Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

XÁC ĐỊNH GIÁ THỂ GIEO TRỒNG CÂY HOA DẠ YÊN THẢO (Petunia hybrida), MAI ĐỊA THẢO (Impatien L.), DỪA CẠN (Vinca minor) TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
****************

LÊ THỊ MAI HỒNG

XÁC ĐỊNH GIÁ THỂ GIEO TRỒNG CÂY HOA DẠ YÊN
THẢO (Petunia hybrida), MAI ĐỊA THẢO (Impatien L.),
DỪA CẠN (Vinca minor) TẠI TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2010


XÁC ĐỊNH GIÁ THỂ GIEO TRỒNG CÂY HOA DẠ YÊN THẢO
(Petunia hybrida), MAI ĐỊA THẢO (Impatien L.),
DỪA CẠN (Vinca minor) TẠI TP HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ MAI HỒNG
Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch :

PGS. TS. LÊ MINH TRIẾT
Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

2.

Thư ký:

PGS. TS. PHAN THANH KIẾM


Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

3.

Phản biện 1:

PGS TS MAI THÀNH PHỤNG
Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia

4.

Phản biện 2:

5.

Ủy viên:

TS VÕ THÁI DÂN
Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

PGS TS HUỲNH THANH HÙNG
Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên là Lê Thị Mai Hồng sinh ngày 05 tháng 07 năm 1972 tại Ninh Bình. Con của
Ông Lê Đức Minh và Bà Trần Thị Yến.
Năm 1990, tốt nghiệp phổ thông trung học tại Trường phồ thông Lê Hồng Phong TP
Hồ Chí Minh.
Năm 1995, tốt nghiệp Đại học ngành Trồng trọt tại Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí
Minh.
Làm việc Tại Công Ty công Viên Cây Xanh TP Hồ Chí Minh, phòng KT- CVCX,
kiêm Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu phát triển cây xanh hoa kiểng.
Tháng 09 năm 2006 theo học Cao học ngành Trồng trọt tại Đại học Nông Lâm TP Hồ
Chí Minh.
Tình trạng gia đình: kết hôn năm 1998, chồng là Huỳnh Duy Linh. Các con Huỳnh Lê
Mai Thy sinh năm 1999, Huỳnh Lê Mai Quỳnh sinh năm 2003.
Địa chỉ liên lạc: 150/23 Trần Tuấn Khải phường 05 quận 05 TP Hồ chí minh.
Điện thoại: 0918454823
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác .

Lê Thị Mai Hồng

iii


CẢM TẠ

Tôi xin được dành lời cảm ơn đầu tiên gởi đến PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu
trưởng Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, người đã tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu và Phòng Đào Tạo sau Đại học Trường Đại
Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
học tập.
Những lời cảm ơn sâu sắc xin được gởi đến
-

Tập thể thầy, cô khoa Nông Học, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
đã tận tâm truyền đạt kiến thức cho tôi.

-

Các bạn bè cùng khóa đã chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập.

-

Các cán bộ, nhân viên thư viện trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

-

Các cán bộ và nhân viên Trung tâm NCPT Cây Xanh Hoa kiểng thuộc Công ty
Công viên Cây Xanh Thành phố.

-

Ban Giám Đốc Cty Công Viên cây Xanh TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.


Xin cảm ơn gia đình đã hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian học tập để tôi có thêm nghị
lực hoàn thành tốt phần báo cáo này.
TP Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2010

Lê Thị Mai Hồng

iv


TÓM TẮT
Đề tài “XÁC ĐỊNH GIÁ THỂ GIEO TRỒNG CÂY HOA DẠ YÊN THẢO
(Petunia hybrida), MAI ĐỊA THẢO (Impatiens L.), DỪA CẠN (Vinca minor) TẠI TP
HỒ CHÍ MINH” được tiến hành tại Vườn ươm Trung Tâm Nghiên cứu phát triển cây
xanh Hoa kiểng TP. Hồ Chí Minh, từ tháng 08 năm 2008 đến tháng 05 năm 2009. Nhu
cầu về trang trí và sản xuất hoa giống ngoại nhập tại Thành phố Hồ Chí Minh là rất
cao, nhằm đáp ứng hoa kiểng cho các dịp trang trí lễ tết trong thành phố. Việc thực
hiện đề tài này là cần thiết cho sản xuất hoa kiểng tại Công ty Công Viên Cây Xanh
thành phố.
Nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong các giá thể, đánh giá mức độ dinh dưỡng phù
hợp để gieo trồng các chủng loại hoa.
- Đánh giá ảnh hưởng của 10 loại giá thể lên sinh trưởng và phát triển của hoa Dạ Yên
Thảo (Petunia hybrida), Mai Địa Thảo (Impatiens L.), Dừa Cạn (Vinca minor) trong
thời gian gieo ươm trên khay.
- Đánh giá ảnh hưởng của 5 loại phân bón bổ sung trên 3 loại giá thể lên sinh trưởng và
phát triển của hoa Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida), Mai Địa Thảo (Impatiens L.), Dừa
Cạn (Vinca minor) giai đoạn trong chậu.
Thí nghiệm 1 được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, đơn yếu tố gồm 10
nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Thí nghiệm 2 được bố trí theo kiểu có lô phụ với 3 lần

