệp sạch, an toàn để cung cấp cho các siêu thị,
khách sạn cao cấp. Trong quy mô sản xuất nhỏ và trung bình, rau mầm được trồng
một cách đơn giản, rẻ tiền không cần trang thiết bị đặc biệt (Phan Quốc Kinh và
Lê Huy Hoàng, 2008).
1.1.2. Giá trị dinh dưỡng của rau mầm
Trong quá trình nảy mầm, các chất dự trữ trong hạt tự biến đổi cơ cấu và
phát sinh các enzyme, tạo ra các vitamin, đặc biệt là các loại vitamin E, C, B ở
mức độ cao, sau đó những vitamin này sẽ giảm dần theo độ lớn của rau. Vì vậy,
trong các trạng thái của rau thì trạng thái mầm chứa vitamin nhiều, cũng có nghĩa
đây là loại rau bổ dưỡng. Rau mầm cung cấp các loại vitamin A, D, E, K, các
nhóm vitamin B và nhất là vitamin C. Vì vậy, ngày nay mọi người biết đến rau
mầm như một sản phẩm có khả năng ngăn ngừa các bệnh ung thư, cảm cúm, giảm
cholesterol, chống lão hóa, tăng kháng thể, giảm huyết áp (Minh Quân, 2008).
Theo các nhà khoa học Mỹ, rau mầm có chứa nhiều chất điều chỉnh sinh
học, chống độc, chống đột biến, dễ tiêu hóa, hấp thu vào cơ thể. Chỉ cần ăn một

4


lượng nhỏ rau mầm là có giá trị tương đương với một lượng lớn rau đã trưởng

thành (Phan Quốc Kinh và Lê Huy Hoàng, 2008).
Các nhà khoa học Mỹ và Nhật đã xác định mầm đậu tương có chứa các
phytoestrogen – genistein, daidzein, là các nội tiết tố sinh dục nữ, nhiều hơn hàng
chục lần so với hạt đậu tương bình thường. Trong mầm đậu tương còn chứa hàm
lượng cao chất GABA (gama-aminobutyric acid), là chất điều tiết hoạt động hệ
thần kinh trung ương của con người và động vật. Các sản phẩm sữa đậu tương nảy
mầm, bột đậu tương nảy mầm đang được sử dụng rất rộng rãi ở Bắc Mỹ, Nhật và
Tây Âu để chống lão hóa và làm đẹp cho nữ giới (Phan Quốc Kinh và Lê Huy
Hoàng, 2008).
Gần đây, các nhà khoa học của trường Đại học Y John Hopkins (Mỹ) đã
xác định mầm hạt súp lơ xanh (Broccoli sprouts) có chứa chất phòng chống ung
thư sulforaphan nhiều hơn 30 lần so với súp lơ xanh đã trưởng thành. Sulforaphan
được đánh giá là chất chống oxy hóa rất có hiệu quả để bảo vệ da. Nhiều chế
phẩm thực phẩm chức năng có chứa cao mầm hạt súp lơ xanh (extract of Broccoli
sprouts) đã được sản xuất và lưu hành ở Châu Âu và Mỹ để hỗ trợ phòng và điều
trị một số loại ung thư (Phan Quốc Kinh và Lê Huy Hoàng, 2008).
Theo Nguyễn Lân Đính, các loại rau mầm như mầm đậu xanh, đậu đen,
đậu đỏ, đậu phộng, mầm cải có nhiều vitamin B, C, E (Sơn Nhung, 2006).
Mỗi loại rau mầm đều có mùi vị riêng đặc trưng của từng loại rau, có loại
hăng, cay, nồng, có loại ngọt hoặc nhạt, nếu hợp khẩu vị thì dùng rất ngon miệng
và nếu kết hợp với các món ăn sẽ làm tăng sự hấp dẫn cho người dùng (Diễn đàn
nông nghiệp Việt Nam, 2008).
1.1.3. Giá trị sử dụng của rau mầm
Tất cả các hạt đều chứa đầy đủ các chất bổ dưỡng cần thiết để nuôi mầm
trong suốt thời kỳ nảy mầm của cây, nên trong quá trình trồng không cần dùng
đến phân hóa học. Mầm lại được ủ và trồng trong nhà nên ngăn được sự xâm nhập

