Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG LÚA CỎ VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TRÊN RUỘNG LÚA OMCF 6 TẠI HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************************

LÊ ANH TUẤN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG LÚA CỎ VÀ NGHIÊN CỨU MỘT
SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TRÊN RUỘNG LÚA OMCF 6
TẠI HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 6/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*******************

LÊ ANH TUẤN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG LÚA CỎ VÀ NGHIÊN CỨU MỘT
SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TRÊN RUỘNG LÚA OMCF 6
TẠI HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số

: 60. 62. 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Hướng dẫn Khoa học:

PSG. TS DƯƠNG VĂN CHÍN
PGS. TS LÊ MINH TRIẾT

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2011


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG LÚA CỎ VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TRÊN RUỘNG LÚA OMCF 6
TẠI HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG
LÊ ANH TUẤN

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. NGUYỄN ĐĂNG NGHĨA
TTNC Đất – Phân bón và MT thuộc viện NHTN phía Nam

2. Thư ký:

TS. HOÀNG KIM
Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM

3. Phản biện 1:

PGS. TS. LÊ QUANG HƯNG
Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM


4. Phản biện 2:

PGS. TS. PHẠM VĂN HIỀN
Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM

5. Ủy viên:

PGS. TS. DƯƠNG VĂN CHÍN
Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Lê Anh Tuấn sinh ngày 2 tháng 4 năm 1984 tại huyện Mỹ Xuyên,
tỉnh Sóc Trăng
Tốt nghiệp Phổ thông Trung học tại Trường Trung học phổ thông Mỹ
Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, năm 2001.
Tốt nghiệp Đại học ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp hệ chính quy tại
Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, năm 2007.
Hiện là ứng viên đề án Sóc Trăng 150 thuộc Sở Nội Vụ tỉnh Sóc Trăng
Tháng 9 năm 2008 theo học Cao học ngành Trồng trọt tại trường đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: xã Viên An, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
Điện Thoại: 0938093006
Email:


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác

Người viết cam đoan

Lê Anh Tuấn

iii


LỜI CÁM ƠN
Học viên xin chân thành cảm ơn:
PGS. TS. Dương Văn Chín và PGS. TS. Lê Minh Triết đã tận tình hướng
dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Cô Trần Thị Tuyết, Giám Đốc sở Nội vụ tỉnh Sóc Trăng đã nhiệt tình và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn.
Anh Trần Công Thiện, Nguyễn Văn Thạc và Tập đoàn BASF Việt Nam đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Lãnh đạo và cán bộ Nông nghiệp các xã Viên An, Viên Bình, Tài Văn, Hòa
Tú, Gia Hòa, Tham Đôn, Thạnh Phú, Đại Tâm và thị trấn Mỹ Xuyên thuộc huyện
Mỹ Xuyên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Quý Thầy, Cô tham gia giảng dạy các môn học trong chương trình đào tạo
thạc sĩ đã truyền đạt kiến thức khoa học giúp cho tôi có được nền tảng kiến thức để
thực hiện luận văn cao học.
Các anh, chị học viên lớp Cao học Trồng Trọt khóa 2008 đã cùng chia sẽ

kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Thành kính ghi ơn bố mẹ suốt đời đã tận tụy vì con.
Xin chân thành cảm ơn!

Sóc Trăng, ngày 20 tháng 6 năm 2011
Trân trọng

Lê Anh Tuấn

iv


TÓM TẮT
Đề tài :”Đánh giá hiện trạng lúa cỏ và nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ trên
ruộng lúa OMCF 6 tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng” đã được tiến hành điều tra
phỏng vấn trực tiếp nông dân và tổ chức thí nghiệm trên đồng ruộng tại xã Viên An,
huyện Mỹ Xuyên từ tháng 12/2009 đến 8/2010.
- Kết luận từ điều tra phỏng vấn 270 nông dân tại 9 xã thuộc huyện Mỹ Xuyên trong
năm 2010 người nông dân đã nhận định lúa cỏ hiện diện trên đồng ruộng của họ.
Các tên gọi phổ biến để chỉ lúa cỏ là: lúa đốc (40,1%), lúa ma (34,6%), lúa đực
(15,0%). Đa số nông dân nhận định hạt lúa cỏ có râu (74,8%), lúa cỏ xâm nhiễm
nhiều trong vụ Hè Thu (63,8%) với mật số 4,1 nhánh/m2. Vụ Xuân Hè và Đông
Xuân, lúa cỏ xâm nhiễm ít hơn với mật số tương ứng là 2,8 nhánh/m2 và 1,7
nhánh/m2. Nếu xâm nhập nặng năng suất lúa trồng giảm 2,44%.Cày sâu (65,2%)
giúp hạn chế tác hại của lúa cỏ và nhổ bỏ lúa cỏ bằng tay lúc 20-40 ngày sau sạ
(56,9%) là hữu hiệu trong khâu khử lẫn lúa cỏ.
- Đo đếm trực tiếp trên đồng ruộng nông dân tại 80 điểm thuộc bốn xã Tài Văn,
Viên An, Viên Bình, Hòa Tú, trong vụ Đông Xuân 2009-2010 lúc lúa được 70-75
ngày sau sạ với mật số lúa cỏ trung bình trên ruộng là 6,1 nhánh/m2.
- Thuốc diệt cỏ imazapic thuộc nhóm imidazolinone với bốn mức liều lượng là 84,