lặp lại. Yếu tố chính là 3 loại giá thể được chọn từ thí nghiệm 1, yếu tố phụ là 5 loại
phân bón với tỉ lệ NPK khác nhau (12.12.7 TE, 15.5.20, 16.12.8 TE, 30.30.15,
14.13.13.6 TE). Các chỉ tiêu được thu thập để lấy số liệu là chiều cao cây, số lá trên

v


cây, ngày ra hoa đầu tiên , số hoa trên cây, đường kính hoa. Phân tích các chỉ tiêu về
nông hóa của giá thể để làm cơ sở cho việc chọn lựa đánh giá các loại giá thể ban đầu.
Kết quả đạt được như sau:
_ 10 loại giá thể có các chỉ tiêu về pH, EC, ẩm độ và hàm lượng chất dinh dưỡng đạt
yêu cầu để thực hiện thí nghiệm.
_ Trong giai đoạn gieo ươm trên khay cây Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida) có 3 loại giá
thể có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây là giá thể(1) tro trấu + xơ dừa + phân bò tỉ lệ
1:1:1, giá thể (2) tro trấu + xơ dừa + phân bò tỉ lệ 2:1:1, giá thể (3) tro trấu+ đất + phân
bò tỉ lệ 1:1:1. Trên cây Hoa Dừa cạn giá thể (1)tro trấu + xơ dừa + phân bò 1:1:1, giá
thể (2) tro trấu + xơ dừa + phân bò 2:1:1, giá thể (3) xơ dừa + tro trấu + phân bò 2:1:1.
Trên cây Mai địa thảo giá thể (1) tro trấu + xơ dừa + phân bò 1:1:1, giá thể (2) tro trấu
+ xơ dừa+ phân bò 2:1:1, giá thể (3) xơ dừa + đất đen + phân bò 2:1:1.
- Trong giai đoạn trồng chậu có bổ sung phân bón NPK 30.30.15 trên cây hoa Dạ Yên
Thảo (Petunia hybrida) và cây Mai Địa Thảo (Impatiens L.) tăng trưởng mạnh trên giá
thể tro trấu+ xơ dừa + phân bò tỉ lệ 1:1:1, hoa Dừa cạn (Vinca minor) thích hợp trên giá
thể trên giá thể gồm hỗn hợp xơ dừa + tro trấu + phân bò tỉ lệ 2:1:1 làm cây phát triển
tốt, ra hoa đẹp, số hoa trên cây nhiều, thời gian ra hoa theo đúng qui trình, màu sắc hoa
rưc rỡ.
Khi sử dụng giá thể phối trộn với thành phần tro trấu+ xơ dừa + phân bò để sản
xuất đại trà các chủng loại hoa nói trên, lợi nhuận thu được trên mỗi chậu hoa là 3.000
– 4.000 đồng.
Qua kết quả thí nghiệm có thể sử dụng hỗn hợp giá thể tro trấu+ xơ dừa + phân bò
(1:1:1) để sản xuất các loại hoa trên với qui mô sản xuất lớn và đại trà. Với chi phí và

giá thành tiết kiệm ngoài ra còn sử dụng các loại phụ phẩm trong nông nghiệp làm
nguồn nguyên liệu nên hoàn toàn hữu ích trong quá trình sản xuất đại trà. Mô hình sản
xuất này đã được khuyến khích sử dụng tại vườn ươm của Công ty Công Viên Cây
Xanh.