5



của côn trùng nên không cần dùng đến thuốc trừ sâu. Đây là một loại rau an toàn
(Báo Khoa học Phổ thông, 2008).
Cách chế biến rau mầm phổ biến hiện nay là làm rau trộn, các món cuốn
hoặc ăn sống. Nếu trộn, ướp hoặc nấu hơi lâu thì rau mầm sẽ nhũn, vị ngon của
rau cũng giảm hoặc không còn. Với vị cay, the, nồng đặc trưng của rau mầm nên
người ta thường dùng loại rau này làm gỏi với thịt bò, thịt gà, cá, hải sản trong
những món ăn mang phong cách châu Âu. Rau mầm còn có thể thay thế giá sống
trong món bánh xèo để tạo vị lạ, thơm hương và không kém phần hấp dẫn. Tuy
nhiên, rau mầm mới chỉ xuất hiện nhiều trong thực đơn của các nhà hàng, khách
sạn, những bữa cơm với rau mầm vẫn còn lạ với nhiều gia đình ở nước ta. Trong
tương lai không xa, rau mầm sẽ bước ra khỏi những nhà hàng sang trọng để đến
với những bữa cơm thường nhật của mỗi gia đình (Phương Duy, 2007).
1.1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau mầm
1.1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau mầm trong nước
Tại Việt Nam, phòng Hóa hữu cơ sinh học, Phân viện Công nghệ mới và
Bảo vệ môi trường đã chủ trì phần Khoa học công nghệ cho Dự án quốc gia về
điều chế các sản phẩm có hoạt tính sinh học từ quả gấc và đậu tương nảy mầm
thuộc chương trình Công nghệ sinh học quốc gia 1996 – 1999. Từ năm 1997,
phòng đã tiến hành trồng một số loại cây mầm ở quy mô nhỏ bằng các phương
pháp đơn giản và rẻ nhưng an toàn và sạch. Dựa vào các quy trình trồng rau mầm
của Anh và Mỹ, phòng Hóa hữu cơ sinh học đã cải tiến phương pháp nhằm đơn
giản hơn trong điều kiện nước ta với mục đích giúp các gia đình ở thành phố có
thể tự cung cấp rau mầm có giá trị dinh dưỡng và an toàn cho gia đình và đặc biệt
là giúp cán bộ, chiến sĩ công tác, phục vụ ở hải đảo có thể tự cấp một phần rau có
giá trị dinh dưỡng cao (Phan Quốc Kinh và Lê Huy Hoàng, 2008).
1.1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau mầm tại thành phố Hồ Chí Minh
Tại thành phố Hồ Chí Minh, rau mầm là một trong những loại rau an toàn
được trồng khá phổ biến ở một số quận, huyện và có khá nhiều người tiêu dùng

6



biết đến. Với trên 5.000 quán ăn, nhà hàng, siêu thị, không kể các chợ; nếu khoảng
20% số nhà hàng, quán ăn tiêu thụ bình quân 5,0 kg/ngày thì sản lượng tiêu thụ
lên đến 5,0 tấn/ngày.
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn các quận, huyện của thành phố có
khoảng 100 hộ trồng rau mầm, quy mô bình quân 80 m2/hộ, trong đó có 10 hộ
trồng với quy mô trên 100 m2, trở thành hàng hóa và đã thành lập hợp tác xã, công
ty, cơ sở chuyên sản xuất rau mầm cung cấp cho một số nơi của hệ thống siêu thị
Coopmart, Metro, Big C, Maximart, một số nhà hàng và quán ăn trên địa bàn
(Trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh, 2007).
Tại hội thảo “Định hướng phát triển rau mầm trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh”, do Trung tâm Khuyến nông tổ chức vào ngày 23 tháng 11 năm 2007
nhằm tạo điều kiện cung cấp, trao đổi thông tin, phổ biến cách trồng rau mầm
cũng như mong muốn tạo được sự chú ý của người sản xuất và tiêu dùng đối với
sản phẩm rau mầm. Mô hình trồng rau mầm cũng giúp giải quyết công ăn việc làm
cho người nông dân tăng thu nhập, mở ra cho nông dân một loại mô hình sản xuất
mới, đặc biệt là nông dân đô thị trong diện xóa đói giảm nghèo. Hướng tới, ngành
Khuyến nông thành phố sẽ tiếp tục đầu tư mô hình và chuyển giao kỹ thuật, liên
kết các hộ lại với nhau tạo ra sản phẩm hàng hóa đủ lớn nhằm cung cấp cho thị
trường. Phát triển rau mầm góp phần phát triển diện tích rau an toàn đạt mục tiêu
6.500 ha diện tích canh tác, sản lượng 600.000 tấn/năm vào năm 2010 (Trung tâm
Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh, 2007).
Không chỉ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, mô hình trồng rau mầm đã
xuất hiện ở khá nhiều địa phương khác trên cả nước như: Hà Nội, Bình Dương, Bà
Rịa Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ, Cà Mau và trong tương lai không xa, rau mầm
sẽ ngày càng phổ biến và phát triển hơn nữa trong cộng đồng. Tuy nhiên, các số
liệu chính thức về tình hình sản xuất rau mầm chưa được tổng hợp đầy đủ.

7



×