96, 108 và 120 g.a.i./ha phun lúc 12 ngày sau sạ trên đồng ruộng trồng giống
OMCF6 cho hiêu quả diệt lúa cỏ rất cao. Hiệu quả diệt lúa cỏ trung bình lúc 72
ngày sau khi phun của 4 nghiệm thức [T3](/ha), [T4]
(/ha), [T5](/ha), [T6](/ha)
đạt 98,1%, trong khi đó nhổ bằng tay chỉ đạt 90,2%.
- Hoạt chất imazapic gây ngộ độc nhẹ trên lúa trồng OMCF6 với biểu hiện là cây
lúa bị lùn, lá vàng nhẹ và đẻ nhánh hơi chậm lúc 3 ngày sau khi phun nhưng hồi
phục trở lại bình thường lúc 7 ngày sau khi phun và không ảnh hưởng xấu đến năng
suất khi thu hoạch.
- Năng suất lúa cao nhất đạt được ở nghiệm thức [T6](/ha) với
5,65 T/ha cao gấp 3,5 lần so với đối chứng không phun [T1] (1,6 T/ha). Các nghiệm

v


thức cho năng suất cao kế tiếp là [T5](/ha), [T4]
(/ha), [T3](/ha) với năng suất lần lượt là 4,63;
4,28 và 3,95 T/ ha. Nhổ lúa cỏ bằng tay hai lần [T2] chỉ cho năng suất 3,20 T/ha và
thấp hơn tất cả các nghiệm thức imazapic tham gia nghiên cứu.
- Trung bình của 4 nghiệm thức phun imazapic, số hạt lúa cỏ lẫn tạp trong sản phẩm
thu họach giảm 91,9% [T6] (61,3/1kg lúa) so với đối chứng [T1](13462,5 hạt/1kg
lúa). Tương tự, tỷ lệ gạo đỏ lẫn tạp trong gạo xay chà giảm 87,9% so với đối chứng
(11962,5 hạt/1kg gạo)
- Số hạt lúa cỏ rụng xuống đất sau khi thu hoạch lúa trồng ở các nghiệm thức phun
imazapic giảm rất nhiều so với đối chứng không phun. Số liệu giảm trung bình của
bốn nghiệm thức phun imazapic là 87,5% so với đối chứng (717 hạt/m2). Tương tự,
cây lúa cỏ con mọc trở lại giảm 88% so với đối chứng (227,5 nhánh/m2)
- Kết quả từ nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp canh tác và luân canh cho
thấy cày đất phơi ải trong vụ Xuân Hè, cây lúa cỏ mọc lên rồi bị chết khô cũng hiệu
quả để diệt lúa cỏ. Các nghiệm thức trồng đậu xanh, đậu nành và phun các lọai

thuốc biệt tính như metolaclor@58 g.a.i./ha và fluazifop butyl@150 g.a.i./ha cho
hiệu quả diệt lúa cỏ không cao và trọng lượng khô của lúa cỏ đo đếm lúa 30 và 72
NSP đều tương đương với đối chứng trong ruộng lúa trồng giống OMCF6 nhưng
không diệt lúa cỏ.
- Nghiệm thức phun imazapic@120 g.a.i./ha trên ruộng lúa OMCF6 cho hiệu quả
tối ưu với 100% hiệu lực diệt lúa cỏ, số hạt lúa cỏ giảm 94,1% và số cây lúa cỏ con
mọc lại giảm 92,8% so với đối chứng.

vi


ABSTRACT
- The thesis: “Evaluation of the current situation of weedy rice and study of some
control methods in rice field var OMCF 6 in My Xuyen district, Soc Trang
province”. was conducted by interviewing farmers directly and carried out field
experiment in Vien An village, My Xuyen district, from 12/2009 to 8/2010.
- Results from an interview on 270 farmers in 9 villages of My Xuyen district in
2010 showed that they perceived the weedy rice existence in their rice fields. They
called the popular names of weedy rice are: “lua doc” (40.1%), “lua ma” (34.6%),
“lua duc” (15.0%). Majority of farmers observes that weedy rice has awn (74.8%),
weedy rice infestation is higher in Summer-Autumn season (63.8%) with the
density of 4.1 tillers/m2. Lower infestation is observed in Spring-Summer and
Winter-Spring seasons with the densities of 2.8 tillers/m2 and 1.7 tillers/m2
respectively. Heavy infestation of weedy rice can cause the yield reduction of
2.44%. Deep ploughing (65.2%) helps to minimize the damage due to weedy rice
and hand removing at 20-40 day after sowing (56.9%) is effective in rogueing
weedy rice.
- Data from counting directly in 80 sites in the farmer’s fields in Tai Van, Vien An,
Vien Binh and Hoa Tu villages in Winter-Spring season of 2009-2010 at 70-75 days
after sowing show that the average density of weedy rice in rice fields is 6.1 tillers

/m2
- The herbicide imazapic belonging to the imidazolinone group sprayed at the rates
of 84, 96, 108 and 120 g.a.i./ha in the field grown with OMCF6 rice variety at 12
days after sowing has high efficacy on weedy rice. The average weedy rice control
efficiency at 72 days after application in 4 treatments [T3](Imazapic@84 g.a.i/ha),
[T4](Imazapic@96 g.a.i./ha), [T5](Imazapic@108 g.a.i./ha) and [T6](Imazapic
@120 g.a.i/ha) reaches 98.1% where as in hand weeding only 90.2%.
- The compound imazapic causes slight phytotoxicity in cultivated rice OMCF6
with the symtoms of stunting, slight leaf yellowing and slow tillering observed at 3