vi


ABSTRACT
The thesis “Determined growing medias to grow Petunia hybrida, Impatiens L.,
Vinca minor in Ho Chi Minh City. The study was implemented at Ho Chi Minh Green
Tree Ornamental Plant Research Center from August, 2008 to May, 2009. The subject
was conducted to satisfy the demand of produce flowers for Tet hoiliday and yearly
festivals in Hồ Chi Minh City
The contents of this research included:
- Analysis Chemiscal contents of 10 growing medias and determine it is suitable to
grow the flowers.
- Determined the effects of different growing medias on growth Petunia hybrida,
Impatiens L., Vinca minor in tray plus. Ten different growing media including coconut
compost, soil, rice hull, peanut hull were used for growing the flowers.
- Determined the effects of three growing medias and 5 fertilizers on growth and
flowering of Petunia hybrida, Impatiens L., Vinca minor.
The experiment 1 was laid out in Complete Randomized Design giving equal
importance to treatments. The experiment 2 was laid out in split lot design with factor
A is 3 growing medias and Factor B is 5 of fertilizers with different NPK ratio.
Number of leaves per plants, plant height (cm), number of flowers, blooming period,
days to first flower emergence, size of flower were determined. The properties of each
medium, including water hoding capacity, pH, total nitrogen, available phosphorus,
and available potassium were also determined.
The results:

-

Ten of growing medias get the properties of water hoding capacity, pH, total
nitrogen , available phosphorus and available potassium were determined.

vii


-

In sowing time, Petunia hybrida there are 3 kinds of medias have effected to
grow of flower (1) rice hull+ coconut fiber+ cow manure 1:1:1, (2) rice hull+
coconut fiber+ cow manure 2:1:1, (3) tro trấu +soil + cow manure 1:1:1. There
are 3 kinds of medias have effected on growing Vincar monir, (1) rice hull+
coconut fiber + cow manure 1:1:1, (2) rice hull+ coconut fiber + cow manure
2:1:1, (3) coconut fiber + rice hull+ cow manure 2:1:1. There are 3 kinds of
medias effected on growing Impatiens L.(1) rice hull+ coconut fiber + cow
manure 1:1:1, (2) rice hull + coconut fiber+ cow manure 2:1:1, (3) coconut fiber
+ soil + cow manure 2:1:1.

-

In nursery, Growing Petunia hybrida, Impatiens L. add NPK 30.30.15, there
are media to effect on 2 kind of flowers rice hull+ coconut fiber + cow manure
1:1:1. Vinca minor is suitable to mix media rice hull + coconut fiber+ cow
manure 2:1:1.
The effected of fertilizer NPK 30.30.15 gave maximum number flowers in

plant.
In conclusion, we could used the growing media including rice hull, coconut fiber and

cow manure (1:1:1) for planting the species flower. The method may be apply to
flower nursery and fram. The material was cheaper so that we will get a lot of profit
from growing flowers.

viii


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG

Trang tựa
Trang chuẩn y

i

Lý lịch cá nhân

ii

Lời cam đoan

iii

Cảm tạ

iv

Tóm tắt tiếng Việt


v

Tóm tắt tiếng Anh

vii

Mục lục

ix

Danh sách các bảng

xiv

Danh sách các biểu đồ

xv

Danh sách các hình

xvi

1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục đích


2

1.3 Yêu cầu

2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất hoa trong nước và trên thế giới

4

2.1.1 Tình hình sản xuất hoa trên thế giới

4

ix


2.1.2 Tình hình sản xuất hoa trong nước

6

2.2 Định hướng phát triển ngành hoa kiểng ở TP HCM

8


2.3 Tình hình nghiên cứu và sử dụng các loại giá thể trên thế giới

9

2.4 Tình hình nghiên cứu và sử dụng các loại giá thể trong nước

13

2.5 Vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng đối với cây trồng

14

2.5.1 Nguyên tố đa lượng

14

2.5.2 Nguyên tố vi lượng

15

2.6 Một số loại giá thể phổ biến

18

2.7 Các loại vật liệu được sử dụng làm giá thể trong đề tài

20

2.8 Giới thiệu về các chủng loại tham gia trong quá trình thí nghiệm


20

2.8.1 Hoa Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida)

20

2.8.1.1 Giới thiệu

20

2.8.1.2 Kỹ thuật canh tác

21

2.8.1.3 Phòng trừ sâu bệnh

21

2.8.2 Hoa Dừa Cạn (Vinca minor)

21

2.8.2.1 Giới thiệu

22

2.8.2.2 Kỹ thuật canh tác

22


2.8.2.3 Phòng trừ sâu bệnh

22

2.8.3 Hoa Mai Địa Thảo (Impatiens L.)

22

2.8.3.1 Giới thiệu

23

2.8.3.2 Kỹ thuật canh tác

23

2.8.3.3 Phòng trừ sâu bệnh

23

3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm

25

3.1.1 Địa điểm thí nghiệm

25

3.1.2 Thời gian thực hiện


25

x


3.1.3 Điều kiện khí hậu thời tiết

25

3.2 Nội dung thí nghiệm

26

3.2.1 Ảnh hưởng của các loại giá thể lên sinh trưởng của cây Dạ Yên Thảo
Dừa cạn, Mai Địa Thảo