vii


days after application but rice plants recover to normal at 7 days after application
and yield is not affected at harvest.
- The highest yield is under treatment [T6](Imazapic@120 g.a.i./ha) with 5.65 T/ha
which is 3.5 times higher than untreated check [T1](1.6 T/ha). The next high yield
treatments are [T5] (Imazapic@108 g.a.i./ha), [T4] (Imazapic@96 g.a.i./ha), [T3]
(Imazapic@84 g.a.i./ha) with the corresponding yields of 4.63; 4.28; and 3.95 T/ha.
Hand weeding twice [T2] only has the yield of 3.20 T/ha and lower than all
imazapic treatments.
- On the average in four imazapic treatments, the contaminated weedy rice seeds
reduces 91.9% as compared to untreated check [T1] (13462.5 seeds/1kg rice).
Similarly, the percentage of contaminated red milled rice reduces 87.9% as
compared to check (11962.5 red grains /1 kg of milled rice)
- Weedy rice seeds dropped on the soil surface after harvesting of cultivated rice
under imazapic treatments reduces sharply as compared to untreated check. The
average reduction percentage is 87.5% in four imazapic treatments as compared to
untreated check (717 seeds/m2). Similarly, emerged weedy rice seedlings reduce 88
% as compared to untreated check ( 227.5 tillers/m2)

- Results from the experiment on the effect of cultural and rotational methods on
weedy rice show that dry fallow after ploughing in Spring – Summer season killed
weedy rice seedlings effectively. The treatments of growing mungbean, soybean
with spraying of selective herbicides of metolachlor@58 g.a.i./ha or fluazifop
butyl@150 g.a.i./ha have low efficacy on weedy rice and the dry weights of weedy
rice measured at 30 and 72 days after spraying are equal with untreated check of
growing OMCF 6 rice without herbicide spraying.
- The treatment of spraying imazapic@120 g.a.i./ha on OMCF6 rice field has the
optimum weed control efficiency of 100%, weedy rice seeds dropped in the soil
surface reduce 94.1% and emerged weedy rice seedlings reduce 92.8% as compared
to check.

viii


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG

Trang tựa
Trang chuẩn y
Lý lịch cá nhân

i

Lời cam đoan

ii


Cảm tạ

iii

Tóm tắt

iv

Mục lục

ix

Danh sách các chữ viết tắt

xiii

Danh sách các hình

xiv

Danh sách các bảng

xvi

1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1.1

Đặt vấn đề...................................................................................................... 1

1.2


Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2

2. TỔNG QUAN .................................................................................................... 3
2.1

Khái quát về tỉnh Sóc Trăng.......................................................................... 3

2.1.1 Khái quát về huyện Mỹ Xuyên ..................................................................... 3
2.1.2 Tình hình sản xuất lúa của huyện Mỹ Xuyên ............................................... 5
2.1.3 Tình hình lúa cỏ trong ruộng lúa tại huyện Mỹ Xuyên ................................ 5
2.2

Nguồn gốc lúa cỏ ........................................................................................... 5

2.3

Đặc điểm chung về lúa cỏ .............................................................................. 6

2.4

Ảnh hưởng của lúa cỏ đến năng suất lúa ....................................................... 7

2.5

Lúa kháng thuốc diệt cỏ ................................................................................. 8


2.5.1 Lúa kháng thuốc diệt cỏ thuộc nhóm imidazolinone (IMI Rice).................. 9
2.5.2 Một vài nghiên cứu về giống lúa kháng thuốc diệt cỏ thuộc nhóm
imidazolinone.................................................................................................. 10
2.5.3 Sơ lược về giống lúa trồng OMCF6 (O Mon Clear Field).......................... 10

ix


2.6

Nhóm thuốc diệt cỏ imidozalinone (IMIS) .................................................. 10

2.6.1 Thuốc diệt cỏ imazapic ............................................................................... 11
2.6.2 Hoạt chất imazapic...................................................................................... 11
2.6.3 Ảnh hưởng thuốc diệt cỏ imazapic đối với môi trường .............................. 12
2.6.4 Các nghiên cứu về imazapic ....................................................................... 12
2.7

Một số biện pháp quản lý lúa cỏ .................................................................. 12

2.7.1 Biện pháp ngăn ngừa................................................................................... 13
2.7.2 Biện pháp canh tác ...................................................................................... 14
2.7.3 Biện pháp cơ giới và thủ công .................................................................... 15
2.7.4 Biện pháp hóa học....................................................................................... 16
2.7.5 Biện pháp di truyền ..................................................................................... 17
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................... 15
3.1

Thời gian và địa điểm................................................................................... 19


3.2

Đặc điểm ruộng thí nghiệm.......................................................................... 19

3.3

Đặc điểm thời tiết trong quá trình tiến hành thí nghiệm.............................. 20

3.4

Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................... 21

3.5

Quy trình canh tác thực hiện trong thí nghiệm ............................................ 22

3.5.1 Chuẩn bị đất ................................................................................................ 22
3.5.2 Chuẩn bị giống ............................................................................................ 22
3.5.3 Phương pháp sạ lúa và gieo đậu.................................................................. 22
3.5.4 Chăm sóc và bón phân ................................................................................ 22
3.6

Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 23

3.6.1 Đánh giá hiện trạng lúa cỏ tại huyện Mỹ Xuyên ........................................ 23
3.6.1.1 Điều tra mật số lúa cỏ trên ruộng sản xuất lúa của nông dân ................... 23
3.6.1.2 Điều tra nông dân sản xuất lúa bị nhiễm lúa cỏ tại huyện Mỹ Xuyên ..... 24
3.6.2 Thí nghiệm 1 về liều lượng thuốc diệt cỏ imazapic.................................... 24
3.6.2.1 Chỉ tiêu theo dõi lúa cỏ ở thí nghiệm 1..................................................... 26

3.6.2.2 Chỉ tiêu theo dõi lúa trồng OMCF 6 ......................................................... 27
3.6.3 Thí nghiệm 2 một số biện pháp canh tác và luân canh để diệt lúa cỏ......... 29

x


3.6.4 Đánh giá sự lưu tồn hạt lúa cỏ và lúa cỏ mọc lại ở vụ Hè - Thu 2010 ....... 32
3.7

Phương pháp xử lý thống kê ........................................................................ 32

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................... 33
4.1

Đánh giá hiện trạng lúa cỏ tại huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng ................ 33

4.1.1 Diễn biến tình hình lúa cỏ của huyện Mỹ Xuyên năm 2009 - 2010 ........... 33
4.1.2 Kết quả điều tra đồng ruộng về mật số lúa cỏ tại 4 xã................................ 34
4.1.3 Kết quả điều tra nông hộ về tình hình lúa cỏ tại 9 xã ................................. 35
4.1.3.1 Kết quả điều tra tình hình sản xuất và tập huấn phòng trừ lúa cỏ............. 35
4.1.3.2 Kết quả điều tra nông dân về sự hiểu biết đặc tính của lúa cỏ.................. 37
4.1.3.3 Kết quả điều tra nông dân về mật số lúa cỏ và ảnh hưởng đến năng suất 39
4.1.3.4 Kết quả điều tra nông dân về biện pháp phòng trừ lúa cỏ ........................ 42
4.2

Kết quả thí nghiệm 1 .................................................................................... 47

4.2.1 Diễn biến mật số lúa cỏ trong vụ Xuân - Hè 2010 ..................................... 47
4.2.2 Hiệu lực diệt cỏ dại và lúa cỏ theo bảng phân cấp FAO............................. 49
4.2.3 Hiệu lực diệt lúa cỏ theo trọng lượng khô .................................................. 50

4.2.4 Độc tính của thuốc diệt cỏ imazapic đối với lúa trồng ............................... 52
4.2.5 Ảnh hưởng thuốc diệt cỏ imazapic đến sinh trưởng phát triển, năng suất
và chất lượng gạo OMCF6....................................................................... 53
4.2.5.1 Chiều cao lúa trồng OMCF6..................................................................... 53
4.2.5.2 Mật số lúa trồng OMCF6 .......................................................................... 54
4.2.5.3 Các yếu tố cấu thành năng suất OMCF6................................................... 57
4.2.5.4 Năng suất thực tế của giống lúa OMCF6.................................................. 58
4.2.5.5 Hiệu quả kinh tế ....................................................................................... 59
4.2.5.6 Ảnh hưởng của nghiệm thức đến chất lượng lúa gạo OMCF6 ................. 60
4.2.6 Số hạt lúa cỏ rụng xuống mặt đất ngay sau khi thu hoạch.......................... 62
4.2.7 Mật số lúa cỏ xâm nhiễm trong vụ Hè Thu từ hạt rụng của vụ
Xuân Hè trên nền đất thí nghiệm ............................................................ 63
4.3

Kết quả thí nghiệm 2 .................................................................................... 65

4.3.1 Diễn biến mật số lúa cỏ trong vụ Xuân - Hè 2010 thí nghiệm 2 ................ 65

xi


4.3.2 Hiệu lực diệt lúa cỏ theo trọng lượng khô .................................................. 68
4.3.4 Sự lưu tồn hạt lúa cỏ trên mặt đất sau khi phun thuốc thí nghiệm 2........... 70
4.3.5 Mật số lúa cỏ và lúa rày xuất hiện trở lại ở thí nghiệm 2 ........................... 72
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................................. 73
5.1

Kết luận ........................................................................................................ 73

5.2


Đề nghị ......................................................................................................... 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 75
PHỤ LỤC............................................................................................................... 81

xii


CHỮ VIẾT TẮT
a.i/ha

Active ingredient/hectare

ALS

Acetolactate synthase

AHAS

Acetohydroxy acid synthase

BASF

Badische Anilin- und Soda-Fabrik

CEC

Cation Exchange Capacity


Ctv

Cộng tác viên

ĐX

Đông Xuân

FAO

Food and Agriculture Organization

GMO

Genetically Modified Organism

HT

Hè Thu

IMI

imidazolinone

NS

Năng suất

NSG


Ngày sau gieo

NSS

Ngày sau sạ

NSP

Ngày sau phun

NT

Nghiệm thức

LLL

Lần lặp lại

OMCF

O Mon Clear Field

TB

Trung bình

TSHDT

Tổng số hộ điều tra


VLĐBSCL Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long
XH

Xuân Hè

xiii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH
TRANG
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Mỹ Xuyên..................................................... 4
Hình 2.2 Cấu trúc phân tử của thuốc diệt cỏ imazapic........................................ 10
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ...................................................................... 25
Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 ...................................................................... 30
Hình 1, 2 Ruộng lúa bị nhiễm lúa cỏ ở xã Tài Văn.............................................. 81
Hình 3, 4 Ruộng lúa bị nhiễm lúa cỏ ở xã Viên An ............................................. 81
Hình 5

Ruộng lúa bị nhiễm lúa cỏ ở xã Hòa Tú................................................. 81

Hình 6

Ruộng lúa bị nhiễm lúa cỏ ở xã Viên Bình ............................................ 81

Hình 7 Hóa chất dùng trong thí nghiệm .............................................................. 81
Hình 8 Khu ruộng thí nghiệm 1........................................................................... 82
Hình 9 [T1](Đối chứng) ...................................................................................... 82
Hình 10 [T2](Nhổ lúa cỏ bằng tay) ...................................................................... 82
Hình 11 [T3](imazapic@84 g a.i/ha) ................................................................... 82