26

3.2.1.1 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm

26

3.2.1.2 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

29

3.2.1.3 Các chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích

30


3.2.1.4 Xử lý số liệu

30

3.2.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón bổ sung trên một số giá thể lên sinh trưởng
và phát triển của cây Dạ yên thảo, Dừa Cạn, Mai địa thảo

30

3.2.2.1 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm

30

3.2.2.2 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

32

3.2.2.3 Các chỉ tiêu phân tích

33

3.2.3 Xử lý số liệu

33

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thành phần lý hóa học của giá thể

35


4.1.1 Thành phần vật liệu làm giá thể trước phối trộn

35

4.1.2 Tính chất nông hóa của các loại giá thể trước thí nghiệm

35

4.2 Ảnh hưởng của các loại giá thể lên sinh trưởng của cây Dạ Yên Thảo,
Dừa Cạn , Mai Địa Thảo giai đoạn gieo ươm

37

4.2.1 Hoa Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida)

37

4.2.2 Hoa Dừa Cạn (Vinca minor)

40

4.2.3 Hoa Mai Địa Thảo (Impatiens L.)

42

4.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số giá thể phát triển của
cây Dạ Yên thảo, Dừa Cạn, Mai Địa Thảo giai đoạn chậu

44


4.3.1 Hoa Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida)

44

xi


4.3.1.1 Chiều cao cây Dạ Yên Thảo qua 2 vụ trồng

44

4.3.1.2 Số lá cây Dạ Yên Thảo qua 2 vụ trồng

46

4.3.1.3 Ngày xuất hiện hoa đầu tiên trên cây Dạ Yên Thảo

48

4.3.1.4 Số hoa trên cây

49

4.3.1.5 Kích thước hoa

50

4.3.1.6 Tình hình sâu bệnh


50

4.3.1.7 Hiệu quả kinh tế

51

4.3.2 Hoa Dừa Cạn (Vinca minor)

53

4.3.2.1 Chiều cao cây Dừa Cạn qua 2 vụ trồng

52

4.3.2.2 Số lá cây Dừa Cạn qua 2 vụ trồng

55

4.3.2.3 Ngày xuất hiện hoa đầu tiên trên cây Dừa Cạn

56

4.3.2.4 Số hoa trên cây

57

4.3.2.5 Kích thước hoa

58


4.3.2.6 Tình hình sâu bệnh

57

4.3.2.7 Hiệu quả kinh tế

59

4.3.3 Hoa Mai Địa Thảo (Impatiens L.)

60

4.3.3.1 Chiều cao cây Mai Địa Thảo qua 2 vụ trồng

59

4.3.3.2 Số lá cây Mai Địa Thảo qua 2 vụ trồng

61

4.3.3.3 Ngày xuất hiện hoa đầu tiên

63

4.3.3.4 Số hoa trên cây

63

4.3.3.5 Kích thước hoa


64

4.3.3.6 Tình hình sây bệnh

65

4.3.3.7 Hiệu quả kinh tế

65

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận

67

5.2 Đề nghị

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

70

xii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG


Bảng 2.1 Diện tích trồng hoa của một số nước trên thế giới

4

Bảng 2.2 Các chủng loại Hoa đang được tiêu thụ tại Tp Hồ Chí Minh

8

Bảng 2.3 Dự kiến phát triển các chủng loại hoa ở Tp Hồ Chí Minh từ 2003- 2010 8
Bảng 3.1 Thời tiết khu vực Thành phố Hồ Chí Minh trong các tháng thí nghiệm

26

Bảng 3.2 Các nghiệm thức thí nghiệm

28

Bảng 4.1 Thành phần dinh dưỡng của các loại giá thể sử dụng trong thí nghiệm

35

Bảng 4.2 Tính chất nông hóa của các loại giá thể trước thí nghiệm

36

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các loại giá thể lên chiều cao cây và số lá của hoa
Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida) 30 ngày sau gieo

38


Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các loại giá thể lên hiều cao cây và số lá của hoa
Dừa Cạn (Vinca minor)30 ngày sau gieo

41

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các loại giá thể chiều cao cây và số lá của hoa
Mai địa Thảo (Impatiens L. )30 ngày sau gieo

43

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số gia thể lên chiều cao cây
Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida) vụ nắng

45

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số giá thể lên chiều cao cây
Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida) vụ mưa

46

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số giá thể lên số lá
Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida) vụ nắng

47

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số giá thể lên số lá
Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida) vụ mưa
Bảng 4.10 Hiệu quả kinh tế khi sản xuất cây Dạ Yên Thảo


xiii

48
51


Bảng 4.11 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số giá thể lên chiều cao cây
Dừa Cạn (Vinca minor) vụ nắng