Hình 12 [T4](imazapic@96 g a.i/ha) ................................................................... 82
Hình 13 [ T5](imazapic@108 g a.i/ha) ................................................................. 82
Hình 14 [T6](imazapic@120 g a.i/ha) ................................................................. 82
Hình 15 [T1](Để khô ải)....................................................................................... 83
Hình 16 [T2](Tưới ẩm cho lúa cỏ mọc tự nhiên) ................................................. 83
Hình 17 [T3](Trồng lúa OMCF6 không phun thuốc) .......................................... 83
Hình 18 [T4](Lúa OMCF6+imazapic@120 g a.i/ha) .......................................... 83
Hình 19 [T7](Đậu nành+S-Metolachlor@ 58 g a.i/ha)........................................ 83
Hình 20 [T8](Đậu nành+Fluazifop butyl@150 g a.i/ha) .................................... 83
Hình 21 Hạt gạo đỏ lẫn trong gạo trắng ............................................................... 83
Hình 22 Đếm hạt lúa cỏ, lúa cỏ và lúa rày. .......................................................... 83
Hình 23 Ảnh hưởng của nghiệm thức đến mật số lúa trồng OMCF .................... 84
Hình 24 Mật số lúa cỏ ở thí nghiệm 1 .................................................................. 84
Hình 25 Mật số lúa cỏ ở thí nghiệm 2 .................................................................. 85
Hình 26 Mật số lúa cỏ xuất hiện trở lại 30 ngày sau thu hoạch ở thí nghiệm 2.... 85

xiv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1 Kết quả phân tích đất của ruộng thí nghiệm................................................. 19
Bảng 3.2 Số liệu khí hậu thời tiết từ tháng 1/2010 đến 8/2010 tại tỉnh Sóc Trăng ..... 20
Bảng 3.3 Liều lượng phân bón áp dụng cho thí nghiệm.............................................. 23
Bảng 3.4 Thời gian bón phân trong thí nghiệm........................................................... 23
Bảng 3.5 Liều lượng thuốc diệt cỏ imazapic .............................................................. 25
Bảng 3.6 Đánh giá hiệu lực thuốc diệt cỏ theo bảng phân cấp của FAO ................... 26

Bảng 3.7 Phân cấp mức độ độc của thuốc đối với cây lúa ......................................... 28
Bảng 3.8 Thí nghiệm một số biện pháp canh tác và luân canh diệt lúa cỏ.................. 30
Bảng 4.1 Tình hình lúa cỏ và dịch hại trong vụ Hè Thu 2009 ................................... 33
Bảng 4.2 Tình hình lúa cỏ và dịch hại trong vụ Đông Xuân 2009 - 2010 .................. 34
Bảng 4.3 Mật số lúa cỏ (nhánh/m2) tại 4 xã của huyện Mỹ Xuyên............................. 35
Bảng 4.4 Thông tin tổng quát về tình hình sản xuất lúa tại huyện Mỹ Xuyên............ 36
Bảng 4.5 Kết quả điều tra về sự nhận biết của nông hộ về lúa cỏ tại 9 xã .................. 37
Bảng 4.6 Kết quả điều tra phỏng vấn nông dân về đặc điểm bông và hạt lúa cỏ........ 38
Bảng 4.7 Kết quả điều tra về mật số lúa cỏ xuất hiện trong năm ................................ 40
Bảng 4.8 Kết quả điều tra ảnh hưởng của lúa cỏ đến năng suất lúa trồng................... 41
Bảng 4.9 Kết quả điều tra biện pháp phòng trừ lúa cỏ về khâu chuẩn bị giống .......... 44
Bảng 4.10 Kết quả điều tra biện pháp phòng trừ lúa cỏ về khâu chuẩn bị đất ............. 45
Bảng 4.11 Kết quả điều tra biện pháp phòng trừ lúa cỏ về khâu khử lúa lẫn ............... 46
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ imazapic (Cadre 2AS) đến mật số lúa cỏ .... 48
Bảng 4.13 Hiệu lực diệt lúa cỏ (%) của thuốc imazapic trong thí nghiêm 1 ............... 49
Bảng 4.14 Đánh giá hiệu lực thuốc đối với lúa cỏ qua trọng lượng khô ở 30 NSP...... 50
Bảng 4.15 Đánh giá hiệu lực thuốc đối với lúa cỏ qua trọng lượng khô ở 72 NSP...... 52
Bảng 4.16 Độc tính của thuốc đối với lúa trồng OMCF6 ............................................ 53
Bảng 4.17 Ảnh hưởng của nghiệm thức đến chiều cao cây của lúa OMCF6 .............. 54
Bảng 4.18 Ảnh hưởng của nghiệm thức đến mật số lúa OMCF6 ................................ 56

xv


Bảng 4.19 Ảnh hưởng của nghiệm thức đến các yếu tố cấu thành năng suất lúa
trồng OMCF6 ............................................................................................... 57
Bảng 4.20 Năng suất thực tế của giống lúa OMCF6 .................................................... 58
Bảng 4.21 Ảnh hưởng của nghiệm thức đên hiệu quả và tỉ suất lợi nhuận kinh tế ...... 59
Bảng 4.22 Ảnh hưởng của nghiệm thức đến chất lượng lúa gạo OMCF6.................... 61
Bảng 4.23 Ảnh hưởng của nghiệm thức đến mức độ rụng hạt lúa cỏ .......................... 63

Bảng 4.24 Mật số lúa cỏ và lúa rày mọc trở lại sau khi kết thúc thí nghiệm 1............. 63
Bảng 4.25 Ảnh hưởng của nghiệm thức đến mật số lúa cỏ ......................................... 67
Bảng 4.26 Ảnh hưởng của biện pháp canh tác và luân canh đến trọng lượng khô
và hiêu lực lúa cỏ ở 30 NSG ........................................................................ 69
Bảng 4.27 Ảnh hưởng của biện pháp canh tác và luân canh đến trọng lượng khô
Và hiệu lực diệt lúa cỏ ở 72 NSG................................................................. 70
Bảng 4.28 Ảnh hưởng của biện pháp canh tác và luân canh đến sự tạo hạt và số hạt
lúa cỏ rụng xuống mặt đất ........................................................................... 71
Bảng 4.29 Mật số lúa cỏ và lúa rày lên sau khi kết thúc thí nghiệm 2 ......................... 72

xvi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Lúa cỏ có cùng tên khoa học với lúa trồng (Oryza sativa L.). (Parker and
Dean, 1976). Lúa cỏ đã được ghi nhận và báo cáo lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1846.
Những năm sau đó, lúa cỏ lây lan đến Louisiana và ảnh hưởng trầm trọng đến ruộng
lúa trồng (Nelson, 1907). Trong những thập niên gần đây, lúa cỏ đã trở nên ngày
càng nguy hiểm vì khả năng lây nhiễm và phát tán của chúng. Lúa cỏ cũng là một
trong những mối đe dọa lớn đối với người trồng lúa ở các nước trên thế giới trong
đó có Việt Nam (Chin và ctv, 2000). Lúa cỏ có đặc điểm là lá có màu xanh nhạt, có
nhiều chồi, hạt gạo màu đỏ, dễ dàng rụng hạt và rụng hạt sớm, hạt có miên trạng, lá
và hạt có nhiều lông tơ, hạt có râu dài, cao cây, thân yếu (Noldin, 1999). Đây là đặc
điểm khác biệt giúp ta phân biệt được lúa cỏ với lúa trồng. Lúa cỏ còn là nơi trú ngụ
của côn trùng và bệnh gây hại cho lúa trồng. Hơn nữa, phạm vi thích hợp với điều
kiện sinh thái của lúa cỏ rất rộng, sức sống cao và chính chúng có những đặc điểm
tương tự như lúa trồng, nên việc quản lý gặp khá nhiều khó khăn.
Sự xuất hiện của lúa cỏ trên đồng ruộng đã ảnh hưởng đến sản xuất lúa tại

đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tại tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Do đó tìm ra
được những biện pháp quản lý tổng hợp trong đó kể cả hóa chất để kiểm sóat được
lúa cỏ là mối quan tâm của người nông dân. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có
hóa chất diệt cỏ chọn lọc nào có thể diệt được lúa cỏ và cũng chưa có biện pháp
quản lý lúa cỏ nào thật sự hiệu quả về mặt kinh tế cũng như môi trường để có thể áp
dụng trên thực tế đồng ruộng tại vùng ĐBSCL. Sóc Trăng cũng là một trong những
tỉnh quan trọng sản xuất lúa và đã đóng góp có ý nghĩa vào tổng sản lượng lương
thực cả nước phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Trong những năm gần đây

1


dịch hại lúa cỏ đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất lúa của người dân tỉnh Sóc Trăng nói
chung và huyện Mỹ Xuyên nói riêng. Xuất phát lý do trên, tôi đã tiến hành đề tài:
“ Đánh giá hiện trạng lúa cỏ và nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ trên
ruộng lúa OMCF6 tại huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng lúa cỏ trên ruộng lúa tại huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng
- Đánh giá hiệu lực của thuốc imazapic (Cadre 2AS) đối với lúa cỏ và ảnh hưởng
của thuốc này đến sự sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất gạo của giống
OMCF6 (O Mon Clear Field)
- Đánh giá một số biện pháp canh tác và luân canh nhằm hạn chế lúa cỏ và sự lưu
tồn hạt lúa cỏ trong đất
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng
- Các dòng lúa cỏ hiện diện tại 9 xã thuộc huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
- Giống lúa OMCF6 kháng các thuốc diệt cỏ thuộc nhóm imidazolinone
- Thuốc diệt cỏ imazapic (tên thương mại Cadre 2AS) thuộc nhóm imidazolinone
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Điều tra đồng ruộng kết hợp phỏng vấn nông dân về hiện trạng lúa cỏ và thu thập

mẫu lúa cỏ tại huyện Mỹ Xuyên.
- Địa điểm nghiên cứu: Các thí nghiệm được tiến hành trên ruộng lúa nông dân bị
nhiễm lúa cỏ nặng tại xã Viên An, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 8 năm 2010

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Khái quát về tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng giáp với tỉnh Hậu Giang ở phía Bắc và Tây Bắc, tỉnh Bạc Liêu ở
phía Tây Nam, tỉnh Trà Vinh ở phía Đông Bắc và biển Đông ở phía Nam. Sóc
Trăng nằm trên tuyến Quốc lộ 1 nối liền thành phố Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang,
Bạc Liêu, Cà Mau.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.310,03 km2 gồm 8 huyện và 1 thành phố với
105 xã, phường, thị trấn. Thành phố Sóc Trăng là trung tâm hành chính của tỉnh.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Sóc Trăng chia làm 2 mùa rõ rệt,
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 270C, cao nhất 37,80C vào tháng 4/1958, thấp
nhất 190C vào tháng 1/1998. Độ ẩm trung bình là 83%.
Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây
lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như
hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng. (Sở Tài Nguyên Và Môi
Trường Tỉnh Sóc Trăng, 2000)
2.1.1 Khái quát về huyện Mỹ Xuyên
Mỹ Xuyên là một huyện của tỉnh Sóc Trăng rộng 544,46 km² và có 193.704
dân (năm 2000) gồm các dân tộc Kinh, Khơ Me, Hoa. Huyện nằm ở phía Nam
thành phố Sóc Trăng. Bắc giáp huyện Mỹ Tú và thành phố Sóc Trăng; Nam giáp
huyện Vĩnh Châu, ranh giới là sông Cổ Cò và sông Mỹ Thanh; Tây giáp huyện