52

Bảng 4.12 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số giá thể lên chiều cao cây
Dừa Cạn (Vinca minor) vụ mưa

53

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số giá thể lên số lá cây
Dừa Cạn (Vinca minor) vụ nắng

54

Bảng 4.14 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số giá thể lên số lá cây
Dừa Cạn (Vinca minor) vụ mưa

55

Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế khi sản xuất cây Dừa Cạn

58


Bảng 4.16 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số giá thể lên chiều cao cây
chiều cao cây Mai Địa Thảo (Impatiens L.) vụ nắng

59

Bảng 4.17 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số giá thể lên chiều cao cây
chiều cao cây Mai Địa Thảo (Impatiens L. ) vụ mưa

60

Bảng 4.18 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số giá thể lên số lá cây
Mai Địa Thảo (Impatiens L.) vụ nắng

61

Bảng 4.19 Ảnh hưởng của các loại phân bón trên một số giá thể lên số lá cây
Mai Địa Thảo (Impatiens L.) vụ mưa

62

Bảng 4.20 Hiệu quả kinh tế khi sản xuất cây Mai Địa Thảo

65

xiv


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ


TRANG

Biểu đồ 4.1 Số lượng cây Dạ Yên Thảo đạt yêu cầu

40

Biểu đồ 4.2 Số lượng cây Dừa Cạn đạt yêu cầu

42

Biểu đồ 4.3 Số lượng cây Mai Địa Thảo đạt yêu cầu

44

Biểu đồ 4.4 Ngày xuất hiện hoa đầu tiên trên cây Dạ Yên Thảo

49

Biểu đồ 4.5 Số hoa trên cây Dạ Yên Thảo 60 ngày sau gieo

49

Biểu đồ 4.6 Kích thước hoa Dạ Yên Thảo 60 ngày sau gieo

50

Biểu đồ 4.7 Ngày xuất hiện hoa đầu tiên trên cây Dừa Cạn

55


Biểu đồ 4.8 Số hoa trên cây Dừa Cạn 60 ngày sau gieo
56
Biểu đồ 4.9 Kích thước hoa Dừa Cạn

56

Biểu đồ 4.10 Ngày xuất hiện hoa đầu tiên trên cây Mai Địa Thảo

62

Biểu đồ 4.11 Số hoa trên cây Mai Địa Thảo 60 ngày gieo

63

Biểu đồ 4.12 Kích thước hoa Mai Địa Thảo 60 ngày sau khi gieo

63

xv


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 1.1 Khu vực khay gieo ươm

67


Hình 1.2 Khu vực chậu thí nghiệm

67

Hình 1.3 Thí nghiệm trên cây Dừa Cạn giai đoạn khay gieo

68

Hình 1.4 Thí nghiệm trên cây Mai Địa Thảo giai đoạn khay gieo

68

Hình 1.5 Thí nghiệm trên cây Dạ Yên Thảo giai đoạn khay gieo

69

Hình 1.6 So sánh cây con đạt yêu cầu trồng chậu

69

Hình 1.8 Toàn cảnh khu thí nghiệm giai đoạn trồng chậu

70

Hình 1.9 Thí nghiệm trên cây Dừa Cạn giai đoạn ra hoa

70

Hình 1.10 Thí nghiệm trên cây Dạ Yên Thảo giai đoạn ra hoa


71

Hình 1.11 Thí nghiệm trên cây Mai Địa Thảo giai đoạn trồng chậu

71

xvi


Chương 1
Chương 1
MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay hoa kiểng được cho là ngành nghề sản xuất có thu nhập cao bình
quân đạt khoảng 130 triệu đồng/ha/năm. Trong một vài năm gần đây nhu cầu về
hoa trang trí cho sân vườn trong các biệt thự, công sở, nơi công cộng ngày càng
tăng cao. Trong tất cả các công trình xây dựng mới đều đòi hỏi phải có cây xanh
hoa kiểng làm đẹp cảnh quan. Đối với Công ty Công Viên Cây Xanh thành phố Hồ
Chí Minh hiện đang chăm sóc bảo dưỡng khoảng 130 ha công viên bao gồm các
công viên lớn như Tao Đàn, Gia Định, Lê Văn Tám, 30/4, Nguyễn Huệ. Nhu cầu
về khối lượng hoa trang trí hàng tháng là khoảng 30.000 đến 40.000 giỏ. Vào dịp
lễ tết Công ty phải sản xuất để đáp ứng đủ khối lượng khoảng 200.000 giỏ hoa trang
trí cho đường hoa Nguyễn Huệ và Hội Hoa Xuân thành phố Hồ Chí Minh.
Vườn ươm hoa kiểng của Công ty Công Viên Cây Xanh đã thực hiện nhân
giống và trồng thử nghiệm nhiều giống hoa mới với màu sắc đẹp để trang trí, tuy
nhiên kỹ thuật trồng hoa chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm và phương pháp sản
xuất cổ truyền. Riêng đối với các giống hoa mới nhập nội khi trồng theo phương
pháp này chất lượng hoa không ổn định, màu sắc hoa không được đẹp không đáp
ứng được nhu cầu trang trí trong các dịp lễ hội hàng năm của Thành phố.

Một số giống hoa nhập nội như Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida), Mai Địa
Thảo (Impatiens L.), Dừa Cạn (Vinca minor), được nhập từ Thái Lan về, theo
hướng dẫn của nhà sản xuất, để trồng hoa đạt được yêu cầu trang trí, giữ hoa lâu
tàn, màu sắc đẹp ngoài các yếu tố chăm sóc, phân bón, nước tưới thì loại giá thể
trồng hoa phù hợp cũng quyết định đến chất lượng hoa. Theo khuyến cáo của các
1


công ty giống khi gieo trồng các chủng loại hoa nhập nội nói trên phải sử dụng hỗn
hợp trồng hoa gồm nhiều thành phần khác nhau nhằm bảo đảm độ tơi xốp, giữ ẩm
và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Một số nguyên liệu trong giá thể phải nhập từ
nước ngoài như Dolomite, ferrous sulfate làm cho giá thành hoa xuất vườn tăng
cao.
Gần đây, việc sản xuất các loại hoa và rau dần theo qui trình sản xuất mới,
không sử dụng trên các loại đất thông thường mà cần có các loại giá thể riêng phù
hợp với từng loại cây. Việc nghiên cứu các loại giá thể phục vụ cho sản xuất đã
được thực hiện trên các đối tượng như rau dền, cải, rau mầm, một số chủng loại hoa
như hoa lan, hoa cúc, vạn thọ v.v. cũng được nghiên cứu để tìm các công thức giá
thể phù hợp cho từng loại cây.
Đáp ứng nhu cầu sản xuất đối với các chủng loại hoa nhập nội nói trên việc
xác định loại giá thể phù hợp để sản xuất là cần thiết, do đó chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài : “ Xác định giá thể gieo trồng của cây hoa Dạ yên thảo (Petunia
hybrida), Mai địa thảo (Impatiens L.) và Dừa Cạn (Vinca minor) tại Thành Phố Hồ
Chí Minh ”.
1.2 Mục tiêu
_ Xác định loại giá thể phù hợp để gieo trồng các chủng loại Dạ Yên Thảo (Petunia
hybrida), Mai Địa Thảo (Impatiens L.) và Dừa Cạn (Vinca minor) trong giai đoạn
gieo ươm trên khay và giai đoạn trồng trong chậu.
_ Xác định loại phân bón bổ sung có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và ra hoa của
cây Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida), Mai Địa Thảo (Impatiens L.) và Dừa Cạn

(Vinca minor) .
1.3 Yêu cầu
_ Nghiên cứu những ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của cây hoa Dạ Yên
Thảo (Petunia hybrida), Mai Địa Thảo (Impatiens L.) và Dừa Cạn (Vinca minor)
giai đoạn gieo ươm.

2


_ Nghiên cứu những ảnh hưởng của loại phân bón bổ sung lên sinh trưởng và ra hoa
của cây hoa Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida), Mai Địa Thảo (Impatiens L.) và Dừa
Cạn(Vinca minor) giai đoạn trồng chậu.
_ Phân tích hiệu quả khi sử dụng các loại giá thể trong việc sản xuất đại trà các loại
hoa nói trên.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
_ Đối tượng nghiên cứu: các loại hoa Dạ Yên Thảo (Petunia hybrida), Mai Địa
Thảo
(Impatiens L.) và Dừa Cạn (Vinca minor).
_ Đối tượng khảo sát: các chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng trong giá thể, các chỉ
tiêu lý hoá của giá thể, chỉ tiêu về sinh trưởng, các chỉ tiêu về chất lượng hoa màu
sắc hoa, kích thước hoa và số lượng hoa.
_ Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2008 đến tháng 10/2009.
_ Phạm vi nghiên cứu: Vườn thực nghiệm Trung tâm nghiên cứu cây Công ty Công
Viên Cây Xanh – thành phố Hồ Chí Minh.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình sản xuất hoa trong nước và trên thế giới
2.1.1 Tình hình sản xuất hoa trên thế giới
Sản xuất hoa kiểng trên thế giới đang là một ngành sản xuất phát triển mạnh
và đem lại thu nhập cao. Nhiều nước trên thế giới ngành trồng hoa được xem là
mục tiêu thương mại cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Diện tích sản xuất hoa
kiểng ngày càng mở rộng và không ngừng tăng lên ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Bảng 2.1 Diện tích trồng hoa của một số nước trên thế giới
Các Quốc gia