Thạnh Trị và tỉnh Bạc Liêu; Đông giáp huyện Long Phú.
Huyện Mỹ Xuyên có địa hình đồng bằng phù sa châu thổ; đất phù sa có tầng
đốm rỉ. Sông Mỹ Thanh ở rìa phía Nam huyện, nhiều sông nhỏ như Nhu Gia, Du
Thơ. Quốc lộ 1A qua phía Tây Bắc huyện dài 26,5 km. Ngoài ra còn có tỉnh lộ 11

3


và 7 tuyến đường huyện dài 88,4 km qua 21 cầu. Đường thuỷ 265 km trên sông Mỹ
Thanh và hệ thống kênh rạch

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Mỹ Xuyên
Mỹ Xuyên là huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với cây
trồng chính là lúa. Với địa hình chủ yếu là đất nhiễm mặn, với 2 vùng nước mặn - lợ
và ngọt, lãnh đạo huyện Mỹ Xuyên đã xác định phải tập trung cho công tác chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển. Huyện đã phối hợp với các cơ quan
chức năng chuyên ngành tổ chức nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản,
chăn nuôi gia súc gia cầm, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao
kiến thức về chăn nuôi và trồng trọt cho nhiều hộ gia đình. Từ năm 2005 đến năm
2008, toàn huyện đã tổ chức được trên 150 lớp tập huấn về các mô hình nuôi thủy
sản nước mặn, nước ngọt, mô hình sản xuất lúa sạch chất lượng cao xuất khẩu, mô
hình trồng rau an toàn và kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm cho bà con nông dân.
(Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Mỹ Xuyên, 2000)

4


2.1.2 Tình hình sản xuất lúa của huyện Mỹ Xuyên
Sáu tháng đầu năm 2009, huyện đã gieo trồng được 54.477 ha lúa, đạt trên
100% kế hoạch. Vụ lúa hè thu 2009, huyện đã xuống giống dứt điểm 21.433 ha, đạt

trên 100% so với kế hoạch, tăng 28 ha so vụ lúa hè thu năm 2008. Vụ này nông dân
cũng đã gieo sạ được 4.158 ha giống lúa thơm. Toàn huyện gieo trồng được 6.297
ha màu và cây công nghiệp ngắn ngày, đạt 71,56% so kế hoạch, trong đó có 478 ha
trồng dưới chân ruộng, tăng 206 ha so cùng kỳ năm 2008 (Phòng Nông nghiệp &
PTNT Mỹ Xuyên, 2009).
2.1.3 Tình hình lúa cỏ tại huyện Mỹ Xuyên
Theo kết quả báo cáo tổng kết năm 2009 và kế hoạch năm 2010 của phòng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mỹ Xuyên, lúa cỏ xuất hiện nhiều nhất
ở vụ Hè – Thu với tổng diện tích bị nhiễm khoảng 48 ha ở mức độ từ thấp đến trung
bình tập trung ở bốn xã Hòa Tú, Tài Văn, Viên An, Giao Hòa. Nguyên nhân chủ
yếu là do người dân sử dụng hạt lúa giống có lẫn tạp hạt lúa cỏ do sử dụng lúa hàng
hóa làm giống hoặc trao đổi hạt giống chất lượng kém với làng giềng chung quanh.
Mặc khác lúa cỏ là một loại dịch hại mới rất xa lạ so với các loài dịch hại khác. Lúa
cỏ chưa có thuốc đặc trị nên người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc phòng trừ
trong quá trình canh tác (Phòng Nông nghiệp & PTNT Mỹ Xuyên, 2009).
2.2 Nguồn gốc của lúa cỏ
Theo Watanabe (1995), lúa cỏ phát sinh từ lúa trồng hoặc lúa hoang. Nó phát
triển mang tính cỏ dại như dễ rụng hạt và có miên trạng trung bình. Trong thực tiễn
lúa cỏ tiếp tục tiến hóa về hình thái cũng như về sinh lí sinh hóa bện trong
Có giả thuyết cho rằng lúa cỏ tiến hóa chủ yếu từ lúa trồng. Tuy nhiên theo
Azmi và ctv (1994) đã nghiên cứu chi tiết qua việc quan sát bằng mắt thường của
những mẫu về đặc tính nông học và hình thái của lúa cỏ từ ngân hàng gene cho thấy
là sự chuyển gene có lẽ đã xảy ra giữa lúa trồng và lúa hoang.
Theo Kim (1995), lúa cỏ đã lan truyền nhanh chóng ra toàn đất nước Hàn
Quốc. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do tiết kiệm chi phí sản xuất
bằng con đường làm đất và chế độ quản lý nước kém.