Diện tích ( ha )

Năm

Ý

7 654

1994

Đức

7 066

1996

Anh

6 804

1993


Tây Ban Nha

4 325

1994

Pháp

3 795

1990

Bỉ

1 642

1993

Hungari

1 050

1993

Thụy sĩ

990

1995


Israel

1 910

1996

Trung Quốc

59 527

1994

Ấn độ

34 000

Nhật

8 050

Châu Âu

Châu Á

4

1994



Thái lan

7 000

1995

1 280

1995

Zimbabwe

940

1995

Ma rốc

427

1992

Mỹ

15 522

1995

Mexico


5 000

1994

Colombia

4 200

1995

Costa Rica

3 600

1994

Ecuador

500

1994

Peru

200

1994

Châu Phi
Kenya


Châu Mỹ

(Nguồn AIPH – Union Fleurs, Portrate,1996)
Theo thống kê các nước sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới được chia làm
4 nhóm như sau:
_ Nhóm 1: gồm các nước Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Trung Quốc tự sản xuất đáp ứng như
cầu thị trường của nước mình. Ví dụ như ở Nhật Bản 95% sản xuất cho thị trường
nội địa.
_ Nhóm 2: gồm các nước có thị trường nhập khẩu lớn như Đức là điển hình với
khối lượng nhập khẩu hàng năm là 70% trên tổng số.
_ Nhóm 3: gồm các nước là Colombia và Kenya ngược với nhóm 2 đây là nhóm có
thị trường nội địa nhỏ nhưng tỉ trọng xuất khẩu cao đạt 95% sản lượng trong những
năm gần đây.
_ Nhóm cuối cùng với thị trường nội địa mạnh và thị trường xuất khẩu mạnh điển
hình là Hà Lan.
Các nước nhập khẩu hoa mạnh nhất là ở châu âu chiếm tỉ lệ 70% thị trường
nhập khẩu hoa cắt cành thế giới, trong đó Đức chiếm 1/3 tổng số với 30.03% ( số
thống kê từ năm 1995), tiếp theo là Anh chiếm tỉ lệ 9.7% ( 1995) và Pháp với tỉ lệ
5


8.4%(1995). Các nước xuất khẩu hoa mạnh nhất trên thế giới là Netherlands
56.6%(1995), đứng thứ nhì là Colombia với tỉ lệ là 14.1%( 1995), thứ 3 là Israsel
4.2% (1995)…
Chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất là hoa hồng và cẩm chướng và cúc,
tuỳ theo thị hiếu của người tiêu dùng mà chủng loại hoa được tiêu thụ ở thị trường
các nước có sự khác nhau như ở nước Anh người tiêu dùng thích cẩm chướng hơn
hoa hồng, trong khi ở Thụy Sĩ người tiêu dùng không thích mua cẩm chướng.
Để sản xuất hoa kiểng có rất nhiều yếu tố quan trọng quyết định đến chất

lượng và sản lượng như người sản xuất, vận chuyển, thu hoạch, hệ thống phân
phối,chất lượng sản phẩm và sự hỗ trợ từ phía chính phủ v.v
Các điều kiện để canh tác thành công bao gồm:
- Điều kiện khí hậu thời tiết phù hợp, ánh sáng đầy đủ, nguồn nước có sẵn, đất sạch.
- Vật liệu và hạt giống cây trồng thích hợp
- Nguồn vốn đầu tư và vốn lưu động
- Lao động sản xuất
- Kỹ thuật trồng trọt thành thạo
- Tổ chức và quản lý tốt
- Thuốc phòng trừ sâu bệnh
- Cơ sở hạ tầng, nhà kính, nhà lưới, hệ thống tưới.
- Trạng thái chất lượng ổn định của dây chuyền sản phẩm sau khi thu hoạch.
2.1.2 Tình hình sản xuất hoa trong nước
Việt Nam hiện nay có khoảng 4.000 ha trồng hoa kiểng tập trung ở các vùng
trọng điểm của các thành phố lớn như Hà Nội có Ngọc Hà, Quảng An, Nhật Tân,
Hải Phòng có Đằng Hải, Đằng Lâm. Thành Phố Hồ Chí Minh có Gò Vấp, Hóc
Môn, Củ Chi. Ngoài ra có các vùng lớn chuyên sản xuất hoa kiểng cung cấp cho
thành phố là Sa Đéc, Bến Tre và Đà Lạt.
Diện tích trồng hoa kiểng không chỉ tập trung ở các vùng truyền thống mà
còn mở rộng phát triển ở nhiều vùng khác. Theo chương trình phát triển sản xuất
hoa của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn, mục tiêu của Việt Nam là đến
6