5



Nếu dùng kỹ thuật di truyền để phân tích DNA của lúa trồng, lúa cỏ và lúa
hoang. Vaughan (1995), kết luận rằng về mặt di truyền lúa cỏ tương tự như lúa
trồng và khác xa với lúa hoang. Chính vì vậy ông nhận định rằng lúa cỏ tiến hóa do
kết quả của sự chọn lọc gián tiếp của các cá thể rụng trong quần thể những cây lúa
mọc tự nhiên từ những hạt rụng năm trước.
Mặc dù sự phát sinh lúa cỏ chưa được hiểu biết đầy đủ nhưng một vài khả
năng được xác định là do: hạt rụng từ những năm trước, lai giữa các cây lúa được
gieo trồng, lai giữa những cây lúa hoang với nhau, lai giữa lúa cỏ và lúa hoang. Do
đó có rất nhiều dòng khác nhau thu thập được từ ruộng nông dân (Lê Văn Thiệt,
1998).
2.3 Đặc điểm chung về lúa cỏ
Do lúa cỏ có đặc điểm tương tự như lúa trồng nên lúa cỏ đang là một sự đe
dọa rất nghiêm trọng trên ruộng lúa sạ thẳng ở nhiều nước trên thế giới bởi những
đặc tính gây hại của chúng. Bên cạnh những đặc điểm tương tự lúa trồng cũng có
một số đặc điểm dễ phân biệt khác giữa lúa cỏ và lúa trồng mà nhiều nhà khoa học
đã đề cập tới, đó là chiều cao cây của lúa cỏ thường cao hơn, thân yếu hơn; lá lúa cỏ
có màu nhạt, dài và nhỏ hơn lúa trồng. Màu sắc của hạt lúa cỏ thường đậm hơn và
hạt gạo có màu đỏ (cũng có hạt gạo màu trắng nhưng ít tùy theo dòng). Hạt lúa cỏ
có râu dài, ngắn hoặc không có râu. Về khả năng đẻ nhánh thì lúa cỏ đẻ rất mạnh
hoặc tương đương với lúa trồng. Ngoài ra, còn có một đặc điểm nữa rất dễ phân biệt
chính là khả năng rụng hạt sớm của lúa cỏ (Dương Văn Chín, 1997; Lê Văn Thiệt,
1998; Azmi và Abdullah, 1998; Mai và ctv, 1998; Labrada, 2006; Vongsaroj, 2000;
Nguyễn Thành Tài, 2000; Nguyễn Thị Nhiệm, 2001; Estorninos và ctv, 2005; Thien
và ctv, 2005).
Nguyễn Thanh Tài (2000) và Nguyễn Thị Nhiệm (2001) cho biết khả năng
sống sót của phần lớn các dòng lúa cỏ đều cao hơn lúa trồng sau khi chôn vùi ở 2
chế độ đất ngập nước liên tục và đất ẩm ướt với độ sâu 5 cm. Cả 5 dòng lúa cỏ khi
chôn vùi trong đất dưới điều kiện đất ngập nước liên tục có tỷ lệ nẩy mầm cao hơn

6



lúa trồng. Cả lúa cỏ và lúa trồng đều sống lâu hơn trong đất bị ngập nước so với đất
ẩm, còn tỷ lệ nẩy mầm càng giảm khi thời gian chôn vùi càng lâu.
Ở vùng nhiệt đới thì lúa cỏ được tìm thấy ở Ấn Độ, Việt Nam, Phi Luật Tân,
Miến Điện (Oka, 1998; Moddy, 1994; Vaughan, 1994). Sự xâm nhiễm của lúa cỏ ở
Mã Lai đã ảnh hưởng đến năng suất do tính dễ rụng của nó, đã được nghiên cứu ở
Proiek Barat laut Selangor năm 1998 (Wahab và Suhaimi, 1990). Đặc biệt sự xâm
nhiễm của lúa cỏ cang nguy hiểm hơn trên lúa xạ thẳng ở vùng nhiệt đới.
Ở Hàn Quốc, những đặc tính dễ thấy tiêu biểu của lúa cỏ là ngày trổ, chiều
dài thân, màu sắc phôi nhủ, chiều dài râu, màu râu, đặc tính dễ rụng hạt, hình dạng
hạt (tỷ lệ dài/rộng), nhiều gié, Kim và Oh (1995)
2.4 Ảnh hưởng của lúa cỏ đến năng suất lúa
Một cây lúa cỏ/m2 làm giảm năng suất hạt lúa khoảng 34 kg/ha và sự giảm
năng suất mạnh đến 75% ở mức độ xâm nhiễm của 100 cây lúa cỏ/m2 (Pulver,
1986). Sự xâm nhiễm của lúa cỏ gia tăng từ 0 - 25% nó sẽ làm tăng độ gãy hạt từ
16-23,3% (Oliveira và Barros, 1986). Thực vậy mật độ lúa cỏ từ 161 - 180 bông /m2
đã làm giảm năng suất hạt trung bình từ 3,51 - 3,80 tấn/ha. Ngay mức độ thấp của
sự lây lan khoảng 1 - 10 bông/m2 năng suất lúa cũng giảm khoảng 8 - 12% (Souza;
Fischer, 1986). Sự gia tăng số cây và bông lúa cỏ sẽ làm giảm đáng kể số bông/m2
của lúa trồng. Đồng thời năng suất hạt lúa sẽ giảm trên 42,6% khi có sự hiện diện
của 11 cây lúa cỏ/m2, (Abud, 1989).
Tại Pháp, Mouret (1999) cho biết cỏ dại là một trở ngại chính trong sản xuất
lúa gạo và một trong những loài cỏ dại đó là lúa cỏ, nó có thể làm cho năng suất lúa
giảm đi khoảng 50%, chủ yếu tại vùng sản xuất lúa độc canh. Như vậy, năng suất
lúa giảm xuống chủ yếu do sự cạnh tranh của lúa cỏ, nó cạnh tranh với cây lúa về
chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng và đặc biệt lúa cỏ hấp thụ chất đạm rất nhiều
nếu so với lúa trồng (Burgos và ctv, 2000).
Lúa cỏ (Oryza sativa) đã được phát hiện tại Việt Nam từ năm 1994 và hiện
đang là một dịch hại mới và gây hại rất nghiêm trọng trên ruộng lúa nước (Chin,

2001). Lúa cỏ gây hại nặng nhất trong vụ Hè - Thu, nó cũng làm cho năng suất lúa

7


×