năm 2010 sẽ mở rộng diện tích trồng hoa trên cả nước đạt 8.000 ha , doanh thu từ
việc xuất khẩu hoa đạt 60 triệu USD. Các vùng hoa tập trung sẽ là Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh, Tiền Giang, Sapa, Đà Lạt, Đức Trọng ( Lâm Đồng), Hải phòng.
Các loại hoa được trồng và sản xuất phổ biến ở Việt Nam là
-


Hoa hồng (Rosa sp.)

-

Hoa cúc (Chrysanthemum sp.)

-

Cẩm chướng (Dianthus caryofullus)

-

Lay ơn (Gladiolus communis )

-

Thược dược (Dahlia pinnata)

-

Hoa lan (Orchidaceae sp.)
Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ và buôn bán hoa kiểng lớn

nhất nước. Diện tích hoa kiểng ở thành phố chiếm khoảng 600 ha bao gồm các quận
huyện như Củ Chi, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Chánh. Các chủng loại hoa kiểng sản
xuất được chia thành 3 nhóm như sau: nhóm hoa cao cấp gồm hoa hồng, cẩm tú
cầu, hồng môn, huệ đỏ. Nhóm có giá trị kinh tế cao là hoa lan, còn lại là các chủng
loại hoa nền như cúc, vạn thọ, thược dược, cẩm chướng v.v. Sản xuất tại thành phố
chỉ đáp ứng được tiêu thụ nội địa, tuy nhiên sản lượng vẫn chưa đáp ứng được đủ
nhu cầu tiêu thụ mà phải nhập thêm từ nước ngoài.

Bảng 2.2 Các chủng loại Hoa đang được tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh
Chủng loại hoa

Địa điểm

Hoa hồng, xương rồng, sứ thái
Hoa

lan:

Mokara,

Vanda,

Hóc Môn, Thủ Đức, Củ Chi
Cattleya, Hóc Môn, Quận 12, Quận Thủ Đức,
Gò Vấp, Củ Chi

Phalaenopsis v.v.

Vạn thọ, Cúc Nhật, Sống đời, Sao nháy, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Hóc
Môn, Quận 12

Móng tay, Mào gà, Cúc lá nhám v.v.

(Nguồn: Trần Thị Dung, 2004)
7


Bảng 2.3 Dự kiến phát triển các loại hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh từ 2003- 2010

Năm
DT các nhóm hoa các loại

2003

2004

2005

Hoa cao cấp (ha)

5

15

30

Hoa lan (ha)

20

80

200

Hoa ngắn ngày dùng làm hoa nền (ha)

200

250


400

(Nguồn: Trần Thị Dung, 2004)
*Những thuận lợi và khó khăn của ngành trồng hoa kiểng
+ Thuận lợi :
- Vị trí địa lý ở vùng nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc phát triển cây hoa kiểng
- Tích luỹ kinh nghiệm trồng hoa kiểng từ các nghệ nhân trồng hoa lâu năm ở các
tỉnh và Thành phố.
- Lực lượng nhân công lao động nhiều và rẻ.
- Có nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước về vốn, lao động kỹ thuật, đất đai.
+ Khó khăn:
- Thời tiết có những biến đổi bất thường gây trở ngại đến sản xuất
- Sản xuất với qui mô nhỏ lẻ, chưa được qui hoạch quản lý thống nhất,không chủ
động được nguồn hàng, chủng loại sản xuất và giá bán.
- Một số chủng loại giống bị thoái hoá và không phong phú
- Thiếu cán bộ chuyên sâu
- Nguyên vật liệu về giá thể trồng cây, thuốc trừ sâu và các phương tiện sản xuất
chưa được hiện đại và đa dạng.
2.2 Định hướng phát triển ngành hoa kiểng ở Thành Phố Hồ Chí Minh
Hoa cây kiểng và cá cảnh được xác định là ngành nông nghiệp đô thị mũi
nhọn của Thành phố Hồ Chí Minh. Với điều kiện đất đai, khí hậu, tiềm năng về
vốn và người lao động có sẵn nhưng sản lượng hoa cảnh của thành phố chỉ đạt 6
triệu USD/ năm chưa bằng 10% so với Thái Lan, Singapore.

8


×